Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ảnh hưởng bổ sung yucca schidigera trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ hisex brown

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

CAM THỊ MỸ HẠNH

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG YUCCA
SCHIDIGERA TRONG KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
CỦA GÀ ĐẺ HISEX BROWN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

CAM THỊ MỸ HẠNH

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG YUCCA
SCHIDIGERA TRONG KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
CỦA GÀ ĐẺ HISEX BROWN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ KIM KHANG



2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG YUCCA
SCHIDIGERA TRONG KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG
CỦA GÀ ĐẺ HISEX BROWN

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2014

Cần Thơ, ngày

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2014

DUYỆT CỦA BỘ MÔN

………………………………..

TS. NGUYỄN THỊ KIM KHANG


Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

……………………………………………….

i


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo khoa Nông Nghiệp & SHƯD và các thầy cô của
Bộ Môn Chăn Nuôi.
Tôi tên: Cam Thị Mỹ Hạnh, MSSV: 3118080 là sinh viên ngành Chăn
Nuôi, khóa 37, niên học: 2011 – 2014.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả

Cam Thị Mỹ Hạnh

ii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần 3,5 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học
Cần Thơ, với sự tận tâm hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và kinh
nghiệm quý báo của các thầy cô cùng sự nỗ lực của bản thân, hôm nay tôi đã
hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Trước khi rời khỏi mái trường kính yêu
để chuẩn bị hành trang mới bước vào đời, tôi xin gởi đến tất cả mọi người lời
cám tạ chân thành và sâu sắc nhất.

Lời đầu tiên, con xin gởi đến ba mẹ lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc
của con. Ba mẹ đã nuôi dạy con trưởng thành, che chở con vượt qua mọi khó
khăn, giúp con rất nhiều trong quá trình làm luận văn và luôn ủng hộ để con
hoàn thành tốt việc học tập.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong bộ
môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD đã nhiệt tình giúp đỡ giảng dạy
và hướng dẫn trong quá trình học tập.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cô Nguyễn Thị Thủy, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 37A
đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, lo lắng và giải đáp những thắc mắc của tôi trong
suốt quá trình học tập ở trường.
Em xin chân thành cám ơn anh, chị cùng các bạn đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi Thú Y K37 đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong 3,5 năm qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng … năm...
Tác giả

Cam Thị Mỹ Hạnh

iii


TÓM LƯỢC
Nhằm tìm ra một khẩu phần thích hợp có tác động tốt nhất lên năng suất
và chất lượng của gà đẻ Hisex Brown. Một trăm sáu mươi con gà Hisex
Brown 25 tuần tuổi được sử dụng và được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu
nhiên, với bốn nghiệm thức thể hiện qua 4 khẩu phần ăn khác nhau như sau:

nghiệm thức đối chứng (ĐC) chỉ bao gồm thức ăn của cơ sở (KPCS), YC50
gồm KPCS + 50mg bột Yucca/kg thức ăn, YC75 gồm KPCS + 75mg bột
Yucca/kg thức ăn, YC100 gồm KPCS + 100mg bột Yucca/kg thức ăn. Thí
nghiệm được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là 4 con gà. Thí nghiệm nuôi
dưỡng được thực hiện tại Trại gà 1 ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú
Giáo, tỉnh Bình Dương, từ ngày 04/08/2014 đến ngày 12/10/2014.
Kết quả phân tích cho thấy bổ sung Yucca vào khẩu phần ăn của gà mái
đẻ Hisex Brown giai đoạn 25-34 tuần tuổi cải thiện được năng suất trứng và
tỷ lệ đẻ của gà qua các tuần tuổi. So với ĐC, đặc biệt là ở tuần 34 (P<0,05)
trong đó cao nhất là YC50, đồng thời tỷ lệ trứng loại ở các NT này thấp hơn và
cải thiện được tiêu tốn thức ăn của gà (g/trứng) (P>0,05). Chất lượng trứng
của gà được cải thiện khi có bổ sung Yucca trong khẩu phần, đặc biệt là ở các
chỉ tiêu về tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ và màu sắc lòng đỏ cao hơn so với
ĐC (P<0,05). Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy giữa các khẩu phần có bổ
sung Yucca là chênh lệch không nhiều, với khẩu phần YC50 mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn. Kết quả này có thể cho thấy rằng bột Yucca schidigera có thể
có tiềm năng để cải thiện suất và chất lượng trứng cho gia cầm tốt hơn và có
thể bổ sung 50mg Yucca/kg TA vào khẩu phần của gà đẻ trứng thương phẩm.

iv


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... viii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................... 2

2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown ........................................................... 2
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm ................................................................ 3
2.2.1 Nhu cầu protein ......................................................................................... 3
2.2.2 Nhu cầu năng lượng .................................................................................. 4
2.2.3 Nhu cầu chất béo....................................................................................... 6
2.2.4 Nhu cầu vitamin ........................................................................................ 6
2.2.5 Nhu cầu chất khoáng................................................................................. 9
2.2.6 Vai trò của nước...................................................................................... 16
2.3. Các chỉ tiêu năng suất chất lượng trứng ................................................... 17
2.4 Giới thiệu về cây Yucca schidigera và các ứng dụng ................................ 19
2.4.1 Giới thiệu về cây Yucca schidigera ........................................................ 19
2.4.2 Vai trò của cây Yucca schidigera ........................................................... 21
2.4.3 Các ứng dụng của cây Yucca schidigera trong chăn nuôi ...................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......... 25
3.1 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 25
3.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................. 25
3.1.2 Động vật thí nghiệm ............................................................................... 25
3.1.3 Chuồng trại ............................................................................................. 25
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm ................................................................................. 31
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm................................................................................. 31
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 32
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 32
3.2.2 Quy trình phòng bệnh ở trại .................................................................... 33
3.2.3 Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc ............................................................ 33
3.2.4 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 34
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 34
3.2.6 Chỉ tiêu về chất lượng trứng ................................................................... 35
3.2.7 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 36
3.2.8 Xử lý số liệu ............................................................................................ 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ-THẢO LUẬN ......................................................... 37

4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm ....................................................... 37
4.2 Nhiệt-ẩm trong chuồng nuôi ...................................................................... 37
4.3 Ảnh hưởng của chất bổ sung lên năng suất trứng...................................... 38
4.3.1 Ảnh hưởng của chất bổ sung lên khối lượng gà thí nghiệm ................... 38
4.3.2 Năng suất trứng và Tỷ lệ đẻ .................................................................... 39
v


4.3.3 Tỷ lệ trứng loại của gà thí nghiệm .......................................................... 41
4.3.4 Tiêu tốn thức ăn (g/mái) và Hệ số chuyển hóa thức ăn (g/trứng)........... 41
4.4 Ảnh hưởng của chất bổ sung lên chất lượng trứng .................................... 43
4.4.1 Ảnh hưởng của nghiệm thức................................................................... 43
4.4.2 Ảnh hưởng của tuần tuổi......................................................................... 45
4.4.3 Tương tác giữa nghiệm thức và tuần tuổi ............................................... 46
4.4 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................... 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 50
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 50
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 51
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................... 54

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu của giống gà Hisex Brown .......................................... 3
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ ................................................................ 3
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin của gà đẻ ................................................................ 9
Bảng 2.4: Nhu cầu các nguyên tố khoáng ở các loại gà: ................................. 15
Bảng 2.5: Nhu cầu nước của gà đẻ theo nhiệt độ ............................................ 16

Bảng 2.6: Tiêu chuẩn phân loại chất lượng trứng ........................................... 19
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng .................................................................. 31
Bảng 3.2: Chương trình thuốc và vaccine cho gà đẻ Hisex Brown ................. 33
Bảng 4.1 Nhiệt độ và độ ẩm qua các tuần tuổi ................................................ 37
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chât bổ sung lên khối lượng gà, kg........................ 38
Bảng 4.3: Năng suất trứng của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi ................. 39
Bảng 4.4: Tỷ lệ đẻ của gà Hisex Brown qua các tuần tuổi .............................. 40
Bảng 4.5 Tỷ lệ trứng loại của gà qua các tuần tuổi thí nghiệm ....................... 41
Bảng 4.6 Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi, (g/mái)...................................... 42
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm, (g/trứng) ................. 43
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thức ăn lên chất lượng trứng................................. 44
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giai đoạn tuổi lên chất lượng trứng ....................... 46
Bảng 4.10: Tương tác giữa nghiệm thức và tuần tuổi thí nghiệm ................... 47
Bảng 4.11: Tỷ lệ thành phần của trứng ............................................................ 48
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm............... 49

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown ............................................................................. 2
Hình 2.2 Cây Yucca Schidigera ....................................................................... 20
Hình 3.1 Trại thí nghiệm.................................................................................. 25
Hình 3.2 Tấm làm mát ..................................................................................... 26
Hình 3.3 Hệ thống quạt .................................................................................... 27
Hình 3.4 Hệ thống tự điều chỉnh...................................................................... 27
Hình 3.5 Hệ thống đèn ..................................................................................... 28
Hình 3.6 Hệ thống máng ăn ............................................................................. 29
Hình 3.7 Hệ thống núm uống .......................................................................... 29
Hình 3.8 Máng hứng trứng .............................................................................. 30

Hình 3.9 Bồn chứa nước .................................................................................. 30
Hình 3.10 Thức ăn hỗn hợp 7606 sử dụng trong thí nghiệm .......................... 31
Hình 3.11 Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 32
Hình 3.12 Thu lượm trứng ............................................................................... 34
Hình 3.13 Trứng đo các chỉ tiêu ...................................................................... 34
Hình 3.14 Quạt so màu Roche ......................................................................... 36

viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ca
CP, %
CSHD
CSLTD
CSLĐ
ĐC
ĐDV
HU
ME
MLD
NEm
NT
P
TPDD
TLLD
TLLT
TLV
TA

TTTA
W
TPDD
ĐV
KPCS
TTTA
HSCHTA

Thuật ngữ chữ viết tắt
Calci
Protein thô
Chỉ số hình dáng
Chỉ số lòng trắng đặc
Chỉ số lòng đỏ
Đối chứng
Độ dày vỏ
Đơn vị Haugh
Năng lượng trao đổi
Màu lòng đỏ
Năng lượng thuần cho duy trì
Nghiệm thức
Phostpho
Thành phần dinh dưỡng
Tỷ lệ lòng đỏ
Tỷ lệ lòng trăng
Tỷ lệ vỏ
Thức ăn
Tiêu tốn thức ăn
Khối lượng cơ thể
Thành phần dinh dưỡng

Đơn vị
Khẩu phần cơ sở
Tiêu tốn thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn

ix


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng là một nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và khá cân bằng về
dưỡng chất, và là nguồn protein an toàn nhất trong các nguồn protein có nguồn
gốc từ động vật đối với con người. Thành phần của trứng có chứa hàm lượng
cao protein, các acid béo chưa bão hòa đơn và đa, acid amin, khoáng và
vitamin (Cook & Briggs, 1997).
Trong cây Yucca schidigera có hợp chất saponin có khả năng làm giảm
được ammonia và mùi hôi chất thải trong chuồng nuôi do saponin có tác dụng
đến chức năng của thận, làm tăng tốc độ phân giải loại bỏ urê, dẫn đến giảm
thấp hàm lượng urê và ammonia trong máu (Kong, 1998). Bên cạnh đó,
saponin còn có khả năng kết hợp với cholesterol trên màng protozoa, làm cho
màng bị phá hủy, bị ly giải và tế bào protozoa bị chết (Makkar et al, 1998;
Wang et al, 1998). Ngoài ra, bột hay dịch chiết của cây Yucca không chỉ có
saponin mà còn có những hóa thực vật khác như oligosaccharide, phenol,
stilbene, resveratrol. Mặc khác, cây Yucca còn ngăn ngừa một số bệnh nhiễm
khuẩn của heo, gà, tôm, cá giúp kích thích tăng trưởng 10%, giảm 10–20% chi
phí thức ăn (Vũ Duy Giảng, 2010).Vì thế, Yucca schidigera thường được bổ
sung vào khẩu phần ăn cho gia súc và gia cầm để cải thiện tốc độ tăng trưởng,
năng suất và kiểm soát lượng amonia thải ra môi trường ngoài. Một số nghiên
cứu cho thấy việc bổ sung Yucca cho kết quả khá tốt như: Ở động vật nhai lại,
saponin từ cây yucca, quillaia làm giảm nồng độ NH3 trong dạ cỏ (Wallace et
al., 1994; Hristov et al.,1999). Người ta nhận thấy rằng heo con sinh ra từ heo

mẹ ăn khẩu phần bổ sung chiết chất yucca có hàm lượng oxy trong máu cao
hơn, có lẽ đây là lý do làm cho tỷ lệ chết của heo con khi sinh giảm đi (Cline
et al., 1996). Đối với giống gà thịt Cobb 500 khi được bổ sung Yucca vào khẩu
phần thì có tỷ lệ hao hụt giảm, gà được ăn khẩu phần bổ sung 50 mg và 125 mg
bột Yucca/kg thức ăn không bị bệnh về hô hấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy
khi được cho ăn thức ăn có bổ sung Yucca thì khối lượng bình quân và tăng
trọng tích lũy được cải thiện đáng kể ở giai đoạn 21 đến 35 ngày tuổi (Võ Hữu
Nghị, 2013).
Từ những lợi ích của việc bổ sung Yucca nên chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: "Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca schidigera lên năng suất và
chất lượng trứng của gà đẻ Hisex Brown". Với mục nhằm tìm ra một khẩu
phần thích hợp có tác động tốt nhất lên năng suất và chất lượng trứng của gà
đẻ Hisex Brown ở giai đoạn từ 25-34 tuần tuổi.

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về giống gà Hisex Brown
Được nhập vào Việt Nam năm 1997. Là giống gà chuyên trứng màu nâu
có nguồn gốc từ hãng Euribreed - Hà Lan được nhập giống gà bố mẹ về nhân
giống. Gà Hisex Brown bố mẹ được nuôi để sản xuất gà hậu bị để lấy trứng
thương phẩm. Gà đẻ hậu bị Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản. lông
con mái màu nâu, lông con trống màu trắng (có di truyền chéo với bố mẹ). Là
giống gà có kích thước trứng trung bình như lại rất đồng đều và vỏ dày. Hisex
Brown (Hình 2.1) có khả năng thích nghi cao với việc thay đổi thức ăn trong
quá trình nuôi.
Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ
khoảng 96%. Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần.
Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46g và tăng dần cho đến khi kết thúc là

67g. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái. Tỉ lệ chết trong thời kỳ
đẻ trứng là 5,8%. Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15kg/con.
Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47kg/con (Bảng 2.1).

công ty Emivest

Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown
( />
2


Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu của giống gà Hisex Brown

Chỉ tiêu
Tỷ lệ sống
Ngày tuổi đạt 50% năng suất
Đạt đỉnh (%)
Số trứng/gà (quả)
Khối lượng trứng (g)
Tiêu tốn thức ăn (g/ngày)
Chuyển hóa thức ăn (kg/kg)
Độ cứng của vỏ (g)
Màu vỏ trứng
Đơn vị Haugh

Đơn vị
%
ngày
%
quả

g
g
g
g

18-90 tuần
94
143
96
408
62,7
112
2,18
4050
30,0
83

(Nguồn: />
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
Tùy theo giống gà và tuần tuổi đẻ, các phương thức chăn nuôi mà nhu
cầu dinh dưỡng khác nhau. Gà đang ở tuần tuổi đẻ cao thì cần nhu cầu dinh
dưỡng cao, gà đang ở giai đoạn thay lông thì cần phải bổ sung nhu cầu dinh
dưỡng hợp lí (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ
Giai đoạn (tuần)
TPDD
V
0–3
3–9
Protein

%
20
20
Năng lượng
Cal
2975
2975
Xơ (max)
%
3,5
3,5
Béo (max)
%
6,5
6,5
Linoleic acid %
1,5
1,5
Acid amin tiêu hóa
Methionine
%
0,54
0,54
Methionine +
%
0,92
0,92
Cysteine
Lysine
%

1,2
1,2
Tryptophan
%
0,23
0,23
Threonine
%
0,78
0,78
Khoáng
Calcium
%
1
1
Phosphor hữu
%
0,5
0,5
dụng
Sodium
%
0,16
0,16
Chloride
%
0,22
0,22

9–17

15,5
2750
6
6
1,25

17–19
16,5
2750
6
6
1,25

19–45
16,7
2775
5
8
2,2

45–70
16,2
2750
5,5
8,5
1,6

70–kt
15,3
2725

5,5
8,5
1,25

0,34

0,38

0,41

0,39

0,36

0,61

0,68

0,75

0,69

0,63

0,75
0,14
0,49

0,8
0,15

0,52

0,8
0,17
0,56

0,75
0,16
0,53

0,7
0,15
0,5

0,9

2,2

3,7

4

4,2

0,45

0,42

0,42


0,4

0,38

0,15
0,22

0,15
0,22

0,15
0,22

0,15
0,22

0,15
0,19

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011)

2.2.1 Nhu cầu protein
Protein là chất quan trọng nhất để duy trì sự sống, tham gia mọi hoạt
động sống và có vai trò chủ yếu trong việc cấu tạo nên cơ thể. Thành phần cơ
3


bản của protein là các axít amin. Protein là cấu trúc cơ bản hình thành nên các
mô mềm của các tổ chức của động vật như: cơ, mô liên kết, da, lông...Ở gia
cầm protein có trong lông, mỏ,...

Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống,
protein có vai trò quan trọng trong vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành
ruột vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào. Chiếm đến
khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gia cầm, 1/7-1/8 khối lượng trứng. Protein là
hợp chất hữu cơ quan trọng không có chất dinh dưỡng nào thay thế vai trò của
protein trong tế bào sống vì phân tử protid ngoài cacbon, hydro, oxy còn có
nitơ, lưu huỳnh, phospho mà ở các phân tử mỡ, bột đường không có.
Sản phẩm thịt, trứng đều cấu tạo từ protid. Không đủ protein trong thức
ăn, năng suất chăn nuôi giảm. Protid tham gia điều hòa quá trình đồng hóa các
chất dinh dưỡng của thức ăn cho cơ thể, đồng thời nó còn cung cấp năng
lượng cho cơ thể (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
Nhu cầu protein trong cơ thể là sự cân đối các axít amin không thay thế.
Đối với gà con, nhu cầu protein cho duy trì cơ thể và phát triển sinh trưởng
của các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt cần tỷ lệ protein tương đối cao trong khẩu
phần để hỗ trợ tăng trưởng nhanh.
Cân bằng các axit amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cân bằng
các chất dinh dưỡng bởi: tất cả các axit amin cần thiết cho vật nuôi đều được
lấy từ thức ăn, các axit amin được dùng chủ yếu để tổng hợp protein củ cơ thể,
không có sự dự trữ các axit amin trong cơ thể. Cân bằng bị phá vỡ sẽ làm giảm
lượng thức ăn thu nhận và khả năng tăng trọng.
2.2.2 Nhu cầu năng lượng
Dinh dưỡng của gia cầm, năng lượng thường được xem là nguồn dinh
dưỡng giới hạn nhất vì nhu cầu quá lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu
cầu năng lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết
cho sinh trưởng hoặc cho sản xuất trứng và cho duy trì mọi hoạt động sống
của cơ thể. Theo Nguyễn Đặng Ngô (2005), nhu cầu năng lượng cho gà là
mang tính thiết yếu, ở gà nhu cầu năng lượng được biểu thị bằng năng lượng
trao đổi Kcal/kg thức ăn. Nếu hàm lượng trong thức ăn cao gà sẽ ăn ít còn hàm
lượng thấp gà sẽ ăn nhiều hơn.
Các chất hữu cơ trong thức ăn bao gồm: protein, lipid, cacbohydrate,

trong đó carbohydrate chiếm tỉ lệ lớn nhất 40-60%, cung cấp năng lượng cho
cơ thể phát triển, duy trì các hoạt động sống bình thường, duy trì nhiệt độ, sản
xuất thịt trứng… Khi năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy thành mỡ mà không
bị thải ra ngoài (Lê Hồng Mận, 2001).

4


Nhu cầu năng lượng cho gà bao gồm năng lượng duy trì sự sống, năng
lượng sinh trưởng, năng lượng cho quá trình sản xuất trứng, tích lũy tăng trọng
thịt và mỡ. Yêu cầu năng lượng đối với gà con tương đối cao, nhất là gà thịt:
3000-3300 kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có protein, khoáng và
vitamin thích hợp. Năng lượng thấp, gà gầy, chậm lớn (Lê Hồng Mận, 2001).
Gia cầm không tự điều chỉnh được sự tiêu thụ năng lượng, cơ thể gà chỉ
đồng hóa được 70-90% năng lượng toàn phần, phần còn lại bị loại thải qua
nước tiểu, phân, thải nhiệt. Khi thức ăn có mức năng lượng cao sẽ được tích
lũy mỡ trong cơ thể, khi thức ăn thiếu năng lượng thì gà phát triển không bình
thường và gầy đi. Xây dựng khẩu phần cho gia cầm, năng lượng là yếu tố đầu
tiên được quan tâm. Một mức năng lượng thích hợp sẽ giúp tiết kiệm được chi
phí thức ăn cho mỗi đơn vị đơn sản phẩm. Mức năng lượng thường được sử
dụng làm cơ sở cho thiết lập nồng độ chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần.
Xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm được dựa trên khái niệm là gia cầm có xu
hướng ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng, giả định rằng khẩu phần
đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu (Hill et al, 1956; Scott et al, 1982).
Khi nhiệt độ tăng cao gà phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết thân
nhiệt bằng cách tăng dần tần số hô hấp, ăn ít và uống nhiều nước. Khi đó việc
tăng năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn
nói trên, nhưng khi nhiệt độ tiếp tục tăng quá 27% thì cơ thể gà bắt đầu rối
loạn, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng nữa thì cơ thể gà không bị mất năng lượng như
trên mà lúc này ta phải biết giảm năng lượng trong thức ăn một cách hợp lý

(Trần Thị Kim Oanh, 1998).
Những thay đổi về mức ăn vào thì tỉ lệ nghịch với sự thay đổi năng
lượng, người ta dùng chỉ số của một số axít amin đặc biệt/năng lượng (hay chỉ
số năng lượng: protein) trong việc thiết lập khẩu phần ăn chi gia cầm (NRC,
1994).
Mức ăn vào bị ảnh hưởng ngoài mức năng lượng và sự cân bằng dưỡng
chất thì mật độ dưỡng và nhiệt độ môi trường xung quanh cũng tác động
tương tự. Nhiệt độ tăng thì mức ăn vào giảm, nghiên cứu ở gà đẻ Leghorn sẽ
giảm 1,5 g thức ăn mỗi ngày khi nhiệt độ tăng 10C trong phạm vi từ 100C đến
350C (NRC, 1994). Phản ứng giảm lượng thức ăn khi gia tăng nhiệt độ được
đề xuất ở gà Tây (NRC, 1994).
Năng lượng thuần cần cho một mái đang có tỷ lệ đẻ cao gồm năng lượng
tiêu phí cho duy trì và năng lượng dự trữ trong trứng. Nếu tốc độ trao đổi cơ
bản được ước lượng là 68 kcal/kg thể trọng trao đổi (lũy thừa 0,75 của thể
trọng sống), hoạt động duy trì coi như bằng 50% của trao đổi cơ bản và một
trứng lớn chứa 90 kcal. Một gà mái nặng 1,8 kg, trong môi trường thích hợp
đẻ một trứng một ngày sẽ cần khoảng 250 kcal năng lượng trong một ngày.
5


Hiệu quả sử dụng năng lượng trao đổi cho mục đích này là 75%, do đó năng
lượng trao đổi cần ăn vào khoảng 330 kcal ME. Như vậy, lượng thức ăn cần
thiết để đáp ứng một ngày cho gà đẻ là 110g, chứa 2974 kcal ME/kg. Những
giả định này sẽ tạo cơ sở cho ước lượng tiêu thụ thức ăn của gia cầm.
Gà mái có khả năng thay đổi mức tiêu thụ thức ăn theo mức năng lượng
trong khẩu phần. Tuy nhiên mức năng lượng tối thiểu trong khẩu phần của gà
đang đẻ không thể dưới mức 2640 kcal ME/kg. Khi gà mái phải chịu đựng
trong môi trường lạnh thì mức năng lượng không thể thấp hơn 2750 kcal
ME/kg. thường thì mức năng lượng thực trong khẩu phần sẽ tùy thuộc nhiều
vào mức độ của giá thức ăn trong thực tế sản xuất (Bùi Xuân Mến, 2007).

2.2.3 Nhu cầu chất béo
Lipid (hay còn gọi chất béo) là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao
cấp hơn 2 lần so với glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng và
chủ yếu tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: gà con cần dưới
4% (nếu cao hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy), gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% (nếu
cao hơn sẽ làm gà mập mỡ khó đẻ), đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất
béo nhiều hơn (Lê Hồng Mận, 2003).
Khi khẩu phần ăn có nhiều protein thì khó nâng cao mức năng lượng vì
vậy nếu ta thêm chất béo thì cân đối tốt hơn nhu cầu năng lượng cho khẩu
phần. Chất béo trong thức ăn cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm:
Nếu thức ăn chứa nhiều axít béo chưa no thì mỡ động vật lỏng, ngược lại thiếu
axít béo chưa no thì mỡ cứng (Dương Thanh Liêm, 1999).
2.2.4 Nhu cầu vitamin
Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao
đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết
định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các
nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa,
quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm.
Vitamin có hai nhóm: Nhóm hòa tan trong dầu mỡ là vitamin A, D, E và
K. Nhóm hòa tan trong nước là vitamin nhóm B và C.
Nhóm hòa tan trong dầu, mỡ:
Vitamin A (Retinol) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa trao đổi
protein, lipid, glucid, cần thiết cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp
trạng, các tế bào biểu mô, là nguyên liệu tạo rodopxin của thị giác. Thiếu
vitamin A gà con còi cọc, chậm lớn, sừng hóa và viêm niêm mạc mắt, sừng
hóa thanh khí quản nên dễ bị bệnh hô hấp, bệnh cầu trùng sẽ nặng thêm và khó
chữa, gà dễ mắc những bệnh nhiễm trùng, tỷ lệ chết cao (gà con chết sau 2-4
tuần với triệu chứng thần kinh trước khi chết, mổ khám sẽ thấy ống dẫn niệu
6



tích đầy urat, gà đẻ giảm năng suất trứng do buồng trứng phát triển kém, niêm
mạc ống dẫn trứng bị sừng hóa, vỏ trứng mỏng, tỷ lệ thụ tinh thấp, tỷ lệ chết
phôi cao, thường chết phôi.
Nguồn vitamin A và sắc tố vàng được cung cấp từ những thực liệu chứa
nhiều caroten như bắp vàng, bột cỏ giúp cho màu lòng đỏ trứng đậm hơn, da
và mỡ gà vàng. Vitamin A dễ hư hỏng khi trộn vào thức ăn nên cần có thêm
chất chống oxy hóa, khi tồn trữ thức ăn lâu sẽ bị mất vitamin A.
Nhu cầu vitamin A ở gia cầm phụ thuộc vào tuổi và sức sản xuất của
chúng: gia cầm non đang sinh trưởng nhanh cần khoảng 12000-15000 IU/kg
thức ăn, gà đẻ trứng cần 10000-12000 IU/kg.
Vitamin D (Cholecalciferol) tham gia vào quá trình trao đổi chất khoáng,
protein và lipid. Giúp điều hòa quá trình gắn kết Ca, P và Mg vào xương, kích
thích các phản ứng oxy hóa khử. Khi thiếu vitamin D gia cầm non mắc bệnh
còi xương, xương chân và xương lưỡi hái cong, dị dạng; gà đẻ bị bệnh xốp
xương, xương dễ gẫy, bại liệt chân, lòng trắng trứng loãng, vỏ trứng mỏng, dễ
vỡ, tỷ lệ ấp nở thấp, phôi chết nhiều ở ngày ấp thứ 19-20. Nhu cầu vitamin D
cho gà: gà con 2000-2200 UI, gà đẻ 1500 UI/kg thức ăn.
Vitamin E (Tocoferol) giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ các hợp
chất sinh học và các axít béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi
Phospho, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hoocmon thùy trước
tuyến yên, tăng cường sự hấp thu các vitamin A và D, giúp ổn định thành
mạch, màng tế bào của tuyến sinh dục. Thiếu sẽ gây tình trạng gà bị ngẹo đầu,
mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ
trắng vùng cơ ức và cơ đùi (giống như tình trạng thiếu Selen). Ở gia cầm sinh
sản sẽ giảm tỷ lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển
kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin E cho gà: gà con 15-20
UI, gà đẻ 20-30 UI/kg thức ăn.
Vitamin K (Phylloquinone) được tổng hợp trong manh tràng của gà, có
tác dụng đông máu. được sử dụng trong thức ăn cho gà con và gà đẻ để phòng

chống xuất huyết khi bị bệnh cầu trùng và bệnh Gumboro. Nhu cầu vitamin K
cho gà: gà con dưới 7 tuần tuổi 8,8 mg, gà 8-17 tuần tuổi 2,2 mg, gà đẻ 2,2
mg/kg thức ăn.
Nhóm hòa tan trong nước:
Vitamin B1 (Thiamin) có vai trò quan trọng cho trao đổi glucid và
decarboxyl, hoạt động của các men tiêu hóa, tăng hấp thu đường ở ruột. Gia
cầm thường thiếu B1 trong trường hợp sử dụng nhiều thức ăn củ như khoai
mỳ, khoai lang hoặc thức ăn hạt dự trữ lâu ngày, bảo quản không tốt nên bị
mốc. Nhu cầu vitamin B1 cho gà: gà con 2,2 mg; gà lớn, gà đẻ 1,8-2,0 mg/kg
thức ăn.
7


Vitamin B2 (Riboflavin) có vai trò quan trọng trong oxy hóa vật chất của
tế bào, trao đổi hydratcarbon và năng lượng, duy trì hoạt động bình thường
của tuyến sinh dục. Thiếu vitamin B2 gà con sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lông xù,
viêm quanh khóe mắt, chân bị liệt ngón co quắp, di chuyển khó khăn, mắt
nhắm, ghèn dính làm mắt mở khó khăn. Gà đẻ giống sẽ giảm tỷ lệ ấp nở, phôi
chết nhiều ở ngày ấp thứ 12-18, gà con mới nở bị liệt chân. Nhu cầu vitamin
B2 cho gà: gà con 3,5-4,0 mg; gà đẻ trứng thương phẩm 2,2-2,5 mg/kg thức
ăn.
Vitamin B3 (Acid pantothenic) thường chỉ gặp trường hợp thiếu do thức
ăn bị sấy ở nhiệt độ cao làm vitamin B3 bị phân hủy. Thiếu sẽ gây hiện tượng
viêm da ở góc mắt và miệng, viêm nứt các ngón chân, rụng lông, sinh trưởng
chậm, giảm sức kháng bệnh, gà đẻ giảm năng suất, tỷ lệ ấp nở giảm. Vitamin
B3 có nhiều trong các loại thức ăn hạt, nấm men, nghèo trong các loại củ quả.
Nhu cầu đối với gia cầm là 20 mg/kg thức ăn hỗn hợp.
Vitamin B5 (PP) có vai trò quan trọng trong trao đổi năng lượng, protein
và cần cho tế bào cơ quan hô hấp. Khi thiếu vitamin B5 làm các lóp biểu bì
của da và niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp bị tổn thương, tỷ lệ ấp nở kém.

Nhu cầu B5 cho gà: gà con dưới 8 tuần tuổi 20-55 mg; gà đẻ 10-15 mg/kg
thức ăn.
Vitamin B6 (Pyridoxine) có vai trò tham gia decarboxyl hóa và preamin
hóa các axít amin, cần thiết cho sự chuyển hóa protid thành mỡ, cho tiếp thu
các axít béo chưa no. Thiếu vitamin B6 sẽ dẫn đến tình trạng giảm tính thèm
ăn, ăn ít, chậm lớn, gây thiếu máu. Nhu cầu đối với gà thịt là 4,5 mg/kg thức
ăn, gà đẻ là 3,5 mg/kg thức ăn, khi tỷ lệ protein trong thức ăn tăng thì nhu cầu
vitamin B6 cũng tăng lên.
Vitamin B9 (Folacin) có nhiều trong các loại thức ăn xanh và được vi
khuẩn đường ruột tổng hợp, chỉ thiếu khi thức ăn nấu ở nhiệt độ cao hoặc gà bị
bệnh đường ruột. Khi thiếu sẽ gây thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, gà con
giảm tăng trọng, còi cọc, xuất hiện sự rối loạn sắc tố như trên lông đen, vàng
có những đốm trắng. Gà sinh sản cho trứng tỷ lệ ấp nở thấp. Nhu cầu vitamin
B9 cho gà: gà con là 1 mg/kg thức ăn, gà đẻ là 0,7 mg/kg thức ăn.
Vitamin B12 (Cyanocobalamin) có vai trò trong tạo máu, kích thích tăng
trưởng, cần cho tổng hợp methionine. Khi thiếu B12 gây hiện tượng thiếu
máu, giảm tăng trọng, sức kháng bệnh kém, gà đẻ giảm tỉ lệ ấp nở, phôi chết
nhiều. Nhu cầu vitamin B12 cho gà: gà con dưới 8 tuần tuổi 12-20 mg; gà mái
đẻ 10-15 mg/kg thức ăn.
Vitamin C tham gia quá trình hô hấp tế bào, tăng cường các phản ứng
oxy hóa khử, kích thích sự sinh trưởng và đổi mới tổ chức tế bào, tăng cường
khả năng tạo huyết sắc tố, thúc đẩy sự đông máu, tăng cường sức đề kháng của
8


cơ thể, chống stress, tạo điều kiện gia tăng năng suất và phẩm chất trứng, tinh
trùng, có tính chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C được tổng hợp trong
cơ thể nhưng trong những trường hợp gia cầm bị bệnh hoặc trong tình trạng
stress thì nên cung cấp vitamin C qua thức ăn hoặc nước uống cho gia cầm với
liều 100-500 mg/kg thức ăn. Khi thời tiết nóng, chủng ngừa, cân gà hoặc đàn

gà bị bệnh truyền nhiễm thì dùng vitamin C liều cao giúp cho đàn gà mau
chóng ổn định và vượt qua những yếu tố bất lợi. Nhu cầu vitamin C cho gà: gà
con 500 mg; gà đẻ 30-60 mg/kg thức ăn. Trời nắng bổ sung thêm 59-100
mg/kg thức ăn (Lê Hồng Mận, 2005).
Theo tiêu chuẩn NRC nhu cầu vitamin của gà đẻ được trình bày ở Bảng
2.3.
Bảng 2.3: Nhu cầu vitamin của gà đẻ
Vitamin
Đơn vị
Vitamin tan trong dầu
Vitamin A
IU/kg
Vitamin D3
IU/kg
Vitamin E
IU/kg
Vitamin K
mg/kg
Vitamin tan trong nước
Vitamin B12
mg/kg
Biotin
mg/kg
Choline
mg/kg
Folacin
mg/kg
Niacin
mg/kg
Pantothenic acid

mg/kg
Pyridoxine
mg/kg
Riboflavin
mg/kg
Thiamin
mg/kg

Gà đẻ
330
33
0.55
0.055
0.0004
0.011
115
0.028
1.1
0.22
0.28
0.28
0.08

(Nguồn: NRC,1994)

2.2.5 Nhu cầu chất khoáng
Nguyên tố khoáng, đến nay người ta đã phát hiện được 14 nguyên tố
khoáng cần thiết cho gia cầm cầm là Ca, P, Na, K, Mg, Cl, I, Fe, Mn, S, Cu, ,
Zn, Se và Coban. Coban cần có chỉ như một thành phần của vitamin B12, vì
gia cầm không thể tổng hợp vitamin B12 từ nguồn coban. Kể cả chức năng

sinh lý trong cơ thể của mỗi nguyên tố. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu
tạo nên toàn bộ bộ xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng (Bùi Đức
Lũng, Lê Hồng Mận, 2001). Ca, P, Na, Mg, Cl là khoáng được bổ sung chủ
yếu vì chúng phải có trong khẩu phần với những lượng tương đối lớn (đa
lượng). Những khoáng còn lại chỉ được bổ sung với lượng rất nhỏ, thường
được tính bằng milligram hoặc ppm (phần triệu) trong 1 kg thức ăn. Tuy được
yêu cầu ở mức vi lượng, nhưng thiếu một loại khoáng nào trong khẩu phần

9


đều có thể gây ra bất lợi đối với vật nuôi cũng như thiếu một trong các khoáng
đa lượng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Trong cơ thể các nguyên tố đa lượng bao gồm: Natri (Na), Kali (K), Clo
(Cl), Canxi (Ca), Phospho (P), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg).
Natri, Kali, Clo
Natri và kali là những kim loại kiềm có nhiều và quan trọng nhất trong
cơ thể. Có ý nghĩa quan trọng trong thể dịch của cơ thể, là các chất điện giải
Chúng tồn tại trong cơ thể dưới dạng hóa hợp với clorua, bicacbonat, một
phần kết hợp với axit hữu cơ và protit. Muối Kali có nhiều trong thức ăn thực
vật, muối Natri có nhiều trong thức ăn động vật. Cho nên thức ăn cho gia cầm
mà không có hoặc thiếu thức ăn động vật, cần phải bổ sung muối.
Hàm lượng Kali được thấy chủ yếu bên trong tế bào có nhiều trong các
mô tuyến, mô thần kinh, mô xương, Natri được thấy chủ yếu trong các dịch
ngoài tế bào như máu, bạc huyết và có nhiều trong huyết tương. Đây là hai yếu
tố quan trọng việc duy trì axít-bazơ và sự cân bằng thể dịch trong các mô cơ
thể.
Clo trong cơ thể nó kết hợp với Natri. (NaCl), đặc biệt ở dịch vị dạ dày,
nó là thành phần cấu tạo nên axít hydrochloric (HCl), làm tăng độ toan ở dịch
dạ dày, giúp tăng cường tiêu hóa protit. Nếu có sự thiếu hụt nào của một trong

các khoáng này đều làm cho gia cầm sinh trưởng kém, cơ thể mất nước và dẫn
đến chết khi bị thiếu hụt trầm trọng.
NaCl, KCl có trong huyết tương tạo nên áp suất thẩm thấu của máu.
NaHCO3 bảo đảm lượng kiềm dự trữ của máu, giữ độ toan kiềm của máu.
Natri và Kali tham gia vào hệ đệm của máu có natri như H2CO3,
NaHCO3, NaH2PO4, Na2HPO4... hệ đệm trong hồng cầu có kali như HHb,
KHb, HhbO2 KhbO2 H- protit, K- protit.
Nari và Kali ở trạng thái ion trao đổi qua lại màng tế bào tạo nên điện thế
màng yên tĩnh và hoạt động, là nguyên nhân tạo nên xung điện thần kinh chạy
trong cơ thể.
Tỷ lệ ion Na+, K+ trên Ca++ thích hợp đảm bảo hoạt động co bóp cơ tim
bình thường. K+ làm giảm nhịp đập của tim và sức co bóp của tim nếu tăng,
còn Ca++ làm tăng nhịp đậm và sức co bóp của tim.
Khẩu phần cân đối của Natri, Kali, và Clo là yếu tố quyết định quan
trọng của sự cân bằng acid−base trong cơ thể gia cầm (NRC,1994). Các cation
và anion khác như Canxi, Sunphate, Phosphate cũng có thể tham gia vào sự
cân bằng acid−base. Các thức ăn cân bằng các chất điện phân thường được
đánh giá theo các mức độ của Natri và Kali so với Clo được thể hiện trong
đương lượng/kg thức ăn.
10


Cung cấp muối cho gà con không quá 0,4%, gà lớn và gà đẻ không quá
0,5% muối trong khẩu phần.
Canxi (Ca)
Trong vỏ của một trứng lớn chứa khoảng 2 gam canxi ở dạng carbonate
canxi. Vì vậy, nhu cầu canxi đối với những mái đang đẻ trứng cao hơn nhiều
so với các loại vật nuôi khác. Thiếu canxi trong khẩu phần làm cho mái đẻ
trứng có vỏ mỏng, xốp và sẽ ngưng sản xuất trứng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Trong cơ thể gà chủ yếu là phosphat canxi và carbonat canxi. Bộ xương

có thành phần chính là canxi, trong vỏ trứng 98% là carbonat canxi. Canxi cần
cho sự điều hoà tính thẩm thấu của màng tế bào, cho sự đông máu, cho co bóp
của tim, cho hoạt động của thần kinh. Canxi hấp thu phần lớn đảm bảo cho
hoạt động bình thường của sinh lý cơ thể, số dư dự trữ ở xương khoảng 20%,
còn lại thải ra ngoài. Canxi tích luỹ ở xương khi cần thiết lấy ra từ xương. Yêu
cầu canxi tăng lên gấp 3−4 lần khi gà đẻ sản xuất trứng. Trước khi đẻ 4 tuần
canxi chỉ cần 2,5%, trong giai đoạn gà con 1− 1,2%.
Trong thức ăn gà, tỷ lệ canxi/phospho phải được cân đối ở gà con 2/1, ở
gà đẻ 9/1. Cung cấp Ca cho gia cầm tùy thuộc vào lứa tuổi, tính năng sản xuất
của gia cầm, phụ thuộc vào thời tiết, vào hàm lượng phospho.
Nhu cầu trong thức ăn gà con 1−1,2%, gà dò 0,9−1,0%, gà đẻ 3,5−3,8%
(2,7% lúc gà ở tiền thời kỳ đẻ 20−25 tuần tuổi). Mùa hè và tuổi đẻ sau 54 tuần
đối với gà mái cần 3,8−4,0%. Thiếu canxi trong thức ăn gà bị co giật, run rẩy,
còi xương, gà đẻ vẹo xương lưỡi hái, đẻ trứng non, vỏ trứng mỏng, dẫn đến
ngừng đẻ. Thức ăn thực vật rất ít canxi 0,1−0,3%. Bột đá, bột vỏ sò 35−38%
canxi bột xương, dicanxi phosphat 25−28% canxi, bột cá 5−7% canxi. Gà nuôi
chăn thả tự tìm sỏi đá... ở sân vườn là nguồn khoáng, nhưng cần để sẳn máng
đựng các chất khoáng cho gia cầm.
Một khẩu phần dư thừa canxi gây trở ngại cho tính hữu dụng của các
khoáng chất khác, chẳng hạn như phospho, magie, mangan, kẽm. Tỉ lệ 2 canxi
với 1 nonphytate phosphorus (% khối lượng) là thích hợp nhất trong thức ăn
của gia cầm, và ngoại lệ trong thức ăn của gà đang đẻ trứng. Khi gia cầm đang
đẻ trứng, một mức độ cao nhu cầu canxi cần thiết cho sự hình thành vỏ trứng,
tỉ lệ cao nhất là 12 canxi với 1 nonphytate phosphorus (% khối lượng). Nhưng
mức độ cao của calcium carbonate (đá vôi) và calcium phosphate có thể làm
cho thức ăn không ngon miệng và pha loãng các thành phần dưỡng chất khác.
Nếu một nguồn canxi có chứa mức độ cao của magie (cũng như đá vôi
đolomitic) thì nó có thể không được sử dụng trong thức ăn gia cầm (NRC,
1994).
Phospho (P)

11


Thành phần cấu tạo xương, giữ cân bằng độ toan, kiềm trong máu và các
tổ chức của cơ thể, có vai trò trong trao đổi hydratcarbon, axit amin, lipid,
trong hoạt động thần kinh. Sự trao đổi phospho gần với trao đổi canxi và kali
trong cơ thể. Lượng phospho ở gà con khoảng 0,4−0,6%, ở gà lớn 0,7−0,9%
khối lượng cơ thể. Phospho thiếu trong thức ăn làm cho gà ít thèm ăn, gây còi
xương, xốp xương, gà trống kém nhảy mái, gà mái đẻ trứng giảm sản lượng
trứng, giảm chất lượng vỏ trứng như vỏ mỏng, dễ vỡ, vỏ sần sùi hoặc thiếu vỏ.
Nguồn phospho của dicanxiphosphat là 18%, bột cá 3,5−4%, bột xương
9−10% phospho hấp thu. Phospho từ nguồn thức ăn thực vật hấp thu 30 –
35%, còn ở dạng không hấp thu được là phosphophytin. Phospho từ nguồn
động vật, dicanxiphosphat tỷ lệ hấp thu cao 95−100%. Hàm lượng phospho
trong thức ăn gà con trên 0,5%, gà đẻ 0,45−0,5%.
Phospho ngoài chức năng trong việc hình thành xương thì cần thiết trong
việc sử dụng năng lượng và trong các thành phần cấu trúc của các tế bào. Ví
dụ về các hợp chất có chứa phospho là adenosine 5'−triphosphate (ATP) và
phospholipid. Những hình thức của phosphor trong thức ăn có thể được gia
cầm tiêu hóa nhưng chỉ vào khoảng 30 đến 40% của tổng số phospho. Các
phospho còn lại ở dạng như phospho phytate và khó tiêu hóa. Chỉ có khoảng
10% của phospho phytate trong ngô và lúa mì được tiêu hóa ở gia cầm
(Nelson, 1976).
Magie (Mg)
Ca, P và Mg có mối liên hệ mật thiết với nhau đều tham gia cấu tạo
xương, trao đổi glucid, Mg có tỷ lệ 0,05% khối lượng sống của gà, trong đó
50% trong xương, 40% trong mô cơ, tồn tại chủ yếu trong tế bào. Thiếu Mg
làm giảm hấp thu Ca và P, làm giảm tốc độ sinh trưởng, không điều chỉnh
được hoạt động cơ bắp, từ đó dẫn đến chết, gà giảm đẻ. Nhu cầu Mg 550
mg/kg thức ăn cho gà ở các lứa tuổi.

Lưu huỳnh (S)
Trong cơ thể gia cầm lưu huỳnh ở dạng muối sunphat và không lớn lắm.
Phần lớn lưu huỳnh ở dạng hữu cơ trong thành phần một số axit amin chứa lưu
huỳnh như cystine, methionine, thiamine. Lưu huỳnh tham gia vào thành phần
các axit amin có chứa lưu huỳnh như methionine, cystine…để tạo nên lông,
móng. Vì vậy, gia cầm rất cần S để tạo lông. Lưu huỳnh cần thiết cho trao đổi
protein, cần thiết cho sản xuất hormon.
Ở gia cầm thường khó nhận biết khi thiếu lưu huỳnh, vì khi trao đổi
một số axit amin như methionine, cystine sẽ giải phóng S. Nhưng khi dùng
liều cao thuốc cầu trùng sẽ gây thiếu S và từ đó ảnh hưởng đến trao đổi
phospho, kết quả gây bệnh còi xương. Lưu huỳnh chứa nhiều trong thức ăn có
12


nguồn gốc từ động vật như bột cá, bột xương thịt, bột lông vũ và dạng muối
sunphat tổng hợp.
Các nguyên tố vi lượng gồm 7 nguyên tố được tiêu chuẩn hoá trong
thành phần dinh dưỡng khẩu phần thức ăn gia cầm: Sắt (Fe), Đồng (Cu),
Mangan (Mn), Coban (Co), Selen (Se), Kẽm (Zn), Iod (I).
Sắt (Fe)
Fe là thành phần của hemoglobin, một chất chuyên chở oxy trong máu và
cũng là thành phần của các hợp chất liên quan có trong cơ thể và trong các hệ
enzyme. Thiếu sắt trong cơ thể gây ra chứng thiếu máu. Sắt cũng thiết yếu cho
sự hình thành sắc tố lông ở những giống gia cầm cóp lông màu đỏ.
Fe được hấp thu chủ yếu ở đường tiêu hóa dưới dạng vô cơ, nhưng phần
lớn dưới dạng hỗn hợp hữu cơ. Ở dạ dày nhờ HCl, Fe hữu cơ được tách ra
thành Fe có hóa trị 3. Sau đó Fe+++ được khử bởi các chất khử như vitamin C,
axit folic thành Fe++ dễ hấp thu. Khoảng 80% Fe được chuyển vào tủy đỏ
xương để tạo thành hemoglobin của hồng cầu, còn 20% được chuyển đến các
“kho” dự trữ như gan, lách, thận để dự trữ dưới dạng hợp chất feritin (Fe +++ dự

trữ).
Fe tham gia cấu tạo cơ, da, lông, hồng cầu, tạo các axit amin chứa lưu
huỳnh, các axit béo, vitamin…Thức ăn gà thiếu sắt gây bệnh thiếu máu, mỏ,
chân gà con nhợt nhạt, gà mái tái mào, xù lông, giảm đẻ. Nhu cầu sắt trong
thức ăn gà con 88 mg/kg thức ăn, trên 3 tuần tuổi 108mg/kg thức ăn.
Đồng (Cu)
Đồng có trong tất cả các cơ quan của cơ thể động vật, nhiều nhất ở gan.
Cu từ CuS hấp thu tốt hơn từ CuSO4; CuO; CuCO3; phần lớn Cu có trong
chất hữu cơ của các loại thức ăn, ở dạ dày Cu được HCl tách ra khỏi các hợp
chất đó để dễ dàng hấp thụ. Cu làm tăng hấp thu sắt cho tạo hemoglobin của
hồng cầu, vì thế bổ sung sắt vào thức ăn đồng thời bổ sung đủ Cu. Đồng tham
gia tạo sắc tố đen melanin, tạo các enzym oxy hoá, vì thế có quan hệ đến quá
trình hô hấp của mô bào. Đồng trong thức ăn thiếu sẽ làm giảm hấp thu sắt,
gây rối loạn về xương, lông biến màu, da nhợt nhạt chậm lớn, rụng lông, trứng
vỏ mỏng và không bóng mịn. Nhu cầu Cu là 11 mg/kg thức ăn cho các loại gà.
Coban (Co)
Coban được hấp thu qua niêm mạc ruột, nó được dự trữ trong gan, lách,
thận, tuyến tụy. Coban là yếu tố quan trọng cho tạo vitamin B12 cho nên
Coban có vai trò kích thích tạo máu, trong trao đổi chất và tăng trưởng của gà.
Coban thiếu trong thức ăn làm thiếu vitamin B12 giảm đồng hoá hydratcarbon,
protein, giảm thèm ăn của gà, giảm trao đổi năng lượng. Đối với gia cầm
trưởng thành, vitamin B12 được tổng hợp ở manh tràng, vì vậy cần cung cấp
13


đủ yêu cầu Co cho chúng. Coban có nhiều trong nguồn thức ăn động vật hơn
nguồn thực vật. CoSO4; CoCl2.6H2O chứa hàm lượng Co cao.
Mangan (Mn)
Mn được hấp thu chủ yếu ở ruột non nhất là tá tràng. Ở gia cầm hấp thu
Mn kém chỉ 15% đối với gia cầm non và 0,5%−5% gia cầm già. Mn được

phân bố vào các cơ quan và mô bào khắp cơ thể, lông, gan là nơi dự trữ Mn
quan trọng, từ gan Mn đi vào mật xuống ruột vào máu và từ máu đến xương
và những cơ quan khác nhau, nhất là mô cơ vân, buồng trứng, tinh hoàn.
Ảnh hưởng đến chuyển hoá Canxi và Phospho, cần cho phát triển xương,
tạo vỏ trứng, cần cho trao đổi protein và axit amin…Mn ảnh hưởng đến tính
dục của gà và gia cầm khác. Mangan thiếu trong thức ăn gây bệnh vẹo xương
(perosis)−đặc biệt là vẹo cổ, giảm men phosphataza trong máu và xương, ảnh
hưởng đến cốt hoá xương, các khớp sưng, trứng vỏ mỏng gây dập vỡ nhiều, đẻ
giảm, tỷ lệ chết phôi tăng, tỷ lệ nở giảm, gà con chân yếu. Mangan có ở các
dạng muối mangan (MnSO4, MnCO3, MnCl2) và các nguồn thức ăn khác. Nhu
cầu Mn 55 mg/kg thức ăn cho gà các lứa tuổi.
Kẽm (Zn)
Tham gia quá trình trao đổi lipid, hydratcarbon, tạo máu, điều hoà chức
năng sinh dục. Kẽm cần cho hoạt động của tuyến giáp, hình thành enzym, bảo
vệ da và mắt, tăng tỷ lệ đẻ và ấp nở, cho sự phát triển lông. Men phosphataza
kiềm chứa kẽm có tác dụng tích tụ muối phosphat, carbonat. Vì vậy có ảnh
hưởng đến cấu tạo xương và vỏ trứng. Kẽm thiếu trong thức ăn, gây nên giảm
tốc độ sinh trưởng, mọc lông, hoàn thiện xương, dễ sưng khớp xương, phôi
phát triển chậm, nở thấp, da bị hiện tượng “keratoris”− tích nhiều keratin trên
da, làm da kém đàn hồi (cứng da). Gà mất tính thèm ăn. Gây rối loạn trao đổi
đường, do sự biến đổi hoạt tính của men glutation−insulin−transhydrogenaza.
Men này lại được hoạt hóa bằng Zn, tham gia vào sự phân giải insulin. Kẽm
có trong bột cá (0.1 ppm/kg), hợp chất vô cơ ZnO và ZnSO4. Kẽm độc nên
không cho gà ăn quá liều, gà con dưới 4 tuần tuổi 44 mg/kg thức ăn, sau 4 tuần
tuổi là 33 mg/kg.
Selen (Se)
Có vai trò trong trao đổi và hấp thu vitamin E, phòng bệnh ỉa chảy. Thiếu
Se sẽ dẫn đến tạng bị rỉ dịch, tụy tạng bị thoái hóa ở gà con, giảm tốc độ sinh
trưởng, giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ phôi, ấp nở kém, gà trống đạp mái kém, kiềm chế
sử dụng vitamin E và cũng gây ra sự loạn dưỡng ở cơ mề và cơ tim của gà tây

(Bùi Xuân Mến, 2007). Se có nhiều trong thức ăn men, bột cá và hợp chất vô
cơ. Nhu cầu selen cho gà con, gà dò 0.1−0.15, gà đẻ 0.15mg/kg thức ăn.
Iod (I)
14


×