Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại cục hải quan tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THANH TUẤN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢ LÝ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa, Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN THANH TUẤN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢ LÝ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


KHOA SAU ĐẠI HỌC

TS. NGUYỄN THỊ HIỂN

Khánh Hòa, Năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
được đúc kết từ quá trình nghiên cứu, học tập và hoạt động thực tế tại đơn vị công
tác trong thời gian qua. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày 12 tháng 01 năm 2015
Người cam đoan

Trần Thanh Tuấn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
kính trọng tới cô giáo Tiến sỹ Phạm Thị Thanh Thủy. Cô Thủy là người đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt quả trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo và kính chúc cô giáo cùng gia
đình mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giáo dục của mình. Đồng thời xin
được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, khoa Sau đại học
trường Đại học Nha Trang, các bạn sinh viên trong lớp Cao học- Quản trị kinh doanh 2012-1

và các đồng nghiệp trong đơn vị đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Nha Trang, ngày 12 tháng 01 năm 2015
Tác giả

Trần Thanh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài..................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................................3
3.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................3
3.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .....................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
6. Kết cấu của đề tài.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ...................................4
1.1. Tổng quan về hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan....................4
1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan .................................5
1.1.2. Phân biệt giữa buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan. ..........8

1.1.3. Tính chất của hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan .........11
1.2. Nguyên nhân xuất hiện gian lận thương mại..........................................................12
1.2.1. Nguyên nhân khách quan trong lĩnh vực hải quan ........................................12
1.2.1.1. Lỗ hổng pháp lý.....................................................................................12
1.2.1.2. Trình độ dân trí......................................................................................14
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan...................................................................................15
1.2.2.1. Lợi ích...................................................................................................15
1.2.2.2. Sự tha hóa biến chất của một số cán bộ, công chức ..............................15
1.3. Tác động của hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan đối với tình
hình kinh tế - xã hội của đất nước. ...............................................................................16
1.3.1. Tác động đối với nền kinh tế quốc dân..........................................................16


iv
1.3.2. Tác động tới nền văn hoá - xã hội.................................................................19
1.3.3. Tác động tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ....................................19
1.3.4. Tác động tới sức khoẻ cộng đồng .................................................................20
1.4. Nội dung quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại......................................21
1.4.1. Công cụ pháp lý .............................................................................................21
1.4.2. Công cụ hành chính .......................................................................................22
1.4.3. Giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật ....................................................22
1.4.4. Cải cách thủ tục hành chính ...........................................................................24
1.4.4.1. Áp dụng quản lý rủi ro ..........................................................................24
1.4.4.2. Áp dụng kiểm tra sau thông quan..........................................................27
1.4.4.3. Thực hiện chương trình Một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN ..........31
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại
trong lĩnh vực hải quan..................................................................................................32
1.5.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...............................................................32
1.5.1.1. Hội nhập quốc tế....................................................................................32
1.5.1.2. Chính sách vĩ mô của Nhà nước............................................................33

1.5.1.3. Pháp luật Nhà nước về Hải quan ...........................................................33
1.5.1.4. Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng ..............................34
1.5.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp................................................................35
1.5.2.1. Yếu tố lợi nhuận ....................................................................................35
1.5.2.2. Yếu tố loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu và mặt hàng xuất nhập khẩu .... 35
1.6. Bài học kinh nghiệm từ các nước và các đia phương khác trong nước .................36
1.6.1. Bài học kinh nghiệm từ các nước ..................................................................36
1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................................36
1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...............................................................36
1.6.1.3. Kinh nghiệm của Hà Lan.......................................................................37
1.6.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác................................................37
1.6.2.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quan TP.HCM.............................................37
1.6.2.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An......................................39
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ TĨNH............................................42
2.1. Vài nét về Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ...................................................................42


v
2.1.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh ..42
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Hà Tĩnh.....................................................50
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Cục Hải quan Hà Tĩnh. .....................................50
2.2. Thực trạng hoạt động gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh...........52
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh
Hà Tĩnh ..........................................................................................................................68
2.3.1 Thực trạng áp dụng công cụ pháp lý...............................................................68
2.3.2 Thực trạng áp dụng các công cụ hành chính...................................................70
2.3.3 Thực trạng áp dụng biện pháp giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật.....72
2.3.4. Thực trạng triển khai cải cách thủ tục hành chính .........................................73
2.3.4.1 Thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro.................................77

2.3.4.2 Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan ........................................82
2.3.4.3 Thực trạng thực hiện chương trình Một cửa quốc gia và Một cửa
ASEAN ..........................................................................................................................87
2.3.5. Đánh giá chung công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại
trong lĩnh vực hải quan..................................................................................................88
2.3.5.1. Kết quả chống gian lận thương mại ......................................................88
2.3.5.2. Những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý đối với hoạt động
gian lận thương mại .......................................................................................................94
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI
QUAN TỈNH HÀ TĨNH................................................................................................97
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại
trong lĩnh vực hải quan..................................................................................................97
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại
trong lĩnh vực hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh. ...............................................99
3.2.1. Nhóm giải pháp chung ...................................................................................99
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể .................................................................................100
3.2.2.1. Nhóm hoàn thiện hệ thống pháp luật ..................................................100
3.2.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật Hải quan, pháp luật hình sự ........................100
3.2.2.1.2. Xây dựng các chế tài đủ mạnh để dập tắt động cơ gian lận thương mại.102


vi
3.2.2.2. Nhóm tăng cường và đẩy mạnh việc sử dụng hiệu quả các biện pháp
nghiệp vụ .....................................................................................................................104
3.2.2.2.1. Đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin tình báo Hải quan...104
3.2.2.2.2. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan ..........107
3.2.2.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.............................107
3.2.2.2.4. Đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác phòng, chống gian lận
thương mại...................................................................................................................109

3.2.2.2.5. Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động
chống buôn lậu và gian lận thương mại .....................................................................111
3.2.2.2.6. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật cho quần
chúng nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ..............................................................112
3.2.2.2.7. Nâng cao hiệu quả phối kết hợp nội bộ và với các cơ quan chức năng ..114
3.2.2.2.8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống gian lận
thương mại...................................................................................................................115
3.2.2.3. Nhóm đẩy mạnh phòng chống tham nhũng ........................................116
KẾT LUẬN .................................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................119


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -Thái


Cooperation

Bình Dương

APEC
ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi

CEPT
C/O

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

có hiệu lực chung
Certificate of Origin

ECUSK

Xuất xứ hàng hòa
Phần mềm khai Hải quan điện tử

EU

European Union


Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free trade agreements

Khu vực mậu dịch tự do

GATT

General Agreement on
Tariffs and Trade

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm Quốc nội

GPS

Global Positioning System


Hệ thống định vị toàn cầu

GTT22

Chương trình giá tính thuế

KT559

Chương trình kế toán thuế xuất nhập khẩu

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan

MFN

Most-favoured-nation

Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự

PC15
PCI

tối huệ quốc

quản lý kinh tế và chức vụ
Provincial Competitiveness
Index


Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

QLRR

Quản lý rủi ro

SXXK

Sản xuất xuất khẩu
United Nations Conference

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên

on Trade and Development

Hiệp quốc

USD

United States dollar

Đôla Mỹ

VAT

Value Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

UNCTAD



viii
VCCI

Vietnam Chamber of

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Commerce and Industry

Nam

Vietnam Customs

VCIS

Intelligence Information

Hệ thống thông tin tình báo Hải quan

System
Vietnam Automated Cargo

VNACCS

And Port Consolidated

Hệ thống thông quan tự động


System

WAN
WCO
WTO

Wide area network
World Customs
Organization
World Trade Organization

Mạng diện rộng
Tổ chức Hải quan Thế giới
Tổ chức thương mại thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại qua việc khai báo thấp ............54
trị giá hàng hóa .............................................................................................................54
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại qua khai báo sai về số
lượng, trọng lượng, tên hàng hóa .................................................................................56
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại qua xuất xứ .............................58
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại trong lĩnh vực đầu tư gia
công, sản xuất xuất khẩu ..............................................................................................61
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các vụ gian lận thương mại qua kinh doanh hàng
chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất ....................................................................................66
Bảng 2.6: Tình hình xử phạt vi phạm liên quan đến gian lận thương mại...................71
tại Cục Hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013 ........................................................71

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục hải quan Hà Tĩnh
giai đoạn 2010 – 2013 ..................................................................................................75
Bảng 2.8: Tình hình phân luồng hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Hà Tĩnh ...............77
giai đoạn 2010 – 2013 ..................................................................................................77
Bảng 2.9: Số lượng nhân viên thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro tại..........................81
Cục hải quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013 ..............................................................81
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh
Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2010-2013...........................................................................83
Bảng 2.11: Số lượng nhân viên làm công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục hải
quan Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013 ...........................................................................85
Bảng 2.12: Kết quả phòng, chống gian lận thương mại từ năm 2010-2013 ................89
Bảng 2.13: So sánh kết quả chống gian lận thương mại năm 2011 và 2012 ...............90
Bảng 2.14: So sánh kết quả chống gian lận thương mại năm 2012 và 2013 ...............91


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan Hà Tĩnh..................................................50
Sơ đồ 2.2: Biểu hiện chiều hướng của hành vi gian lận thương mại ............................55
qua việc khai thấp trị giá hàng hóa ................................................................................55
Sơ đồ 2.3: Biểu hiện chiều hướng của hành vi gian lận thương mại ............................56
qua khai báo sai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hóa ..............................................56
Sơ đồ 2.4: Biểu hiện chiều hướng của của hành vi gian lận thương mại qua xuất xứ .............59
Sơ đồ 2.5: Biểu hiện chiều hướng của hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực
đầu tư gia công, sản xuất xuất khẩu...............................................................................62
Sơ đồ 2.6: Biểu hiện chiều hướng của của hành vi gian lận thương mại qua kinh
doanh hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất .................................................................66
Sơ đồ 2.7: Tỷ lệ tăng trưởng của thủ tục hải quan điện tử ............................................76
Sơ đồ 2.8: Tình hình phát hiện gian lận thương mại nhờ áp dụng quản lý rủi ro .........79

tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 – 2013..................................................79
Sơ đồ 2.9: Biểu hiện chiều hướng của hoạt động gian lận thương mại ........................89
Sơ đồ 2.10: So sánh kết quả chống gian lận thương mại năm 2011 và 2012................90
Sơ đồ 2.11: So sánh kết quả chống gian lận thương mại năm 2012 và 2013................91


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
của đất nước song cũng tiềm ẩn yếu tố bất lợi, trong đó tình trạng xuất hiện ngày càng
nhiều thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại tinh vi, phức tạp, có tính chất xuyên
quốc gia là một minh chứng.
Nhận định của Tổng cục Hải quan cũng như các cơ quan an ninh đều cho thấy,
tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đang ngày càng diễn biến phức tạp, phương
thức thủ đoạn tinh vi hơn, vi phạm nghiệm trọng hơn, hoạt động có tổ chức và chuyên
nghiệp cao, lợi dụng những bất cập về cơ chế, chính sách trong điều hành xuất nhập
khẩu… Nhiều vụ vi phạm bị phát hiện có sự câu kết của các đối tượng buôn lậu trong
nước với các đối tượng ở nước ngoài và một số cán bộ tha hóa, biến chất của các lực
lượng chức năng. Các mặt hàng vi phạm phổ biến là hàng cấm, hàng áp dụng ưu đãi
thuế quan, xuất xứ, hàng thuộc diện quản lí chuyên ngành…
Chống gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới. Tình hình gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây có nhiều diễn
biến phức tạp và đang là một trong những vấn đề lớn gây trở ngại cho công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước.
Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao thương, tiếp giáp với
nước bạn Lào, đường bờ biển dài, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh
diễn ra rất sôi động, đa dạng và phức tạp đối với đủ các loại hình của hàng nghìn
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Song song đó, cũng phát sinh không ít những hoạt

động gian lận thương mại và những hành vi vi phạm pháp luật Hải quan. Trong những
năm qua, công tác chống gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã đạt
được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ mới phát hiện
được những vụ nhỏ với những phương thức giản đơn và phổ biến, những vụ án lớn
không những không giảm mà ngày càng gia tăng với những tình tiết ngày càng phức
tạp gây khó khăn cho công tác phòng, chống. Cụ thể: số vụ gian lận thương mại tăng
nhanh trong những năm qua, năm 2010 là 98 vụ nhưng đến năm 2013 là 157 vụ (tăng
hơn 60% so với năm 2010).


2

Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt
động gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh” không những mang tính cấp
thiết về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả của công tác này trong thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài khoa học cấp bộ: “Gian lận trong hoạt động thương mại quốc tế - Một số
giải pháp trong thời gian tới” của Bộ Thương mại, năm 2002. Đề tài đã khái quát và
phân tích tình hình gian lận thương mại trên thế giới và trong nước. Qua phân tích,
đánh giá đề tài đã nêu ra được quan điểm cơ bản về phòng chông gian lận thương mại;
đồng thời kiến nghị các giải pháp cơ bản nhằm phòng, chống gian lận thương mại.
Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt
động nhập khẩu ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Thủy – Trường Đại học kinh tế-Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2008. Luận văn hệ thống hoá và có bổ sung những vấn đề lý
luận cơ bản về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động xuất khẩu ở Việt
Nam; Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá; Đề xuất các
giải pháp có tính khả thi đảm bảo chống thất thu cho ngân sách nhà nước và tạo điều
kiện lành mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa như: Nhóm giải pháp
về điều chỉnh môi trường pháp lý; Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị

giá, khai báo, tham vấn và xác định giá; Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm
tra sau thông quan và một số giải pháp khác.
“Ngăn chặn gian lận thuế từ loại hình gia công, SXXK”, chuỗi bài viết đăng
trên tạp chí Hải quan online của tác giả Thu Hòa năm 2014. Bài viết đã chỉ ra được các
thủ đoạn gian lận thuế của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, sản xuất theo loại
hình gia công, sản xuất xuất khẩu. Qua bài viết, các đơn vị Hải quan trên cả nước nắm
được cách thức, thủ đoạn của các doanh nghiệp để từ đó rút ra được các bài học kinh
nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống gian lận các loại hình trên.
“Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay”, bài viết
đăng trên tạp chí Cộng sản của tác giả Nguyễn Bỉnh Lại năm 2013. Bài viết đã nêu ra
các thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong những năm qua. Kết quả của
công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, những khó khăn, vướng mắc
phát sinh, đồng thời kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu,
gian lận thương mại.


3

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung
Hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại Cục Hải
quan tỉnh Hà Tĩnh
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại tại
Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
Xây dựng giải pháp cụ thể, trước mắt và lâu dài cho công tác quản lý nhằm
phòng và đấu tranh chống gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động gian lận thương mại

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian 4 năm từ 2010-2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện
chứng, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,
phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn để thực hiện mục tiêu luận văn đề ra.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý đối hoạt động gian lận thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động gian lận thương mại
tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động
gian lận thương mại tại Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
Quá trình phát triển không đồng đều về sản xuất hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng
cùng với tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá hoạt động thương mại, gian lận thương
mại, buôn lậu và hàng giả có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, nhất là tại các
quốc gia đang phát triển.
Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại nhằm bảo vệ và góp phần
thúc đẩy sản xuất, phát triển, bảo vệ người tiêu dùng, tác động tích cực đến quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta: Buôn lậu, gian lận thương mại là những mặt trái
của nền kinh tế thị trường, có thể để lại những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội,
kìm hãm sản xuất, kinh doanh trong nước, gây thất thu cho ngân sách, ảnh hưởng đến
môi trường đầu tư.... Hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại có

quan hệ biện chứng với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua hoạt động chống
buôn lậu, gian lận thương mại góp phần tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
phát triển và đến lượt nó, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Gian lận thương mại không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, không phải
chỉ trong một ngành nghề lĩnh vực, mà hoạt động này diễn ra trên phạm vi toàn thế
giới, trên cửa khẩu biên giới và cả trong nội địa, và trong tất cả mọi lĩnh vực.
Có thể nói, phòng, chống gian lận thương mại là lĩnh vực nghiên cứu hết sức
rộng lớn. Để thực hiện được công tác này, đòi hỏi sự phối hợp ở tất cả các lĩnh vực, tất
cả các ngành nghề, không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà hoạt động này còn chịu
sự chi phối, ảnh hưởng của thế giới.
Lĩnh vực phòng, chống gian lận thương mại trải dài trên mặt trận cửa khẩu và
nội địa của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh và có mối quan hệ chặt chẽ với Hải quan thế
giới. Hải quan Việt Nam không tồn tại đơn độc mà hoạt động trong môi trường của
Hải quan thế giới thông qua môi trường thế giới, các chuẩn mực Quốc tế, thông lệ
quốc tế, các tiêu thức Hải quan quốc tế cũng như tiếp thu các bài học kinh nghiệm của
Hải quan thế giới. Để có thể nghiên cứu và làm rõ thực trang phòng, chống buôn lậu
trên tất cả các mặt trận thì dường như quá lớn. Do đó, Phạm vi nghiên cứu của đề tài
chỉ giới hạn lại trong lĩnh vực Hải quan trong phạm vi Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh.


5

Việc nghiên cứu hoạt động phòng, chống gian lận thương mại để hạn chế tác
hại của nó là rất cần thiết. Do vậy, để đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
đem lại hiệu quả trước hết phải có nhận thức đầy đủ về gian lận thương mại trong kinh
tế thị trường như thế nào?
1.1.1. Khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong hoạt
động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian thương" tức là

"người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gian lận và trái phép". Gian lận được
coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc cử chỉ, hành động không đúng với
bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa người khác. Trong dân gian
gian lận thương mại gắn liền với thành ngữ "buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những
thủ đoạn mánh khóe lừa lọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính. Hành vi
"buôn gian, bán lận" trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như:
hàng xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút, giấu
giếm, lậu thuế … Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận được
thể hiện trong lĩnh vực thương mại. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các
chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng có khi là cả người mua và người
bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính từ thực hiện
trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
Như vậy, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian
lận thương mại của chủ hàng trong hoạt động xuất khẩu để trốn tránh việc kiểm soát
và quản lý của Hải quan. Vấn đề này được Hội đồng Hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức
Hải quan thế giới) chú ý từ những ngày mới thành lập. Trong Bản khuyến nghị về giúp
đỡ hành chính lẫn nhau do Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra ngày 5/12/1975
cũng đã đề cập vấn đề giúp đỡ hành chính lẫn nhau về chống gian lận thương mại.
Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan như sau [17]:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi phạm pháp luật Hải
quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ
việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật
pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm
pháp luật này".


6

Khái niệm này đã khái quát được hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực
Hải quan, hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua hành động lẩn tránh việc

nộp thuế và tuân thủ pháp luật hải quan nhằm mục đích thu được một khoản lợi nào
đó. Thực tế, trong bối cảnh hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển, song
song với xu thế này là những hoạt động gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp,
tinh vi. Điều đó cho thấy, khái niệm trên chưa thể hiện được một cách đầy đủ, chính
xác hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.
Vì vậy, tại Hội nghị quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại trong lĩnh
vực hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới triệu tập tại Brussels (Bỉ) từ ngày
9/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét lại khái niệm về gian lận thương mại trong
lĩnh vực hải quan và thống nhất đưa ra một khái niệm mới như sau [32]:
"Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm các điều
khoản pháp quy hoặc pháp luật hải quan nhằm:
- Trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản khu
khác đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/hoặc:
- Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá
không thuộc đối tượng đó và/hoặc:
- Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các
nguyên tắc và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính".
Ở Việt Nam gian lận thương mại không phải là vấn đề mới, từ xa xưa, ông cha
ta đã đúc kết hành vi gian lận thương mại thành câu:" Buôn gian, bán lận" để chỉ
những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khóe,
lừa dối khách hàng của các gian thương. Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là
động lực để phát triển. Nguyên nhân và động cơ cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận.
Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện hình thức và thủ đoạn gian lận thương mại
phức tạp và tinh vi thể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà
nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh
tế... như vậy, có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm
thu được lợi nhuận không chính đáng. Và khác với gian lận thương mại nói chung,



7

gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn
tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu.
Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại được
biết đến như sau: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi gian lận các
luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và
quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan
nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình".
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động gian
lận thương mại ngày càng đa dạng và tình tinh vi phức tạp hơn. Vì những tác hại
nghiêm trọng của tệ nạn này, tổ chức của Hải quan Thế giới đã triệu tập Hội nghị
chống gian lận thương mại với sự tham gia của đại diện Hải quan từ hơn 50 nước và tổ
chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức gian lận thương mại và đề ra các biện
pháp cụ thể phòng chống tệ nạn này.
Theo Tổ chức Hải quan thế giới thì gian lận thương mại tồn tại dưới 16 hình
thức sau [32]:
1. Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan
(thí dụ: Buôn bán động vật quý hiếm, sản phẩm văn hoá …)
2. Khai báo sai chủng loại hàng hoá.
3. Khai tăng, giảm giá trị hàng hoá.
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hàng hoá (ví dụ: Nhà nước ta có chính sách
ưu đãi về thuế đối với hàng hoá của các nước ASEAN, Trung Quốc,..).
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi đối với hàng hoá gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hàng hoá được
miễn thuế xuất nhập khẩu nhưng đã sử dụng sai mục đích ).
7. Lợi dụng các yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (thí dụ các loại giấy phép
theo nhu cầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, cho y tế, văn hoá, xã hội …)
8. Lợi dụng chế độ quá cảnh đem dùng trong nước (ví dụ: hàng của Lào, Trung

Quốc vận chuyển qua lãnh thổ Việt Nam).
9. Khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, buôn bán trái phép hàng hoá được sử
dụng nhất định (ví dụ: Hàng cho đồng bào bị bão lụt, cho các dân tộc miền núi để xoá
đói giảm nghèo, hàng cho các cơ quan ngoại giao…).


8

11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng.
12. Buôn bán hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13. Buôn bán hàng không có sổ sách
14. Làm giả, làm khống việc hoàn hay truy hoàn thuế Hải quan (thí dụ: Làm giả
chứng từ về hàng đã xuất …)
15. Kinh doanh "ma" để hưởng tín dụng thuế trái phép.
16. Thanh lý phá sản có chủ đích để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế (ví dụ: Công
ty đăng ký kinh doanh một thời gian ngắn, nợ thuế rồi tuyên bố phá sản).
Nhìn chung, đối với các nước trên thế giới, tuỳ thuộc vào mức độ tác hại, hậu
quả của các hành vi gian lận thương mại đó mang lại cho xã hội sẽ bị xử lý hành chính
hay xử lí hình sự. Đối với nhiều nước như Mỹ, Nhật, Pháp bên cạnh việc áp dụng các
công ước quốc tế xử lý 16 hành vi này theo luật Hải quan, còn quy định trong Luật
Hình sự các tội danh cụ thể tương ứng với những hành vi đó.
Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hóa. Đó
là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm
che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này, nước thứ 3 là nước cung
cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu
sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các
quy định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản
quyền sản xuất...
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu các vấn

đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước trên thế
giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận thương mại Thế giới, trong đó
có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn
gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế cũng chính là các hình thức
mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã nêu trên.
1.1.2. Phân biệt giữa buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn
biến phức tạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng
hoá, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp đặc biệt trên các địa bàn, tuyến đường trọng
điểm trở nên rất nóng bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thực sự trở thành “quốc nạn, gây trở


9

ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thực trạng trên là những vấn đề
bức xúc của toàn xã hội nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng [12, 20].
Căn cứ vào điều 153 Bộ luật hình sự có thể, rút ra khái niệm buôn lậu "Buôn
lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim
khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa" [26, 27].
Theo tổ chức Hải quan Thế giới WCO: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần
hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất, nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế
do luật pháp Hải quan quy định, để thu được khoản lợi nào đó trong việc vi phạm này" [16].
So sánh khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan với khái niệm
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể thấy có
những điểm khác nhau sau:
Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có
phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế)
và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu nhưng lợi dụng những kẽ hở để
khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng...nhằm đạt được kết quả

cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng
của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất.
Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn
tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa
khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà
trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng
lậu...để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt
được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch. Hành vi buôn lậu có
khi chỉ có giá trị nhỏ, nhưng hầu hết phải do những tổ chức bất hợp pháp có đường
dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia thực hiện.
Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hai khái niệm
này chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận
thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ V về chống gian lận
thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại
nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm [32].


10

Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi vi phạm pháp luật, không
đồng nhất với gian lận thương mại.
Theo Bộ Luật hình sự 1999 quy định tại điều 153 và điều 154 và được sửa đổi
bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 2009, buôn lậu và
vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là hành vi vi phạm pháp luật hình
sự và bị coi là phạm tội. Hai tội danh này tương ứng với hai khung hình phạt khác
nhau. Tội buôn lậu (Điều 153) hình phạt thấp nhất là phạt tiền 10 triệu đồng hoặc phạt
tù từ 6 tháng, cao nhất là phạt tù chung thân. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền
tệ qua biên giới (Điều 154) hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo
không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng, hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm [26, 27].
Trong Bộ luật hình sự 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình

sự năm 2009, hành vi gian lận thương mại không được đề cập đến, như vậy có thể nói
gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu. Xét về góc độ áp dụng luật
pháp có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành
tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" (Điều 154 Bộ luật hình sự).
Điều này cho phép xác định ranh giới giữa buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép
qua biên giới với hành vi gian lận thương mại [26, 27].
Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng giấu diếm hàng hóa hoặc không có
giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hoặc khai báo gian dối khi qua biên giới, thì cũng có
thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều 153 Bộ luật hình sự hoặc
xử phạt theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định
xử phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải. Ở
đây, một vấn đề nổi cộm là cùng một hành vi vi phạm như không khai báo hoặc khai
báo không đúng khi vân chuyển hàng hoá qua biên giới ...việc xử lý có thể áp dụng
điều 153 Bộ luật hình sự ghép vào tội danh "tội buôn lậu", nhưng cũng hành vi đó
cũng có thể áp dụng Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử
phạt hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải. Do
đó, việc phân định rõ ràng ranh giới để xác định tội danh buôn lậu và gian lận thương
mại là một vấn đề bức xúc cần được nghiên cưú giải quyết [26, 10].
Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong
Bộ luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu,
một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận


11

thương mại. Hai khái niệm này thường đi đôi, gắn liền với nhau trong tiềm thức xã
hội, chúng có phần giao thoa với nhau nhưng không bao hàm tất cả. Đặc biệt là gian
lận thương mại, ngoài buôn lậu, gian lận thương mại còn bao gồm nhiều yếu tố khác
như: buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa...
Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu [32]:

Hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và
nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại.
Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng "cơ bắp" và các
phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới.
Bản chất của gian lận thương mại là "cơ mưu, trí não" lợi dụng sự sơ hở, không
rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính sách của các cơ
quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách
công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng
hơn khái niệm buôn lậu.
Nếu xép ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh
hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.
Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan
khó khăn hơn và khung hình phạt nhẹ hơn.
Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn còn gian lận thương
mại thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp.
Có thể nói, buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan có mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể. Điều đó có nghĩa là hành vi khách
quan và hàng hóa gian lận thương mại phải ở mức bị coi là nguy hiểm đáng kể, phải
xử lý hình sự (về tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới). Dưới mức đó thì bị coi là gian lận thương mại nguy hiểm chưa đáng kể và chỉ bị
xử lý hành chính.
1.1.3. Tính chất của hoạt động gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
Trong Bộ Luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "….buôn bán trái
phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới…..", tổ chức Hải quan thế giới
WCO phân loại các hành vi gian lận thương mại có hành vi "buôn bán hàng cấm qua
biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", “khai báo sai chủng loại hàng hoá",
"khai tăng, giảm giá trị hàng hoá".... Đây là những hành vi buôn bán gian lận trái pháp


12


luật mang tính chất giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người
biết đến hơn là "gian lận thương mại". Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện,
bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm
của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với
nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại" [26, 32].
Đặc trưng cơ bản của gian lận thương mại [32]:
- Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có
phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế)
và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu. nhưng lợi dụng những kẽ hở để
khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng...nhằm đạt được kết quả
cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng
của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất.
Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khái niệm về
Gian lận thương mại và buôn lậu chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn
lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần
thứ V về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức
gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm.
Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong
Bộ luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu,
một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận
thương mại. Hai khái niệm này thường đi đôi, gắn liền với nhau trong tiềm thức xã
hội, chúng có phần giao thoa với nhau nhưng không bao hàm tất cả. Đặc biệt là gian
lận thương mại, ngoài buôn lậu, gian lận thương mại còn bao gồm nhiều yếu tố khác
như: buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa...
1.2. Nguyên nhân xuất hiện gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
1.2.1. Nguyên nhân khách quan
1.2.1.1. Lỗ hổng pháp lý
Hệ thống pháp luật của ta về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy
đủ, thiếu đồng bộ, nếu không nói là chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Chính vì thế, những

chủ thể gian lận thương mại đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt chẽ của nhà
nước để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận trốn thuế. Từ đó việc quản lý của cơ quan
nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do sự lũng đoạn thị trường của hàng ngoại nhập


13

lậu. Giải pháp đấu tranh chống gian lận thương mại, tăng cường hiệu lực kiểm tra,
kiểm soát của các ngành chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, gian lận thương
mại đã làm cho một số cơ quan quản lý lúng túng, bị động, khó khăn trong việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội [31].
Hệ thống Luật pháp, các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nước ta đang
trong quá trình hoàn thiện do vậy còn nhiều bất cập, sơ hở, thiếu đồng bộ tạo ra những
kẽ hở cho các hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại, thực trạng này được chứng
minh qua những vụ việc lách luật để gian lận trốn thuế ngày càng nhiều và phổ biến.
Việc xây dựng, ban hành một số văn bản hướng dẫn dưới luật chậm chễ, không phù
hợp với thực tế đôi khi còn trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Thực tế nêu trên đã làm
cho các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, trong đó có ngành Hải quan trong một số
lĩnh vực nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện, ví dụ:
Quy định của Luật Hải quan về địa bàn hoạt động hải quan đã làm hạn chế đối
với công tác chống buôn lậu của ngành Hải quan, cụ thể là: Luật Hải quan quy định
lực lượng Kiểm soát hải quan được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, điều tra
để thu thập thông tin trong ngành và ngoài ngành, trong nước và nước ngoài để phục
vụ công tác phòng, chống buôn lậu; mặt khác cũng quy định về địa bàn hoạt động hải
quan lại rất bó hẹp trong phạm vi khu vực làm thủ tục hải quan [24, 25].
Chất lượng hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế chưa đủ sức cạnh tranh
với hàng ngoại trên thị trường quốc tế; giá thành hàng hóa sản xuất trong nước cao
hơn so với mặt bằng cùng loại do nước ngoài sản xuất. Khi hàng hóa nước ngoài tràn
vào Việt nam thì tình trạng thất nghiệp gia tăng và là hệ quả tất yếu có tác động ngược
trở lại làm cho xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại có xu hướng gia tăng. Ngoài

ra, một bộ phận hàng hóa sản xuất trong nước không được kiểm tra nghiêm ngặt về
chất lượng, còn để lưu thông trên thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, thậm
chí hàng giả trong nội địa sản xuất cũng không ít, do đó càng làm cho công tác chống
buôn lậu và gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn.
Một số đơn vị Hải quan địa phương chưa quan tâm chú trọng tới công tác
phòng ngừa, mới chỉ tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn
bắt giữ; chưa quan tâm xây dựng các phương án, kế hoạch và sử dụng các biện pháp
nghiệp vụ để chủ động nắm tình hình tổ chức lực lượng đấu tranh có hiệu quả với hoạt
động buôn lậu, gian lận thương mại. Vì vậy hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại


×