Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

hiện trạng xâm nhập mặn và đề xuất giải pháp cho huyện ngã năm, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CHO HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bá Thọ

3113848

Cán bộ hướng dẫn
Ths. BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 - 2014



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HIỆN TRẠNG XÂM NHẬP MẶN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
CHO HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG


Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bá Thọ

3113848

Cán bộ hướng dẫn
Ths. BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Cô Bùi Thị Bích Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy
Cô trong Bộ môn Quản lí Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên đã dạy dỗ, cung cấp
cho em những kiến thức chuyên môn quý báu để em có thể hoàn thành tốt luận văn.
Xin cám ơn Thầy Cố vấn Vũ Văn Năm đã quan tâm, lo lắng, giúp đỡ trong suốt
bốn năm trên giảng đường đại học.
Xin cám ơn Anh Hận – Phó trưởng Phòng Thủy nông huyện Ngã Năm và các
Anh Chị phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngã Năm đã tận tình giúp đỡ, cung
cấp những thông tin, tài liệu quan trọng trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh, động viên, hỗ trợ trong những
lúc khó khăn nhất.
Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện cho em
học tập, đồng thời cũng ủng hộ về mặt vật chất cũng như tinh thần rất nhiều để em có
thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bá Thọ


i


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

i

Mục lục

ii

Danh sách từ viết tắt

v

Danh sách bảng

vi

Danh sách hình

vii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1


ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 1
1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 1

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
2.2.1 Đặc điểm tỉnh Sóc Trăng ...................................................................... 3
2.2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.................................................... 3
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 5
2.2.2 Khái quát về huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng...................................... 6
2.2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.................................................... 6
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 9
2.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT ................................................... 12
2.2.1 Sơ lược về tình hình xâm nhập mặn ở tỉnh Sóc Trăng ........................ 12
2.2.1.1 Tình hình XNM ............................................................................ 12
2.2.1.2 Tình hình sản xuất ........................................................................ 13
2.2.1.3 Diện tích bị ảnh hưởng do XNM................................................... 13
2.2.1.4 Giải pháp ứng phó XNM trong thời gian tới ................................. 14
2.2.2 Sơ lược tình hình XNM ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng ............... 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 18
ii


3.1


ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ............................................ 18

3.2

PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................... 18

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 18
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 18
3.3.2 Phương pháp xác định vị trí................................................................ 18
3.3.3 Phương pháp khảo sát, đo đếm ngoài thực tế ...................................... 18
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................... 20
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN ........................... 20
4.1.1 Thông tin về trình độ học vấn ............................................................. 20
4.1.2 Nghề nghiệp của hộ gia đình .............................................................. 21
4.1.3 Xếp loại hộ gia đình ........................................................................... 21
4.1.4 Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của hộ gia đình .............................. 22
4.2 TÌNH HÌNH XNM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2013 ............................ 23
4.2.1 Nguyên nhân xâm nhập mặn .............................................................. 23
4.2.2 Tình hình xâm nhập mặn .................................................................... 25
4.2.3 Những tác động của XNM đến đời sống và sản xuất của người dân ... 37
4.2.3.1 Khó khăn ...................................................................................... 37
4.2.3.2 Thuận lợi ...................................................................................... 37
4.3 ỨNG PHÓ VỚI XÂM NHẬP MẶN ...................................................... 38
4.3.1 Đối với chính quyền khu vực khảo sát................................................ 38
4.3.1.1 Giải pháp công trình: cống, đập ngăn mặn .................................... 38
4.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn. 39
4.3.2 Đối với người dân ở khu vực khảo sát ................................................ 39
4.4 ĐỀ XUẤT ỨNG PHÓ XÂM NHẬP MẶN ............................................ 40
4.4.1 Áp dụng mô hình Lúa - cá .................................................................. 40

4.4.2 Thay đổi lịch thời vụ và giống cây trồng ............................................ 42
4.4.3 Xây dựng điểm đo mặn tự động sensor .............................................. 43

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.................................................................. 46
5.1

KẾT LUẬN ........................................................................................... 46
iii


5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 47
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 48

iv


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH: Biến đổi khí hậu
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
XNM: Xâm nhập mặn

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên Bảng

Trang

2.1

Độ mặn cao nhất từ năm 2008 – 2014 trong tỉnh Sóc Trăng

12

4.1

Tuổi của chủ hộ theo hộ dân phỏng vấn

20

4.2

Thông tin các vị trí cống ngăn mặn

23

4.3

Thông tin về vị trí các điểm đo mặn

34

vi



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ hành chính của tỉnh Sóc Trăng

3

2.2

Bản đồ hành chính Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

7

3.1

Máy đo mặn ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

19

4.1

Trình độ học vấn của chủ hộ ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng


20

4.2

Nghề nghiệp chính của chủ hộ trả lời phỏng vấn

21

4.3

Xếp loại gia đình ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

22

4.4

Nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của các hộ dân được phỏng vấn

23

4.5

Vị trí cống ngăn mặn huyện Ngã Năm

24

4.6

Vị trí các cống ngăn mặn trên Google earth


25

4.7

Biểu đồ diễn biến mặn năm 2007 tại 12 trạm đo

26

4.8

Biều đồ diễn biến mặn năm 2008 tại 11 trạm đo

27

4.9

Biểu đồ diễn biến mặn năm 2009 tại 11 trạm đo

27

4.10

Biểu đồ diễn biến mặn năm 2010 tại 11 trạm đo

28

4.11

Biểu đồ diễn biến mặn năm 2011 tại 12 trạm đo


30

4.12

Biểu đồ diễn biến mặn năm 2012 tại 8 trạm đo

31

4.13

Biểu đồ đo mặn năm 2013 tại 8 vị trí

32

4.14

Bản đồ các vị trí cống ngăn mặn và điểm đo mặn trên toàn huyện

33

4.15

Vị trí các điểm đo thực tế trên Google earth

34

4.16

Thời gian bị nhiễm mặn ở huyện Ngã Năm


35

4.17

Thời gian mặn nhất theo xác định của chính quyền địa phương

35

4.18

Biểu đồ diễn biến mặn tại trạm đo Năm Kiệu từ năm 2007 - 2013

36

4.19

Diện tích thiệt hại do mặn từ năm 2007 đến năm 2013

36
vii


Hình

Tên hình

Trang

4.20


Ảnh hưởng của XNM đến sản xuất, đời sống của người dân

37

4.21

Một cống ngăn mặn ở huyện Ngã Năm

38

4.22

Tỷ lệ người dân có khả năng ứng phó XNM

40

4.23

Kiểm tra cá giống trong dự án cá – lúa ở xã Mỹ Trung (Cái bè)

41

4.24

Các giống lúa ngoài thực địa

42

4.25


Các trạm đo mực mặn và mực nước trên sông Hậu

43

4.26

Trạm đo tại Đại Ngãi

44

4.27

Thiết bị cảm ứng sensor

44

4.28

Mô tả cách lắp đặt thiết bị

45

4.29

Kết quả đo mặn và nhiệt độ tháng 08/2014 tại trạm Đại Ngãi

45

viii



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc ĐBSCL nên có địa hình tương đối bằng phẳng, có
xu hướng cao dần về phía biển và sông Hậu. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa (có hai mùa trong năm: mùa khô và mùa mưa), đồng thời bị ảnh hưởng bởi chế độ
bán nhật triều của biển Đông thông qua hai sông Hậu và Mỹ Thanh và chiều dài bờ
biển 72 km nên Sóc Trăng thường xuyên chịu tác động của hiện tượng mặn xâm nhập
sâu vào đất liền, có năm diễn ra rất gay gắt trong đó có các huyện vùng trũng như Ngã
Năm, Mỹ Tú, Thạnh Trị.1
Huyện Ngã Năm là một huyện trực thuộc tỉnh Sóc Trăng với địa hình thấp, bị
phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương thủy lợi. Trong những năm
gần đây tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, mặn xâm nhập
ngày càng sâu vào trong nội đồng làm ảnh hưởng đến các vùng sản xuất, đặc biệt là
các vùng ngọt hóa; môi trường đất; nước bị nhiễm mặn; phèn ngày càng gia tăng,
nhiễm mặn nước ngầm đang là vấn đề gây ra nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh
tế - xã hội cũng như đảm bảo mức sống cho người dân trong huyện Ngã Năm.
Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Hiện trạng xâm nhập mặn và đề xuất giải
pháp cho huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng” là việc làm cấp thiết và quan trọng
nhằm xác định hiện trạng đề xuất các giải pháp hạn chế ứng phó xâm nhập mặn trong
thời gian tới một cách có hiệu quả.
1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Khảo sát, tìm hiểu hiện trạng và các ảnh hưởng của XNM đến đời sống, tình
hình sản xuất của người dân huyện Ngã Năm của tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Khảo sát hiện trạng và diễn biến xâm nhập mặn của huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng.

-

Tìm hiểu nguyên nhân XNM lấn sâu vào nội đồng.

-

Đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng, ứng phó XNM trong sản xuất và đời
sống người dân.

1.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

-

Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân và so sánh mức độ ảnh hưởng của
XNM thông qua phỏng vấn trực tiếp 50 hộ dân và 9 cán bộ quản lí.


1

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2010, Báo cáo xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

-

Xác định tọa độ các hộ dân phỏng vấn, các cống ngăn mặn và các điểm đo mặn
bằng máy GPS và đưa vào bản đồ bằng phần mềm MapInfo 10.5.

-

Thu thập các số liệu thứ cấp về tình trạng xâm nhập mặn.

-

Tìm hiểu các giải pháp hạn chế ảnh hưởng, ứng phó XNM đã được áp dụng
trong các hoạt động sản xuất và đời sống người dân.

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

2



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

SƠ LƯỢC VÙNG NGHIÊN CỨU

2.2.1 Đặc điểm tỉnh Sóc Trăng2
2.2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a)

Vị trí địa lý

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231
km, cách Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối liền Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến
Tre và Tiền Giang.
Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và
8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL). Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn:
Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
-

Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh.

Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

Hình 2.1 : Bản đồ hành chính của tỉnh Sóc Trăng
2

Nguồn: www.soctrang.gov.vn

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

b)

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu: Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa.
Hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm là 1.864 mm, tập trung nhất từ tháng 8, 9, 10.
Độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,80C. Thời điểm nóng nhất trong năm làvào
tháng 4 (28,70C) và nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (25,30C) và tháng 1
(24,300C).
Đất đai: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Trong đó,
đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%); đất lâm nghiệp có rừng

11.356 ha (chiếm 3,43%); đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%); đất làm
muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Còn lại là đất phi nông nghiệp và đất 4
chưa sử dụng chiếm 17.05% (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc
Trăng 2008). Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính:
Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 - 2m
thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại
rau màu.
Nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn
trái đặc sản.
Nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ.
Nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất
mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều
chiếm diện tích lớn 75.016 ha. Ở những vùng đất mặn, sản xuất chủ yếu là trồng lúa
kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và
đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp
với nuôi trồng thuỷ sản.
Nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
Địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng và có dạng lòng
chảo; cao ở phía sông Hậu và biển Đông, thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía
Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát
có địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những
dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát, các bưng
trũng ở các huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng.
Nguyễn Bá Thọ (3113848)

4


Luận Văn Tốt Nghiệp


Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kênh Cái Côn có cao trình rất
thấp, từ 0 - 0,5 m. Mùa mưa nơi đây thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao
trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ
thống đê bao chống lũ.
Sông ngòi: Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy
triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy
triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân
địa phương mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du
lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông
Hậu đổ ra biển Đông Nam Bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.
Tài nguyên rừng và biển: Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng chiếm diện
tích 11.356 ha với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 45
huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ
rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 cửa
sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh nên có nguồn hải sản đáng kể bao gồm
cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng
hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, dịch vụ cảng biển,
xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.
2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a)

Dân số

Theo Niên giám thống kê 2011 thì dân số tỉnh Sóc Trăng là 1.303.700 người;

mật độ trung bình là 394 người/km2. Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống bao
gồm người Kinh, người Khmer và người Hoa. Tỉnh có khoảng 350.000 người Khmer,
đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số
toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước.
b)

Tình hình phát triển kinh tế

Là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL nên việc phát triển kinh tế mang nhiều điểm
đặc trưng của vùng. Các hoạt động sản xuất chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng là: sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản xuất công nghiệp, các hoạt động nội
thương - ngoại thương, du lịch - dịch vụ. Trong các hoạt động trên thì nông nghiệp và
thủy sản là hai hoạt động chủ yếu góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh:
Nông nghiệp: đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát
triển cây lúa nước; một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp; các loại
Nguyễn Bá Thọ (3113848)

5


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Theo kết quả
báo cáo 8 tháng đầu năm 2012 của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng thì sản xuất nông
nghiệp vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là tổng sản lượng lúa ước đạt 2.248.163 tấn, tăng
7,53% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự kiến phát triển của tỉnh sẽ tăng diện tích lúa
đặc sản lên 80.000 ha vào năm 2020 tương ứng với sản lượng khoảng 440.000 tấn,
phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

Thủy sản: Sóc Trăng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển nên những năm
gần đây tỉnh tập trung đầu tư khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Chính việc
đem lại hiệu quả kinh tế cao nên ngành thủy sản đã góp phần cải thiện đời sống người
dân và làm thay đổi bộ mặt nhiều làng quê vùng ven biển. Vùng biển Sóc Trăng có
nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú. Hàng năm, nước biển xâm
lấn tạo thành một vùng nước mặn - lợ, chưa kể hơn 50 nghìn ha đất bãi bồi ven sông,
biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Cũng theo kết quả báo cáo 8 tháng đầu năm 2012 của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng thì
lĩnh vực khai thác thủy sản tiếp tục trúng mùa, được giá. Sản lượng thủy sản khai thác
ước đạt 31.226 tấn, tăng 14,35% so với cùng kỳ mặc dù sản lượng nuôi trồng thủy sản
năm nay trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp tiếp tục
ổn định và có xu hướng tăng trưởng tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương
trong 8 tháng đầu năm 2012 là 4.355,2 tỷ đồng, tăng 0,25% so với cùng kỳ năm 2011.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: cá, mực đông lạnh 1.633 tấn, chả cá đông
lạnh 7.808 tấn, đường kết tinh 21.885 tấn, gạch nung các loại 64.425 ngàn viên, gạo
xay xát 739,4 ngàn tấn,...
Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù
Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành
tạo nên các địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
2.2.2 Khái quát về huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
2.2.1.1

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý
Ngã Năm là một huyện nằm ở phía Tây, thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng.
Huyện được thành lập vào năm 2003 theo Nghị định số 127/2003/NĐ-CP ngày 31
tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 24.224,35 ha, với 08
đơn vị hành chính, gồm 07 xã và 01 thị trấn.
-


Phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang
Phía Nam giáp với huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Phía Đông giáp với huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng
Phía Tây giáp với huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hình 2.2 : Bản đồ hành chính Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng3

b)

Điều kiện tự nhiên

Ngã Năm có địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết Ngã
Năm có thể chia thành hai khu vực địa hình có độ sâu ngập và thời gian ngập tương
đối khác biệt nhau:
Khu vực I: Khoảng 1/2 diện tích thuộc phần đất phía Đông của huyện theo
hướng huyện Mỹ Tú. Đây là vùng thấp theo mặt bằng chung của huyện, bao gồm các
xã: Tân Long, Long Tân, Long Bình và thị trấn Ngã Năm có độ ngập sâu từ 60 - 100
cm, thời gian kéo dài khoảng 3 đến 3,5 tháng.
Khu vực II: Khoảng 1/2 diện tích thuộc phần đất phía Tây của huyện theo
hướng tỉnh Bạc Liêu. Đây là vùng cao theo mặt bằng chung của huyện, có độ sâu ngập

từ 30 - 60 cm, thời gian ngập kéo dài khoảng 2 đến 2,5 tháng, bao gồm các xã: Mỹ
Bình, Mỹ Quới, Vĩnh Quới, Vĩnh Biên. Tình hình ngập sâu ở khu vực này không đồng
đều. Một số ít diện tích các xã Vĩnh Quới, Vĩnh Biên và Mỹ Quới có độ sâu ngập
nhiều hơn và thời gian ngập cũng lâu hơn so với toàn khu vực.
Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên ton huyện Ngã Năm là 24.224,35 ha, chiếm
khoảng 7,3% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đất nông nghiệp là
3

Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngã Năm, 2012, Lịch sử hình thành và phát triển Huyện Ngã Năm

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

7


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

21.775,22 ha, chiếm 89,6% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 2.449,13 ha,
chiếm 10,4%; Ngã Năm không có đất chưa sử dụng.
Đất ở Ngã Năm có 03 nhóm chính:
Một là, nhóm đất phèn: bao gồm 02 loại đất chính - đất phèn tiềm tàng nhiễm
mặn đọng mùn và đất phèn hoạt động nhiễm mặn đọng mùn.
Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn đọng mùn được phân bố tại các khu vực tương
đối trũng như xã Long Bình, Vĩnh Biên và một phần của xã Vĩnh Quới hướng về phía
tỉnh Bạc Liêu song song với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Đất phèn hoạt động nhiễm mặn đọng mùn được phân bố rải rác tại các xă, thị
trấn trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Vĩnh Biên, Tân Long, Long Tân
và thị trấn Ngã Năm.

Hai là, nhóm đất mặn: Ngã Năm là vùng đất ngập mặn đã được ngọt hóa. Diễn
biến của đất mặn tương đối đa dạng dẫn đến ranh giới mặn, diện tích các đơn vị đất
mặn ít, mặn trung bình hay mặn nhiều thường thay đổi theo mùa vụ và qua các năm.
Nhóm đất mặn bao gồm 03 loại:
Loại 1 là, đất mặn ít: nhìn chung loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, hoa
mùa, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra còn có thể phát
triển nuôi trồng thủy sản. Tập trung nhiều ở các xã Tân Long, Long Tân.
Loại 2 là, đất mặn trung bình: loại này thích hợp cho trồng lúa, nuôi trồng thủy
sản,… tập trung nhiều ở thị trấn Ngã Năm, Vĩnh Biên, Vĩnh Quới,…
Loại 3 là, đất mặn nhiều: tập trung nhiều ở xã Mỹ Quới, Tân Long và một phần
ở xã Mỹ Bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa đặc sản chất lượng cao, tuy nhiên
cần quan tâm đến vấn đề thủy lợi, hệ thống ngăn mặn có hiệu quả để cây trồng mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
Ba là, nhóm đất nhân tác: trong quá trình canh tác của con người và sự tác động
của cơ giới hóa đã hình thành lên nhóm đất nhân tác, chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất
vườn đã được lên líp. Nhóm đất nhân tác có thuận lợi là khắc phục được nhiều hạn chế
đối với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng như mặn, phèn và ngập úng. Hầu hết
loại đất này được sử dụng đa dạng trong việc trồng lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn
trái và nuôi trồng thủy sản (ao, mương). Nhóm đất này được phân bố rộng rãi trên
khắp huyện.
Huyện Ngã Năm nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ
không khí trung bình hàng năm 26,80C. Độ ẩm không khí trung bình 83 - 84%. Trong
năm, khí hậu chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân 1.840 mm/năm và phân bố
Nguyễn Bá Thọ (3113848)

8



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng
mưa cả năm. Trên địa bàn huyện có 02 hướng gió chính: gió mùa Tây Nam vào mùa
mưa, gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, tốc độ gió trung bình khoảng 3,9 m/s.
Chế độ thủy văn của Ngã Năm chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống kênh Quản Lộ
- Phụng Hiệp, thông qua hệ thống kênh trục và kênh đồng. Từ khi hệ thống ngọt hóa
bán đảo Cà Mau hoàn thành, hướng thoát nước hiện nay chủ yếu theo hướng ra vịnh
Thái Lan. Do Thị Trấn Ngã năm ít bị ảnh hưởng của thủy triều. Mực nước cao nhất ở
Thị trấn Ngã Năm theo kinh nghiệm người dân địa phương là +0,7 m. Kênh Quản Lộ Phụng Hiệp có chiều rộng trung bình 30 - 40m và sâu 5 - 7m, tại Thị trấn dòng chảy
vẫn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, nhưng biên độ nhỏ (0,2 - 0,4m).
Toàn bộ diện tích đất trên địa bàn huyện hầu như có nước ngọt quanh năm, sự
thay đổi môi trường từ sinh thái ngập mặn sang sinh thái được ngọt hóa đã làm chuyển
biến đáng kể ngành nông nghiệp của huyện trong những năm qua.
Với vị trí của huyện nằm ở cuối nguồn sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu
Long và nằm sâu trong đất liền nên chế độ thủy văn tương đối ổn định, ảnh hưởng
không đáng kể đến sản xuất nông nghiệp.
2.2.1.2
a)

Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số

Dân số toàn huyện 19.347 hộ, với 80.423 nhân khẩu, gồm dân tộc Kinh - Hoa Khmer (trong đó: dân tộc kinh 73.570 người chiếm 92,34%, Hoa 798 người 1%,
Khmer 5.286 người 6,33%, dân tộc khác chiếm 23%.4
b)

Tình hình phát triển kinh tế


Sản xuất nông nghiệp: được xác định là ngành sản xuất chính và là vùng trọng
điểm về nông nghiệp của Tỉnh. Thành tựu nổi bật nhất là đã tập trung lãnh đạo phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác,
đồng thời đã làm tốt hơn quy hoạch ngành, vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cao; tốc độ tăng
trưởng toàn ngành đạt khá, diện tích đất gieo trồng tăng hàng năm từ 34.347 ha năm
2004 lên 39.693 ha năm 2013, tăng 15,5%, trong đó diện tích trồng lúa đặc sản, cao
sản chiếm trên 1/3 tổng diện tích, đáp ứng được nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu; tổng sản lượng lương thực từ 177.635 tấn năm 2004 tăng lên 242.599 tấn
(tăng 64.964 tấn), đặc biệt trong canh tác cây lúa đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, thực hiện các mô hình trong sản xuất theo hướng tiết kiệm chi phí

4

Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngã Năm, 2012, Lịch sử hình thành và phát triển Huyện Ngã Năm

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

sản xuất như mô hình "3 giảm, 3 tăng", xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao do giảm chi phí đầu tư sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, tăng
lợi nhuận sau thu hoạch, hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao nên

được bà con nông dân tích cực tham gia.
Màu, cây ăn trái: Diện tích và sản lượng màu chuyên canh liên tục tăng hàng
năm, từ 1.200 ha năm 2004 lên 3.500 ha năm 2013, tăng bình quân hàng năm 9,04%;
sản lượng màu đạt 24.620 tấn, tăng bình quân hàng năm 5,17%. Diện tích trồng cây ăn
trái hiện nay chủ yếu tập trung tại xã Long Tân trên 500 ha (chủ yếu là cây ăn trái như:
cam, quít, xoài, bưởi, v.v.... ), hiện nay đang được bà con nông dân tích cực phát triển
mở rộng diện tích.
Chăn nuôi gia súc - gia cầm: trong những năm qua đã có những bước phát triển
khá ổn định do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chuyển từ chăn
nuôi phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại. Đến cuối năm 2013,
tổng đàn heo đạt 91.788 con, tăng bình quân hàng năm 8,74%; đàn gia cầm đạt
1.200.000 con, tăng bình quân hàng năm 10,06%; đàn trâu, bò có chiều hướng giảm do
chăn nuôi chưa mang lại hiệu quả, tổng đàn hiện còn 570 con. Giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33,6% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đời
sống người chăn nuôi được cải thiện và nâng lên đáng kể.
Thủy sản: Phát huy thế mạnh của huyện vùng trũng, trong những năm qua
UBND huyện tranh thủ các nguồn vốn đã đầu tư xây dựng hệ thống bờ bao khép kín
và hỗ trợ những điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng phục vụ phát triển diện tích thủy
sản, đến nay đạt 2.700 ha tăng gần gấp 2 lần diện tích so năm 2004 (năm 2004 là 1.447
ha), chủ yếu là nuôi cá đồng trên ruộng lúa, nuôi cá lóc trong ao, vèo,… kết hợp công
tác tăng cường tuyên truyền, vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Xây dựng cánh đồng mẫu: Thực hiện và quy hoạch phát triển 17 cánh đồng
mẫu với tổng diện tích trên 2.000 ha (trong đó có 1 cánh đồng mẫu lớn liên xã Mỹ
Bình - Mỹ Quới - Vĩnh Biên, quy mô trên 600 ha, có 364 hộ tham gia). Qua đánh giá
mô hình cánh đồng mẫu vụ Đông Xuân 2012 - 2013 mang lại hiệu quả, lợi nhuận trên
5 triệu đồng/ha so sản xuất ngoài cánh đồng nên được bà con tích cực tham gia.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: trong những năm qua có bước phát triển
nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, toàn huyện có
58 doanh nghiệp vừa và nhỏ; 668 cơ sở công nghiệp và thương mại, dịch vụ hoạt động
thực hiện giá trị đạt trên 220 tỷ đồng tăng gấp 6 lần so năm 2004 (năm 2004 là 35,1 tỷ

đồng). Về tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được khôi phục và duy trì phát triển theo
hướng đa dạng các sản phẩm, làng nghề truyền thống như: đan đát, nghề mộc, đóng
ghe xuồng,.... từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm các mặt hàng dân dụng đáp
ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu, bước đầu tạo việc làm và thu
nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Nguyễn Bá Thọ (3113848)

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Công tác xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Cụm công nghiệp
Ngã Năm (quy mô gần 50 ha) được quan tâm tập trung chỉ đạo thực hiện, kết quả hiện
nay 01 dự án do Công ty Lương thực Sóc Trăng đầu tư xây dựng, quy mô 3,7 ha, với
tổng kinh phí đầu tư khoảng 65 tỷ đồng, đến nay đã chính thức đi vào hoạt động; các
doanh nghiệp còn lại đang tiến hành lập thủ tục để chuẩn bị đầu tư góp phần mở ra
hướng phát triển kinh tế toàn diện của huyện.
Về điện, đến nay 100% xã, thị trấn, khu dân cư có sử dụng điện lưới quốc gia;
tỷ lệ hộ dân có điện sử dụng đạt 96,35% tổng số hộ dân (so mới thành lập huyện là
77%).
Các hoạt động Thương mại - dịch vụ: đến nay phát triển khá mạnh, nhất là các
chợ trong huyện được đầu tư, đặc biệt là Chợ nổi Ngã năm được nâng cấp, mở rộng đã
tạo điều kiện cơ bản thuận lợi phát triển thương mại - dịch vụ, góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện, đáp ứng hàng hóa, các mặt hàng, sản
phẩm tiêu dùng thiết yếu, giá cả ổn định phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân.
Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm
2013 là 2.680 tỷ đồng tăng gấp 8,5 lần so năm 2004 (năm 2004 là 312 tỷ đồng).

Dịch vụ bưu chính - viễn thông trong thời gian qua phát triển nhanh, cơ bản đáp
ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng dịch vụ ngày càng được cải
thiện; mạng lưới bưu điện phát triển đến nay gồm 1 bưu cục cấp II và 3 bưu cục cấp
III, 4 bưu điện văn hóa xã và 4 đại lý bưu điện; mạng lưới viễn thông cung cấp đến
hầu hết các xã. Mật độ thuê bao điện thoại ước đạt 19 máy/100 dân, trong đó mật độ
thuê bao điện thoại cố định đạt 8 máy/100 dân; mạng lưới Internet phát triển tương đối
nhanh, hầu hết các xã có thể truy cập được Internet; mật độ thuê bao Internet đạt 0,7
thuê bao/100 dân; tỷ lệ người sử dụng Internet chiếm khoảng 10% dân số.
Về ngân sách, tín dụng: hàng năm thu ngân sách nhà nước đều đạt và vượt chỉ
tiêu tỉnh giao; tốc độ thu ngân sách tăng bình quân hằng năm trên 15,2%, tính đến cuối
năm 2013 thu đạt 17 tỷ đồng tăng gần 3 lần so năm 2004 (năm 2004 là 5,8 tỷ đồng);
công tác chi ngân sách luôn gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo kịp
thời yêu cầu phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các nguồn vốn tín
dụng được tích cực triển khai, bám sát định hướng phát triển kinh tế của huyện, thực
hiện tốt việc phát vay các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản
xuất - kinh doanh, đặc biệt chính sách cho vay đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên,…
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Tổng dư nợ
tín dụng 605 tỷ 10 triệu đồng, tăng gấp 6 lần so năm 2004 (năm 2004 là 79 tỷ 152
triệu đồng). Trong đó: dư nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 372

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

tỷ 317 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 152 tỷ 645 triệu đồng; Ngân hàng

Sacombank đạt 80 tỷ đồng; Ngân hàng Phát triển nhà 47 tỷ 800 triệu đồng. 5
2.2

MỘT SỐ KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

2.2.1 Sơ lược về tình hình xâm nhập mặn ở tỉnh Sóc Trăng
2.2.1.1

Tình hình XNM

Sóc Trăng là tỉnh có vị trí nằm cuối sông Hậu, tiếp giáp với biển Đông với hơn
72 km bờ biển, chế độ thủy triều của khu vực thuộc dạng bán nhật triều không đều, với
các đặc điểm chính: đỉnh triều cao, chân thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều.
Do ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển nên
nước mặn rất dễ xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Mặt khác, do độ dốc 19 lòng sông nhỏ,
địa hình thấp tạo điều kiện nước mặn tiến sâu vào nội đồng. Trong mùa khô lượng
dòng chảy nhỏ hơn, cộng với gió chướng thổi mạnh, liên tục nên tốc độ XNM nhanh
hơn dự báo. Đồng thời, mấy năm gần đây chuyển đổi cơ cấu sản xuất mạnh mẽ theo
mô hình tôm - lúa đã làm cho môi trường đất, nước, nhất là sự xâm nhập mặn đang có
những diễn biến phức tạp hơn. Nồng độ mặn thay đổi theo đặc thù từng năm phụ thuộc
vào lượng nước sông Mekông chảy vào cũng như các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy
triều trên toàn vùng theo thời gian và tổng lượng.
Theo kết quả báo cáo tóm tắt về tình hình xâm nhập mặn mùa mưa năm 2013
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng (Công
văn số 50/KTTVS): Ngay từ đầu tháng 1/2013 độ mặn 4%0 đã xuất hiện và xâm nhập
vào nội đồng, có nơi có độ mặn xâm nhập mặn vào sâu vào nội đồng cách vùng cửa
sông từ 45–55 km. So với năm 2012, xâm nhập mặn năm 2013 sớm và mạnh hơn
khoảng một tháng. Độ mặn cao nhất trong ngày tại các trạm như sau: tại Trần Đề
21,7%0; tại Long Phú 18,1%0; tại Đại Ngãi 8,7%0; tại An Lạc Tây 4,2%0; tại Thạnh
Thới Thuận 19,5%0; tại Thạnh Phú 10,6%0; TP. Sóc Trăng 5,5%0; tại Ngã Năm

16,7%0.6

5

Nguồn: Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngã Năm, 2012, Báo cáo thành tựu sau 10 năm thành lập huyện
Ngã Năm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
6
Nguồn: Dự thảo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, các tác động của biến đổi khí hậu và tình hình xâm nhập mặn tháng 03 năm 2014

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Bảng 2.1: Độ mặn cao nhất từ năm 2008 – 2014 trong tỉnh Sóc Trăng
Đơn vị: %o
Trạm Long Phú

Thạnh Phú

TP. ST

An Lạc Tây

Thạch Thới

Thuận

Ranh Bạc Liêu
– ST

Năm

Max Ngày
đo

Max Ngày
đo

Max Ngày
đo

Max Ngày
đo

Max Ngày
đo

Max Ngày đo

2008

14,8

09/04 11,6


23/04 2,3

28/04 0,8

07/03 -

-

-

-

2009

16,6

27/04 9,1

13/04 3,0

04/04 0,9

24/04 -

-

-

-


2010

21,0

01/04 16,0

02/05 7,2

14/04 2,9

18/04 -

-

25,2

Tháng 4

2011

17,8

23/03 10,5

04/05 4,0

24/03 3,9

01/04 -


-

13,5

Tháng 6

2012

16,8

09/04 5,4

14/03 2,0

09/04 0,9

09/04 22,0

06/06 22,1

24/04

2013

18,1

01/03 10,6

12/04 5,5


17/03 4,2

26/02 19,5

01/04 16,7

26/03

2014

8,5

12/06 5,7

01/05 1,5

24/02 0,5

10/05 18,0

15/06 17,6

30/05

Nguồn: Chi cục thủy lợi tỉnh Sóc Trăng

2.2.1.2

Tình hình sản xuất


Kế hoạch xuống giống vụ Hè Thu năm 2013: 177.500 ha, Trong đó: TP. Sóc
Trăng 3.700 ha, Kế Sách: 25.000 ha, Long Phú: 22.500 ha, Mỹ Tú: 25.000 ha, Châu
Thành 26.000 ha, Mỹ Xuyên: 8170 ha, Trần Đề: 22.350 ha, Thạnh Trị: 26.600 ha và
Ngã Năm: 18.180 ha.
Diện tích xuống giống vụ Xuân Hè: 65.193,28 ha, Trong đó: Long Phú: 15.129
ha, TP.Sóc Trăng: 2.156 ha, Kế Sách: 12.500 ha, Thạnh Trị: 7.184 ha, Mỹ Xuyên:
234,72 ha, Mỹ Tú: 6.100 ha và Ngã Năm: 8.576,97 ha.
Diện tích thu hạch: 12.230 ha, Trong đó Long Phú: 9.476 ha, TP. Sóc Trăng:
2.015 ha, Trần Đề 739 ha.
2.2.1.3

Diện tích bị ảnh hưởng do XNM

Theo báo cáo của các huyện đến ngày 06/05/2013 đã bị thiệt hại là 4.924,01 ha,
Trong đó:
a) Vùng Dự án Long Phú – Tiếp Nhựt
Thiệt hại do mặn: 3.469,42 ha, trong đó: huyện Trần Đề: 1.174,25 ha (thuộc các
xã Tài Văn: 388,83 ha, Đại Ân 2: 251,85 ha, Liêu Tú: 299,98 ha, Viên An: 4 ha, thị
Nguyễn Bá Thọ (3113848)

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

trấn Lịch Hội Thượng: 89,59 ha, Trung Bình: 10 ha, Lịch Hội Thượng: 30 ha, và Viên
Bình: 100 ha); Huyện Long Phú: 2.295,17 ha (thuộc các xã Đại Ngãi: 20,4 ha, Long
Đức: 59,14 ha, Hậu Thạnh: 113,57 ha, Phú Hữu: 108,52 ha, Châu khánh: 327,15 ha,

Tân Thạnh: 203,79 ha, Tân Hưng: 553,13 ha, Long Phú: 775,17 ha, thị trấn Long Phú:
134,3 ha).
b) Vùng dự án Ba Rinh – Tà Liêm
Thiệt hại do mặn: 397,37 ha, trong đó: TP. Sóc Trăng: 46 ha (phường 7), huyện
Mỹ Xuyên: 20,2 ha ( thuộc các xã Đại tâm: 8,2 ha và Thạnh Phú: 12 ha) do bị thiếu
nước, ngộ độc phèn, huyện Châu Thành: 43,9 ha (An Ninh) và huyện Mỹ Tú: 287,27
ha (Phú Mỹ) do bị thiếu nước, ngộ độc phèn.
c) Vùng dự án Kế Sách
Thiệt hại do mặn: 1.050,7 ha, trong đó: TP. Sóc Trăng: 287,82 ha (phường 5),
huyện Kế Sách: 762,88 ha (Lúa thị trấn Kế Sách: 211,6 ha, xã Kế Thành: 352,72 ha,
xã An Mỹ:142,09 ha, xã Nhơn Mỹ: 5,4 ha; Hoa màu thị trấn Kế Sách: 4,8 ha, xã An
Mỹ: 7 ha, xã Nhơn Mỹ: 1,2 ha, xã Kế Thành: 29,63 ha; Cây ăn trái thị trấn Kế Sách
2,2 ha, xã Nhơn Mỹ: 3,2 ha, xã An Mỹ: 2,79 ha, xã Kế Thành: 0,25 ha).
d) Dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp
Huyện Mỹ Xuyên: 6,25 ha (Thạch Quới) do bị thiếu nước, ngộ độc phèn.
2.2.1.4

Giải pháp ứng phó XNM trong thời gian tới

Tình hình xâm nhập mặn sẽ còn diễn biến gây gắt, có thể thiệt hại tăng thêm
700 ha ở huyện Trần Đề còn lại diện tích mới xuống giống 1.362 ha ở huyện Ngã Năm
thuộc các xã Vĩnh Biên, Vĩnh Quới và thị trấn Ngã Năm. Do đó, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đề nghị tập trung chỉ đạo những nội dung sau:
-

Giao cho Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão chủ trì phối hợp Trung tâm
Khí tượng – Thủy văn tỉnh, Công ty cổ phần thủy lợi, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng kinh tế thành phố theo dõi sát tình hình diễn biến
XNM và khô hạn sắp tới. Công ty cổ phần thủy lợi tổ chức vận hành hệ thống
cống điều tiết nước cho phù hợp, điều chỉnh kịp thời lịch vận hành các cống,

tranh thủ tối đa các đợt giảm mặn để lấy nước tưới cứu diện tích còn lại.

-

Đề nghị UBND các huyện chỉ đạo cho các xã tổ chức bồi trúc đập thời vụ, bờ
bao để ngăn mặn vào đồng ruộng; tích cực chỉ đạo cho các địa phương ra quân
làm thủy lợi nội đồng trong các vùng thiếu nước; đẩy nhanh tiến độ nạo vét
khẩn cấp các tuyến kênh tưới cho các khu vực bị thiếu nước; theo dõi chỉ đạo
thực hiện lịch xuống giống vụ hè thu chính vụ (Theo thông báo số 345/SNNTT, ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Đề nghị UBND huyện Ngã Năm chỉ đạo cho ngưng xuống giống ở các xã có

Nguyễn Bá Thọ (3113848)

14


×