Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

thiết kế cảnh quan đền thờ bác hồ tại thành phố cà mau tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.98 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN DU TUẤN

THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỀN THỜ BÁC HỒ
TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU
TỈNH CÀ MAU

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Tên đề tài:

THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỀN THỜ BÁC HỒ
TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU
TỈNH CÀ MAU

Giảng viên hướng dẫn:
PGs. Ts Lê Văn Bé

Sinh viên thực hiện:


TRẦN DU TUẤN
MSSV: 3113402
Lớp: CNRHQ & CQ K37

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỀN
THỜ BÁC HỒ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU”.
Do sinh viên TRẦN DU TUẤN thực hiện.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014.
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Lê Văn Bé

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài: “THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỀN
THỜ BÁC HỒ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU”, do sinh viên
TRẦN DU TUẤN thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận văn tốt
nghiệp và đã được thông qua.

Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:………………………….
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………
Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014
Thành viên 1

………………..

Thành viên 2

………………….

Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii

Thành viên 3

……………….


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, các
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Tác giả luận văn

Trần Du Tuấn

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
1. LÝ LỊCH:
Họ tên: Trần Du Tuấn.
Ngày sinh: 23/11/1993.
Nơi sinh: Thạnh Hưng, Đồng Tháp.
Họ tên cha: Trần Du Trung.
Họ tên mẹ: Võ Thị Thu Trang.
Địa chỉ liên lạc: Số 10A, Lý Đạo Thành, Khóm 1, Phường 5, Tp.Sóc Trăng,
Tỉnh Sóc Trăng.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
- 2000- 2005: Trường Tiểu học Phường 8, Sóc Trăng.
- 2005-2009: Trường Trung học Pô Thi, Sóc Trăng.
- 2009-2011: Trường Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai,
Sóc Trăng.
- 2011-2015: Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng
dụng, ngành Hoa Viên Cây Cảnh, khóa 37

iv


LỜI CẢM TẠ
Ghi khắc công ơn!

Cha mẹ đã tận tụy nuôi dưỡng và giáo dục con khôn lớn đến ngày hôm nay.
Xin tỏ lòng tri ân sâu sắc nhất!
Thầy Lê Văn Bé đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý
báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Phạm Phước Nhẫn, thầy Nguyễn Văn Ây, thầy Mai Văn Trầm và cô Lê
Minh Lý đã luôn nhiệt tình quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
chặng đường đại học.
Anh Trương Hoàng Ninh đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt để tôi hoàn
thành đề tài.
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong
suốt khóa học này.
Chân thành cảm ơn!
Bạn Nguyễn Thị Thu Huỳnh, Trần Nhật Thư và Nguyễn Thị Mỹ Linh và tập
thể lớp Hoa Viên Cây Cảnh K37 đã luôn giúp đỡ, luôn gắn bó, luôn động viên,
chia sẻ những khó khăn cũng như vui, buồn trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn.
Thân gửi đến mọi người những lời chúc tốt đẹp và thành công trong tương
lai!
Trần Du Tuấn

v


TRẦN DU TUẤN, 2014. “THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐỀN THỜ BÁC HỒ
TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Công Nghệ Rau Hoa Quả & Cảnh Quan, khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, 75 trang. Cán bộ hướng dẫn: PGS.
TS. LÊ VĂN BÉ


TÓM LƯỢC
Đề tài “Thiết kế cảnh quan đền thờ Bác Hồ tại TP. Cà Mau, Tỉnh Cà
Mau” được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2014, qua quá trình khảo
sát, tìm hiểu và điều tra hiện trạng của khu vực thiết kế từ đó thiết lập sơ đồ
công năng và hoàn chỉnh hai phương án thiết kế: (1)Phương án 1: Thiết kế
cảnh quan theo phong cách nghệ thuật vườn – công viên Phương Tây. Tạo ra
được không gian thoáng, mát, đẹp, có nhiều màu sắc vui tươi mang đến sự thư
giãn và thoải mái. Tổng chi phí của phương án 1 là 700.903.000 đồng.
(2)Phương án 2: Thiết kế cảnh quan theo phong cách nghệ thuật vườn – công
viên Việt Nam. Nhằm nhấn mạnh bản sắc dân tộc và con người Việt Nam, tạo
được một khuôn viên đơn giản nhưng yên tĩnh, có nhiều cây xanh bóng mát
làm nên sự trang nghiêm cho ngôi Đền. Tổng chi phí của phương án 2 là
663.009.000 đồng.

vi


MỤC LỤC
Trang
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ....................................................................... i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ...................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ........................................................................................ iv
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... v
TÓM LƢỢC ..................................................................................................... vi
MỤC LỤC ....................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ x
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................ xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 2

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 2
1.1 THIẾT KẾ CẢNH QUAN HOA VIÊN LÀ GÌ? ......................................... 2
1.2 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƢỜN - CÔNG VIÊN Ở CÁC NƢỚC
PHƢƠNG TÂY ................................................................................................. 2
1.2.1 Vƣờn Ai Cập ............................................................................................ 2
1.2.2 Vƣờn Lƣỡng Hà ........................................................................................ 3
1.2.3 Vƣờn Ba Tƣ .............................................................................................. 3
1.2.4 Vƣờn Cổ Hy Lạp ...................................................................................... 3
1.3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƢỜN - CÔNG VIÊN Ở CÁC NƢỚC
PHƢƠNG ĐÔNG .............................................................................................. 3
1.3.1 Vƣờn sơn thuỷ Trung Quốc ...................................................................... 3
1.3.2 Vƣờn Nhật Bản ......................................................................................... 4
1.4 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƢỜN - CÔNG VIÊN VIỆT NAM ............ 4
1.4.1 Vƣờn Việt Nam thời kỳ phong kiến ......................................................... 5
1.4.1.1 Vƣờn thƣợng uyển ................................................................................. 5
1.4.1.2 Vƣờn tôn giáo tín ngƣỡng ...................................................................... 5
vii


1.4.1.3 Vƣờn nhà ở dân gian .............................................................................. 5
1.4.1.4 Vƣờn nhà ở thành thị của giới thƣợng lƣu nho sĩ .................................. 5
1.4.1.5 Vƣờn lăng .............................................................................................. 5
1.4.2 Vƣờn Việt Nam dƣới thời Pháp thuộc ...................................................... 6
1.4.3 Vƣờn Việt Nam từ năm 1954 đến nay ...................................................... 6
1.5 VAI TRÒ CỦA MẢNG XANH .................................................................. 6
1.5.1 Điều hoà nhiệt độ ...................................................................................... 6
1.5.2 Hạn chế gió, sự di chuyển của không khí và tiếng ồn .............................. 6
1.5.3 Giảm sự ô nhiễm không khí ...................................................................... 7
1.5.4 Điều hoà lƣợng mƣa và ẩm độ .................................................................. 7
1.5.5 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu............................................................ 7

1.5.6 Hạn chế, kiẻm soát sự rữa trôi xói mòn .................................................... 8
1.5.7 Kiểm soát giao thông ................................................................................ 8
1.6 CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN ........................... 8
1.6.1 Quy luật hài hoà ........................................................................................ 8
1.6.2. Quy luật cân đối và nhất quán ................................................................. 8
1.6.3 Quy luật tƣơng phản ................................................................................. 9
1.6.4 Quy luật cân bằng ..................................................................................... 9
1.7 CÁC YẾU TỐ TRANG TRÍ TẠO CẢNH .................................................. 9
1.7.1 Địa hình..................................................................................................... 9
1.7.2 Mặt nƣớc ................................................................................................... 9
1.7.3 Cây xanh ................................................................................................... 9
1.7.4 Công trình kiến trúc .................................................................................. 9
1.7.5 Các tác phẩm nghệ thuật hoành tráng ..................................................... 10
1.8 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC TỈNH CÀ MAU. ........................... 10
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................... 11
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .......................................................... 11
2.1 PHƢƠNG TIỆN ....................................................................................... 11
2.2. PHƢƠNG PHÁP ...................................................................................... 11
viii


2.2.1 Khảo sát và điều tra hiện trạng ............................................................... 11
2.2.2 Thể hiện ý tƣởng lên bản vẽ ................................................................... 11
2.2.3 Trình bày, thuyết minh bản vẽ và lập dự toán cho công trình ................ 12
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 13
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................ 13
3.1 KHẢO SÁT VÀ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG............................................ 13
3.2 TRÌNH BÀY, THUYẾT MINH BẢN VẼ MẶT BẰNG, BẢN VẼ PHỐI
CẢNH VÀ LẬP DỰ TOÁN........................................................................... 15
3.2.1 Phƣơng án 1: Vƣờn phƣơng Tây. ........................................................... 15

3.2.1.1 Khu E. .................................................................................................. 19
3.2.1.2 Khu A ................................................................................................... 20
3.2.1.3 Khu B ................................................................................................... 25
3.2.1.4 Khu C ................................................................................................... 29
3.2.1.4 Khu D ................................................................................................... 32
3.2.2 Phƣơng án 2: Vƣờn tôn giáo, tín ngƣỡng ............................................... 47
3.2.2.1 Khu D ................................................................................................... 51
3.2.2.2 Khu A ................................................................................................... 52
3.2.2.3 Khu B ................................................................................................... 58
3.2.2.4 Khu C ................................................................................................... 61
CHƢƠNG 4 ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN...................................................................................................... 74
4.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 74
4.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75

ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3. 1 Danh sách cây bố trí trong phương án 1 ......................................... 37
Bảng 3. 2 Khối lượng cây xanh phương án 1 .................................................. 43
Bảng 3. 3 Khối lượng nhân công phương án 1 ................................................ 45
Bảng 3. 4 Khối lượng vật tư phương án 1 ....................................................... 46
Bảng 3. 5 Tổng kinh phí của phương án 1....................................................... 46
Bảng 3. 6 Danh sách cây bố trí trong phương án 2 ......................................... 66
Bảng 3. 7 Khối lượng cây xanh phương án 2 .................................................. 70
Bảng 3. 8 Khối lượng nhân công phương án 2 ................................................ 71
Bảng 3. 9 Khối lượng vật tư phương án 2 ....................................................... 72

Bảng 3. 10 Tổng kinh phí của phương án 2..................................................... 72

x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3. 1 Sơ đồ tổng thể khu tưởng niệm........................................................ 13
Hình 3. 2 Phân tích hướng nắng và hướng gió tại địa điểm thiết kế. .............. 14
Hình 3. 3 Hiện trạng thực vật ở Đền Thờ Bác Hồ tại Cà Mau ........................ 15
Hình 3. 4 Sơ đồ phân chia vị trí từng khu theo Phương án 1. ......................... 16
Hình 3. 5 Bản vẽ mặt bằng tổng thể phương án 1. ......................................... 17
Hình 3. 6 Phối cảnh tổng thể phương án 1. .................................................... 18
Hình 3. 7 Phối cảnh khu E (góc nhìn 1). ......................................................... 19
Hình 3. 8 Phối cảnh khu E (góc nhìn 2). ......................................................... 20
Hình 3. 9 Phối cảnh khu A1 (góc nhìn 1). ....................................................... 21
Hình 3. 10 Phối cảnh khu A1 (góc nhìn 2).. .................................................... 21
Hình 3. 11 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 1). ..................................................... 22
Hình 3. 12 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 2). ..................................................... 22
Hình 3. 13 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 3).. .................................................... 23
Hình 3. 14 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 4).. .................................................... 23
Hình 3. 15 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 5) ...................................................... 24
Hình 3. 16 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 6). ..................................................... 24
Hình 3. 17 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 7).. .................................................... 25
Hình 3. 18 Phối cảnh khu B (góc nhìn 1).. ...................................................... 26
Hình 3. 19 Phối cảnh khu B (góc nhìn 2). ......................................................... 6
Hình 3. 20 Phối cảnh khu B (Góc nhìn 3).. ..................................................... 27
Hình 3. 21 Phối cảnh khu B (Góc nhìn 4).. ..................................................... 27
Hình 3. 22 Phối cảnh khu B (góc nhìn 5). ....................................................... 28
Hình 3. 23 Phối cảnh khu B (góc nhìn 6). ....................................................... 28

Hình 3. 24 Phối cảnh khu B (góc nhìn 7).. ...................................................... 29
Hình 3. 25 Phối cảnh khu B (góc nhìn 8).. ...................................................... 29
Hình 3. 26 Phối cảnh khu C (góc nhìn 1). ....................................................... 30
xi


Hình 3. 27 Phối cảnh khu C (góc nhìn 2). ....................................................... 31
Hình 3. 28 Phối cảnh khu C (góc nhìn 3).. ...................................................... 31
Hình 3. 29 Phối cảnh khu C (góc nhìn 4). ....................................................... 32
Hình 3. 30 Phối cảnh khu C (góc nhìn 5). ....................................................... 32
Hình 3. 31 Phối cảnh khu D1 (góc nhìn 1). ..................................................... 33
Hình 3. 32 Phối cảnh khu D1 (góc nhìn 2). ..................................................... 33
Hình 3. 33 Phối cảnh khu D1 (góc nhìn 3). ..................................................... 34
Hình 3. 34 Phối cảnh khu D2 (góc nhìn 1). ..................................................... 35
Hình 3. 35 Phối cảnh khu D2 (góc nhìn 2).. .................................................... 35
Hình 3. 36 Phối cảnh khu D2 (góc nhìn 3).. .................................................... 36
Hình 3. 37 Phối cảnh khu D2 (góc nhìn 4). . ................................................... 36
Hình 3. 38 Sơ đồ phân chia vị trí từng khu theo phương án 2......................... 48
Hình 3. 39 Bản vẽ mặt bằng tổng thể phương án 2.. ....................................... 49
Hình 3. 40 Phối cảnh tổng thể phương án 2.. .................................................. 50
Hình 3. 41 Phối cảnh khu D (góc nhìn 1). ....................................................... 51
Hình 3. 42 Phối cảnh khu D (góc nhìn 2). ....................................................... 52
Hình 3. 43 Phối ảnh khu A1(góc nhìn 1).. ....................................................... 53
Hình 3. 44 Phối ảnh khu A1(góc nhìn 2). ........................................................ 53
Hình 3. 45 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 1). ..................................................... 54
Hình 3. 46 Phối cảnh khu A2 (góc nhìn 2).. .................................................... 54
Hình 3. 47 Phối cảnh khu A3 (góc nhìn 1) ...................................................... 55
Hình 3. 48 Phối cảnh khu A3 (góc nhìn 2) ...................................................... 56
Hình 3. 49 Phối cảnh khu A3 (góc nhìn 3). ..................................................... 56
Hình 3. 50 Phối cảnh khu A3 (góc nhìn 4). ..................................................... 57

Hình 3. 51 Phối cảnh khu A3 (góc nhìn 5). ..................................................... 57
Hình 3. 52 Phối cảnh khu B (góc nhìn 1). ....................................................... 58
Hình 3. 53 Phối cảnh khu B (góc nhìn 2). ....................................................... 59
Hình 3. 54 Phối cảnh khu B (góc nhìn 3). ....................................................... 59
Hình 3. 55 Phối cảnh khu B (góc nhìn 4). ....................................................... 60
xii


Hình 3. 56 Phối cảnh khu B (góc nhìn 5). ....................................................... 60
Hình 3. 57 Phối cảnh khu B (góc nhìn 6). ....................................................... 61
Hình 3. 58 Phối cảnh khu C (góc nhìn 1). ....................................................... 62
Hình 3. 59 Phối cảnh khu C (góc nhìn 2). ....................................................... 62
Hình 3. 60 Phối cảnh khu C (góc nhìn 3). ....................................................... 63
Hình 3. 61 Phối cảnh khu C (góc nhìn 4). ....................................................... 63
Hình 3. 62 Phối cảnh khu C (góc nhìn 5). ....................................................... 64
Hình 3. 63 Phối cảnh khu C (góc nhìn 6). ....................................................... 64
Hình 3. 64 Phối cảnh khu C (góc nhìn 7). ....................................................... 65
Hình 3. 65 Phối cảnh khu C (góc nhìn 8). ....................................................... 65

xiii


xiv


15


MỞ ĐẦU
Đền thờ Bác Hồ tại Thành Phố Cà Mau Nằm trong công viên văn hoá tỉnh với

tổng diện tích trên 9,000m2 và diện tích mảng xanh cần thiết kế mới lên đến gần
6,000m2. Đền thờ Bác là nơi để mọi người tụ họp lại vào dịp Quốc Khánh của nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để dâng hương, tưởng nhớ công ơn to lớn
của Bác đã cống hiến cho đất nước, bên cạnh đền thờ là hồ sen có hai nhà thuỷ tạ
xây dựng ở giữa hồ, được cầu bắc nhịp từ hai bờ, trên mặt nước có hoa sen vươn
mình toả hương thơm ngát, cạnh đó là ngôi nhà sàn được xây dựng gần ao cá Bác
Hồ và đối diện là vườn chim. Ngoài ra trong công viên còn có khu đá chủ quyền,
nhà trưng bày và chiếu phim. Tất cả yếu tố đó đã làm nên sự đặc biệt của Cà Mau.
Tuy nhiên, đền thờ Bác đã được hoàn thành vào cuối tháng 5 năm 2013 nhưng hiện
nay có nhiều cây đã trồng bị chết do úng nước, bị ngập nước nhiều, lối đi không
đồng đều có nơi thấp, nơi cao. Và quan trọng hơn do diện tích của khu Đền Thờ
tương đối lớn nhưng thiết kế chủ yếu là đồi cỏ chiếm khoảng ½ diện tích toàn khu
Đền, ít có cây xanh bóng mát nên cần được thiết kế mới để khắc phục tình trạng
trên. Đề tài “Thiết kế cảnh quan đền thờ Bác Hồ tại TP.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau”
được thực hiện với mục tiêu thiết kế thêm mảng xanh có nhiều cây bóng mát, cây
hoa, có màu sắc đẹp cho khu vực đền thờ Bác Hồ nhằm vừa tạo ra một khu vực
kính nhớ và thờ cúng vị Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh Vĩ Đại thêm trang trọng hơn,
vừa là một công viên thu nhỏ phục vụ đời sống tình thần cho con người, cũng như
mang đến ấn tượng về một đất mũi Cà Mau trong lòng người dân cũng như du
khách đến tham quan, đồng thời tạo thêm điểm nhấn độc đáo cho công viên văn hoá
Cà Mau.

1


CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU.
1.1. THIẾT KẾ CẢNH QUAN – HOA VIÊN LÀ GÌ?
Thiết kế cảnh quan (landscape design) là lĩnh vực chuyên sâu của kiến trúc
cảnh quan (landscape architecture), bao gồm 2 lĩnh vực: thiết kế cảnh quan cấp vĩ
mô (các kiến trúc sư cảnh quan), và thiết kế cảnh quan - hoa viên (kỹ sư hoa viên cảnh quan hoặc nhà kỹ thuật hoa viên)

Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tác tạo
môi trường vật chất - không gian bao quanh con người. Là khái niệm chỉ sự sáng
tạo nên không gian cảnh quan bằng “ngôn ngữ thiết kế”, tổ chức không gian,…
nhằm đảm bảo tính bền vững công năng và tính thẩm mỹ. Ngôn ngữ thiết kế được
xây dựng trên các trường phái kiến trúc cảnh quan trong lịch sử và đương đại.
Vậy thiết kế cảnh quan – hoa viên lĩnh vực chỉ sự hoạt động sáng tạo của người
thiết kế liên quan đến các yếu tố về cây trồng, đặc tính sinh thái của từng loại cây để
phục vụ cho việc chọn lọc và thiết kế cây trồng. Người thiết kế cảnh quan cũng cần
nắm vững các kiến thức cơ bản về thiết kế, điêu khắc, hội hoạ để góp phần làm tăng
thẩm mỹ cảnh quan và bảo vệ, cải tạo môi trường cũng như lĩnh vực các lĩnh vực
khác (tưới tiêu, trồng trọt, kỹ thuật xây dựng cảnh quan,…) nhằm giải quyết các vấn
đề kỹ thuật khi thi công (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.2. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƢỜN – CÔNG VIÊN Ở CÁC NƢỚC
PHƢƠNG TÂY
1.2.1. Vƣờn Ai Cập
- Hình thành từ thiên niên kỷ thứ III TCN trên lưu vực sông Nile thuộc cùng
đông bắc Châu Phi. Là nơi vui chơi giải trí của Pharaong và quý tộc. Có 2 loại chủ
yếu là vườn đền (của các Pharaong) và vườn nhà ở (của chủ nô). Cho đến hiện nay
thì vườn Ai Cập đã không còn nhưng sử sách vẫn còn lưu truyền tinh hoa và nghệ
thuật của nó.
- Về hình thức, có bố cục cân xứng, mặt bằng hình chữ nhật, chính giữa
vườn là bể nước lớn 80x120cm, cây xanh được dùng làm yếu tố hình khối cơ bản
tạo ra không gian vườn gồm 3 lớp lồng vào nhau với đường viền không gian cây
xanh thấp dần vào trung tâm sân vườn, xung quanh là cây cao bóng mát rồi đến các
hàng cây thấp hơn và hoa (hoa huệ). Con đường dẫn tới đền với hai hàng cọ thẳng
tấp tạo vẻ trang nghiêm, tôn kính. Nguyên nhân tạo bố cục hình học của vườn là do
hệ thống quy định. (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1980).

2



1.2.2. Vƣờn Lƣỡng Hà
- Hình thành dựa trên cơ sở kiến trúc đền Zigurat (kiến trúc kim tự tháp
nhiều cấp). Có vị trí nằm giữa hai con sông Tigis và Euphrates nên có hệ thực vật
hai bên bờ sông rất phong phú và có nhiều điều kiện thuận lợi cho vui chơi, giải trí.
- Về hình thức, bố cục vườn được chia thành nhiều tầng trên sân cao (kiểu
vườn này được gọi là vườn treo). Hiện nay, được phát triển thành vườn trên mái nhà
(Hàn Tất Ngạn, 2000).
- Tiêu biểu là vườn treo Babylon của hoàng hậu Xemiramit, một trong bảy
kỳ quan cố (Hàn Tất Ngạn, 2000). Vườn có dạng hình học thiết kế trên toà nhà 4
tầng, nối với nhau bằng cầu thang lớn.
1.2.3. Vƣờn Ba Tƣ
Vườn Ba Tư có đặc điểm chủ yếu như sau:
- Vườn Ba Tư được xây dựng gắn liền với các lâu đài, là các công viên rộng
lớn với nhiều loài cây và hoa cỏ đẹp, đặc biệt là các loài động vật như sư tử, báo,
lợn rừng sinh sống trong công viên một cách thoải mái. Vườn này được gọi là
Paradise “thiên đường của các loài thú” (Lê Đàm Ngọc Tú 2006).
- Thời đại Ba Tư sau này đã chuyển toàn bộ không gian vườn tham gia bố
cục cảnh quan và là một bộ phận hữu cơ của đô thị. Có bố cục cân xứng, chia các
công viên thành các tứ giác không đều, có những cây xanh lớn và các kênh nước
chạy dọc trục vườn có vòi phun trang trí (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
- Tiêu biểu là đường cây xanh Tsor – Bag dài hơn 3 km, rộng 32m.
1.2.4. Vƣờn cổ Hy Lạp
- Là vườn công cộng kết hợp Thánh Đường đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp với
bố cục bao gồm nơi tổ chức thể thao, vui chơi – giải trí và nơi thờ cúng. Là nước
sớm tiếp thu thành tựu của văn minh phương Đông cổ đại. Nếu coi thời kỳ vàng của
nghệ thuật kiến trúc, thì giai đoạn cường thịnh của nghệ thuật vườn – công viên mãi
tới thời kỳ Hy Lạp hoá mới phát sinh (Hàn Tất Ngạn, 2000).
- Vào thời Hy Lạp Hoá, thể loại vườn cây xanh Pompeii xuất hiện. Vườn –
cây xanh chiếm ¼ công viên. Vườn có đồi nhân tạo, có nhưng con đường uốn

quanh xoắn ốc dẫn lên đỉnh đồi (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƢỜN – CÔNG VIÊN Ở CÁC NƢỚC
PHƢƠNG ĐÔNG
1.3.1. Vƣờn sơn thủy Trung Quốc
- Trung Quốc là quê hương của vườn mô phỏng tự nhiên (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006). Mô phỏng những cảnh đẹp của tự nhiên và tái dựng khu vườn như những
bức tranh sơn thủy trong hội họa Trung Hoa. Với các đặc điểm chính sau:
3


 Mặt nước là trung tâm.
 Sử dụng đá chặn bờ nước.
 Cầu và nhà thủy tạ.
 Cây và hoa có ý nghĩa trong thơ ca và hội họa: thông, trúc, mai, sen,
lan, liễu, mẫu đơn,…
 Nghệ thuật chơi đá cảnh.
 Sử dụng trường lang và các loại cửa sổ, lỗ tường đóng mở không gian.
- Nhờ các thủ pháp (tạo âm thanh, mở rộng không gian) đã gây được ảo giác
hư hư thực thực, như xa như gần (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1980).
1.3.2. Vƣờn Nhật Bản:
- Chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo và Lão giáo về những hòn đảo thiên
đường (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006). Có 3 loại vườn chính:
 Vườn khô (Vườn đá ở viện Ryoan-ji, Kyoto): sử dụng các hình ảnh
tượng trưng và chịu ảnh hưởng của đạo Thiền nên các khu vườn mang tính biểu
tượng cao phục vụ cho việc suy niệm. Chất liệu chủ yếu là đá được sử dụng với
nghệ thuật “cào đá” tưởng trưng cho biển cả.
 Vườn trà (Vườn Siga-pref.Daichi-ji): có một ngôi nhà nhỏ nhìn ra khu
vườn, sử dụng nhiều cây có màu xanh được cắt xén biểu tượng sóng và thuyền trên
biển – nền sỏi trắng.
 Vườn đi dạo: bố trí các thủy bồn, đèn đá, lối đi được tạo bởi các phiến

đá rời rạc và các hàng rào tre được bố hợp lí, phục vụ cho mục đích thưởng ngoạn
phong cảnh.
- Nghệ thuật độc đáo nhất của vườn Nhật là tạo cảnh khô. Người Nhật dùng
thủ pháp tượng trưng cao: đá được sắp xếp cẩn thận tượng trung cho hòn đảo trong
biển “khô” bằng sỏi hay cát hay tượng trưng cho núi trên nền xanh rêu (Nguyễn Thị
Thanh Thuỷ, 1980). Người Nhật còn dùng thủ pháp hãm cảnh: hãm cây bé lại để có
dáng đại thụ, có thể dùng trang trí trong nhà hay rêu phủ vách đá, phủ lên cây để
gây cảm giác bề dày thời gian của cây (Hàn Tất Ngạn, 2000).
1.4. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT VƢỜN – CÔNG VIÊN Ở VIỆT NAM
Như lịch sử phát triển vườn - công viên của các nước trên Thế Giới. Vườn nghệ thuật công viên Việt Nam cũng có lịch sử phát triển gắn với sự phát triển của
hình thái xã hội qua những thời kỳ. Nhưng nghệ thuật vườn – công viên Việt Nam
mang một sắc thái riêng được thể hiện sau đây:

4


1.4.1. Vƣờn Việt Nam thời phong kiến
- Trong thời kỳ này, vườn Việt Nam vẫn mang tình chất vườn công trình
hoặc quần thể công trình (trừ triều đại Nguyễn có một số vườn hoa công cộng thuộc
về thành phố).
1.4.1.1. Vườn Thượng Uyển
- Là loại vườn dành riêng cho vua chúa, có bố cục xu hướng mô phỏng tự
nhiên đặc trưng của miền nhiệt đới. Các yếu tố cấu tạo nên vườn: cây bóng mát cổ
thụ, cây có hương thơm dịu, đá tự nhiên, mặt nước, chim hót hay (vàng anh), non
bộ thả cá vàng và các kiến trúc nhỏ (cầu kiều, tường hoa, đôn, chậu, đường lát
đá,…). Chức năng chính của khu vườn là nơi dạo chơi, nghỉ ngơi của vua quan triều
đình. Nơi đây cũng là chỗ để các thi sĩ cung đình sáng tác và bình thơ (Hàn Tất
Ngạn, 2000).
1.4.1.2. Vườn tôn giáo, tín ngưỡng.
- Các loại sân vườn này gắn kết chặt chẽ với kiến trúc đình, đền, chùa. Chủ

yếu có 3 loại là vườn đình, vườn đền và vườn chùa (Hàn Tất Ngạn, 2000). Có kiến
trúc giống hệt nhau đều là nơi thờ cúng, là nơi người dân lui nhiều nhất.
- Bố cục theo khuynh hướng vườn nội thất, có 3 không gian (cổng, sân, và
vườn), được chia làm vườn trước, vườn trong, vườn sau và vườn bên.
1.4.1.3. Vườn nhà ở dân gian. Có 3 phần:
- Vườn trước: bố cục không gian mở, trồng cau, khóm hoa có hương thơm,
rau thơm, đôi khi trồng cây thuốc cây ăn quả.
- Vườn bên: bố cục tự do với cây có tán lớn để che nắng đầu hồi, thường
trồng mít hay tre.
- Vườn sau: bố cục theo kiểu rừng tự nhiên, trồng cây lấy quả, lấy gỗ.
1.4.1.4. Vườn nhà ở thành thị và của giới thượng lưu, nho sĩ.
- Kiểu vườn này thường được tổ chức trong sân (giữa nhà chính và nhà phụ)
cân xứng hay tự do tuỳ theo ý muốn của gia chủ. Trung tâm vườn là bể non bộ, bên
trên là khoảnh vườn (thường có giàn hoa, quanh trung quanh có một số chậu cảnh,
địa lan, cây quỳnh, cành giao). Bố cục đối xứng hoặc tự do tùy thuộc vào ý muốn
của gia chủ (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.4.1.5. Vườn lăng.
Các lăng tẳm, vườn tịnh tâm, hay giá viên ở Huế là những vườn cảnh điển
hình còn sót lại (Nguyễn Hoàng Huy, 1997). Bố cục có 2 loại.
- Bố cục quy củ hình học: bao gồm bố cục đăng đối, quy tụ ở tâm (3 hình
vuông đồng tâm, 2 trục đối xứng) và bố cục đối xứng qua một trục dọc.
- Bố cục tự do: được sắp xếp không theo một quy luật nào cả.
5


1.4.2. Vƣờn Việt Nam thời Pháp thuộc.
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006), vườn Việt Nam thời Pháp thuộc có các đặc
điểm sau:
- Ở thời kì này, nghệ thuật vườn – công viên và kiến trúc đô thị đã có nhiều
thay đổi rõ rệt. Về vườn – công viên có bố cục đối xứng với những đường thẳng,

đường chéo, bồn cây, hoa, cỏ dạng hình học, hàng rào cây cắt xén và những hàng
cây.
- Tiêu biểu là vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Gandi), vườn hoa Con
Cóc, vườn hoa Canh Nông (nay là vườn Lê-nin)
1.4.3. Vƣờn Việt Nam từ 1954 đến nay.
- Năm 1954, vườn hoa cũ đã được cải tạo và trang bị thêm vườn Bách Thảo
và nhiều công viên lớn được xây dựng như công viên Lênin ở Hà Nội, công viên
Tao Đàn (Tp.HCM),…(Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
- Hiện nay, vườn – công viên đã được xây dựng ở nhiều nơi, hầu như đều có
công viên trung tâm ở các tỉnh.
1.5. VAI TRÒ CỦA MẢNG XANH.
1.5.1. Điều hoà nhiệt độ.
Theo nhà nghiên cứu Moll năm 1911, nhiệt độ của vùng đô thị có xu hướng
nóng hơn vùng ngoại ô xung quanh khoảng 3 -50C, vì đa số các đô thị có tỷ lệ mảng
xanh ít hơn vùng ngoại ô (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Sự khác biệt này chủ yếu là do sự chi phối bức xạ mặt trời của mảng xanh. Lá
cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thu và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả chi phối
phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu trúc tán.
Cây xanh còn được gọi là máy điều hoà không khí tự nhiên. Một cây mọc
riêng lẻ có thể chuyển đổi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ lượng
nước. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hoà không khí trung bình
mỗi ngày có công suất 25,000Kcal/giờ chạy 20 giờ/ngày (Chế Đình Lý, 1997).
Vai trò này của cây xanh có hiệu quả nhất ở các vùng luôn có gió bão, gió
lạnh, ven biển và trong các vành đai cách li giữa khu công nghiệp, khu chế xuất với
các khu dân dụng xung quanh.
1.5.2. Hạn chế gió, sự di chuyển của không khí, tiếng ồn.
Vai trò này được chi phối bởi nhiều yếu tố như mật độ lá cây (dày và mịn),
cấu trúc bề mặt của lá (có lông, nhám,…), cấu trúc tán cây, đặc điểm của từng loại
cây. Phụ thuộc vào chiều cao cây, bề rộng, khả năng xuyên thấu, chủng loại và cách
bố trí cây.

6


Việc lựa chọn các loài cây rất quan trọng trong hiệu quả chắn gió. Cây lá kim
với cây lá dày thì tốt nhất đối với hướng Bắc và Hướng Tây mới đòi hỏi bảo vệ gió
mùa Đông. Cây lá rộng thích hợp đối với phía Nam và phía Đông để chống lại gió
nóng và khô trong mùa hè (Chế Đình Lý, 1997).
Tiếng ồn là một loại ô nhiễm không trông thấy (Trần Viết Mỹ, 2005). Để hạn
chế gió, tiếng ồn: Sử dụng cây có tán lá rậm rạp và mật độ lá dày, cấu trúc bề mặt lá
ghồ gề. Âm thanh cũng bị khúc xạ và đổi hướng bởi các cành cây to và thân cây
(Chế Đình Lý, 1997). Ngoài ra cũng có thể sử dụng các loại cây này để tạo ra hoặc
làm giảm sự chuyển động của không khí vào những nơi cần thiết.
1.5.3. Giảm sự ô nhiễm không khí.
Vào ban ngày, cây xanh sử dụng khí carbonic trong không khí và nước để
quang hợp tạo ra oxy giảm sự ô nhiễm trong không khí và đường. Do đó, cây xanh
làm giảm tích lũy khí carbonic và tăng khí oxy trong khí quyển.
Ngoài ra, một số loại cây xanh còn hấp thu các khí Nitrogen oxides, Sulfur
dioxides, carbon monoxides, Ammonia, Ozone, Hydroden Sulfide, Aldehydes,…
Đã có báo cáo rằng một khu rừng có thể làm giảm 1/8 lượng khí ozone trong 1 giờ.
Cây xanh cao loại bỏ được nhiều ozone hơn cây thấp. Cây có lá to nhiều khí khổng
thì việc làm giảm ozone trong khí quyển hiệu quả hơn (Trần Viết Mỹ, 2005).
1.5.4. Điều hoà lƣợng mƣa và ẩm độ
Lá cây hấp thu và lọc các bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi nước,
làm giảm sự bốc hơi của ẩm độ đất. Cây xanh còn giữ vai trò quan trọng trong chu
kỳ tuần hoàn nước, điều hòa lượng mưa, làm chậm dòng chảy của nước trên mặt
đất. Do đó, dưới tán rừng độ ẩm thường cao hơn, bốc hơi nước thường thấp hơn
(Trần Viết Mỹ, 2005).
Trong mùa hè, tại những nơi tập trung cây xanh (như công viên) có ẩm độ
tương đối thường cao hơn bên ngoài khoảng 7 – 12%, đôi khi lên đến 20% và tăng
dần từ trên xuống dưới (Trần Viết Mỹ, 2005).

Các loại cây lá kim ngăn cản mưa và lượng hơi nước bốc hơi trở lại vào bầu
khí quyển tốt hơn cây lá rộng (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.5.5. Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu
Khi tia sáng mặt trời chiếu vào lá cây, thì lá cây sẽ phản chiếu tia màu xanh lá
cây, các tia sáng còn lại đều bị hấp thụ và hấp thu một phần năng lượng của tia sáng
mặt trời nên làm giảm sự chiếu sáng và phản chiếu ánh sáng. Ánh sáng thứ cấp (ánh
sáng phản chiếu) có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn nguồn sáng
sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc sau khi nó chạm vào vật phản chiếu đi
đến mắt người (Trần Viết Mỹ, 2005).
7


Trên đường phố, cây xanh được trồng dọc theo các tuyến đường nhầm hạn
chế ánh sáng vào ban ngày, lúc xế chiều và ánh sáng của phương tiện tham gia giao
thông ở hai tuyến đường ngược chiều nhau (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.5.6. Hạn chế, kiểm soát sự rữa trôi và xói mòn đất.
Được thực hiện thông qua việc giữ đất của hệ rễ cây, cản các hạt mưa rơi của
lá và làm chậm tốc độ dòng chảy của nước trên mặt đất. Cây thường được trồng ở
ven sông, rạch, ao, hồ (kè mềm) hoặc ở các sườn đồi, núi để hạn chế và kiểm soát
rữa trôi, xói mòn ở khu vực đó. Cây xanh giảm xói mòn bằng cánh ngăn cản hạt
mưa, giữ đất trong bộ rễ, gia tăng sự hấp thu nước thông qua sự tích tụ chất hữu cơ.
Sự phân cành, hình thái vỏ cây cũng có ảnh hưởng đến sự ngăn xói mòn. Vỏ cây xù
xì làm chậm sự di chuyển của nước. Hiệu quả của việc chống xói mòn cũng tuỳ
thuộc vào đặc điểm của vòm tán cây che phủ và địa hình. Thêm vào đó, cây xanh
thì hấp dẫn, dễ nhìn hơn các thiết bị chống xói mòn khác (Chế Đình Lý, 1997).
1.5.7. Kiểm soát giao thông.
Vai trò kiểm soát giao thông được thực hiện bằng các hàng rào cây xanh, đai
cây xanh,… nhầm định hướng cho người tham gia giao thông, đảm bảo được tính
thẩm mỹ và không che chắn tầm nhìn., thực vật, cây xanh có thể tham gia kiểm soát
giao thông qua việc hình thành các hàng rào giậu, đai cây xanh…trên đường phố

công viên. Mức độ và hiệu quả kiểm soát (hướng người đi bộ theo hướng đã định,
không hạn chế tầm nhìn, thẫm mỹ,…) phụ thuộc vào tập tính từng loài cây (chiều
cao, tập tính phân cành, độ mềm dẻo của cành có gai hoặc không gai,…) cũng như
mật độ trồng cấu trúc tán cây (Trần Viết Mỹ, 2005).
1.6. CÁC QUY LUẬT CỦA NGHỆ THUẬT CẢNH QUAN.
1.6.1. Quy luật hài hoà.
Là quy luật cơ bản nhất trong nghệ thuật cảnh quan bao gồm hài hoà đồng
nhất và hài hoà tương tự:
- Hài hoà đồng nhất là sự đồng nhất biểu hiện sự thống nhất cùng một nhịp
điệu, hình khối, bề mặt hay màu sắc, sử dụng nhân tố tiêu chuẩn hoá làm cơ sở cho
tất cả các không gian.
- Hài hoà tương tự được thực hiện bằng cách lặp đi, lặp lại các yếu tố tương
tự nhau về hình dáng và không gian. Hài hoà đồng nhất biểu hiện sự thống nhất đa
dạng (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.6.2. Quy luật cân đối và nhất quán.
Là quy luật đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các bộ phận và toàn thể, giữa
ý đồ phụ và ý đồ chính, giữa đối tượng phụ và đối tượng chính (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006).
8


×