Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT LÍ THUYẾT MÔN SINH HỌC TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIATẬP 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.56 KB, 81 trang )

CHỦ ĐỀ 7: TIẾN HÓA
A. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA.
I. Bằng chứng cổ sinh vật học.
1.
Khái niệm và các dạng hóa thạch.
Hóa thạch là di tích của các sinh vật thuộc thời đại trước để lại trong các lớp đất
đá.
Các dạng hóa thạch:………

Hóa thạch hoa cúc

Hóa thạch sâu bọ trong hổ phách

Phương pháp xác định tuổi hóa thạch
Phương pháp xác định tuổi tương đối: Dựa vào tuổi của các lớp đấp đá chứa hóa
thạch, người ta có thể xác định được tuổi của chúng.
Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối: sử dụng đồng vị phóng xạ U235 và C14
3.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu các bằng chứng cổ sinh vật học.
Các bằng chứng cổ sinh vật học (các hóa thạch) được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp.
Căn cứ vào chúng người ta có thể chứng minh:
- Các sinh vật xuất hiện một cách liên tục theo thời gian, từ đơn giản đến phức tạp.
- Các hóa thạch được sử dụng để nghiên cứu chủng loại phát sinh sinh vật. Các loài sinh vật
đang tồn tại có sự gián đoạn về các đặc tính hình thái. Do đó đôi khi rất khó thiết lập cây chủng
loại phát sinh. Tuy nhiên, người ta lại tìm được các dạng hóa thạch ở vị trí trung gian chuyển
tiếp này. Từ đó cây chủng loại phát sinh được thiết lập và hoàn thiện
Ví dụ: Hóa thạch của loài chim cổ Achaeopteryx được coi là bằng chứng trục tiếp chứng minh
nguồn gốc chung của bò sát và chim.
2.
-


II. Bằng chứng giải phẫu học so sánh:
1


Giải phẫu học so sánh là môn khoa học nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu của sinh vật thuộc
các loài khác nhau từ đó xác định được quan hệ nguồn gốc giữa chúng và thiết lập cây chủng
loại phát sinh.
1. Cơ quan tương đồng.
- Cơ quan tương đồng(cơ quan cùng nguồn): Là những cơ quan thuộc các cá thể của các loài
khác nhau nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát
triển phôi.
Ví dụ 1: Gai cây xương rồng, tua cuốn cây Đậu Hà Lan, ấm và nắp ấm của cây nắp ấm đều có
nguồn gốc từ lá, nằm ở các vị trí của lá nhưng có hình thái khác nhau do thực hiện các chức
phận khác nhau.
Ví dụ 2: Xương chi trước các động vật có xương sống khác nhau về chi tiết nhưng lại giống
nhau về cấu trúc đại thể (đều có cấu tạo kiểu chi năm ngón). Các biến đổi về chi tiết là do thích
nghi với điều kiện môi trường sống khác nhau.
-

Cơ sở: Sự giống nhau về cấu trúc giữa các loài sinh vật là do chúng thừa hưởng
vốn gen từ tổ tiên chung. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều khác biệt về chi tiết do trong
quá trình tiến hóa, vốn gen đó không được truyền lại một cách nguyên vẹn mà có sự
biến đổi do đột biến, do sự tái tổ hợp của các gen. Những biến đổi thích nghi sẽ được
chọn lọc tự nhiên tích lũy qua thời gian.
Ý nghĩa: Cơ quan tương đồng chứng minh cho hiện tượng tiến hóa phân ly. Đó là
trường hợp hai loài có chung nguồn gốc nhưng do sống trong các điều kiện môi trường
khác nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo hướng không giống nhau nên đã tích lũy các
đặc điểm thích nghi theo hướng khác nhau, từ đó dẫn tới những khác biệt về chi tiết giữa
chúng.
2. Cơ quan thoái hóa.

Cơ quan thoái hoá là cơ quan vốn rất phát triển ở loài tổ tiên nhưng nay bị tiêu
giảm do không còn thực hiện chức năng.
Ví dụ: ruột thừa ở người vốn là ruột tịt rất phát triển ở các loài thú, nếp thịt ở
khoé mắt người là di tích của mí mắt thứ ba ở chim và bò sát.
-

2


Sự hình thành cơ quan thoái hóa là do một đột biến nào đó làm ảnh hưởng tới chức năng của
gen. Do đó ảnh hưởng tới sự biểu hiện của tính trạng do gen quy định.
- Thực chất cơ quan thoái hoá là cơ quan tương đồng.
- Ý nghĩa: Cơ quan thoái hoá là bằng chứng phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
3. Cơ quan tương tự.
- Định nghĩa: Cơ quan tương tự là cơ quan thuộc các loài khác nhau, khác nhau về nguồn gốc
trong quá trình phát triển phôi, nhưng do thực hiện cùng chức năng nên có đặc điểm về hình
thái tương tự nhau.
- Ví dụ: Mang cá và mang tôm.
- Ý nghĩa : chứng minh cho hiện tượng đồng quy tính trạng. Đó là hiện tượng hai loài khác nhau
về nguồn gốc nhưng có hình thái tương tự nhau do sống trong điều kiện môi trường giống
nhau.
- Ví dụ : Nhiều loài thú có túi ở châu Úc có nhiều loài có đặc điểm tương tự với một số loài thú
có nhau ở các châu lục khác.
III. Bằng chứng phôi sinh học so sánh
- Phôi sinh học so sánh là môn khoa học nghiên cứu và so sánh sự phát triển phôi của các loài
sinh vật từ đó xác định quan hệ nguồn gốc giữa chúng.
1. Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi:
- Ví dụ: quá trình phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống: cá, kì nhông, rùa, gà
và người:
-


-

Kết luận (2 định luật của C.M.Berơ):
+ Định luật 1: Trong quá trình phát triển phôi các tính trạng chung xuất hiện sớm hơn các tính
trạng riêng.
+ Định luật 2: Các cấu tạo ít chung nhất bắt nguồn từ các cấu tạo chung nhất và cứ như thế cho
tới khi các tính trạng riêng biệt nhất được thể hiện.

3


-

2.
-

1.
a.
-

b.

c.
-

d.
2.
-


-

-

Ý nghĩa: Định luật của Berơ được sử dụng trong việc xác định quan hệ họ hàng giữa các loài:
Sự giống nhau càng nhiều và càng kéo dài trong các giai đoạn muộn của sự phát triển phôi thì
chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần gũi.
Định luật phát sinh sinh vật của Haeckel và Muller.
Nội dung: Sự phát triển cá thể lặp lại một cách rút gọn lịch sử phát triển của loài.
Ví dụ: Qúa trình phát triển phôi người.
Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa sự phát triển cá thể với sự phát sinh chủng loại từ đó vận
dụng để xác định quan hệ nguồn gốc giữa các loài.
IV. Bằng chứng địa lý sinh vật học
Đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa.
Giả thuyết về nguồn gốc của các khu hệ động thực vật.
Giả thuyết trôi dạt lục địa:
+ Theo giả thuyết này, vào đại Cổ sinh, các lục địa còn nối liến nhau tạo thành một siêu lục địa.
Sau đó, do sự đứt gãy và di chuyển của các phiến kiến tạo mà các lục địa dần tách nhau và hình
thành các lục địa như ngày nay.
+ Hạn chế: Chưa giải thích được sự hình thành Thái Bình Dương và có thể có các dãy núi ngầm
trong đại dương ngăn cản sự di chuyển của các lục địa.
Hệ động thực vật ở vùng Cổ Bắc và Tân Bắc
+ Hệ động thực vật ở hai vùng Cổ Bắc và Tân Bắc về căn bản là giống nhau, nhưng ở mỗi vùng
đều có những loài đặc hữu.
+Giải thích: Do sự nối liền sau đó là tách ra của hai vùng Cổ Bắc và Tân Bắc.
Hệ động thực vật ở vùng lục địa Úc.
Hệ động thực vật ở lục địa Úc có nhiều nét khác biệt về cơ bản so với các lục địa khác với
nhiều loài đặc hữu: thú bậc thấp,bạch đàn, keo,…
Giải thích: Do sự tách rời của lục địa Úc khỏi các lục địa khác vào cuối đại Trung sinh. Sau đó
ở mỗi vùng hình thành các loài đặc hữu.

Ví dụ: Thú có túi được hình thành ở vào đại Trung Sinh. Cuối đại này, hai lục địa Úc và Á tách dời
nhau. Ở lục địa Á hình thành thú có nhau lấn át sự phát triển của thú có túi, ở lục địa Úc không
xuất hiện thú có nhau nên thú có túi vẫn tồn tại ở lục địa này cho đến ngày nay.
Kết luận:
Đặc điểm của hệ động thực vật thuộc mỗi vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh
thái của mỗi vùng mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi vùng đó vào thời điểm nào.
Điều kiện tự nhiên giống nhau không quyết định sự giống nhau giữa các sinh vật mà chủ yếu
do chúng có chung nguồn gốc.
Hệ động thực vật trên các đảo.
Đảo lục địa:
+ Do một phần của lục địa tách ra do một nguyên nhân địa chất nào đó, cách với đất liền một
eo biến
+ Khi mới hình thành, hệ động thực vật của đảo lục địa giống với lục địa liền kề. Sau đó do sự
khác biệt về điều kiện tự nhiên nên đã hình thành thêm nhiều dạng đặc hữu.
+ Có độ đa dạng cao hơn so với đảo đại dương.
Đảo đại dương:
+ Được hình thành do một phần đáy biển được nâng cao và chưa bao giờ có sự liên hệ trực tiếp
với đại lục.
+ Khi mới hình thành thì các đảo đại dương chưa hề có sinh vật. Sau đó là cơ sự di cư của các
sinh vật từ các vùng liền kề đến (thường là các loài có khả năng vượt biến). Sau đó từ các loài
này hình thành các loài sinh vật đặc hữu.
+ Có độ đa dạng kém hơn so với đảo lục địa nhưng có tỉ lệ loài đặc hữu cao hơn.
Hệ động thực vật trên các đảo thường giống với các đảo và lục địa liền kề hơn là với các đảo và
lục địa ở xa nhưng có cùng điều kiện khí hậu, địa chất.
V. Bằng chứng tế bào học
4


-


-

-

-

-

-

Nội dung học thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc chung của sinh giới:
+ Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ các tế bào.
+ Mọi tế bào đều được sinh ta từ những tế bào trước đó.
+ Mọi tế bào đều thể hiện đầy đủ các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống.
Sự giống và khác nhau của tế bào vi khuẩn, sinh vật cổ và sinh vật nhân chuẩn.
Giả thuyết nội cộng sinh về nguồn gốc của ty, lạp thể trong tế bào nhân chuẩn.
Sự giống và khác nhau của tế bào động vật và thực vật.
- Sự phân bào là cơ sở của sinh trưởng và phát triển
VI. Bằng chứng sinh học phân tử.
Cơ sở phân tử chủ yếu của sự sống là các đại phân tử hữu cơ: axit nucleic, protein và các
polyphotphat. Trong đó cơ sở vật chất của tính di truyền và biến dị là ADN và ARN.
ADN của các loài khác nhau đều được cấu tạo bởi 4 loại nuclêôtid A, T, G, X. Mỗi phân tử
ADN đều đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotid.
Mỗi phân tử protein được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axitamin
và cấu trúc không gian của phân tử. Có vô số phân tử AND khác nhau nhưng chỉ được cấu tạo
từ 20 loại axxitamin.
Hai loài có quan hệ các gần gũi thì trình tự nucleotid trên AND, và trình tự axit amin trên chuỗi
polypeptid càng giống nhau. Do đó có thể xác định quan hệ gần gũi giữa hai loài bằng cách xác
định độ tương đồng trong cấu trúc AND và protein.
Tính thống nhất của sinh giới còn thể hiện ở mã di truyền. Mã di truyền là thống nhất trong cả

sinh giới.
B. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
A. LÍ THUYẾT
I. THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN
1. Học thuyết Lamac
a. Cống hiến của Lamac
- Quan niệm về tiến hóa: “Tiến hóa là sự phát triển kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đên
phức tạp”
- Xây dựng có tính hệ thống về học thuyết tiến hóa
Vấn đề
Các nhân tố tiến hóa
Cơ chế tiến hóa
Hình thành đặc điểm thích nghi

Hình thành loài mới
Chiều hướng tiến hóa

Nội dung
- Thay đổi của điều ngoại cảnh.
- Thay đổi tập quán hoạt động (ở ĐV).
Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay
tập quán hoạt động (Những biến đổi cơ thể trên cơ thể sinh vật do tác động của hay
tập quán hoạt động đều được di truyền cho thế hệ sau).
- Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời. Các cá thể
cùng loài phản ứng giống nhau trước sự thay đổi từ từ của ngoại cảnh, không có bị
đào thải.
Dưới tác dụng của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian, những
biến đổi nhỏ tích lũy thành những biến đổi lớn hình thành loài mới. Trong lịch sử tiến
hóa sinh giới không có loài nào bị đào thải
Nâng cao trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.


- Lamac đã chứng minh rằng sinh giới, kể cả loài người, là sản phẩm của một quá trình phát
triển liên tục, từ đơn giản đến phức tạp
b. Hạn chế
- Lamac chưa phân biệt biến dị di truyền với biến dị không di truyền
- Chưa thành công trong việc giải thích hình thành các đặc điểm thích nghi và sự hình thành
loài mới
5


2. Học thuyết của Đacuyn
a. Cống hiến của Đacuyn
* Đưa được biến dị cá thể và biến dị xác định (phân biệt biến dị di truyền và biến dị
không di truyền)
Biến dị cá thể
- Những đặc điểm sai khác của các cá thể phát sinh trong
quá trình sinh sản (biến dị cá thể) và các biến dị này có thể
di truyền được cho đời sau.

Biến dị xác định
- Tác động trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt
động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo
một hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh

- Biến dị phát sinh vô hướng
- Có ý nghĩa lớn cho tiến hóa

- Biến dị phát sinh theo một hướng xác định
- Ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.


* Đưa ra được thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
- Chọn lọc là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật như điều kiện
khí hậu bất lợi, kẻ thù tiêu diệt, đối thủ cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở, chi phối sự phát triển sinh
vật thông qua sự đấu tranh sinh tồn đào thải những dạng kém thích nghi
Vấn đề
Tiến hành
Đối tượng
Nguyên nhân
Nguyên liệu của chọn
lọc
Động lực của chọn lọc

Nội dung

Thời gian
Kết quả

Vai trò của CL

CLTN
- Môi trường sống
- Các sinh vật trong tự nhiên
- Do điều kiện môi trường sống khác nhau
và luôn luôn biến đổi

CLNT
- Do con người
- Các vật nuôi và cây trồng
- Do nhu cầu khác nhau của con người


Tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Đấu tranh sinh tồn của sinh vật
- Những cá thể thích nghi với môi trường
sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao
dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các
cá thể kém thích nghi với môi trường sống
thì ngược lại. (Đào thải các biến dị bất
lợi, tích luỹ các biến dị có lợi phù hợp
với mục tiêu của)
- Tương đối dài
- Sự tồn tại những cá thể trong quần thể
thích nghi với hoàn cảnh sống.
- Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc
độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng
lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính
trạng, dẫn tới hình thành niều loài mới qua
nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.

Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người.
- Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người
sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số
lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù
hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại. (Đào
thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi
cho sinh vật)
- Tương đối ngắn
- Hình thành quần thể vật nuôi, cây trồng phát triển

theo hướng có lợi cho con người.
- Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ
biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.
- Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng
đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con
người.

* Hình thành nên học thuyết
Vấn đề
Các nhân tố tiến hóa

Thuyết Đacuyn
- Biến dị, di truyền, CLTN.
- Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác
Cơ chế tiến hóa
động của chọn lọc tự nhiên.
- Đào thải các biến dị bất lợi, tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác
Hình thành đặc điểm thích
dụng của CLTN. Đào thải là mặt chủ yếu. Tồn tại những cá thể
nghi
thích nghi nhất
- Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới
Hình thành loài mới
tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn
gốc chung.
Chiều hướng tiến hóa
- Ngày càng đa dạng.
6



- Tổ chức ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lý.

* Nêu lên được nguồn gốc các loài.
* Giải thích được sự thích nghi của sinh vật và đa dạng của sinh giới.
b. Hạn chế
+ Chưa nêu được nguyên nhân phát sinh biến dị cũng như cơ chế di truyền các biến dị.
+ Chưa nêu được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình hình thành loài.
III. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP
a. Cống hiến
* Đưa ra được quan niệm tiến hóa:

Vấn đề phân biệt
Nội dung
Quy mô, thời gian
Phương
nghiên cứu

pháp

Tiến hóa nhỏ
Là quá trình biến đổi tần số alen và
thành phần kiểu gen của quần thể gốc
đưa đến hình thành loài mới.
Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời
gian lịch sử tương đối ngắn.
Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Tiến hóa lớn
Là quá trình hình thành các đơn vị

trên loài như: chi, họ, bộ, lớp,
ngành.
Quy mô lớn, thời gian địa chất rất
dài.
Thường được nghiên cứu gián tiếp
qua các bằng chứng tiến hoá.

* Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể vì
- Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên: Mỗi quần thể gồm các cá thể có kiểu gen khác nhau về
kiểu gen, giao phối tự do tạo ra những thể dị hợp có sức sống cao, có tiềm năng thích nghi với
môi trường. Giữa các quần thể cùng loài không có sự cách li về mặt sinh sản.
- Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất: trong quần thể nổi bật mối lên là mối quan hệ sinh sản
đảm bảo cho quần thể tồn tại theo thời gian và không gian.
- Quần thể là nơi diễn ra tiến hóa nhỏ: dấu hiệu của sự tiến hóa là sự thay đổi tần số alen và tần
số kiểu gen của quần thể
* Bổ sung thuyết tiến hóa trung tính của Kimura
Vấn đề
Thuyết Kimura
Nguyên nhân tiến hóa
- Phát sinh các đột biến trung tính
- Các đột biến trung tính được giữ lại một cách ngẫu nhiên không
Cơ chế tiến hóa
liên quan đến CLTN
- Diễn ra ở mức phân tử, ở mức này tốc độ diễn ra nhanh hơn làm
Phương thức tiến hóa
đa dạng các phân tử prôtêin
- Sự đa hình cân bằng của QT. Trong quần thể không có sự thay thế
Giải thích
một alen này bằng một alen khác mà ưu tiên duy trì sự tồn tại thể dị
hợp tử trong quần thể

* Phát hiện được các nhân tố tiến hóa và vai trò của chúng trong tiến hóa của sinh giới:
Đột biến
- Vai trò: Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa vì qua đột biến gen làm
phát sinh nhiều alen mới, qua giao phối sẽ tạo nhiều kiểu gen khác nhau làm phát sinh biến dị
tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến quá vì so với đột biến NST thì
đột biến gen ít ảnh hưởng đến sức sống
7


- Tần số đột biến đối với từng gen thì rất nhỏ khoảng 10 6 đến 10-4, nhưng mỗi loài có số lượng
gen rất lớn không đột biến gen này thì đột biến gen khác nên mỗi thế hệ số giao tử mang gen
đột biến rất lớn
- Đa số đột biến là có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong kiểu gen, giữa
kiểu gen với môi trường. Tuy nhiên, đa số đột biến là đột biến gen lặn và trong quần thể nó tồn
tại ở thể dị hợp tử nên không biểu hiện ra kiểu hình gây hại, qua giao phối các gen lặn tổ hợp
lại ở thể đồng hợp mới biểu hiện kiểu hình gây hại
- Đột biến có thể làm thay đổi tần số alen sẵn có hoặc làm phát sinh alen mới làm cho vốn gen
của quần thể thêm đa dạng phong phú
Di nhập gen
- Là sự phát tán gen từ quần thể này sang quần thể khác (nhập cư, hoặc giao phối giữa các cá
thể ở vùng đệm của hai quần thể)
- Vai trò: có thể làm thay đổi tần số tần số alen, hoặc làm cho vốn gen của quần thêm phong
phú
Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị
hợp
- Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau trong quần thể
- Nhưng tần số tương đối của alen không thay đổi
- Giao phối ngẫu nhiên không ngẫu nhiên không là nhân tố tiến hóa nhưng nhờ đó tạo ra biến dị

tổ hợp làm sinh vật đa dạng phong phú là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa
CLTN
- Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong
quần thể
- CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu
gen của quần thể.
- Dưới tác động của CLTN tần số alen có lợi trong quần thể được tăng lên trong quần thể.
CLTN làm cho tần số alen của quần thể biến đổi theo một hướng xác định.
- CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng lẻ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, CLTN
không chỉ tác động đồi với từng cá thể riêng lẻ mà tác động mà còn đối với cả quần thể
+ CL cá thể: đảm bảo sự sống sót và sinh sản những cá thể có nhiều đặc điểm có lợi
+ CL quần thể: hình thành những biến dị tương quan giữa các cá thể trong quần thể để đảm
bào sự sống sót và tồn tại của quần thể theo không gian và thời gian
VD: Tổ ong có ong chúa đẻ trứng, ong thợ kiếm ăn và xây tổ, ong đực làm nhiệm vụ giao phối
với ong chúa
Các yếu tố ngẫu nhiên
- Tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu
nhiên nào đó (biến động di truyền, phiêu bạt di truyền)
- Nguyên nhân
+ Do xuất hiện cản địa lí: như sông, núi….
+ Do một nhóm cá thể đi lập quần thể
+ Một số tai họa thiên tai bất ngờ…
+ Quần thể mới được hình thành từ một quần thể lớn vào thời điểm số lượng cá thể đã giảm
sút vào thế “cổ chai” chỉ một số ít sống sót ngẫu nhiên
- Vai trò
+ Biến động di truyền đào thải cả những alen có lợi hoặc có hại trong quần thể
+ Làm biến đổi mạnh mẽ đối với quần thể có kích thước nhỏ
Vấn đề


Vai trò trong tiến hoá
8


Tạo nên nhiều alen mới và là nguồn phát sinh các BD di truyền do đó
Đột biến
ĐB cung cấp nguồn BD sơ cấp cho quá trình tiến hóa(ĐBG là nguồn
nguyên liệu chủ yếu).
Giao phối không Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tỉ
ngẫu nhiên
lệ thể dị hợp và tăng dần thể đồng hợp.
Định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần
CLTN
số tương đối của các alen(tùy thuộc vào chọn lọc chống alen trội hay
alen lặn) trong quần thể.
Làm thay đổi tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới vốn gen
Di nhập gen
của quần thể.
Các yếu tố ngẫu Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen, gây ảnh hưởng lớn tới
nhiên
vốn gen của quần thể.
* Hoàn thiện và phát triển quan niệm của Đacuyn về CLTN
Vấn đề phân biệt
Quan niệm của Đacuyn
Quan niệm hiện đại
- Biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng Đột biến và biến dị tổ hợp (thường
của điều kiện sống và của tập biến chỉ có ý nghĩa gián tiếp).
Nguyên liệu của
quán hoạt động.
CLTN

- Chủ yếu là các biến dị cá thể
qua quá trình sinh sản.
Cá thể.
- Cá thể.
Đơn vị tác động của
- Ở loài giao phối, quần thể là đơn
CLTN
vị cơ bản.
Phân hóa khả năng sống sót giữa Phân hóa khả năng sống sót và
Thực chất tác dụng
các cá thể trong loài.
sinh sản của các cá thể trong quần
của CLTN
thể.
Sự sống sót của những cá thể Sự phát triển và sinh sản ưu thế
thích nghi nhất.
của những kiểu gen thích nghi
Kết quả của CLTN
hơn. Hình thành nên quần thể
thích nghi
Là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, Nhân tố định hướng sự tiến hóa,
xác định chiều hướng và tốc độ quy định chiều hướng nhịp điệu
biến của sinh vật trong tự nhiên
thay đổi tần số tương đối của các
Vai trò của CLTN
alen, tần số các kiểu gen, tạo ra
những tổ hợp alen đảm bảo sự
thích nghi với môi trường.
* Hoàn chỉnh quan niệm về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và cho rằng:
+ Chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và CLTN.

• Vai trò của quá trình đột biến là cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc
• Vai trò của giao phối là phát tán đột biến có lợi, tạo tổ hợp gen thích nghi
• Vai trò của quá trình CLTN làm tăng tần số của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích
nghi
+ Nếu cá thể có những đặc điểm thích nghi nhưng không có khả năng sinh sản thì không có ý
nghĩa về mặt tiến hóa, do vậy quá trình hình thành đặc điểm thích nghi là quá trình làm tăng số
lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi → QT thích nghi.
+ Mỗi đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ mang tính hợp lí tương đối:
• Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong một hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý
nghĩa trong hoàn cảnh đó.
9


• Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay

thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.
• Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng xảy ra
→ Chọn lọc tự nhiên tác động không ngừng → do đó các đặc điểm thích nghi luôn thay
đổi và liên tục được hoàn thiện, các sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý
hơn những sinh vật xuất hiện trước.
* Hoàn chỉnh quan niệm về loài và cơ chế hình thành loài mới :
+ Khái niệm về loài sinh học: Loài là một hoặc một nhóm quần thể có những tính trạng
chung về hình thái, sinh lí (1), có khu phân bố xác định (2), các cá thể có khả năng giao
phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản
với các nhóm quần thể thuộc loài khác (3); Ở các loài sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính
sinh, tự phối thì “loài” chỉ mang 2 đặc điểm (1) & (2).
+ Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc
• Tiêu chuẩn hình thái: hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái, áp dụng cho
động vật, thực vật
• Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái: có khu phân bố riêng biệt hoặc trung nhau nhưng thích

nghi sinh thái khác nhau, áp dụng cho động vật và thực vật
• Tiêu chuẩn sinh lí-sinh hóa: áp dụng chủ yếu cho vi khuẩn
• Tiêu chuẩn cách li sinh sản
+ Nêu được vai trò của các dạng cách li đặc biệt trong quá trình hình thành loài mới:
• Vai trò cách lí: Ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể trong quần thể bị chia cắt, làm
phân hóa vốn gen của quần thể bị chia cắt do tác động của các nhân tố tiến hóa gây ra,
lâu dần cách li sinh sản tạo nên loài mới.
• Các hình thức cách li: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử
 Cách li trước hợp tử: Ngăn sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. Như cách li đại
lí, cách li sinh thái, cách li tập tính, cách li cơ học
 Cách li sau hợp tử: Hợp tử bị hư hại hoặc hợp tử không phát triển thành cơ thể
mới
+ Cơ chế hình thành loài:
• Hình thành loài là quá trình cải biến cấu trúc di truyền của QT theo hướng thích nghi,
tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
• Các phương thức hình thành loài mới: Hình thành loài khác khu vực địa lí (hình
thành loài bằng cách li địa lí); Hình thành loài cùng khu vực địa lí (hình thành loài
bằng cách li sinh thái, hình thành loài bằng cách li tập tính, hình thành loài bằng cơ
chế lai xa và đa bội hóa. .
• Hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
* Bắt đầu làm rõ những nét riêng của tiến hóa lớn.
- Phân li tính trạng: CLTN có thể tích lũy theo các hướng khác nhau. Những biến dị nào có lợi
sẽ được tích lũy tăng cường. Những dạng trung gian kém thích nghi sẽ bị đào thải. Kết quả là từ
một dạng ban đấu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên.
CLTN qua thời gian lâu dài hình thành nên loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành.
- Đồng qui tính trạng: Một số loài thuộc nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau
nhưng vì sống trong điều kiện khác nhau nên CLTN theo cùng hướng
- Chiều hướng tiến hóa của sinh giới: ngày càng đa dạng phong phú, tổ chức ngày càng cao,
thích nghi ngày càng hợp lí
- Chiều hướng tiến hóa từng nhóm loài: tiến bộ sinh học, thoái bộ sinh học, kiên định sinh học.

C. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG
1.TIẾN HÓA HÓA HỌC
1.1. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ:
10


-

- Theo ông Oparin (Nga) và Haldane (Anh), 1920, đã độc lập nhau cùng đưa ra giả thuyết cho
rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên trái đất có thể được xuất hiện bằng con đường
hóa tổng hợp từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa…
- Ông Miller và Urây, 1953, đã làm thí nghiệm kiểm chứng: Tạo ra môi trường có thành phần
hóa học giống khí quyển của trái đất nguyên thủy trong bình thuỷ tinh. Hỗn hợp khí CH 4, NH3,
H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt 1 tuần lễ. Kết quả các ông đã
thu được 1 số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin, nuclêôtit….
1.2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ:
- Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi
polipeptit đơn giản trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ, ông Fox và các cộng sự vào năm 1950
đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ từ 150 0C đến 1800C và
đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn (gọi là prôtêin nhiệt).
Kết luận: Các đơn phân tử kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.
1.3. Sự xuất hiện cơ chế tự nhân đôi:
1.3.1. ADN có trước hay ARN có trước?
- Một số bằng chứng đã chứng minh ARN có thể tự nhân đôi không cần enzim nên ARN tiến
hóa trước ADN.
- ARN có khả năng tự nhân đôi, CLTN sẽ chọn các phân tử ARN có khả năng tự sao tốt, có
hoạt tính enzim tốt làm vật liệu di truyền.
- Về sau ADN xuất hiện đảm nhiệm là vật chất di truyền, protêin làm nhiệm vụ enzim, ARN
làm khuôn dịch mã.
1.3.2. Hình thành cơ chế dịch mã:

- ARN là khuôn để các axit amin liên kết nhau tạo thành chuỗi polipeptit.
2. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC:
- Các đại phân tử: lipit, protêin, a. nucleic … xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau thì
các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp
các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Các giọt này chịu sự tác động của
CLTN sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
- Các tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và
năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp thì
được giữ lại và nhân rộng.
- Bằng thực nghiệm các nhà khoa học cũng đã tạo được các giọt gọi là lipôxôm khi cho lipit
vào trong nước cùng với một số các chất hữu cơ khác nhau. Lipit đã tạo nên lớp màng bao lấy
các hợp chất hữu cơ khác và một số lipôxôm cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự
sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Ngoài ra các nhà khoa học cũng tạo
được các giọt côaxecva có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc ổn định trong dung
dịch.
3. TIẾN HÓA SINH HỌC
- Sau khi các tế bào nguyên thuỷ được hình thành thì quá trinh tiến hoá sinh học tiếp diễn, dưới
tác động của các nhân tố tiến hoá đã tạo ra các loài sinh vật như ngày nay. Tế bào nhân sơ (cách
đây 3,5 tỉ năm), đơn bào nhân thực (1,5 – 1,7 tỉ năm), đa bào nhân thực (670 triệu năm)
4. SINH VẬT QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
4.1. Các đại địa chất.
Căn cứ vào các biến đổi lớn về địa chất khí hậu và các hóa thạch điển hình người ta chia lịch sử
sự sống thành 5 Đại: Đại Thái cổ → Đại Nguyên sinh → Đại Cổ sinh → Đại Trung sinh →
Đại Tân sinh. Mỗi Đại lại chia thành những kỉ, mỗi kỉ mang tên một loại đá điển hình cho lớp
đất thuộc kỉ đó hoặc tên của địa phương lần đầu tiên nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó.
Ví dụ:
* Đại Cổ sinh được chia thành 6 kỉ:
Kỉ Cambri: Tên cũ của xứ Wales ở Anh.
11



-

Kỉ Ocđôvic:
Kỉ Silua : tên một tộc người sống ở xứ Wales
Kỉ Đêvôn : Devonshie là một quận ở Anh.
Kỉ Than đá : Than đá là hóa thạch chủ yếu.
Kỉ Pec mơ : Tên của miền peron ở phía tây dãy Uran.
* Đại Trung sinh được chia thành 3 kỉ:
Kỉ Tam điệp: Hệ đá của kỉ này chia thành 3 lớp.
Kỉ Jura : dãy núi Jura ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ
Kỉ Phấn trắng : Lớp đá có phấn trắng, hình thành từ vỏ của Trùng lỗ
4.2. Nét đặc trưng của các Đại địa chất:
* Đại Thái cổ
- Nét đặc trưng của Đại này là sự sống đã phát sinh ở mức chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào
nhân sơ (Vi khuẩn) và tập trung dưới nước.
* Đại Nguyên sinh
- Sự sống đã phát triển từ VK → Nhân thực, Tảo → ĐV cổ → ĐV KX → làm biến đổi thành
phần khí quyển (tích lũy O2 do hoạt động quang hợp của VK lam, Tảo) hình thành sinh quyển.
Sự sống vẫn tập trung dưới nước.
* Đại Cổ sinh : Là đại chinh phục đất liền của thực vật, động vật.
* ĐạiTrung sinh: Là đại phồn thịnh của cây Hạt trần và Bò sát.
* Đại Tân sinh: Là đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú. Đặc biệt là sự xuất hiện
của loài người.
4.3. Một số sự phát sinh sinh vật chủ yếu
- Phát sinh thực vật kỷ Ocđôvic
- Phát sinh lưỡng cư côn trùng kỷ Đêvôn
- Phát sinh bò sát, thực vật có hạt kỷ Cacbon
- Phát sinh thực vật có hoa kỷ Krêta
- Phát sinh vượn người kỷ Thứ ba

- Phát sinh loài người kỷ thứ Tư
5. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH SỰ SỐNG
Sự phát sinh

Các giai đoạn

Đặc điểm cơ bản
Quá trình phức tạp hoá các hợp chất cacbon:



Tiến hoá hoá
học

C



CH



CHO

Phân tử đơn giản
(ADN).

Sự sống
Tiến hoá tiền
sinh học

Tiến hoá SH
Người tối cổ

Người cổ
Loài người
Người hiện đại

CHON



phân tử phức tạp




đại phân tử

đại phân tử tự tái bản



Hệ đại phân tử

tế bào nguyên thuỷ






Từ tế bào nguyên thuỷ
tế bào nhân sơ
tế bào nhân thực.
Hộp sọ 450 – 750 cm3, đứng thẳng, đi bằng hai chân sau.
Biết sử dụng công cụ (cành cây, hòn đá, mảnh xương thú) để tự vệ.
- Homo habilis (người khéo léo): hộp sọ 600 – 800 cm 3, sống thành đàn, đi thẳng
đứng, biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.
- Homo erectus (người thẳng đứng): hộp sọ 900 – 1000 cm 3, chưa có lồi cằm, dùng
công cụ bằng đá, xương, biết dùng lửa.
- Homo neanderthalensis: hộp sọ 1400 cm 3, có lồi cằm, dùng dao sắc, rìu mũi nhọn
bằng đá silic, tiếng nói khá phát triển, dùng lửa thông thạo. Sống thành đàn. Bước
đầu có đời sồn văn hoá.
- Homo sapiens: Hộp sọ 1700 cm 3, lồi cằm rõ, dùng lưỡi rìu có lỗ tra cán, lao có
ngạnh móc câu, kim khâu. Sống thành bộ lạc, có nền văn hoá phức tạp, có mầm
móng mĩ thuật và tôn giáo.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
12


1. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái
tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng
khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 2. Cơ quan tương tự là những cơ quan

A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái
tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B.sự tiến hoá đồng quy.
C.sự tiến hoá song hành.
D.phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A.sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C.sự tiến hoá song hành.
D.nguồn gốc chung.
Câu 5. Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các lòai sống trên cạn hiện nay
đều có chung nguồn gốc từ các lòai sống ở môi trường nước?
A.Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
B.Phôi đều trải qua giai đọan có khe mang.
C. Bộ não thành 5 phần như não cá.
D. Phôi đều trải qua giai đọan có dây sống.
Câu 6. Cơ quan thóai hóa là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B. biến mất hòan tòan.
C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng.
D. thay đổi cấu tạo.
Câu 7. Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các
lòai về
A.cấu tạo trong của các nội quan.
B.các giai đọan phát triển phôi thai.

C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. sinh học và biến cố địa chất.
Câu 8. Bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các
lòai về
A.cấu tạo trong của các nội quan.
B.các giai đọan phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit.
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 9. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau
chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 10. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ
chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí - sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 11. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn
gốc chung của sinh giới thuộc
A. bằng chứng giải phẫu so sánh.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học.
D. bằng chứng sinh học phân tử.
13


Câu 12. Bằng chứng địa lí – sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là

A.sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau.
B. sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí.
C. trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.
D. sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau.
Câu 13. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của lòai.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D.thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 14. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. bằng chứng địa lí sinh vật học.
B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng giải phẩu học so sánh.
D. bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 15. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc
chức năng bị tiêu giảm .
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng .
Câu 16 . Hai cơ quan tương đồng là
A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 17. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác
nhau phản ánh
A. nguồn gốc chung của sinh giới
B. sự tiến hóa phân li
C. ảnh hưởng của môi trường

D. mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài
Câu 18. Bằng chứng tiến hoá không chứng minh các sinh vật có nguồn gốc chung là
A. cơ quan thoái hoá
B. sự phát triển phôi giống nhau
C. cơ quan tương đồng
D. Cơ quan tương tự
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống
nhau là giúp cơ thể bay.
B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực
hiện chức năng khác nhau.
C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan
tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của
thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.
Câu 20 :
1.Quần đảo Galapagot trong 48 loài thân mềm có 41 loài địa phương.
2. Thú có túi ở Oxtraylia.
3. Quần đảo Galapagot có điều kiện sinh thái phù hợp, nhưng không có loài lưỡng cư nào.
4. Hệ động vật ở đảo đại dương nghèo hơn đảo lục địa.
5. Chuột túi, sóc túi ở Oxtraylia có hình dáng giống với chuột, sóc nhau thai ở Châu Á
Hiện tượng nào thể hiện tiến hóa hội tụ ( đồng qui )
A. 1.
B. 2, 3.
C. 4, 5.
D. 5.
Câu 21: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số
lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ
hàng giữa các
14



loài sinh vật. Đây là bằng chứng :
A. Sinh học phân tử B. Giải phẫu so sánh
C. Phôi sinh học D. Địa lí sinh vật học.
Câu 22: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?
A. Cánh bướm và cánh dơi
B. Tay người và vây cá
C. Tay người và cánh dơi
D. Cánh dơi và cánh ong mật.
Câu 23: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do:
A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài
B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau
D. Thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 24: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài, người ta không dựa vào:
A. Sự so sánh các cơ quan tương tự.
B. Sự so sánh các cơ quan tương đồng.
C. Các bằng chứng phôi sinh học.
D. Các bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 25: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay
đều có chung nguồn gốc từ các loài sống trong môi trường nước?
A. Phôi cá, kì giông, rùa, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang.
B. Não bộ hình thành 5 phần như não cá.
C. Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có đuôi.
D. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
Câu 26: Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh:
A. Nguồn gốc chung của chúng.
B. Sự tiến hóa đồng quy.
C. Ảnh hưởng của môi trường.

D. Tiến hóa thích ứng.
Câu 27: Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng như nhau là:
A. Cơ quan tương tự.
B. Cơ quan tương đồng.
C. Cơ quan thoái hóa.
D. Hiện tượng lại tổ.

15


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 28: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác
nhau:
A. Phản ánh sự tiến hóa phân li.
B. Phản ánh ảnh hưởng của môi trường sống.
C. Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.
D. Phản ánh mức độ quan hệ giữa các nhóm loài.
2. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA CỔ ĐIỂN
Câu 1.Theo Lamac nguyên nhân tiến hoá là do
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài
biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên
Câu 2.Theo Lamác cơ chế tiến hoá là sự di truyền các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt
động.
Câu 3.Theo Lamác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 4. Theo quan điểm Lamác, hươu cao cổ có cái cổ dài là do
A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi.
B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
C. kết quả của chọn lọc tự nhiên.
D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động.
Câu 5: Quan niệm của Lamac về biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù
hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại?
A. Thường biến.
B. Biến dị.
C. Đột biến.
D. Di truyền.
Câu 6: Theo Lamac, nguyên nhân tiến hóa của sinh vật là:
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động của động vật.
C. Sự tích lũy các đột biến trung tính.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào sinh vật, không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
Câu 7. Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi
trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng
A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch
sử không có loài nào bị đào thải.
B. những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của
động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.

C. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại
cảnh mới.
D. mọi các thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh
mới và trãi qua quá trình lịch sử lâu dài, các biến đổi đó trở thành các đặc diểm thích nghi.
Câu 8. Theo Lamac thì xu hướng tiến hoá chung của sinh giới là
A. nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.
B. ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Trang 16


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

A.
B.
C.
D.

ThS. Lê Hồng Thái

C. thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường.
D. cơ thể sinh vật biến đổi theo ngoại cảnh.
Câu 9: Những nội dung nào dưới đây không thuộc học thuyết tiến hóa của Lamac:
A. Điều kiện ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm
cho sinh vật biến đổi.
B. Ngoại cảnh biến đổi chậm chạp nên sinh vật biến đổi kịp thời để thích nghi.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, từ đó hình thành đặc
điểm thích nghi của sinh vật.
D. Tất cả những biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền và tích lũy qua các thế hệ.
Câu 10: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu
cao cổ là do:

A. Sự xuất hiện các đột biến cổ dài.
B. Sự tích lũy các đột biến cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
C. Hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.
D. Sự chọn lọc các đột biến cổ dài.
Câu 11: Theo Lamac, ngoại cảnh là nhân tố chính:
Làm tăng tính đa dạng của loài.
Làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.
Làm phát sinh các biến dị không di truyền.
Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
Câu 12. Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt
động.
Câu 13. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc
chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 14. Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát
từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 15. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống
vật nuôi, cây trồng là
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.

Câu 16. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền
và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành
A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.
B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.
C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.
D. những biến dị cá thể.
Câu 17. Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
Trang 17


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

A.
B.
C.
D.

ThS. Lê Hồng Thái

C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 18. Theo Đacuyn, hình thành lòai mới diễn ra theo con đường
A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên.
D. phân li tính trạng.
Câu 19. Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là
A.phân li tính trạng
B. chọn lọc tự nhiên.
C. di truyền.

D. biến dị.
Câu 20. Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là:
A. Quần thể.
B. Loài.
C. Quần xã.
D. Cá thể.
Câu 21. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm:
A. Đột biến trung tính. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị cá thể.
D. Đột biến.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc
tự nhiên?
A. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn
nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho
chọn lọc tự nhiên.
C. Chỉ có đột biến gen mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là
nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
Câu 23: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là:
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Nhu cầu thị hiếu nhiều mặt của con người.
C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài.
D. Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường.
Câu 24. Theo quan niệm của Đacuyn chọn lọc tự nhiên là quá trình:
A. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật.
B. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 25: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc nhân tạo là:
A. Đấu tranh sinh tồn.

B. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài.
D. Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường.
Câu 26: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn:
A. Xuất hiện các biến dị cá thể qua quá trình sinh sản.
B. Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống.
C. Sự phân hóa khả năng sống của các kiểu gen khác nhau
D. Trực tiếp dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 27: Hạn chế lớn nhất trong học thuyết tiến hóa cuả Đacuyn là:
Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chưa rõ ràng.
Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Chưa phân tích rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên.
Câu 28: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng
là:
A. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng.
B. Chọn lọc nhân tạo.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Sự thích nghi cao độ của vật nuôi, cây trồng với môi trường.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
Trang 18


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016
A.
B.
C.

A.
B.


ThS. Lê Hồng Thái

Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một gốc chung.
Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thay đổi kịp thời.
D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc
tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
Câu 30: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
A. Sự củng cố nhiều những đột biến trung tính.
B. Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền.
C. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
D. Các biến đổi nhỏ, riêng rẽ tích lũy thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng
của chọn lọc tự nhiên.
Câu 31: Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn so với học thuyết tiến hóa
của Lamac là:
Giải thích cơ chế tiến hóa ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm Lamac.
Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. Giải thích sự hình thành loài mới bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của
chọn lọc tự nhiên.
D. Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh.
Câu 32: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo dựa trên cơ sở là:
A .Đào thải và tích lũy.
B .Biến dị và di truyền.
C . Phân li tính trạng.
D . Biến dị tổ hợp.
Câu 33: Theo Đacuyn, thì tất cả các loài sinh vật có nguồn gốc từ:
A. Một vài dạng tổ tiên chung trong tự nhiên.
B. Thần thánh tạo ra.
C. Chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. D. Nhiều dạng tổ tiên riêng.

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan niệm của Đacuyn về nguyên liệu của chọn lọc
tự nhiên?
A. Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn
nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Chỉ có biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho
chọn lọc tự nhiên.
C. Chỉ có đột biến gen mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
D. Những biến dị xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định, có lợi cho sinh vật mới là
nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên
3. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA HIỆN ĐẠI
Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình
A.hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B.biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C.biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D.biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 2: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện.
B. chi mới xuất hiện.
C. lòai mới xuất hiện.
D. họ mới xuất hiện.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể.
B.quần thể.
C.lòai.
D.phân tử.
Câu 4: Tiến hóa lớn là
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trên qui mô rộng lớn.
B. Quá trình hình thành loài mới, diễn ra trên qui mô rộng lớn .
C. Quá trình hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp .


Trang 19


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

ThS. Lê Hồng Thái

D. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trong phạm vi phân bố tương
đối hẹp.
Câu 5: Tiến hóa nhỏ là
A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn .
B. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành
loài mới, diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp .
C.Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành
các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn .
D. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể , đưa đến hình thành
loài mới,diễn ra trên qui mô rộng lớn .
Câu 6: Các nhân tố tiến hóa gồm:
A. Đột biến , thường biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Đột biến , di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và sự cách li.
C. Đột biến , di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không
ngẫu nhiên.
D. Đột biến , di-nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên.
Câu 7: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến.
B. nguồn gen du nhập.
C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
Câu 8: Đa số đột biến là có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.

C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 9: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra
A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.
D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.
Câu 10: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì
A.các đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
B. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
sống và sinh sản của cơ thể.
C.tần số xuất hiện lớn.
D.là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới.
Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự
nhiên chủ yếu là
A. cá thể.
B. quần thể.
C. giao tử.
D. nhễm sắc thể.
Câu 12: Nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến.
C. giao phối.
D. các cơ chế cách li.
Câu 13: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất

A. đột biến. B.giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen
Câu 14: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn
nguyên liệu thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các
alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm
thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
Trang 20


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 15: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt
khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên .D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 16: Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung
tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi
A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 17: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần
thể.
Câu 18: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
theo hướng
A .làm giảm tính đa hình quần thể.
B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.
C.thay đổi tần số alen của quần thể.
D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.
Câu 19: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là

A. tế bào và phân tử.
B. cá thể và quần thể.
C. quần thể và quần xã.
D. quần xã và hệ sinh thái.
Câu 20: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với
quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì
A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.
B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.
C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.
D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
Câu 21: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là
A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi.
B. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá.
C. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
D. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm
Câu 22: Cấu trúc di truyền của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu là
A. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu
nhiên.
B. đột biến , giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách li.
D. đột biến, di - nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 23: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc
chống lại
A. thể đồng hợp.
B. alen lặn.
C. alen trội.
D. thể dị hợp.
Câu 24: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các
alen lặn vì
A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.

B. các alen lặn có tần số đáng kể.
C. các gen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 25: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa là
A.Chọn lọc tự nhiên
B.Biến dị tổ hợp.
C.Đột biến.
D.Di-nhập gen.
Trang 21


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 26: Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là:
A.
Biến dị tổ hợp.
B. Đột biến gen.
C. Đột biến nhiễm sắc thể. D.Di-nhập gen.
Câu 27: Nhân tố tiến hóa chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số
alen của quần thể là:
A.Đột biến.
B.Di-nhập gen.
C.Chọn lọc tự nhiên. D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 28: Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Đột biến , giao phối không ngẫu nhiên.
B. Di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên .
C. Đột biến , chọn lọc tự nhiên .
D. Đột biến , di nhập gen .

Câu 29: Nhân tố tiến hóa dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể là:
A.Giao phối không ngẫu nhiên. B.Đột biến. C.Di-nhập gen.
D.Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 30: Các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi tần số
alen của quần thể là
A. Đột biến, di-nhập gen, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
B. Đột biến, di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên .
C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên .
D. Đột biến, di-nhập gen, các yếu tố không ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 31: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần
tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp là:
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Quá trình đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên .
Câu 32: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi tần số các alen không theo một chiều hướng nhất định .
B. Dễ làm thay đổi tần số các alen ở những quần thể có kích thước nhỏ .
C. Làm tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột .
D. Làm cho quần thể luôn ở trạng thái cân bằng .
Câu 33: Nhân tố tiến hóa chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi
trường là
A.Đột biến. B.Di-nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 34: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của
cả hai quần thể là:
A.Đột biến. B.Di-nhập gen. C.Biến động di truyền.
D.Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 35: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần
tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp là:

A.Giao phối không ngẫu nhiên.
B.Các yếu tố ngẫu nhiên.
C.Quá trình đột biến.
D.Chọn lọc tự nhiên .
Câu 36: Đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hóa là:
A.Cá thể .
B.Quần thể.
C.Quần xã.
D.Loài.
Câu 37: Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là:
A. 10-6 đến 10-2. B. 10-6 đến 10-4 .
C. 10-2 đến 10-4 .
D. 10-2 đến 10-6 .
Câu 38: Vì sao quá trình giao phối ngẫu nhiên chưa được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A. Vì tạo ra những tổ hợp gen thích nghi .
B. Vì làm thay đổi tần số alen trong quần thể .
C. Vì tạo ra vô số biến dị tổ hợp .
D. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể .
Câu 39: Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi tần số các alen thuộc một gen trong quần
thể theo hướng xác định là
A. Đột biến .
B. Di-nhập gen .
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Chọn lọc tự nhiên .
Câu 40: Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Đột biến, biến động di truyền .
B. Di-nhập gen, chọn lọc tự nhiên .
Trang 22


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016


ThS. Lê Hồng Thái

C. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên . D. Đột biến, di-nhập gen .
Câu 41: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng gen riêng rẽ .
B. Chọn lọc tự nhiên tác động đối với toàn bộ kiểu gen .
C. Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với từng cá thể riêng rẽ .
D. Chọn lọc tự nhiên tác động đối với cả quần thể .
Câu 42: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về quần thể?
A. Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên .
B. Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa .
C. Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa lớn.
D. Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ .
Câu 43: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò, tác dụng của giao phối ngẫu
nhiên (ngẫu phối)?
A. Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp .
B. Phát tán đột biến trong quần thể .
C. Tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể .
D. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể .
Câu 44: Nhân tố tiến hóa quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới là
A. Đột biến .
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Biến động di truyền . D. Di-nhập gen .
Câu 45: Các nhân tố có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là
A. Quá trình đột biến và biến động di truyền .
B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối .
C. Quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên .
D. Biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên .
Câu 46: Vai trò của biến động di truyền trong tiến hóa nhỏ là

A. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên .
B. Làm cho tần số tương đối các alen thay đổi theo một hướng xác định .
C. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột .
D. Làm cho quần thể trở nên cân bằng hơn .
Câu 47: Nhân tố tiến hóa có khả năng làm thay đổi đột ngột tần số tương đối các alen thuộc
một gen trong quần thể nhỏ là
A. Đột biến .
B. Di-nhập gen . C. Chọn lọc tự nhiên .
D. Biến động di truyền .
Câu 48: Nhân tố tiến hóa phát huy vai trò chủ yếu trong quần thể có kích thước nhỏ là:
A. Đột biến .
B. Biến động di truyền .
C. Chọn lọc tự nhiên .
D. Giao phối không ngẫu nhiên .
Câu 49: Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa?
A. Vì cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.
C. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn .
D. Vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 50: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:
A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất .
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể .
C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định
hướng quá trình tiến hóa .
Câu 51: Chọn lọc tự nhiên tác động như thế nào vào sinh vật?
A. Tác động trực tiếp vào kiểu gen.
B. Tác động trực tiếp vào các alen.
C. Tác động trực tiếp vào kiểu hình.
D. Tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội.


Trang 23


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

ThS. Lê Hồng Thái

Câu 52: Những hình thức giao phối nào sau đây làm thay đổi tần số các kiểu gen qua các thế
hệ?
A. Ngẫu phối và giao phối có lựa chọn.
B. Ngẫu phối và giao phối gần.
C. Ngẫu phối và giao phối cận huyết.
D. Giao phối gần và giao phối có lựa chọn.
Câu 53: Biến động di truyền là hiện tượng:
A. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa
với tần số của các alen đó trong quần thể gốc .
B. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi từ từ, khác dần với tần số của
các alen đó trong quần thể gốc .
C. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo
hướng tăng alen trội .
D. Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột theo
hướng tăng alen lặn .
Câu 54: Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng
cách
A. Làm cho đột biến phát tán trong quần thể.
B. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. Trung hòa tính có hại của đột biến.
D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 55: Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì:

A. Sự kết hợp của hai quá trình đột biến và giao phối tạo ra.
B. Số cặp gen đồng hợp trong quần thể giao phối là rất lớn.
C. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể là rất lớn.
D. Tính có hại của đột biến đã được trung hòa.
Câu 56: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa là:
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
C. Biến dị tổ hợp .
D. Đột biến gen .
Câu 57: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tính chất và vai trò của đột biến ?
A. Đột biến thường ở trạng thái lặn.
B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
C. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể.
Câu 58: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?
A. Diễn ra trên quy mô của một quần thể (trong phạm vi của loài).
B. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài.
Câu 59: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài.
B. Quá trình biến đổi trên quy mô lớn.
C. Làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
D. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
Câu 60: Vai trò của quá trình giao phối ngẫu nhiên là
A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
C. Làm nghèo vốn gen của quần thể , giảm sự đa dạng di truyền.
D. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
Câu 61: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là:

A. Có sự cách li về mặt hình thái với các cá thể khác cùng loài;
B. Không phù hợp về mặt cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài;
Trang 24


Đề cương sinh học 12 năm học 2015-2016

ThS. Lê Hồng Thái

C. Không có cơ quan sinh sản hoặc cơ quan sinh sản bị thoái hoá;
D.Trở ngại do sự phát sinh giao tử.
Câu 62: Lúa mì (A) lai với lúa mì hoang dại (hệ gen DD, 2n = 14), thu được con lai ABD =
21. Để có kết quả này loài lúa mì (A) phải có:
A. Hệ gen AB, 2n = 16
B. Hệ gen AB, 2n = 14
C. Hệ gen AABB, 4n = 28
D. Hệ gen AABB, 2n = 14
Câu 63: Lai xa và đa bội hóa là phương thức hình thành loài phổ biến ở nhóm sinh vật:
A.Động vật
B.Thực vật bậc cao C. Thực vật bậc thấp và nấm D. Vi sinh vật
Câu 64: Quá trình nào dưới đây phân biệt sự giải thích hình thành loài mới với sự giải thích
hình thành đặc điểm thích nghi:
A. Quá trình giao phối
B. Quá trình cách li
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình đột biến
Câu 65: Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng:
A. Ngày càng đa dạng phong phú.
B. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
C. Tạo ra các đột biến có lợi.

D. Thích nghi.
Câu 66: Phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở:
A. Thực vật và các loài động vật có khả năng di chuyển xa.
B. Thực vật và các loài động vật ít có khả năng di chuyển xa.
C. Thực vật và các loài động vật sống ở môi trường cạn.
D. Thực vật và các loài động vật sống ở môi trường nước
Câu 67: Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra tương đối nhanh trong trường hợp:
A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau.
B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ nhiều đột biến nhỏ
C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái diễn ra độc lập.
Câu 68: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào có ý nghĩa quyết định trong việc đánh dấu có loài
mới hình thành:
A. Chọn lọc tự nhiên B. Giao phối
C. Đột biến
D. Cách li sinh sản
Câu 69: Giải thích nào dưới đây không đúng về sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công
nghiệp?
A. Bụi than của các nhà máy phủ kín lên cơ thể bướm, là nguyên nhân tạo sự hóa đen
của các loài bướm ở vùng công nghiệp.
B. Dạng đen xuất hiện do đột biến trội đa hiệu,vừa chi phối màu đen ở thân và cánh
bướm
C. Trong môi trường không có bụi than,màu đen là màu có hại bị đào thải
D. Trong môi trường có bụi than,màu đen trở thành có lợi,nên bướm maù đen được
chọn lọc tự nhiên giữ lại.Số cá thể màu đen được sống sót,con cháu ngày một đông và thay
dần dạng trắng
Câu 70: Sự hình thành màu đen đặc trưng phát hiện ở loài bướm (Biston betularia) tại các
vùng công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX là bằng chứng độc đáo về:
A.Tầm quan trọng của quá trình giao phối
B.Sự phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản

C.Mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường
D.Tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Câu 71: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào
A. môi trường.
B. tổ hợp gen chứa đột biến đó.
C. tác nhân gây ra đột biến đó.
D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.
Câu 72: Sau 50 năm ở thành phố Manxetơ bị ô nhiễm, 98% bướm bạch dương ở đây có màu
đen vì
Trang 25


×