Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút npv (nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu ăn tạp (spodoptera litura fabr.) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

---o0o---

PHAN THÀNH QUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ
PHẨM VI RÚT NPV (Nucleopolyhedrovirus) KHÔ
VÀ LỎNG THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐỐI
VỚI SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabr.) TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

---o0o---

PHAN THÀNH QUÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ
PHẨM VI RÚT NPV (Nucleopolyhedrovirus) KHÔ
VÀ LỎNG THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐỐI
VỚI SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabr.) TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs.Ts. TRẦN VĂN HAI
ThS. TRỊNH THỊ XUÂN

Cần Thơ-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

---o0o--Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo Vệ Thực Vật với đề
tài :

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ
PHẨM VI RÚT NPV (Nucleopolyhedrovirus) KHÔ
VÀ LỎNG THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐỐI
VỚI SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura Fabr. TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Do sinh viên Phan Thành Quân thực hiện và đề nạp
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…...tháng…...năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hai



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

---o0o--Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
nghành Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HAI DẠNG CHẾ
PHẨM VI RÚT NPV (Nucleopolyhedrovirus) KHÔ
VÀ LỎNG THEO THỜI GIAN BẢO QUẢN ĐỐI
VỚI SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura Fabr. TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Do sinh viên Phan Thành Quân thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày…… tháng…… năm 2014
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá mức : ............................................

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014
Duyệt khoa
BCN khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch hội đồng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết
quả trình bài trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phan Thành Quân


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên sinh viên : PHAN THÀNH QUÂN
Ngày sinh : 06/04/1992
Con ông : PHAN TẤN HIỆP và bà : LÊ THANH THÚY EM
Đã tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2008, tại Trường THCS Hòa Bình
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011, tại Trường THPT Hòa Bình.
Đã vào học Trường Đại Học Cần Thơ năm 2011, ngành Bảo vệ thực vật ,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng !
Ba, mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con khôn lớn nên người.
Thành kính biết ơn !
PGs.Ts. Trần Văn Hai và Cô Trịnh Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức và đóng góp những ý kiến quý báu để em hoàn thành việc
nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp này.
Và vô cùng biết ơn Quí thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập ở trường.

Xin chân thành cám ơn !
Anh Huỳnh Nguyễn Quang Tuấn và anh Nguyễn Chí Long, chị Trần
Thị Tho, chị Lương Thị Hoàng Dung, bạn Thu, Hậu, Đường, Đông cùng các
bạn sinh viên lớp BVTV 37 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin nhận lời cám ơn sâu sắc nhất

Phan Thành Quân


PHAN THÀNH QUÂN, 2014. “Đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm
vi rút NPV (Nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản
đối với sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabr. trong điều kiện phòng thí
nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút NPV
(Nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu ăn tạp
Spodoptera litura Fabr. trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện
nhằm tìm ra dạng chế phẩm vi rút cho hiệu quả đối với sâu ăn tạp trong điều
kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến
tháng 11 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phát triển chế phẩm sinh học
(NEDO), Bộ môn Bảo vệ Thực vật (BVTV), Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Chế phẩm vi rút được sản xuất bằng cách phối trộn các chất phụ gia, chất
chống thối, chất chống tia tử ngoại và chất làm tăng hoạt tính của vi rút NPV,
sau khi sản xuất thành hai dạng lỏng và khô sẽ được cất giữ ở hai điều kiện
nhiệt độ là 40C và 250C, sau đó sẽ được kiểm tra hiệu quả trên đối tượng sâu

ăn tạp tuổi 2 để đánh giá mức độ gây chết của các dạng chế phẩm này sau 1, 3,
5, 8 và 12 tháng sau khi sản xuất. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn
toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại. Kết quả đạt được như sau:
Các chế phẩm dùng trong thí nghiệm có mật số thể vùi là 107 OBs/mL cho
hiệu quả phòng trừ sâu cao và kéo dài trong điều kiện phòng thí nghiệm với
hiệu quả diệt sâu ăn tạp cao đạt trên 90% sau 1 tháng sản xuất.
Sau 3 tháng sản xuất và bảo quản, các dạng chế phẩm đều cho hiệu quả
phòng trừ sâu ăn tạp. Trong đó độ hữu hiệu của chế phẩm lỏng (40C) đạt giá
trị 92,5% sau 12 ngày thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Độ hữu hiệu của các chế phẩm vẫn tỏ ra rất có hiệu quả trong phòng trừ
sâu ăn tạp sau 5 tháng bảo quản, dao động từ 34,4% - 74,6%. Trong đó chế
phẩm khô (40C) tỏ ra có hiệu lực vượt trội hơn (74,6%) trong điều kiện phòng
thí nghiệm tại thời điểm 12 ngày sau khi chủng nhiễm.
Độ hữu hiệu của các chế phẩm có chiều hướng giảm đi sau 8 tháng bảo
quản nhưng chế phẩm khô (40C) vẫn cho độ hữu hiệu cao (66,8%) sau 12 ngày
chủng nhiễm.
i


Hiệu quả của các dạng chế phẩm tiếp tục giảm sau 12 tháng bảo quản, ở
thời điểm này tất cả các dạng chế phẩm đều cho hiệu quả thấp (dưới 50%).
Trong đó chế phẩm khô (40C) là còn đạt hiệu quả diệt sâu ăn tạp 50%.

ii


MỤC LỤC
Tóm lược ............................................................................................................ i
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh sách bảng ................................................................................................. v

Danh sách hình ................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................ 3
2.1

SÂU ĂN TẠP ....................................................................................................... 3
2.1.1 Phân bố và ký chủ.......................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học ..................................................... 3
2.1.3 Tập quán sống và cách gây hại ...................................................... 4
2.1.4 Biện pháp phòng trừ ...................................................................... 5

2.2

VI RÚT Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus (SpltNPV) ............ 7
2.2.1 Phân loại ........................................................................................ 7
2.2.2 Đặc điểm của vi rút ký sinh côn trùng........................................... 7
2.2.3 Phổ ký chủ ..................................................................................... 8
2.2.4 Cơ chế gây bệnh của vi rút đa nhân diện lên sâu ăn tạp................ 8
2.2.5 Phương thức lây truyền nguồn bệnh vi rút .................................. 11
2.2.6 Triệu chứng của bệnh vi rút trên SAT ......................................... 11
2.2.7 Các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu lực của NPV ...................... 12

2.3

Sản xuất chế phẩm NPV................................................................................ 13
2.3.1 Sản xuất chế phẩm NPV trên thế giới ......................................... 13
2.3.2 Sản xuất chế phẩm NPV tại Việt Nam ........................................ 14
2.3.3 Quy trình sản xuất chế phẩm ....................................................... 15
2.3.4 Dạng chế phẩm vi rút .................................................................. 16


2.4 Ƣu và nhƣợc điểm của việc sử dụng chế phẩm NPV trong phòng
trừ dịch hại .................................................................................................................... 17
2.4.1 Ưu điểm của chế phẩm NPV ....................................................... 17
2.4.2 Nhược điểm của chế phẩm NPV ................................................. 18
iii


2.4.3 Các chất phụ gia .......................................................................... 18
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 19
3.2 Phương tiện ............................................................................................................ 19
3.3 Phương pháp.......................................................................................................... 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................... 22
4.1 Hiệu lực của chế phẩm vi rút NPV sau 1 tháng sản xuất .......................... 22
4.2 Hiệu lực của hai dạng chế phẩm vi rút NPV sau 3 tháng sản xuất ......... 23
4.3 Hiệu lực của chế phẩm vi rút NPV sau 5 tháng sản xuất .......................... 25
4.4 Hiệu lực của hai dạng chế phẩm vi rút NPV sau 8 tháng sản xuất ......... 27
4.5 Hiệu lực của chế phẩm vi rút NPV sau 12 tháng sản xuất ........................ 28
4.6 Tỉ lệ sụt giảm của các dạng chế phẩm vi rút sau 12 tháng bảo quản ..... 29
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 32
5.1 Kết Luận ................................................................................................................. 32
5.2 Đề Nghị................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 33
PHỤ CHƢƠNG HÌNH .................................................................................. 37
PHỤ CHƢƠNG BẢNG

iv


DANH SÁCH BẢNG


TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản
xuất 1 tháng trong điều kiện PTN, Bộ Môn BVTV-ĐHCT ............ 22
Bảng 4.2: Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản
xuất 3 tháng trong điều kiện PTN, Bộ Môn BVTV-ĐHCT ............ 24
Bảng 4.3: Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản
xuất 5 tháng trong điều kiện PTN, Bộ Môn BVTV-ĐHCT ............ 26
Bảng 4.4: Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản
xuất 8 tháng trong điều kiện PTN, Bộ Môn BVTV-ĐHCT ............ 27
Bảng 4.5: Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm vi rút NPV đối với SAT sau khi sản
xuất 12 tháng trong điều kiện PTN, Bộ Môn BVTV-ĐHCT .......... 28
Bảng 4.6: Số lần sụt giảm so với 1 tháng sản xuất của chế phẩm vi rút NPV
đối với sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều kiện PTN ở thời điểm 9 ngày
sau khi chủng................................................................................... 29

v


DANH SÁCH HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Sơ đồ lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của NPV .......................... 10
Hình 2.2: Ấu trùng sâu ăn tạp nhiễm vi rút SpltNPV ....................................... 12

Hình 3.1: Nhân nuôi sâu sạch trong phòng thí nhiệm ...................................... 19
Hình 3.2: Chế phẩm SpltNPV dạng khô ........................................................... 20
Hình 3.3: Chế phẩm SpltNPV dạng lỏng .......................................................... 20
Hình 4.1: Sự sụt giảm của các dạng chế phẩm sau 12 tháng sản xuất trong điều
kiện phòng thí nghiệm ở thời điểm 9 ngày sau khi chủng nhiễm... 30
Hình trí thí nghiệm trong hộp khuôn chủng (phải) và nhựa (trái) .................... 36
Hình sâu bị nhiễm vi rút trong thí nghiệm ........................................................ 36

vi


MỞ ĐẦU
Sâu ăn tạp Spodoptera litura (Fabricius) hay còn gọi là sâu khoang, sâu
đất, sâu ổ… là đối tượng gây hại quan trọng ở các vùng nhiệt đới, châu Á và
một số nước ôn đới, châu Úc và đảo Thái Bình Dương. Nó có thể phá hại đến
290 loài cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực
phẩm, cây lương thực... nhất là những cây công nghiêp ngắn ngày như đậu
nành, đậu phộng, bông vải.... Chúng tấn công trên lá, ăn hết phần thịt lá chỉ
còn lại gân lá. Trước đây, bằng cách sử dụng thuốc hóa học đúng thời gian,
liều lượng và nồng độ; nông dân đã thực sự kiểm soát được sâu ăn tạp trên
đồng ruộng của mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sâu
ăn tạp đã phát triển tính kháng chống lại hầu hết các nhóm thuốc trừ sâu được
sử dụng để tiêu diệt nó (Armes et al., 1997; Anonymous, 1999; Kranthi et al.,
2002), ngay cả đối với thuốc trừ sâu hóa học mới như lufenuron (Sudhakaran,
2002).
Bên cạnh việc làm tăng tính kháng thuốc thì sử dụng thuốc hóa học trừ
sâu nhiều còn làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của con người và
động vật, tiêu diệt hệ thiên địch, gây ra nhiều dịch hại mới… Hiện tại, có
nhiều tác nhân đặc trưng được sử dụng để phòng trừ sâu ăn tạp nhưng vẫn bảo
tồn thiên địch như chất điều hòa sinh trưởng côn trùng, vi khuẩn Bacillus

thuringiensis, nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana,
Pheromones giới tính (Shinoda, 2001).
Vi rút gây bệnh côn trùng đã được các nhà khoa học trên thế giới phát
hiện ra 1000 loại, trong đó các loài thuộc nhóm Baculivirus có tác dụng diệt
sâu cao nhất (Phạm Thị Thùy, 2004). Vi rút nhân đa diện
(Nucleopolyhedrovirus) là một trong những loại tác nhân gây bệnh trên côn
trùng quan trọng nhất đang được phát triển như các loại thuốc trừ sâu vi sinh
trong những chương trình phòng trừ dịch hại (Fuxa, 1992). Ở loài sâu ăn tạp
Spodoptera litura, Spodoptera litura NPV được ghi nhận là thiên địch tự
nhiên rất hiệu quả (Frances et al. 1998). Ngày nay, ở Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil, Taiwan, và Korea; SpltNPV đã và đang được ứng dụng một cách rộng
rãi để phòng trừ sâu ăn tạp gây hại rau màu, bông vải, lúa, và đậu như một loại
thuốc trừ sâu sinh học thương phẩm (Pang et al., 2001). Do đó, việc nghiên
cứu một loại chế phẩm trừ sâu an toàn cho người, không gây ảnh hưởng đến
môi trường là một điều hết sức cần thiết.

1


Vì vậy đề tài “Đánh giá hiệu quả của hai dạng chế phẩm vi rút NPV
(Nucleopolyhedrovirus) khô và lỏng theo thời gian bảo quản đối với sâu
ăn tạp Spodoptera litura Fabr. trong điều kiện phòng thí nghiệm” được
thực hiện nhằm mục đích:
So sánh hiệu quả hai dạng chế phẩm vi rút (khô và lỏng) theo thời gian
bảo quản đối với sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm.

2


CHƢƠNG 1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SÂU ĂN TẠP
2.1.1

Phân bố và ký chủ

Sâu ăn tạp (SAT) Spodoptera litura (Fabricius), hay còn gọi là sâu
khoang, sâu đất, sâu ổ… là đối tượng gây hại quan trọng ở các vùng nhiệt đới,
châu Á và một số nước ôn đới, châu Úc và một số đảo ở Thái Bình Dương
(Feakin, 1973). Đây là một trong những loài côn trùng gây hại quan trọng cho
nông nghiệp vùng nhiệt đới. Ở vùng Đông Nam Á, SAT xuất hiện nhiều ở các
nước Malaysia, Myanma và Việt Nam.
Sâu ăn tạp là loài đa ký chủ, nó có thể phá hại trên 290 loài cây trồng
thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây lương
thực… nhất là những cây công nghiệp ngắn ngày như đậu nành, đậu phộng,
bông vải… Ngoài ra còn có trên ớt, cà chua, khoai lang, khổ qua và lúa non
(Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
2.1.2

Đặc điểm hình thái và sinh học

Giai đoạn trứng
Trứng có hình bán cầu, đường kính 0,4 - 0,5 mm. Bề mặt trứng có
những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những
đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng,
sau chuyển thành màu tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lông từ
bụng bướm mẹ. Thời gian ủ trứng từ 4 - 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2004).
Giai đoạn ấu trùng
Sâu có 5 - 6 tuổi tùy điều kiện môi trường và phát triển trong thời gian

từ 15 - 20 ngày. Sâu lớn đủ sức dài 35 - 53 mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có
màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Ấu trùng tuổi 1, 2 và 3 thường sống trên cây, nhưng đến tuổi 4 trở đi thì
ban ngày chui xuống đất và ban đêm lại chui lên để cắn phá, khi bị động sâu
cuộn tròn lại rơi xuống đất và nằm bất động. Ấu trùng tuổi 1 thường có màu
xanh lợt, đầu màu đen, dài từ 1 – 1,5 mm, giai đoạn sâu thường sống quanh ổ
trứng. Ấu trùng tuổi 2 bắt đầu có các sọc trên lưng và hai chấm đen ở đốt bụng
thứ nhất. Đây cũng là điểm đặc trưng nhất của ấu trùng SAT là chấm đen ở đốt
thứ nhất rất to, rõ gần như giao nhau tạo thành khoang do đó sâu còn được gọi
là sâu khoang. Trên các đốt còn lại vẫn có chấm đen nhưng không lớn như ở
3


đốt thứ nhất, tuổi này sâu bắt đầu phân tán và khả năng cắn phá tăng dần.
Càng lớn khả năng cắn phá của sâu càng mạnh, đến tuổi cuối sau khi ăn đủ
thức ăn sây sẽ chui xuống đất tạo một xoang trong đất và hóa nhộng (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Giai đoạn nhộng
Nhộng dài 18 - 20 mm, màu nâu tươi hoặc màu nâu tối, hình ống tròn.
Khi mới được hình thành nhộng SAT có màu xanh đọt chuối, rất mềm sau đó
chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có
màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hóa nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có
thể cử động được. Thời gian nhộng là 7 ± 1 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Giai đoạn thành trùng
Bướm có chiều dài thân 20 - 25 mm, sải cánh rộng 35 - 45 mm. Cánh
trước màu nâu vàng. Phần giữa từ cánh trước đến cánh sau có một vân ngang
rộng, màu trắng. Trong vân trắng này có 2 vân màu nâu. Cánh sau màu trắng
óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tùy điều kiện thức ăn.
Trung bình một bướm cái đẻ 300 trứng, nhưng điều kiện thích hợp bướm có

thể đẻ từ 900 - 2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ
5 - 7 ngày, đôi khi đến 10 hoặc 12 ngày. Bướm cái có thể bắt cặp 3 - 4 lần
trong suốt đời sống trong khi bướm đực có thể lên đến 10 lần (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
2.1.3

Tập quán sống và cách gây hại

Sâu ăn tạp thường xuất hiện nhiều từ tháng 12 đến tháng 1 vì vụ Đông
Xuân nông dân thường trồng rẫy nhiều trên ruộng nên lúc nào cũng có sẵn
thức ăn tạo điều kiện cho SAT xuất hiện liên tục từ 2 – 2,5 thế hệ sâu trên
ruộng. Sâu thường phá hại mạnh vào mùa mưa vì nhiệt độ và ẩm độ thích hợp
cho sâu hoạt động. Theo nhiệt độ thích hợp nhất cho sâu sinh trưởng phát dục
là 29 - 300C và độ ẩm không khí thích hợp là trên 90% (Nguyễn Đức Khiêm,
2006).
Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa
tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động
từ tối đến nửa đêm. Bướm bay rất mạnh, có khi xa đến vài chục mét và cao
đến 6 - 7 m. Sau khi vũ hóa vài giờ bướm có thể bắt cặp và một ngày sau thì
đẻ trứng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Trứng được đẻ thành ổ
lớn hình bầu dục dẹt và được phủ một lớp lông màu nâu vàng lấy từ bụng mẹ.
SAT ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn
phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá
để ẩn nấp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Chúng
phá hại mạnh trong tháng 5 và 6.
4


Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị khuấy động nhẹ
chúng có thể bò phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ buông mình xuống đất.

Ở giai đoạn này sâu chỉ gặm mặt dưới lá, chừa biểu bì trên và gân. Sang tuổi 2
sâu bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 sâu bắt đầu có phản
ứng rõ rệt đối với ánh sáng nên ban ngày sâu ẩn ở những nơi tối hoặc chui
xuống kẻ đất nứt, ban đêm sâu leo lên cây. Trong những ngày trời râm mát
hoặc mưa nhiều thì ban ngày sâu có thể bò hoạt động trên cây. Ở tuổi lớn sâu
có tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả
thân cây, cành và trái non. Khi sắp làm nhộng sâu chui xuống đất làm thành
một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).
2.1.4

Biện pháp phòng trừ

Kĩ thuật canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, sau thu hoạch phải thu gom
các tàn dư cây trồng đem đốt hoặc ủ làm phân. Đất trước khi trồng cần phải
được cày, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2 - 3 ngày để
diệt nhộng, sâu non có trong đất. Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời
phát hiện sâu nếu sâu phát sinh nhiều thì ban đêm có thể soi đèn để bắt, ngắt
bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa. Ngài SAT có
khuynh hướng thích mùi chua ngọt và ánh sáng đèn, do đó có thể dùng bả
chua ngọt để thu hút bướm khi chúng phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm: 4 phần
giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó, đem bả mồi vào
chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1 m so với
mặt đất.
Biện pháp sinh học:
- Côn trùng ký sinh
Theo Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thùy Minh (2001), (trích dẫn
Trịnh Thị Xuân, 2011) thì:
Giai đoạn trứng: có 4 loài ong thuộc họ Trichogramma (ong mắt đỏ),
gồm một loài thuộc họ Selionidae và một loài thuộc họ Braconidae (ong kén

nhỏ), loài Chelonus sp. và Telonomus spp.
Giai đoạn ấu trùng: là giai đoạn SAT bị ký sinh rất nhiều, ngay từ giai
đoạn ấu trùng tuổi nhỏ đến khi trưởng thành.
 Ong ký sinh (Braconidae): kết quả khảo sát của Đặng Thị Dung và Vũ
Quang Côn (1996) thì trong nhóm côn trùng ký sinh thì họ Braconidae chiếm
ưu thế với 3 loài phổ biến là Microplitis prodeniae, Microplitis sp 1 và
Microplitis sp 2.
5


 Ruồi ký sinh (Tachinidae): là họ lớn thứ hai trong bộ Diptera với hơn
1.300 loài và những loài này đều được tìm thấy từ khắp nơi trên thế giới, các
loài thuộc họ này đều là ruồi thiên địch.
Giai đoạn nhộng: có 8 loài côn trùng ký sinh vào giai đoạn này, trong
đó Ichneumon sp. là loại ký sinh giai đoạn ấu trùng và nhộng, còn loài
Chelonus sp. thì chỉ ký sinh giai đoạn nhộng non.
- Nấm ký sinh
Nấm có hơn 4 loài được ghi nhận, những loài nấm này khi tấn công sẽ
gây rối loạn cơ thể ký chủ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển vào
giai đoạn ấu trùng (Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thùy Minh, 2001).
Theo Trịnh Thị Xuân (2006), thì có 4 loại nấm ký sinh trên SAT:
Paecilomyces sp., Nomuraea rileyi, Beauveria bassiana và Metarhizium
anisopliae.
- Vi khuẩn:
Vi khuẩn Bacillus thurigiensis (B.t) là loài vi khuẩn sản sinh tinh thể một
loại chất độc chứa protein có tác dụng phòng trừ đối với nhiều loài sâu, là loài
vi khuẩn kiêm ký sinh (Chu Thị Thơm et al., 2006). Theo Phạm Thị Thùy
(2004), sử dụng vi khuẩn Bt phòng trừ SAT trên diện tích hàng nghìn ha, hiệu
quả đạt từ 70-90% sau 7 ngày phun.
- Vi rút (NPV):

Rất nhiều các chế phẩm vi rút ngày nay đang được nghiên cứu và sử
dụng trừ sâu có hiệu quả, đặc biệt là vi rút nhân đa diện NPV. Đây là loài vi
rút có chuyên tính hẹp, chỉ kí sinh trên một loài sâu nhất định mà không kí
sinh ở loài khác. Trần Thị Ánh Tuyết (2009), khi thử hiệu lực của dòng vi rút
SpltNPV An Giang đối với SAT ở 2 nồng độ 108 OBs/ml và 107 OBs/ml cho
thấy đều có hiệu quả đối với sâu ăn tạp.
- Nguyên sinh động vật (Protozoa): Theo Nguyễn Thị Kiều Khuyên
(2002) thì SAT ở Đồng bằng Sông Cửu Long còn bị ký sinh thêm bởi loài
Nosema bombysis thuộc nhóm nguyên sinh động vật (Protozoa).
Biện pháp hóa học :
Khi mật số sâu hại cao cần phải sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ. Cần
chú ý sử dụng theo “4 đúng” nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với
các loại thuốc Cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt. SAT cũng rất dễ
kháng thuốc, nên luân phiên nhiều loại thuốc để phun.
6


Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM):
Theo JA Wightman (1996), (trích dẫn Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị
Thùy Minh, 2001) có thể quản lý mật số SAT bằng một số biện pháp sau:
+ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nhộng, phơi đất hay ngâm ruộng một
thời gian.
+ Dùng hoa hướng dương hay các loài cây có thể dẫn dụ SAT trồng
xung quanh ruộng canh tác để dễ dàng tiêu diệt.
+ Hàng ngày theo dõi dự báo sự phát triển của sâu qua bẫy pheromone,
thường xuyên ngắt bỏ ổ trứng và diệt ấu trùng trên những ruộng dẫn dụ.
2.2 VI RÚT Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus (SpltNPV)
2.2.1


Phân loại

Theo Trần Văn Mão (2002), người ta căn cứ vào sự khác biệt về kết
cấu AND, ARN và protein để phán đoán mối quan hệ thân thuộc giữa các vi
rút. Theo Phạm Thị Thùy (2004) cho rằng các nhà khoa học thường dựa vào
sự xuất hiện của các thể protein khác nhau để xác định vi rút.
Căn cứ vào cấu trúc của các virion, SpltNPV (Nuclear polyhedrosis
virus) được xếp vào nhóm Baculovirus thuộc họ Baculoviridae. SpltNPV là vi
rút đa diện nhân, đây là vi rút có hình đa giác, bên trong có chứa nhiều hạt
virion hay gọi là các thể vùi PIB (Polyhedrosis Inclusion Body).
Tên vi rút thường gắn với tên ký chủ, ví dụ như SpltNPV là vi rút gây
bệnh trên SAT được viết tắt từ Spodoptera litura Nucleopolyhedrovirus. Hiệu
lực của NPV được đánh giá cao hơn Bt nhờ lớp protein bao bọc bên ngoài, đặc
biệt chúng gây bệnh cấp tính (khi nhiễm với lượng đủ lớn), nếu nhiễm với
lượng nhỏ, mặc dù không gây chết ở giai đoạn ấu trùng hoặc nhộng thì thành
trùng sẽ giảm sức sinh sản, thế hệ sau cũng sẽ chết (Vũ Mai Nam, 2001).
2.2.2

Đặc điểm của vi rút ký sinh côn trùng

Theo Hunter-Fujita et al. (1998) thì nét đặc trưng của vi rút gây bệnh là
không ảnh hưởng đến thực vật hay động vật có xương sống và các vi rút này
có thể kết hợp lại với nhau thông qua những thể vùi (virion), những thể vùi
này kết dính với nhau cùng nằm bên trong một khung có cấu tạo bằng protein,
được gọi là thể vùi. Thể vùi có kích thước đường kính từ 0,5 – 20 µm, có thể
nhìn thấy dưới kính hiển vi phản quang.
Theo Phạm Thị Thùy (2004) thì vi rút NPV có những đặc tính như sau:
NPV có kích thước rất nhỏ, có khả năng sống và sinh sản trên các mô tế
bào sống, nhưng chúng không thể nuôi cấy trên môi trường nhân tạo vì vi rút
7



này có điểm nổi bật là chuyên tính cao. Chúng cũng chỉ gây bệnh trên những
mô nhất định của côn trùng đó và mỗi loại vi rút có một phổ ký chủ riêng.
NPV có tính mềm dẻo và có khả năng biến đổi khi cơ thể thay đổi.
Những đặc tính của vi rút đều phụ thuộc vào thành phần hóa học của chúng,
chủ yếu là axit nucleic. Thành phần hóa học nucleoprotein là đặc tính cơ bản
của vi rút vì nó qui định hoặc giải thích được kích thước của vi rút. Sự phụ
thuộc của vi rút vào một hệ tế bào, vào tính đặc thù về kháng nguyên của
chúng, về phương thức sinh sản và tính di truyền liên tục của vi rút.
Theo Szewczyk et al. (2009) vi rút NPV chỉ gây bệnh cho duy nhất
ngành chân khớp mà không làm ảnh hưởng đến động vật có xương sống, cây
trồng và các vi sinh vật khác. Tuy nhiên trong điều kiện đặc biệt thuận lợi nào
đó thì chúng có thể xâm nhập vào tế bào của động vật mặc dù chúng sẽ bị bất
hoạt ngay liền sau khi xâm nhập. Điều này có nghĩa là vi rút NPV không làm ô
nhiễm môi trường sống, chúng ta không cần quan tâm đến vấn đề ngộ độc
thuốc hay lưu tồn như sử dụng thuốc hóa học.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng NPVs vẫn không tránh khỏi một số
khuyết điểm: thời gian ủ bệnh lâu, sâu chết chậm, sức ăn không giảm, sâu sẽ
không chết nếu không đủ lượng vi rút (OBs) và khó sử dụng (Nguyễn Văn
Cảm và Hoàng Thị Việt, 1996). Mặc dù vậy, nếu ta sử dụng đúng đối tượng
dịch hại, phun vào giai đoạn sâu mới nở, sâu càng nhỏ thì thời gian ủ bệnh sẽ
ngắn lại và hiệu quả càng cao.
2.2.3

Phổ ký chủ

Baculovirus có phổ ký chủ đa dạng nhưng đa số là các loài côn trùng
thuộc bộ Diptera (27 loài bị nhiễm NPV), Hymenoptera (30 loài bị nhiễm
NPV) và Lepidoptera (456 loài bị nhiễm NPV, 148 loài bị nhiễm GV). Có một

số báo cáo cho rằng Baculovirus cũng xâm nhiễm trên các bộ khác như
Trichoptera, Thysanura, Orthoptera, Coleoptera, Neuroptera nhưng các bằng
chứng đưa ra không đủ thuyết phục để có thể xếp chúng vào nhóm
Baculovirus, một số vi rút sau đó đã được phân loại vào nhóm khác
(Rohrmann, 2011).
2.2.4

Cơ chế gây bệnh của vi rút đa nhân diện lên sâu ăn tạp

Theo Vũ Mai Nam (2001), giải thích về cơ chế xâm nhiễm của NPV
như sau: vi rút xâm nhập vào cơ thể sâu qua thức ăn, vào đến ruột giữa do tác
động của dịch ruột, vỏ protein vỡ ra. Các virion phóng ra ngoài tấn công tế
bào thành ruột sau đó nhân nhanh khối lượng.
8


Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành (2007) cho rằng khi sâu ăn thức ăn
có chứa thể vùi, vi rút sẽ theo đường tiêu hóa đi vào ruột giữa. Trong môi
trường kiềm của ruột giữa, thể vùi sẽ được phá tan ra, giải phóng các virion.
Các virion này sẽ vượt qua màng tế bào thành ruột đi vào trong tế bào. Ở đây
chúng sử dụng bộ máy của tế bào sâu chủ thực hiện các quá trình tự sao chép,
phiên mã rồi dịch mã tạo ra các virion mới. Các virion này sẽ nảy chồi, thoát
ra khỏi tế bào thành ruột trở thành dạng vi rút nảy chồi. Do thu nhận được lớp
vỏ bọc từ màng tế bào ruột, các vi rút này có khả năng xâm nhập tiếp vào các
tế bào thuộc các mô khác của cơ thể côn trùng. Chúng tấn công vào tất cả các
tế bào khác nhau trong cơ thể sâu chủ. Ở mỗi tế bào, một chu trình như vậy lại
được tiếp tục, có sự sao chép, phiên mã, dịch mã hình thành các cấu phần của
vi rút. Tuy nhiên, thay vì tạo ra các virion nảy chồi, các vi rút mới tạo sẽ tập
hợp lại với nhau. Vỏ bọc được cấu tạo từ protein polyhedrin đặc biệt, bao bọc
các virion lại với nhau, tạo ra cấu trúc thể vùi. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng

gây tan tế bào. Sâu chủ bị tiêu diệt giải phóng ra hàng loạt thể vùi như vậy.
Theo Phạm Thị Thùy (2004), khi thức ăn có chứa vi rút NPV vào ruột
sâu non, cũng như Bt bằng con đường tiêu hóa vi rút đã thực hiện quá trình
phá hủy toàn bộ chức năng của sâu làm sâu chết. Cơ chế được mô tả như sau:
khi vào ruột các thể vùi OBs của vi rút sẽ giải phóng ra các virion, dưới tác
dụng của dịch tiêu hóa, qua biểu bì mô ruột giữa, các virion xâm nhập vào
dịch huyết tương, chúng tiếp xúc với các tế bào và xâm nhập vào bên trong để
thực hiện quá trình gây bệnh cho sâu hại (Hình 2.3), quá trình này trải qua 3
giai đoạn:
Giai đoạn tiềm ẩn: kéo dài từ 6 - 12 giờ, đây là giai đoạn xâm nhập của
các thể vùi OBs vào trong tế bào, các virion được phóng thích ra, chúng tự
dính vào các vị trí thích hợp trên màng nhân tế bào thành ruột của sâu.
Giai đoạn tăng trưởng (sinh sản): kéo dài 12 - 48 giờ, đây là giai đoạn
tăng nhanh của các virion mới trong dịch ruột của sâu, những sâu tuổi nhỏ chỉ
sau 32 giờ trong cơ thể sâu đã chứa đầy các virion trần.
Giai đoạn cuối: đây là giai đoạn tạo thể vùi tức là các thể virion được
bao bọc trong thể protein, côn trùng trong giai đoạn này có màu sáng bóng,
màu sắc nhạt và đôi khi có màu hồng. Sự phân giải tế bào và sự phân giải của
mô cơ thể bắt đầu ngay sau khi vi rút tạo thể vùi.

9


Vi rút

Sâu ăn lá cây bị nhiễm vi rút

Thể vùi vi rút

Các thể vùi vi rút hiện diện trong lá


Nhân tế bào

Hệ tiêu hóa trong ruột giữa của sâu

Tế bào chất

Các phân tử vi rút được phóng thích ra khỏi thể vùi và
đến gắn vào mao mạch của vách ruột
Sự nhân mật số vi rút trong tế bào sâu

Khoang máu
Dịch ruột
Lá cây

Hình 2.1 Sơ đồ lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của NPV
trong cơ thể sâu chủ (Nguồn: www.answers.com/topic/baculovirus)

10


2.2.5

Phƣơng thức lây truyền nguồn bệnh vi rút

Phần lớn các thể vùi của NPV được giải phóng từ cơ thể sâu bị bệnh đã
rơi xuống đất hoặc bám trên các bộ phận của thực vật tạo thành những nguồn
vi rút lan truyền bệnh.
Theo Chu Thị Thơm et al. (2006), việc lây truyền nguồn bệnh vi rút ở
côn trùng xảy ra theo 2 hướng:

- Lây truyền ngang: nguồn bệnh lây lan giữa các các thể trong cùng một thế
hệ trong điều kiện bệnh phát thành dịch, nguồn vi rút có thể bám bên ngoài vỏ
trứng của vật chủ. Khi nở, ấu trùng gặm vỏ trứng chui ra và bị nhiễm nguồn
bệnh.
- Lây truyền dọc: là sự truyền bệnh qua trứng (qua phôi). Những vi rút không
tạo thành thể vùi cũng có thể truyền bệnh qua trứng.
Ngoài ra, vi rút còn có thể nhiễm trực tiếp vào dịch máu qua các vết
thương trên cơ thể như vết chọc đẻ trứng của ong kí sinh, lỗ xâm nhiễm của
một số ấu trùng kí sinh vào bên trong cơ thể.
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để chứng minh
rằng vi rút có thể sống tiềm ẩn bên trong trứng của kí chủ để tạo ra khả năng
lây bệnh hàng dọc (Frances et al., 1998).
Ngoài ra, ruột của kí chủ là nơi vi rút nhân mật số, vì vậy vi rút có thể
được thải ra ngoài trước khi kí chủ chết bằng hai quá trình thải phân và ói
mửa, vì vậy sự lây lan theo chiều dọc của bệnh xảy ra rất nhanh chóng. Quá
trình bài tiết này diễn ra không lâu sau khi sự sao chép của vi rút bắt đầu
(Frances et al., 1998).
2.2.6

Triệu chứng của bệnh vi rút trên SAT

Theo Trịnh Thị Xuân (2011), từ việc khảo sát những mẫu sâu thu được ở
điều kiện ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm ghi nhận các triệu chứng như
sau:
- Dạng 1: sâu có màu trắng sáng đôi khi vàng hồng, cơ thể căng phồng lên,
da dễ vỡ và dịch màu sữa không có mùi hôi.
- Dạng 2: sâu có màu nâu đen, thân căng, da vỡ, dịch màu cà phê sữa, không
hôi hoặc có mùi hôi.
- Dạng 3: sâu màu nâu đen hoặc đen, cơ thể căng phồng, da không vỡ chỉ
rách ở các ngấn trên thân, dịch màu nâu đen, không có hoặc có mùi hôi.

Dạng 1 là phổ biến nhất và thể hiện triệu chứng của NPV rõ rệt, sâu bị
nhiễm sẽ có màu nhạt sáng bóng và da dễ vỡ, cơ thể sâu chết phân rã rất
nhanh, khi da bị vỡ có dịch màu trắng sữa chảy ra, màu này sau đó sậm hơn,
không có mùi hôi còn dạng 2, 3 thì có sự phối hợp của các nhóm vi khuẩn,
siêu vi khuẩn và microsporidia gây ra. Nếu bị nhiễm ở tuổi 1 và tuổi 2, sâu sẽ
11


chết trong khoảng 2 ngày. Ở các tuổi lớn hơn, sâu chết chậm hơn, nhưng ít khi
quá 6 ngày sau khi bị nhiễm.
Sâu non sau khi bị nhiễm bệnh thì sức ăn giảm, động tác chậm, thường
bò lên trên cao, cơ thể trước lúc chết bị mềm, các mô trong cơ thể chứa nhiều
nước, da dễ bị nứt, chảy ra dịch màu trắng hoặc nâu, chưa có mùi hôi, cho đến
khi có nấm mốc mọc mới có mùi. Sâu non bị chết thường có đuôi bám chặt
vào cành cây, thân rủ xuống, dịch chảy xuống dưới làm cho phần cơ thể phía
trước phình to lên. Dịch trong thân chứa nhiều NPV. Sau khi nhiễm bệnh
thường trải qua 4 ngày mới chết, một số kéo dài đến 24 ngày. Thời gian từ khi
cơ thể sưng phồng và mộng nước đến khi sâu chết không quá một ngày.
Nhộng sâu ăn tạp bị nhiễm SpltNPV thường bị méo mó, chảy nước màu vàng,
rất mềm, dễ bị nhũn. Một số nhộng bị nhiễm có thể chết hoặc vũ hóa thì khả
năng sinh sản giảm và truyền vi rút sang trứng (Trần Văn Mão, 2002).
Sau khi sâu non ăn phải NPV, các thể vùi bị dịch vị trong hệ tiêu hóa
hòa tan và phóng thích ra các virion. Virion chui vào thượng bì của ruột giữa
và bên trong xoang cơ thể, lúc đầu vào các tế bào máu, lipid, vách khi quản và
da. Về sau xâm nhập vào các tế bào tuyến tơ, đốt thần kinh và các tế bào mầm
trưởng thành.
Trên đồng ruộng, dịch chứa vi rút có thể lan qua cây trồng và bị ăn bởi
các con sâu khác. Sâu sẽ chết trong vòng 4 - 7 ngày sau khi nhiễm vi rút
(Shepard et al., 1999).
Hình 2.4 Ấu trùng sâu ăn tạp nhiễm vi rút NPV


Hình 2.2: Ấu trùng sâu ăn tạp bị nhiễm vi rút SpltNPV
2.2.7

Các yếu tố làm ảnh hƣởng đến hiệu lực của NPV

Tia cực tím của ánh sáng mặt trời là yếu tố quan trọng làm giảm hiệu lực
của NPV (Phạm Thị Thùy, 2004). Hầu hết những vi rút hiện diện trên lá sẽ bị
bất hoạt trong vòng vài ngày, nếu bị chiếu sáng trực tiếp liên tục thì có thể bị
bất hoạt chỉ trong vòng vài giờ (Evans, 1986).
12


×