Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

điều tra kỹ thuật canh tác xoài cát hòa lộc (mangifera indica l ) theo hƣớng vietgap tại thị trấn bảy ngàn, huyện châu thành a, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN KIM SOÀN

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC XOÀI CÁT
HÒA LỘC (Mangifera indica L.) THEO HƢỚNG
VIETGAP TẠI THỊ TRẤN BẢY NGÀN,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN KIM SOÀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC XOÀI CÁT
HÒA LỘC (Mangifera indica L.) THEO HƢỚNG
VIETGAP TẠI THỊ TRẤN BẢY NGÀN,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGs. Ts. Trần Văn Hâu

Nguyễn Kim Soàn
MSSV: 3113184

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
----oOo---Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Khoa Học Cây Trồng với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC XOÀI CÁT
HÒA LỘC (Mangifera indica L.) THEO HƢỚNG
VIETGAP TẠI THỊ TRẤN BẢY NGÀN,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên Nguyễn Kim Soàn thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ….tháng…năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hâu



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
----oOo---Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Khoa
Học Cây Trồng với đề tài:

ĐIỀU TRA KỸ THUẬT CANH TÁC XOÀI CÁT
HÒA LỘC (Mangifera indica L.) THEO HƢỚNG
VIETGAP TẠI THỊ TRẤN BẢY NGÀN,
HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG
Do sinh viên Nguyễn Kim Soàn thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ...........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đƣợc đánh giá ở mức:.................................................................

Thành viên Hội đồng

-------------------------

-----------------------------

DUYỆT KHOA
Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD

----------------------------

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Chủ tịch Hội đồng



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa có bất cứ ai công bố trong
bất kì luận văn trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Soàn


LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã
đƣợc thầy cô truyền dạy rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Đây vốn là kinh
nghiệm vô cùng quan trọng giúp đỡ em trong quá trình công tác và làm việc sau
này.
Kính dâng
Cha mẹ đã hết lòng nuôi dƣỡng, yêu thƣơng, chăm sóc, lo lắng cho con khôn
lớn nên ngƣời.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân,
em đã đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và ngƣời
thân.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGs.Ts. Thầy Trần Văn Hâu đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp này.
Ths Nguyễn Thị Ngọc Lành đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn.
Xin gửi cảm ơn sâu sắc đến

Các thầy, cô giáo trong Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng –
Trƣờng Đại học Cần Thơ – những ngƣời đã trực tiếp truyền đạt, trang bị kiến thức
cho em trong suốt thời gian học Đại học.
Thân gửi đến
Tập thể lớp Khoa Học Cây Trồng khóa 37 lời chúc sức khỏe và đạt đƣợc
nhiều thành công trong tƣơng lai.


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Kim Soàn

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 18/09/1991

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Châu Phú, An Giang
Con ông: Nguyễn Văn Thông

Và Bà: Đặng Thị Sáu

Địa chỉ liên lạc: 369/10, ấp Hƣng Trung, xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú,
tỉnh An Giang
Điện thoại: 01696 404 866
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm: 1998 đến năm 2004

Trƣờng: Tiểu học B Đào Hữu Cảnh.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm: 2004 đến năm 2008
Trƣờng: Trung học cơ sở Đào Hữu Cảnh.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm: 2008 đến năm 2011
Trƣờng: Trung học phổ thông Thạnh Mỹ Tây.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Ngƣời khai

Nguyễn Kim Soàn


NGUYỄN KIM SOÀN, 2014. “Điều tra kỹ thuật canh tác xoài cát Hòa Lộc
(Mangifera indica L.) theo hƣớng VietGAP tại thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn Tốt nghiệp Kỹ sƣ Khoa học Cây Trồng,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ
hƣớng dẫn: PGs. Ts. Trần Văn Hâu.
TÓM LƢỢC
Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu tìm hiểu tình hình áp dụng kỹ thuật canh tác
xoài cát Hòa Lộc theo hƣớng VietGAP của nông dân tại thị trấn Bảy Ngàn, huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, thời gian thực hiện từ tháng 11 năm 2013 đến tháng
3 năm 2014 tại thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Đề tài
đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nông dân theo phiếu
điều tra soạn sẵn, kết quả cho thấy: 80% số hộ có tuổi vƣờn lớn hơn 6 năm tuổi, đa
số các vƣờn có mật độ trồng tƣơng đối vừa phải, 90% hộ đã có bờ bao ngăn lũ
riêng, 100% nông dân có kiểm tra mức độ gây hại của sâu bệnh trƣớc khi phun
thuốc và 100% hộ có cách ly phun thuốc trƣớc ngày thu hoạch. Tuy nhiên, phần lớn
vẫn chƣa am hiểu về đất trồng xoài của mình (53,3% hộ), 13,3% hộ cất giữ phân vô

cơ trong nhà và 10% hộ là cất giữ thuốc bảo vệ thực vật trong nhà. Dụng cụ bảo hộ
lao động đƣợc 66,7% số hộ trang bị tuy nhiên vẫn còn sơ sài chủ yếu là khẩu trang
và kính, 20% số hộ vẫn chƣa có cách xử lý rác hợp lý, còn vứt rác trên mƣơng liếp
và đổ xuống sông gây ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng. Nông dân vẫn còn sử
dụng thuốc cấm và 60% nông dân vẫn chƣa đƣợc tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. Đa số nhà vƣờn nơi đây không quan tâm đến vấn đề vệ sinh trái sau khi
thu hoạch (96,7%), 3,3% hộ có vệ sinh nhƣng chỉ rửa trái bằng nƣớc. Dụng cụ thu
hoạch và đựng trái không đƣợc vệ sinh kỹ, 86,7% nông dân không có tủ thuốc gia
đình. Hầu hết 100% nhà vƣờn không có sổ ghi chép sản lƣợng xoài sau thu hoạch.


MỤC LỤC
Nội dung
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU
GIANG

Trang
i
iv
vi
vii
1
1


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG

1

1.2.1

Khí hậu

1

1.2.2

Thủy văn

2

1.2.3

Địa hình

2

1.2.4

Đất đai

2

1.3


NGUỒN GỐC CỦA XOÀI CÁT HÒA LỘC

2

1.4

GIÁ TRỊ CỦA CÂY XOÀI

3

1.5

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XOÀI Ở VIỆT NAM

3

1.5.1

Tình hình sản xuất chung

3

1.5.2

Tình hình sản xuất theo GAP

3

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY XOÀI


4

1.6.1

Rễ

4

1.6.2

Thân

4

1.6.3



4

1.6.4

Hoa

4

1.6.5

Trái


5

NHU CẦU SINH THÁI

6

1.7.1

Nhiệt độ

6

1.7.2

Lƣợng mƣa

6

1.7.3

Đất đai

6

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

6

1.8.1


Nhân giống

6

1.8.2

Khoảng cánh và mật độ trồng

6

1.8.3

Tỉa cành

7

1.8.4

Bón phân

7

XỬ LÝ RA HOA

7

1.2

1.6


1.7

1.8

1.9

i


1.9.1

Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự ra hoa

7

1.9.2

Hóa chất xử lý ra hoa

9

SÂU, BỆNH HẠI

9

1.10.1

Bọ trĩ (Bù lạch) (Scirtothrips dorsalis Hood)


9

1.10.2

Sâu đục thân (Batocera rufomaculata)

9

1.10.3

Bệnh Thán thƣ (Colletotrichum gloeosporioides Penz)

10

1.10.4

Đốm vi khuẩn (Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv.
mangiferaeindicae)

10

Bệnh Phấn trắng (Nấm Oidium mangiferae)

10

1.11

THU HOẠCH

10


1.12

TRỒNG XOÀI THEO VIETGAP

11

1.12.1

Khái niệm GAP

11

1.12.2

Mục đích của GAP

11

1.12.3

Lợi ích của GAP

11

1.12.4

Quy trình kỹ thuật trồng xoài theo VietGAP

11


1.12.5

Đánh giá thực hiện theo quy trình VietGAP

12

1.10

1.10.5

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP
2.1
PHƢƠNG TIỆN

13
13

2.2

PHƢƠNG PHÁP

13

2.3

XỬ LÝ SỐ LIỆU

14


CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
GHI NHẬN TỔNG QUÁT

15
15

3.1.1

Đặc điểm vƣờn

15

3.1.2

Điều kiện tự nhiên

18

3.1.3

Thiết kế vƣờn

18

KỸ THUẬT CANH TÁC

19

3.2.1


Bón phân

19

3.2.2

Bón vôi

21

3.2.1

Tỉa cành, bồi bùn và quản lý nƣớc

22

XỬ LÝ RA HOA

23

3.3.1

Chuẩn bị trƣớc khi xử lý ra hoa

24

3.3.2

Xử lý ra hoa


25

3.3.3

Sự ra hoa

26

3.3.4

Quy trình ra hoa, đậu trái và phát triển trái xoài

28

SAU ĐẬU TRÁI

29

3.2

3.3

3.4

ii


Rụng trái non và sự ra đọt non trên xoài


29

SÂU, BỆNH GÂY HẠI

29

3.5.1

Sâu gây hại và hóa chất phòng trị

29

3.5.2

Bệnh hại và hóa chất phòng trị

30

3.5.3

Thuốc BVTV đƣợc sử dụng

31

3.5.4

Xử lý an toàn sau khi sử dụng thuốc BVTV

32


3.5.5

Kiến thức của nông dân về BVTV trong sản xuất

33

TỈA TRÁI, BAO TRÁI VÀ HIỆN TƢỢNG NỨT TRÁI

34

3.6.1

Tỉa trái

34

3.6.2

Bao trái

34

3.6.3

Hiện tƣợng nứt trái

35

THU HOẠCH


35

3.7.1

Mùa vụ và chỉ số thu hoạch xoài

35

3.7.2

Năng suất

35

3.7.3

Giá bán

36

3.7.4

Kết quả điều tra về thu hoạch trên xoài cát Hòa Lộc

36

3.4.1
3.5

3.6


3.7

CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1
KẾT LUẬN
4.2

ĐỀ NGHỊ

38
38
38

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng



3.1

Tỉ lệ (%) số hộ theo chiều rộng mƣơng, liếp đƣợc điều tra tại
Thị Trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ theo khoảng cách, mật độ, kiểu trồng và mô

hình canh tác đƣợc điều tra tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu
Giang)
Thiết kế vƣờn của nồng dân thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Kỹ thuật bón phân trên của nhà vƣờn thị trấn Bảy Ngàn (Hậu
Giang)
Thời kỳ bón phân và liều lƣợng phân đƣợc nhà vƣờn sử
dụng tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ theo nơi lƣu trữ phân thuốc đƣợc điều tra tại
thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Kỹ thuật bón vôi của nông dân đƣợc điều tra tại thị trấn Bảy
Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ áp dụng kỹ thuật tỉa cành, bồi bùn và quản lý
nƣớc đƣợc điều tra tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Kỹ thuật xử lý ra hoa xoài cát Hòa Lộc của nông đƣợc điều
tra tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ theo số cơi đọt đƣợc chuẩn bị trƣớc khi xử lý
ra hoa tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Quy trình xử lý ra hoa xoài của nông dân thị trấn Bảy Ngàn
(Hậu Giang)
Số đợt ra hoa xoài/vụ đƣợc điều tra tại thị trấn Bảy Ngàn
(Hậu Giang)
Tỉ lệ trung bình loại bông trên xoài đƣợc điều tra tại thị trấn
Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ theo kinh nghiệm thời vụ đƣợc điều tra tại thị
trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Quy trình ra hoa và phát triển trái xoài đƣợc điều tra tại thị
trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Sự rụng trái non và ra đọt non trên xoài đƣợc điều tra tại thị
trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Các loại thuốc BVTV đƣợc nông dân thị trấn Bảy Ngàn

(Hậu Giang) sử dụng
Xử lý thuốc sau khi sử dụng thuốc của nông dân thị trấn Bảy
Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ theo kiến thức sử dụng thuốc tại thị trấn Bảy
Ngàn (Hậu Giang)

3.2

3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19

Tên bảng

iv


Trang

16

17
19
20
21
21
22
23
23
24
26
27
27
28
28
29
32
33
33


3.20
3.21
3.22

Tỉ lệ (%) số hộ theo tỉ lệ tỉa trái, bao trái và hiện tƣợng nứt
trái tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)

Giá xoài bán tại vƣờn ở thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang năm 2012
Dụng cụ an toàn lao động của nông dân thị trấn Bảy Ngàn
(Hậu Giang)

v

34
36
37


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9



Tên hình
Bản đồ vị trí địa lý huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Quá trình ra hoa xoài (theo Bugante, 1995; Trần Văn Hâu,
2005)
Biểu đồ phân bố diện tích trồng xoài tại thị trấn Bảy Ngàn
(Hậu Giang)
Biểu đồ cách nhân giống xoài của nông dân ở thị trấn Bảy
Ngàn (Hậu Giang)
Biểu đồ tỉ lệ (%) số chồi ra hoa và ra đọt của 2 đợt ra hoa
xoài tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số vƣờn đƣợc điều tra bị sâu hại trên xoài tại thị
trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) vƣờn điều tra sử dụng các loại hóa chất phòng trừ
sâu hại trên xoài tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số vƣờn đƣợc điều tra bị bệnh hại trên xoài tại thị
trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) vƣờn điều tra sử dụng các loại hóa chất phòng trừ
bệnh hại trên xoài tại thị trấn Bảy Ngàn (Hậu Giang)
Tỉ lệ (%) số hộ theo chỉ số thu hoạch xoài đƣợc điều tra tại
thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Năng suất xoài trung bình ở hai mùa vụ (2012) tại thị trấn
Bảy Ngàn (Hậu Giang)

vi

Trang
1
5
15
18
27
30

30
31
31
35
36


Mở đầu
Xoài (Mangifera indica L.) là cây ăn trái nhiệt đới, đƣợc trồng rải
rác khắp các nƣớc Đông Nam Á và tập trung chủ yếu tại: Ấn Độ, Trung
Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam1. Ở Việt Nam, xoài là
loại cây mang lại giá trị kinh tế cao nên đƣợc trồng khá phổ biến trên cả
nƣớc và đặc biệt là ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Trong đó, xoài cát Hòa
Lộc đƣợc trồng nhiều nhất bởi phẩm chất trái ngon đƣợc rất nhiều ngƣời
tiêu dùng ƣa chuộng và giá trị kinh tế mà nó mang lại cao hơn hẳn so với
những giống xoài khác.
Theo Trần Thị Ba (2012) thì lối sống của ngƣời tiêu dùng ngày nay
thay đổi, xu hƣớng chất lƣợng cuộc sống tăng dẫn đến nhu cầu về sản
phẩm rau quả có chất lƣợng và an toàn tăng. Tuy nhiên, hiện nay việc
nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nói
chung và canh tác xoài nói riêng diễn ra rất phổ biến. Việc này đã gây ra
các tác hại nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, để lại dƣ lƣợng thuốc trong trái, ảnh
hƣởng sức khỏe ngƣời tiêu dùng và vì vậy vô tình làm mất đi vị thế cạnh
tranh trái xoài của nƣớc ta với thị trƣờng nƣớc ngoài.
Một số nơi nông dân đã ý thức đƣợc tác hại to lớn đó nên tiến hành
cải thiện kỹ thuật canh tác của mình bằng việc thực hiện các mô hình canh
tác xoài theo hƣớng GAP và bằng chứng là: Ở Đồng Tháp năm 2011, hợp
tác xã xoài Mỹ Xƣơng đƣợc thành lập với 20 ha sản xuất xoài theo chuẩn
VietGAP và GlobalGAP, ở Tiền Giang năm 2012 các hợp tác xoài cũng
đƣợc thành lập. Trƣớc tình hình đó, nông dân thị trấn Bảy Ngàn (Hậu

Giang) đã nối tiếp theo áp dụng kỹ thuật canh tác xoài cát Hòa Lộc theo
hƣớng VietGAP. Tuy nhiên, bƣớc đầu trong quá trình áp dụng kỹ thuật
canh tác này nông dân còn gặp nhiều thiếu xót và khó khăn. Chính vì vậy
đề tài điều tra kỹ thuật canh tác xoài cát Hòa Lộc theo hướng VietGAP
tại thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đƣợc thực
hiện nhằm mục tiêu điều tra hiện trạng canh tác xoài cát Hòa Lộc của nông
dân nơi đây so với tiêu chuẩn VietGAP, để chỉ ra những điểm đã làm đƣợc
và chƣa làm đƣợc của nông dân, nhằm giúp cho nông dân kịp thời khắc
phục thiếu xót của mình để ngày càng hoàn thiện hơn kỹ thuật canh tác
xoài theo hƣớng VietGAP.
1

/>
vii


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG
Huyện Châu Thành A nằm ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang. Phía Bắc giáp
thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp huyện Phụng Hiệp, phía Tây giáp thành phố
Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và huyện Vị Thủy, phía Đông giáp huyện Châu Thành.
Huyện Châu Thành A có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 xã: xã Thạnh
Xuân, xã Tân Phú Thạnh, xã Tân Hòa, xã Trƣờng Long Tây, xã Trƣờng Long A, xã
Nhơn Nghĩa A. Gồm 4 thị trấn: thị trấn Một Ngàn, thị trấn Rạch Gòi, thị trấn Cái
Tắc, thị trấn Bảy Ngàn2.

Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

1.2.1 Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang nói chung, cũng nhƣ huyện Châu Thành A nói riêng có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mƣa có gió Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có
nhiệt độ cao nhất (35oC) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3oC). Mùa mƣa từ
tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92-97% lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa ở
Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1.800 mm/năm, lƣợng mƣa cao nhất vào
khoảng tháng 9 (250,1 mm). Ẩm độ tƣơng đối trung bình trong năm phân hoá theo
2

/>
1


mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm
nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và
giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%3.
1.2.2 Thủy văn
Phần lớn lãnh thổ Hậu Giang nói chung, cũng nhƣ thị trấn Bảy Ngàn nói
riêng trong năm đều có thời kỳ ngập nƣớc, bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài khoảng 2-3
tháng. Độ sâu và thời gian ngập nƣớc tùy thuộc vào lƣợng nƣớc mƣa, độ cao tƣơng
đối, vị trí so với các dòng sông, kênh rạch. Hiện tƣợng ngập úng thƣờng đƣợc bắt
đầu do mƣa, sau đó tăng cƣờng do lũ sông Hậu. Các vùng cao ven sông Hậu và
những vùng phía Tây trong lƣu vực sông Cái Lớn thoát nƣớc tốt nên ít bị ngập hoặc
thời gian ngập ngắn. Vùng đất thấp có khả năng thoát nƣớc kém nên thời gian ngập
lụt dài hơn. Tùy theo mức độ ngập, có thể chia lãnh thổ Hậu Giang thành các vùng:
vùng ngập dƣới 30 cm, vùng ngập từ 30-60 cm, vùng ngập từ 60 cm trở lên. Và
Châu Thành A là vùng ngập dƣới 30 cm (Nguyễn Thanh Tùng, 2011).
1.2.3 Địa hình

Địa hình bằng phẳng thấp dần theo hƣớng ra xa sông Hậu với một số vùng
trũng cục bộ, độ cao trung bình phổ biến từ 0,6-0,8 m. Địa hình nói chung là khá
bằng phẳng là đặc trƣng chung của Đồng Bằng sông Cửu Long. Có độ cao thấp dần
từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (Nguyễn Thanh Tùng, 2011).
1.2.4 Đất đai
Lớp phù sa mới có bề dày tăng dần theo chiều Bắc - Nam từ đất liền ra biển.
Qua phân tích cho thấy phù sa mới chứa khoảng 46% cát. Nhƣng phần lớn cát này
không làm thành lớp và bị sét, thịt ngăn chặn. Các loại đất thuộc trầm tích nơi đây
đã tạo nên một tầng đất yếu phủ ngay trên bề mặt dày từ 20-30 m tuỳ nơi, phần lớn
chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học
đều có giá trị thấp (Nguyễn Thanh Tùng, 2011).
1.3 NGUỒN GỐC CỦA XOÀI CÁT HÒA LỘC
Xoài cát Hòa Lộc là một trong những giống nổi tiếng nhất trong nƣớc và cả
thị trƣờng nƣớc ngoài, có suất xứ từ ấp Hòa Lộc, xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang. Theo Trần Thế Tục (2002), quả xoài có kích thƣớc lớn, trọng lƣợng
quả 350-500 g, có dạng hình thuẫn dài, bầu tròn ở phần cuống. Khi chín có màu
vàng chanh, thịt có màu vàng tƣơi, dày, ăn ngọt và thơm. Nông dân Đồng Bằng
sông Cửu Long rất ƣa trồng vì bán đƣợc giá cao.

3

/>
2


1.4 GIÁ TRỊ CỦA CÂY XOÀI
Trái xoài có hƣơng vị phong phú, đậm đà, chứa vitamin A (1.880 µg βcaroten trong 100g trái cây) cao hơn hẳn nhiều loại trái cây khác, nhƣ cam (465 µg),
chuối (225 µg), đu đủ (710 µg), dứa (35 µg), sầu riêng (10 µg)…Hàm lƣợng
vitamin C trong xoài cũng vào loại khá, đạt 36 mg/100g trái cây, trong khi cam đạt
42 mg, hàm lƣợng vitamin C trong cam cao hơn nhƣng vitamin A lại thấp hơn xoài.

Cũng nhƣ nhiều loại trái cây khác, ngoài vitamin A và C, trái xoài còn chứa nhiều
chất khác nhƣ protein, lipid, gluxit, tro, canxi (Ca), sắt (Fe), phốtpho (P)… Vitamin
A và C rất cần thiết cho trẻ em nhất là trẻ em suy dinh dƣỡng đồng thời rất cần thiết
cho ngƣời lớn phát triển bình thƣờng về thể trạng, về sự sáng suốt, sự nhạy cảm
(Nguyễn Văn Luật và ctv., 2004).
Ngoài việc trồng xoài lấy quả, cây xoài còn có nhiều công dụng khác: cây
xoài lá dày, xanh quanh năm nhiều bóng râm, là cây cảnh và che bóng tốt ở những
vùng nhiều nắng hay bị hạn. Hoa xoài nở rộ với số lƣợng rất nhiều cung cấp nhiều
mật cho ngƣời nuôi ong, có thể dùng làm thực phẩm cho con ngƣời và cũng là một
dƣợc phẩm. Hạt xoài trong có nhân nhiều tannin, có thể dùng làm thuốc trị giun sán,
bệnh ỉa chảy, xuất huyết nội (Vũ Công Hậu, 1999).
1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XOÀI Ở VIỆT NAM
1.5.1 Tình hình sản xuất chung
Xoài là loại cây đƣợc trồng phổ biến ở Việt Nam với 59/63 tỉnh, thành. Tổng
diện tích xoài cả nƣớc 2010 là 87.500 ha. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trồng
xoài lớn nhất cả nƣớc với 43.100 ha chiếm trên 49% so với cả nƣớc 4.
1.5.2 Tình hình sản xuất theo GAP
Đồng Tháp 2011, hợp tác xã xoài Mỹ Xƣơng đƣợc thành lập, có 42 xã viên,
trong đó 25 với 20 ha sản xuất xoài theo chuẩn VietGAP và GlobalGAP. Tiền
Giang có hợp tác xã xoài: Cẩm Thành, Cẩm Sơn, hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc Hòa
Hƣng… Nông Trƣờng Sông Hậu có trên 150.000 cây xoài cát Hòa Lộc đƣợc trồng
trên diện tích 7.000 ha đã thành lập câu lạc bộ sản xuất xoài cát Hòa Lộc theo
hƣớng an toàn (Trần Văn Hòa và ctv., 2007).

4

/>
3



1.6 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY XOÀI
1.6.1 Rễ
Rễ xoài ăn sâu xuống đất, cho nên sức chống chịu hạn giỏi (Phạm Thị Hƣơng
và ctv., 2000). Phần lớn rễ tập trung trong phạm vi cách gốc khoảng 2 m trở lại
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.6.2 Thân
Xoài là loại cây ăn trái lâu năm, thân cây cao khoảng 10 đến 15 m. Đƣờng
kính thân của xoài ở ĐBSCL biến thiên từ 25 cm đến 68 cm (Nguyễn Bảo Vệ và Lê
Thanh Phong, 2011).
1.6.3 Lá
Lá non ra trên các chồi mới, mọc đối xứng, một chùm từ 7-12 lá. Tùy thuộc
vào giống mà lá non có màu đỏ tím, tím hoặc màu hồng phơn phớt nâu. Lá già màu
xanh đậm. Một năm có 3-5 đợt chồi tùy theo giống, tuổi cây, khí hậu, thời tiết và
tình hình dinh dƣỡng. Cây non ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang có quả hay
cây già. Có khi trên một cây phía bên này thì ra lộc mới cò phía bên kia thì ngừng
sinh trƣởng. Lá non non phát triển đủ kích thƣớc vào khoảng 2 tuần đầu sau khi
mọc, nhƣng khoảng 35 ngày sau khi mọc thì lá mới chuyển lục hoàn toàn. Mỗi lần
ra lá nhƣ vậy cành xoài dài thêm khoảng 50-60 cm (Trần Thế Tục, 2002).
1.6.4 Hoa
Theo Trần Văn Hâu (2005), dựa vào vị trí ra hoa cây xoài đƣợc xếp vào
nhóm ra hoa ở chồi tận ngọn. Nhƣng cây xoài có đặc điểm khác các loại cây khác là
trong thời kì mang trái xoài không ra đọt (trên chồi mang trái). Tuy nhiên cũng có
thể gặp chùm hoa hổn hợp vừa có hoa vừa có lá nhỏ hơn bình thƣờng (Phạm Thị
Hƣơng và ctv.,2003).
Chùm hoa xoài to, dài khoảng 30 cm, nhƣng cũng có trƣờng hợp hoa ra từng
cành nhỏ chen với lá ở ngọn cành. Một chùm hoa có 200-4.000 hoa, 1 cây có đến
hàng triệu hoa. Hoa xoài nhỏ đƣờng kính chỉ 6-8 mm (Trần Thế Tục, 2002).
Quá trình ra hoa xoài qua nhiều giai đoạn, thƣờng đƣợc chia làm 9 giai
đoạn (Bugante, 1995 trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2005):


4


Đâm
chồi

Tích lũy chất
dinh dƣỡng

1

Phát triển
rễ

2

3

Trổ hoa

Thời kỳ quyết
định sự ra hoa

9

8

Thời kỳ
nghỉ ngắn


Đủ khả năng
ra hoa

4
Thời kỳ
miên trạng

5
Bắt đầu
tƣợng hoa

7

6

Hình 1.2 Quá trình ra hoa xoài (theo Bugante, 1995; Trần Văn Hâu, 2005)

Xoài có hai loại hoa là hoa đực và hoa lƣỡng tính. Mỗi hoa mang từ 0-2 bao
phấn hữu thụ và 0-6 hoa phấn bất thụ (Trần Văn Hâu, 2005). Theo Trần Thƣợng
Tuấn và ctv. (1997), các phát hoa dài trên 40 cm thƣờng có tỉ lệ đực rất cao. Hoa
lƣỡng tính thƣờng nằm ở ngọn phát hoa và đầu các gié chính . Tỉ lệ hoa lƣỡng tính
rất biến động phụ thuộc vào dinh dƣỡng và nhiệt độ (Đặng Thị Thúy, 2007).
Tỉ lệ hoa lƣỡng tính thƣờng thấp từ vài % đến 60-70% nhƣng thông thƣờng
chỉ vài chục phần trăm, tất nhiên chỉ có hoa lƣỡng tính mới đậu đƣợc trái (Vũ Công
Hậu, 1999).
1.6.5 Trái
Sau khi thụ phấn thụ tinh xong thì trái phát triển. Hình dạng và độ lớn màu
sắc của trái có thể nhận biết tùy theo giống. Thời gian phát triển của trái tùy thuộc
vào nhóm giống: chín sớm, chính vụ và chín muộn. Ở Việt Nam phần lớn các giống
xoài đều thuộc nhóm chín vào chính vụ (thời gian từ khi thụ tinh cho đến khi quả

chín là 3 đến 3,5 tháng) (Trần Thế Tục, 2002).
Sự đậu trái:Ở xoài mỗi chùm có nhiều hoa song đậu quả ít, có chùm tối đa
10 quả (Thanh Ca chùm) hoặc 3 quả (xoài Cát) và cũng có chùm không đậu quả
nào. Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Một trong
những nguyên nhân làm cho xoài đậu quả kém là do khả năng tiếp nhận hạt phấn
của nhụy rất ngắn chỉ trong vài giờ (Trần Thế Tục, 2002). Theo Trần Văn Hâu
(2005), sự đậu trái ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ giống, tỉ lệ hoa lƣỡng tính, sự
mở của bao phấn và sự nẩy mầm, sức sống của hạt phấn.
Xoài cát Hòa Lộc khó ra hoa và ra hoa không tập trung dẫn đến số lƣợng trái
trên cây ít và không đồng đều (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Tỉ lệ
đậu trái ở xoài rất thấp so với các loại cây ăn trái khác và điều náy có nghĩa là từ
1000 hoa lƣỡng tính trung bình chỉ có 1-2 trái đậu. Đây là một sự lãng phí dinh
dƣỡng đáng kể đối với cây xoài sau mỗi lần ra hoa (Phạm Thị Hƣơng và ctv.,2003).

5


Sự rụng trái non: Xoài có 3 giai đoạn rụng (Singh, 1954; Phạm Thị Hƣơng
và ctv.,2003):
-

Ở giai đoạn trứng cá (kéo dài 2-3 tuần) hoa và trái rụng rất nhiều.

-

Ở giai đoạn hạt đậu, sự rụng trái đƣợc đặt trƣng bởi sự ngừng phát triển ở các
trái non có đƣờng kính 5-35 mm, trái chuyển sang màu vàng, da nhăn lại.

-


Ở giai đoạn 3, sự rụng xảy ra khi trái đã lớn.

Khảo sát trên xoài cát Hòa Lộc sự rụng trái non xảy ra theo 2 đợt: đợt 1 là
giai đoạn 7 ngày sau khi đậu trái và đợt 2 là giai đoạn khi trái bắt đầu giai đoạn tăng
trƣởng nhanh, tức là giai đoạn 3 tuần sau khi đậu trái (Lê Thị Trung, 2003). Có thể
phân biệt 2 loại rụng: rụng sinh lý và rụng do tác động ngoại cảnh.
Sự rụng trái non là hiện tƣợng bình thƣờng ở một số cây kể cả xoài. Chỉ nên
can thiệp khi xoài bị rụng quá nhiều, lại rụng vào những năm “mất” xoài ít trái (Vũ
Công Hậu, 1999).
1.7 NHU CẦU SINH THÁI
1.7.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây xoài sinh trƣởng phát triển là 24-26oC. Tuy
nhiên, nhiệt độ cao (46oC), hoặc nhiệt độ thấp (5-10oC) xoài cũng có thể chịu đựng
đƣợc (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.7.2 Lƣợng mƣa
Xoài có thể sinh trƣởng tốt không cần tƣới ở những vùng có lƣợng mƣa 5004.000 mm, tốt nhất là 1.200-2.500 mm. Nếu mƣa phân bố đều chỉ cần 900-1.000
mm/năm cũng có thể trồng xoài có hiệu quả kinh tế (Trần Thế Tục, 2002).
1.7.3 Đất đai
Xoài mộc tốt trên nhiều loại đất có sa cấu từ nhẹ tới nặng. Tốt nhất là đất sét
pha cát hay đất thịt thoát thủy tốt (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
1.8 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1.8.1 Nhân giống
Xoài có thể nhân giống vô tính và bằng hột. Hiện nay cánh nhân giống vô tính
bằng phƣơng pháp tháp đƣợc áp dụng chủ yếu (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
1.8.2 Khoảng cánh và mật độ trồng
Xoài là cây ăn trái có khả năng sống lâu năm, ƣa sáng và có trái ở chồi ngoài
tán cây nên không trồng quá dày. Vì vậy trong điều kiện thâm canh xoài có thể
trồng theo khoảng cách 6x6 m (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).
6



1.8.3 Tỉa cành
Tỉa cành, tạo tán là khâu chăm sóc không thể thiếu đƣợc trong canh tác xoài
(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011). Việc cắt ,tỉa phải đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên hàng năm, sau mỗi kỳ thu hoạch trái, để cây ra đọt mới.
1.8.4 Bón phân
Với xoài chê độ bón phân có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, nếu thiếu phân
cây sẽ ra trái cách năm (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), lƣợng phân cho cây 6-8 năm
tuổi đƣợc bón theo công thức 1,09-0,90-0,96 (kg N-P-K/cây/năm) chia ra làm 3 lần
bón cho cây: Sau thu hoạch, trƣớc xử lý ra hoa và sau khi đậu trái.
1.9 XỬ LÝ RA HOA
1.9.1 Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự ra hoa
a. Nhiệt độ thấp
Nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình ra hoa và đậu trái xoài.
Nhiệt độ ban đêm trong mùa đông từ 10oC đến 12oC thúc đẩy phát triển hoa. Nhƣng
khi nhiệt độ giảm xuống dƣới 10oC trong khi hoa đang nở có khả năng phấn hoa bị
ảnh hƣởng (Dirou, 2004). Theo Husen và ctv., (2012) khi ở nhiệt độ dƣới 20ºC thì
các cơ quan sinh trƣởng kiểm soát các chất điều hòa, sự phát triển của cây sẽ tiếp
tục làm giảm nồng độ giberellin và điều này phụ thuộc vào di truyền, làm giảm tỉ lệ
auxin, làm tăng nồng độ các cytokynin, tăng nồng độ axit absicic, ethylene, tăng
lƣợng nitơ và vì vậy mà làm tăng mức độ đƣờng sucrose, để các lá trƣởng thành và
nụ cuối cùng sẽ đƣợc tiếp nhận cảm ứng ra hoa.
b. Sự khô hạn
Sự khô hạn là 1 yếu tố quyết định sự ra hoa (sự phát triển mầm hoa) đƣa
mầm hoa ra khỏi thời kỳ miên trạng do đó xoài cát Hòa Lộc thƣờng ra hoa vào đầu
mùa khô, khoảng đầu tháng 11 dƣơng lịch đến tháng giêng năm sau. Khảo sát ảnh
hƣởng của sƣ khô hạn lên quá trình ra hoa xoài, bơ và vải, Chaikiattiyos và ctv.
(1994) cho biết sự khô hạn trong 2, 4, 8 tuần ngăn cản sự sinh trƣởng dinh dƣỡng và
kéo dài sự ra hoa cho tới khi cây đƣợc tƣới trở lại (trích dẫn bởi Trần Văn Hâu,

2005).
c. Ngập
Theo Bally (2006) thì mức độ chịu ngập úng của từng giống xoài là khác
nhau. Cụ thể, một số cây chịu đƣợc ngập úng mức độ trung bình (10-50 ngày) bằng
cách phình to lỗ vỏ trên phần thân cây phía trên mặt nƣớc để giải phóng phụ phẩm

7


của quá trình chuyển hóa yếm khí. Những giống xoài không phình to lỗ vỏ nhƣ vậy
sẽ chết trong 4-5 ngày bị ngập.
Để chứng minh ảnh hƣởng của điều kiện ngập nƣớc lên sự ra hoa xoài,
Kohli và Reddy (1985) đã cho cây xoài 2 năm tuổi vào chậu và sau 55 ngày thì có 2
cây ra hoa. Từ quan sát này tác giả cho rằng điều kiện ngập có thể dùng để kích
thích ra hoa (trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2004).
d. Giống
Các giống xoài khác nhau có đặc tính ra hoa cũng khác nhau khi đáp ứng
với điều kiện môi trƣờng (Chacko, 1991; Lê Thị thanh Thủy, 2010). Trần Văn Hâu
(1997) cho biết xoài cát Hòa Lộc đƣợc ghi nhận là giống khó kích thích ra hoa, ra
hoa không tập trung, trong khi các giống xoài Thanh Ca, xoài Hòn (Bắc Tam Băng),
xoài Bƣởi, xoài Cát Chu là những giống dễ ra hoa.
e. Tuổi cây và tuổi lá


Tuổi cây

Các giống cho hoa sớm thƣờng thời kỳ cây tơ tƣơng đối ngắn, chẳng hạn
giống “Kachaimitha” của Ấn Độ trồng bằng hạt ra hoa trong vòng 4 đến 5 năm,
trong khi đó giống xoài “Carabao” thì 10 đến 15 năm, thậm chí cùng một giống, các
dòng khác nhau cũng cho thời gian ra hoa khác nhau (trích dẫn bởi Nguyễn Lê Lộc

Uyển, 2001). Theo Trần Văn Hâu (1997), khi xử lý ra hoa bằng PBZ cho cây xoài
cát Hòa Lộc 6, 7 và 8 năm tuổi, nhận thấy cùng liều lƣợng 5 g a.i./cây, cây 8 năm
tuổi có tỷ lệ ra hoa cao hơn cây 6 và 7 năm tuổi.


Tuổi lá

Trong thực tế sản xuất ở ĐBSCL, khi tiến hành kích thích ra hoa cho cây
xoài thì tuổi lá là yếu tố quan trọng quyết định thời điểm kích thích ra hoa, tuy
nhiên yếu tố này còn tùy thuộc vào từng giống khác nhau. Đối với giống xoài cát
Hòa Lộc khi lá có màu xanh nhạt chuyển dần sang xanh, mềm, còn dẻo là thời điểm
thích hợp để kích thích ra hoa, nhƣng đối với xoài Châu Hạng Võ, xoài Bƣởi, xoài
Thanh Ca thì thời điểm kích thích ra hoa là khi lá đang chuyển sang màu xanh đậm,
khoảng 4-5 tháng tuổi, tức là lá phải già hơn so với xoài cát Hòa Lộc (Trần Văn
Hâu, 2004).
f. Tình trạng sinh trưởng và năng suất năm trước của cây
Tình trạng sinh trƣởng của cây và năng suất năm trƣớc có ảnh huởng rất lớn
lên sự ra hoa xoài, đặc biệt đối với các giống xoài có hiện tƣợng ra trái cách năm
(năm trúng mùa, năm thất mùa). Cây xoài bị kiệt sức do đậu trái quá nhiều hoặc cho
năng suất cao trong năm trƣớc sẽ làm giảm khả năng đâm chồi và phân hóa mầm
8


hoa ở năm tiếp theo. Do đó, những năm cây đậu trái quá nhiều cần phải tỉa bớt trái
hoặc phải bón phân nhiều hơn để cây không bị suy kiệt ở năm tiếp theo (Sở Nông
Nghiệp phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, 2009).
1.9.2 Hóa chất xử lý ra hoa
Trong việc điều khiển việc ra hoa trên cây xoài có nhiều hóa chất đƣợc sử
dụng mà dựa vào tác dụng của nó ta có thể chia làm 2 nhóm chính: các chất có tác
dụng phá miên trạng mầm hoa (Nitrate Kali và Thiourea) và chất ức chế sự sinh

trƣởng (Paclobutrazol,..) (Trần Văn Hâu, 2005).
1.10

SÂU, BỆNH HẠI

Tập trung áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý
cây trồng tổng hợp (ICM). Tình huống cuối cùng mới sử dụng thuốc BVTV.
1.10.1 Bọ trĩ (Bù lạch) (Scirtothrips dorsalis Hood)
Thành trùng có kích thƣớc rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn bằng mắt thƣờng.
Cả con trƣởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây nhƣ đọt non,
lá non, hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen và cong queo,
mép lá cụp xuống, trên trái bù lạch cạp vỏ trái tạo thành vùng da cám xung quanh
cuống trái và tạo vết thƣơng giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại
nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô. Thiệt hại nặng vào mùa nắng, nhất là
giai đoạn ra hoa rộ. Bù lạch sinh sản rất nhanh nên rất mau kháng thuốc, nếu dùng
thuốc trừ sâu thì phải thay đổi thuốc.
Phòng trị: Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Actara 25 WG phun lúc cây ra
đọt và lá non giúp ngừa đƣợc cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không phun dầu
khóang giai đọan hoa đang nở. Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có hiệu quả cao
hơn. Bao trái giúp ngừa bù lạch gây hại ở giai đoạn sau của trái (Sở Nông Nghiệp
phát triển Nông thôn Đồng Tháp, 2009).
1.10.2 Sâu đục thân (Batocera rufomaculata)
Thành trùng là loài bọ cánh cứng có râu dài. Chúng thƣờng đẻ trứng vào vết
thƣơng của cây, quanh gốc cây hoặc những nơi kính đáo nơi có lớp vỏ bong ra (cây
già). Ấu trùng đục phần dƣới lớp vỏ để ăn, sau đó hoá nhộng trong bao kén trắng
nằm bên trong lớp vỏ cây. Ấu trùng gây ra vết thƣơng tạo điều kiện để cho nấm
xâm nhập và phát triển làm hƣ lớp vỏ quanh thân, nếu nặng cây có thể chết.
Phòng trị: nên thƣờng xuyên kiểm tra quanh gốc xoài, nhất là ở những cây
lâu năm có lớp vỏ bong ra. Nếu thấy có lớp mạt nhỏ ùn ra, dùng dao vạt vỏ, khi
phát hiện dùng dây kẽm móc ra, trám đất sét lại (Nguyễn Phƣớc Tuyên và ctv.,

2001).
9


1.10.3 Bệnh Thán thƣ (Colletotrichum gloeosporioides Penz)
Xuất hiện khá phổ biến nhất là trong mùa mƣa hoặc những thời điểm ban
đêm có nhiều sƣơng mù trong mùa khô. Nấm tấn công trên hoa, lá, trái, cành non.
o Trên lá non: có những đốm nhỏ nhƣ mũi kim có màu nâu sậm đến
đen, vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mãn và lan rộng
ra, có những lỗ thũng làm lá non không phát triển ảnh hƣởng đến khả
năng sinh trƣởng của cây.
o Trên bông: làm đen bông và rụng.
o Trên trái: bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến thu hoạch, lúc đầu vết
bệnh là những đốm nhỏ hình tròn, có màu nâu đen sau đó có nhiều
đốm kết lại với nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái,
làm cho thịt trái bị chai sƣợng và thối sau đó sẽ rụng.
Phòng trị: Vệ sinh vƣờn, tiêu hủy bộ phận bị bệnh, không nên trồng quá dày.
Những vƣờn thƣờng bị bệnh hàng năm nên dung thuốc phun ngừa. Định kỳ 7-10
ngày/lần các loại thuốc nhu Nustar, Antracol… (Nguyễn Danh Vàn, 2006).
1.10.4 Đốm vi khuẩn (Vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangiferaeindicae)
Bệnh phát triển nặng trong mùa mƣa, gây hại cả lá, nhánh và trái. Đốm bệnh
lúc đầu nhỏ nhƣ đầu kim có màu vàng, sau lớn dần có màu nâu nhạt, sau chuyển
thành màu nâu đậm, có viền màu tím sậm. Phần giữa vết bệnh có màu xám tro có
các vết đen là những ổ nấm. Vết bệnh ở lá có hình bầu dục hay biến dạng, khi lan
dần vào cuống lá làm chóp lá bí cháy khô.Trên trái, đóm bệnh tròn úng nƣớc, sau đó
lan nhanh làm thối trái. Bệnh lây lan nhờ nƣớc mƣa.
Phòng trị bệnh: Bằng cách cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận bị bệnh để giảm
nguồn lây lan. Phun Copper- Zinc, Copper-B, Zineb hay Benomyl (Nguyễn Phƣớc
Tuyên và ctv., 2001).
1.10.5 Bệnh Phấn trắng (Nấm Oidium mangiferae)

Bệnh phát sinh khi trời nóng, độ ẩm cao. Bệnh đóng thành từng lớp phấn
trắng trên lá non và trên các chùm hoa. Nấm xâm hại quả, làm cho quả non rụng.
Phòng trị bệnh: Phun trừ bằng thuốc Booc-đô, Benomyl, Zinc-Copper…
(Nguyễn Văn Luật và ctv., 2004).
1.11 THU HOẠCH
Đối với xoài cát Hòa Lộc, tỷ trọng trái là đặc tính dùng để phân loại độ già sau
khi thu hoạch rất tốt. Phƣơng pháp này giúp phân loại trái sau thu hoạch rất nhanh,
chính xác và dễ dàng áp dụng ngoài thực tế.

10


×