Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

đánh giá sự thay đổi về phương thức quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ KIM NGỌC

3113823

Cán bộ hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN BÉ

Cần Thơ, tháng 8 –2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN


ĐẤT NGẬP NƯỚC THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE

Sinh viên thực hiện
VÕ THỊ KIM NGỌC

3113823

Cán bộ hướng dẫn
TS. NGUYỄN VĂN BÉ

Cần Thơ, tháng 8 –2014


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi tận tình
trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến với thầy TS. Nguyễn Văn Bé đã chia sẽ những
kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên môn và tận tình hướng dẫn, luôn động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả cán bộ trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình đào tạo đại học để tôi hoàn thành tốt
công việc học tập.
Xin chân thành cảm tạ chú Nguyễn Văn Chiến, Trương Văn Phương và tất cả

mọi người trong Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng Thạnh Phú, Phân khu Bảo vệ
nghiêm ngặt đã tận tình hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành tốt
quy trình thu mẫu, tìm kiếm số liệu.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ và động
viên tinh thần cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chân thành!

VÕ THỊ KIM NGỌC

ii

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vii
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................1
GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................................1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................2
CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................3
2.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ .............................................3
2.1.1 Khái niệm tổ chức quản lý ...............................................................................3
2.1.2 Tổ chức quản lý rừng .......................................................................................3
2.1.3 Quản lý rừng bền vững ....................................................................................3
2.1.4 Quản lý rừng cộng đồng ..................................................................................3
2.2 TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN HIỆN NAY Ở
CÁC NƯỚC NHIỆT ĐỚI VÀ VIỆT NAM.................................................................4
2.2.1 Hệ thống và kinh nghiệm quản lý rừng tự nhiên của một số nước trong khu
vực nhiệt đới .............................................................................................................4
2.2.2 Các hệ thống quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam .............................................4
2.3 QUY ĐỊNH VỆ VIỆC BẢO VỆ RỪNG ...............................................................6
2.3.1 Nguyên tắt chung về tổ chức quản lý ..............................................................6
2.3.2 Quy định việc bảo vệ rừng...............................................................................6
2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG ..8
iii

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp


Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.4.1 Trên thế giới .....................................................................................................8
2.4.2 Tại Việt Nam ...................................................................................................9
2.4.3 Tại địa bàn .....................................................................................................10
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................11
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................11
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .....................................................11
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .........................................................................12
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................12
3.3.1 Tiến trình nghiên cứu.....................................................................................12
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................13
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................13
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................14
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................14
4.1 PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TRONG PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ RỪNG
QUA CÁC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013 .....................................14
4.1.1 Cách tổ chức phân chia rừng tại đơn vị giai đoạn 1998 – 2004 ....................14
4.1.2 Cách tổ chức phân chia rừng tại đơn vị giai đoạn 2005 – 2013 ....................16
4.1.3 Đánh giá sự thay đổi ......................................................................................19
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỰ THAY ĐỔI CỦA PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN RỪNG ĐỐI VỚI SINH KẾ, XÃ HỘI VÀ SINH THÁI ..................20
4.2.1 Đánh giá hiệu quả về sinh kế người dân ........................................................20
4.3.2 Những chuyển biến về mặt xã hội .................................................................23
4.3.2 Thay đổi về mặt sinh thái...............................................................................26
4.3 PHÂN TÍCH SWOT TRONG QUẢN LÝ RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN ..........26
4.4 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ PHÁT

TRIỂN SINH KẾ , XÃ HỘI VÀ SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN.......................27
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................30
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................30
5.2 KIẾN NGHỊ .........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................31
PHỤ LỤC ......................................................................................................................32
iv

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH HÌNH

1

Hình
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3


Tựa hình
Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú
Tiến trình thực hiện nghiên cứu
Biểu đồ đánh giá hiện trạng rừng tại các hộ dân
Biểu đồ cơ cấu ngành nghề và nguồn thu nhập xã Thạnh Phong
Biểu đồ cơ cấu ngành nghề và nguồn thu nhập xã Thạnh Hải

Trang
11
13
18
20
21

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18

v

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Tên bảng
Thống kê về số nhân khẩu trong gia đình
Thống kê phân loại hộ ở các hộ tham gia phỏng vấn
Thống kê các hành vi vi phạm tại khu bảo tồn
Sự thay đổi cách xử lý của người dân đối với các đối tượng phá rừng

Đánh giá các tình hình vi phạm
Đánh giá thái độ làm việc của các hộ dân trong Ban quản lý và các
Phân khu chức năng
Đánh giá hiện trạng rừng
Phân tích ma trận SWOT

Trang
20
21
23
24
24
25
25
26

vi

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BV & PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

CSA

Canadian Standards Association – Hội tiêu chuẩn Canada

EU

European Union - Ủy ban Châu Âu

FGLG

Forest Governance Learning Goup – Học hỏi về quản trị rừng

FSC

The Forest Stewardship Council – Hội đồng quản trị rừng quốc tế

HTX

Hợp tác xã

IIED

International Institute for Environment and Development – Viện
Quốc tế về Môi trường và Phát triển

ITTO


The International Tropical Timber Organization – Tổ chức gỗ
nhiệt đới Quốc tế

LEI

Lembaga Ecolabel Indonesia – Viện nhãn sinh thái Indonexia

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

LNT

Lâm ngư trường

MTCC

Malaysia Timber Certification Council – Hội đồng chứng chỉ gỗ
Mã Lai

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PEFC


Programme for the Endorsement of Forest Certification Schemes
– Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng

RECOFTC

The Center for People and Forests – Trung tâm vì Con người và
Rừng

SFI

Sustainable Forestry Initiative – Sáng kiến lâm nghiệp bền vững
Bắc Mỹ

TCLN

Tổng cục Lâm nghiệp

TFF

Trust Fund for Forestry – Quỷ Ủy thác Lâm nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân nhân

vii

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823



Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm ngư trường Thạnh Phú được thành lập theo Quyết định số 281 UB/QĐUBND của UBND tỉnh Bến Tre vào ngày 14 tháng 6 năm 1977. Các chức năng chính
của Lâm ngư trường là: (i) để bảo vệ đất lâm nghiệp trong thẩm quyền của mình từ cư
dân bất hợp pháp, (ii) để quản lý và phát triển tài nguyên rừng, (iii) thông qua hệ thống
nuôi tôm với rừng ngập mặn để tăng thu nhập cho Lâm ngư trường, và (iv) để thực
hiện kinh doanh và dịch vụ rừng. Đến năm 1999, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, được thành lập theo Quyết định số 1026/QĐ-TTg,
ngày 13 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Huyện Thạnh Phú là địa phương có diện tích rừng nhiều nhất, với 2.085 ha diện
tích rừng đặc dụng (cấp quốc gia), trong đó có 668 ha thuộc phân khu bảo vệ nghiệm
ngặt. Diện tích rừng Bến Tre nằm trong sự quản lý bảo vệ trực tiếp của Chi cục kiểm
lâm. Lực lượng chuyên trách là Hạt kiểm lâm đặt tại Thạnh Phú, Bình Đại và Trạm
kiểm lâm ở huyện Ba Tri. Ngoài ra, năm 1999 tỉnh Bến Tre quyết định chuyển đổi
doanh nghiệp Nhà nước Lâm ngư trường Bến Tre thành Ban quản lý dự án rừng phòng
hộ và đặc dụng tỉnh, đặt tại xã Thạnh Hải (Thạnh Phú) để triển khai và thực hiện dự án
trồng mới rừng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề về quản lý và bảo vệ rừng ở Bến
Tre vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Tình trạng chặt cây rừng, lấn chiếm đất rừng,
người dân tự đào đất rừng để bắt, nuôi thủy sản vẫn là một vấn đề mà lực lượng chức
năng không chặn đứng được, do nhiều nguyên nhân. Ở tỉnh Bến Tre đến nay vẫn chưa
thực hiện giao khoán lâu dài cho dân mà chỉ hợp đồng khoán 1-5 năm để dân giữ rừng.

Người dân nhận hợp đồng khoán chỉ có trách nhiệm giữ, chăm sóc rừng và nhận tiền
khoán từ 50.000 đến 100.000 đồng/ha/năm, chứ không được toàn quyền quyết định
trên đất rừng. Việc làm này đã hạn chế được tình trạng lấn đất, chặt rừng nuôi tôm,
nhưng ngược lại người dân không nhiệt tình trong việc bảo vệ rừng vì chế độ thù lao
quá thấp. Các hộ dân được giao hợp đồng khoán giữ đất rừng ở Bến Tre thì có rất
nhiều người hoàn cảnh sống khó khăn nên họ chủ yếu lo cuộc sống của chính mình mà
ít quan tâm đến trách nhiệm giữ rừng vì khoản tiền nhận quá thấp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá sự thay đổi về phương thức quản
lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh Bến
Tre” được thực hiện nhằm tìm ra những hướng quản lý hiệu quả hơn để bảo vệ tài
nguyên rừng và cải thiện sinh kế cho người dân gắn bó với công cuộc giữ rừng.

1

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Quản lý bền vững tài nguyên rừng và cải thiện sinh kế của người dân ở Khu bảo
tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá sự thay đổi các phương thức quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn

thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre qua các giai đoạn từ năm 1998 đến
năm 2013;
Đánh giá tác động của các phương thức quản lý tài nguyên rừng lên sinh kế, xã
hội và sinh thái;
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và phát triển tài nguyên rừng và sinh kế
người dân tại khu vực nghiên cứu.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân nhận khoán rừng tại 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải thuộc Phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu phục hồi sinh thái II của Khu bảo tồn thiên nhiên
đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre;
Các hồ sơ tài liệu và các hoạt động về tổ chức quản lý rừng qua các giai đoạn từ
năm 1998 đến năm 2013.
1.3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đề ra cần thực hiện các nội dung sau:
- Nội dung 1: Tìm hiểu các mốc phát triển quan trọng, các phương thức quản lý
tài nguyên rừng và tiến hành phân tích sự thay đổi qua các giai đoạn từ năm 1998 đến
năm 2013 tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú;
- Nội dung 2: Thu thập số liệu sơ cấp về tình hình sinh kế, xã hội và sinh thái tại
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú để đánh giá hiệu quả của sự thay
đổi các phương thức quản lý tài nguyên rừng;
- Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và
cải thiện sinh kế của người dân ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú.

2

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823



Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
2.1.1 Khái niệm tổ chức quản lý
Là sự thiết lập và vận hành hệ thống cơ quan quản lý điều hành ở từng tổ chức
sản xuất và trong cả doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý gồm ba yếu tố tạo thành: Chức năng, cơ cấu và cơ chế vận
hành. Chức năng là lý do hình thành và tồn tại của tổ chức được khái quát từ các
nhiệm vụ chính phải làm thường xuyên để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Cơ cấu là
phương tiện để thực hiện chức năng bao gồm các bộ phận hợp thành tổ chức. Cơ chế là
phương thức vận hành để cơ cấu hoạt động đúng chức năng.
2.1.2 Tổ chức quản lý rừng
Là hệ thống các biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng các loại rừng nhằm tạo
lập mối quan hệ hợp lý giữa con người với rừng. Không ngừng xây dựng và phát triển
vốn rừng, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi do hoạt
động nghề rừng gây nên.
2.1.3 Quản lý rừng bền vững
“Quản lý rừng bền vững là quản lý rừng để đạt mục tiêu quản lý lâu dài vừa có
thể cung cấp liên tục lâm sản theo khả năng vừa không làm giảm khả năng phòng hộ
và sinh thái của rừng đối với môi trường và không làm giảm khả năng sản xuất trong
tương lai”.
Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế ITTO (2004) định nghĩa là:" Quản lý rừng bền
vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều hơn
những mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục

những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá
trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không
mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội"
2.1.4 Quản lý rừng cộng đồng
Đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho phát triển
Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), được thể hiện trong hai bộ luật lớn (Luật đất đai năm
2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV & PTR) năm 2004) và các văn bản chính
sách khác. Khung pháp lý và chính sách này thể hiện các điểm căn bản như cộng đồng
dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy
đủ tùy theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và đối tượng rừng được giao hay nhận
khoán. Cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp
3
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành. Cộng đồng được hưởng các
quyền và thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn cũng cho thấy do tính đa dạng của các cộng đồng nên không thể có
một mô hình LNCĐ chung mà cần có các loại hình LNCĐ khác nhau, phù hợp với
từng điều kiện cụ thể. Nhiều vấn đề đang đặt ra cho quản lý rừng cộng đồng như địa vị
pháp lý của cộng đồng dân cư thôn trong quản lý rừng, các khía cạnh về quyền đầy đủ
khi cộng đồng tham gia quản lý rừng, kế hoạch quản lý rừng, sử dụng thương mại sản
phẩm từ rừng cộng đồng, cơ chế hưởng lợi, tổ chức quản lý rừng (Nguyễn Bá Ngãi

ctv., 2009).
2.2 TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN HIỆN NAY
Ở CÁC NƯỚC NHIỆT ĐỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Hệ thống và kinh nghiệm quản lý rừng tự nhiên của một số nước trong khu
vực nhiệt đới
Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 19
ở Ấn Độ, Myanmar và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi. Khởi
đầu, hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài nguyên
gỗ. Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý được đa dạng hóa như: chuyển đổi
rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác
động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc
giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy
gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống
phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi).
2.2.2 Các hệ thống quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam
Các hệ thống tổ chức và quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam có thể chia làm ba giai
đoạn. Thời thuộc địa của Pháp; Thời cơ chế kế hoạch tập trung và thời cải tổ theo
hướng thị trường.


Giai đoạn trước năm 1945

Đơn vị quản lý rừng trong thời kỳ này được gọi là Hạt lâm nghiệp có quy mô
tương đương với cấp tỉnh. Như vậy Hạt là cơ sở để quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
trên địa phận lãnh thổ, vừa có chức năng thừa hành pháp luật, có quyền bắt, tịch thu,
phạt và truy tố người vi phạm pháp luật.
Dưới Hạt có thể là các đồn hoặc trạm quản lý bảo vệ rừng, trông coi một địa
phận nhỏ hơn, thường gọi là đồn kiểm lâm.

4

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Giai đoạn 1946-1990

Ở Trung ương có Tổng cục Lâm nghiệp (từ 1976 là Bộ Lâm nghiệp) là cơ quan
chuyên ngành của chính phủ, trong đó có Vụ lâm sinh, Vụ công nghiệp rừng và từ năm
1973 có thêm Cục.
Kiểm lâm là cơ quan bán vũ trang thực thi luật pháp bảo vệ rừng. Ở cấp tỉnh có
các Ty lâm nghiệp (từ 1976 đổi thành Sở lâm nghiệp) là cơ quan quản lý Nhà nước về
lâm nghiệp của tỉnh kiêm cả việc quản lý các doanh nghiệp lâm nghiệp. Ở cấp huyện
có các Hạt lâm nghiệp trực thuộc UBND huyện, đồng thời là cơ quan ngành dọc của
các Ty lâm nghiệp.
Từ năm 1973, Cục bảo vệ rừng trở thành Cục Kiểm lâm. Cục này có tổ chức
ngành dọc rộng khắp đất nước để bảo vệ rừng, tại tỉnh có Chi cục Kiểm lâm, nằm
trong Sở lâm nghiệp, tại huyện có Hạt Kiểm lâm, các xã và vùng rừng núi quan trọng
có trạm kiểm lâm hoặc phân công cho Kiểm lâm viên phụ trách cấp xã. Một thời gian
dài tổ chức Kiểm lâm nhanh chóng phát triển về cả tổ chức, số người và có tác dụng
tốt trong việc bảo vệ rừng.
Như vậy trong giai đoạn này có hai cơ quan quản lý Nhà nước về Lâm nghiệp,
cơ quan Kiểm lâm thừa hành pháp luật bảo vệ rừng là một bộ phận của cơ quan Lâm

nghiệp (Cục Kiểm lâm trực thuộc Bộ lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm tại tỉnh trực thuộc
Sở lâm nghiệp).


Giai đoạn từ 1991 đến nay

Năm 1995, Bộ Lâm nghiệp sát nhập với Bộ Nông nghiệp và Bộ thủy lợi thành
Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Nhằm thực hiện định hướng chiến lược có 4 chương trình: Chương trình quản
lý rừng (điều chế rừng), bảo vệ rừng và tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp; Chương trình
trồng rừng, sử dụng đất trống đồi núi trọc và phát triển lâm nghiệp theo phương thức
nông lâm kết hợp; Chương trình khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên
rừng và Chương trình đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm nghiệp theo cơ chế thị
trường.
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến
quản lý rừng bền vững; đó là Luật đất đai và các chính sách giao đất lâm nghiệp; Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng (1991, năm 2004 ) và các thể chế về tăng cường quản lý bảo
vệ rừng; Qui chế quản lý 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Nghị định của
Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm
nghiệp.

5
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3 QUY ĐỊNH VỆ VIỆC BẢO VỆ RỪNG
2.3.1 Nguyên tắt chung về tổ chức quản lý
Các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất phải được tổ chức
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo
vệ và phát triển rừng.
Các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất phải có chủ quản lý, bảo
vệ và sử dụng.
Việc quản lý rừng phải theo đúng mục đích sử dụng chính của từng loại rừng;
đồng thời phải sử dụng hợp lý các giá trị tổng hợp từ rừng để góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh, quốc
phòng.
Việc xác định các mục tiêu và biện pháp quản lý phải phù hợp với đặc thù của
các hệ sinh thái rừng để bảo đảm phát triển bền vững rừng và hệ sinh thái rừng.
Một chủ rừng có thể được giao, được thuê nhiều loại rừng nhưng phải thực hiện
việc quản lý từng loại rừng theo đúng quy chế đối với loại rừng đó.
2.3.2 Quy định việc bảo vệ rừng
Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ diện tích rừng Nhà nước đã giao hoặc cho thuê
theo quy định của Điều 37 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và được tổ chức bảo vệ rừng
như sau:
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tự tổ chức bảo vệ rừng do
mình quản lý;
- Chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn có thể có các hình thức tổ chức bảo vệ rừng
thích hợp;
- Chủ rừng là tổ chức có thể tổ chức lực lượng chuyên trách trực tiếp bảo vệ
rừng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho lực lượng bảo vệ rừng trong phạm vi, quyền
hạn của chủ rừng theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có rừng) tổ chức lực lượng xung kích quần chúng
của địa phương để bảo vệ rừng, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ

rừng theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.
Trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
- Các hoạt động làm thay đổi cảnh quan của khu rừng, ngoại trừ các công trình
phục vụ cho du lịch, cho nghiên cứu khoa học phải theo quy hoạch khu rừng được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
6
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của các loài động, thực
vật hoang dã hoặc loài bảo tồn.
- Thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật đưa từ nơi khác mà trước đây các
loài này không có trong khu rừng đặc dụng. Trong trường hợp đặc biệt phải được Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc báo cáo Thủ tướng
Chính phủ quyết định.
- Khai thác tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, đốt lửa trong rừng và
ven rừng.
- Chăn thả gia súc, gia cầm.
Trong phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên,
nghiêm cấm các hoạt động qui định tại khoản 1 điều này.

Bảo vệ động vật rừng trong khu rừng đặc dụng:
- Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ; việc
săn, bắn, bẫy bắt động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.
- Bảo vệ môi trường sống và nguồn thức ăn của động vật rừng, trường hợp cần
thiết có thể tạo thêm nguồn thức ăn, nước uống cho chúng.
- Việc thả động vật rừng vào khu rừng đặc dụng thực hiện theo quy định như sau:
Chỉ được thả những loài cần thiết bổ sung cho nhu cầu bảo tồn; động vật được thả vào
rừng phải là loài động vật bản địa khoẻ mạnh, không có bệnh tật; số lượng động vật
của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và
đảm bảo cân bằng sinh thái của khu rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thả động vật hoang dã
vào rừng.
- Đối với rừng đặc dụng ở vùng đất ngập nước hoặc có hợp phần đất ngập nước,
Ban quản lý khu rừng đặc dụng phải thiết lập quy chế quản lý, theo dõi chế độ ngập
nước cho phù hợp với đặc điểm sinh thái của tài nguyên động thực vật, có phương án
phòng cháy, chữa cháy riêng cho rừng tràm, trên đất ngập nước phèn và đất than bùn,
có dự án đầu tư quản lý các thực vật ngoại lai gây hại, xâm nhập vào rừng đặc dụng
bằng lan truyền theo nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Thuỷ sản hướng dẫn
việc quản lý tài nguyên thuỷ sản trong rừng đặc dụng.
Tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng.
-

Chủ rừng được tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng như sau:
7

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823



Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; lực lượng chuyên
trách bảo vệ rừng được bố trí bình quân 500 ha/người;
+ Ban quản lý được sử dụng quỹ lương của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
hoặc tiền công bảo vệ rừng mà Nhà nước quy định trong các dự án được duyệt để
khoán việc bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ở địa
phương;
+ Thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng;
+ Chủ rừng quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ cho các lực lượng bảo vệ
rừng nêu trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.
- Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có lực lượng Kiểm lâm bảo vệ rừng
được quy định như sau:
+ Vườn quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên; khu bảo tồn thiên nhiên có
diện tích từ 15.000 ha trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lực lượng Kiểm lâm bảo vệ
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc Bộ quản lý.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lực lượng Kiểm lâm bảo vệ vườn quốc gia
và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc tỉnh quản lý.
2.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ RỪNG
2.4.1 Trên thế giới
Rừng che phủ 1/3 diện tích lục địa, thực hiện nhiều chức năng, cung cấp các
dịch vụ thiết yếu và duy trì sự sống trên hành tinh. Hiện nay, sinh kế của 1,6 tỷ người
trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống
biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những lợi ích vô giá mà rừng
mang lại, con người vẫn đang tàn phá các khu rừng. Vì vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài

nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất
cả các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở nhận định này hội nghị Lâm nghiệp thế giới
lần thứ X tại Paris tháng 9/1991 đã vạch ra một chiến lược toàn cầu về bảo vệ rừng.
Năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO) đề ra những tiêu
chí cho quản lý bền vững rừng nhiệt đới. Những năm sau đó vấn đề quản lý rừng bền
vững được quan tâm và thảo luận ở nhiều diễn đàn trên khắp thế giới, dẫn đến việc
thành lập một loạt các tổ chức quốc tế và quốc gia khuyến khích quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng như Hội đồng tiêu chuẩn Canada (CSA, 1993, quốc gia), Hội
đồng quản trị rừng (FSC, 1994, quốc tế), Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI, 1994,
Bắc Mỹ), Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI, 1998, quốc gia), Hội đồng chứng chỉ
gỗ Malaysia (MTCC, 1998, quốc gia), Chứng chỉ rừng Chi lê (CertforChile 1999, quốc
8
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

gia), và Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC, 1999, Châu Âu).
Chỉ tính từ 1994 đến 2005 trên thế giới đã có trên 300 triệu ha rừng được các quy trình
cấp chứng chỉ..
Năm 2006, CIFOR hợp tác với Sáng kiến “Quyền và Tài nguyên” phát động dự
án “Cải thiện Công bằng và Sinh kế trong Lâm nghiệp Cộng đồng” một dự án nghiên
cứu có quy mô toàn cầu được thực hiện tại hơn 30 địa điểm ở 11 quốc gia. Dự án này
nhằm mục đích nhận biết nguồn gốc, bản chất và những tác động ban đầu của cuộc
“cải cách lâm nghiệp” mới này.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng các khung phân tích và khái
niệm thông thường để định hướng cho việc thu thập và phân tích số liệu, đồng thời sử
dụng nhiều loại phương pháp cụ thể ở những cấp độ lồng ghép khác nhau. Dự án này
nhằm mục đích nghiên cứu những cải cách về quyền tư hữu rừng và những nổ lực
mang tính xúc tác của các cộng đồng cũng như những người ủng hộ để đẩy mạnh
quyền kiểm soát của địa phương và quản lý rừng bền vững. Vì thế, việc lựa chọn các
quốc gia và các địa điểm triển khai không chỉ dựa vào tiêu chí phục vụ cho các yêu cầu
nghiên cứu, mà còn dựa trên tầm quan trọng tiềm tàng của chúng đối với các mục tiêu
của chính sách và hành động. Các hoạt động nghiên cứu ở cấp quốc gia và địa phương
trong đề tài này được thực hiện bởi các tổ chức đối tác rất giàu kinh nghiệm ở các
quốc gia và tiểu vùng được chọn (Anne M. Larson et al., 2012).
Học hỏi về quản trị rừng (FGLG) là một Dự án Quốc tế do Uỷ ban Châu Âu
(EU) và Bộ Ngoại giao Hà Lan tài trợ. Dự án thực hiện trên 10 quốc gia (7 quốc gia ở
châu Phi và 3 quốc gia ở châu Á, bao gồm Việt Nam) và được Viện Quốc tế về Môi
trường và Phát triển (IIED) ở Luân Đôn điều phối. Trung tâm vì Con người và Rừng
vùng Châu Á và Thái Bình Dương (RECOFTC) chịu trách nhiệm điều phối cho các
nước trong khu vực Châu Á.
2.4.2 Tại Việt Nam
Năm 1992, Chính phủ cho ra đời một chính sách khá nổi tiếng về xây dựng
rừng (bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống, rừng môi trường), trong đó
tập trung khoảng 90% cho rừng phòng hộ đầu nguồn, đó là Quyết định số 327/CT
ngày 15/9/1992 (sau đây gọi tắt là chương trình 327). Đây là chương trình lớn, triển
khai trên phạm vi rộng, thu hút nhiều lực lượng quần chúng tham gia và lần đầu tiên
Nhà nước lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế cơ sở tham gia trồng và bảo vệ rừng. Tiếp
theo Quyết định 327/CT là Quyết định số 556/TTg ngày 12/9/1998 của Thủ tướng
Chính phủ nhằm khẳng định lại và làm rõ thêm mục tiêu, biện pháp thực hiện Quyết
định 327/CT.

9
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc

MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cũng qua chính sách tái tạo lại rừng (trồng mới và tái sinh) và bảo vệ rừng
phòng hộ đầu nguồn, Chính phủ đã áp dụng hình thức lâm nghiệp xã hội thay cho hình
thức lâm nghiệp thuần túy Nhà nước đã tồn tại suốt từ năm 1954 - 1990.
Dự án Chương trình thí điểm Lâm nghiệp cộng đồng do Quỹ Uỷ thác cho
ngành lâm nghiệp (TFF) tài trợ với tổng kinh phí 1.463.000 Euro. Dự án bắt đầu từ
tháng 9/2006 và kéo dài đến hết tháng 6/2009. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn (NN & PTNT) giao Dự án cho Cục Lâm nghiệp chủ trì cùng với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai và Đắc Nông tổ chức thực hiện.
Dự án học hỏi về quản trị rừng (FGLG) Việt Nam là chia sẻ kinh nghiệm và
học hỏi về giảm nghèo thông qua lâm nghiệp cộng đồng. FGLG Việt Nam được thực
hiện trong 30 tháng, từ tháng 9/2006 đến tháng 3/2009, được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (9/2006 - 8/2007): Mục tiêu chính của giai đoạn này là xác định rõ
những vấn đề về quản lý rừng cộng đồng và mối quan hệ của công tác quản lý rừng
cộng đồng với việc giảm nghèo ở các tỉnh lựa chọn. Kết quả đầu ra của giai đoạn này
được sử dụng làm định hướng cho giai đoạn sau.
- Giai đoạn 2 (9/2007 – 8/2008): Trọng tâm của giai đoạn này là tăng cường trao
đổi kiến thức trong cộng đồng địa phương (thông qua các cuộc họp trao đổi kinh
nghiệm và các các khóa thăm quan học tập) và tăng cường việc chia sẻ lợi ích từ rừng
cho các hộ nghèo. FGLG Việt Nam tổ chức các cuộc tham quan khảo sát trong và
ngoài các tỉnh thực hiện dự án.

- Giai đoạn 3 (9/2008 – 1/2009): Giai đoạn cuối này sẽ tập trung vào việc tài liệu
hóa các bài học thu được, soạn thảo khuyến nghị để hoàn thiện các hướng dẫn thự thi
LNCĐ và thảo luận với khuyến nghị này với các nhà hoạch định chính sách chủ chốt,
phổ biến các kết quả dự án cho các bên liên quan.
2.4.3 Tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre
Vào năm 1976 tỉnh Bến Tre thành lập Lâm trường Thạnh Phú với nhiệm vụ là
trồng phục hồi lại hệ thống rừng ngập mặn để phòng hộ ven biển đã bị tàn phá trong
chiến tranh.
Đến tháng 11 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1026/QĐ-TTg
phê duyệt Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre với tổng diện tích 4510 ha.
Năm 2005 diện tích khu bảo tồn còn 2584 ha theo Quyết định số 57/2005/QĐTTg ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới
Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

10
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
-


Thời gian thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014

-

Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre.

Hình 3.1 Bản đồ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú
(Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre, 2013)

-

Phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc giáp cửa sông Hàm Luông;
+ Phía Đông giáp biển Đông;
+ Phía Tây giáp là đường ranh giới các tiểu khu 12, 13, 14, 15, 16, 18 và 19;
+ Phía Nam giáp cửa sông Cổ Chiên.
11

SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

Phương tiện nghiên cứu bao gồm: xe máy (đi lại), máy ảnh (chụp hiện trạng
khu vực), máy tính, văn phòng phẩm…
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Tiến trình nghiên cứu
Xác định vấn đề
nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

+ Chọn địa điểm nghiên cứu
Lược khảo tài liệu

+ Nội dung nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu

Viết đề cương

Thu thập thông tin,
số liệu

Xử lý số liệu

+ Thu thập tài liệu có liên
quan đến đề tài: địa điểm,
thực trạng, nguyên nhân,
chính sách….
+ Phỏng vấn cán bộ địa
phương và nông hộ về phương
thức, thực trạng quản lý tài
nguyên rừng.


+ Thống kê, tính toán số liệu
bằng phần mềm MS Excel.
+ Dùng phần mềm MS Word
để soạn thảo văn bản.

Viết báo cáo

Hình 3.2 Tiến trình thực hiện nghiên cứu

12
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp lược khảo tài liệu: Lược khảo tài liệu từ các bài báo trong và
ngoài nước, các dự án đầu tư và phát triển có liên quan đến nội dung nghiên cứu và
vùng nghiên cứu;
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đến trực tiếp Ban quản lý rừng phòng
hộ và đặc dụng Thạnh Phú cùng các phân khu chức năng để xin các bản đồ quy hoạch
khu bảo tồn, danh sách các hộ dân nhận khoán rừng, số liệu về các mốc phát triển quan
trọng và các phương thức quản lý tài nguyên rừng đã và đang áp dụng tại Khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Thạnh Phú;

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các cán
bộ quản lý cùng các hộ dân để tìm hiểu nguyên nhân, hiệu quả của sự thay đổi các
phương thức quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thạnh
Phú đối với phát triển rừng và sinh kế người dân.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu thu thập được từ các phương pháp
trên và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

13
SVTH: Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TRONG PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ RỪNG
QUA CÁC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013
Thông qua các chương trình dự án đầu tư bảo vệ và phát triển Khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nhận thấy được một số thay đổi trong
quy hoạch và cách tổ chức phân chia rừng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển Khu
bảo tồn trong suốt thời gian qua.
4.1.1 Cách tổ chức phân chia rừng tại đơn vị giai đoạn 1998 – 2004
 Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt: Có tổng diện tích tự nhiên là 1788 ha. Gồm các
tiểu khu 19a và 19b, đây là khu trảng lầy và các vùng phụ cận. Đất có rừng là 936,7 ha

(52%), bãi lầy chưa có rừng là 768 ha (43%), giồng cát chưa có rừng là 31,5 ha.
Biện pháp quản lý:
+ Nghiêm cấm các hoạt động làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên như: chặt phá
cây rừng, săn bắt động vật hoang dại;
+ Nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu và ô nhiễm môi trường như:
đào kênh, đắp đập, xây dựng các công trình công nghiệp, nuôi trồng những loài động
vật và thực vật có xuất xứ lạ;
+ Không được định cư trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;
+ Thiết lập hệ thống cọc mốc ranh giới của phân khu, xây dựng hệ thống bảng
nội quy để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về các nôi quy và các quy chế quản lý;
+ Lập văn phòng tiểu khu và các chốt canh gác; lập tháp quan sát phục vụ cho
tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học;
+ Tăng cường quản lý các di tích lịch sử để hạn chế những ảnh hưởng xấu các
di tích lịch sử này. Đồng thời đề nghị Bảo tàng tỉnh Bến Tre sớm lập dự án khôi phục
và bảo vệ các di tích lịch sử;
+ Tiến hành các nghiên cứu về đa dạng sinh học và giám sát các tác động môi
trường;
+ Tài nguyên rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt do Ban quản lý Khu bảo
tồn trực tiếp quản lý. Trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được phép thu hoạch tài
nguyên thủy sản dưới các kênh rạch và dòng chảy tự nhiên theo hướng sử dụng bền
vững nhưng không làm thiệt hại các quá trình diễn thế tự nhiên của rừng
Phân khu phòng hộ xung yếu ven biển và cửa sông: Là đai rừng phòng hộ ven
biển Đông và các cửa sông (Hàm Luông và Cổ Chiên) có diện tích 949 ha, trong đó


14
SVTH Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823



Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

đất có rừng là 530,9 ha (chiếm 56,5%). Đất nông nghiệp là 126,5 ha, giồng cát cần
trồng lại rừng là 31,9 ha, bãi triều ngập là 259,7 ha.
Biện pháp quản lý:
+ Thiết lập hệ thống cọc mốc và các bảng hiệu trên thực địa;
+ Lập quy chế quản lý bảo vệ rừng;
+ Nghiêm cấm các hoạt động chặt phá rừng;
+ Trồng rừng kết hợp với các biện pháp phòng chống xói lở;
+ Bảo vệ nghiêm ngặt các di tích lịch sử;
+ Không được định cư trong vòng phòng hộ xung yếu;
+ Ở những vùng bờ biển bồi thì thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh tự
nhiên kết hợp với các biện pháp tỉa thưa hợp lý để tận thu các sản phẩm củi và gỗ nhỏ
phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương.
 Phân khu nghiên cứu thực nghiệm: Sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập
mặn phía trong đai rừng phòng hộ xung yếu thuộc các tiểu khu 14, 15,16,17 và 18,
tổng diện tích của phân khu là 1773 ha. Đất có rừng là 1342,8 ha chiếm (76%), đất
nông nghiệp và các loại đất khác là 430,2 ha (24%).
Biện pháp quản lý:
+ Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật điều chế rừng để cải tiến và nâng
cao tính bền vững của các hệ sinh thái Rừng – Thủy sản;
+ Thông qua các hoạt động điều chế rừng để thu hoạch lâm sản nhằm sử dụng
bền vững tài nguyên rừng;
+ Nghiên cứu chế độ thủy văn, chất lượng nước, giống cây lâm nghiệp và giống
thủy sản;
+ Quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ cho các hoạt động canh tác rừng và thủy

sản trong khu vực;
+ Áp dụng các biện pháp quản lý điều tiết nước, điều tiết mật độ của cây rừng
đáp ứng nhu cầu sử dụng bền vững vác hệ canh tác Rừng – Thủy sản;
+ Nghiên cứu cải tiến hệ thống canh tác nông nghiệp trên đất cát giồng;
+ Thiết lập các cọc mốc, bảng cấm, chòi canh gác cho các tiểu khu rừng;
+ Tài nguyên rừng trong Phân khu nghiên cứu thực nghiệm do Ban Quản lý
Khu bảo tồn quản lý nhưng sẽ áp dụng các chính sách giao đất khoán rừng cho nhân
dân và các cán bộ nhân viên của Ban quản lý. Người dân sống trong khu vực này sẽ
15
SVTH Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tham gia vào các hoạt động nghiên cứu thực nghiệm quản lý bền vững tài nguyên rừng
thông qua các hợp đồng ;
+ Đối với những hộ dân hiện đang cư trú hợp pháp trong Phân khu nghiên cứu
thực nghiệm (đó là những hộ có hộ khẩu thường trú và sinh sống lâu đời ở đây) thì
được quyền cấp đất thổ cư để sinh sống ổn định. Diện tích đất thổ cư cấp cho mỗi hộ
tối đa là 500 mét vuông. Thủ tục cấp đất thổ cư được áp dụng theo Luật Đất đai hiện
hành, theo quy chế quản lý rừng đặc dụng và nghị định 02/CP của Chính phủ.
4.1.2 Cách tổ chức phân chia rừng tại đơn vị giai đoạn 2005 – 2013


Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Gồm các khoảnh 1b, 2b, 5, 6, 8b của tiểu khu 19.

Tổng diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 668 ha, gồm 320,7 ha đất có rừng và
347,3 ha đất không có rừng.
Biện pháp quản lý:
- Vận dụng theo mục 2 và mục 4b, điều 13 Quy chế Quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành kèm theo Quyết định số
08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các biện pháp quản lý trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được xác định như
sau:
+ Bảo vệ rừng hiện có và thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh rừng trên bãi
bồi. Trồng rừng trên các bãi cát mới bồi và những vùng tái định cư;
+ Tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ tài nguyên sinh vật, môi trường
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên;
+ Nghiêm cấm chặt phá cây rừng, săn bắt động vật hoang dã dưới bất kỳ hình
thức nào;
+ Nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu và ô nhiễm môi trường như:
đào kênh ,đắp đập, xây dựng các công trình công nghiệp, nuôi trồng những loài động
thực vật có xuất xứ xa lạ;
+ Nghiêm cấm chuyển đổi đất đai trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt vào việc
nuôi trồng thủy sản, làm nông nghiệp hoặc các mục tiêu khác;
+ Nghiêm cấm định cư hoặc thực hiện các hoạt động khác làm thay đổi cảnh
quan thiên nhiên, chế độ thủy văn và môi trường sinh thái. Nghiêm cấm lấn chiếm đất
đai kể cả vùng mới bồi ở ven biển cửa sông;
+ Thiết lập hệ thống cọc mốc ranh giới của phân khu, xây dựng hệ thống bảng
nội qui để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về các nội qui và các qui chế quản lý.
Lập văn phòng tiểu khu và các chốt canh gác; lập tháp quan sát phục vụ cho tham quan
du lịch và quản lý bảo vệ rừng;
16
SVTH Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823



Luận Văn Tốt Ngiệp

Ngành QLMT & TNTN

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Đo đạt xác định ranh giới các lô rừng, đóng cọc mốc và lập hồ sơ quản lý
rừng. Đặc biệt là ranh giới Vùng đệm với Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, giữa đất nông
nghiệp, thủy sản với đất lâm nghiệp;
+ Kiểm kê rà soát lại các hộ dân đang sinh sống ở trong khu vực, đối với các hộ
dân mới lấn chiếm vào Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt từ năm 1999 đến nay (sau khi có
Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ) thì tổ
chức tái định cư ra ngoài phân khu phòng hộ xung yếu và trồng lại rừng. Theo điều tra
hiện có 21 hộ dân xâm lấn bất hợp pháp vào Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần di dời,
cần xây dựng dự án tái định cư 21 hộ dân này ra ngoài vùng đệm (khu vực C2);
+ Tăng cường quản lý các di tích lịch sử để hạn chế những ảnh hưởng xấu các
di tích lịch sử;
+ Tiến hành các nghiên cứu về đa dạng sinh học và giám sát các tác động môi
trường;
+ Đất trong Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt do Ban quản lý khu bảo tồn trực tiếp
quản lý và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng rừng mà không giao
khoán cho các hộ dân.


Phân khu phục hồi sinh thái: Được chia làm 2 tiểu phân khu:

- Tiểu phân khu phục hồi sinh thái I: Gồm khoảnh 1 (tiểu khu 12), khoảnh 1 (tiểu
khu 13); khoảnh 3a (tiểu khu 14), khoảnh 2b (tiểu khu 15); khoảnh 2a, 3a, 4a (thuộc
tiểu khu 16); khoảnh 2a (tiểu khu 18), khoảnh 8a (tiểu khu 19). Tổng diện tích phân

khu Phục hồi Sinh thái I là 527 ha, gồm 306,2 ha đất có rừng và 220,8 ha đất không có
rừng.
Biện pháp quản lý:
+ Nghiêm cấm các hoạt động chặt phá rừng. Nghiêm cấm săn bắt động vật
hoang dã và các hoạt động làm đảo lộn cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái
tự nhiên của khu rừng;
+ Lập quy chế quản lý bảo vệ rừng và nghiêm cấm định cư bất hợp pháp trong
khu rừng;
+ Thiết lập hệ thống cọc mốc và các bảng hiệu trên thực địa để phân rõ ranh
giới đất đai trên thực địa và trên bản đồ;
+ Trồng rừng kết hợp với các biện pháp chống xói lở;
+ Thiết lập đai rừng chắn cát di động ở ven biển với các loài cây thích hợp (như
Phi lao) để hạn chế tác hại của sóng và gió biển;
+ Bảo vệ nghiêm ngặt các di tích lịch sử;
17
SVTH Võ Thị Kim Ngọc
MSSV: 3113823


×