Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi voi diocalandra frumenti fab (coleoptera curculionidae) trên dừa tại huyện cù lao dung và long phú, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


NGUYỄN DUY KHÁNH

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VÀ
DIỄN BIẾN GÂY HẠI CỦA BỌ VÒI VOI
DIOCALANDRA FRUMENTI Fab.
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE)
TRÊN DỪA TẠI HUYỆN CÙ LAO DUNG
VÀ LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VÀ
DIỄN BIẾN GÂY HẠI CỦA BỌ VÒI VOI
DIOCALANRRA FRUMENTI Fab.
(COLEOPTERA: CURCULIONIDAE)
TRÊN DỪA TẠI HUYỆN CÙ LAO DUNG
VÀ LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. LÊ VĂN VÀNG

NGUYỄN DUY KHÁNH

Ks. CHÂU NGUYỄN QUỐC KHÁNH

Cần Thơ, 2014

MSSV: 3113440


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “Điều tra, khảo sát tình hình và
diễn biến gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab. (Coleoptera:
Cuculionidae) trên dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng”
Do sinh viên NGUYỄN DUY KHÁNH thực hiện.
Kính trình lên hội đồng luận văn tốt nghiệp.

CầnThơ, ngày…. tháng….năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

TS. Lê Văn Vàng


Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2014

Người viết

Nguyễn Duy Khánh


LỜI CẢM TẠ

Để có được những kết quả ngày hôm nay con xin gửi lòng thành kính
biết ơn thiêng liêng nhất đến công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Lê Văn Vàng và anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã hướng dẫn
tận tình, tạo điều kiện và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong công việc
nghiêm cưu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy, Cô của khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong suốt
khóa học.
Các bạn Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Ánh Hồng, Nguyễn Thị
Diễm Quỳnh, Lâm Xuân Khoa lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 37 đã hỗ trợ tôi làm
luận văn.

Tập thể lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 37 Trường Đại Học cần Thơ đã
nhiệt tình hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Anh Huỳnh Thành Tài lớp cao học khóa 19 Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân tình tới bạn bè đã giúp
đõ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất

Nguyễn Duy Khánh


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Duy Khánh

Giới tính: Nam

Năm sinh: 1993

Dân tộc: kinh

Quê quán: Ấp Thời Mỹ 2 -Vĩnh Thới -Lai Vung -Đồng Tháp
Nơi sinh: Ấp Thời Mỹ 2 -Vĩnh Thới -Lai Vung -Đồng Tháp
Cha: Nguyễn Văn Vụ

Năm sinh: 1969

Mẹ: Lê Thị Tuyền


Năm sinh: 1970

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Tốt nghiệp trung học phổ thông 2011, tại Trường Trung Học Phổ
Thông Lai Vung 2, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Thi đậu vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2011 thuộc Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, ngành Bảo vệ thực vật khóa 37 và tốt nghiệp kỹ
sư Bảo vệ thực vật tháng 11 năm 2014.
NGUYỄN DUY KHÁNH (2014), “Điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến
gây hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab. (Coleoptera:
Cuculionidae) trên dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng”. Luận văn Đại Học, ngành Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Cần Thơ.
45 trang
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê văn Vàng, Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh.


TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây hại của bọ vòi
voi Diocalandra frumenti Fab. (Coleoptera: Cuculionidae) trên dừa tại
huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện trên các
vườn dừa tại huyện Cù Lao Dung và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ tháng
11 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014 đạt được những kết quả sau:
Phần lớn nông dân đều tự học kỹ thuật canh tác và không tham gia vào
các lớp tập huấn kỹ thuật. Các loại phân được nông dân sử dụng chủ yếu là
phân vô cơ. Đa phần nông dân không sử dụng phân hữu cơ để bón cho các
vườn dừa.
Kết quả điều tra ghi nhận được sự gây hại của bọ vòi voi Diocalandra
frumenti là 100% số vườn dừa, bọ vòi voi chủ yếu gây hại trên trái và buồng.
Đa phần nông dân đều ghi nhận hiện tượng rụng trái non, trái non bị biến dạng

trên vườn. Tuy nhiên, phần lớn nông dân không biết tác nhân gây hại là gì.
Kết quả của việc khảo sát diễn biến gây hại trên các vườn: qua quá
trình khảo sát diễn biến gây hại của bọ vòi voi cho thấy nhiệt độ và lượng mưa
ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ gây hại trên các vườn. Những tháng mùa nắng
tỷ lệ gây hại cao nhất có thể lên đến 35% ở tháng 1, khi nhiệt độ bất đầu tăng
nhẹ từ tháng 2 đến tháng 5 đồng thời kéo theo tỷ lệ gây hại bị giảm thấp dưới
10%. Từ cuối tháng 4 khi nhiệt độ bất đầu ổn định và lượng mưa tăng nhanh
cho tới tháng 8 thì tỷ lệ bọ vòi voi gây hại trên các vườn dừa giảm mạnh thấp
nhấp dưới 5%.


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

ii

Lời cảm tạ

iii

Lý lịch cá nhân

iv

Tóm lược

v

Mục lục


vi

Danh sách hình

ix

Danh sách bảng

x

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………. 3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY DỪA.................................................................... 3
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố…………………………………………… 3
1.1.1.1 Nguồn gốc………………………………………………………… 3
1.1.1.2 Phân bố……………………………………………………... 3
1.1.2 Đặc tính thực vật………………………………………………… 3
1.1.2.1 Rễ…………………………………………………………… 3
1.1.2.2 Thân………………………………………………………… 4
1.1.2.3 Lá…………………………………………………………… 4
1.1.2.4 Hoa…………………………………………………………. 5
1.1.2.5 Trái…………………………………………………………. 5
1.1.3 Yêu cầu điều kiện môi trường…………………………………… 6
1.1.3.1 Khí hậu……………………………………………………... 6
1.1.3.2 Đất…………………………………………………………...7
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC…………………………………………………………………….. 7
1.2.1 Trên thế giới……………………………………………………... 7
1.2.2 Trong nước………………………………………………………. 8

1.3 DỊCH HẠI TRÊN DỪA……………………………………………… 9


1.3.1 Động vật hại dừa………………………………………………… 9
1.3.2 Bệnh hại dừa…………………………………………………….. 9
1.3.3 Côn trùng hại dừa………………………………………………... 10
1.4 BỌ VÒI VOI HẠI DỪA DIOCALANDRA FRUMENTI......................... 13
1.4.1 Phân bố và ký chủ.......................................................................... 13
1.4.2 Đặc điểm hình thái……………………………………………..... 13
1.4.3 Cách gây hại……………………………………………………... 15
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP………………........ 16
2.1 PHƯƠNG TIỆN…………………………………………………….... 16
2.1.1 Thời gian và địa điểm…………………………………………..... 16
2.1.2 Vật liệu…………………………………………………............... 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP……………………………………………………... 16
2.2.1 Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của bọ vòi voi D. Frumenti trên
các vườn dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng…….. 16
2.2.2 Khảo sát diễn biến sự gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên các
vườn dừa của huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng………... 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………………. 20
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NÔNG DÂN………………………………… 20
3.1.1 Thông tin chung…………………………………………………. 20
3.1.1.1 Thông tin nông hộ…………………………………………... 20
3.1.1.2 Diện tích canh tác…………………………………………... 21
3.1.1.3 Tình hình dừa trên các vườn………………………………... 21
3.1.1.4 Đặc tính giống dừa…………………………………………. 23
3.1.1.5 Kiểu trồng và mật độ trồng…………………………………. 25
3.1.2 Tình hình canh tác……………………………………………….. 26
3.1.2.1 Mô hình canh tác………………………………………….... 26
3.1.2.2 Nước tưới…………………………………………………… 28

3.1.2.3 Quản lý cỏ…………………………………………………... 29
3.1.2.4 Cắt tỉa bẹ……………………………………………………. 29
3.1.2.5 Kỹ thuật bón phân…………………………………………... 30


3.1.3 Tình hình sâu bệnh hại và cách phòng trị………………………...33
3.1.3.1 Động vật và côn trùng gây hại trên dừa theo ghi nhận của nông
dân………………………………………………………………………... 33
3.1.3.2 Các loại bệnh theo ghi nhận của nông dân………………… 35
3.2 TÌNH HÌNH GÂY HẠI TRÊN CÁC VƯỜN DỪA CỦA BỌ VÒI VOI
(DIOCALANDRA FRUMENTI) TẠI HUYỆN CÙ LAO DUNG VÀ LONG
PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG…………………………………….................. 36
3.2.1 Nhận thức chung của nông dân…………………………….......... 36
3.2.2 Đánh giá chung của nông dân về hiện tượng xì mủ, rụng trái non, trái
non bị biến dạng do bọ vòi voi (D. frumenti) gây ra trên các vườn dừa của
huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng………………………..37
3.2.3 Tình hình gây hại của bọ vòi voi trên các vườn dừa tại huyện Cù Lao
Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng………………………………………. 38
3.3 DIỄN BIẾN GÂY HẠI TRÊN CÁC VƯỜN DỪA CỦA BỌ VÒI VOI
(DIOCALANDRA FRUMENTI) TẠI HUYỆN CÙ LAO DUNG VÀ LONG
PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG…………………………………….................. 40
3.3.1 Huyện Cù Lao Dung…………………………………………….. 40
3.3.2 Huyện Long Phú……………………………………………….....41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ…………………………………...... 43
4.1 KẾT LUẬN........................................................................................... 43
4.2 ĐỀ NGHỊ……………………………………………………………... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………... 44
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Ấu trùng (A) và thành trùng (B) của bọ vòi voi D. frumenti
gây hại trên dừa

14

1.2

Biểu hiện sự gây hại trên trái (A) và lỗ đục (B) của ấu trùng
bọ vòi voi D. frumenti

15

2.1

Cách ghi nhận chỉ tiêu trên các vườn dừa của huyện Cù Lao
Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

19

3.1


Phần trăm số hộ có vườn dừa qua các độ tuổi khác nhau tại
huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

22

3.2

Tỷ lệ các giai đoạn dừa trên các vườn được đều tra tại huyện
Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

23

3.3

Tỷ lệ giữa nguồn gốc giống dừa của nông dân được nông dân
trồng tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

24

3.4

Tỷ lệ các giống dừa trên các vườn được điều tra tại huyện Cù
Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

24

3.5

Diễn biến gây hại của bọ vòi voi gây ra trên 3 vườn dừa tiêu

biểu được chọn để tiến hành khảo sát tại huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng

40

3.6

Diễn biến gây hại của bọ vòi vòi trên 3 vườn dừa tiêu biểu
được chọn để tiến hành khảo sát tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng

41


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Thông tin của các vườn khảo sát sự gây hại của bọ vòi voi
D. frumenti trên dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú,
tỉnh Sóc Trăng

18

3.1


Kinh nghiệm canh tác dừa của nông dân tại huyện Cù Lao
Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

20

3.2

Tỷ lệ phần trăm số hộ về diện tích canh tác dừa của nông
dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

21

3.3

Tỷ lệ số hộ về các kiểu trồng được nông dân huyện Cù Lao
Dung và Long Phú, tỉnh Sóc trăng áp dụng

25

3.4

Tỷ lệ số hộ về mật độ và khoảng cách trồng được nông dân
áp dụng tại các vườn dừa của huyện Cù Lao Dung và Long
Phú, tỉnh Sóc Trăng.

26

3.5


Tỷ lệ số hộ về các loại hình canh tác của nông dân tại
huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

27

3.6

Tỷ lệ số hộ về các loại hình xen canh trong vườn dừa của
nông dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng

28

3.7

Tỷ lệ số hộ về việc quản lý nước tưới tại huyện Cù Lao
Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

28

3.8

Tỷ lệ số hộ về việc quản lý cỏ dại trong vườn dừa

29

3.9

Tỷ lệ số hộ được đều tra về việc cắt tỉa bẹ dừa tại huyện
Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng


30

3.10

Tỷ lệ phần trăm số hộ sử dụng phân hữu cư và loại phân
được nông dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tình Sóc
Trăng sử dụng

31

3.11

Tỷ lệ số hộ sử dụng phân hóa học và cách bón phân được
nông dân huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng áp dụng

32

3.12

Liều lượng phân bón trung mà nông dân huyện Cù Lao
Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng sử dụng

33


3.13

Tỷ lệ số hộ được điều tra đánh giá về thành phần các loài

gây hại trên dừa theo đánh giá của nông dân

34

3.14

Tỷ lệ số hộ đánh giá về loài gây hại chính trên cây dừa và
biện pháp phòng trị theo nông dân

35

3.15

Tỷ lệ số hộ đánh giá về các loại bệnh phổ biến xuất hiện
trên các vườn dừa của huyện Cù Lao Dung và Long Phú,
tỉnh Sóc Trăng

36

3.16

Mức độ hiểu biết của nông dân về bọ vòi voi (D.frumenti)
của các nông dân được điều tra

36

3.17

Đánh giá của nông dân về cách gây hại của bọ vòi voi
(D.frumenti) trên các vườn dừa tại huyện Cù Lao Dung và

Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

37

3.18

Tình hình nhiễm bọ vòi voi (D.frumenti) trên các vườn dừa
tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

38

3.19

Tỷ lệ vườn bị hại theo kích thước trái

39


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Food and Agriculture Organization

APCC

Asian and Pacific Coconut Community


IPM

Integrated Pest Management


MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam diện tích trồng dừa (Concos nucifera L.) khoảng 155.800
ha và tập trung chủ yếu vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh duyên
hải miền Trung, sản lượng dừa hàng năm trung bình đạt khoảng 892.000
tấn/năm (Nguyễn Sinh Cúc, 2003). Cây dừa và các ngành nghề liên quan
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, góp phần tạo sự ổn
định về kinh tế và vấn đề lao động cho người dân. Trong nội dung phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn (tháng 9/2001) về việc đẩy mạnh thâm canh cây dừa hiện có,
duy trì diện tích trồng dừa khoảng 125.000 đến 130.000 ha ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên việc sản xuất, duy trì diện tích trồng dừa ở
mức ổn định gặp rất nhiều vấn đề khó khăn như việc giá dừa tươi trên thị
trường còn rất bấp bênh, chưa được ổn định. Đặc biệt hơn là thành phần loài
côn trùng gây hại trên dừa trước và sau thu hoạch có đến 737 loài, trong đó có
165 loài gây hại trước thu hoạch (Đặng Xuân Nghiêm, 1991). Trong giai đoạn
gần đây với sự xuất hiện của bọ vòi voi (D. frumenti) được phát hiện đầu tiên
vào năm 1998 ở đảo Gran Canaria của Tây Ban Nha (González Núñez et al.,
2002), từ đó lây lan và gây hại ở châu Phi, nhiều nước châu Á như: Indonesia,
Japan, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thailand…
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam bọ vòi voi Diocalandra
frumenti (Coleoptera: Curculionidae) được phát hiện đầu tiên ở Kiên Giang
vào tháng 11/2011. Sau đó gây hại nặng ở U Minh Thượng trên hai giống dừa
xiêm và dừa lùn. Đây là đối tượng gây hại mới trên các vườn dừa tại các tỉnh ở

đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung, đã làm giảm năng suất và
chất lượng dừa gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân trồng dừa.
Trên cơ sở đó, đề tài: “Điều tra, khảo sát tình hình và diễn biến gây
hại của bọ vòi voi Diocalandra frumenti Fab. (Coleoptera: Curculionidae)
trên dừa tại huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng” được thực
hiện tại các vườn dừa ở huyện Cù Lao Dung và Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
nhằm các mục tiêu sau:
- Biết được hiện trạng canh tác dừa của nông dân.
- Tình hình gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên các vườn dừa tại
tỉnh Sóc Trăng.
- Khảo sát diễn biến gây hại của bọ vòi voi D. frumenti trên các vườn
dừa tại tỉnh Sóc Trăng.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY DỪA
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
1.1.1.1 Nguồn gốc
Cây dừa được ghi nhận là canh tác đầu tiên ở Ấn Độ, từ rất lâu đời,
khoảng 300 năm trước Công Nguyên (Woodroof, 1979). Vì vậy, nguồn gốc
của cây dừa có thể không xa Ấn Độ lắm. Tuy vậy Ấn Độ và Sri Lanka không
được xem là nơi phát sinh của dừa. Vùng Nam Thái Bình Dương và Nam Phi
thường được cho là trung tâm phát sinh nguồn gốc của cây dừa, có thể là ở
Đông Nam Phi và đặc biệt là ở Đông Nam Châu Á trải dài từ phía Tây Mã Lai
đến phía Đông Melanesia.
1.1.1.2 Phân bố
Cây dừa được phân bố rộng rãi trong vùng nhiệt đới, có khoảng 90%
dừa được tìm thấy trong giới hạn vĩ độ 200 Bắc và 200 Nam. Nhìn chung tổng

diện tích trồng dừa trên thế giới ta có thể thấy được sự trùng hợp đa phần đều
là những đất nước nằm ven biển, duyên hải, chỉ riêng Thái Lan và Việt Nam
dừa được trồng nhiều ở đồng bằng. Sự phân bố rộng và phát tán từ vùng này
sang vùng khác do 2 tác nhân là con người và biển cả. Từ những chuyến giao
lưu buôn bán trao đổi hàng hóa, con người đã góp phần phát tán những trái
dừa đến những vùng đất khác từ đó chúng bén rễ và phát triển. Ngoài ra, trái
dừa được nước mưa đưa ra biển rồi trôi nổi đi xa hàng ngàn dặm, đến khi
chúng bị giữ lại bởi những bờ biển cát dài rồi định cư ở đó (Ohler, 1984).
Dưới ánh nắng mặt trời của vùng nhiệt đới, dừa mọc mầm và bắt đầu cuộc
sống mới, nhanh chống lan rộng thành những rừng dừa rộng khắp.
1.1.2 Đặc tính thực vật
Dừa sống rất lâu từ 50-120 năm, trung bình 70 năm (Ohler, 1984). Chỉ
có một đỉnh sinh trưởng, không mai đỉnh sinh trưởng này bị chết sẽ làm chết
toàn cây.
1.1.2.1 Rễ
Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ
cọc, chúng thường mọc dài ngang ra 5-7 m và sâu 0,3-1,2 m (Perley, 1992;
Reynild, 1988), lúc mới sinh ra có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ nâu, rễ


già sẽ chết và rễ mới phát triển liên tục. Cá biệt rễ có thể mọc dài trên 30 m và
sâu đến 5,5 m cũng đã được tìm thấy (Ohler, 1984).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2005) rễ không có lông hút mà chỉ có
những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng, những rễ này hình thành trên rễ chính và hoạt
động như rễ hô hấp giúp cho cây trao đổi khí. Trong điều kiện ngập nước liên
tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bộ rễ, làm cho cây giảm sức tăng
trưởng do dừa là cây chịu nước nhưng không chịu ngập.
1.1.2.2 Thân
Theo Võ Văn Long và ctv. (2008) thân dừa có màu xám không có tầng
sinh mô thứ cấp. Thân dừa không có tượng tầng (tầng sinh gỗ) bên ngoài, một

khi nó bị cắt hay bị tổn thương thì không phục hồi hoặc lành vết thương bằng
mô mới và đường kính thân cũng không lớn ra thêm theo thời gian.
Trong giai đoạn đầu mới trồng, chiều dài lóng trên thân dừa ngắn và
chậm phát triển, đến khi chiều ngang của thân phát triển đầy đủ thì mới cao
lên, tiến trình này có thể kéo dài đến 4 năm tùy thuộc vào giống (Ohler, 1984).
Gốc dừa là một trong những đặc điểm để phân biệt nhóm dừa cao và dừa lùn.
Ở nhóm dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại ở nhóm dừa cao và dừa lai giữa
giống dừa lùn và dừa cao thường có gốc phình to đến rất to. Dừa có thể mọc
cao đến 35 m, không phân nhánh, thân cọc to, chắc, khỏe, mang nhiều sẹo lá
quấn ngang trọn thân. Sẹo lá ở dừa mọc tốt có thể rộng đến 8 cm và cách nhau
khoảng cách 3 cm, khoảng cách sẹo rộng chứng tỏ cây bị thiếu ánh sáng. Nhìn
sẹo và khoảng cách giữa các sẹo trên thân biết được dừa phát triển tốt hay xấu
của một thời điểm trước đó.
1.1.2.3 Lá
Lá dừa (tàu lá) rất to gồm một bẹ lá ôm trọn thân, mọc theo hình xoắn
ốc. Bẹ lá này cách bẹ lá kia 1400, diệp tử 2/5 nghĩa là 2 vòng xoắn ốc thì hai lá
ở cùng vị trí, như lá thứ nhất và lá thứ 6 chẳng hạn (Tôn Thất Trình, 1974). Bẹ
gồm một phần cứng và yếm dừa nhiều xơ đan chéo nhau. Tàu lá dừa có một
song chánh mang hai hàng lá phụ hai bên, dạng hình lông chim dài từ 4,5-6 m,
rộng từ 0,5-0,8 m, nặng từ 10-15 kg. Lá phụ nhỏ, hẹp, dài khảng 1 m, có
khoảng 200 lá, mọc không đối xứng hai bên song chính và thường chênh nhau
4-5 lá. Lá phụ có một gân chính và nhiều gân phụ song hành, mặt trên có màu
xanh láng hơn mặt dưới. Cây dừa lúc còn nhỏ chỉ có tàu lá nguyên, sau đó tàu
lá mới có lá phụ tách ra, đến khoảng 4-5 năm cây mới hoàn toàn có tàu lá lông
chim.


Tùy thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng, một cây dừa có từ 30-40
tàu lá đâm ra từ đỉnh thân. Số tàu lá đã nở có thể phân chia như sau: (a) có 5
tàu lá có hoa tự nhưng chưa thấy rõ khối sơ khởi, (b) 20 tàu lá có hoa tự và (c)

5-10 tàu lá đã hái trái xong (Tôn Thất Trình, 1974). Ở điều kiện thuận lợi,
trung bình mỗi tháng dừa cho một tàu lá, nếu bất lợi khoảng 2-3 tháng mới có
một tàu. Đời sống của một tàu lá trung bình khoảng 4-5 năm. Như vậy, số lá
trên cây nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào thời gian ra lá.
1.1.2.4. Hoa
Hoa dừa thuộc đơn tính đồng chu, nghĩa là có hoa đực và hoa cái ở
riêng trên cùng một nhánh của phát hoa, hoa đực ở ngoài chóp nhánh còn gọi
hoa cái ở trong gần đáy nhánh, thường mỗi nhánh hoa có một hoa cái. Mỗi
phát hoa có khoảng 8.000 hoa đực, chiếm gần hết phát hoa, với 1-30 hoa cái
(Ohler, 1984; Ohler, 1999; Qoodroof, 1979). Hoa đực nhỏ chỉ khoảng 6-8 ly,
gồm 3 lá đài và 3 phiến hoa màu vàng, dày và cứng; 6 tiểu nhị với cái nhụy cái
lép ở giữa; tiểu nhị chứa nhiều phấn hoa, có thể đạt 6,1 g/phát hoa (Whitehead,
1963); hoa đực cũng có tuyến mật để thu hút côn trùng.
Dừa có phát hoa sau khi trồng từ 3-8 năm (nhóm dừa cao từ 5-8 năm,
còn nhóm dừa lùn từ 3-4 năm). Theo Nguyễn Hữu Hoàng (1983), trung bình
mất 24,1 ngày có một phát hoa xuất hiện ở dừa Ta Xanh và 24,9 ngày ở dừa
Ta Vàng. Phát hoa rất to, trổ quanh năm ở nách lá, mỗi nách lá có một phát
hoa, lúc đầu phát hoa ở trong một lá bắc dày gọi là mo dừa (thật ra có 2 mo,
mo nhỏ ở ngoài và mo lớn ở trong), mo càng lớn sau này có buồng càng to.
Phát hoa có nhiều nhánh, dài từ 0,6 đến 1,2 m, mang hoa.
Hoa cái to hơn, có kích thước từ 1,5-3 cm, cũng có 3 phiến hoa và 3 lá
đài (còn dính lại ở trái khi trưởng thành); vòi nhụy ngắn có 3 nướm; 3 tâm bì,
mỗi tâm bì chứa một tiểu noãn nhưng chỉ có một tiểu noãn phát triển; noãn sào
thượng, mầm nhỏ, phôi nhũ to. Mỗi hoa cái có kèm theo hai hoa đực. Ở thời
kỳ nướm nhụy nhận phấn, chất dịch ngọt, trong được tiết ra từ 4 lỗ, một lỗ ở
phần dưới nướm và ở 3 lỗ nhỏ ở đỉnh bầu noãn. Làm tăng số hoa cái trên mỗi
buồng dừa là rất quan trọng để làm tăng năng suất dừa, số hoa cái này thay đổi
theo giống, môi trường và kỹ thuật canh tác. Ở vùng ven biển Đồng bằng sông
Cửu Long, những buồng dừa tượng và nở hoa trong mùa nắng thiếu nước có
số hoa cái ít hơn trong mùa mưa. Tưới nước cho cây đầy đủ trong mùa nắng

và có bón phân là biện pháp làm tăng số hoa cái trên buồng.
1.1.2.5 Trái
Trái dừa được phân loại như là quả hạch sợi, nó phát triển từ bầu noãn
có 3 tâm bì có “mắt”, mỗi tâm bì chứa một tiểu noãn. Thông thường có hai


tiểu noãn không phát triển sau khi thụ phấn, chính vì vậy trong 3 “mắt” chỉ có
một mắt chứa mầm của tiểu noãn phát triển (Ohler, 1984). Mắt dừa có chứa
mầm thì mềm, 2 mắt còn lại không có mầm bị cứng do hóa gỗ. Mầm nhỏ nằm
bên trong cơm dừa có tử diệp (mộng dừa) sẽ phù to khi mọc để tiêu hóa phôi
nhũ (Phạm Hoàng Hộ, 1968). Phôi nhũ khá đặc biệt, gồm một phần lỏng ở bên
trong và một phần đặc (cơm dừa) bao bọc ở ngoài.
Không phải tất cả hoa cái đều đậu thành trái, hoa cái có thụ tinh mới
cho trái. Nhưng việc rụng trái non vẫn xảy ra như những loài cây trồng khác
và xảy ra nhiều nhất trong 6 tuần sau khi thụ phấn. Có cây rụng trên 50% số
hoa cái có trên buồng. Ban đầu sau khi thụ phấn, vỏ và gáo dừa phát triển về
kích thước và túi mầm rộng ra rất đáng kể chứa đầy chất lỏng. Từ 6 hay 7
tháng sau, cơm dừa bắt đầu phát triển bên trong gáo dừa. Ở giai đoạn này, cơm
dừa có cấu trúc giống như thạch trắng. Tháng thứ tám sau khi thụ phấn, cơm
dừa cứng lại và ở thời điểm này trọng lượng và kích thước trái dừa lớn nhất.
Cơm dừa trở nên cứng hơn và trắng ở giai đoạn sau của thời kỳ trái chín và
được bao bọc bởi lớp vỏ màu nâu cứng. Cơm dừa chứa 95% nước và nhỏ hơn
1% dầu khi chưa trưởng thành, khi trưởng thành chứa 50% nước và 30-40%
dầu. Nước dừa được tạo ra từ tháng 3 và đạt thể tích tối đa vào tháng thứ 8.
Trái thường già trong vòng 12 tháng sau khi thụ phấn và có dạng tròn hay oval
có 3 mảnh là dấu tích của 3 tâm bì. Ngoại quả bì chuyển từ màu xanh sang
màu nâu khi trái trưởng thành. Mô của trung quả bì ở thể sợi. Nội quả bì là
gáo dừa cứng có 3 mảnh, ở phần tiếp giáp với cuống trái thấy rõ có 3 “mắt”.
Vỏ khô cùng lúc với mất nước trong ruột trái và ở giai đoạn trưởng thành dừa
rụng từ điểm dính với cuống trái.

Trái dừa lớn có thể chứa 0,6 lít nước, 30 g đường (fructose và sucrose)
và 2 g kali (Ohler, 1999). Mỗi quay dừa trung bình có từ 1-20 trái, thông
thường 6-7 trái đối với dừa cao và trên 10 trái đối với dừa lùn, mỗi trái có
trọng lượng vài kg. Một cây dừa có thể cho 100 trái mỗi năm.
1.1.3 Yêu cầu điều kiện môi trường
1.1.3.1 Khí hậu
Dừa được trồng nhiều trong khu vực nhiệt đới nóng, ẩm. Nhiệt độ thích
hợp cho dừa phát triển dao động trong khoảng 24-300 C, chênh lệch nhiệt độ
giữa ngày và đêm không quá 6-70C. Khí hậu vùng ven biển có ẩm độ tương
đối ổn định nên rất tốt cho dừa. Ẩm độ thích hợp cho dừa là từ 70-90%, thấp
hơn 60% dừa thường bị rụng trái non hay beo đít trái. Dừa cần nhiều ánh sáng,
trồng dày hay trồng dưới tán cây, dừa thiếu ánh sáng vươn cao, lâu cho trái và
ít trái. Cây mọc tốt khi có số giờ nắng trung bình 6 giờ/ngày. Dừa mọc tốt


ngay ở điều kiện vũ lượng hàng năm từ 1.000-3.000 mm. Gió bão lớn có ảnh
hưởng đến vườn dừa, tuy nhiên dừa đủ cứng để chống lại bão tố.
Điều kiện khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thích hợp cho
dừa phát triển quanh năm, cho năng suất và chất lượng cao. Gió Lào miền
Trung và nhiệt độ thấp ở vùng cao và miền Bắc Việt Nam không thích hợp
cho việc thành lập vườn dừa thương mại.
1.1.3.2 Đất
Dừa mọc tốt nhất ở gần bờ biển, đất thoát thủy tốt và có cát. Tuy nhiên,
dừa cũng thích nghi ở vùng đất khác như đất san hô và đất mặn trung bình.
Dừa chẳng những tìm thấy ở những vùng đất ven biển mà còn được canh tác
nhiều ở vùng đất cách biển vài trăm cây số, pH đất thích hợp nhất cho dừa là
từ 6-7. Ở Ấn Độ, đất trồng dừa chính là đất laterire, đất phù sa, đất đỏ thịt pha
cát, đất cát ven biển có pH trong khoảng 5,2-8,0. Người ta tìm thấy dừa vẫn
mọc tốt ở đất có hàm lượng cát đến 97% ở Tích Lan, 70% sét ở Phi Luật Tân
và 80% chất hữu cơ ở Mã Lai.

Ở ĐBSCL, dừa mọc tốt và cho năng suất cao nhất trên đất phù sa vùng
hạ lưu sông Cửu Long, nhưng dừa cũng cho năng suất cao trên những loại đất
khác, trừ đất phèn nặng. Tuy nhiên, đất thịt phù sa có ẩm độ đất thích hợp và
thoát nước tốt rất phù hợp cho dừa phát triển. Ở đất có độ mặn 1 phần ngàn
dừa phát triển rất tốt. Mặc dù dừa kháng mặn nhưng cũng bị thiệt hại ở đất
mặn nhiều. Vùng nước ngọt hoặc lợ có độ mặn từ 1-10 phần ngàn dừa đều
mọc tốt.
Tóm lại, dừa không kén đất, có thể trồng nhiều loại đất khác nhau. Tuy
nhiên, không chọn vùng đất thấp, ngập nước. Dừa không chịu hạn lâu, vì vậy
chọn nơi cung cấp đủ nước cho dừa.
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DỪA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
1.2.1 Trên thế giới
Theo số liệu của FAO (2001), thế giới có khoảng 11,86 triệu ha đất
canh tác dừa. Cây dừa phấn bố khá rộng khắp ở khu vực nhiệt đới và cận xích
đạo, trải dài từ Đông bán cầu sang Tây bán cầu. Tuy nhiên, cây dừa tập trung
nhiều nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cây dừa được phân bố
nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á (60,89%); kế đó là vùng Nam Á (19,75%);
vùng Châu Đại Dương (4,6%). Sau đó là vùng Châu Mỹ La Tinh, mà chủ yếu
là Brazil (2,79%), các đảo quốc ở vùng Caribbean đóng góp 0,97%, và Trung


Quốc, mà chủ yếu là đảo Hải Nam, chiếm tỷ trọng 0,24%. Các vùng còn lại
đóng góp 10,75% diện tích.
Năm 2000, sản lượng dừa của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
chiếm khoảng 87% tổng sản lượng dừa trên thế giới, nước có sản lượng dừa
cao nhất thế giới là Indonesia (16.235.000 tấn), Ấn Độ (11.100.000 tấn) và
Philippines (5.761.000 tấn), còn lại là những nước khác có sản lượng dưới 2
triệu tấn.
1.2.2 Trong nước

Dừa là một cây trồng nông nghiệp truyền thống ở Việt Nam. Là một đất
nước nhiệt đới, Việt Nam có đủ diều kiện khí hậu, thủy văn và thổ nhưỡng phù
hợp cho cây dừa sinh trưởng và phát triển tốt, nhất là ở khu vực duyên hải
miền Trung đến ĐBSCL. Cây dừa có địa bàn khu trú khá rộng, và đặc biệt
phát triển tốt từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến mũi Cà Mau (Đường Hồng Dật,
1990, trích bởi Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2008). Cây dừa có thể thích nghi tốt trên
nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất trên đất cát nhiễm mặn nhẹ,
vốn rất phổ biến ở vùng duyên hải miền Trung. Cây dừa cũng phát triển rất tốt
trên đất phù sa sông nhiễm mặn ven biển ở các tỉnh ĐBSCL, có hàm lượng và
chất lượng dầu cao trên vùng đất lợ.
Ở Việt Nam, cây dừa được xếp hàng trong cây công nghiệp lâu năm với
diện tích trồng lớn, đứng hàng thứ tư sau cao su, cà phê và điều… Dừa đã từng
được phát triển mạnh ở Việt Nam, và có thời gian quy mô diện tích hơn
300.000 ha. Từ những năm 1980, nhà nước đã có kế hoạch phát triển cây dừa
lên đến quy mô 700.000 ha (Đường Hồng Dật, 1990, trích bởi Nguyễn Thị Lệ
Thủy, 2008). Theo thống kê của APCC, đến năm 1991, Việt Nam đã có
330.000 ha dừa (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2008).
Tuy nhiên, trong một thời gian dài, diện tích dừa của Việt Nam suy
giảm liên tục. Hiện tại, Việt Nam chỉ có chưa đầy 140.000 ha dừa. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009), sự suy giảm này có thể từ nhiều
lý do khác nhau như ưu tiên phát triển cây lương thực để đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, sự chuyển đổi mô hình canh tác cây trồng nông nghiệp
ven biển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc mở rộng diện tích cây ăn trái, ngành
công nghiệp chế biến dừa trong giai đoạn trước còn yếu kém không đủ tạo ra
nền tảng phát triển bền vững cho ngành dừa Việt Nam và sự suy giảm giá dầu
dừa trong một thời gian dài do sự cạnh tranh khốc liệt của dầu cọ và dầu đậu
nành trên thị trường dầu ăn thế giới. Chỉ tính riêng ở đồng ĐBSCL, diện tích
chuyển đổi từ canh tác cây nông nghiệp sang nuôi tôm sú đã xấp xỉ 400.000 ha
từ năm 1999 cho đến nay. Trên diện tích này, rất nhiều vùng dừa tập trung đã



bị chặt bỏ để chuyển sang nuôi tôm, ví dụ vùng dừa ở huyện Đầm Dơi, Thới
Bình, Trần Văn Thời… của tỉnh Cà Mau.
Hiện nay, cây dừa ở Việt Nam được trồng phân tán ở nhiều tỉnh khác
nhau, tuy nhiên được trồng tập trung với quy mô lớn tại hai tỉnh là Bình Định
của vùng duyên hải miền Trung (nổi tiếng với vùng dừa Tam Quan) và tỉnh
Bến Tre ở ĐBSCL.
1.3 DỊCH HẠI TRÊN DỪA
1.3.1 Động vật hại dừa
Một số loài như chuột, dơi, sóc góp phần gây hại cho các vườn dừa
bằng cách đục lấy nước uống, đưa đến sự suy giảm nắng suất. Trong các loài
kể trên thì chuột gây hại trái nhiều hơn cả vì chúng nhân đàn suốt năm, sinh
sản nhiều lứa rất nhanh (25-30 con/năm), ngoài ra chuột còn cắn phá cây con,
gặm nhắm ăn mầm, rễ cây con làm thất thoát lớn ở các vườn ươm.
Biện pháp phòng trị: dùng bẫy, dùng thuốc diệt chuột, thường xuyên
dọn dẹp vệ sinh vườn không tạo điều kiện cho chuột có nơi trú ẩn, làm hang,
khống chế đường đi của chuột, hạn chế nguồn thức ăn cho chuột (Nguyễn Bảo
Vệ và ctv., 2005).
1.3.2 Bệnh hại dừa
 Bệnh chảy mủ thân
Do nấm Ceratostomella paradoxa Dade gây ra, từ vết nứt trên thân cây
có chất mủ màu nâu chảy ra, sau đó đậm dần chuyển sang màu đen. Nấm bệnh
thường gây hại trên cây dừa tơ và làm giảm năng suất.
Biện pháp phòng trị: cắt bỏ phần vết thương chảy mủ rồi dùng dầu
hắc bôi vào hoặc dùng thuốc gốc đồng xát lên vết thương (Nguyễn Bảo Vệ và
ctv., 2005).
 Bệnh nứt trái non
Hiện tượng nứt trái có thể do nấm Fusarium sp., do thiếu nước hoặc dư
nước, do côn trùng, thiếu kali làm giảm năng suất. Tùy theo từng nguyên nhân
gây bệnh mà có biện pháp phòng trị thích hợp, tuy nhiên việc cung cấp nước

tưới đầy đủ trong mùa nắng và tránh ngập úng trong vườn dừa vào mùa mưa,
đất quanh gốc nên có độ tơi xốp, có chế độ phân thường xuyên hàng năm. Rải
muối hột (1-2 kg) trên các bẹ của tàu lá non mỗi năm 2 lần (Nguyễn Bảo Vệ
và ctv., 2005).


1.3.3 Côn trùng hại dừa
 Kiến vương
Gồm có kiến vương một sừng (Oryctes rhinoceros L.) và kiến vương
hai sừng (Xylotrupes L.). Chúng chỉ tàn phá nặng trên cây dừa khi thành trùng,
phá hại bằng cách đục theo đường ngang vào trung tâm nơi phần cuối bẹ lá,
cắn ngang cuốn lá, đục theo đường dọc ăn sâu vào phần củ hủ. Kiến vương
gây hại tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, bất luận cây con hay đã
trưởng thành lâu năm, nhưng dừa tơ thường bị cắn phá nhiều hơn, và sự tàn
phá nặng nhất vào giai đoạn cây con, chúng cắn đứt ngọn làm chết cây, chính
vì thế kiến vương ở các vườn dừa mới trồng cần đặc biệt lưu ý.
Biện pháp phòng trị:
Làm sạch vườn, dọn dẹp hoặc đốt những đống phân rác hữu cơ, thân
dừa, lá dừa hoai mục… không tạo môi trường cho kiến vương đẻ trứng.
Diệt trừ kiến vương bằng cách tạo bãi rác hoai mục dẫn dụ chúng tập tụ
lại đẻ trứng, sau đó đốt hoặc phun thuốc sát trùng.
Vào đầu mùa mưa, dùng thuốc bột Basudin, Diaphos trộn thêm với cát
hay mạt cưa để rải lên nách bẹ lá non hay gói thành gói treo vào đọt dừa để
xua đuổi kiến vương hay đuông, cứ 3 tháng thay một lần (Dương Tấn Lợi,
2004).
Dùng thuốc Basudin 50 EC, Actara 25 WG pha theo nồng độ khuyến
cáo, xong dùng quặng đổ thuốc vào hang rồi lấy đất hay xi măng bịt kín lại
(Dương Tấn Lợi, 2004).
Bằng biện pháp sinh học dùng siêu vi khuẩn “O. rhinoceros virus” và
nấm Metarhizium anisopliae để phòng trị tại nhiều nước trên thế giới (George

and Kurian, 1971; Latch and Falloon, 1976; Zelazny, 1979; Bedford, 1986;
Darwis, 1990. Trích từ nguồn Nguyễn Thị Thu Cúc, 2001).
 Đuông
Đuông dừa theo đường đục của kiến vương đi sâu vào trong cây, ngoài
ra đuông cũng theo vết nứt trên thân cây mà xâm nhập vào trong cây. Thường
thì ít phát hiện được sớm khi đuông dừa mới xâm nhập vào thân cây, vì vậy
đến khi thấy những triệu chứng xuất hiện như lá bị vàng, khô và rụng thì cây
không thể phục hồi được. Vì vậy cần có biện pháp kiểm tra vườn dừa thường
xuyên, để nhận biết sớm những cây dừa bị đuông tấn công xuất hiện trên
vườn:


- Có những lỗ đục trên thân trong đó có những sợi tơ còn sót lại và có
chất nhựa dẻo chảy ra.
- Ghé sát tai vào thân dừa để nghe tiếng động do đuông dừa ăn gây ra.
- Chồi ngọn phát triển cằn cỗi, lá non nhỏ không mở ra được sau đó khô
héo và chết khi cây bị gây hại nặng.
Biện pháp phòng trị:
Cần đốn bỏ, chặt sát gốc và đốt những cây bị đuông phá hại nặng nhằm
loại bớt nguồn gây bệnh.
Tiêm thuốc Actara 25 WG, Furadan, Basudin 50 EC,… vào thân cây
dừa khi đuông gây hại chưa đến mức độ nghiêm trọng.
Bịt kín các vết thương trên thân cây bằng thuốc hóa học hoặc bôi trơn
dầu hắc (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
 Bọ dừa
Trong thời gian gần đây, bọ dừa (Brontispa longissima Gestro) mới
xuất hiện nhưng tàn phá thật nặng nề ở khắp nơi và gây hại đặc biệt nghiêm
trọng trong những vùng trồng dừa của các tỉnh ở ĐBSCL như tỉnh Bến Tre,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Kiên Giang,…
Biện pháp phòng trị:

Dùng thuốc Padan 95 WG, Sumicidine 20ND, Karate 2,5 EC,
Supracide 40 ND, Decis 2,5 EC, phun 10 ngày/lần ngay trên đọt non, nếu
phun nhiều lần cần luân phiên các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau.
Do đặc điểm bọ dừa phát triển mạnh trong mùa khô, chúng gây hại trên
cây dừa cao lớn, nên biện pháp dùng thuốc hóa học có phần hạn chế và cũng
ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân trong vùng. Vì thế nên từ năm 2003, nhiều tỉnh ở ĐBSCL đã áp
dụng biện pháp nuôi ong ký sinh có tên Asecodes hispinarum, được sự du
nhập từ Tây Samoa, để tiêu diệt bọ dừa mà không cần dùng thuốc hóa học.
Dùng giống chống chịu như dừa lùn.
 Nhóm sâu hại dừa
Sâu rộm:
Có nhiều loài như sâu rộm ngứa (Setora nitens), sâu nái (Parasa
lepida),… trên mình có nhiều lông, khi đụng phải những túm lông rứt ra chạm
vào rất ngứa, loài này gặm phiến lá, ăn bìa lá. Sự phá hại của các loài này


không đáng kể. Nếu mật số cao cần phải phòng trị (Nguyễn Bảo Vệ và ctv.,
2005).
Nhóm sâu này phần lớn có túm lông làm sừng ngứa, xếp thành từng
hàng dài trên thân sâu. Hễ đụng nhằm thì sâu rụt đầu lại và lông rời ra chích
gây ngứa ngáy. Sâu mập, ngắn sống tập đoàn nên rất dễ lượm sâu đem giết.
Bướm đẻ trứng thành từng cụm ờ mặt dưới lá. Sâu phá hại tất cả các loài cây
thuộc họ dừa như cau, dừa nước. Sâu gặm phiến lá thành những vết cháy dài
trên lá (Tôn Thất Trình, 1974).
Sâu kèn:
Có nhiều loài sâu kèn như sâu kèn đầu đen (Nephantis seronopa
Meyr.), sâu kèn dừa nước (Crematopsyche nipae L.),… Sâu có màu xanh lục,
sọc màu nâu chạy dài trên thân, cuốn thành ống kèn ở mặt dưới lá, ăn loang lỗ
trên lá. Nếu số lượng nhiều chúng ăn trụi lá, chỉ còn gân (Nguyễn Bảo Vệ và

ctv., 2005)
Sâu sừng:
Có tên khoa học là Amathusia phidippus L.. Sâu có chiều dài khoảng 89 cm, trên đầu có 2 sừng, đốt cuối có cập gai nhiều lông, thân màu xám xanh
có sọc đen trên lưng, có chùm lông màu đỏ trên ngực. Sâu ăn lá nhưng sự phá
hại này không nghiêm trọng lắm (Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2005).
 Nhóm rệp dính, rầy bông
Rệp dính nâu lợt (Aspidiotus destructor Singnoret) không chỉ gây hại
trên dừa mà còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác. Lá bị rệp dính phủ đầy
mặt dưới sẽ khô vì bị hút hết nhựa và các khí khổng lá bị bịt kín. Lá trở màu
lốm đốm vàng hay xanh lợt, yếu đuối, các vết chích khô, mặt trên lá đóng bồ
hống đen như khói đèn, cây dừa mất sức trái rụng sớm và đôi khi cây bị chết.
Nếu cây con bị bệnh nặng thì trị bằng Parthion, các nhũ dầu của thực vật hay
dầu lửa (Tôn Thất Trình, 1974). Rệp dính chích hút nhựa trên lá, làm cho lá
chuyển màu vàng, tác động đến khả năng quang hợp và hạn chế sự phát triển
của trái. Rệp gây hại trên dừa tơ (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2005).
Rệp dính đen (Diaspis pentagona Targ) thường chỉ xuất hiện ở lá già
mà thôi (Tôn Thất Trình, 1974).
Rệp dính đỏ (Chrysomphalus dictyosperm) có mai tròn lồi nhưng giữa
mai đỏ chói, dưới mai con cái màu vàng chói (Tôn Thất Trình, 1974).
Rầy bông (Pseudococcusnipae Maskfll) nhận diện nhờ quanh mình rầy
bông có nhiều lông dài, xếp thành hình các ngôi sao (Tôn Thất Trình, 1974).


×