Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

khảo sát đặc tính sinh trưởng tính năng sản xuất của cây keo củi (calliandra calothyrsus) ở các thời điểm thu hoạch khác nhau tại cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƢ
ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG TÍNH
NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÂY
KEO CỦI (Calliandra calothyrsus)
Ở CÁC THỜI ĐIỂM THU HOẠCH
KHÁC NHAU TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

`

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƢ
ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG TÍNH
NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÂY
KEO CỦI (Calliandra calothyrsus)


Ở CÁC THỞI ĐIỂM THU HOẠCH
KHÁC NHAU TẠI CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. NGUYỄN VĂN HỚN
`

2014


CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Luận văn này với tên đề tài là “Khảo sát đặc tính sinh trƣởng, tính năng sản xuất
của cây Keo củi (Calliandra calothyrsus) ở các thời điểm thu hoạch khác nhau tại
Cần Thơ” do sinh viên Nguyễn Thị Huỳnh Nhƣ thực hiện theo sự hƣớng dẫn của
Ts. Nguyễn Văn Hớn. Luận văn đã báo cáo và đƣợc Hội đồng chấp thuận thông
qua ngày………

Ủy viên

Thƣ ký

(ký tên)

(ký tên)

Phản biện 1


Phản biện 2

(ký tên)

(ký tên)

Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch Hội đồng

(ký tên)

(ký tên)

i


TÓM LƢỢC

Nhằm làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho gia súc đồng thời phát huy
những lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ nên đề tài “Khảo sát đặc tính
sinh trưởng, tính năng sản xuất của cây Keo củi (Calliandra calothyrsus) ở các
thời điểm thu hoạch khác nhau tại Cần Thơ”. Thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức và bốn lần lặp lại ở ba
thời điểm thu hoạch. Mỗi lô thí nghiệm trồng có diện tích là 50 m2, trồng cùng
khoảng cách 50*50 cm.
-

Nghiệm thức I: Keo củi được thu hoạch 45 ngày sau khi cắt


-

Nghiệm thức II: Keo củi được thu hoạch 60 ngày sau khi cắt

-

Nghiệm thức III: Keo củi được thu hoạch 75 ngày sau khi cắt

Sau khi thu hoạch cây lúc 60 ngày sau khi trồng, 2 tháng sau cắt bỏ đồng
loạt rồi tiến hành phân chia nghiệm thức. Theo dõi tốc độ tăng trưởng của cây
thông qua việc đếm số nhánh bậc một và đo chiều cao thân cây chính. Sau khi thu
hoạch tiến hành lấy các chỉ tiêu về năng suất xanh, năng suất khô và các thành
phần dưỡng chất CP, ADF, NDF, Ash.
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất của cây Keo củi tại các
thời điểm thu hoạch khác nhau cho thấy sự khác biệt là có ý nghĩa (P<0,05).
Nghiệm thức III cho kết quả cao nhất với năng suất là 7,44 tấn/ha, kế đến là
nghiệm thức II 6,50 tấn/ha và thấp nhất là nghiệm thức I với 4,20 tấn/ha.
Thu hoạch tại thời điểm 60 và 75 ngày sau khi cắt là cho kết quả cao nhất
nhưng để tiết kiệm chi phí và thời gian chăm sóc thì thu hoạch cây tời thời điểm
60 ngày là tối ưu nhất.
Sau thí nghiệm cho thấy khả năng chống chịu sâu bệnh và ngập úng của Keo
củi rất tốt và cho năng suất rất cao.
Từ khóa: Keo củi (Calliandra calothyrsus), sinh trưởng, năng suất, thời
điểm thu hoạch.

ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi tên Nguyễn Thị Huỳnh Nhƣ, sinh viên ngành Chăn nuôi – Thú y khóa 37
(2011-2015).
Trong suốt thời gian đƣợc học tập và rèn luyện ở Khoa Nông nghiệp &
SHƢD nói riêng, Trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung, tôi thật sự tri ân đến quí
thầy cô đã tận tình dạy đỗ và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho tôi để tôi
đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Cảm ơn cha mẹ, gia đình và những ngƣời thân yêu nhất đã tạo điều kiện tốt
nhất để cho tôi đƣợc hoàn thành việc học. Con thật sự biết ơn cha mẹ rất nhiều.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Văn Hớn và cô
Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình truyền đạt kiến thức, hƣớng dẫn và động viên
giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Xin cảm ơn quí thầy cô của Bộ môn Chăn nuôi đã tận tình dạy dỗ, hƣớng
dẫn tôi hoàn thành các học phần của chuyên ngành.
Chân Thành cảm ơn Thầy Mai Vũ Duy, các bạn lớp Chăn nuôi khóa 37 và
38 đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn.
Một lần nữa, tôi xin cám ơn tất cả và kính chúc mọi ngƣời dồi dào sức khỏe.

Cần Thơ, ngày

tháng 11 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Huỳnh Nhƣ

iii


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi ban lãnh đạo khoa Nông nghiệp & SHƢD và thầy cô bộ môn

chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Tôi tên Nguyễn Thị Huỳnh Nhƣ là sinh viên Chăn nuôi – Thú y, khóa 37
(2011 – 2015).
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Tất cả các
số liệu trong bài báo cáo là kết quả nghiên cứu thật sự của tôi và chƣa từng công
bố trên bài báo khoa học nào hết. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trƣớc bộ môn, khoa và toàn trƣờng.

Cần Thơ, ngày

tháng 11 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Huỳnh Nhƣ

iv


MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ..................................................................................... i
TÓM LƢỢC .......................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ ix
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 2

2.1 ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY HỌ ĐẬU ............................................................................... 2
2.2 LỢI ÍCH CỦA CÂY HỌ ĐẬU .................................................................................... 3
2.3 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG CỦA CÂY HỌ ĐẬU.......................................................... 3
2.4 TÊN GỌI, NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY KEO CỦI ..... 4
2.4.1 Tên gọi ...................................................................................................................... 4
2.4.2 Nguồn gốc và phân bố............................................................................................... 4
2.4.3 Công dụng của keo củi .............................................................................................. 5
2.5 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI ........................................................................ 7
2.5.1 Đặc điểm sinh học ..................................................................................................... 7
2.5.2 Đặc điểm thực vật ..................................................................................................... 8
2.6 KỸ THUẬT CANH TÁC ............................................................................................ 8
2.6.1 Hạt giống ................................................................................................................... 8
2.6.2 Đất trồng ................................................................................................................... 8
2.6.3 Gieo trồng ................................................................................................................. 8
2.6.4 Các phƣơng thức trồng .............................................................................................. 9
2.6.5 Chăm sóc ................................................................................................................... 9
2.6.6 Thu hoạch .................................................................................................................. 9
2.6.7 Côn trùng gây hại và dịch bệnh................................................................................. 9
2.6.8 Biện pháp khắc phục ............................................................................................... 10
2.7 TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA KEO CỦI .............................................................. 11
2.8 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA KEO CỦI ............................................................. 11
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................... 14
3.1 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM ....................................................................................... 14
3.1.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 14
3.1.2 Đất đai ..................................................................................................................... 14
3.1.3 Khí hậu .................................................................................................................... 14
3.1.4 Phân bón .................................................................................................................. 14
3.1.5 Nguồn giống ............................................................................................................ 14
3.1.6 Phƣơng tiện thí nghiệm ........................................................................................... 15
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................................................................... 15

3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................................... 15
3.2.2 Kỹ thuật canh tác ..................................................................................................... 15
v


3.2.4 Xử lí số liệu ............................................................................................................. 16
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................... 18
4.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................................ 18
4.1.1 Khả năng thích nghi với khí hậu, chống chịu sâu bệnh .......................................... 18
4.1.2 Khả năng chịu ngập, hạn ......................................................................................... 18
4.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƢỞNG..................................................................................... 19
4.2.1 Chiều cao thân cây chính ........................................................................................ 19
4.2.2 Số nhánh bậc một của cây ....................................................................................... 20
4.2.3 Tính năng sản xuất .................................................................................................. 22
4.2.4 Thành phần hóa học của cây Keo củi...................................................................... 25
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 27
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 27
5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 28
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 30

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lá, vỏ quả màu xanh lá cây, hạt và thân cây nhỏ
của Keo củi ........................................................................................................... 12
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu về đặc tính sinh trƣởng số nhánh bậc một và chiều cao của
cây ......................................................................................................................... 16

Bảng 4.1 Chiều cao cây (cm) của Keo củi trong thí nghiệm ................................ 19
Bảng 4.2 Số nhánh bậc một của Keo củi trong thí nghiệm .................................. 21
Bảng 4.3 Năng suất chất xanh, chất khô, protein của cây Keo củi trong thí nghiệm
(tấn/ha) .................................................................................................................. 23

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cây Keo củi ............................................................................................. 5
Hình 2.2 Keo củi làm thức ăn cho gia súc .............................................................. 6
Hình 3.1 Đo chiều thân cây Keo củi ................................................................... ..17
Hình 3.2 Thu hoạch cây Keo củi ...........................................................................17
Hình 4.1 Chiều cao cây ..........................................................................................19
Hình 4.2 Sự tái sinh nhánh, lá ................................................................................20
Hình 4.3 Số nhánh bậc một của cây Keo củi .........................................................21
Hình 4.4 Năng suất xanh, năng suất khô, năng suất protein..................................22

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADF: Xơ axit
Ca: Canxi
CP: Protein thô
CHC: Chất hữu cơ
DM: Hàm lƣợng vật chất khô
NDF: Xơ trung tính

NSCK: Năng suất chất khô
NSCP: Năng suất protein
NSCX: Năng suất chất xanh
P: phosphore
TH: Thu hoạch

ix


CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp nên việc phát triển chăn nuôi là góp phần
làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Để chăn nuôi đạt hiệu quả thì giải quyết tốt
nguồn thức ăn là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó chăn nuôi gia súc nhai lại là ngành
rất phát triển trên cả thế giới để đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm của
con ngƣời. Tuy nhiên ngành chăn nuôi gia súc nhai lại chƣa đƣợc phát triển mạnh
mẽ là do chƣa cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn thô xanh. Trong thời gian qua việc
trồng cây thức ăn chăn nuôi đã đƣợc chú ý phát triển nhƣng thật sự chƣa đạt hiệu
quả nhƣ mong muốn. Cụ thể hiện nay tổng đàn gia súc ăn cỏ ở nƣớc ta là 11,58
triệu con nhƣng lƣợng cỏ trồng chỉ mới đáp ứng đƣợc 7,66% (Cục chăn nuôi).
Việc thiếu thức ăn thô xanh hiện là vấn đề bức xúc làm cho chăn nuôi chƣa phát
triển tối ƣu so với tiềm năng của ngành.
Một trong những loại thức ăn cho gia súc ăn cỏ đó là các giống cỏ đậu, để
giúp cho việc trồng cây thức ăn đạt hiệu quả là phải hiểu rõ đặc điểm sinh trƣởng
cùng với tính năng sản xuất của giống cỏ đó. Xuất phát từ thực trạng trên đƣợc sự
cho phép của Bộ môn Chăn nuôi khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng trƣờng
Đại học Cần Thơ, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc tính sinh trƣởng
và tính năng sản xuất của cây Keo củi (Calliandra calothyrsus) ở các thời điểm
thu hoạch khác nhau tại Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài: Khảo sát khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của
cây Keo củi (Calliandra calothyrsus) ở các lứa cắt 45, 60 và 75 ngày và chọn ra

thời điểm thu hoạch tối ƣu nhất.

1


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY HỌ ĐẬU
Họ Đậu (danh pháp khoa học: Fabaceae) là một họ thực vật trong bộ Đậu.
Đây là họ thực vật có hoa lớn thứ ba, sau họ Phong lan và họ Cúc, với khoảng
730 chi và 19.400 loài. Các loài đa dạng tập trung nhiều trong các phân họ Trinh
nữ (Mimosoideae) và phân họ Đậu (Faboideae), và chúng chiếm khoảng 9,4%
trong tổng số loài thực vật hai lá mầm thật sự. Ƣớc tính các loài trong họ này
chiếm 16% các loài cây trong vùng rừng mƣa nhiệt đới Nam Mỹ. Ngoài ra, họ
này cũng có mặt nhiều ở các rừng mƣa và rừng khô nhiệt đới ở châu Mỹ và châu
Phi. Cho đến nay vẫn còn những tranh cãi về việc họ này bao gồm 3 phân họ hay
tách các phân họ của nó thành các họ riêng biệt. Có rất nhiều thông tin về dữ liệu
phân tử và hình thái học chứng minh họ Đậu là một họ đơn ngành. Quan điểm
này đƣợc xem xét không chỉ ở cấp độ tổng hợp khi so sánh các nhóm khác nhau
trong họ này và các quan hệ họ hàng của chúng mà còn dựa trên các kết quả phân
tích về phát sinh loài gần đây dựa trên ADN. Các nghiên cứu này xác nhận rằng
họ Đậu là một nhóm đơn ngành và có quan hệ gần gũi với các họ trong bộ Đậu là
họ Viễn chí (Polygalaceae), họ Suyên biển (Surianaceae) và họ Quillajaceae.
Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005) cho rằng Họ Đậu là một họ thực vật rất quan
trọng gồm 3 họ phụ:
- Muồng: gồm khoảng 2.800 loài mà quan trọng là các cây gỗ rừng ở rừng
nhiệt đới và các trảng cỏ nhiệt đới.
- Họ Trinh nữ: gồm khoảng 2.800 loài, cây nhỏ, cây bụi trong đó đáng chú ý
nhất là loài cây keo (Acacia).
- Họ phụ Đậu: gồm khoảng 12.000 loài, chủ yếu là các loài cây thân có dây
leo phổ biến rộng rãi trên thế giới cung cấp các loại thực phẩm từ thức ăn gia súc

giàu đạm cho con ngƣời và động vật nuôi.
Các cây họ Đậu có đặc tính tổng quát:
- Lá mọc xen kẻ thƣờng kép với ba lá phụ hoặc kép hình lông chim, cỏ lá bẹ.
- Phát hoa có thể là hoa đầu hoặc hoa chùm. Hoa ít khi đều ví dụ nhƣ hoa họ
phụ đậu cánh lớn nhất ở giữa gọi là cờ, 2 cánh bên nhỏ hơn gọi là bông và hai
cánh ở trong dính nhau làm thành một cái lƣờn bao quanh vòi nhụy và chỉ mang
phấn.
2


- Trấu là hột quả đậu nở ra bằng hai lằn dọc với mỗi ngăn mang một hạt hoặc
không nở ra với một hạt duy nhất.
- Rễ cái đuôi chuột với nhiều rễ con. Ở gần rễ và chung quanh rễ con có
mang những nốt sần do sự cộng sinh của Rhizobium có khả năng cố định đạm
nhờ vậy hạt và thân lá cây đậu giàu protein hơn các loài cây khác nhất là so với
họ Hỏa thảo.
Phần lớn cây họ Đậu thân cỏ đều nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng
mới khác nhau với cƣờng độ, ẩm độ, đất đai, chiều cao trên mặt biển và chịu
đựng đƣợc các biến đổi lớn của các yếu tố đó. Ngƣời ta gọi đó là biên độ sinh thái
rộng. Mặc dù có sự thích nghi rộng của các cây họ đậu nhƣng các giống có năng
suất, phẩm chất tốt đã đƣợc chọn lọc vẫn đòi hỏi những điều kiện môi trƣờng tốt
để gia tăng phẩm chất và chống sự thoái hóa. Vì vậy, có một giống cây tốt mà
không tìm hiểu và đáp ứng yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng ở địa phƣơng mình là
một điều thiếu xót lớn.
2.2 LỢI ÍCH CỦA CÂY HỌ ĐẬU
Dƣơng Hữu Thời và ctv (1982) cho rằng các cây họ Đậu ngoài việc cung cấp
một nguồn thực phẩm quan trọng cho con ngƣời, nguồn thức ăn giàu đạm cho gia
súc và gia cầm còn có một vài công dụng khác:
- Làm thức ăn gia súc: thân lá tƣơi và khô, bột lá và bột hạt dùng để chế biến
thức ăn cho gia súc và gia cầm.

- Phủ đất, chống bốc hơi đất trồng và giữ ẩm chống xói mòn.
- Cải tạo đất và bồi dƣỡng đất.
- Trồng rừng lấy gỗ dùng trong chăn nuôi bột giấy, để làm xanh đồi trọc.
- Luân canh, xen canh rất tốt.
- Cho bóng mát, điều tiết ánh sáng cho các cây trồng khác.
- Dùng làm ảnh vì màu sắc sặc sỡ của hoa hay tàn lá đẹp.
2.3 GIÁ TRỊ DINH DƢỠNG CỦA CÂY HỌ ĐẬU
Các cây họ Đậu đƣợc chú trọng nhiều vì chất và lƣợng protein chứa trong
toàn bộ cây thân, lá, trái. Lƣợng protein ở họ Đậu có khoảng 20 – 40% của trọng
lƣợng khô tùy thuộc cách chọn lọc và biện pháp canh tác chuyên biệt. Ngoài ra
cây đậu còn giàu vitamin, carotene, đƣờng bột, khoáng đặc biệt là Ca, P và các
khoáng vi lƣợng.
3


Một số cây họ Đậu giàu protein có thể dùng hạt để chế biến sữa đậu hay sữa
bột. Quan trọng nhất là đậu nành, đậu phộng sau khi tách dầu ra còn lại bánh dầu
chứa rất nhiều protein. Trong chăn nuôi, ngƣời ta cũng lợi dụng các phần khác
của cây đậu và phế phẩm của nó cũng chứa nhiều protein, khoáng, carotene,
vitamin cần thiết cho sự sinh trƣởng và phát dục của gia súc, gia cầm.
2.4 TÊN GỌI, NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY
KEO CỦI

2.4.1 Tên gọi
Tên khoa học: Calliandra calothyrsus Meissner, là cây mới nhập vào Việt
Nam.
Tên tiếng Việt là muồng hoa pháo hay keo củi.
2.4.2 Nguồn gốc và phân bố
Cây Keo củi (Hình 2.1) có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ Latinh nhƣng đã phát
triển đến rất nhiều nƣớc ở châu Á, châu Phi, trong khi đó ở Inđônêxia cây này

đƣợc phát triển tới hàng vạn ha tại các vƣờn nông hộ. Ở Châu Mỹ, từ Mêxicô đến
phía Nam Bắc Mỹ (phân bố phổ biến ở khu vực ven sông). Ở Uganda, một trong
những loại cây nông lâm nghiệp có nhiều triển vọng nhất là Keo củi Mimosaceae.
Keo củi phát triển nhanh, cố định đạm và lá cây đa mục đích (MPTS) ở vùng tự
nhiên Trung Mỹ và Mêxicô. Nó đƣợc giới thiệu ở nhiều quốc gia nhiệt đới ở đó
nó là thành phần quan trọng trong hệ thống nông lâm nghiệp. Ở Uganda, Keo củi
đƣợc đánh giá mạnh mẽ dƣới những chƣơng trình nông lâm nghiệp. Từ năm 1989,
Calliandra cho những sản phẩm và dịch vụ khác nhau bao gồm: cỏ khô làm thức
ăn gia súc, củi đốt, cọc cho đậu leo, chóng xói mòn và cải tạo đất (Gutteridge,
1992). Dự án của trung tâm nghiên cứu quốc tế và nông lâm nghiệp (ICRAF) và
mạng lƣới nghiên cứu nông lâm nghiệp của Châu Phi (AFRENA) kết hợp với
viện nghiên cứu tài nguyên rừng (FORRI) Uganda đã đề xƣớng nghiên cứu trên
cây Keo củi ở Uganda. Từ giữa những năm 90, ICRAF và những quốc gia cộng
sự đã có những hoạt động liên quan đến kiểm tra nông trại và khuyến khích trồng
cây Keo củi ở huyện Kabale trên vùng cao nguyên phía Nam (SHL) huyện
Mukono và Wakiso, và vùng hồ Victoria Crescent (LVC) ở Uganda. Dự án nông
lâm nghiệp đã tập trung vào trồng keo củi trên vùng cao phía Nam (SDL) ở huyện
Masaka và Rakai. Mục đích chính của dự án là cải thiện những hộ chăn nuôi nhỏ
ở vùng hồ Victoria. Chƣơng trình đƣợc sự ủng hô về tài chính bởi tổ chức SIDA
và cộng tác với những tổ chức khác.
4


Hình 2.1: Cây Keo củi

2.4.3 Công dụng của keo củi
Công dụng của Keo củi rất phong phú và đa dạng. Gutteridge (1990) cho
rằng từ năm 1989 keo củi cho những sản phẩm và dịch vụ khác nhau nhƣ: làm cỏ
khô thức ăn cho gia súc và cho tỷ lệ hữu dụng cao nhất là làm bột nổi, làm cọc
cho đậu leo, củi đốt, chống xói mòn và cải tạo đất. Cây cho tán phủ đất nhanh, cải

tạo đất rõ, chịu cả đất khô và xấu. Keo củi có vị ngon đối với nhiều vật nuôi khác
nhau, bao gồm gia súc, dê, cừu, thỏ, gà con. Những báo cáo trong nghiên cứu đã
đồng ý với báo cáo của Frazel và ctv (2000). Ngoài ra là nguồn thức ăn dinh
dƣỡng cho cá, đặc biệt là cá trắm cỏ. Nhiều ngƣời nông dân ở vùng cao phía Nam
trồng keo củi để nuôi ong và cho hiệu quả tốt. Trồng keo củi lấy củi và kết hợp
chống xói mòn, củi đốt, đƣờng kính phù hợp, không phải chẻ. Trong một năm có
thể thu hoạch nhiều lần cho gia súc ăn. Keo củi có thể ứng dụng cho mô hình
nông lâm kết hợp và trong các mô hình canh tác đất dốc, cải tạo đất vùng cao, cho
nông lâm kết hợp và luân canh nƣơng rẫy.
- Làm thức ăn gia súc
Ngọn và lá cây keo củi có hàm lƣợng protein khá cáo từ 20-22%, không có
các chất gây độc, đƣợc sử dụng làm thức ăn thô xanh cao đạm cho gia súc ăn cỏ.
Nông dân đã cho bò ăn keo củi trong suốt thời kỳ cho sữa và thời kỳ khô sữa. Đa
5


số nông dân sử dụng keo củi cho bò ăn đã nói rằng loài cây này đã làm tăng việc
sản xuất sữa, khoảng 8% nông dân đã đề cập đến việc tăng hàm lƣợng bơ trong
sữa khi cho bò ăn keo củi. Để nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao, những con bò
sữa nên đƣợc cho ăn những thức ăn giàu protein nhƣ cây cỏ khô. Việc cho ăn lá
cây nhƣ keo củi cho bò có thể có lợi bởi vì nó thay thế cho những loại thức ăn đắt
tiền, keo củi cũng tốt trong việc gia tăng sản xuất sữa mà mỡ sữa.

Nguồn: o

Hình 2.2: Keo củi làm thức ăn gia súc

Gerrits, A. (2000) cho rằng lý do trong vị ngon của Keo củi thấp đối với heo
là làm cho khả năng tiếp thu thức ăn của heo rất thấp, nhƣng một số nhà nghiên
cứu đã đƣa ra nhiều giả thuyết về mức tiêu hóa thấp cho heo bởi vì khó chuyển

hóa một lƣợng lớn tanin có trong keo củi ở xoang bụng. Chỉ một nông dân báo
cáo rằng đã dùng keo củi để nuôi cá, bởi vì một vài nông dân làm chủ chính ao cá
của mình. Với sự nhấn mạnh trên loài cá có vẩy thông qua kế hoạch đổi mới của
nông nghiệp (PMA) ở Uganda. Tuy nhiên việc dùng Keo củi để làm thức ăn cho
cá thì có thể sẽ tăng trong tƣơng lai gần.
Trên 80% nông dân đƣợc phỏng vấn trong nghiên cứu này đã cho con vật
nuôi của họ ăn ngay sau cắt trong một giờ. Điều này đồng nhất với việc khuyến
cáo chỉ nên cho ăn lá cây tƣơi (Macqueen, D.J. 1991). Tuy nhiên những nghiên
cứu gần đây của Macklin, W. (1989) đã chỉ ra rằng keo củi làm thức ăn cho cá có
thể dùng ở dạng héo hoặc khô, khi thực nghiệm trên cừu có thể thấy ở dạng héo
Keo củi có thể cho hiệu quả sử dụng gần nhƣ tối ƣu.

6


- Keo củi đƣợc dùng nhƣ là cỏ khô
Nông dân đã dùng Keo củi để mở rộng việc chăn nuôi gia súc. Họ dùng keo
củi làm thức ăn để cải tiến việc nuôi bò cái và thỏ, trong cuộc khảo sát ngƣời
nông dân dùng Keo củi để nuôi cá. Ngƣợc lại không ai dùng Keo củi để làm thức
ăn cho vịt và gà tây. Điều quan trọng nhất trong việc sử dụng keo củi nhƣ cỏ khổ
để cải tiến toàn bộ đàn bò cái là: “Nó đƣợc dùng bởi tất cả những ngƣời muốn cải
thiện đàn bò của họ”. Những ngƣời nông dân đã dùng Keo củi để làm thức ăn cho
bò cái địa phƣơng, bò đực, bò đẻ con, dê, cừu, gà con và heo tuy nhiên có sự khác
nhau giữa các khu vực. Hơn 80% nông dân đã dùng Keo củi để tăng tính ngon
miệng cho gia súc thấy rất tốt. Họ thấy rằng keo củi đã làm tăng tính ngon miệng
cho cừu do đó họ tiếp tục sử dụng Keo củi để làm thức ăn cho các loài khác trong
một thời gian để chúng thích ứng với cỏ khô. Khoảng 76% nông dân đã trộn keo
củi với nhiều loại cỏ khô khác để làm thức ăn cho bò.
- Làm củi
Cây Keo củi cho củi đun có nhiệt lƣợng cao (4500-4700 Kcalo/kg).

Calliandra cho năng suất củi hàng năm đạt từ 14-50 tấn/ha và phần năng suất chất
xanh của ngọn và lá đạt từ 46-60 tấn/ha. Trồng Keo củi một lần có thể khai thác
củi liên tục 10-15 năm liên tục nhờ đâm chồi khỏe.
Ngoài ra Keo củi là loại cây nuôi ong lý tƣởng vì nhiều mặt, mùa hoa kéo
dài 3-4 tháng trong mùa khô, khi các cây khác không còn hoa nữa. Ở Việt Nam
cây thích nghi cao, ít bị sâu bệnh phá hoại.
Thƣờng sử dụng Keo củi ở dạng tƣơi nhƣng khả năng tiêu hóa và lƣợng ăn
vào của vật nuôi giảm so với việc làm héo, khô hay sấy Keo củi (cỏ khô). Chúng
ta có thể khắc phục đƣợc bằng cách cho ăn dƣới dạng thức ăn bổ sung.
2.5 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÌNH THÁI
2.5.1 Đặc điểm sinh học
Vùng cao nguyên có sản lƣợng mƣa trên 700mm/năm nhƣng để phát triển tốt
cần lƣợng mƣa 2000-4000mm/năm nhƣ ở Java. Cây có khả năng thích ứng rộng
rãi với nhiều loại đất khác nhau. Cây có thể phát triển tốt trên những loại đất dốc,
đất chua và nghèo dinh dƣỡng, đất tận dụng trong vƣờn tạp, đất dọc hai bên lối đi.
Ở vùng nhiệt đới cao tới 1500-2000m cây vẫn có thể sống đƣợc nhƣng năng suất
giảm khi nhiệt độ bình quân năm dƣới 20oC.
Keo củi không đƣợc xếp vào danh mục nhóm cây chịu hạn nhƣng có khả
7


năng chịu hạn và chịu lạnh khá tốt. Trong những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ƣớt
cây phát triển khá mạnh và giai đoạn khô hạn cây vẫn có màu xanh. Trong điều
kiện khô hạn kéo dài (30 tháng) nhƣ ở phía Bắc Thái Lan, phần cây trên mặt đất
có thể chết, nhƣng khi mùa mƣa đến cây lại nảy chồi từ thân.
2.5.2 Đặc điểm thực vật
Keo củi là cây họ đậu lâu năm, thuộc họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae), có
dạng cây bụi, thân gỗ không gai, cao 4-6m, nhiều cành nhánh, lá kép lông chim,
gần giống lá phƣợng vĩ, khoảng 15-20 cặp lá chét. Lá thƣờng rụng vào mùa khô.
Chồi hoa ở đầu cuối cành, hoa màu đỏ, đế hoa có những sợi mảnh đó là vô số các

nhị hoa dài, chúng có đế màu trắng phần trên màu đỏ hay hồng và hoa khi nở có
hình trụ hay cầu. Hoa giống nhƣ hoa của cây trinh nữ. Tràng hoa nhẵn hay gần
nhƣ nhẵn (không có lông). Mỗi hoa chỉ nở một đêm duy nhất và mùa hoa kéo dài
từ 3 đến 4 tháng. Một ngày sau khi nở hoa nhị hoa sẽ bị héo đi và những hoa
không đƣợc thụ phấn sẽ bị rụng xuống. Quả dài từ 8-11cm, rộng khoảng 1cm và
có khoảng 12-15 hạt. Cây thƣờng bị rụng lá vào mùa khô và cây có khả năng đâm
chồi rất mạnh nếu bị đốn liên tục. Đây là loài phổ biến ở những khu vực có mùa
khô từ 4 – 6 tháng những nơi có lƣợng mƣa (<50mm/tháng).
2.6 KỸ THUẬT CANH TÁC
2.6.1 Hạt giống
Hạt giống đƣợc xử lý bằng nƣớc nóng 80oC trong 5 phút (tỷ lệ 1hạt/5 nƣớc).
Gieo vào bầu đất có chứa 20% phân chuồng + 1% super lân. Gieo tháng 3 thì
trồng vụ thu, gieo tháng 9 thì trồng vụ xuân. Có thể trồng bằng cách giâm từ thân
cây mọng nƣớc và khi trồng dùng kéo cắt ngọn và 2/3 số lá.
2.6.2 Đất trồng
Yêu cầu phải có mƣơng rãnh tốt và đất màu mỡ (pH > 4,5).
Mật độ phủ đất là 5000 cây/ha, nếu trồng theo băng trên sƣờn dốc thì trồng 2
hàng cách nhau 1 m, cây trên hàng cách nhau 0,5 m. Chỉ cần chăm sóc, làm cỏ
năm đầu tiên, từ năm thứ 2 cây tạo thành lớp che, phủ kín đất và tiêu diệt hết cỏ.
2.6.3 Gieo trồng
Nhìn chung có nhiều phƣơng pháp khác nhau để thiết lập Keo củi bao gồm
trồng cây con trong vƣờn ƣơm, gieo hạt trực tiếp, nảy chồi từ gốc cây và giâm từ
thâm cây mọng nƣớc hoặc dùng rễ để trồng. Những báo cáo của ngƣời nông dân
về tỉ lệ sống sót của cây Keo củi rất cao (khoảng 70%). Hầu hết những nguyên
8


nhân chết do côn trùng cắn phá cây non và tình trạng khô kéo dài. Sự quản lí ở
trang trại không hợp lý, đặc biệt là làm cỏ dại trễ là nguyên nhân làm cho cây chết
ở lần trồng đầu tiên nhiều hơn lần trồng thứ 2 và lần trồng thứ 3. Điều này đã

khẳng định rằng những kinh nghiệm của ngƣời nông dân trong việc trồng Keo củi
là một nhân tố quan trọng làm tỉ lệ chết của cây nhỏ nhất.
2.6.4 Các phƣơng thức trồng
Trồng thuần, thâm canh để thu cát về nuôi gia súc tại chuồng. Trồng xen
canh với các giống cỏ hòa thảo theo phƣơng băng trong thảm cỏ với khoảng cách
5-7 m. Trồng trong vƣờn tạp hoặc trồng theo hàng rào, dọc đƣờng đi lại, đất tận
dụng.
Keo củi là cây trồng rất phù hợp trong các hệ thống nông lâm kết hợp. trồng
làm băng chắn gió
2.6.5 Chăm sóc
Cũng nhƣ các cây họ Đậu khác cây Keo củi thƣờng phát triển chậm ở giai
đoạn đầu. Sau khi giao hạt từ 7-10 ngày cây mọc đều và nếu cây bị chết cần gieo
dậm. Cần tƣới nƣớc giữ ẩm đất cho cây trong giai đoạn này. Sau khi cây mọc 15
ngày cần làm cỏ đợt đầu, sau 2 tháng cây con mọc khỏe, nếu còn cỏ dại nhiều cần
xới cỏ tiếp tạo điều kiện cho cây phát tán lấn át cỏ dại, các giống cây họ đậu thân
gỗ sinh trƣởng rất chậm nên tốt nhất là gieo ở vƣờn ƣơm trong 6 tháng (Wiersum
and Rika, 1992).
2.6.6 Thu hoạch
Khi cây Keo củi trồng xen với các cây mùa vụ khác cắt ở độ cao thấp hơn để
giảm đến mức tối thiểu bóng mát của cây ảnh hƣởng đến mùa vụ. Ngoài ra có thể
cắt Keo củi ở độ cao 1-2m để làm củi đốt.
Một số nơi nông dân thu hoạch bằng cách bẻ nhánh cây có thể tiết kiệm thời
gian nhƣng khuyến cáo thu hoạch bằng dao hay kéo cắt nhánh để vết cắt đƣợc
sạch, thúc đẩy sự tái sinh nhanh, ngăn chặn sự xâm nhiễm mầm bệnh.
2.6.7 Côn trùng gây hại và dịch bệnh
Cây Keo củi thƣờng ít bị sâu bệnh hay dịch bệnh mặc dù nó vẫn bị một số
côn trùng tấn công nhƣng thiệt hại không đáng kể. Nếu cây trồng ở những nơi
ngập úng thì rất dễ bị nấm tấn công. Phòng chống côn trùng cắn phá và sự mục
rữa của cây bằng cách dùng thuốc xua đuổi côn trùng và chặt bỏ những cây mục
rữa.

9


Ở Philippin cây bị thiệt hại do sâu và Kenya hoa bị bọ cánh cứng gây hại
(Panchnoda ephippiata) đã hạn chế khả năng cho hạt của cây nhƣng ở Indonesia
những thiệt hại do bệnh và côn trùng không nghiêm trọng.
2.6.8 Biện pháp khắc phục
Một vài phƣơng pháp trồng trọt bao gồm cắt tỉa, trồng xen và áp dụng chất
chiết thực vật, tro gỗ và hồ tiêu đỏ đƣợc cho biết là chống lại côn trùng gây hại và
mục rữa trên Keo củi. Phƣơng pháp của nông dân đƣợc xem nhƣ có hiệu quả để
chống lại sự mục rữa bao gồm việc cung cấp phân bò hoai xung quanh cây nhiễm
bệnh, trừ diệt và đốt chúng. Ứng dụng của sự pha trộn (1) lá cây Melia, nƣớc tiểu
dê, tro và hồ tiêu đỏ hoặc (2) lá cây Tephrosia và lá cúc xu xi thì thấy đạt hiệu quả
cao chống lại con mối. Nông dân mà trồng xen canh Keo củi với Melia ezedarach
xem nhƣ đây là phƣơng pháp đạt hiệu quả vừa phải chống lại sự gây hại từ những
con mối. Việc cắt những cây bị hƣ bởi côn trùng đƣợc cho biết là có hiệu quả
tƣơng đối trong việc kiểm soát côn trùng. Tƣơng tự, tỷ lệ hai nông dân ứng dụng
tro vào thân cây bị tấn công bởi rệp sáp thì đạt hiệu quả khả quan hơn trong việc
chống lại những loài vật gây hại. Một vài nông dân e sợ việc ứng dụng thuốc sâu
chống lại rệp sáp và mục rữa thì lo lắng sẽ gây nhiễm bẫn Keo củi trong quá trình
họ sử dụng cỏ khô. Những bộ phận cây trồng và chất chiết từ cây cũng xem là độc
tố hoặc là những chất xua đuổi loài vật gây hại cho mùa màng, cây cối và đƣợc sử
dụng rộng rãi bởi một số nông dân. Ví dụ, chất chiết từ cây nhƣ là nem
(Azadirachta indica), hồ tiêu đỏ, loài Tithonia, Tephesia vogelii hoặc tro gỗ, phân
và nƣớc tiểu của bò đƣợc dùng để kiểm soát con mối trên cánh đồng (Logan và
ctv, 1990). Tuy nhiên, không có sản phẩm nào đƣợc sử dụng để chống lại rệp cây
và sự mục rữa trên Keo củi. Trong nghiên cứu này, ngƣời dân báo cáo rằng việc
ứng dụng phân bò hoai mục để xung quanh cây nhiễm bệnh, nhổ bật rễ cây lên và
đốt những cây nhiễm bệnh thì có hiệu quả trong việc chống lại sự mục rữa. Thêm
vào đó, ngƣời dân đã trộn lá Melia, nƣớc tiểu dê, tro và hồ tiêu đỏ hoặc tro để tƣới

lên cây bị bệnh hoặc do sâu hại tấn công. Tephrosia và lá cúc xu xi thấy rằng hỗn
hợp này có hiệu quả cao trong việc chống lại mối mọt. Tro đƣợc xem nhƣ có hiệu
quả trong việc chống lại rệp sáp. Ở Kenya ngƣời dân đã đƣợc khuyến cáo dùng
một ít nhánh Keo củi hòa tan với chất tẩy trong nƣớc để xua đuổi con trùng gây
hại nhƣng không đòi hỏi sự ứng dụng thƣờng xuyên của phƣơng pháp này trong
hiệu quả kiểm soát loài vật gây hại. Mặc dù một vài nông dân đã đề cập đến việc
dùng hóa chất diệt côn trùng trong nghiên cứu này nhƣng một trong số họ thì
quan tâm một cách miễn cƣỡng, họ sợ các loại thuốc diệt côn trùng có thể gây
10


nguy hiểm cho con vật của họ. Sự hiểu biết của ngƣời dân về ảnh hƣởng của
thuốc diệt côn trùng thì rất quan trọng khi khuyến cáo họ sử dụng.
2.7 TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA KEO CỦI
Năng suất chất xanh dùng làm thức ăn gia súc khá biến động tùy theo đất và
kỹ thuật trồng năng suất chất khô thu đƣợc từ 7-10 tấn/ha/năm và năng suất sẽ
giảm khi cây trồng trên đất nghèo dƣỡng chất và lƣợng mƣa thấp. Rosecrana và
ctv (1992a) cho rằng thí nghiệm đƣợc tiến hành ở phía bắc Samoa trồng xen cây
Keo củi và Gliricidia sepium có năng suất chất khô gần tƣơng đƣơng nhau
khoảng 10 tấn/ha khi cây cao 4 m trong 4 năm. Còn ở Hawaii thí nghiệm đánh giá
năng suất của 9 cây họ đậu cho thấy Keo củi có năng suất 4,3 tấn/ha/năm và đứng
thứ 5 sau Sesbania sesban, G. Sepium, Leucaena palliid và Cajanus (Rosecrana và
ctv, 1992).
Nếu cây đƣợc trồng lấy cỏ khô thì trung bình cắt 5-6 lứa/năm, trồng lấy củi
thì 1 lần/năm để cho phép cây đủ thời gian phát triển, trồng bảo vệ đất và làm
phân bón thì chặt 2-3 lần/năm (Gerrits, 2000).
2.8 THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA KEO CỦI
Nghiên cứu của Wiesum và Rika (1992) cho rằng hàm lƣợng DM từ 28-32%,
Ask từ 4-5%, N từ 3-4%. Maasdorp và ctv (1999) cho rằng phần ăn đƣợc của Keo
củi có hàm lƣợng ADF, NDF là 49,4% và 63,5%. Mahyuddin và ctv (1988) cho

rằng thì tỷ lệ tiêu hóa invitro cua Keo củi là vào khoảng 60%.
Jackson và ctv (1996) cho rằng hàm lƣợng tannin có trong cây khoảng 20%
là hợp chất ảnh hƣởng đến tiêu hóa cũng nhƣ lƣợng ăn vào của gia súc.
Võ Anh Thi (2006) cho rằng Keo củi có hàm lƣợng dƣỡng chất là : 27,62%
DM; 23,29%CP; 22,34% CF; 24,28% ADF; 31,38% NDF.

11


Bảng 2.1 Thành phần hóa học của lá, vỏ quả màu xanh lá cây, hạt và thân cây nhỏ
của Keo củi (%)

mẫu

vỏ màu
xanh lá
cây



hạt giống

thân cây
(<8 mm)

Mean

SD

OM


938

30

891

863

968

NDF

418

82

707

259

635

ADF

235

51

523


197

494

N

36

5

17,9

36,3

29.1

Axit aspartic

11

4

10,0

12,7

8,7

Threonine


4

1

3.8

7.2

2.7

Serine

5

0

4.6

7,9

4.4

Axit glutamic

12

7

8,5


15,6

5.1

Glycine

5

2

2.1

3.6

3.3

Alanine

5

1

3.8

5.0

3.1

Valine


6

1

5.1

5,8

4.3

Isoleucine

4

1

3.9

4.7

2.6

Leucine

7

2

6,7


9.0

4.2

Tyrosine

4

1

2.7

4.6

1.8

Phenylalanine

5

1

6.6

5,9

2.6

Histidine


2

1

1.6

3.5

1.5

Lysine

6

2

3.9

8.2

3.5

Arginine

6

2

4.0


6,7

3.0

Cystine

1

0

1.0

1.6

0.8

Methionine

1

1

1.0

1.5

1.1

Nguồn: Ahn và ctv (1989), Kamatali và ctv (1992), Kaitho và ctv (1993), Dzowela và ctv (1995),

Salawu và ctv (1997 và 1999)

Mặc dù Keo củi đã đƣợc đánh giá là một cây thức ăn gia súc có giá trị thức
ăn thấp, do nó tiêu hóa thấp và hàm lƣợng fenola cao nhƣng cũng đã đƣợc tìm
12


thấy một số tác dụng tích cực trên năng suất.
Một thí nghiệm ở Bắc Queensland với một tỷ lệ bê mỗi ha/năm chăn thả trên
đồng cỏ có Keo củi và Brachiarira decumbens thấy tăng trọng lƣợng là
0,9kg/con/ngày. Từ thử nghiệm này có thể kết luận rằng Keo củi có tiềm năng
nhƣ một thành phần trong hệ thống chăn thả (Palmer và Ibrahim, 1996).
Ở Kenya 3 kg lá tƣơi và thân ăn đƣợc (khoảng 1 kg DM) của Keo củi có thể
cho năng suất sữa cùng với một hàm lƣợng protein thô là 16%. Keo củi bổ sung
tăng lƣợng bơ khoảng 10% (Paterson và ctv, 1996).

13


CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014 tại Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
3.1.2 Đất đai
Khu vực thí nghiệm là vùng đất trồng đƣợc sang lấp và chia thành liếp, đây
là vùng đất cát nghèo chất dinh dƣỡng.
Thành phần thực vật ở đây khá phong phú, nhiều nhất là cỏ lông tây, đậu
rồng hoang, trinh nữ…

3.1.3 Khí hậu
Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ
trung bình hàng năm 24-27oC, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão
hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa tập trung từ tháng 5-10,
lƣợng mƣa chiếm tới 99% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, hầu nhƣ không có mƣa.
Có thể nói các yếu tố khí hậu của vùng thích hợp cho các sinh vật sinh
trƣởng và phát triển, là tiền đề cho việc thâm canh, tăng vụ.
3.1.4 Phân bón
Sử dụng hỗ hợp phân vô cơ và phân hữu cơ (50% vô cơ+50% hữu cơ)
- Phân vô cơ: có tỷ lệ N:P:K là 20:20:15
- Phân hữu cơ: 2,5%N, 3%P2O5, 1%K2O, 23%chất hữu cơ, 2,5%Acid humic,
0,05%CaO, 0,001%Fe, 0,001%Zn.
3.1.5 Nguồn giống
Thí nghiệm này đƣợc tiến hành tiếp theo sau thí nghiệm của Khuất Thị Nhƣ
Diễm (2013) với mức phân bón là hỗn hợp phân vô cơ và phân hữu cơ. Khi cây
đã thu hoạch lứa đầu tiên, 2 tháng sau cắt toàn bộ cây với chiều cao là 50 cm tính
từ mặt đất, sau đó tiếp tục theo dõi sự phát triển và thu hoạch cây tại các thời
điểm khác nhau.

14


×