Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

PHẠM THỊ HỒNG HẢI

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐẤT TRŨNG
TẠI HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH VĂN ĐÃN

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng năm 2014

TÁC GIẢ

PHẠM THỊ HỒNG HẢI

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lòng giúp
đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập
tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Đinh
Văn Đãn, giảng viên Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, chính quyền địa
phương và các hộ nông dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả

PHẠM THỊ HỒNG HẢI

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng


vi

Danh mục biểu đồ

viii

Danh mục sơ đồ

ix

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu:

3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu

4

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐẤT TRŨNG5
2.1

Cơ sở lý luận

5

2.1.1

Một số khái niệm

5

2.1.2

Ý nghĩa nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông
nghiệp trên vùng đất trũng

2.1.3

11

Nội dung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông
nghiệp trên đất trũng

12

2.1.4

Đặc điểm hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng 14


2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sản xuất trên đất trũng 15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


2.2

Cơ sở thực tiễn

19

2.2.1

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hiệu quả kinh tế mô
hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng

19

2.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về hiệu quả mô hình sản xuất
2.3

trên đất trũng

22


Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

29

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

31

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên

31

3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

36

3.2

Phương pháp nghiên cứu


40

3.2.1

Phương pháp tiếp cận

40

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu

40

3.2.3

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

44

3.2.4

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

45

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

49


Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất
trũng của huyện Nho Quan

49

4.1.1

Tình hình chung về sản xuất trên đất trũng của huyện Nho Quan

49

4.1.2

Hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan theo
quy mô sản xuất

4.1.3

So sánh hiệu quả của các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho
Quan

4.1.4

84

So sánh hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan
phân theo quy mô diện tích

4.2


56

89

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng ở
huyện Nho Quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

93
Page iv


4.2.1

Đối tượng sản xuất

93

4.2.2

Chất lượng giống

94

4.2.3

Phương thức sản xuất


96

4.2.4

Cơ sở hạ tầng

96

4.2.5

Trình độ của người lao động

98

4.2.6

Khả năng tiếp cận công tác khuyến nông

101

4.2.7

Vốn

103

4.3

Giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng
huyện Nho Quan


104

4.3.1. Giải pháp lựa chọn đối tượng và phương thức sản xuất cho hiệu quả
kinh tế cao

104

4.3.2. Giải pháp về giống

104

4.3.3

Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng

104

4.3.4

Giải pháp nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật sản xuất và tổ chức
quản lý sản xuất của người sản xuất

105

4.3.5

Giải pháp về vốn

106


4.3.6

Giải pháp về thị trường

107

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

110

5.1

Kết luận

110

5.2

Kiến nghị

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

113

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v



DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình dân số lao động huyện Nho Quan

37

3.2

Phân loại quy mô sản xuất các mô hình điều tra

41

3.3

Số lượng mẫu điều tra khảo sát

43

4.1

Diện tích các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan


50

4.2

Số hộ tham gia các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan50

4.3

Phân bố diện tích các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan 52

4.4

Số hộ tham gia các mô hình sản xuất trên đất trũng

53

4.5

Tình hình vay vốn cho sản xuất của các hộ

53

4.6

Chi phí cá giống cho 1ha nuôi thả

57

4.7


Chi phí bằng tiền cho mô hình chuyên cá (tính cho 1 ha canh tác trong
1 năm)

58

4.8

Kết quả sản xuất của mô hình chuyên cá (tính cho 1ha)

59

4.9

Hiệu quả sản xuất mô hình chuyên cá (tính bình quân 1 ha trong 1 năm) 61

4.10

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình chuyên cá theo quy mô (tính bình
quân 1ha)

62

4.11

Chi phí các loại giống cá cho mô hình lúa – cá (tính cho 1ha)

64

4.12


Chi phí bằng tiền mô hình Lúa – cá (tính cho 1 ha)

65

4.13

Kết quả sản xuất của mô hình Lúa - cá (tính cho 1ha)

66

4.14

Hiệu quả sản xuất của mô hình Lúa – Cá (tính bình quân 1 ha)

69

4.15

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình Lúa - Cá theo quy mô (tính bình
quân 1 ha)

70

4.16

Chi phí các loại cá giống cho mô hình lúa -cá -vịt (tính cho 1ha)

73


4.17

Tổng hợp chi phí mô hình Lúa – Cá – Vịt

75

4.18

Kết quả sản xuất của mô hình sản xuất Lúa - Cá - Vịt (tính cho 1 ha)

77

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


4.19

Hiệu quả sản xuất mô hình Lúa - cá - vịt (bình quân 1 ha/năm)

78

4.20

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình Lúa - Cá – Vit theo quy mô

79

4.21


Chi phí bằng tiền cho sản xuất 2 vụ lúa (tính trên 1ha)

80

4.22

Doanh thu của sản xuất 2 vụ lúa(tính cho 1ha)

81

4.23

Hiệu quả của sản xuất 2 vụ lúa

82

4.24

So sánh hiệu quả kinh tế mô hình 2 Lúa theo quy mô

83

4.25

So sánh hiệu quả các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện Nho Quan 87

4.26

So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình có quy mô nhỏ


89

4.27

So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình có quy mô vừa

91

4.28

So sánh hiệu quả kinh tế các mô hình có quy mô lớn

92

4.29

Ảnh hưởng của chất lượng giống đến hiệu quả các mô hình

95

4.30

Ảnh hưởng của điều kiện sản xuất đến hiệu quả các mô hình

97

4.31

Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến chi phí và thu nhập của các

mô hình

4.32

100

Ảnh hưởng của tập huấn đến chi phí và thu nhập của các mô hình 102

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Tỷ lệ diện tích các loại mô hình sản xuất của 3 xã nghiên cứu

4.2

So sánh thu nhập hỗn hợp của các mô hình sản xuất trên đất trũng
huyện Nho Quan

4.3


86

So sánh giá trị gia tăng của các mô hình sản xuất trên đất trũng huyện
Nho Quan

4.4

51

87

So sánh hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình sản xuất trên đất trũng
huyện Nho Quan

88

4.5

So sánh hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình

88

4.6

Trình độ học vấn của chủ hộ tham gia các mô hình

99

4.7


Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của chủ hộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

101

Page viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Kênh tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng của các hộ trong xã

54

4.2

Mô hình lúa – cá

63

4.3


Mô hình lúa – cá – vịt

72

4.4

Hiệu quả sử dụng chi phí của các mô hình theo quy mô nhỏ

90

4.5

Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình theo quy mô nhỏ

90

4.6

Hiệu quả sử dụng chi phí của các mô hình theo quy mô vừa

91

4.7

Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình theo quy mô vừa

92

4.8


Hiệu quả sử dụng chi phí của các mô hình theo quy mô lớn

93

4.9

Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình theo quy mô lớn

93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống của nước ta từ ngàn đời
nay và là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng. Trong quá
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Nhà nước đã xác định vai trò, tầm quan
trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt
Nam hiện nay trong điều kiện dân số đông, hơn 90 triệu người các ngành
công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, ngoài các vai trò chung, nông nghiệp
còn góp phần giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội, tạo nền tảng để từng
bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều
thành tựu, tỷ trọng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp tăng trưởng cao, một
số sản phẩm đã đứng đầu trong cung ứng cho thị trường thế giới. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sản xuất

chưa cao.
Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu của đề án khẳng định, phát triển nông
nghiệp bền vững là hướng tới thực hiện phúc lợi xã hội cho nông dân và
người tiêu dùng. Theo đó, chú trọng tìm giải pháp tăng thu nhập cho người
sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nhóm người nghèo và cận nghèo ở nông
thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi về điều kiện đất đai,
sinh thái… Quá trình tái cơ cấu được thực hiện theo hướng chuyển mạnh từ
phát triển theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao
chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" sẽ góp phần thực
hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013 - 2020 của cả nước
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, chương trình hành động của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, tỉnh Ninh Bình đang xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2014-2015 dựa trên
cơ sở các lợi thế của địa phương, nhằm xây dựng ngành nông nghiệp toàn
diện phát triển bền vững hướng tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả, có năng lực
cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từng bước nâng cao đời sống của
người nông dân, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế
của tỉnh năm 2014-2015. Một trong những chương trình cụ thể đang được tiến

hành trên địa bàn các huyện là xây dựng đề án chuyển đổi mô hình trong sản
xuất, trong đó chú trọng đặc biệt đến những vùng đất trũng.
Huyện Nho Quan nằm ở phía Tây bắc tỉnh Ninh Bình, nằm trong khu
vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa
hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng núi cao và vùng bán
sơn địa, đồng thời cũng là vùng đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông
Hoàng Long. Chính vì vậy, Nho Quan là một huyện có diện tích ruộng trũng
lớn nhất tỉnh Ninh Bình. Nhiều vùng trong huyện chỉ sản xuất lúa chỉ được 2
vụ lúa, năng suất lại bấp bênh. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có một số mô
hình chuyển đổi sản xuất trên đất ruộng trũng và đã đạt được một số thành tựu
tuy nhiên diện tích còn nhỏ lẻ, hiệu quả thấp và chưa có một nghiên cứu chính
thức nào đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trên đất trũng của huyện
Nho Quan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


Vấn đề đặt ra ở đây là việc chuyển đổi từ sản xuất 2 vụ lúa sang các mô
hình khác có hiệu quả hay không? Mô hình nào mang lại hiệu quả nhất?
Những câu hỏi trên cần được nghiên cứu để có những kết luận đúng đắn giúp
người sản xuất lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện của mình, giúp
các cấp lãnh đạo địa phương có cơ sở chỉ đạo phát triển các mô hình sản xuất
nông nghiệp trên đất trũng là vấn đề hết sức cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả
kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông nghiệp
trên đất trũng huyện Nho Quan trong những năm qua. Đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng của
huyện Nho Quan thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng;
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp
trên đất trũng ở huyện Nho Quan;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất
nông nghiệp trên đất trũng của huyện;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình
sản xuất nông nghiệp trên đất trũng của huyện Nho Quan đến năm 2020
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến mô hình sản
xuất nông nghiệp trên đất trũng của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- Hộ nông dân sản xuất trên đất trũng tại các xã của huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình là đối tượng khảo sát của đề tài
- Các chính sách liên quan đến mô hình sản xuất trên đất trũng
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến
hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng
- Về không gian: huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

- Về thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài về thực trạng phát
triển mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng qua các năm 2011-2013, kết
quả sản xuất của các hộ năm 2013. Từ đó đưa ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng của huyện
Nho Quan đến năm 2020.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay, đang có các mô hình sản xuất nông nghiệp nào trên đất
trũng ở huyện Nho Quan, hiệu quả kinh tế như thế nào?
- Sản xuất nông nghiệp trên đất trũng ở huyện Nho Quan ở tỉnh Ninh
Bình thời gian qua phát triển như thế nào, có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình sản
xuất nông nghiệp trên đất trũng ở huyện Nho Quan ?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh tế các mô hình sản
xuất nông nghiệp trên đất trũng ở huyện Nho Quan trong thời gian tới?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐẤT TRŨNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một
phạm trù kinh kế, biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực kinh tế và chi phí các nguồn lực trong quá

trình sản xuất (Ngô Đình Giao,1995).
* Có ba khái niệm cơ bản về hiệu quả đó là: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân bổ và hiệu quả kinh tế (Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, 1997).
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên mỗi một
đơn vị chi phí đầu tư vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện
cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật
được áp dụng phổ biến trong kinh tế vĩ mô để xem xét tình hình sử dụng
nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thông thường được phản ánh trong quan hệ
các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản ánh trong quan hệ
các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của
sản xuất, nó chỉ ra rằng hai đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đơn vị sản phẩm hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được
thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào đầu ra, giữa các đầu vào với
nhau và giữa các sản phẩm khi nôngdân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ
thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


xuất nông nghiệp, kỹ năng người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội
khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng.
Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn
vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là
hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá tri của đầu
ra. Vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá, việc xác định hiệu quả này giống
như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, có nghĩa
là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào

sản xuất.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật
và giá trị phải tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
* Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: Các học giả kinh tế tân cổ
điển đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản kinh
doanh với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau
nhưng có thể có hiệu quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau
thì thời gian thu hồi vốn khác nhau.
Tuy nhiên, để hiểu được thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh
những sai lầm như việc đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất
giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế hoặc quan
niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp với hoạt động kinh tế
theo cơ chế thị trường. Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống
nhất với nhau. Có thể khái quát như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau về hình thức, hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối
tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là
một vế trong mối tương quan đó là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà
thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức sản xuất cũng như của
nền kinh tế quốc dân để đưa đến kết quả là khối lợng sản phẩm hàng hoá tạo ra,
giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng. Nhưng kết quả này chưa nói

nên được nó tạo nên bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Chi phí là bao nhiêu?
Như vậy, nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất của
nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan
hệ so sánh với chi phí với các nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo
ra kết quả sản xuất cao và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, chính
điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù
cụ thể. Hiệu quả kinh tế là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ, năng
lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất, của nền kinh tế quốc dân. Các
yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang
các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu
ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp trong
quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với
nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản
xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trừu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế
thể hiện trình độ sản xuất, quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố
đầu vào của tổ chức sản xuất để đạt được mục tiêu, kết quả cao nhất ở đầu ra.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù cụ thể vì hiệu quả kinh tế có thể đo lường
thông qua mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào đó để phản ánh được đầy đủ các khía
cạnh của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê kế toán để có thể
xác định hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, mỗi chỉ tiêu được phản
ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính
toán. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng

hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản
xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh
chất lượng tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt
định tính và định lượng.
Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ
kinh tế xã hội biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra người ta thu
được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Về mặt định tính, tức là mức độ hiệu quả kinh tế cao phản ánh sự nỗ
lực ở trong mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ,
năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó của việc giải quyết những
yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội.
Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có
quan hệ mật thiết với nhau.
Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động
kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trước đây, khi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp hoạt
động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn
thành các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước giao như giá trị sản lượng hàng hoá,
khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, chỉ tiêu nộp ngân sách.
Thực chất, đây chỉ là các chỉ tiêu kết quả, không thể hiện được mối
quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả hàng hóa trong giai đoạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


này mang tính bao cấp nặng nề, việc tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, kế
toán mang tính hình thức không phản ánh được trình độ sản xuất và quản lí
của các tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của nền sản xuất xã hội nói

chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý bằng chính sách vĩ mô, thông qua các công cụ là hệ thống luật pháp
hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp. Nhằm đạt được mục tiêu chung
của toàn xã hội, các tổ chức sản xuất kinh doanh là chủ thể sản xuất ra sản
phẩm hàng hoá là pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những thu được lợi nhuận tối
đa mà còn phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà
Đảng và Nhà nước quy định gắn liền lợi ích của người sản xuất, người tiêu
dùng và lợi ích xã hội.
Qua những phân tích trên trong quá trình nghiên cứu nhận thấy Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu
quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau không giống nhau. Tuỳ thuộc
vào các điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của một nước, một
vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác nhau
cho phù hợp (Mai Ngọc Cường, 1996).
2.1.1.2. Khái niệm cơ bản liên quan về mô hình và mô hình sản xuất
a) Khái niệm Mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu
thế riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một
trong các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội

dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là vật
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô
hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên
cứu. Khi mô hình hoá đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn
giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên
cứu . Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu và
còn là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau tuỳ
thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu. Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng
nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh những đặc trưng cơ bản
nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu (Dương Văn
Hiển, 2001).
b) Khái niệm mô hình sản xuất
Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất, thể hiện sự kết hợp của
các nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu
về sản phẩm và lợi ích kinh tế
2.1.1.3. Khái niệm về đất trũng và đặc điểm sản xuất nông nghiệp trên đất
trũng
Theo Vương Khả Khanh (2006), đất trũng có một số đặc điểm sau: Có
địa hình rất thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Thành phần cơ giới của
đất là thịt nặng hoặc sét, mức glây mạnh. Hàm lượng mùn, độ pH, hàm lượng
đạm, hàm lượng P2O5 trong đất thấp
* Đặc điểm sản xuất nông nghiệp trên đất trũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10



Đặc điểm cơ bản của đất trũng là chua nên không phù hợp với các loại
cây trồng như ngô, khoai…nên sử dụng một số cây ưa nước như sen, rau cần
hoặc để nuôi trồng thủy sản vì những vùng đất trũng các loại động thực vật
phát triển mạnh như các loại rong rêu, nhuyễn thể, côn trùng. (Đỗ Đoàn Hiệp,
2000).Sản xuất nông nghiệp trên đất trũng có những đặc điểm sau:
- Đối tượng sản xuất nông nghiệp trên đất trũng là cơ thể sống – cây
trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh
học nhất định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với
yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động
trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản
phẩm cuối cùng. Chính vì thế, đòi hỏi người sản xuất phải am hiểu điều kiện
tự nhiên, thời tiết khí hậu, thủy văn để ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp
- Sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế kết hợp với quá
trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ
vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao
trong nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp trên đất trũng được tiến hành trên cả đất và mặt
nước, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất và không thể thay
thế được.
- Do địa hình thấp, mùa mưa sẽ bị ngập úng ảnh hưởng đến năng suất,
sản lượng thâm chí mất trắng nên sản xuất nông nghiệp trên đất trũng mang
tính rủi ro cao
2.1.2 Ý nghĩa nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất nông
nghiệp trên vùng đất trũng
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự thoả mãn mục đích của các hoạt
động sản xuất kinh doanh trong những điều kiện nhất định của đơn vị sản xuất
nói riêng hay của nền kinh tế nói chung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 11


Bất kỳ một quốc gia nào hay một đơn vị nào khi đi vào hoạt động sản
xuất đều mong muốn với nguồn lực có hạn có thể tạo ra được lượng sản phẩm
nhiều nhất, với giá trị và chất lượng cao nhất để từ đó thu được lợi nhuận lớn
nhất. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng là cơ sở
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận từ đó làm cơ sở tích luỹ vốn
và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng, cải thiện thu nhập của người lao động.
Nâng cao hiệu quả là quá trình tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy
nhiên ở các vị trí khác nhau thì có mục đích khác nhau. Đối với người sản
xuất, tăng hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với người tiêu dùng thì tăng
hiệu quả chính là khi họ nâng cao được độ thoả dụng khi sử dụng hàng hoá.
Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế là làm cho cả xã hội có lợi, bởi lẽ lợi ích
của cả người sản xuất và người tiêu dùng đều được nâng lên.
Thực tế ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho thấy tại các vùng úng
trũng, việc sử dụng đất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế thường thấp hơn
những vùng khác. Chính vì thế việc nghiên cứu các mô hình sản xuất trên
vùng đất trũng rất có ý nghĩa to lớn
- Góp phần giảm chi phí và phát triển sản xuất cho ổn định và phát triển
sản xuất, tận dụng tối đa diện tích hiện có, làm tăng giá trị cho tài nguyên đất,
góp phần phát triển cân đối bền vững và ổn định trong sản xuất ở nông thôn
vùng đất trũng
- Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất trũng thông qua chuyển đổi
phương thức sản xuất phù hợp
- Hiệu quả xã hội: tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho nông
dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Hiệu quả môi trường: giảm ô nhiễm môi trường.
2.1.3 Nội dung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất
nông nghiệp trên đất trũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


Nội dung nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất trên
đất trũng gồm:
2.1.3.1 Đánh giá việc quy hoạch và xây dựng mô hình sản xuất
Quy hoạch là một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
kinh tế. Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều
kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Các mô hình chỉ thực sự hiệu quả khi
nó nằm trong quy hoạch. Mức độ ổn định của quy hoạch sẽ tác động đến mức độ
ổn định của các mô hình sản xuất và mức độ đầu tư của các chủ mô hình.
Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất
đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện
hành về điều kiện sản xuất và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu
quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
2.1.3.2 Đánh giá các mô hình sản xuất
Việc đánh giá các mô hình là việc làm hết sức cần thiết. Việc đánh giá
các mô hình cần được đánh giá một cách có hệ thống và trên tất cả các mặt
như đánh giá cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong mô hình, đánh giá chi phí, kết
quả, hiệu quả, điều kiện phát triển mô hình…
Trên cơ sở đánh giá các mô hình từ đó đưa ra các khuyến cáo, định
hướng phát triển các mô hình phù hợp với xu hướng phát triển, phù hợp với
điều kiện sản xuất của người dân và điều kiện của vùng.
2.1.3.3 Phân tích việc đầu tư và sử dụng vốn và lao động
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình cần được xem xét
đánh giá hiệu quả về đầu tư vốn cho mô hình, phân tích đầu tư và sử dụng
vốn, xem xét việc đầu tư và sử dụng lao động trong các mô hình và đánh giá
kết quả và hiệu quả sản xuất của mô hình. Các mô hình chỉ thực sự mang lại

hiệu quả kinh tế khi đạt được hiệu quả về sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng
lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13


2.1.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất
Từ việc đánh giá việc quy hoạch, xây dựng mô hình và đánh giá các mô
hình cần phải chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các mô hình từ
đó đưa ra các biện pháp nhằm thức đẩy các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến
việc nâng cao hiệu quả kinh tế và kìm hãm các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực
đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế các mô hình. Các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả các mô hình cần được xem xét ở tất cả các khâu từ việc lựa chọn và
sử dụng đầu vào, tiến hành sản xuất và bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
2.1.3.5 Các giải pháp tổ chức quản lý, chính sách
Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông,
liên kết, thị trường … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương
đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói
chung, trong đó có hiệu quả kinh tế của mô hình. Việc ban hành chủ trương,
chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy
sản xuất của các hộ. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho
người sản xuất yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh
ngày càng cao và ổn định.
2.1.4 Đặc điểm hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng
- Đối tượng sản xuất trong các mô hình là trồng trọt, chăn nuôi, thủy
sản có quy luật sinh trưởng và phát triển nhất định, chịu sự tác động của nhiều
yếu tố như điều kiện thời tiết, dịch bệnh ...
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng
phụ thuộc vào thời tiết: do địa hình thấp, dễ ngập úng vào mùa mưa hoặc khi

có lũ nên hiệu quả sản xuất của các mô hình bị ảnh hưởng, thậm chí mất
trắng.
- Hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông nghiệp trên đất trũng
khác nhau ở mỗi phương thức khác nhau: Do điều kiện tự nhiên, địa hình ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14


những nơi khác nhau, điều kiện áp dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
sản xuất và dịch vụ như giống, chất lượng giống khác nhau....dẫn đến cùng
1 mô hình nhưng hiệu quả khác nhau.
- Đầu tư trong các mô hình khác nhau thì hiệu quả kinh tế đạt được
cũng khác nhau. Đối tượng của các mô hình là cây trông, vật nuôi có chu kỳ
sinh trưởng và phát triển nhất định do đó nếu đầu tư đúng lúc, đầu tư kịp thời
và mức đầu tư phù hợp sẽ mang lại kết quả và hiệu quả cao. Ngược lại đầu tư
không kịp thời, không đúng mức có thể vẫn đạt được hiệu quả tuy nhiên hiệu
quả không tương xứng với mức đầu tư.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình sản xuất trên đất trũng
2.1.5.1 Đối tượng sản xuất
Đối tượng sản xuất nông nghiệp là động, thực vật, Các biện pháp kỹ
thuật sản xuất của con người chỉ khi nào phù hợp với quy luật sinh trưởng,
phát triển và sinh sản của động thực vật mới có thể thu được hiệu quả cao. Vì
vậy, việc lựa chọn đối tượng để sản xuất phù hợp với môi trường và điều kiện
kinh tế kỹ thuật của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của
mô hình sản xuất. Các đối tượng sản xuất cho năng suất cao sẽ cho sản lượng
lớn, đối tượng sản xuất có giá trị kinh tế cao sẽ có giá bán cao, ngoài đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng nội địa còn có thể xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.1.5.2 Chất lượng giống
Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng phát triển

của cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào rất lớn vào trình độ, kỹ thuật của người
sản xuất và chất lượng giống. Giống đưa vào sản xuất nếu đảm bảo chất
lượng như đã thuần chủng, có giá trị kinh tế cao, có khả năng kháng bệnh tốt
sẽ có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và sản lượng
cao. Ngược lại, nếu giống không đảm bảo chất lượng sẽ gây tỷ lệ sống thấp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15


×