Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

khảo nghiệm cơ bản bộ giống hoặc dòng lúa chống chịu mặn tại huyện tân trụ tỉnh long an vụ đông xuân năm 2013 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN TẶNG

KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG LÚA
CHỐNG CHỊU MẶN TẠI HUYỆN TÂN TRỤ TỈNH
LONG AN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 - 2014

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành: Công Nghệ Giống Cây Trồng

Tên đề tài:

KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG LÚA
CHỐNG CHỊU MẶN TẠI HUYỆN TÂN TRỤ TỈNH
LONG AN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2013 – 2014

Giáo viên hướng dẫn:
PGs. Ts. VÕ CÔNG THÀNH
Ths. QUAN THỊ ÁI LIÊN


Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN VĂN TẶNG
MSSV: 3113187
LỚP: TT11Z1A1

Cần Thơ, 2014


KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
----------------------------------------------------------------------------------------------------Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Học Cây Trồng – chuyên ngành Công Nghệ
Giống Cây Trồng với đề tài:

KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI HUYỆN
TÂN TRỤ TỈNH LONG AN VỤ
ĐÔNG XUÂN 2013 - 2014
Do sinh viên Nguyễn Văn Tặng thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Võ Công Thành

i


KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

---------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Khoa Học Cây Trồng – chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI HUYỆN
TÂN TRỤ TỈNH LONG AN
ĐÔNG XUÂN 2013 – 2014
Do sinh viên Nguyễn Văn Tặng thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ....................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá: ......................................................
Cần Thơ, ngày….. tháng ….. năm 2014
Hội Đồng

................................

...............................

..................................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

...............................................................

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong quá trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Tặng

iii


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Nguyễn Văn Tặng

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/08/1993

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Lương Tâm, Long Mỹ, Hậu Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Mến
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Tám
Địa chỉ thường trú: Xã Lương Tâm, Huyện Long Mỹ, Tỉnh Hậu Giang.
Điện thoại: 0968088476
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

1. Tiểu học
Thời gian: 1999 – 2004
Trương: Tiểu học Lương Tâm
Địa điểm: xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
2. Trung học cơ sở
Thời gian: 2004 – 2008
Trường: Trung học cơ sở Lương Tâm
Địa điểm: xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
3. Trung học phổ thông
Thời gian: 2008 – 2011
Trường: Trung học phổ thông Lương Tâm
Địa điểm: xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

iv


CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ hai đấng sinh thành đã cho con cuộc sống, niềm vui và hạnh phúc, lao
động vất vã cho con được đến trường.
Chân thành ghi ơn
Thầy PGs.Ts. Võ Công Thành và cô Ths. Quan Thị Ái Liên đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên cứu.
Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Lộc Hiền là CVHT của lớp và là người thầy đầu tiên em biết
đến và dẫn dắt em đi những bước đi đầu tiên trên con đường đại học.
Thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ
đã truyền đạt nhưng kiến thức và kinh nghiệm quý báo cho tôi trong quá trình học
tập tại trường
Xin chân thành cảm ơn

Chú Trần Văn Đô, nông dân ấp Thuận Lợi, Xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ đã
giúp đỡ trong quá trình làm thí nghiệm ngoài đồng.
Ktv. Đái Phương Mai, Ths. Trần Thị Phương Thảo, Ks. Nguyễn Thanh Tâm,
Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên, Ktv. Võ Quang Trung, Ks. Võ Ngọc Cẩm đã giúp đỡ
và hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập và làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Các bạn Hậu, Quyến, Tài Linh, Tường, Cảnh, Hưng đã hỗ trợ tôi trong khi
phân tích số liệu trong phòng thí nghiệm.
Các bạn lớp Công nghệ giống cây trồng K37 đã luôn bên cạnh và là chổ dựa
tinh thần vững chắc trong những ngày tháng học chung.

v


NGUYỄN VĂN TẶNG. 2014. “Khảo nghiệm cơ bản bộ giống/dòng lúa chống
chịu mặn tại huyện Tân Trụ - Tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013-2014”.
Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Cây Trồng. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ 63 trang. Giảng viên hướng dẫn: PGs. Ts. Võ
Công Thành, Ths. Quan Thị Ái Liên.

TÓM LƯỢC
Huyện Tân Trụ là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Long An, thuộc
vùng châu thổ ĐBSCL kẹp giữa 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Vào mùa
khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) người dân chủ yếu nuôi tôm trên diện tích đất
canh tác vì nước mặn xâm nhập. Trước tình hình đó, đề tài được thực hiện nhằm
chọn ra được giống/dòng lúa có năng suất, khả năng chịu mặn cao, thích hợp cho
canh tác tại Long An. Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng từ tháng 12 năm 2013 đến
tháng 3 năm 2014 tại ấp Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, 6 nghiệm
thức với 6 giống/dòng lúa thí nghiệm, trong đó có 4 dòng lúa (CTUS4, CTUS5,
BN2, OM5629 x TP6) do phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ

Sinh Học, bộ môn Di Truyền-Giống Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ cung cấp, 1 giống lúa đối chứng ở địa phương
(OM4900) và 1 giống đối chứng chuẩn nhiễm mặn (IR28). Từ quá trình nghiên cứu
được thực hiện qua các vụ tại địa phương đã thu được kết quả như sau: chọn được
hai dòng lúa là CTUS4 và OM5629xTP6 có khả năng chịu mặn tốt tại điều kiện
thực tế của địa phương, có năng suất cao so với các giống lúa tại địa phương, hạt
gạo thuộc nhóm hạt thon dài, hàm lượng amylase thuộc nhóm thấp, hạm lượng
protein tổng số > 5%, độ bền thể gel thuộc nhóm trung bình, trọng lượng 1000 hạt
cao.

vi


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ............................................................................................ iv
CẢM TẠ ..................................................................................................................... v
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... vi
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. ix
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................................... 2

1.1 Đặt điểm vùng nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 2
1.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................................... 2
1.1.3 Chế độ thủy văn và tài nguyên đất ........................................................................ 2
1.2 Đặt tính nông học của cây lúa ..................................................................................... 6
1.2.1 Thời gian sinh trưởng ........................................................................................... 6
1.2.2 Chiều cao cây lúa .................................................................................................. 6
1.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu ............................................................................................... 6
1.2.4 Chiều dài bông ...................................................................................................... 7
1.2.5 Số bông/ m2 ........................................................................................................... 7
1.2.6 Số hạt chắc/ bông .................................................................................................. 7
1.2.7 Tỷ lệ hạt chắc ........................................................................................................ 7
1.2.8 Trọng lượng 1000 hạt ........................................................................................... 8
1.2.9 Năng suất .............................................................................................................. 8
1.3 Phẩm chất hạt gạo ....................................................................................................... 9
1.3.1 Chiều dài hạt gạo. ................................................................................................. 9
1.3.2 Hàm lượng Amylose ............................................................................................. 9
1.3.3 Hàm lượng protein ................................................................................................ 9
1.3.4 Độ trở hồ (Nhiệt trở hồ) ........................................................................................ 9
1.3.5 Độ bền thể gel ..................................................................................................... 10
1.3.6 Tính thơm............................................................................................................ 10
1.4 Các tính chất của đất ................................................................................................. 10
1.4.1 Dung tích hấp phụ cation (CEC)......................................................................... 10
1.4.2 Các độc chất trong đất ........................................................................................ 11
1.4.3 Các nguyên tố đa lượng trong đất ....................................................................... 11
1.5 Đất mặn và ảnh hưởng của đất mặn lên cây lúa ........................................................ 12

vii



1.5.1 Đất mặn ............................................................................................................... 12
1.5.2 Ảnh hưởng của đất mặn lên cây lúa .................................................................... 13
1.5.3 Sự thích nghi của cây lúa đối với điều kiện mặn ................................................ 16
1.5.4 Ngưỡng chống chịu mặn của cây lúa .................................................................. 17
1.5.5 Một số kết quả và thành tựu trong chọn tạo giống lúa chịu mặn ........................ 17

CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 20
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................................................... 20
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .................................................................................... 20
2.1.1 Thời gian ............................................................................................................. 20
2.1.2 Địa điểm .............................................................................................................. 20
2.2 PHƯƠNG TIỆN ........................................................................................................ 20
2.2.1 Bộ giống thí nghiệm ........................................................................................... 20
2.2.2 Thiết bị và hóa chất thí nghiệm .......................................................................... 20
2.3 PHƯƠNG PHÁP....................................................................................................... 21
2.3.1 Khảo nghiệm cơ bản (Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn, 2002) .......... 21
2.3.2 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................ 21
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá khách quan tại lô thí nghiệm (Bộ Nông Nghiệp và phát
triển Nông Thôn, 2002) ............................................................................................... 23
2.3.4 Đánh giá phẩm chất gạo...................................................................................... 28
2.3.5 Đánh giá khả năng chống chịu mặn trong dung dịch Yoshida (IRRI,1997) ...... 32
2.3.6 Phương pháp đo nước mặn và phân tích đất mặn .............................................. 33
2.3.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................. 34

CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 35
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 35
3.1 Đánh giá tổng quan ................................................................................................... 35
3.2 Đặc tính nông học ..................................................................................................... 37
3.3 Thành phần năng suất và năng suất .......................................................................... 39
3.4 Tình hình sâu bệnh .................................................................................................... 41

3.5 Phẩm chất hạt gạo ..................................................................................................... 43
3.6 Đánh giá khả năng chống chịu mặn .......................................................................... 47

CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 50
4.1 Kết luận ..................................................................................................................... 50
4.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 51
PHỤ LỤC 1: .............................................................................................................. 55
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG LÚA .......................... 55
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐẤT .............................................. 57
PHỤ LỤC 3: CÁC BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ........................................ 60

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Trụ tỉnh Long An ........................................ 3
Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Tân Trụ tỉnh Long An ........................................ 4
Hình 1.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Tân Trụ tỉnh Long An ................. 5
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An ......................... 21
Hình 3.1 Biểu đồ diễn biến mặn của nước và pH trong đất qua các giai đoạn sinh
trưởng của các giống/dòng lúa thí nghiệm. ............................................................... 35

Hình 3.2 Chiều dài và hình dạng hạt gạo 6 giống/dòng lúa thí nghiệm ................... 45
Hình 3.3 Độ bền thể gel của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm ....................................... 46
Hình 3.4 Nhiệt trở hồ của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm ........................................... 47
Hình 3.5 Thử mặn ở nồng độ 15,625 dSm-1 của các giống/dòng lúa thí nghiệm ..... 49

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Thời gian sinh trưởng và nhóm lúa.............................................................. 6
Bảng 1.2 Bảng phân loại đất mặn ............................................................................. 13
Bảng 1.3 Bảng phân loại đất bị ảnh hưởng bởi mặn (Donal Horneck, 2007) .......... 13
Bảng 1.4 Thang đánh giá độ dẫn điện ....................................................................... 13
Bảng 2.1 Danh sách bộ giống thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, Long An ................... 20
Bảng 2.2 Bón phân cho cây lúa ................................................................................. 22
Bảng 2.3 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá ............................................................. 23
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt gạo (IRRI, 1989) ........... 28
Bảng 2.5 Thang đánh giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988) .................................... 29
Bảng 2.6 Bảng phân cấp cấp độ trở hồ (Jennings et al., 1979)................................. 31
Bảng 2.7 Phân cấp độ bền thể gel (IRRI, 1996) ....................................................... 32
Bảng 2.8 Phân cấp mùi thơm theo thang đánh giá mùi thơm của IRRI (1986) ........ 32
Bảng 2.9 Tiêu chuẩn đánh giá (SES) ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển IRRI
(1997) ........................................................................................................................ 33

Bảng 3.1 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất .................................. 36
Bảng 3.2 Độ mặn đất qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tại huyện Tân
Trụ tỉnh Long An, năm 2013..................................................................................... 36
Bảng 3.3 Đặc tính nông học của 6 dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ tỉnh
Long An vụ Đông Xuân năm 2014 ........................................................................... 37
Bảng 3.4 Đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Tân Trụ
tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 ........................................................ 38
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa
thí nghiệm tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014....... 40
Bảng 3.6 Tình hình bệnh hại trên lúa của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện
Tân Trụ, tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 ......................................... 42
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại
huyện Tân Trụ tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014 ............................... 43
Bảng 3.8 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm ............ 44

x


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắc

Ý nghĩa

CEC

Dung tích hấp phụ cation

dSm-1

Deci Siemens trên mỗi mét


ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐCCN

Đối chứng chuẩn nhiễm

ĐCĐP

Đối chứng địa phương

EC

Electrical Conductivity (độ dẫn điện)

Ece

Độ mặn đất trích bão hòa

FAO

Food and Argiculture Organization of the United Nations (hiệp
hội nông lương quốc tế)

IRRI

International rice reseach institude (viện lúa quốc tế)


NSKG

Ngày sau khi gieo

NSKTM

Ngày sau khi thử mặn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực tế

Rep

Replication (lặp lại)

TGST

Thời gian sinh trưởng

D/R

Dài/Rộng

ESP


Exchangeable Sodium Percentage (phần trăm Natri trao đổi)

SAR

Sodium Absorption Ratio (tỷ lệ Natri hấp thu)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

NSKG

Ngày sau khi gieo

Ctv

Cộng tác viên

xi


MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của nước ta, hằng năm Vùng
này đóng góp trên 50% sản lượng lúa và trên 90% tổng sản lượng lúa xuất khẩu của
nước ta. Với diện tích 3.9 triệu ha trồng lúa, cây lúa đang và sẽ là cây chủ lực của
ĐBSCL trong những năm tới. Tuy nhiên, nơi đây đang đứng trước thách thức về
tình hình xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu (BĐKH), gây ra nhiều khó khăn trong
đời sống, sản xuất của người dân. Tỉnh Long An là một trong 13 tỉnh thành của
ĐBSCL phải chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình xâm nhập mặn.
Huyện Tân Trụ thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, là một

huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Long An. Tân Trụ nằm giữa hạ lưu của sông
Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, cho nên ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông
khá mạnh. Vào mùa khô, nước mặn từ cửa Soài Rạp theo cửa sông chảy vào hệ
thống kênh nội đồng làm cho quá trình nhiễm mặn xảy ra. Diện tích đất nhiễm mặn
được thống kê năm 2008 chiếm 13,5% diện tích toàn huyện. Cho đến nay diện tích
đất mặn vẫn đang tiếp tục tăng nhưng không nhiều. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau) người dân địa phương chủ yếu nuôi tôm trên diện tích đất canh tác. Xã
Nhựt Ninh huyện Tân Trụ có hai ấp: Bình Thạnh và Thuận Lợi còn một phần lớn
diện tích ở ngoài đê nên vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của nước mặn vào mùa khô
hằng năm. Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) độ mặn giảm xuống nên người
nông dân tiến hành canh tác lúa, các giống lúa được trồng phổ biến tại địa phương:
OM4900, OM7347, OM6976, Nàng Hoa Chín, IR50404... Từ những điều kiện thực
tế trên của địa phương cho nên mô hình canh tác chủ yếu của bà con nông dân tại
đây là mô hình lúa – tôm và canh tác lúa 3 vụ.
Việc tìm ra giống lúa ngắn ngày, chống chịu mặn, năng suất cao và phẩm
chất gạo tốt là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Vì vậy, đề tài: “Khảo nghiệm cơ bản bộ
giống/dòng lúa chống chịu mặn tại huyện Tân Trụ tỉnh Long An vụ Đông Xuân
2013 - 2014”. Được thực hiện nhằm mục tiêu chọn ra ít nhất một giống/dòng lúa có
khả năng chống chịu mặn, năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với tình hình canh
tác thực tế tại địa phương.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặt điểm vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Tân Trụ là huyện thuộc tỉnh Long An, kẹp giữa hai con sống Vàm Cỏ Đông
và Vàm Cỏ Tây. Huyện Tân Trụ phía Đông giáp với huyện Cần Đước, giáp với

huyện Bến Lức ở phía Bắc, phía Tây giáp với huyện Thủ Thừa và thành phố Tân
An và phía Nam giáp với huyện Châu Thành
1.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Cũng giống như các vùng khác ở ĐBSCL huyện Tân Trụ thuộc vùng nhiệt
đới cận xích đạo gió mùa với hai mùa là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa
khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Mùa mưa là mùa chiếm đến 85 – 90% lượng
mưa cả năm và với lương mưa trung bình nhiều năm là 1.900 mm. Vào mùa khô
lượng mưa thấp nhưng lượng bốc hơi lại cao chiếm 67 – 68% tổng lượng bốc hơi cả
năm.
Nhiệt độ không khí trung bình xấp xỉ 27 0C, vào tháng 12 nhiệt độ không khí
thường thấp, trung bình đo được là 15 – 17 0C, nhiệt độ trung bình cao nhất đo được
vào tháng 3 – 4 là 31,5 – 35 0C.
Ẩm độ không khí trên lệch giữa mùa mưa và mùa khô. Có những thời điểm
ẩm độ đo được chỉ có 20%, cao nhất đạt tới xấp xỉ 100%.
Chế độ nắng ở Tân Trụ khá dồi dào, trung bình 2.700 giờ/năm.
Hướng gió ở Tân Trụ thịnh hành theo hướng Đông Bắc, với tốc độ trung
bình 5 – 7 m/s.
1.1.3 Chế độ thủy văn và tài nguyên đất
Là một huyện nằm giữa hai nhánh của sông Vàm Cỏ là Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây, Tân Trụ chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của biển Đông
từ cửa Soài Rạp.
Đất ở Tân Trụ có hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất phèn. Trong đó, đất
phèn nhẹ có 1.650, đất phèn nhẹ nhiễm mặn có 1.200 ha, đất phèn nhiễm mặn nặng
có 237 ha. Đất phù sa chiếm khoảng 63,4%.

2


Nguồn: />
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tân Trụ tỉnh Long An


3


Nguồn: />
Hình 1.2 Bản đồ hành chính huyện Tân Trụ tỉnh Long An

4


Nguồn: />
Hình 1.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Tân Trụ tỉnh Long An

5


1.2 Đặc tính nông học của cây lúa
1.2.1 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi cây lúa nẩy mầm đến khi
cây lúa chín hoàn toàn. Mỗi loại giống điều có thời gian sinh trưởng nhất định và
được chia ra thành các nhóm:
Bảng 1.1 Thời gian sinh trưởng và nhóm lúa

STT

Nhóm lúa

Thời gian sinh trưởng (ngày)

1


Cực ngắn ngày (nhóm A0)

< 90

2

Ngắn ngày (nhóm A1)

90 – 105

3

Trung bình (nhóm A2)

106 – 120

4

Dài ngày (nhóm B)

> 120

Nguồn: 10 TCN 558-2002

Thời gian sinh trưởng được chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn tăng
trưởng (sinh trưởng sinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn
chín.(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
1.2.2 Chiều cao cây lúa
Mỗi giống lúa có chiều cao cây khác nhau và cũng bị ảnh hưởng của các yếu

tố: phân bón, chế độ nước….
Theo Võ Tòng Xuân (1979) thì yêu cầu tốt nhất cho cây lúa năng suất cao ở
đồng ruộng Việt Nam thân lúa phải có chiều cao trung bình 80 – 110 cm. Cây lúa
càng cao càng dễ đổ ngã do đó tránh những giống cao cây vào mùa mưa.
Chiều cao cây lúa được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất. Giống cây thấp
đến trung bình sẽ hạn chế đổ ngã góp phần tăng năng suất.
1.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu
Theo Nguyên Ngọc Đệ (2008), ở thời điểm bắt đầu phân hóa đồng, chồi nào
có chiều cao khoảng 2/3 thân chính hoặc khoảng ba lá thì có thể trở thành chồi hữu
hiệu nếu điều kiện dinh dưỡng và môi trường sau đó thuận lợi, ngược lại sẽ chết đi
và trở thành chồi vô hiệu.
Khi sạ hoặc cấy ở mật độ dày là điều kiện để đạt năng suất cao, các giống
nhiều chồi cho ít chồi trên mỗi bụi nhưng vẫn tạo năng suất cao hơn các giống ít
chồi. Giống nhiều chồi sẽ mộc bù lại các cây bị mất hoặc ở mật độ thấp (Jenning et
al, 1979).

6


Như vậy, tỷ lệ chồi hữu hiệu có ý nghĩa quyết định đến số bông trên một diện
tích. Khi tỷ lệ chồi hữu hiệu cao, số bông trên diện tích góp phần tăng năng suất vì
số bông trên đơn vị diện tích là yếu tố có tính chất quyết định và sơm nhất đối với
năng suất cây lúa.
1.2.4 Chiều dài bông
Bông lúa là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa. Sau khi
ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Theo Vũ Văn Liết và ctv.,(2004) thì chiều dài bông được tính từ cổ bông đến
đầu mút bông. Giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000
hạt cao sẽ cho năng suất cao.
1.2.5 Số bông/ m2

Trong canh tác lúa, số bông/ m2 tùy thuộc nhiều vào sự đâm chồi, nó được
xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn trổ tối đa. Tuy nhiên, ở hệ thống sạ
thẳng, số bông/ m2 tùy thuộc vào lượng giống để sạ và phần trăm nẩy mầm
(Shouichi Yoshida, 1981).
Số bông/ m2 chịu ảnh hưởng bởi: Kỹ thuật canh tác, khoảng cách (mật độ
sạ) và sự bón đạm. Đặc điểm sinh trưởng: sự đâm chồi (mọc của mạ). Điều kiện khí
hậu: bức xạ mặt trời và nhiệt độ.
Tóm lại, sống bông/m2 là một thành phần năng suất góp phần quan trọng
trong việc tạo nên năng suất và chịu ảnh hưởng của mật độ sạ. Số chồi hữu hiệu là
yếu tố trực tiếp quyết định số bông/m2.
1.2.6 Số hạt chắc/ bông
Nguyễn Thị Nga (2011), số hạt chắc/bông cũng là yếu tố quan trọng cấu
thành nên năng suất. Số hạt chắc/bông chủ yếu do yếu tố di truyền quy định. Tuy
nhiên củng chịu tác động bởi yếu tố ngoại cảnh do ảnh hưởng đến quá trình phân
hóa hoa. Số hạt chắc/bông phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như số gié,
số hoa thoái hóa.
Số hạt trên bông được xác định trước, trong và sau khi trổ, điều kiện thời tiết
không thuận lợi ảnh hưởng đến việc trổ bông và có thể gây ra bất thụ cho những hạt
lép (Shouichi Yoshida, 1981).
1.2.7 Tỷ lệ hạt chắc
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ
phân hóa đồng đến khi hạt vào chắc. Đặc tính cây lúa, số hạt trên bông và điều kiện

7


ngoại cảnh có ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc/bông. Thường thì số hoa trên bông quá
nhiều sẽ dẫn đến tỷ lệ hạt chắc/bông thấp và muốn đạt năng suất thì tỷ lệ hạt
chắc/bông phải đạt trên 80%.
1.2.8 Trọng lượng 1000 hạt

Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các
yếu tố khác thì trọng lượng 1000 hạt tương đối ít biến động và phụ thuộc chủ yếu
vào yếu tố giống. Trọng lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành: trọng lượng vỏ
trấu và trọng lượng hạt gạo. Trọng lượng vỏ trấu chiếm 20% và trọng lượng hạt gạo
chiếm 80% trọng lượng toàn hạt (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ và ctv.,(1997) đặc tính này phụ thuộc vào điều kiện
môi trường và có hệ số di truyền cao, nó phụ thuộc vào giống. Trọng lượng 1000
hạt của một giống ổn định không có nghĩa là trọng lượng của các hạt như nhau,
chúng thay đổi theo một giới hạn nhất định nhưng có giá trị trung bình luôn ổn định.
1.2.9 Năng suất
Năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố gọi là bốn
thành phần năng suất: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc
và trọng lượng 1000 hạt. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì công thức tính năng suất
lúa được tính theo công thức:
Y=N x F x w x 10-5
Trong đó:
Y: năng suất (tấn/ha)
N: số hạt/m2
F: tỷ lệ hạt chắc
w: trọng lượng 1000 hạt.
Năng suất thực tế
Gặt 5m2 lúa giữa lô, cân trọng lượng đo độ ẩm hạt và tính năng suất thực tế
theo công thức:
Nangsuatthucte 

w 1000(m 2 )
x
 w  2(tan/ ha)
1000
5(m 2 )


8


Năng suất lý thuyết
Năng suất lý thuyết(tấn/ha) tính theo công thức sau:
Nangsuatlythuyet 

sobong / m 2  hatchac / bong  TL1000hat / 1000
(tan/ ha)
100

1.3 Phẩm chất hạt gạo
1.3.1 Chiều dài hạt gạo.
Chiều dài hạt gạo là tính trạng ổn định nhất, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường,
được điều khiển bỡi đa gen (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011).
Chiều dài hạt gạo được xếp theo: hạt dài > hạt trung bình > hạt ngắn > hạt rất
ngắn.
Ở mỗi khu vực, quốc gia, vùng miền thì nhu cầu thị hiếu về chiều dài hạt gạo
khác nhau.Vì vậy, việc chọn giống gặp không ít khó khăn.
1.3.2 Hàm lượng Amylose
Gạo chứa gần 90% là tinh bột. Tinh bột gạo là hợp chất của amylose và
amylopectin.
Hàm lượng amylose trong hạt gạo là một nguyên tố ảnh hưởng quan trọng
đến phẩm chất của cơm, nó tương quan ngịch với độ dẻo, độ mềm, độ bóng của
cơm (Bao et al., 2001)
Trong cùng một giống nếu trồng ở điều kiện môi trường khác nhau sẽ thuộc
nhóm amylose khác nhau. Hàm lượng amylose còn được quyết định bởi yếu tố di
truyền, ở lúa lucus waxy nằm trên nhiểm sắc thể thứ ba kiểm soát sản phẩm
amylose tạo thành nội nhủ.(Khush et al.,1974)

1.3.3 Hàm lượng protein
Hàm lượng protein là một chỉ tiêu tương đối quan trọng trong chất lượng
dinh dưỡng của hạt gạo. Protein trong hạt gạo tuy thất nhưng nó có giá trị dinh
dưỡng cao hơn những loại ngũ cốc khác vì hàm lượng lysin trong nó khá cao 3,0 –
4,0% (Bùi Chí Bữu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Do bị ảnh hưởng bởi giống và môi trường hàm lượng protein của lúa thường
mức trung bình 7% ở gạo trà trắng và 8% gạo lức (Jenning et al.,1979).
1.3.4 Độ trở hồ (Nhiệt trở hồ)
Bên cạnh hàm lượng amylose và protein thì một chỉ tiêu không kém phần
quan trọng đó là độ trở hồ.

9


Độ trở hồ là đặc tính chỉ nhiệt độ nấu gạo thành cơm và không thể trở lại
trạng thái ban đầu. Độ trở hồ thay đổi từ 55 – 79 0C. Độ trở hồ trung bình là điều
kiện tối hảo cho chất lượng hạt gạo tốt.
Nguyễn Ngoc Đệ (2008), độ trở hồ dùng xác định thời gian cần thiết để nấu
cơm. Theo Jennings et al., (1979), là một đặc tính dùng để xác định phẩm chất gạo
khi nấu, là nhiệt độ cần thiết để khi nấu được hấp thụ và hạt tinh bột phồng lên
không hoàn nguyên lại được.
Độ trở đồ xếp loại thấp (55 – 69,5 0C), trung bình (70 – 74 0C), cao (75 790C).
1.3.5 Độ bền thể gel
Lúa có hàm lượng amylose thấp thường có độ bền thể gel mềm. Các giống
có hàm lượng amylose như nhau có thể khác nhau về độ bền thể gel (Jenning et
al.,1979).
Về đặt tính di truyền, thì có nhiều quan điểm khác nhau về độ bền thể gel. Độ bền
thể gel do một cặp gen điều khiển (Chang và Li, 1981).Theo Tang và ctv,.1991 thì
độ bền thể gel do một cặp gen điều khiển nhưng có tương tác với một số gen phụ.
1.3.6 Tính thơm

Gạo có mùi thơm là một đặc tính phẩm chất có giá trị thứ yếu nhưng được
người dân ở một số vùng của Châu Á chấp nhận và ưa chuộng với giá trị cao
(Jenning et al., 1979).
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về đặc tính di truyền của mùi thơm trong
lúa. Theo Kadam và Patankar (1938) cho rằng mùi thơm do một gen trội kiểm soát.
Còn theo Jenning et al., 1979 thì cho rằng nó được qui định bởi hai gen hay ba gen
lặng kiểm soát. Củng có nhiều ý kiến cho rằng mùi thơm được qui định bởi một gen
lặng (Huang và Ying, 1992; Hoàng Văn Phần và Trần Đình Long, 1995).
1.4 Các tính chất của đất
1.4.1 Dung tích hấp phụ cation (CEC)
CEC là tổng số cation ở trạng thái trao đổi trong đất, CEC càng cao thì khả
năng giữ và trao đổi các chất dinh dưỡng càng cao và ngược lại. Khi pH gia tăng
CEC gia tăng do một số keo đất có điện tích thay đổi sẽ tích điện âm trong điều kiện
pH cao do đó có khả năng hấp thụ cation. Từ đó có thể đo lường tiềm năng tối đa có
thể hấp thụ cation của một loại đất (Ngô Ngọc Hưng, 2004).

10


1.4.2 Các độc chất trong đất
Ngoài các chất dinh dưỡng có trong đất cung cấp cho cây thì đất còn chứa
nhiều loại độc chất khác ảnh hưởng đến cây trồng.
Độ đẫn điện (EC): là đại lượng nghịch đảo của điện trở đất. Đất có chứa
nhiều muối thì chỉ số EC càng cao. EC là giá trị phản ánh gián tiếp độ mặn.
Hàm lượng Cl- : Các đất bị nhiễm mặn do nước biển thường chứa nhiều muối
NaCl, MgCl2, CaCl2, chúng chiếm hơn 90% tổng số muối hòa tan trong đất nhiễm
mặn nên có thể đánh giá độ mặn của đất qua hàm lượng Cl- trong đất. Trong đất nếu
hàm lượng Cl- ít hơn 0,05% đất không mặn, từ 0,051- 0,25 % đất mặn ít và trung
bình, lớn hơn 0,26% đất mặn nhiều (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Hàm lượng Fe: trong đất các muối sắt thường không bị hòa tan và gây độc

cho cây trồng khi ở môi trường trung tính và ít chua. Khi pH <4,0 thì các hợp chất
sắt sẽ bị hòa tan và trở nên di động sẽ ảnh hưởng đến cây trồng.
Trong đất yếm khí Fe có thể ở dạng FeSO4 không màu hay Fe(OH)2. Trong
dung dịch Fe2+ là cation linh động có thể kết hợp H2S → FeS bám dính vào rễ cây
làm ngộ độc cây. Khi nồng độ Fe2+ ≥ 600ppm bắt đầu có ảnh hưởng, trên 1000 ppm
gây chết cây lúa. Tuy nhiên, Fe2+ dễ bị oxy hóa thành Fe3+ có màu vàng nâu đỏ, mà
Fe3+ có độ hòa tan thấp nên ít độc.
Hàm lượng Al: Đất bị nhiễm phèn thì hàm lượng Nhôm trao đổi trong đất
cao, nó có khả năng gây độc cho cây.
Hàm lượng SO42-: SO42- là thành phần chủ yếu của các muối trên đất phèn.
Hàm lượng SO42- càng cao thì đất càng bị phèn nặng.
1.4.3 Các nguyên tố đa lượng trong đất
Đạm là nguyên tố quan trọng nhất cho sự sinh trưởng của cây trồng. Cây
trồng hấp thu đạm ở hai dạng là NO3- và NH4+. Trong đất ngập nước có hàm lượng
đạm ở dạng NH4+ cao, cây lúa chủ yếu hấp thu đạm dưới dạng NH4+. Hàm lượng
đạm tổng số trong đất phản ánh độ màu mỡ của đất. Đất phù sa có hàm lượng đạm
tổng số cao và đất phèn có hàm lượng đạm tổng số thấp.
Lân là nguyên tố quan trọng thứ hai sau đạm, lân được cây trồng hấp thu ở
nhiều dạng nhưng cây trồng hấp thu chủ yếu ở hai dạng là H2PO4-, HPO42-.
Lân trong đất gồm lân vô cơ và hữu cơ. Hàm lượng lân tổng số trong đất
biến thiên trung bình từ 0,02-0,15 % P2O5 (Ngô Ngọc Hưng, 2004).

11


Lân tổng số trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng của đất. Đất ĐBSCL
được tạo thành từ các khoáng nghèo lân. Đất phù sa được bồi hàng năm và đất mặn
có hàm lượng lân tổng số cao nhất và thấp nhất là các loại đất phèn (Ngô Ngọc
Hưng, 2004).
Kali là nguyên tố có tầm quan trong thứ ba đối với cây trồng, kali là nguyên

tố cây trồng hấp thu nhiều và chỉ xếp sau Đạm. Kali tồn tại ở bốn dạng trong đất:
kali trong dung dịch, kali trao đổi, kali không trao đổi và kali trong cấu trúc đất. kali
trao đổi dễ dàng trao đổi với các cation khác nên hữu dụng đối với cây trồng. 90%
kali hữu dụng đối với cây trồng nằm ở dạng kali trao đổi. Thông thường kali trong
dung dịch đất rất thấp và không đủ cung cấp cho cây trồng. Tuy nhiên, khi kali
trong dung dịch đất bị cây trồng hút thì kali trao đổi trong đất sẽ trao đổi với dung
dịch đất để cung cấp cho cây (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
1.5 Đất mặn và ảnh hưởng của đất mặn lên cây lúa
1.5.1 Đất mặn
Đất bị nhiễm mặn là một trong những vẫn đề hiện tại thách thức nghiêm
trọng nền nông nghiệp các quốc gia trên thế giới.
Đất mặn chứa một lượng muối hoà tan trong nước ở vùng rễ cây, làm thiệt
hại đến hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Mức độ gây hại của đất mặn tuỳ thuộc
vào loài cây trồng, giống cây, thời gian sinh trưởng, các yếu tố môi trường đi kèm
và tính chất của đất. Do đó, người ta rất khó định nghĩa đất mặn một cách chính xác
và đầy đủ. Hội Khoa học Đất của Mỹ (SSSA1979) đã xác định đất mặn là đất có độ
dẫn điện (EC) lớn hơn 2 dS/m, không kể đến hai giá trị khác: tỉ lệ hấp thu sodium
(SAR) và pH. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa khác đều chấp nhận đất mặn là đất
có độ dẫn điện EC cao hơn 4 dS/m ở điều kiện nhiệt độ là 250C, phần trăm sodium
trao đổi ESP kém hơn 15, và pH nhỏ hơn 8,5 (Nguyễn Thị Lang, Phạm Thị Xim,
Bùi Chí Bửu, 2008).
Sự tích tụ muối trong đất canh tác do quá trình tưới tiêu, dẫn nước từ các
nguồn chứa muối gốc NaCl và từ sự xâm nhập của nước biển. Gia tăng nồng độ
muối trong đất làm giảm khả năng hấp thu nước ở thực vật (Ulrich et al., 2014).
Mức độ gây hại của đất mặn tùy thuộc vào lại cây trồng, thời gian sinh
trưởng, các yếu tố môi trường và tính chất của đất (FAO, 1985).

12



×