Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT LÍ THUYẾT MÔN SINH HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 130 trang )

Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

CHỦ ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ MỨC PHÂN TỬ
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. Khái niệm và cấu trúc của gen.
1. Khái niệm về gen.
Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb α) là gen mã hóa chuỗi pôlipeptit α góp phần tạo nên phân tử
phân tử Hb trong tế bào hồng cầu; gen tARN mã hóa phân tử tARN . ..

Hình 1: Gen và sản phẩm của gen

2. Cấu trúc của gen:
a. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:

Hình 2: Cấu trúc của gen

Các vùng

Vị trí

Vùng điều hoà

Nằm ở đầu 3' của
mạch mã gốc gen

Vùng mã hoá

Tiếp theo vùng


điều hòa

Vai trò
- Có trình tự các nuclêôtit đặc biệt giúp ARNpôlimerara có thể nhận biết và liên kết để khởi
động quá trình phiên mã.
- Mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở
sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa không liên tục
(gen không phân mảnh).
- Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng
mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa
axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit
amin (intron). Vì vậy, các gen này được gọi là gen
phân mảnh.
1


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

Vùng kết thúc

Nằm ở đầu 5' cuả
mạch mã gốc gen

ThS. Lê Hồng Thái

Có trình tự nuclêôtit mang tín hiệu kết thúc phiên
mã.

b. Cấu trúc phân mảnh và không phân mảnh
- Gen ở SV nhân sơ có vùng mã hoá liên tục gọi là gen không phân mảnh.

- Gen ở SV nhân thực phần lớn có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ đoạn mã hoá axit amin
(exôn) và đoạn không mã hoá axit amin (intron) gọi là gen phân mảnh.
c. Các loại gen:
- Gen cấu trúc: mã hoá cho tổng hợp prôtêin xây dựng cấu trúc tế bào và cấu trúc cơ thể.
- Gen điều hoà: tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
II. Mã di truyền
1. Khái niệm: Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các axit amin trong phân tử
prôtêin (cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau quy định 1 axit amin)

Hình 3: Mã di truyền

2. Mã di truyền là mã bộ ba
- Có 64 mã di truyền: bộ mã trên mạch mã gốc của gen gọi là triplet, bộ mã trên mARN gọi là
codon (mã sao), bộ ba đối mã trên tARN gọi là anticodon (đối mã). Vì gen không trực tiếp tham
gia vào quá trình dịch mã mà chuyển bộ ba mã gốc thành bộ ba trên mARN nên bộ mã di truyền
lấy theo trên mARN
- Có 61 bộ ba mã hóa axit amin, ba bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã là UAA,
UAG, UGA; một bộ ba làm nhiệm vụ tín hiệu khởi đầu dịch mã là AUG mã hóa axit amin
mêtiônin ở sinh vật nhân thực và foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ.
- Axit amin mêtiônin và triptôphan chỉ được mã hóa bởi một bộ ba duy nhất là AUG và UGG.
3. Đặc điểm chung của mã di truyền.
- Mã di truyền là mã bộ ba tức cứ 3 nucclêôtit đưng kế tiếp nhau quy định một axit amin.
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba nucclêôtit (không chồng gối
lên nhau )
- Mã di truyền có tính đặc hiệu và tính thoái hoá
- Không có tính dư thừa tức nhiều bộ ba mã hoá cho một axit amin.
2


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền


- Có tính phổ biến, tức tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền .
Bảng bộ mã di truyền
U
X
A
G
UUU
UXU
U A U Tyr U G U
U U X phe
UXX
UAX
U G X Cys
U
UUA
U X A Ser
U A A **
U G A **
U U G Leu U X G
U A G **
U G G Trp
XUU
XXU
X A U His X G U
XUX
Le X X X
Pro X A X
XGX
X XUA

XXA
XAA
XGA
XUG
XXG
XAG
Gln Arg
XGG
AUA
AXU
AAU
AGU
AUX
He A X X
Asn
AGX
Ser
A AUA
Thr
AAX
AGA
A U G * Met A X A
AAA
AGG
AXG
AAG
Lys Arg
GUU
GXU
GAU

GGU
GUX
Val G X X
GAX
GGX
G GUA
GXA
Ala Asp
GGA
Gli
G U G * Val G X G
GAA
GGG
G A G Glu

ThS. Lê Hồng Thái

U
X
A
G
U
X
A
G
U
X
A
G
U

X
A
G

III. Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
1. Nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X liên kết 3 hiđrô và
ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo tồn: Phân tử ADN con được tạo ra có một mạch của ADN ban đầu, một
mạch mới.
- Nguyên tắc nửa gián đoạn: Enzym ADN-polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’,
cấu trúc của phân tử ADN là đối song song vì vậy:
+ Đối với mạch mã gốc 3’ - 5’ thì ADN - polimeraza tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo
chiều 5’-3’.
+ Đối với mạch bổ sung 5’ - 3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo chiều
5’ - 3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này được nối lại nhờ
ADN- ligaza để cho ra mạch ra chậm.
2. Thời điểm
- Ở sinh vật nhân thực pha S của kì trung gian của chu kì tế bào, ở sinh vật nhân sơ nhân đôi ADN
trong trực phân.

3


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

3. Quá trình nhân đôi ADN
a. Nhân đôi ADN ở SV nhân sơ:

* Tạo chạc chữ Y trong nhân đôi

Hình 4: Đơn vị nhân đôi và chạc chữ Y

Enzim tháo xoắn gắn vào ADN làm cho ADN
tháo xoắn tạo nên điểm sao chép (điểm khởi đầu sao
chép là ori), mỗi điểm sao chép nếu ta dùng một
đường thẳng cắt ở giữa sẽ tạo nên hai chạc chữ Y úp
vào nhau, hai chạc chữ Y sao chép ngược chiều
nhau. Sau đây chúng ta xem xét sự sao chép trên một
chạc chữ Y.
- Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
+ Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn tách
nhau dần dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ 2
mạch khuôn.
- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
+ Enzim ADN – pôlimeraza sử dụng mạch
làm khuôn tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc
bổ sung, di chuyển theo chiều 3’-5’ trên mạch làm
khuôn, xúc tác các Nu tự do của môi trường lắp ráp
tạo nên mạch mới 5’-3’
+ Trên mạch khuôn 3’- 5’mạch bổ sung tổng
hợp liên tục theo chiều tháo xoắn chạc chữ Y, tổng
Hình 5: Mã di truyền
hợp mạch mới liên tục. Trên mạch khuôn 5’-3’ mạch
bổ sung, tổng hợp ngược chiều tháo xoắn, tổng hợp
ngắt quãng từng đoạn gọi là đoạn Okazaki, dài 1000-2000 Nu, các đoạn Okazaki nối lại với nhau
nhờ enzim nối ligaza.
Nguyên nhân một mạch tổng hợp gián đoạn: Vì enzym xúc tác quá trình tự nhân đôi của
ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của chuỗi pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con

kéo dài theo chiều 5’ - 3’).
4


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

Lưu ý: Khởi đầu tổng hợp mạch liên tục hay đoạn Okazaki đều cần đoạn mồi
- Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành
+ giống nhau, giống ADN mẹ.
+ Mỗi ADN con đều có 1 mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN mẹ
(nguyên tắc bán bảo tồn)
b. Nhân đôi ADN ở SV nhân thực:
- Cơ bản giống với ở SV nhân sơ


- Phân tử ADN kích thước lớn
xảy ra ở nhiều điểm
tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (SV
nhân sơ chỉ có 1) để rút ngắn thời gian tổng hợp.
- Có nhiều loại enzim tham gia

Hình 6: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và nhân sơ

II. ARN VÀ PHIÊN MÃ
1. Cấu trúc không gian của ARN
Loại
ARN
mARN


tARN

rARN

Cấu trúc

Chức năng

- Mạch thẳng.
- Làm khuôn cho quá trình để ribôxôm dịch
- Đầu 5' có trình tự nuclêôtit đặc hiệu mã tổng hợp prôtêin.
để ribôxôm nhận biết gắn vào.
- Sau khi tổng hợp prôtêin, mARN thường
được các enzym phân hủy.
- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử - Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham
tARN đều có 1 bộ ba đối mã gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(anticôdon) và 1 đầu để liên kết với - Nhận biết bộ ba trên mARN theo nguyên
axit amin tương ứng.
tắc bổ sung.
- Cấu trúc là một mạch của ARN, có - Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm là bào
những đoạn bắt cặp bổ sung tạo nên quan thực hiện dịch mã
cấu trúc xoắn

5


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái


Hình 7: Các loại ARN

2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN)
tARN

a. Vị trí

rARN

mARN

- Diễn ra trong nhân tế bào (hoặc vùng nhân).
b. Thời điểm
- Ở sinh vật nhân thực ở pha G1, kì trung gian. Ở sinh vật nhân sơ diễn ra khi ADN tháo xoắn
nhân đôi.
c. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bổ sung.
- Chỉ có mạch mã gốc 3’-5’ làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới.
c. Diễn biến
- Bước 1. Khởi đầu: Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra
mạch gốc có chiều 3’→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN: Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có
chiều 3’ → 5’ và các nuclêôtit trong môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên mạch gốc
theo nguyên tắc bổ sung:
U môi trường liên kết với A trên mạch gốc của gen
A môi trường liên kết với T trên mạch gốc của gen
X môi trường liên kết với G trên mạch gốc của gen
G môi trường liên kết với X trên mạch gốc của gen
- Bước 3. Kết thúc: Khi Enzim di chuyển vùng kết thúc, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên

mã dừng lại, phân tử ARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch
đơn đóng xoắn ngay lại.
Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được dùng trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin.
6


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn
tạo mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng

Hình 8: Phiên mã ở sinh vật nhân thực và nhân sơ

III. DỊCH MÃ
1. Vị trí: diễn ra trong tế bào chất của tế bào
2. Diễn biến: 2 giai đoạn
a. Giai đoạn 1: Hoạt hoá axit amin
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi
axit amin được hoạt hoá và gắn với
tARN tương ứng tạo axit amin - tARN
(aa- tARN).
Axit amin + ATP + tARN
tARN.



aa –


2.2. Giai đoạn 2: Tổng hợp chuỗi
pôlipeptit (3 bước)
Bước 1. Mở đầu
+ Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với
mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần
bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba
mở đầu (AUG).
+ aa mở đầu - tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – 3’UAX5’- khớp với mã mở đầu –
5’AUG3’ - trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribôxôm hoàn
chỉnh.
Bước 2. Kéo dài chuỗi polipeptit

Hình 9: Mã di truyền
7


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

+ aa1 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với mã thứ nhất trên mARN theo nguyên tắc
bổ sung), một liên kết peptit được hình thành giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
+ Ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba thứ 2, tARN vận chuyển axit amin mở đầu được giải phóng.
Tiếp theo, aa2 - tARN tiến vào ribôxôm (đối mã của nó khớp với bộ ba thứ hai trên mARN theo
nguyên tắc bổ sung), hình thành liên kết peptit giữa axit amin thứ hai và axit amin thứ nhất.
+ Ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’-3’ trên mARN đến bộ ba thứ ba, tARN vận chuyển axit
amin mở đầu được giải phóng.
+ Quá trình cứ tiếp tục như vậy đến bộ ba tiếp giáp với bộ ba kết thúc của phân tử mARN. Như
vậy, chuỗi pôlipeptit liên tục được kéo dài.
- Bước 3. Kết thúc

+ Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã ngừng lại, 2 tiểu phần của
ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi
pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.
+ Trong dịch mã, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ mà đồng thời gắn với một
nhóm ribôxôm (pôliribôxôm hay pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
IV. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
1. Khái niệm
Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
2. Vai trò
- Đảm bảo hoạt động sống của tế bào phù hợp điều kiện môi trường và theo từng giai đoạn phát
triển của từng cơ thể.
- Giúp cho tế bào đi theo chương trình biệt hóa hình thành nên mô, cơ quan.
3. Đặc điểm
- Sinh vật nhân sơ: chủ yếu diễn ra điều
hòa phiên mã.
- Sinh vật nhân thực: điều hòa ở nhiều
mức độ (Từ trước phiên mã đến sau dịch
mã)
4. Cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh
vật nhân sơ.
a. Cấu tạo của opêron Lac theo Jacôp
và Mônô
- Khái niệm: Các gen có liên quan về
chức năng thường được phân bố thành một
cụm, có chung một cơ chế điều hoà được
gọi là một opêron.
- Cấu tạo:
+ Một nhóm gen cấu trúc liên quan về
chức năng (gồm 3 gen: Z, Y, A tổng hợp
các prôtêin kí hiệu là Z, Y, A).

8


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

+ Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc là vị trí tương tác với chất Prôtêin ức chế (khi có
Prôtêin ức chế thì vùng vận hành không hoạt động, khi không có Prôtêin ức chế thì vùng vận
hành hoạt động)
+ Vùng khởi động (P) nằm trước vùng vận hành, là vị trí tương tác của enzim ARN pôlimeraza
để khởi đầu phiên mã.
b. Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở
E.coli.
Hình 10: Mã di truyền
- Khi môi trường không có lactôzơ (điều
kiện thường) gen điều hoà (R) phiên mã tạo
ra mARN của nó, mARN này được sử dụng để tổng hợp ra chất ức chế (prôtêin ức chế). Chất ức


chế bám vào vùng vận hành
vùng vận hành
ARN-pôlimêraza không di chuyển qua được

nhóm gen cấu trúc do đó các gen cấu trúc không phiên mã.

- Khi môi trường có lactôzơ, thì lactôzơ tác dụng với chất ức chế chất ức chế bị bất hoạt. Do

vậy nó không tể kết hợp với vùng vận hành
ARN→

pôlimêraza di chuyển qua được nhóm gen cấu trúc Các gen
Z, Y, A phiên mã được tổng hợp phân tử mARN và sau đó
được sử dụng để dịch mã tổng hợp các prôtêin tương ứng.
V. ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm và các dạng đột biến gen
a. Khái niệm đột biến gen
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen đến
vài cặp nuclêôtit.
- Những biến đổi về cấu trúc của gen liên quan đến một cặp
nucleotit gọi là đột biến điểm.
- Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng
tần số rất thấp (10-6- 10-4)
b. Các dạng đột biến gen
Hình 11: Các dạng đột biến điểm
* Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit
- Khi thay thế 1 cặp Nucleotit này bằng 1 cặp Nucleotit
khác có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
* Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit
- Khi mất hoặc thêm 1 cặp Nu trong gen làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay
đổi chức năng của prôtêin.
* Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit
- Khi thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi trình tự axit amin của prôtêin, hoặc thay
đổi một axit amin, hoặc làm ngắn mạch pôlipeptit.
c. Thể đột biến
- Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Nguyên nhân
- Bên ngoài: do các tác nhân gây đột biến như vật lí (tia phóng xạ, tia tử ngoại, nhiệt…), hoá học
(các hoá chất 5BU, NMS…) hay sinh học (1 số virut…).
- Bên trong: do sự rối loạn sinh lí, sinh hóa trong tế bào.

9


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

b. Cơ chế phát sinh đột biến gen
- Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào:
+ Liều lượng tác nhân gây đột biến.
+ Cường độ tác động các tác nhân gây đột biến.
+ Bản chất gen
- Đột biến điểm thường xảy ra trên một mạch dưới dạng tiền đột biến. Dưới tác dụng của enzim
sửa sai nó có thể trở về dạng ban đầu. Nếu không sửa sai trải qua 2 lần nhân đôi làm phát sinh đột


gen. Gen tiền đột biến gen
đột biến gen.
* Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN
- Trong quá trình nhân đôi do sự kết cặp không hợp đôi ( không theo nguyên tắc bổ sung) dẫn đến
phát sinh đột biến gen. Trong tế bào ngoài các dạng bazơ nitơ bình thường còn có các bazơ nitơ
dạng hiếm (hỗ biến), có sự thay đổi cấu trúc không gian nên bắt cặp không theo nguyên tắc bổ
sung, gây nên sự sao chép nhầm trong nhân đôi ADN.



VD: A –T A* - T A*- G G - X
* Tác động của các tác nhân gây đột biến
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau dẫn đến đột biến.
- 5-brômua uraxin ( 5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X dẫn đến đột biến.




VD: A – T A – 5BU 5BU – G G - X
- Virut viêm gan B, virut hecpet… dẫn đến đột biến.
3. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
a. Hậu quả của đột biến gen
- Phần nhiều đột biến điểm vô hại (trung tính) một số có hại hay có lợi cho thể đột biến. Đột biến


gen biến đổi mARN
biến đổi prôtêin. Thường đột biến mất nuclêôtit hoặc thêm nuclêôtit
dẫn đến dịch khung đọc mã thay đổi lớn cấu trúc prôtêin nên gây hại nghiêm trọng, đột biến thay
thế cặp nuclêôtit thay đổi ít cấu trúc prôtêin nên gây hại ít.
- Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen chứa nó và môi trường sống.
- Đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự nuclêôtit nên mỗi lần biến đổi về cấu trúc lại tạo ra một
alen mới khác biệt alen ban đầu.
- Một số ví dụ về đột biến gen:
+ Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit
+ Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên.
+ Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn.
+ Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
b.Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen
* Đối với tiến hoá
- Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú
cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá.
* Đối với thực tiễn
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG
1. GEN MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về gen là đầy đủ:
A Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định có thể là
chuỗi pôlipeptit hoặc ARN.
10


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

B Một đoạn của phân tử ADN chịu trách nhiệm tổng hợp một trong các loại mARN, tARN và
rARN.
C Một đoạn của phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin như gen
điều hòa, gen khởi động, gen vận hành.
D Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin qui định tính
trạng.
Câu 2: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một
phân tử ARN được gọi là
A. codon.
B. gen.
C. anticodon.
D. mã di truyền.
Câu 3: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
A. nuclêôtit.
B. bộ ba mã hóa.
C. triplet.
D. gen.
Câu4: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm có:
A. 3 vùng trình tự nuclêôtit: Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
B. 2 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hòa và vùng mã hóa.

C. 2 vùng trình tự nuclêôtit: vùng mã hóa và vùng kết thúc.
D. Trình tự các nuclêôtit mã hóa cho trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.
Câu 5: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
A. Vùng kết thúc.
B. Vùng điều hòa.
C. Vùng mã hóa.
D. Cả ba vùng của gen.
Câu 6: Vùng điều hoà là vùng
A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
C. mang thông tin mã hoá các axit amin
D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa
axit amin được gọi là
A. đoạn intron.
B. đoạn êxôn.
C. gen phân mảnh.
D. vùng vận hành.
Câu 8: Gen phân mảnh có
A. có vùng mã hoá liên tục.
B. chỉ có đoạn intrôn.
C. vùng mã hoá không liên tục.
D. chỉ có exôn.
Câu 9: Ở sinh vật nhân thực
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
Câu 10: Intron là
A. đoạn gen mã hóa axit amin.

B. đoạn gen không mã hóa axit amin.
C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn. D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 11: Ở sinh vật nhân sơ
A. các gen có vùng mã hoá liên tục.
B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.
D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
Câu 12: Gen của sinh vật nhân thực, êxôn là đoạn:
A. Mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
B. Mã hóa cho các axit amin.
C. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
D. Không mã hóa cho các axit amin.
Câu 13: Gen ở trong nhân của sinh vật nhân thực không có đặc điểm:
A. Gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
11


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

B. Có những đoạn êxôn xen kẽ với các đoạn intron.
C. Phân mảnh.
D. Gen dạng vòng.
Câu 14: Vùng kết thúc của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
D. mang thông tin mã hoá các aa.
Câu 15: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có vai trò gì?

A. ức chế quá trình phiên mã.
B. Mang thông tin di truyền mã hóa các axit amin.
C. Mang tín hiệu khởi đầu quá trình phiên mã. D. Mang tín hiệu chấm dứt quá trình dịch mã.
Câu 16: Vùng điều hòa trong gen cấu trúc nằm ở vị trí nào?
A. Đầu 3' của mạch mã gốc.
B. Đầu 3' của mạch bổ sung.
C. Đầu 5' của mạch mã gốc.
D. Đầu 5' của mạch bổ sung.
Câu 17: Chức năng của vùng điều hòa trong gen cấu trúc là
1. chứa gen ức chế quá trình phiên mã.
2. chứa vùng khởi động quá trình phiên mã.
3. chứa trình tự nuclêôtit điều hòa quá trình phiên mã.
4. giúp ARN - pôlimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã.
Chọn đáp án đúng
A. 1 và 2.
B. 2, 3, 4.
C. 3, 4.
D. 1, 3, 4.
Câu 18: Gen có vùng mã hóa liên tục được gọi là
A. gen không đứt đoạn.
B. gen nhảy.
C. gen không phân mảnh.
D. gen vận hành.
Câu 19: Vùng mã hóa trong gen cấu trúc của sinh vật nhân thực khác sinh vật nhân sơ là
A. không có các đoạn itron.
B. không có các đoạn êxôn.
C. có các đoạn intron.
D. không phân mảnh.
Câu 20: Mã di truyền là
A. toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào.

B. mọi nuclêôtit ở axit nuclêic, gồm cả gen và ARN.
C. trình tự nuclêôtit có thông tin mã hóa axit amin.
D. chuỗi các axit amin ở prôtêin quy định tính trạng.
Câu 21: Mã di truyền là
A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại aa.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại aa.
C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại aa.
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một aa.
Câu 22: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 23: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
12


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A. Có nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.
B. Vì có 4 loại nuclêôtit khác nhau và mã di truyền là mã bộ ba nên sẽ có 4 3=64 mã bộ ba khác
nhau.
C. Mỗi mã bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin khác nhau.

D. Các mã bộ ba không chồng gối lên nhau và nằm kế tiếp nhau.
Câu 25: Thông tin di truyền được mã hóa trong ADN dưới dạng:
A. Trình tự của các nuclêôtit qui định trình tự của các axit amin trong phân tử prôtêin.
B. Trình tự của các axit phôtphoric qui định trình tự của các axit amin.
C. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN.
D. Trình tự của các axit phôtphoric qui định trình tự của các nuclêôtit.
Câu 26: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 27: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 28: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
C. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
D. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không đúng với mã di truyền
A. Mã di truyền trên gen luôn đọc theo chiều từ 5' - 3'.
B. Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nuclêôtit kế tiếp quy định một axit amin.
C. Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là một loại axit amin được mã hóa bởi 2 hay nhiều
bộ ba.
D. Mã di truyền được đọc tại một điểm xác định và liên tục, không gối lên nhau.
Câu 30: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổ biến.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 31: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là
A. gen.
B. codon.
C. triplet.
D. axit amin.
Câu 32: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên mARN được gọi là
A. gen.
B. codon.
C. triplet.
D. axit amin.
Câu 33: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên tARN được gọi là
A. gen.
B. codon.
C. anticodon.
D. axit amin.
Câu 34: Trên phân tử mARN, mã di truyền được đọc theo chiều




A. 5’ 3.
B. 3 5.
(C) 3' 5'.
D. 5'
3'.
Câu 35: Bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu quá trình dịch mã là

A. A G U .
B. A U G . C . U A A , U A G , U G A .
D. U A G .
Câu 36: Mã di truyền là:
13


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
Câu 37: Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
Câu 38: Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin.
B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.
D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
Câu 39: Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5’→ 3’ có mã mở
đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
B. được đọc một chiều liên tục từ 5’→ 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.

D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.
Câu 40: Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt
các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài.
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng
cho loài
C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác
nhau.
D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
Câu 41: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 42: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này
biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến.
D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 43: Số mã bộ ba trực tiếp mã hóa cho các axit amin là:
A 64.
B 61.
C 32.
D 40.
Câu 44: Côđon nào sau đây không mã hóa axit amin (côđon vô nghĩa)?
A AUA, UAA, UXG.
B XUG, AXG, GUA.
C UAA, UAG, UGA.
D AAU, GAU, UXA.

Câu 45: Mã kết thúc trên mARN thuộc một trong những bộ ba sau:
A UAA, UGA, UAG.
B AUA, UAG, UGA.
C UAA, UGA, UXG.
D AAU, GAU, GUX.
Câu 46: Hiện tượng thoái hóa mã di truyền là hiện tượng:
14


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

A. Các mã bộ ba có thể bị đột biến gen để hình thành nên bộ ba mã mới.
B. Một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
C. Nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin, trừ AUG và UGG.
D. Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
Câu 47: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có
thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
A. 6 loại mã bộ ba.
B. 3 loại mã bộ ba.
C. 27 loại mã bộ ba.
D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 48: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó
là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 49: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành
theo chiều:
A. Theo chiều phát triển của chạc chữ Y.
B. 3’ đến 5’

C. Ngược chiều phát triển của chạc chữ Y.
D. 5’ đến 3’
Câu 50: Đoạn Okazaki là:
A Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN trong
quá trình nhân đôi.
B Đoạn ADN được tổng hợp một cách liên tục trên ADN trong quá trình nhân đôi.
C Đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân đôi.
D Đoạn ADN được tổng hợp gián đoạn theo chiều tháo xoắn của ADN trong quá trình nhân
đôi.
Câu 51: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimêraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn
của ADN:
A Theo chiều từ 5’ đến 3’ trên mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia.
B Luôn theo chiều 3’ đến 5’.
C Luôn theo chiều 5’ đến 3’.
D Di chuyển một cách ngẫu nhiên.
Câu 52: Hoạt động tự nhân đôi của các phân tử ADN được diễn ra ở pha nào sau đây của chu kì
sống tế bào?
A Pha S của kì trung gian sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi.
B Pha S của kì trung gian trước khi nhiễm sắc thể nhân đôi.
C Pha G2 của kì trung gian.
D Pha G1 của kì trung gian.
Câu 53: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại
tổng hợp gián đoạn vì
A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 ’ của pôlinuclêôtít ADN mẹ
và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ
và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3, - 5, .
C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ
và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5, - 3, .
D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc

bổ xung.
Câu 54: Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò
A. ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN và
kéo dài mạch tổng hợp.
B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
15


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

C. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch
khuôn của ADN.
D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi.
Câu 55: Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha
A. G1 của chu kì tế bào.
B. G2 của chu kì tế bào.
C. S của chu kì tế bào.
D. M của chu kì tế bào.
Câu 56: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp
liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 57: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 58: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình
thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
A. bổ sung.
B. bán bảo toàn.
C. bổ sung và bảo toàn.
D. bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 59: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên
tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza
B. ADN pôlimeraza
C. hêlicaza
D. ADN ligaza
Câu 60: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 61: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: ….A T G X A T G G
X X G X …. Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình
tự:
A ….U A X G U A X X G G X G….
B .….T A X G T A X X G G X G….
C ….A T G X G T A X X G G X T….
D ….A T G X A T G G X X G X…
Câu 62: Cơ chế nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
A. Bán bảo toàn.
B. Bổ sung, C. Giữ lại một nửa.
D. Bổ sung và bán bảo
toàn.

Câu 63: (CĐ 2010) Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có ti lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên
kết hiđrô của gen là
A. 2250.
B. 1798.
C. 1125.
D. 3060.
Câu 64: (ĐH 2012) Một gen có 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A
bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3
lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
A. 112.
B. 448.
C. 224.
D. 336.

16


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 65: (ĐH 2011) Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại
guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10%
tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là
A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750.
B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.
C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150.
D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150.
Câu 66: (ĐH 2009) Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. côli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu
chuyển những vi khuẩn E. côli l này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. côli

này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 32.
B. 30.
C. 16.
D. 8.
0
Câu 67: Gen có chiều dài 5100 A và có tỉ lệ %A = 20%. Khi gen nhân đôi 2 lần, môi trường nội
bào đã cung cấp số lượng từng loại nuclêôtit là
A. A = T = 600; G = X = 900.
B. A = T = 1200; G = X =
1800.
C. A = T = 1800; G = X = 2700.
D. A = T = 2400; G = X =
3600.
2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN
B. prôtêin
C. ARN
D. ADN
Câu 2: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
A. ribôxôm.
B. tế bào chất.
C. nhân tế bào.
D. ti thể.
Câu 3: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực diễn ra ở
A. ribôxôm.
B. tế bào chất,
C. nhân tế bào.
D. ti thể.

Câu 4: Quá trình phiên mã xảy ra ở
A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.
B. sinh vật có ADN mạch kép.
C . sinh vật nhân chuẩn,virut.
D. virut, vi khuẩn.
Câu 5: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
A. ADN - pôlimeraza. B. restrictaza.
C. ADN - ligaza.
D. ARN - pôlimeraza.
Câu 6: Trong quá trình phiên mã, ARN - pôlimeraza sẽ tương tác vào vùng nào để làm gen tháo
xoắn?
A. Vùng điều hòa. B. Vùng mã hóa.
C. Vùng kết thúc.
D. Vùng vận hành.
Câu 7: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã hoá.
B. mARN.
C. mạch mã gốc.
D. tARN.
Câu 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B. Từ cả hai mạch đơn.
C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu 9: Phiên mã xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào?
A Kì đầu nguyên phân hoặc giảm phân.
B Kì giữa nguyên phân hoặc giảm phân.
C Kì trung gian nguyên phân hoặc giảm phân. D Kì cuối nguyên phân hoặc giảm phân.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
Câu 11: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?
A. U và T
B. T và A
C. A và U
D. G và X
Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
17


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 13: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.
D. ADN.
Câu 14: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi
polipeptit là chức năng của
A. rARN.
B. mARN.
C. tARN.

D. ARN.
Câu 15: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza. B. restrictaza.
C. ADN-ligaza.
D. ARN-polimeraza.
Câu 16: Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
A Theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B Theo nguyên tắc bảo tồn.
C Theo nguyên tắc bổ sung trên hai mạch của gen.
D Theo nguyên tắc bổ sung chỉ trên một mạch của gen.
Câu 17: Mã di truyền trên mARN được đọc theo:
A Ngược chiều di chuyển của ribôxôm trên mARN.
B Hai chiều tùy theo vị trí xúc tác của các enzim.
C Một chiều 5’ đến 3’.
D Một chiều 3’ đến 5’.
Câu 18: Trong quá trình phiên mã, chuỗi pôliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?




A. 3'
3'.
B. 3' 5'.
C. 5' 3'.
D. 5' 5'.
Câu 20: (ĐH 2011) Cho các sự kiện sau diễn ra trong quá trình phiên mã:
1. ARN - pol bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (vị trí khởi đầu)
2. ARN - pol bám vào vùng điều hòa của ADN làm ADN tháo xoắn để lộ mạch mã gốc.
3. ARN - pol trượt dọc theo mạch mã gốc trên ADN và tổng hợp mạch
ARN theo NTBS.

4. ARN - pol nhận biết điểm kết thúc trên ADN, quá trình phiên mã dừng lại.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo đúng trình tự là






A. (1)
(2)
(3) (4).
B. (1)
(3) (2) (4).






C. (2)
(1)
(3)
(4).
D. (2)
(3)
(1) (4).
Câu 21: Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzim ARN pôlimêraza đã di chuyển theo chiều:
A Chiều ngẫu nhiên.
B Từ giữa gen tiến ra hai phía.
C Từ 5’ đến 3’.

D Từ 3’ đến 5’.
Câu 22: Quá trình "trưởng thành" của mARN ở sinh vật nhân thực là
A. sự cắt bỏ các đoạn êxôn, nối các đoạn itron hình thành mARN hoàn
chỉnh.
B. điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực.
C. giúp mARN có thể tham gia dịch mã ở ribôxôm.
D. sự cắt bỏ đoạn itron, nối các đoạn êxôn lại để hình thành mARN hoàn chỉnh.
Câu 23: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.
B. tổng hợp ADN, dịch mã.
C. tự sao, tổng hợp ARN.
D. tổng hợp ADN, ARN.
Câu 24: Mô tả nào sau đây về cấu trúc của mARN trưởng thành ở tế bào nhân thực là đúng?
A Vẫn duy trì các đoạn êxôn và intron.
B Các đoạn intron đã được loại bỏ.
C Các đoạn êxôn đã được loại bỏ.
D Các đoạn êxôn và intron đã được loại bỏ.
Câu 25: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN
B. ADN
C. prôtêin
D. mARN và prôtêin
18


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 26: Ribôxôm đóng vai trò nào sau đây trong quá trình dịch mã?

A Mở đầu chuỗi pôlipeptit.
B Kéo dài chuỗi pôlipeptit
C Hoạt hoá axit amin.
D Nơi diễn ra việc kết hợp mARN với tARN.
Câu 27: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. nhân con
B. tế bào chất
C. nhân
D. màng nhân
Câu 28: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
A. kết thúc bằng Met.
B. bắt đầu bằng axit amin Met.
C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.
D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
Câu 29: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
A. axit amin hoạt hoá. B. axit amin tự do. C. chuỗi polipeptit. D. phức hợp aa-tARN.
Câu 30: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải
A. lipit
B. ADP
C. ATP
D. glucôzơ
Câu 31: Trong quá trình dịch mã, năng lượng ATP được sử dụng cho hoạt động nào sau đây?
A Hoạt hóa axit amin và hình thành liên kết peptit giữa các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
B Tạo ra các tiểu phần của ribôxôm và hoạt hóa axit amin.
C Tạo ra các tiểu phần của ribôxôm, hoạt hóa axit amin và hình thành các liên kết peptit trong
chuỗi pôlipeptit.
D Hình thành liên kết peptit giữa các axit amin và hình thành các tiểu phần của ribôxôm.
Câu 32: Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dang tự do với hai tiểu phần lớn và bé.
B Ribôxôm gần axit amin mêthiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit.

C Ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG.
D Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA.
Câu 33: Trong quá trình dịch mã di truyền, trên phân tử mARN các ribôxôm sẽ trượt:
A Từ vị trí 5’ đến 3’.
B Khi tiếp xúc với mã bộ ba UAA.
C Từ vị trí 3’ đến 5’.
D Khi tiếp xúc với mã bộ ba UAG.
Câu 34: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa
A. hai axit amin kế nhau.
B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.
C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Câu 35: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là
A. anticodon.
B. axit amin.
B. codon.
C. triplet.
Câu 35: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
A. codon.
B. axit amin.
C. anticodon.
C. triplet.
Câu 36: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm
giúp
A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.
D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
Câu 37: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.

B. tổng hợp ADN, dịch mã.
C. tự sao, tổng hợp ARN.
D. tổng hợp ADN, ARN.
Câu 38: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ
chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã.
B. nhân đôi ADN và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã.
D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 39: Một phân tử mARN gồm hai loại nuclêôtit A và U thì số loại bộ ba phiên mã trong
mARN có thể là:
19


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

A 8 loại.
B 6 loại.
C 2 loại.
D 4 loại.
Câu 40: Một gen có 20% ađênin và trên mạch gốc có 35% xitôzin. Gen tiến hành phiên mã 4 lần
và đã sử dụng mội trường tổng số 4800 ribônuclêôtit tự do. Mỗi phân tử mARN được tạo ra có
chứa 320 uraxin. Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho phiên mã là:
A. rA = 480, rU = 960, rG = 1260, rX = 900.
B. rA = 480, rU = 1260, rG = 960, rX = 900.
C. rA = 640, rU = 1280, rG = 1680, rX = 1200.
D. rA = 640, rU = 1680, rG = 1280, rX = 1200.
Câu 41: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp nuclêôtit các loại: A =

400; U = 360; G = 240; X = 280. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
A A = T = 360; G = X = 240.
B A = T = 60; G = X = 520.
C A = T = 380; G = X = 260.
D A = T = 180; G = X = 240.
Câu 42: Trên mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có 300 ađênin, 600 timin, 400 guanin, 200
xitözin. Gen phiên mã 5 lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho gen phiên mã là
A. 3000A, 2000X, 1500U, 1000G.
B. 3000U, 2000G, 1500A, 1000X.
C. 18600A, 12400X, 9300U, 6200G.
D. 600A, 400X, 300U, 200G.
Câu 43: Một phân tử mARN có chiều dài 3060A0. Trên phân tử mARN này có một bộ ba mở đầu
và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã: bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 24 bộ ba; bộ ba
UGA nằm cách bộ ba mở đầu 35 bộ ba; bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 48 bộ ba. Khi dịch
mã, trên phân tử mARN này có 7 ribôxôm trượt qua 1 lần thì số lượt tARN vận chuyển axit amin
cho quá trình dịch mã là
A.175
B.168
C.182
D. 189
Câu 44: Một phân tử mARN có chiều dài 1224A0. Trên phân tử mARN này có một bộ ba mở đầu
và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã: bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba; bộ ba
UGA nằm cách bộ ba mở đầu 39 bộ ba; bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 68 bộ ba. Chuỗi
pôlipeptit do phân tử mARN này quy định tồng hợp có số axit amin là
A. 27.
B. 25.
C.26.
D. 28.
3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
Câu 1: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.
B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
C. điều hòa quá trình phiên mã.
D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì
A. prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành. B. prôtêin ức chế không được tổng hợp.
C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.
D. ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi động.
Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 4: Enzim ARN polimeraza chỉ khởi động được quá trình phiên mã khi tương tác được với
vùng
A. vận hành.
B. điều hòa.
C. khởi động.
D. mã hóa.
Câu 5: Operon là
A. một đoạn trên phân tử ADN bao gồm một số gen cấu trúc và một gen vận hành chi phối.
B. cụm gồm một số gen điều hòa nằm trên phân tử ADN.
20


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

C. một đoạn gồm nhiều gen cấu trúc trên phân tử ADN.

D. cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều hòa nằm trước nó điều khiển.
Câu 6: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.
B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.
Câu 7: Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. dịch mã.
C. sau dịch mã.
D. sau phiên mã.
Câu 8: Gen điều hòa opêron hoạt động khi môi trường
A. không có chất ức chế.
B. có chất cảm ứng.
C. không có chất cảm ứng.
D. có hoặc không có chất cảm ứng.
Câu 9: Trong cấu trúc của một opêron Lac, nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là
A. vùng điều hòa.
B. vùng vận hành.
C. vùng khởi động.
D. gen điều hòa.
Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có
lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động.
B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành.
D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 11: Khi nào thì prôtêin ức chế làm ngưng hoạt động của opêron Lac?
A. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
B. Khi môi trường không có lactôzơ.

C. Khi có hoặc không có lactôzơ.
D. Khi môi trường có lactôzơ.
Câu 12: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất
A. xúc tác
B. ức chế.
C. cảm ứng.
D. trung gian.
Câu 13: Khởi đầu của một opêron là một trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là
A. vùng điều hòa.
B. vùng khởi động.
C. gen điều hòa.
D. vùng vận hành.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là
A. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B. nơi gắn vào của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
C. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành.
D. mang thông tin cho việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi động.
Câu 15: Theo cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi có mặt của lactôzơ trong tế
bào, lactôzơ sẽ tương tác với
A. vùng khởi động.
B. enzim phiên mã
C. prôtêin ức chế.
D. vùng vận hành.
Câu 16: Trong một opêron, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là
A. vùng vận hành.
B. vùng khởi động.
C. vùng mã hóa.
D. vùng điều hòa.
Câu 17: Không thuộc thành phần của một opêron nhưng có vai trò quyết định hoạt động của
opêron là

A. vùng vận hành.
B. vùng mã hóa.
C. gen điều hòa.
D. gen cấu trúc.
Câu 18: Trình tự nuclêôtit đặc biệt của một opêron để enzim ARN-polineraza bám vào khởi động
quá trình phiên mã được gọi là
A. vùng khởi động.
B. gen điều hòa.
C. vùng vận hành.
D. vùng mã hoá.
Câu 19: Sản phẩm hình thành cuối cùng theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
C. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng của 3 gen Z, Y, A
D. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
21


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 20: Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là:
A. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ
B. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzim phân hủy lactôzơ
C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
D. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A
Câu 21: Hai nhà khoa học người Pháp đã phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động gen ở:
A. vi khuẩn lactic.
B. vi khuẩn E. coli.

C. vi khuẩn Rhizobium. D. vi khuẩn lam.
Câu 22: Trong opêron Lac, vai trò của cụm gen cấu trúc Z, Y, A là:
A. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
B. tổng hợp enzim ARN polimeraza bám vào vùng khởi động để khởi đầu phiên mã.
C. tổng hợp prôtein ức chế bám vào vùng vận hành để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. tổng hợp các loại enzim tham gia vào phản ứng phân giải đường lactôzơ.
Câu 23: Trong một opêron, vùng có trình tự nuclêôtit đặc biệt để prôtêin ức chế bám vào ngăn
cản quá trình phiên mã, đó là vùng
A. khởi động.
B. vận hành.
C. điều hoà.
D. kết thúc.
Câu 24: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:
A. vùng khởi động.
B. vùng kết thúc.
C. vùng mã hoá
D. vùng vận hành.
Câu 25: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:
A. O (operator).
B. P (promoter).
C. Z, Y, Z.
D. R.
Câu 26: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.
Câu 27: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli hoạt động?
A. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ. B. Khi trong tế bào có lactôzơ.
C. Khi trong tế bào không có lactôzơ.
D. Khi prôtein ức chế bám vào vùng vận hành.

Câu 28: Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?
A. Menđen và Morgan. B. Jacôp và Mônô.
C. Lamac và Đacuyn. D. Hacđi và Vanbec.
Câu 29: Cơ chế điều hòa opêron Lac khi có lactôzơ là:
A bất hoạt protêin ức chế, làm hoạt hóa protein phiên mã để tổng hợp các enzim phân giải
lactôzơ.
B lactôzơ gây ức chế không cho opêron phiên mã.
C lactôzơ làm enzim phân giải tăng hoạt tính lên nhiều lần.
D lactôzơ kết hợp với chất ức chế gây bất hoạt vùng chỉ huy opêron không phiên mã.
Câu 30: Điều hòa hoạt động của gen được hiểu là:
A gen có được phiên mã và dịch mã hay không. B gen có bị ức chế hay không.
C gen có được tự nhân đôi hay không.
D gen có được dịch mã hay không.
Câu 31: Cơ chế hoạt động của opêron Lac ở E.coli khi không có chất cảm ứng lactôzơ là:
A chất cảm ứng lactôzơ tương tác với chất ức chế gây biến đổi cấu hình của chất ức chế.
B các gen cấu trúc phiên mã tạo các mARN để tổng hợp các protêin tương ứng.
C chất ức chế bám vào vùng vận hành đình chỉ phiên mã, opêron không hoạt động.
D chất ức chế kiểm soát lactôzơ, không cho lactôzơ hoạt hóa opêron.
Câu 32: Trong cơ chế điều hòa biểu hiện của gen ở tế bào nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là:
A Tổng hợp protein ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
B Quy định tổng hợp protein ức chế tác động lên vùng vận hành.
C Tổng hợp protein ức chế tác động lên vùng điều hòa.
D Gắn với các protein ức chế làm cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
22


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái


Câu 33: Một opêron Lac ở E.coli theo mô hình Jacôp và Mônô gồm:
A một gen cấu trúc,một vùng vận hành (O) và vùng khởi động (P).
B một gen cấu trúc, một gen điều hòa và vùng khởi động (P).
C một gen cấu trúc và một vùng vận hành (O).
D nhóm gen cấu trúc,vùng vận hành (O) và vùng khởi động (P).
Câu 34: Opêron Lac ở E.coli chuyển sang trạng thái hoạt động được là nhờ chất cảm ứng:
A lactôzơ.
B glucôzơ.
C saccarôzơ.
D mantôzơ.
4. ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Tác nhân sinh học có thể gây đột biến gen là
A. vi khuẩn
B. động vật nguyên sinh
C. 5BU
D. virut hecpet
Câu 3: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp
thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác?
(Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho
asparagin)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa A hiếm (A *) là T-A*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G
Câu 5: Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua
A. 1 lần nhân đôi.
B. 2 lần nhân đôi.
C. 3 lần nhân đôi.
D. 4 lần nhân đôi.
Câu 6: Guanin dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây
A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T
B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G
C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A
D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U
Câu 7: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của
prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 8: Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen
A. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử
B. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
C. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
Câu 9: Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa G hiếm (G *) là X-G*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. T-A

B. A-T
C. G-X
D. X-G
*
*
Câu 10: Gen ban đầu có cặp nu chứa G hiếm (G ) là G -X, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi thành
cặp
A. G-X
B. T-A
C. A-T
D. X-G
Câu 11: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến.
C. tổ hợp gen mang đột biến.
D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến.
Câu 12: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể
A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
23


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền

ThS. Lê Hồng Thái

D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 13: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí số 9 tính từ mã mở đầu nhưng không làm xuất
hiện mã kết thúc. Chuỗi polipeptit tương ứng do gen này tổng hợp

A. mất một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
B. thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 3 trong chuỗi polipeptit.
C. có thể thay đổi một axit amin ở vị trí thứ 2 trong chuỗi polipeptit.
D. có thể thay đổi các axit amin từ vị trí thứ 2 về sau trong chuỗi polipeptit.
Câu 14: Các bazơ nitơ dạng hỗ biến kết cặp bổ sung không đúng khi ADN nhân đôi do có
A. vị trí liên kết C1 và bazơ nitơ bị đứt gãy.
B. vị trí liên kết hidrô bị thay đổi.
C. vị trí liên kết của nhóm amin bị thay đổi.
D. vị trí liên kết photpho di-este bị thay đổi.
Câu 15: Các dạng đột biến gen làm xê dịch khung đọc mã di truyền bao gồm:
A. cả ba dạng mất, thêm và thay thế 1 cặp nu. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
C. mất 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nu.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit và mất 1 cặp nu.
Câu 16: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường.
B. ngắn hơn so với mARN bình thường.
C. dài hơn so với mARN bình thường.
D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Câu 17: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là
A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A
B. thay thế cặp G-X thành cặp T-A
C. mất cặp nuclêôtit A-T hay G-X
D. thay thế cặp A-T thành cặp G-X
Câu 18: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
C. ngay ở cơ thể mang đột biến.
D. khi ở trạng thái đồng hợp tử.
Câu 19: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
A. đột biến

B. đột biến gen.
C. thể đột biến.
D. đột biến điểm.
Câu 20: Nếu gen ban đầu có cặp nu. chứa A hiếm (A *) là A*-T, thì sau đột biến sẽ biến đổi thành
cặp
A. T-A
B. G-X
C. A-T
D. X-G
Câu 21: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì
A. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
B. làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của
gen.
C. làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
D. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Câu 22: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Câu 23: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
24


Chủ đề 3: Bài tập trắc nghiệm tính quy luật của các hiện tượng di truyền


ThS. Lê Hồng Thái

Câu 24: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường
tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen
cấu trúc này thuộc dạng
A. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80.
B. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.
C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81.
D. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.
Câu 25: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa
chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ
bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của
gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến.
Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là:
A. 179.
B. 359.
C. 718.
D. 539.
Câu 26: Trên vùng mã hóa của một gen không phân mảnh, giả sử có sự thay thế một cặp nuclêôtit
ở vị trí thứ 134 tính từ triplet mở đầu, thì prôtêin do gen này điều khiển tổng hợp bị thay đổi như
thế nào so với prôtêin bình thường?
A. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 45.
B. Prôtêin đột biến bị thay đổi axít amin thứ 44.
C. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 44.
D. Prôtêin đột biến bị mất axít amin thứ 45.
Câu 27: Đột biến điểm gồm các dạng:
A mất, thêm, thay thế và chuyển vị trí một cặp nucleotit.
B mất, thêm và thay thế một số cặp nucleotit.
C mất, thêm thay thế và chuyển vị trí một số cặp nucleotit.
D mất, thêm và thay thế một cặp nucleotit.

Câu 28: Những loại đột biến gen nào xảy ra làm thay đổi nhiều nhất số liên kết hydro của gen:
A Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
B Thêm 1 cặp A-T.
C Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
D Thêm 1 cặp G-X.
Câu 29: Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến thành phần của một bộ ba là:
A chuyển đổi vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ khác nhau.
B mất 1 cặp nuclêôtit.
C thêm 1 cặp nuclêôtit.
D thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
Câu 30: Chất 5-brôm uraxin (5-BU) gây nên dạng đột biến gen:
A Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
B Mất 1 cặp A-T hoặc G-X.
C Thêm 1 cặp A-T hoặc G-X.
D Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Câu 31: Loại đột biến gen nào xảy ra làm tăng hoặc giảm một liên kết hydro của gen:
A mất 1 cặp nucleotit.
B chuyển vị trí 1 cặp nucleotit.
C thay thế 1 cặp nucleotit khác loại.
D thêm 1 cặp nucleotit.
Câu 32: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình được gọi là:
A Thể đồng hợp trội .
B Thể đồng hợp lặn.
C Thể đột biến.
D Thể dị hợp.
Câu 33: Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào:
A ở sinh vật nhân thực đơn bào .
B ở sinh vật nhân thực đa bào.
C ở sinh vật nhân sơ.
D tất cả các loài sinh vật.

Câu 34: Loại đột biến gen được phát sinh do bắt cặp nhầm giữa các nucleotit không theo nguyên
tắc bổ sung khi ADN đang tự nhân đôi là:
A thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nucleotit khác.
B mất 1 cặp nuclêôtit.
C chuyển đổi vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit.
25


×