TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẤT THAN BÙN ĐẾN SINH KHỐI
RỪNG TRÀM TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠM
TỈNH CÀ MAU
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN THÔNG
MSSV 3113850
LÝ VŨ PHONG
MSSV 3113829
Cán bộ hướng dẫn
TRẦN THỊ KIM HỒNG
Cần Thơ, tháng 12 - 2014
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
ii
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lý Vũ Phong. MSSV 3113829 và Nguyễn Văn Thông. MSSV 3113850
sinh viên lớp Quản lý tài nguyên và môi trường khóa 37 thuộc Bộ môn Quản lý Môi
trường – Khoa Môi trường và tài nguyên môi trường – Trường Đại Học Cần Thơ.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của đất than bùn đến
sinh khối rừng tràm tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên
cứu khoa học của chúng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa được công bố trước đây.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Lý Vũ Phong
NguyễnVăn Thông
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
iii
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu ở Trường Đại Học Cần Thơ, chúng
tôi đã tiếp thu và học hỏi được rất nhiều kiến thức từ quý thầy cô. Đặc biệt là sự tận
tình, ân cần chỉ bảo của quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên đã
trang bị cho chúng tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành cũng như những kỹ
năng cần thiết trong cuộc sống. Đó là hành trang và nền tảng giúp chúng tôi vững bước
hơn để bước vào môi trường làm việc đầy thử thách ngoài xã hội.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Trần Thị Kim Hồng
đã tận tình hướng dẩn giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn.
Cảm ơn anh Nguyễn Tấn Chuyền, cám ơn đến các anh, chị, cô, chú làm việc tại
Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Cám ơn mọi người đã tạo điều kiện thuận lợi
và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu để
chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp, song song đó xin cảm ơn anh Phạm Chí
Linh, cùng tập thể lớp QLMT K37đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thu
thập số liệu.
Kính dâng lên Cha mẹ và gia đình tôi. Những người đã sinh thành, dưỡng dục
không quản khó khăn vất vã và luôn luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi có được như
ngày hôm nay.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đề tài nhưng sẽ không tránh khỏi
thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện. Chúng tôi rất mong nhận được sự thông
cảm, chỉ dẫn cũng như sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để chúng tôi
ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lý Vũ Phong
Nguyễn Văn Thông
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
iv
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... x
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỂ ................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT...................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................ 4
2.1 LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CÂY TRÀM ..................................................... 4
2.2 ĐẤT THAN BÙN ........................................................................................... 4
2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành .......................................................... 4
2.2.2 Thành phần than bùn ............................................................................ 5
2.2.3 Đặc điểm đất than bùn .......................................................................... 5
2.2.4 Tình hình đất than bùn.......................................................................... 5
2.3 DIỆN TÍCH HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM .................................................. 7
2.4 SINH TRƯỞNG RỪNG .................................................................................. 9
2.5 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI .............................................................................. 10
2.6 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ ................................................................................. 11
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
v
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.6.1 Phân bố tự nhiên ................................................................................ 11
2.6.2 Địa chất thổ nhưỡng ........................................................................... 11
2.6.3 Công dụng .......................................................................................... 11
2.7 SINH KHỐI RỪNG TRÀM .......................................................................... 12
2.8 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 13
2.8.1 Vị trí địa lý ......................................................................................... 13
2.8.2 Địa hình và đất đai ............................................................................. 14
2.8.3 Khí hậu .............................................................................................. 14
2.8.4 Dân sinh kinh tế ................................................................................. 15
2.8.5 Đa dạng sinh học ................................................................................ 16
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 18
3.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 18
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 18
3.2.1 Thiết lập ô mẫu .................................................................................. 18
3.2.2 Đo độ dày than bùn ............................................................................ 19
3.2.3 Cách lấy mẫu đất than bùn ................................................................. 19
3.2.4 Kiểm tra tính chất đất than bùn.......................................................... 20
3.4.5 Đo, đếm các thông số cây tràm .......................................................... 21
3.4.6 Phương pháp xác định nhanh sinh khối (tươi và khô) của cây Tràm và
rừng Tràm ................................................................................................... 22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 24
4.1 pH ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY THAN BÙN ........................................................ 24
4.1.1 pH đất ở các ô tiêu chuẩn ................................................................... 24
4.1.2 Đánh giá và so sánh pH đất giữa ba độ dày than bùn .......................... 25
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
vi
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4.2 DUNG TRỌNG ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY THAN BÙN ................................... 26
4.2.1 Dung trọng đất ở các ô tiêu chuẩn ...................................................... 26
4.2.2 Đánh giá và so sánh dung trọng đất giữa ba độ dày than bùn .............. 27
4.3 HÀM LƯỢNG CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY THAN
BÙN ............................................................................................................. 29
4.3.1 Hàm lượng chất hữu cơ ở các ô tiêu chuẩn ......................................... 29
4.3.2 Đánh giá và so sánh hàm lượng chất hữu cơ giữa ba độ dày than bùn. 29
4.4 HÀM LƯỢNG N-NO3- TRONG ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY THAN BÙN .......... 30
4.4.1 N-NO3- trong đất ở các ô tiêu chuẩn ................................................... 30
4.4.2 Đánh giá và so sánh hàm lượng N-NO3- giữa ba độ dày than bùn ....... 31
4.5 HÀM LƯỢNG N-NH4+ TRONG ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY THAN BÙN ......... 32
4.5.1 N-NH4+ trong đất ở các ô tiêu chuẩn................................................... 32
4.5.4 Đánh giá và so sánh hàm lượng N-NH4+ giữa ba độ dày than bùn ...... 33
4.6 HÀM LƯỢNG ĐẠM TỔNG SỐ (NTS) TRONG ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY
THAN BÙN .................................................................................................. 34
4.6.1 Hàm lượng đạm tổng số (Nts) trong đất ở các ô tiêu chuẩn ................. 34
4.6.4 Đánh giá và so sánh hàm lượng đạm tổng số (Nts) giữa ba độ dày than
bùn .............................................................................................................. 35
4.7 HÀM LƯỢNG LÂN TỔNG SỐ (PTS) TRONG ĐẤT CỦA 3 ĐỘ DÀY
THAN BÙN .................................................................................................. 36
4.7.1 Hàm lượng lân tổng số (Pts) trong đất ở các ô tiêu chuẩn .................... 36
4.7.4 Đánh giá và so sánh Hàm lượng lân tổng số (Pts) trong đất ở 3 độ dày
than bùn ...................................................................................................... 37
4.8 KẾT QUẢ ĐO ĐẾM CÁC CH TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA C
TRÀM
Ở CÁC Ô MẪU ............................................................................................ 38
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
vii
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4.8.1 Lô 1 (độ dày than bùn 20-40cm) ........................................................ 38
4.8.2 Lô 2 (độ dày than bùn 40 - 60cm)....................................................... 40
4.8.3 Lô 3 (độ dày than bùn 60 - 80cm)....................................................... 41
4.8.4 So sánh các chỉ tiêu giữa 3 độ dày than bùn........................................ 43
4.9 XÁC ĐỊNH SINH KHỐI TƯƠI VÀ SINH KHỐI KHÔ Ở CÁC LÔ
TRÀM CÙNG ĐỘ DÀY THAN BÙN .......................................................... 45
4.9.1 Lô 1 (độ dày than bùn 20 – 40cm) ...................................................... 45
4.9.2 Lô 2 (độ dày than bùn 40 – 60cm) ...................................................... 46
4.9.3 Lô 3 (độ dày than bùn 60 – 80cm) ...................................................... 47
4.9.4 So sánh tổng sinh khối trên các độ dày than bùn khác nhau trên cùng
một độ tuổi .................................................................................................. 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 50
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................... 50
5.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 52
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 54
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
viii
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHC:
Hàm lượng chất hữu cơ
DHB:
Đường kính ngang ngực
GEC:
Trung tâm môi trường toàn cầu
GEF:
Quỹ môi trường toàn cầu
Hdc:
Chiều cao dưới cành
Hvn:
Chiều cao vút ngọn
KHĐ&NNS: Khoa học đất và nông nghiệp sạch
NN&SHƯD: Nông nghiệp và sinh học ứng dụng
Nts:
Hàm lượng đạm tổng số
OTC:
Ô tiêu chuẩn
Pts:
Hàm lượng lân tổng số
QLBVR:
Quản lý bảo vệ rừng
IFAD:
Quỹ Quốc tế phát triển nông nghiệp
TSKt:
Tổng sinh khối tươi
TSKk:
Tổng sinh khối khô
VQG:
Vườn quốc gia
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
ix
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1 ản đồ VQG U Minh Hạ.
14
3.1 Thiết lập ô mẫu
18
3.3 Cách đo độ dày than bùn
19
3.4 Cách lấy mẫu đất than bùn
20
3.5 Tiến hành đo đường kính cây tràm
22
4.1 Giá trị pH trung bình ở ba độ dày than bùn
26
4.2 Dung trọng trung bình ở ba độ dày than bùn
28
4.3 CHC trung bình ở ba độ dày than bùn
30
4.4 Hàm lượng N-NO3- trung bình ở ba độ dày than bùn
32
4.5 Hàm lượng N-NH4+ trung bình ở ba độ dày than bùn
34
4.6 Hàm lượng đạm tổng số trung bình ở ba độ dày than bùn
36
4.7 Hàm lượng lân tổng số trung bình ở ba độ dày than bùn
38
4.8 Mật độ trung bình tại 3 ô tiêu chuẩn trên cùng 1 độ dày than bùn
39
4.9 Trung bình DBH, chiều cao dưới cành (Hdc) và chiều cao vút ngọn (Hvn) tại
3 ô tiêu chuẩn cùng độ dày than bùn (20-40 cm).
39
4.10 Mật độ trung bình tại 3 ô tiêu chuẩn trên cùng độ dày than bùn (40 – 60cm)
40
4.11 Trung bình DBH, chiều cao dưới cành (Hdc) và chiều cao vút ngọn (Hvn)
tại 3 ô tiêu chuẩn ở độ dày than bùn 40 – 60cm
41
4.12 Mật độ trung bình tại 3 ô tiêu chuẩn cùng độ dày than bùn (60 – 80cm)
42
4.13 Trung bình đường kính ngang ngực ( D1,3 ), chiều cao dưới cành (Hdc) và
chiều cao vút ngọn (Hvn) tại 3 ô tiêu chuẩn
42
4.14 Mật độ trung bình của cây Tràm tại 3 độ dày than bùn khác nhau
43
4.15 Trung bình đường kính ngang ngực (D1,3 trung bình cm) trên 3 cấp độ dày
than bùn
44
4.16 Trung bình chiều cao dưới cành (Hdc) và trung bình chiều cao vút ngọn
(Hvn) tại 3 độ dày than bùn
44
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
x
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4.17 Biểu đồ biểu diễn quan hệ giữa sinh khối rừng Tràm trên đất than bùn với
đường kính thân cây cả vỏ.
46
4.18 Tổng sinh khối tươi (TSKt) và tổng sinh khối khô (TSKk) tại 3 ô tiêu chuẩn
cùng độ dày than bùn
47
4.19 Tổng sinh khối tươi (TSKt) và tổng sinh khối khô (TSKk) tại 3 ô tiêu chuẩn
cùng độ dày than bùn
48
4.20 Tổng sinh khối tươi (TSKt) và tổng sinh khối khô (TSKk) tại 3 độ dày than
bùn
49
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
xi
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1 Thống kê về hiện trạng rừng của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 1999
7
2.2 Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ
8
4.1 pH đất ở các ô tiêu chuẩn
24
4.2 Giá trị pH trung bình ở ba độ dày than bùn
25
4.3 Dung trọng ở các ô tiêu chuẩn
27
4.4 Dung trọng trung bình ở ba độ dày than bùn
27
4.5 Hàm lượng CHC ở các ô tiêu chuẩn
29
4.6 CHC trung bình ở ba độ dày than bùn
29
4.7 N-NO3- trong đất của các ô tiêu chuẩn
30
4.8 Hàm lượng N-NO3- trung bình ở ba độ dày than bùn
31
4.9 N-NH4+ trong đất ở các ô tiêu chuẩn
32
4.10 Hàm lượng N-NH4+ trung bình ở ba độ dày than bùn
33
4.11 (Nts) trong đất ở các ô tiêu chuẩn
34
4.12 Hàm lượng đạm tổng số trung bình ở ba độ dày than bùn
35
4.13 Hàm lượng lân tổng ở các ô tiêu chuẩn
36
4.14 Hàm lượng lân tổng số trung bình ở ba độ dày than bùn
37
4.15 Các chỉ tiêu của cây Tràm của 3 ô tiêu chuẩn trên cùng độ dày than bùn
38
4.16 Các chỉ tiêu của cây Tràm của 3 ô tiêu chuẩn trên cùng độ dày than bùn
40
4.17 Các chỉ tiêu của cây Tràm của 3 ô tiêu chuẩn trên cùng độ dày than bùn
41
4.18 Các chỉ tiêu của cây Tràm của 3 cấp độ dày than bùn khác nhau
43
4.19 Tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô trên cùng độ dày than bùn
45
4.20 Tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô trên cùng độ dày than bùn
46
4.21 Tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô trên cùng độ dày than bùn
47
4.22 Tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô trên 3 độ dày than bùn
48
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
xii
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỂ
Rừng là một tài nguyên thiên nhiên quí giá, là một bộ phận của môi trường
sống. Nó có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ nhiệt, điều hòa khí hậu, cân bằng
nhiệt trên trái đất, bảo vệ nguồn nước, ngăn cản xói mòn rửa trôi. Ngoài những chức
năng trên rừng còn là nguồn cung cấp củi gỗ, lâm sản,…, phục vụ cho nhu cầu đời
sống con người. Vì vậy nhà nước luôn coi trọng công tác bảo vệ, xây dựng và phát
triển rừng.
Trong những năm qua đặc biệt là sau khi thống nhất, cả nước bước vào giai
đoạn xây dựng đất nước. Rừng đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, phục vụ
cho nhu cầu và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, những năm gần đây nhu cầu về củi,
gỗ và các lâm sản khác gia tăng, dẫn đến tốc độ khai thác rừng rất lớn. Trong quá trình
khai thác thì các yếu tố về kỹ thuật cũng như các biện pháp lâm sinh chưa được chú ý.
Vì thế làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng, diện tích rừng tự nhiên ngày
càng bị thu hẹp trong đó có nhiều loài động thực vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt
chủng.
Rừng tràm là một hệ sinh thái đặc biệt chứa đựng nhiều ý nghĩa khoa học mà
cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Đây là một hệ sinh thái tổng hợp của
nhiều hệ sinh thái khác nhau và là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái biển và hệ
sinh thái lục địa cần được bảo tồn lâu dài. Vì vậy, hệ sinh thái này có tính da dạng sinh
học cao, có nhiều loài thực vật động vật quý hiếm đang bị đe dọa diệt chủng.
Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết với nhau: Rừng tham gia vào sự hình
thành phát triển của đất, tạo nên những biến đổi to lớn trong các quá trình của đất, đất
lại duy trì bảo vệ rừng. Đất rừng hầu như tự bón phân cho chính bản thân nó. Vì cành
rơi, lá rụng của rừng tạo thành mùn, những nguyên tố dinh dưỡng bị phân hủy từ thực
vật được cây rừng hấp thụ dễ dàng hơn so với các yếu tố dinh dưỡng khác trong đất.
Vì vậy đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái rừng, là một trong những yếu
tố hình thành quần thể rừng. Đất có quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó có khí hậu, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con người.
Đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ vì đất vừa là yếu tố hình thành
rừng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của rừng, đồng thời chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thảm thực vật rừng tạo nên độ phì đất rừng.
Rừng Tràm ở Vườn Quốc Gia U Minh Hạ là kiểu rừng trên đất than bùn, Với
diện tích rừng tràm khá lớn (8.286 ha), hàng năm nơi đây đã hấp thụ một lượng rất lớn
khí CO2 và trả lại O2 cho không khí. Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có
nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý, các giá trị văn
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
1
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
hóa, tinh thần, di tích lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và
phát triển du lịch.
Vườn quốc gia U Minh Hạ được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn
thiên nhiên Vồ Dơi thành Vườn quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau, gồm các xã Khánh
Tiến, Khánh Lâm, Khánh An, Nguyễn Phích (huyện U Minh) và xã Khánh Bình Tây,
Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) của tỉnh Cà Mau có diện tích khoảng 300km2 được
xác định là một trong những vùng có trữ lượng than bùn lớn nhất nước, với độ dày
trung bình 0,3-1,2m.Theo Liên đoàn ản đồ Địa chất miền Nam (Bộ Tài nguyên và
Môi trường), tổng trữ lượng than ở vùng này khoảng 14 triệu tấn, có chất lượng thuộc
loại tốt nhất do được tạo thành chủ yếu từ mùn thực vật bị phân huỷ cao, không lẫn
sét, ít lưu huỳnh, hoàn toàn có thể đảm bảo để sản xuất chất đốt, phân hữu cơ vi sinh
và axít humic.
Đứng trước tình hình trên, để bảo vệ những cánh rừng có vai trò quan trọng còn
lại, Đảng và nhà nước chủ trương hạn chế khai thác, tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên
bằng cách xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia... Bên cạnh đó
khuyến khích trồng cây gây rừng nhằm tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn, cải
thiện môi trường đất, nước và giải quyết nhu cầu củi gỗ cho nhân dân. Trước thực
trạng đó đặt ra cho các nhà lâm nghiệp phải nhanh chóng có những tác động phù hợp
để bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên, bảo vệ môi trường sống của con người.
Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường đất và các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng
sẽ tạo cơ sở và là nền tảng để hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ.
Xuất phát từ những lí do trên đề tài: “Ảnh hưởng của đất than bùn đến sinh
khối rừng tràm tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ảnh hưởng của đất than bùn đến sinh khối rừng tràm tại Vườn Quốc
Gia U Minh Hạ - Cà Mau.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định độ dày.
So sánh sinh khối tràm ở các độ dày than bùn khác nhau.
Xác định một số chỉ tiêu lý hóa: pH, N-NO3-, N-NH4+, dung trọng, chất hữu cơ,
tổng đạm (Nts), tổng lân (Pts) của đất ở các độ dày 20-40cm, 40-60cm, 60-80cm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
2
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu các đặc điểm cơ bản sau:
- Đo độ dày tầng than bùn ở các lô tràm cùng độ tuổi.
- Nghiên cứu và đo đạc các thông số môi trường đất như: pH, N-NO3-, N-NH4+,
dung trọng, hàm lượng chất hữu cơ, tổng số đạm và tổng số lân.
- Đo đếm các thông số: mật độ, đường kính (D), chiều (H) trong các ô rừng.
- Tính sinh khối tươi của cây.
- Tính sinh khối khô.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của tính chất và độ dầy than bùn lên sinh khối rừng
tràm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
3
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CÂY TRÀM
Tràm có tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt
ra chi Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790.
cây Tràm được tìm thấy ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro (Lâm Bỉnh Lợi và
Nguyễn Văn Thôn, 1972).
Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta
trước năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở ta là Melaleuca
leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm có hình
thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau mà cây Tràm của
Việt Nam từ năm 1993 đã được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài
thuộc nhóm này (Hoàng Chương, 2004).
2.2 ĐẤT THAN BÙN
2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Đất than bùn là vùng sinh thái đặc biệt, xinh đẹp và đa dạng thực vật và động
vật. Theo đánh giá của các nhà khoa học, các vùng than bùn có tầm quan trọng rất
lớn trong tự nhiên, nó giúp rừng phát triển, điều hòa khí hậu, trữ cacbon, trữ nước và
hạn chế sự nhiễm mặn, bảo tồn tính đa dạng thực vật, động vật.
Đất than bùn được hình thành từ hàng ngàn năm về trước, hầu hết đất than bùn
trên thế giới được hình thành từ 10.000 năm trước, vào kỷ băng hà. Quá trình tích lũy
chất hữu cơ bị phân hủy không hoàn toàn trong điều kiện yếm khí dẫn tới hình thành
than bùn.
Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành đất than bùn:
oxy.
Địa hình: than bùn thường hình thành những nơi trũng thấp
Khí hậu: nơi có lượng mưa và ẩm độ cao.
Chế độ thủy văn: thường hình thành trong điều kiện ngập úng kéo dài.
Tính chất hóa học của đất: độ chua cao, tình trạng dinh dưỡng thấp, sự thiếu hụt
Vi sinh vật: hoạt động của vi sinh vật hiếu khí bị giảm.
Thời gian: tích lũy trong thời gian dài
(Theo Khoa NN&SHUD, bộ môn KHĐ&NNS-báo cáo các trở ngại đất - đất
than bùn).
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
4
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.2.2 Thành phần than bùn
Ở dạng đầm lầy mặn có 3 thành phần thực vật chính như: bào tử dương xỉ
(dương xỉ, chọi, rán dại …) chiếm 17,3%, phấn hoa hạt trần chiếm 0,35%, phấn hoa
hạt kín (đước, vẹt…) chiếm 81,5%. Ở dạng đầm lầy ngọt gồm; bào tử dương xỉ chiếm
76%, phấn hoa hạt trần chiếm 2,5% và một số phấn hoa hạt kín như đước, tràm …
(Theo Khoa NN&SHUD, bộ môn KHĐ&NNS-báo cáo các trở ngại đất-đất than bùn).
2.2.3 Đặc điểm đất than bùn
Tầng than bùn dày từ 0,6 - 2m hoặc sâu hơn. Hàm lượng Carbon khá cao
(>20%). Đất có dung trọng thấp từ 0,1- 0,2 g/cm3. Hầu hết các loại đất than bùn có
tính axit, pH từ 3 – 4.5 và ít hơn 5% khoáng sét.
Xác bã hữu cơ luôn trong tình trạng ngập nước, phần lớn đất khoáng bên tầng
dưới chứa vật liệu sinh phèn. Nguồn dưỡng chất trong đất than bùn rất thấp, các
nguyên tố vi lượng, hàm lượng N và P tổng số cao nhưng dạng dễ hữu dụng rất thấp.
(Theo Khoa NN&SHUD, bộ môn KHĐ&NNS-báo cáo các trở ngại đất-đất than bùn).
2.2.4 Tình hình đất than bùn
Than bùn là sản phẩm của giai đoạn đầu tiên trong quá trình biến thực vật thành
than, hình thành trong quá trình độ ẩm cao, khó tiếp xúc với không khí, thành tạo trong
địa hình đồng bằng, dọc thung lũng sông, các hồ nước cổ. Ở Đông Nam Á có khoảng
30 triệu ha đất than bùn, chiếm 60% toàn bộ nguồn than bùn nhiệt đới.
Đất than bùn ở Việt Nam chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên
cả nước, nhưng chủ yếu nằm ở Đồng bằng sống Cửu Long (trong rừng U Minh, thuộc
các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) với diện tích khoảng 24.000 ha, trong đó một diện
tích lớn được chọn là các khu bảo tồn, đó là các Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và U
Minh Hạ.
Những vùng đất than bùn với giá trị và chức năng sinh học, cung cấp gỗ, lâm
sản ngoài gỗ và sinh cảnh sông cho động vật. Đất than bùn có vai trò quan trọng trong
việc giảm đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sống trong suốt mùa khô.
Than bùn đóng vai trò như miếng bọt biển hút nước trong mùa mưa và từ từ nhả nước
trong mùa khô. ởi vậy, vùng đất than bùn nguyên sinh có khả năng rất lớn trong việc
ngăn chặn sự mất đi sự sống và thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng bằng cách giảm tình
trạng ngập lụt cuối nguồn của đất than bùn. Tương tự, việc duy trì những dòng chảy
tối thiểu ở các con sống trong mùa khô có thể duy trì các công trình thủy lợi cuối
nguồn và ngăn ngừa nước mặn xâm nhập.Ngoài ra, đất than bùn có chức năng vô dùng
quan trọng đó là kiểm soát khí hậu toàn cầu.Đất than bùn là nơi tích trữ cacbon có tầm
quan trọng toàn cầu, mặc dù diện tích che phủ chỉ chiếm 3%, nhưng đất than bùn trữ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
5
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
khoảng 20 - 35% lượng cacbon của trái đất. Đất than bùn nhiệt đới chứa từ 2 - 6.000
tấn cacbon/ha so với mức bình quân 270 tấn/ha của những hệ sinh thái rừng của thế
giới.
Thời gian gần đây, tình trạng diện tích đất than bùn ở Việt Nam giảm sút đáng
kể do các hoạt động của con người, đặc biệt do việc thoát thủy phục vụ cho nông lâm
nghiệp. Ông TS. Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học TP HCM cho biết,
đất than bùn ở Việt Nam hầu hết bị chuyển đổi cho mục đích sử dụng khác, chỉ còn
những vùng đất than bùn khá lớn được duy trì và bảo tồn ở các vườn quốc gia U Minh
Thượng và U Minh Hạ. Do đó, cần có nhiều giải pháp để bảo tồn và sử dụng bền
vững, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng đất than bùn. (Nguồn: Tổng cục địa
chất và khoáng sản Việt Nam, ).
Ở Đông Nam Á, diện tích đất than bùn chiếm 60% toàn bộ nguồn than bùn
nhiệt đới. Trong đó, tổng số diện tích đất than bùn ở Inđônêxia có khoảng 21 triệu
ha. Malaixia là quốc gia đứng thứ 2 về diện tích đất than bùn với 2,5 triệu ha. Tiếp đến
là Thái Lan có diện tích đất than bùn tương đối nhỏ, chiếm khoảng 65.000 ha, tập
trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Đất than bùn ở Việt Nam chỉ chiếm 36.000 ha và
phân bố rải rác nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu nằm ở Đồng bằng sông Cửu
Long (trong rừng U Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) với diện tích khoảng
24.000 ha, trong đó một diện tích lớn được chọn là các khu bảo tồn, đó là các Vườn
Quốc Gia U Minh Thượng và U Minh Hạ. Ở Philipin có khoảng 11.000 ha.Theo ước
tính, diện tích đất bùn ở Lào khoảng từ 10 đến 20.000 ha. Tại Campuchia, một số
vùng đất than bùn tại vùng đầm lầy Bassac ở phía Nam Phnom Penh trong hệ thống
sông Mê Kông và một số khác nằm ở xung quanh iển hồ. Trong khi đó tại Singapo,
diện tích đất than bùn chỉ chiếm khoảng 1 ha.
Các vùng đất than bùn có giá trị cao về kinh tế nhờ nguồn tài nguyên gỗ. Đây
còn là bể chứa quan trọng hệ sinh thái thực vật đa dạng. Ngoài chức năng giảm đỉnh lũ
và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sống trong suốt mùa khô, vùng đất than bùn
còn có ý nghĩa trong việc kiểm soát khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, đất than bùn trong khu
vực ASEAN ước tính tích trữ khoảng 5% lượng cacbon có trên bề mặt trái đất. Mặt
khác, một khi các vùng đất than bùn bị khô hạn hoặc bị suy thoái, nó rất dễ bị cháy.
Tại ASEAN, hiện tượng mây mù khói xuyên biên giới trong khu vực đang là vấn đề
môi trường nghiêm trọng nhất mà nguyên nhân chính là do các vùng đất than bùn bị
cháy gây ra.
Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN về phòng chống ô nhiễm khói mù xuyên biên
giới, Sáng kiến quản lý đất than bùn ASEAN (APMI) đã được đề xuất. Dự án khu vực
ASEAN "Phục hồi và sử dụng bền vững đất than bùn trong khu vực Đông Nam Á" là
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
6
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
một kết quả của Sáng kiến này đã được Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ thông
qua Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD). Các nước thành viên của Dự án gồm:
Inđônêxia, Malaixia, Philipin và Việt Nam và hai nước tham gia Dự án trong vai trò hỗ
trợ kỹ thuật là Singapo và Brunây.
Mới đây nhất, Ban Thư ký ASEAN và Trung tâm Môi trường toàn cầu (GEC),
với sự hỗ trợ từ Dự án rừng đất than bùn của IFAD/GEF-ASEAN (APFP) và Dự án
EU-SEApeat, ngày 8/4/2013 đã tuyên bố khởi động cuộc thi truyền thông về vùng đất
than bùn ASEAN nhằm thúc đẩy quản lý bền vững các vùng đất than bùn ở khu vực
Đông Nam Á, kéo dài từ 1/4/2013 đến 31/12/2013. Với chủ đề "Than bùn cho cuộc
sống," cuộc thi sẽ vinh danh các cá nhân và nhà báo có các bài viết về vùng đất than
bùn bao gồm tính bền vững, đa dạng sinh học, sinh kế cộng đồng và vấn đề môi trường
trong khu vực Đông Nam Á. (Nguồn: Theo www.monre.gov.vn).
2.3 DIỆN TÍCH HỆ SINH THÁI RỪNG TRÀM
Rừng tràm trồng phổ biến ở nhiều nơi trong cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Diện tích rừng tràm hiện chưa có số liệu thống kê chính xác, nhất là rừng trồng thường
thay đổi do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình và các nông lâm
trường trong vùng xảy ra thường xuyên.
Trên thế giới, Indonesia và Việt Nam là hai nước có rừng tràm lớn nhất cả nước.
Chỉ riêng vùng Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau đã có khoảng trên 100000 ha
rừng tràm tự nhiên. Ở các tỉnh miền Trung (Quảng ình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế,
diện tích rừng có tràm sinh trưởng cũng lên tới hàng chục ngàn hecta. Mặc dù chưa
được quan tâm đầy đủ, song hàng năm, đồng bào ta cũng đã khai thác và chưng cất
khoảng trên dưới 100 tấn tinh dầu tràm.
Bảng 2.1 Thống kê về hiện trạng rừng của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 1999
TT
1
2
3
Vùng địa lý tự
nhiên
Diện tích
đất đai tự
nhiên (ha)
Tổng diện
tích rừng
(ha)
Diện tích
rừng trồng
(ha)
Diện tích
rừng tự
nhiên (ha)
Độ che
phủ trên
đất đai
tự nhiên
(%)
Toàn quốc
32.894.398
10.915.592
9.444.198
1.471.394
33,2
6.746.293
2.368.982
1.890.595
478.387
35,1
3.572.365
963.441
884.409
79.032
27,0
1.226.254
83.638
45.333
38.305
6,6
Đông ắc
(13 tỉnh)
Tây ắc (3 tỉnh)
Đồng bằng Sông
Hồng (9 tỉnh)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
7
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------ắc Trung ộ
4
5.130.454
2.135.649
1.835.633
300.016
41,6
(6 tỉnh)
5
Duyên hải miền
trung (6 tỉnh)
3.301.629
1.139.291
969.316
169.975
34,5
6
Tây Nguyên
(3 tỉnh)
4.464.472
2.373.116
2.339.167
33.949
53,2
7
Đông nam bộ
(9 tỉnh)
4.447.622
1.581.000
1.416.643
164.357
35,5
8
Đồng bằng song
Cửu Long
(12 tỉnh)
3.965.314
270.475
63.102
207.373
6,8
(Nguồn: Chương trình Kiểm kê rừng Nhà nước - 03/2001 TTg, công bố tháng 12 năm 2002)
Theo thống kê mới năm 2003 (Bảng 2), diện tích rừng đến năm cuối 2002 đã
đạt 35,8% diện tích tự nhiên, một kết quả hết sức khả quan. Chúng ta vui mừng là độ
che phủ rừng nước ta đã tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, tuy nhiên chất
lượng rừng lại giảm sút đáng lo ngại.
Bảng 2.2 Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ
Đơn vị tính: 1.000.000ha
Tổng
diện
tích
Rừng
trồng
Rừng
tự
nhiên
Độ
che
phủ
(%)
1945
1976
1980
1985
1990
1995
1999
2002
14.300
11.169
10.608
9.892
9.175
9.302
10.995.060
11.784.589
0
0.092
0.422
0.584
0.745
1.050
1.524.323
1.919.569
14.300
11.076
10.186
93.083
84.307
82.525
9.470.737
9.865.020
43,0
33,8
32,1
30,0
27,8
28,2
33,2
35,8
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng 12 năm 2003)
Những con số thống kê về tăng diện tích rừng tự nhiên trong (bảng 2) đã phần
nào nói lên điều đó. Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm
1945 đến 8.2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9.470.737 triệu ha năm 1999
và đến năm 2002 là 9.865.020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình
tăng hơn 230.000ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
8
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
sinh và rừng tre nứa. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành
rừng tự nhiên tốt được.
Theo quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 8 năm 2011, diện tích
rừng của cả nước là 13.388.075 ha (độ che phủ rừng là 39,5 %). Trong đó tỉnh Cà Mau
có tổng diện tích rừng là 100.387 ha (độ che phủ rừng là 16,7%) trong đó có 8.883 ha
rừng tự nhiên và 91.503 ha rừng trồng.
Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn
được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh
thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình
quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của
vùng đồng bằng sông Cửu Long.Tổng trữ lượng rừng Cà Mau là 2.205.701 m3, trong
đó rừng tràm là 1.435.757 m3 và rừng ngập mặn là 769.994 m3 (kết quả điều tra tài
nguyên rừng năm 1999). Ngoài ra, trên các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối có 538 ha
rừng, trữ lượng 50.520 m3. Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đ u Tư, 2003).
2.4 SINH TRƯỞNG RỪNG
Theo V. ertelanfey, Sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua sự đồng
hoá. Như vậy sinh trưởng của cây rừng và của lâm phần là kết quả của quá trình đồng
hoá nguồn năng lượng của môi trường ngoài hoàn cảnh sinh thái rừng, dưới ảnh hưởng
của các quy luật nội tại cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài của nó. Về phương
diện toán học, Sinh trưởng của cây rừng được hiểu như một hàm số phụ thuộc vào
nhiều biến số: Tuổi cây (A), các đặc trưng về nhiệt độ (TT), lượng mưa (VL), độ ẩm
(W), Lượng bức xạ ( X), dinh dưỡng, khoáng trong đất (NPK), mật độ của rừng
(N)… và được biểu diễn dưới dạng phương trình:
Y f A, TT ,VL,W , BX , NPK , N...
Trong đó f là dạng phương trình thích hợp được xác định bởi các phương pháp
thống kê và phù hợp với đặc tính sinh học cây rừng. Nếu như đồng nhất các yếu tố
hoàn cảnh thì tham số trên chỉ còn phụ thuộc vào tuổi A.
Ở nước ta, sinh trưởng của cây cá thể và quần thể đã được nhiều nhà khoa học
lâm nghiệp ở Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số dạng hàm toán học
để diễn đạt quá trình sinh trưởng của một số loại hình rừng cũng như các mối quan hệ
giữa các nhân tố sinh trưởng với nhau trong quá trình sinh trưởng của cây rừng.
Theo giáo trình điều tra của T.S Giang Văn Thắng; Tăng trưởng là hiệu số của
một nhân tố sinh trưởng nào đó vào các thời điểm khác nhau:
Yt Yt Yt t
Trong đó:
Y: Nhân tố sinh trưởng nào đó.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
9
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
T: Thời điểm điều tra.
: Lượng tăng trưởng.
: Khoảng thời gian từ thời điểm nào đó đến thời điểm điều tra.
2.5 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992), Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) Tràm
là loài cây gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có
tinh dầu thơm, phiến thon, không lông, có từ 3 – 7 gân phụ. Hoa hình gié ở đầu cành,
màu trắng, dài từ 3 – 7 cm trên chót gié có chùm lá nhỏ; lá hoa hình giáo dài 5 –
20mm. Hoa không cuống, tụ thành 2 – 3 hoa chụm trong rõ rệt. Đài hoa hình trụ, có
lông mềm, có 5 thùy, dài 0.6mm. 5 cánh hoa tròn lõm vào trong dài 2 – 2.5mm, tiểu
nhụy nhiều, trắng, dài 10 – 12 mm, quả nang gần tròn, dường kính khoảng 4mm, khai
thành 3 lỗ trên 3 buồng, có nhiều hạt tròn hay nhọn dài 1mm, tử diệp dày. Trổ hoa vào
tháng 5, kết trái vào tháng 11.
Về kích thước theo Lâm Bình Lợi & Nguyễn Văn Thôn (1972) cây Tràm cao
đến 20 – 25m, đường kính đến 60cm và theo Hoàng Chương (2004) thì đại đa số các
loài.
Tràm là các cây bụi hoặc cây nhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ 1 – 2m đến
không quá 20m; chỉ riêng nhóm loài Melaleuca leucadendron trong đó có loài Tràm
(M.cajuputi) và Tràm lá dài (M. leucadendra) là những loài mà cây trưởng thành có
kích cỡ lớn, có thể cao được tới 30m hoặc hơn. Về mặt phân loại học loài Tràm
Melaleuca cajuputi có 3 loài phụ là:
Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi Powell, phân bố ở Indonesia, Australia;
Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana Barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam;
Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla Barlow, phân bố ở Papua New Ghiné,
Australia và là giống Tràm bản địa chính mọc nhiều ở Indonesia.
Theo tài liệu “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam”, Tràm là cây gỗ cao 20 – 25m,
đường kính 50 – 60cm. Thân không thẳng, vỏ màu xám trắng, có thể bóc thành nhiều
lớp mỏng, xốp, có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách, dày, cứng bóng, màu lục sẫm, dài 4-8
cm, rộng 12cm hình mác hoặc hình trái xoan hẹp nhọn dần về cả hai đầu. Hoa nhỏ
màu trắng vàng nhạt, hợp thành bông, dài 5 – 15cm ở đầu cành, hoa không cuống,
cánh đài hình trụ. Quả nang hình bán cầu, đường kính 3 – 4cm, hạt tròn hay có mũi
nhọn.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
10
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.6 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
2.6.1 Phân bố tự nhiên
Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là phía Nam
tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành
những đám nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi
đất thấp. Ở đồng bằng sông Cửu Long, phân bố tập trung hình thành nên ba vùng sau
đây:
Vùng Đồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.
Vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
2.6.2 Địa chất thổ nhưỡng
Theo Hồ Chín và Võ Đình Ngô (1985) trong Thái Văn Trừng (2000) thì lịch sử
địa chất trầm tích của Đồng Bằng Sông Cửu Long có những nét lớn như sau:
Các chuyển động tân kiến tạo vào cuối Tân Sinh, tạo thành hai khối Đông Nam
Trung Bộ và Đông Campuchia bao bọc một khối sụt ở giữa, gồm các trũng rộng lớn
sau đó được sông Cửu Long và các khu phụ lưu bồi đắp thành lớp trầm tích
pliopleixtoxen cách đây khoảng 700.000 năm. Kế đó với các giai đoạn biển tiến và
biển thoái, kết thúc cách đây 4.500 năm trước đã tạo thành một vùng trũng thấp, sình
lầy rộng lớn với sự hình thành lớp trầm tích đầm lầy biển, nguồn gốc của các tầng sinh
phèn rộng lớn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi phát sinh ra hệ sinh thái rừng úng
phèn này.
Cũng theo Thái Văn Trừng (2000), nhóm đất phèn chiếm phần lớn diện tích đất
trũng nội đồng, có tầng sinh phèn xuất phát từ trầm tích đầm lầy biển (phèn nặng),
trầm tích đầm lầy đồng bằng và trầm tích đầm lầy sông (phèn trung bình và phèn nhẹ).
Tầng sinh phèn khi tiếp xúc với không khí, do hoạt động của con người, như đào kênh
thoát nước hay lên líp canh tác sẽ chuyển thành phèn hoạt động. Đặc biệt ở U Minh
còn có nhóm đất than bùn, có hay không có phèn tiềm tàng (Phùng Trung Ngân và
cộng tác viên, 1987).
2.6.3 Công dụng
Gỗ: Gỗ Tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là các sản
phẩm gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong các công trình xây
dựng qui mô nhỏ. Gỗ Tràm nếu xẽ ván mà không được xử lý cẩn thận sẽ bị cong vênh
khi khô và không giữ được lâu khi phơi ra ánh sáng nên rất ít được sử dụng để làm ván
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
11
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
trong xây dựng, chủ yếu làm khung sườn nhà đơn giản ở nông thôn, làm củi hoặc hầm
than (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972).
Gỗ Tràm có khối lượng riêng ở mức trung bình, ở độ ẩm khô kiệt trị số này là
685 đến 690 kg/m3; lực chịu nén dọc thớ trung bình khá (1750 kg/cm2) nhưng do thớ
gỗ thường có cấu trúc vặn xoắn và hệ số co rút cao nên ván xẻ bị cong vênh và nứt nẻ
không thích hợp làm gỗ xẻ. Giá trị sử dụng phổ biến nhất của Tràm như tên gọi của nó
hiện nay là làm cừ để gia cố nền móng và làm giàn giáo khi xây cất nhà cửa. Theo các
thông tin của các nước trong khu vực có rừng Tràm thì gỗ của loài cây này chịu nước
tốt, không bị mối mọt nên còn được dùng trong công nghệ đóng tàu thuyền (Hoàng
Chương, 2004).
Vỏ: Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏngvới tích tụ chất oxalate và carbonate vôi
giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia người ta dùng vỏ Tràm để
làm vật liệu cách nhiệt (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972).
Lá: Theo số liệu phân tích của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong
lá tươi dạng Tràm gió chứa trung bình 0.5 – 0.8% tinh dầu và hàm lượng 1.8-cineol
trong loại tinh dầu này đạt 46.9 – 72.0%, các hợp chất còn lại đáng quan tâm là alphapinen, limonen, pcymen, linalool và alpha-terpineol (Hoàng Chương, 2004). Dầu
Tràm ở thể lỏng, trong, màu xanh lục nhạt, thơm nhưng hơi chua; trọng lượng riêng là
0.926. Dầu Tràm có chất Cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị
bệnh đường hô hấp, không những được sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn
được sử dụng trong công nghệ chế tạo dầu thơm. Năm 1865 đảo ornéo đã sản xuất
mỗi năm 8.000 chai dầu Tràm (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972)
Ngoài ra, do rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự
hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường thuận lợi cho
các loài Tảo, Phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho
nhiều loài cá. Do đó, ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và
phát triển rất nhiều loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc …
2.7 SINH KHỐI RỪNG TRÀM
Sinh khối là tổng lượng chất hữu cơ có được trên một diện tích tại một thời
điểm và được tính bằng tấn/ha. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh khối ( .F Clough và
K. Scott, 1989) là “Dựa vào những ước lượng về sinh khối và những tỷ lệ phát triển
của chúng là cơ sở cho việc ước lượng tổng suất sản xuất sơ cấp thuần trong những
nghiên cứu về sinh thái, cho việc đánh giá sự sinh lợi từ những sản phẩm kinh tế của
rừng và xây những phương pháp lâm sinh hoàn hảo hơn”
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
12
Nguyễn Văn Thông - 3113850
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành quản lý tài nguyên và môi trường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việc đánh giá sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử
dụng rừng (Viên Ngọc Nam, 1996). Việc sử dụng hợp lý tài nguyên rừng đòi hỏi phải
sử dụng đầy đủ sinh khối của cây rừng. Việc mở rộng quy mô sử dụng gỗ cũng đòi
hỏiphải hoàn thiện các phương pháp tính sinh khối các bộ phận của cây rừng.
Nếu phương pháp điều tra gỗ than cây đã được nghiên cứu một cách chi tiết thì
phương pháp điều tra các thành phần cành, lá, hoa, quả và hệ rễ cây còn chưa được
nghiên cứu chi tiết.
Phương pháp xác định nhanh sinh khối rừng Tràm ở ngoài rừng. Theo Lê Minh
Lộc(2005) trong thực tế, việc xác định sinh khối tươi và khô cây Tràm và toàn bộ lâm
phần Tràm ở ngoài trời là một công việc khó khăn và tốn kém về thời gian, nhân lực
và kinh phí. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phương trình tính toán giúp
đánh giá khá chính xác sinh khối với sai số < 10%.
2.8 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Địa giới hành chính nằm trên
hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Được thành lập theo quyết định số 112/QĐ-TTg
ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động
thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu
năm tạo thành.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.256 ha. Trong đó, diện tích có
rừng 7.325 ha, chiếm 60,7% được chia làm ba phân khu:
-
Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn: 2.592,6 ha
Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước: 5.134,2
-
Phân khu dịch vụ hành chính: 801 ha
ha
Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc các
lâm-ngư trường U Minh 1, 3, lâm-ngư trường Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu và
trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải. Tỉnh Cà Mau đang có kế hoạch
khai thác than bùn làm nhiên liệu, sản xuất chế biến các hoá phẩm sử dụng trong lĩnh
vực y tế và các chế phẩm phân hữu cơ vi sinh, đồng thời sản xuất than hoạt tính để xử
lý nước ở các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: số liệu được cung
cấp bởi VQG U Minh Hạ).
2.8.1 Vị trí địa lý
Đông giáp kinh 100, ấp 14 xã Khánh An và hậu T19 ấp Vồ Dơi
Tây giáp kinh 90, phân trường Trần Văn Thời và đê bao phía tây Vồ Dơi
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Lý Vũ Phong - 3113829
13
Nguyễn Văn Thông - 3113850