Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi lượng (mn, zn) vào khẩu phần lên năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm hisex brown

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DIỆP MINH TUẤN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHOÁNG
VI LƯỢNG (Mn, Zn) VÀO KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM HISEX BROWN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DIỆP MINH TUẤN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHOÁNG
VI LƯỢNG (Mn, Zn) VÀO KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM HISEX BROWN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. LÊ THỊ MẾN



2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DIỆP MINH TUẤN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHOÁNG
VI LƯỢNG (Mn, Zn) VÀO KHẨU PHẦN LÊN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG CỦA
GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM HISEX BROWN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
DUYỆT BỘ MÔN

PGs.Ts. LÊ THỊ MẾN

Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến:

Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện quý báu cho tôi được học tập,
rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức bản thân để tôi có thể
bước đi trên con đường tương lai.
Quý Công ty chăn nuôi Vemedim và Trung tâm nghiêm cứu và phát triển
Vemedim đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong khoảng thời gian thực hiện
đề tài của mình. Cảm ơn Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị công tác tại hai
đơn vị trên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt công
việc của mình.
Cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ, động viên con trong suốt quá trình học tập
và cả cuộc đời. Anh chị trong gia đình đã quan tâm, thương yêu và dìu dắt tôi
vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Cô Lê Thị Mến đã tạo mọi điều kiện, ân cần dạy bảo, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã ân cần hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi
và động viên tôi trong suốt thời gian thực tập tại PTN Bộ môn Chăn Nuôi, Khoa
Nông Nghiệp & SHƯD.
Thầy Hồ Quảng Đồ là giáo viên cố vấn học tập đã tận tình quan tâm, lo
lắng với những lời khuyên bảo giúp tôi vượt qua những khó khăn trong học tập
và cuộc sống.
Quý thầy, cô giảng dạy đã truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức vô
cùng quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Tập thể lớp Chăn Nuôi - Thú Y khóa 37 và khóa 38 đã luôn bên cạnh giúp
đỡ và chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

i


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát và đánh giá hiệu quả của việc
bố sung Mn và Zn vào khẩu phẩn ảnh hưởng lên năng suất, chất lượng trứng

của 300 gà Hisex Brown từ 17 - 24 tuần tuổi được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
với 5 nghiệm thức (NT) và 5 lần lặp lại.
Các NT bổ sung gồm 2 loại khoáng vi lượng và mức độ bổ sung lần lượt
là 40ppm Zn (Zn40), 60ppm Zn (Zn60), 80ppm Mn (Mn80), 120ppm Mn (Mn120)
và một nghiệm thức ĐC là khẩu phần cơ sở không bổ sung khoáng. Sau quá
trình thực hiện theo dõi các chỉ tiêu ta thu được kết quả thí nghiệm như sau:
Các khẩu phần bổ sung khoáng vi lượng đã ảnh hưởng lên tỷ lệ đẻ
(P=0,001) và tỷ lệ vỡ (P=0,001). Đặc biệt là khẩu phần Mn120 cho tỷ lệ đẻ
(90,18%) cao nhất và tỷ lệ vỡ (2,132 %) thấp nhất so với tỷ lệ đẻ (80,44%) và
tỷ lệ vỡ (10,337%) của khẩu phần ĐC.
Thức ăn bổ sung khoáng vi lượng còn ảnh hưởng lên các chỉ tiêu chất
lượng trứng. Khẩu phần Mn120 có tỷ lệ vỏ (11,44 %) và độ dày vỏ (0,372 mm)
cao nhất so với tỷ lệ vỏ (10,51%) và độ dày vỏ (0,339 mm) của khẩu phần ĐC.
Bên cạnh đó, khẩu phần Mn120 còn có chỉ số lòng trắng (0,150) và chỉ số Haugh
(101,95) cao nhất so với chỉ số lòng trắng (0,132) và chỉ số Haugh (96,91) của
khẩu phần ĐC.
Ngoài ra, khẩu phần Zn60 cho màu lòng đỏ (7,69) cao nhất so với khẩu
phần ĐC (7,29). Và khẩu phần Zn40 cũng có khối lượng vỏ (7,163) cao nhất so
với khối lượng vỏ ĐC (6,413 g).
Tương tự, khẩu phần Mn có mức tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) (122,7 g
TĂ/trứng và 2,05 kg TĂ/kg trứng) thấp nhất so với mức TTTĂ của khẩu phần
ĐC (131,6 g TĂ/trứng và 2,20 kg TĂ/kg trứng).
Về hiệu quả kinh tế, do nghiệm thức Mn120 có mức tiêu tốn ăn thấp nhất,
mặc khác lại có chất lượng và sản lượng trứng gà thương phẩm tốt nhất nên
mang lại hiệu quả kinh tế cao (2.627.975 đồng) với tỷ lệ (163,2 %) cao nhất so
với ĐC (1.610.700 đồng). Kế đến là các khẩu Mn80 (2.362.200 đồng), Khẩu
phần Zn60 (2.212.625 đồng) và khẩu phần Zn40 (2.162.650 đồng).

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Diệp Minh Tuấn

iii


MỤC LỤC
Tóm lược ............................................................................................................ ii
Chương 1: Đặt vấn đề...................................................................................... 1
Chương 2: Tổng quan tài liệu ......................................................................... 2
2.1 Giới thiệu chung về gia cầm ........................................................................ 2
2.2 Đặc điểm chung của loài gà ......................................................................... 2
2.2.1 Điểm mạnh của gà .................................................................................... 2
2.2.2 Điểm yếu của gà ....................................................................................... 3
2.3 Giới thiệu về giống gà đẻ Hisex Brown ...................................................... 3
2.4 Cấu tạo của vỏ trứng .................................................................................... 6
2.5 Vai trò của chất khoáng đối với dinh dưỡng gà........................................... 7
2.5.1 Khái quát chung ........................................................................................ 7
2.4.2 Vai trò của một số chất khoáng đa lượng và vi lượng có trong cơ thể gà 8
2.4.3 Vai trò của Mangan (Mn) và Kẽm (Zn) đối với giống gà đẻ ................. 12
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ................................. 19
3.1 Phương tiện thí nghiệm .............................................................................. 19
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ........................................................... 19

3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ........................................................................... 22
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm .............................................................................. 25
3.1.4 Thức ăn dùng trong thí nghiệm............................................................... 26
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm................................................................................. 28
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................ 29
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 29
3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................................ 30
3.2.3 Phương pháp tiên hành thí nghiệm ......................................................... 30
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................... 30
3.2.6 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 34
3.3.7 Xử lý số liệu ............................................................................................ 34
Chương 4: Kết quả thảo luận ....................................................................... 35
4.1 Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm ....................................................... 35
4.2 Kết quả thí nghiệm ..................................................................................... 35
4.2.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng .............. 35
4.2.2 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ............ 37
Chương 5: Kết luận và đề nghị ..................................................................... 46
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 46
iv


5.1.1 Các chỉ tiêu về năng suất trứng ............................................................... 46
5.1.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng ............................................................. 46
5.1.3 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 47
5.2 Đề nghị ....................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 48
Phụ chương ..................................................................................................... 51

v



DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Gà Hisex Brown ................................................................................ 3
Hình 2.2: Cấu tạo vỏ trứng ................................................................................ 6
Hình 2.3: Mn Oxide ......................................................................................... 13
Hình 2.4: Mnese fumarate ............................................................................... 13
Hình 2.5: Zinc methionine ............................................................................... 16
Hình 3.1: Bản đồ đặt Công ty chăn Vemedim tại quận Ô Môn, thành phố Cần
Thơ ................................................................................................................... 19
Hình 3.2: Sơ đồ quy hoạch Công ty chăn nuôi Vemedim ............................... 20
Hình 3.4: Mặt cắt phía trước trại gà trứng lạnh ............................................... 21
Hình 3.5: Mặt cắt cấu trúc dãy chuồng chữ A ................................................. 22
Hình 3.6: Mô hình ô một chuống nuôi ............................................................ 23
Hình 3.7: Hệ thống làm mát và quạt hút .......................................................... 23
Hình 3.8: Hệ thống máng ăn ............................................................................ 24
Hình 3.9: Hệ thống máng uống của gà ............................................................ 24
Hình 3.10: Máng hứng trứng ........................................................................... 25
Hình 3.11: Gà Hisex Brow nuôi trong thí nghiệm........................................... 25
Hình 3.12: Bộ dụng cụ kiểm tra chất lượng trứng ........................................... 28
Hình 3.13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................. 29
Hình 4.1: Biểu đồ về ảnh hưởng của các mức độ bổ sung khoáng vi lượng lên
tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức ............................................................................ 36
Hình 4.2: Biểu đồ về ảnh hưởng của các mức độ bổ sung khoáng vi lượng lên
tỷ lệ vỡ của trứng ............................................................................................. 36
Hình 4.3: Chỉ số lòng trắng đặc của các nghiệm thức ................................... 38
Hình 4.4: Màu sắc long đỏ trứng của các nghiệm thức ................................... 39
Hình 4.5: Đơn vị Haugh của các nghiệm thức ................................................ 40
Hình 4.6: Ảnh hưởng của các khẩu phần lên tỷ lệ vỏ trứng. ........................... 41
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung lên độ dày
vỏ trứng ............................................................................................................ 41

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các khẩu phần bổ sung lên khối
lượng vỏ trứng ................................................................................................. 42
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện mức ăn của các nghiệm thức (g TĂ/con/ngày) .... 43
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện mức tiêu tốn thức ăn (g TĂ/trứng) của các nghiệm
thức .................................................................................................................. 43
Hình 4.11: Ảnh hưởng cuả các nghiệm thức lên mức tiêu tốn thức ăn cho 1g
trứng ................................................................................................................. 44

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown ....................................... 4
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào,khối lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối
với gà Hisex Brown ..................................................................................... 4
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ vàkhối lượng chuẩn của gà Hisex Brown ......................... 5
Bảng 2.4: Các loại khoáng và nồng độ trong cơ thể gia cầm .......................... 8
Bảng 3.1: Lịch tiêm phòng vaccin .............................................................. 26
Bảng 3.2: Công thức khẩu phần thức ăn dùng trong thí nghiệm ................... 26
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của thức ăn dùng trong thí
nghiệm ...................................................................................................... 27
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng ..... 35
Bảng 4.2: Ảnh hưởng các mức độ khoáng vi lượng lên năng suất trứng ....... 37
Bảng 4.3 Mức tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức.................................... 42
Bảng 4.4: Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm ............... 45

vii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi gia cầm là một trong những ngành chủ lực của ngành chăn
nuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho con người. Trong các ngành chăn
nuôi chủ lực đó, chăn nuôi gà đẻ trứng đã có từ rất lâu đời và luôn chiếm một
vai trò quan trọng trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Ngoài các thực
phẩm cung cấp dinh dưỡng chính trong bữa ăn hàng ngày, trứng gà là một thực
phẩm giàu dinh dưỡng, cân bằng về dưỡng chất và là nguồn cung cấp protein
an toàn nhất trong các nguồn protein từ động vật (Bùi Xuân Mến, 2008). Hàm
lượng acid amin lysine cần thiết cho sự tăng trưởng trong trứng rất cao (7,2%),
đó cũng là một acid amin giới hạn nhất trong thực phẩm. Ngoài ra, trứng gà rất
giàu chất béo, nhất là leucithin; một chất vận chuyển quan trọng trong cơ thể
động vật, giàu chất khoáng và vitamin cần thiết cho sự phát triển của con người
và động vật nói chung (Cook and Briggs, 1977).
Trong cơ thể của gia cầm, đặc biệt là gà đẻ thương phẩm thì nhu cầu
khoáng vi lượng thường chiếm tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhưng chúng luôn
đóng một vai trò rất quan trọng. Các chất khoáng như: Fe, Cu, Zn, Mn, Co,…
hỗ trợ các phản ứng hóa học trong cơ thể, giúp cơ thể sử dụng chất đạm, mỡ và
đường. Chất khoáng còn giúp làm vững chắc xương, điều khiển thần kinh, cơ,
điều hòa hoạt động của cơ thể, tham gia vào cấu tạo cơ, da, lông, hồng cầu. Bên
cạnh đó, chất khoáng còn tham gia tạo các acid amin, cần cho trao đổi protein
và tương tác với các chất khác như các vitamin,... (Nguyễn Thị Mai, 2009)
Đặc biệt là hai nguyên tố khoáng vi lượng Zn, Mn có tác dụng chống
stress cho rất hiệu quà. Khi hai nguyên tố vi lượng (Zn, Mn) được bổ sung có
kiểm soát, chúng giúp gà phát triển lông, giúp gà đẻ tăng tỷ lệ trứng có phôi,
tăng tỷ lệ ấp nở, làm tăng năng suất trứng, chất lượng vỏ. Ngoài ra, chúng còn
giúp ngăn ngừa một số bệnh tật về xương khớp. Do đó việc bố sung khoáng vi
lượng vào khẩu phần ăn cho gà đẻ là việc có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực
( Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)
Từ những vai trò của khoáng vi lượng cho gà đẻ nói trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng vi lượng (Mn, Zn)
vào khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm

Hisex Brown”.
Mục tiêu đề tài:
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Zn và Mn ở các mức độ khác nhau
lên năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng vỡ, hệ số chuyển hóa thức ăn, độ dày
vỏ trứng và các chỉ số về chất lượng trứng gà đẻ thương phẩm giống Hisex
Brown.
1


Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về gia cầm
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông
vũ, thuộc nhóm động vật có cánh. Gia cầm được con người nuôi giữ và nhân
giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm
điển hình gồm gà, vịt, ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích
sống trong môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao
gồm các loài chim khác được nuôi để lấy thịt như chim bồ câu, chim cút hoặc
dùng làm vật cảnh, giải trí như gà lôi hay gà chọi. Gia cầm là loài cung
cấp thịt làm thực phẩm cho con người phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng
30% sản phẩm thịt trên toàn thế giới, đặc biệt là thịt gà (Wikipedia, 2014).
Hai đại diện chính của gia cầm là gà và vịt. Một số giống gà phổ biến ở
Việt Nam như gà Tây nhà, gà ta, gà ri, gà ác, gà Sao, gà Tam Hoàng, gà Đông
Tảo, gà Tò, gà Sultan,… Bên cạnh đó, vịt cũng được nuôi khá phổ biến và là
một loài vật nuôi quen thuộc của nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay. Một số
loài vịt phổ biên như vịt cỏ, vịt bầu, vịt Xiêm, ngan bướu mũi, chim cút, ngỗng...
2.2 Đặc điểm chung của loài gà
Gà là một loài gia cầm thuộc lớp chim bao gồm các đặc điểm như sau: có
lông vũ, bộ máy tiêu hóa không có răng, ở dưới da gà không có tuyến mồ hôi
(Lê Hồng Mận, 2005).
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009), về hoạt động sinh lý: gà có khả năng

chịu nóng kém, gà có thân nhiệt cao hơn động vật có vú. Tuyến mồ hôi (một
tuyến đóng vai trò quan trọng trong việc bài thải nhiệt) lại không có ở gà nên
việc bài thải nhiệt ở gà rất khó. Gà không có răng như các loài động vật khác,
do đó hệ thống tiêu hóa của gà có dạ dày cơ (mề) rất dày, khỏe và chắc đủ nghiền
bóp các loại thức ăn thông thường. Ngoài ra bộ máy tiêu hóa gà còn có hệ thống
enzyme tiêu hóa lại phức tạp như amylase, lipase, enterokinase, proteinase,
tripsinase, cacbosipeptidase,… nên vận tốc tiêu hóa của gà rất nhanh, điều này
làm gà ăn rất khỏe. Từ những đặc điểm trên gà có một tiềm năng sinh vật rất
lớn như: đẻ nhiều, nhanh lớn.
2.2.1 Điểm mạnh của gà
Hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm của gà là rất lớn. Gà thịt đạt
khối lượng cơ thể gấp 50 lần khối lượng của gà sơ sinh trong 8 tuần (con số này
ở heo là 20 lần trong 26 tuần, ở bò là 6-7 lần trong 52 tuần…). Do vậy, tiềm
năng về sức sinh sản của gà rất lớn (Lê Hồng Mận, 2005).

2


2.2.2 Điểm yếu của gà
Do không có tuyến mồ hôi và thân nhiệt cao nên gà chịu rét tốt nhưng chịu
nóng kém. Cường độ trao đổi chất cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh
dưỡng, các bệnh diễn ra thường xuyên đến mức khó phát hiện và rất dễ “bỏ
qua’’. Từ những điều này, chúng ta nên hiểu cặn kẽ về nguyên lý và những biện
pháp phòng và chữa bệnh trong nghành nuôi gà, khắc phục tối đa những nhược
điểm, đồng thời phát huy khai thác tối đa các ưu thế sinh học của gà nhằm phục
vụ cho mục đích kinh doanh (Nguyễn Đức Hưng 2006).
2.3 Giới thiệu về giống gà đẻ Hisex Brown
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009) thì gà Hisex Brown là giống gà
chuyên trứng màu nâu có nguồn gốc từ hãng Euribreed-Hà Lan. Gà Hisex
Brown (Hình 2.1) được nhập vào Việt Nam vào năm 1995, giống gà này được

Công ty Emivest nhập gà bố mẹ về nuôi sản xuất giống. Gà Hisex Brown giống
đạt tỷ lệ nuôi sống cao 96-98% đến 20 tuần tuổi.

www.wikipedia.org

Hình 2.1: Gà Hisex Brown

Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể lúc 17 tuần là 1,4 kg. Gà Hisex
Brown có tỷ lệ nuôi sống 97%. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà từ 18-20 tuần là
5,5 kg/con. Gà đạt tỷ lệ đẻ 50% ở 152 ngày tuổi. Sản lượng trứng lúc 78 tuần
tuổi 315 quả/mái,khối lượng trứng 63 g. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà từ 140
ngày tuổi là 116 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn của gà của gà trong giai đoạn sản
xuất là 2,36 kg/kg trứng và 149 g/trứng. Khối lượng cơ thể vào cuối thời kỳ đẻ
của gà là 2,15 kg/mái.
2.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của gà Hisex Brown
Công ty Emivest (2010) đã giới thiệu đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng
của giống gà đẻ Hisex Brown trong các giai đoạn qua bảng 2.1.

3


Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown
Giai đoạn (tuần tuổi)
Thành phần
ĐV
dinh dưỡng
0-3
3-9 9-17 17-19 19-45 45-70 70-kết thúc
Protein
%

20
20 15,5
16,5
16,7
16,2
15,3
Năng lượng trao đổi Kcal 2975 2975 2750 2750
2775 2750
2725
Xơ (max)
%
3,5
3,5
6
6
5
5,5
5,5
Béo (max)
%
6,5
6,5
6
6
8
8,5
8,5
Acid linoleic
%
1,5

1,5 1,25
1,25
2,2
1,6
1,25
Methionine
Methionine +
Cysteine
Lysine
Tryptophan
Threonine
Calcium
Phospho hữu dụng
Sodium
Chloride

%
%

0,54
0,92

0,54
0,92

0,34
0,61

0,38
0,68


0,41
0,75

0,39
0,69

0,36
0,63

%
%
%
%
%

1,2
0,23
0,78
1
0,5

1,2
0,23
0,78
1
0,5

0,75
0,14

0,49
0,9
0,45

0,8
0,15
0,52
2,2
0,42

0,8
0,17
0,56
3,7
0,42

0,75
0,16
0,53
4
0,4

0,7
0,15
0,5
4,2
0,38

%
%


0,16
0,22

0,16
0,22

0,15
0,22

0,15
0,22

0,15
0,22

0,15
0,20

0,15
0,18-0,20

(Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

2.3.2 Các chỉ tiêu về mức ăn, tăng trọng và thời gian chiếu sáng theo
giai đoạn của gà Hisex Brown
Trong quá trình chăn nuôi, Công ty Emivest (2010) đã đưa ra các thông số
cụ thể về lượng thức ăn và thời gian chiếu sáng của giống Gà Hisex Brown qua
từng giai đoạn để đạt được mứckhối lượng tiêu chuẩn (Hình 2.2)
Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào,khối lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà

Hisex Brown
Tuần Lượng thức ăn ăn vào Khối lượng chuẩn
Thời gian chiếu sáng
tuổi
(g/ngày)
của gà (g) Chuồng kín Chuồng hở
18
84
1500
13,0
14,0
19
92
1560
14,0
14,5
20
98
1630
14,5
15,0
21
100
1700
15,0
15,5
22
104
1740
15,5

16,0
23
106
1780
16,0
16,0
24
108
1800
16,0
16,0
25
110
1815
16,0
16,0
26
112
1830
16,0
16,0
27
114
1840
16,0
16,0
28
115
1850
16,0

16,0
41
114
1930
16,0
16,0
51
113
1950
16,0
16,0
62
112
1970
16,0
16,0
73
111
1980
16,0
16,0
80
111
2000
16,0
16,0
(Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

4



2.3.3 Tỷ lệ đẻ vàkhối lượng trứng tiêu chuẩn của gà Hisex Brown theo
giai đoạn tuổi
Gà mái đẻ Hisex Brown được đưa vào khai thác sản xuất khi đạt 18 tuần
tuổi thương phẩm, gà đạt tỷ lệ đẻ 5% ở tuần tuổi thứ 20 và đạt tỷ lệ nuôi sống
rất cao 96-98%. Thời gian đạt năng suất cao nhất của gà kéo dài khoảng 24 tuần
với tỷ lệ đẻ cao trên 90%, tỷ lệ đẻ cao nhất của gà khoảng 96%. Khai thác sản
xuất đến 78 tuần tuổi, gà đạt sản lượng 350 quả/mái. Khối lượng trứng trung
bình khoảng 62,7 g/trứng (Bảng 2.3).
Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15 kg/con với tỷ lệ chết trong
thời kỳ đẻ trứng là 5,8%. Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47
kg/con. Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của loài gà là 2,18 kg thức ăn trên
mỗi kg trứng (Bùi Xuân Mến và Đỗ Võ Anh Khoa, 2014).
Bảng 2.3: Tỷ lệ đẻ và khối lượng chuẩn của gà Hisex Brown
Tuần tuổi
Tỷ lệ đẻ (%)
Khối lượng trứng (g)
30
94,5
60,4
31
94,3
60,6
32
94,1
60,9
33
93,9
61,2
34

93,6
61,5
35
93,3
61,8
36
93,0
62,0
37
92,7
62,2
38
92,5
62,4
39
92,2
62,6
40
91,9
62,7
41
91,6
62,9
42
91,3
63,1
43
91,0
63,2
44

90,7
63,3
45
90,4
63,4
46
90,0
63,5
47
89,6
63,6
48
89,2
63,7
49
88,8
63,8
50
88,3
63,9
(Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

5


2.4 Cấu tạo của vỏ trứng
Theo Nguyễn Thị Mai (2009) vỏ trứng có nhiệm vụ bảo vệ các phần chứa
bên trong trứng. Vỏ trứng được bao bên ngoài bởi lớp màng keo mỏng do tử
cung tiết ra. Lớp keo dính có nhiệm vụ giảm ma sát giữa thành âm đạo và trứng
trong quá trình sinh sản. Lớp màng keo còn có tác dụng hạn chế sự bốc hơi nước

của trứng và ngăn cản xự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Tiếp giáp lớp
màng keo là lớp vỏ cứng, đây là phần chủ yếu trong cấu tạo vỏ trứng, có độ dày
trung bình từ 0,2-0,6 mm. Vỏ cứng là lớp màng cứng bao quanh lòng trắng và
lòng đỏ trứng gà. Trứng gà thường bị hao hụt trong quá trình thu nhặt và vận
chuyển do vỏ trứng mỏng, dễ vỡ. Một quả trứng có vỏ cứng sẽ giúp giảm tỷ lệ
trứng vỡ và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi. Theo Siske et al., (2007) thì vỏ
trứng có 5 lớp gồm 2 lớp vỏ lụa, vỏ vôi, lớp spongy và lớp kitin bao bên ngoài.
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) hai lớp vỏ lụa (inner membrane và outer
membrane) được tạo thành bởi keratin đan chéo vào nhau, protein, chất keo dính
chứa nhiều S. Độ dày của 2 màng này khoảng 0,057-0,069 mm, màng dưới vỏ
bao lấy lòng trắng Hai lớp vỏ lụa đóng vai trò là lớp bảo vệ cho trứng trước các
loại vi khuẩn. Lớp vỏ lụa trong dính vào lớp lòng trắng và lớp vỏ lụa ngoài dính
vào vỏ vôi. Khi trứng vừa mới được gà đẻ ra thì nhiệt độ trứng còn ấm, 2 lớp
này vẫn dính liền với nhau. Sau một thời gian thì trứng nguội đi, hai lớp vỏ lụa
sẽ tách ra để tạo thành buồng khí. Buồng khí cung cấy O2 cho phôi trong giai
đoạn đầu của sự hô hấp bằng phổi. Trong quá trình bảo quản, buồng khí sẽ rộng
ra do sự bốc hơi nước qua lỗ khí làm giảm giá trị dinh dưỡng (Hình 2.5).

www.wikipedia.com

Hình 2.2: Cấu tạo vỏ trứng

6


Theo Nguyễn Đức Hưng (2006) lớp vỏ vôi được tạo thành từ CaCO3 có
nhiệm vụ bảo vệ quả trứng, 93,5% vỏ trứng là CaCO3, 4,09% protein, 0,14%
chất béo, 1,2% nước, 0,5% MgO, 0,25% P, 12% SiO2, 0,03% Na, 0,08% K và
các chất sắt nhôm. Chức năng của nó là bảo vệ các thành phần bên trong của
trứng, đồng thời là nguồn cung cấp Ca và P cho phôi để tạo xương. Thời gian

tạo vỏ là một quá trình kéo dài 9-12 giờ. Để hình thành phôi nhận 75% Ca từ
vỏ, còn lại 25% Ca lấy từ lòng trắng. Vỏ trứng chứa khoảng 7000-7600 lỗ nhỏ
giúp phôi trao đổi không khí với môi trường bên ngoài. Đường kính lỗ khí từ 442 𝜇, trung bình từ 18-24 𝜇. Mật độ lỗ khí quá nhiều hay quá ít, đường kính lỗ
khí quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm.
Bên ngoài lớp vỏ vôi là lớp cuticle có tác dụng bịt kín các lỗ nhỏ trên vỏ
vôi. Việc này có tác dụng giúp giảm sự mất ẩm và bảo vệ trứng trước sự phát
giữa lớp vỏ vôi và lớp cuticle là lớp spongy, có tác dụng tạo ra vỏ vôi của trứng.
Độ dày mỏng của vỏ trứng chịu tác động của nhiều yếu tố, quan trọng nhất
là lượng Ca và P trong khẩu phần, ngoài ra nó còn chịu tác động của Zn và Mn.
Có thể cải thiện được chất lượng của vỏ trứng bằng cách bổ sung Zn và Mn vào
khẩu phần nhờ đó tăng năng suất và chất lượng trứng.
2.5 Vai trò của chất khoáng đối với dinh dưỡng gà
2.5.1 Khái quát chung
Chất khoáng chiếm trên dưới 3% khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó có
chứa 40 nguyên tố khoáng. Đến nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 14
nguyên tố khoáng cần thiết cho gia cầm, kể cả chức năng sinh lý trong cơ thể
của mỗi nguyên tố. Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ
xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng. Trong các dịch thể nó ở trạng
thái hòa tan và ion bảo đảm cân bằng nội môi. Chúng còn là thành phần của
enzyme và vitamin là những yếu tố xúc tác sinh học trong cơ thể (Bùi Đức Lũng
và Lê Hồng Mận, 1999).
Theo Dương Thanh Liêm (2003), chất khoáng trong cơ thể gia cầm chiếm
tỷ lệ thấp (khoảng 4-6%). Trong cơ thể chất khoáng tập trung nhiều nhất ở bộ
xương. Dựa theo số lượng của nó nhiều hay ít, người ta chia chất khoáng ra làm
2 loại:
 Chất khoáng có số lượng lớn có thể đo bằng đơn vị % hoặc gram/kg gọi
là khoáng đa lượng (nano element).
 Chất khoáng có số lượng nhỏ có thể đo bằng đơn vị ppm hoặc mg/kg
gọi là chất khoáng vi lượng (micro element).
7



Khoáng chất cần thiết cho sự hình thành của bộ xương, là thành phần của
các hợp chất khác nhau với các chức năng cụ thể trong cơ thể, quan trọng để
duy trì sự cân bằng thẩm thấu trong cơ thể của gia cầm (NRC, 1994).
Có khoảng trên dưới 40 chất khoáng được tìm thấy trong cơ thể gia súc
nhưng chỉ có 15 khoáng là thiết yếu. Chất khoáng thường xếp vào hai nhóm là
khoáng đại lượng và khoáng vi lượng tùy theo nồng độ. Thông thường những
chất khoáng được gọi là vi lượng khi chúng có mặt trong cơ thể động vật không
quá lớn hơn 50 mg/kg. Nhu cầu khoáng của gà thay đổi theo từng độ tuổi và
mục đích sản xuất được thống kê qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Các loại khoáng và nồng độ trong cơ thể gia cầm
Khoáng
Loại gia
cầm
Gà con 0-8
tuần tuổi
Gà sinh
trưởng
Gà đẻ
thương
phẩm
Gà đẻ trứng

Ca
P
(%) (%)

NaCl
(%)


Fe
(mg)

Cu
(mg)

I2
(mg)

Mg
(mg)

Mn
(mg)

Se
(mg)

Zn
(mg)

0,9

0,7

0,4

80


4

0,35

600

55

0,1

40

0,6

0,4

0,4

40

3

0,35

400

25

0,1


35

3,25

0,5

04

50

3

0,30

500

25

0,1

50

3,75

0,5

0,4

80


4

0,30

500

33

0,1

65

(NRC, 1984)

Chất khoáng tham gia cấu tạo mọi bộ phận trong cơ thể và sản phẩm, là
thành phần chủ yếu của xương. Khoáng đa lượng gồm có Ca, P, muối (NaCl).
Trong đó hàm lượng NaCl và P có tỷ lệ cân đối trong khẩu phần thức ăn. Khoáng
vi lượng gồm các chất đồng (Cu), sắt (Fe), Zn (Zn), coban (Co), Mangan (Mn),
iod (I)… có tỷ lệ rất ít trong thức ăn, nhưng không thể thiếu được (Lê Hồng
Mận, 2003).
Khoáng chất cần thiết cho sự hình thành của bộ xương, là thành phần của
các hợp chất khác nhau với các chức năng cụ thể trong cơ thể, quan trọng để
duy trì sự cân bằng thẩm thấu trong cơ thể của gia cầm.
2.4.2 Vai trò của một số chất khoáng đa lượng và vi lượng có trong cơ
thể gà
Người ta phát hiện trong cơ thể động vật có tới 70 nguyên tố khoáng của
bảng hệ thống tuần hoàn.

8



2.4.2.1 Calcium (Ca)
Lê Hồng Mận (2003) cho biết Calcium (Ca) tồn tại trong cơ thể chủ yếu
dưới dạng phosphate và calcium carbonate. Ca có vai trò lớn nhất trong việc
kiến tạo và phát triển bộ xương của gia cầm, hình thành nên vỏ trứng, vỏ trứng
chiếm 98% CaCO3. Ca cần thiết cho sự đông máu, điều hòa tính thẩm thấu của
màng tế bào gia cầm. Cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thần kinh của
gia cầm. Cần thiết cho sự co bóp của tim. Ca tham gia vào việc cân bằng acid
và base của cơ thể.
2.4.2.2 Phosphorus (P)
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) thì trong cơ thể gia cầm non
chứa lượng P khoảng 0,4-0,6% khối lượng cơ thể, còn gia cầm trưởng thành
khoảng 0,7-0,9%. P tham gia vào thành phần tế bào. Trong máu nó chứa 3-12
mg. Sự trao đổi P gắn liền với sự trao đổi Ca và K. Chức năng quan trọng của
P là tham gia kiến tạo bộ xương, cân bằng độ toan, kiềm trong máu trong các tổ
chức của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi hydratecarbon, chất
béo, acid amin, trong hoạt động thần kinh. Khi không đáp ứng đủ lượng P trong
khẩu phần gây còi xương, giảm tính thèm ăn, vỏ trứng mỏng hoặc thiếu vỏ,
giảm khả năng làm việc của gia cầm trống. Nhu cầu P phụ thuộc vào loài, tuổi,
tính năng sản xuất của gia cầm ngoài ra còn phụ thuộc vào hàm lượng calcium,
vitamin D và chế độ chiếu sáng. Gà có nhu cầu P cao hơn các loài thủy cầm; gia
cầm non có nhu cầu P cao hơn gia cầm già. Thiếu vitamin D và ánh sáng thì nhu
cầu P cao hơn vì làm giảm hấp thu Ca, P. Thường người ta tính nhu cầu lượng
P hấp thu % trong khẩu phần thức ăn. Gà con nhu cầu trên 0,5% P trong thức
ăn hỗn hợp, gà đẻ nhu cầu P từ 0,45-0,5%.
2.4.2.3 Natrium (Na) và Potassium (K)
Natrium (Na) và Potassium (K) là những kim loại kiềm có nhiều và quan
trọng nhất trong cơ thể. Chúng tồn tại trong cơ thể dưới dạng hoá hợp với
chloride, bicarbonate, một phần kết hợp với acid hữu cơ và protein. Muối K có
nhiều trong thức ăn thực vật, muối Na có nhiều trong thức ăn động vật. Thức ăn

cho gia cầm mà thiếu hoặc không có Na và K, nên bổ sung thêm muối. Hàm
lượng K có nhiều trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương còn hàm lượng
Na có nhiều trong huyết tương (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
2.4.2.4 Na và Chlorine (Cl)
Theo Dương Thanh Liêm (1980), Na và Cl rất quan trọng trong khẩu phần
gà mái đẻ. Khi vào cơ thể phân tử muối được tách ra thành các ion Cl- và Na+,
hình thành chất toan và chất kiềm duy trì độ pH ổn định. Cả hai ion này đều có
9


tác dụng duy trì áp áp lực thẩm thấu của cơ thể nên thức ăn thiếu hay thừa đều
làm gia cầm mắc bệnh.
 Nếu thiếu muối thì gà giảm tỷ lệ tiêu hóa, nhất là chất đạm, giảm tính
ngon miệng, gà ăn ít, chậm lớn, giảm tỷ lệ đẻ và cắn mổ lẫn nhau.
 Nếu thừa muối ở mức độ (1-2%) gà sẽ có hiện tượng tiêu chảy, còi cọc,
chậm lớn. Xoang bụng và bao tim gà bị tích nước, gà suy yếu dần và chết. Ở
mức độ nặng (> 4g muối/ngày) sẽ làm gà bị trúng độc, có triệu chứng thần kinh,
đi mất thăng bằng, co giật, giãy giụa, đầu bị lệch sang bên, kiệt sức và chết. Nhu
cầu Na và Cl của gà con không quá 0,4%, gà lớn và gà đẻ có hàm lượng Na và
Cl không quá 0,5% trong khầu phần
2.4.2.5 Mangesium (Mg)
Theo Dương Thanh Liêm (2002) Mg có quan hệ mật thiết với Ca và P, Mg
chiếm 0,05% trong cơ thể. Trong cơ thể gà, Mg chứa trong xương khoảng 0,507% Mg tham gia cấu tạo xương, và có mặt trong thành phần vỏ trứng gà. Trong
máu, giữa Ca và Mg có mối quan hệ trong sự cân bằng kiềm và acid giữa các
nguyên tố. Khi yêu cầu Ca tăng thì phải tăng Mg trong khẩu phần. Khi gà thiếu
hụt Mg sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng, không điều chỉnh được hoạt động của
cơ bắp, từ đó dẫn đến chết. Ở gà đẻ làm giảm sức đẻ và hiệu quả sử dụng Ca, P
Nhu cầu Mg ở gia cầm ít hơn nhiều so với Ca. Mg cũng tham gia các chức
năng sinh lý quan trọng trong phần mềm của các tổ chức. Ngoài ra Mg cũng có
trong vỏ trứng, trong xương. Người ta nhận thấy khi cho gia cầm ăn một vài

loại đá có chứa hàm lượng MgCO3 cao sẽ làm giảm độ chịu lực của vỏ trứng,
thậm chí còn làm cho xương thoái hóa. Điều này được giải thích là Mg đã thay
thế vị trí của Ca trong xương và trong vỏ trứng (Tôn Thất Sơn, 2005).
2.4.2.6 Sulfur (S)
Theo Dương Thanh Liêm (2003), Sulfur (S) tham gia cấu trúc trong một
số hoạt chất sinh học đặc biệt như: Glutation, Cystation, các acid mật, vitamin
B, Biotin… nhưng số lượng hoạt chất này rất ít. Những hợp chất chứa S vô cơ
như các ion Sulfate, Sulfur, Thiosulfate… gia cầm không sử dụng được. Nếu có
dư nhiều trong thức ăn có thể gây tác hại cho gia cầm vì nó làm toan huyết, làm
cho gia cầm bị còi xương, ngăn cản sự hấp thu vitamin D.
2.4.2.7 Sắt (Fe)
Lê Hồng Mận (2003) cho biết Fe tham gia tạo hồng cầu, các sắc tố hô hấp
mô bào oxidase, peroxidase, myoglobin của tế bào cơ vân. Fe tham gia thành
phần các acid amin chứa lưu huỳnh, acid béo, các vitamin thiamin, biotin, tham

10


gia tạo cơ, da, lông. Thiếu Fe gây thiếu máu, chân mỏ gà con nhợt nhạt, gà mái
lông xù, mào tái, đẻ giảm.
Fe được hấp thu chủ yếu ở đường tiêu hóa dưới dạng vô cơ và hỗn hợp
hữu cơ. Ở dạ dày nhờ tác dụng HCl, Fe tách ra thành Fe+++ được khử bởi vitamin
C, acid folic thành Fe++ để dễ dàng hấp thu. Trong cơ thể gia cầm có khoảng
80% Fe được chuyển vào tủy xương để tạo thành hemglobin của hồng cầu, còn
20% được chuyển đến các kho dự trữ như gan, lách, thận để dự trữ dưới dạng
feritin. Nhu cầu Fe cho gà từ 0-3 tuần tuổi 88 mg/kg; trên 3 tuần tuổi là 108
mg/kg (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
2.4.2.8 Đồng (Cu)
Trong cơ thể gà, hàm lượng Cu ít hơn Fe nhưng giữ vai trò sinh lý quan
trọng. Ngay từ năm 1928, khi nghiên cứu vai trò của 11 yếu tố tham gia cấu tạo

máu, người ta đã thấy rõ không yếu tố nào thay thế được Cu. Vai trò đặc biệt
của Cu là tham gia thúc đẩy tạo huyết, làm cho hồng cầu non mau trưởng thành
(Tôn Thất Sơn, 2005).
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999), Cu có trong tất cả các cơ
quan của cơ thể động vật, nhiều nhất ở gan. Cu được hấp thu từ CuS thì tốt hơn
từ CuSO4, CuO, CuCO3. Phần lớn Cu có trong chất hữu cơ của các loại thức ăn,
ở dạ dày Cu được HCl tách ra khỏi các hợp chất đó để dễ dàng hấp thu. Cu làm
tăng sự hấp thu Fe để tạo Hb của hồng cầu. Vì vậy khi bổ sung Fe nên kèm theo
bổ sung đủ lượng Cu. Cu tham gia tạo các enzyme oxy hóa, nên có quan hệ đến
quá trình hô hấp của mô bào. Cu tham gia tạo hợp sắc tố đen. Thiếu Cu da nhợt
nhạt lông mất màu. Khi thiếu Cu thì men tirosinaza có chứa Cu (men xúc tác
tạo thành sắc tố melanin) giảm làm ảnh hưởng đến sự tạo thành melanin của
biểu bì da, lông, khiến chúng mất màu, làm vỏ trứng nhẵn bóng.
Khi không đáp ứng đủ lượng Cu trong thức ăn sẽ làm giảm hấp thu Fe, thớ thịt
bị tối xen lẫn màu sáng do thiếu cả Cu lẫn Fe; gây rối loạn về xương, gây biến
màu lông, giảm tốc độ sinh trưởng, lông rụng, vỏ trứng mỏng và vỏ trứng không
bóng mịn. Ở gà các loại, hàm lượng Cu cần có trong thức ăn là 11 mg/kg (Bùi
Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999).
2.4.2.9 Coban (Co)
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999) cho biết Coban (Co) được hấp thu
qua niêm mạc ruột, nó được dự trữ trong gan, lách, thận, tuyến tụy. Co là nguyên
tố vô cùng quan trọng để tạo nên vitamin B12, cho nên có vai trò kích thích tạo
máu, từ đó có vai trò trong trao đổi chất và sự sinh trưởng của gia súc, gia cầm.
Thiếu Co dẫn đến thiếu vitamin B12 từ đó làm giảm đồng hóa protein,
11


hydratecarbon, giảm trao đổi năng lượng, giảm tính thèm ăn. Đối với gia cầm
trưởng thành, vitamin B12 được tổng hợp ở manh tràng.
2.4.3 Vai trò của Mangan (Mn) và Kẽm (Zn) đối với giống gà đẻ

Đa số các nghiên cứu về chất lượng vỏ trứng thường tập trung vào các
khoáng đa lượng (Ca, P) và vitamin D3 vì vai trò quan trọng của những chất
này. Bên cạnh đó, Mn và Zn là 2 nguyên tố khoáng vi lượng rất quan trọng đối
với cơ thể gà đẻ, hoạt động như các coenzyme của quá trình tạo các enzyme ảnh
hưởng lên quá trình chuyển hoá carbonate và mucopolysaccharides, đóng một
vai trò quan trọng trong việc hình thành vỏ trứng (Swiatkiewicz and Koreleski,
2008).
Mabe et al., (2003) cho rằng các khoáng vi lượng như Zn, Mn có ảnh
hưởng lên các thuộc tính của vỏ trứng do các khoáng này tác động lên quá trình
hình thành tinh thể calcite và tạo hình cấu trúc vỏ trứng. Zn trong khẩu phần ở
mức độ 50 mg/kg sẽ làm vỏ trứng dày dơn (Zamani et al., 2005). Guo et al.
(2002) cho rằng cần 80 mg/kg Zn trong khẩu phần để tăng độ chịu lực của vỏ
trứng trên gà mái đẻ ở 55 đến 59 tuần tuổi nhưng bổ sung quá nhiều Zn (100200 mg/kg) sẽ không có vỏ trứng dày hơn (Stevenson, 1985). Inal et al., (2001)
cho rằng khẩu phần chứa 25 mg/kg Mn sẽ tối đa hoá năng suất trứng,khối lượng
trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn, nhưng để tăng cường chất lượng vỏ trứng
cần một mức độ Mn cao hơn. Độ dày vỏ trứng sẽ tăng khi bổ sung 40-200 mg/kg
Mn vào khẩu phần của gà mái ở chu kỳ đẻ thứ 2, cao nhất là ở 200 mg/kg khẩu
phần (Fassani et al., 2000).
2.3.3.1 Mangan (Mn)
Mangan (Mn) được coi là nguyên tố vi lượng được chú ý trước tiên đối
với gia cầm. Sự thiếu hụt Mn trong thức ăn gây ra rối loạn phát triển bộ xương
và làm mỏng vỏ trứng, làm giảm chất lượng ấp nở và gây chết phôi trong thời
kỳ ấp nở trứng gà (Dương Thanh Liêm, 2008). Mn có thể được bổ sung vào
khẩu phần dưới dạng vô cơ như MnO (Hình 2.2).

12


en.wikipedia.org


Hình 2.3: Mn Oxide

Mn có chức năng rất quan trọng, là thành phần của một số men tham gia
vào quá trình trao đổi chất của tinh bột, chất béo và protein. Mn có liên quan tới
hormone và enzyme cho nên nó ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và sinh sản
cũng như các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Mặt khác tỷ lệ hấp thụ Mn của
gia cầm còn phụ thuộc vào nguồn gốc của Mn. Tỷ lệ hấp thu Mn phụ thuộc
nhiều vào nguồn gốc của Mn. Mn có nguồn gốc hữu cơ như mangan furmarate
có tỷ lệ hấp thu cao hơn rất nhiều so với Mn có nguồn gốc vô cơ (Nguyễn Duy
Hoan, 2005) (Hình 2.3).

www.buyersguidechem.com

Hình 2.4: Mnese fumarate

a) Chức năng sinh lý của Mn trong cơ thể gà đẻ
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999), Mn được hấp thu chủ yếu ở
ruột non nhất là tá tràng. Ở gia cầm hấp thu Mn kém chỉ 15% đối với gia cầm
non và 0,5-5% gia cầm già. Chức năng sinh lý của Mn là giúp cho sự phát triển
bình thường của bộ xương và sự hình thành của vỏ trứng. Ngoài ra, Mn còn là
nguyên tố cần thiết để tạo nên hợp chất chondroitin sulfate, nó là một bộ phận
của mucopolysaccharid để cấu tạo nên mạng hữu cơ matrix trong xương cho Ca
13


tích lũy vào bình thường. Bên cạnh đó Mn còn tham gia vào cấu trúc và kích
hoạt một số enzyme quan trọng trong sự tổng hợp các polysaccharid và
glucoprotein. Nó tham gia cấu tạo các enzyme có chứa kim loại metalloenzyme
như pyruvat carboxylase và nó hoạt hóa enzyme phosphoenolpyruvate
carboxykinase phosphotransferase, decarboxylase, arginase, glucotransferase.

Nó đóng vai trò quan trọng trong trao đổi glucid (Dương Thanh Liêm, 2002).
b) Sự hấp thu Mn trong cơ thể gà đẻ
Quá trình hấp thu Mn xảy ra ở toàn bộ ruột non với tốc độ tương đối chậm
và hay thay đổi. Chỉ có số ít Mn trong khẩu phần được hấp thu do sự ảnh hưởng
bởi lượng acid phytic, xơ và các khoáng chất khác như: Ca, P, Fe và Co. Mn
tham gia cấu trúc và kích thích hoạt động của rất nhiều enzyme như
phosphotrasferase, decarboxylase, arginase, glucotransferase… (Law et al.,
1998). Sau khi hấp thu vào máu Mn kết hợp với α-2-macroglobulin và
transferrin trong máu. Xương, gan, tụy tạng và thận là những mô sử dụng Mn
nhiều nhất trong hệ tuần hoàn máu và các mô này cũng chứa lượng Mn nhiều
nhất trong cơ thể.
Mn là chất hoạt hóa quan trọng của nhiều enzyme và là thành phần của
arginase và carboxylase pyruvate. Khi bị thiếu hụt, một số chức năng của Mn
có thể được thực hiện bởi khoáng khác như Mg. Những chức năng hoạt hóa
khác như hoạt hóa glycosyltransferase rất nhạy cảm với sự thiếu hụt Mn và là
khởi nguồn của những rắc rối trong quá trình tổng hợp glycoprotein và
mucopolysaccharide trong xương và sụn.
Lượng Mn tích lũy trong cơ thể gia cầm được điều hóa bởi tỷ lệ của sự
hấp thu và sự bài tiết của mật. Gà sinh trưởng dự trữ Mn trong cơ thể, khi lượng
Mn trong khẩu phần cao, lượng Mn dự trữ này có thể cung cấp đủ nhu cầu cho
gà trong một tháng nếu khẩu phần thiếu Mn trầm trọng.
c) Nhu cầu Mn trong cơ thể gia cầm
Nhu cầu Mn của gà trong khẩu phần là khoảng 70 ppm vật chất khô. Khi
lượng Mn trong cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu của cở thể của gia cầm sẽ gây
ra rất nhiều bệnh tật
Đối với gà sinh trưởng khi thiếu Mn gây ra các triệu chứng như què chân,
các xương dài bị ngắn lại và dày lên, khớp xương chày biến dạng và sụn yếu.
Gân gót có thể tách ra khỏi lồi cầu của khớp nối, yếu và dẹt, gây biến dạng và
viêm khớp nối, những triệu chứng này thể hiện bệnh trật khớp, trẹo chân
(perozis) (Lưu Hữu Mãnh và ctv, 1999); bệnh này có liên quan đến việc thiếu

Zn, biotin, vitamin PP, cholin và vitamin E. Gà càng nặng cân thì tỷ lệ thiếu Mn
14


×