Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

PHAN VĨNH AN

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ BẤT BÌNH
ĐẲNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

PHAN VĨNH AN

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ BẤT BÌNH
ĐẲNG TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN
TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số



: 60 62 01 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. PHẠM HỒNG MẠNH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

TS. Hồ Huy Tựu
Khánh Hòa - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích, chưa được sử dụng
để bảo vệ một báo cáo hay một công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Ninh Thuận, tháng … năm 2014
Học viên cao học

Phan Vĩnh An


ii


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Nha Trang,
nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại Học đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn
giáo viên hướng dẫn - TS Phạm Hồng Mạnh đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả
hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cám ơn UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Lao động Thương
binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận, Sở Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh
Thuận, Cục Thống Kê tỉnh Ninh Thuận, lãnh đạo Trường Cao đẳng Nghề Ninh
Thuận và Quý hộ ngư dân sống ven biển tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện rất thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình thu thập thông tin, tài liệu
phục vụ trong công tác nghiên cứu.
Cuối cùng tác giả xin cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ,
chia sẻ những khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cám ơn !


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ...............................................................................ix
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH NGHÈO
VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG............................................................................................... 6

1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG ........ 6
1.1.1. Quan điểm về nghèo .................................................................................. 6
1.1.2. Khái niệm về nghèo ................................................................................... 6
1.1.3. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo ................................................ 7
1.1.4 Các quan điểm về bất bình đẳng ............................................................... 10
1.1.5. Khái niệm về bất bình đẳng ..................................................................... 12
1.2. CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÓI VÀ BẦT BÌNH
ĐẲNG ....................................................................................................................... 14
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH TRẠNG NGHÈO VÀ BÌNH ĐẲNG
CỦA HỘ GIA ĐÌNH ................................................................................................. 17
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo đói......................................... 17
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới trong thu nhập ................... 19
1.4. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN .......................... 20
1.4.1. Tổng quan về một số công trình về nghèo đói.......................................... 20
1.4.2. Tổng quan về một số công trình về bất bình đẳng .................................... 23
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 24
2.1. Qui trình nghiên cứu ........................................................................................... 24
2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ....................................................................................... 25
2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .......................................................................... 26
2.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi chính thức........................................................... 26
2.3.2. Chọn mẫu điều tra ................................................................................... 26
2.3.3. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu ......................................... 27


iv
2.3.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu................................ 27
2.3.5. Mô hình và những giả định các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của cộng đồng
dân cư ven biển Ninh Thuận ...................................................................................... 28
2.3.6. Mô hình đánh giá tác động biên của từng yếu tố tới tình trạng nghèo của hộ gia
đình .......................................................................................................................... 31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 34
3.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
NINH THUẬN .......................................................................................................... 34
3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 34
3.1.2. Khí hậu.................................................................................................... 35
3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................ 35
3.1.4. Tiềm năng kinh tế .................................................................................... 37
3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN........ 37
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ....................................................... 37
3.2.2. Giáo dục .................................................................................................. 38
3.2.3. Y tế.......................................................................................................... 39
3.2.4. Tình hình đời sống dân cư ....................................................................... 40
3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN ................................................. 42
3.3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu................................................................... 42
3.3.2. Đo lường mức độ nghèo .......................................................................... 46
3.3.3. Đặc điểm tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận ..... 48
3.3.4. Nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo cho hộ gia đình trong cộng đồng ngư dân ......54
3.3.5. Nguyện vọng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận cần được Nhà
nước và chính quyền địa phương hỗ trợ ........................................................................ 56
3.3.6. Tiếp cận các chương trình phát triển tại địa phương................................. 56
3.3.7. Đặc điểm bất bình đẳng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận ...... 57
3.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN................................................................................ 58
3.4.1 Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân tới thu nhập của hộ gia
đình .......................................................................................................................... 58
3.4.2. Ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với khả năng rơi vào tình trạng nghèo .... 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................. 62



v
CHƯƠNG 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM GIẢM NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH
ĐẲNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN ........... 63
4.1. NHỮNG GỢI Ý VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN.................... 63
4.1.1. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm ........................................................ 63
4.1.2. Giáo dục và đào tạo ................................................................................. 67
4.1.3. Chính sách dân số.................................................................................... 69
4.1.4. Đất đai:.................................................................................................... 71
4.1.5. Chuyển đổi nghề...................................................................................... 72
4.1.6. Quy hoạch hệ thống các chợ dân sinh thuận tiện cho cộng đồng ngư dân
ven biển Ninh Thuận ................................................................................................. 73
4.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ........................................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 77
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

:

Ngân hàng phát triển Châu Á

CV


:

Đơn vị mã lực tàu thuyền

Ha

:

Đơn vị diện tích

GDP

:

Tốc độ tăng trưởng

ILO

:

Tổ chức lao động quốc tế

OSL

:

Phương pháp bình phương bé nhất

PPA


:

Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân

SPSS

:

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội

UNDP

:

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

USD ($)

:

Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ

VNĐ

:

Đơn vị tiền tệ Việt Nam

WB


:

Ngân hàng Thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ..........................................................17
Bảng 3.1. Số giáo viên và sinh viên, học sinh tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 - 2012 ...39
Bảng 3.2. Số bác sĩ bình quân/vạn dân và số cán bộ y tế, cán bộ dược tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2008 - 2012 ...............................................................................................40
Bảng 3.3. Số liệu tỉ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh
từ 2008 đến 2012 .......................................................................................................42
Bảng 3.4. Thông tin cá nhân của hộ gia đình ngư dân ................................................43
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân đầu người và quy mô hộ gia đình ...............................43
Bảng 3.6. Thu nhập bình quân đầu người và giới tính ................................................44
Bảng 3.7. Tài sản và tình trạng nghèo của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ...........44
Bảng 3.8. Tình trạng sử dụng các dịch vụ tối thiểu và tình trạng nghèo của hộ gia đình
trong mẫu nghiên cứu ................................................................................................45
Bảng 3.9. Đường giao thông nông thôn đến trung tâm xã và tình trạng nghèo của hộ
gia đình trong mẫu nghiên cứu..................................................................................46
Bảng 3.10. Nhà ở và tình trạng nghèo của hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu ...........46
Bảng 3.11. Chỉ số đánh giá tình trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân khai thác ven
biển tỉnh Ninh Thuận .................................................................................................47
Bảng 3.12. Cơ cấu nghề khai thác ven bờ trong mẫu nghiên cứu ...............................48
Bảng 3.13. Cơ cấu nghề khai thác ven bờ và tình trạng nghèo của hộ gia đình trong
mẫu nghiên cứu .........................................................................................................48
Bảng 3.14. Cơ cấu nguồn thu nhập chủ yếu và tình trạng nghèo của hộ gia đình trong
mẫu nghiên cứu .........................................................................................................49

Bảng 3.15. Công suất tàu thuyền và tình trạng nghèo.................................................49
Bảng 3.16. Trình độ học vấn và tình trạng nghèo của chủ hộ .....................................50
Bảng 3.17. Qui mô hộ gia đình và số người sống phụ thuộc.......................................51
Bảng 3.18. Số người sống phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ................................51
Bảng 3.19. Giới tính chủ hộ và tình trạng nghèo ........................................................52
Bảng 3.20. Tình trạng nghèo và việc làm thêm của hộ gia đình..................................52
Bảng 3.21. So sánh thu nhập từ nghề làm thêm với nghề khai thác thủy sản ..............53
Bảng 3.22. Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình ngư dân ................................53
Bảng 3.23. Khoản tiền vay và tình trạng nghèo của hộ...............................................54


viii
Bảng 3.24. Đất đai và tình trạng nghèo của hộ ...........................................................54
Bảng 3.25. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình............................55
Bảng 3.26. Nguyện vọng của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận................56
Bảng 3.27. Sự tham gia của ngư dân trong các chương trình phát triển tại địa phương ......56
Bảng 3.28. Hệ số bất bình đẳng (Gini) của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Ninh Thuận ... 57
Bảng 3.29. Kết quả mô hình hồi quy về các nguyên nhân ảnh hưởng tới thu nhập của
hộ gia đình của hộ......................................................................................................59
Bảng 3.30. Kết quả mô hình hồi quy Binary logistic về tình trạng nghèo của hộ ........61
Bảng 3.31. Kết quả mô phỏng về tình trạng nghèo của hộ..........................................62


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sự biến động giữa thu nhập và chi tiêu theo thời gian.................................10
Hình 1.2. Đường cong Lorenz....................................................................................16
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận ...........................................................34
Hình 3.2. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập của tỉnh

Ninh Thuận giai đoạn 2004 - 2012.............................................................................41
Hình 3.3. Đường công Lorenz chia theo 5 nhóm thu nhập của cộng đồng dân cư ven
biển tỉnh Ninh Thuận .................................................................................................58

Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu .................................................................................24
Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị......................................................................33


1

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Nghề khai thác hải sản ở Việt Nam có những đặc điểm đó là: quy mô nhỏ, đa
nghề và sử dụng các ngư cụ truyền thống. Nghề khai thác hải sản ven bờ này đang
phải đối mặt với nhiều nguy cơ, như: tác động của biến đổi khí hậu đến đánh bắt hải
sản, đói nghèo, những vấn đề về suy giảm nguồn lợi hải sản và ô nhiễm môi trường,
xung đột trong khai thác, giá nhiên liệu tăng, khả năng huy động vốn, cơ chế - chính
sách [1]
Theo nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh [12], tại khu vực Nam Trung Bộ, tỉ lệ
nghèo của hộ gia đình ngư dân nghề khai thác ven bờ là 31,2% ở mức chuẩn nghèo là
400 nghìn đồng/người/tháng. Khoảng cách giữa hộ nghèo và hộ không nghèo là
6,0634; độ sâu của tình trạng nghèo là 1,8336. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu của
hộ gia đình ngư dân bao gồm: tuổi (chủ hộ), thời gian đi học (chủ hộ), tỷ lệ sống phụ
thuộc, trình độ học vấn những người trưởng thành, tình trạng việc làm, tiếp cận tín
dụng, công suất tàu thuyền, nghề khai thác mành, vó và nghề khai thác cố định (đăng,
đáy). Trong đó, tình trạng việc làm của những người trưởng thành trong hộ có ảnh
hưởng mạnh nhất tới chi tiêu của hộ, công suất tàu thuyền có tác động yếu nhất. Có ba
yếu tố có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo của hộ, bao gồm: vấn đề tiếp
cận tín dụng, nghề khai thác cố định, nghề mành vó và tỷ lệ người sống phụ thuộc
trong hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ tại khu vực Nam Trung Bộ

hiện nay.
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt
Nam. Trung tâm của tỉnh là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố
Hồ Chí Minh khoảng 350 km về phía nam, cách Nha Trang 105 km, cách Đà Lạt 110
km đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nghèo đói đang giảm nhanh tại tỉnh Ninh Thuận.
Theo các số liệu thống kê chính thức, mức sống của người dân địa phương đã được cải
thiện [14]. Các yếu tố chủ yếu tạo ra thay đổi này chủ yếu là hoạt động kinh tế gia
tăng, cơ sở hạ tầng tốt hơn, người dân tiếp cận tốt hơn các dịch vụ y tế và giáo dục
cũng như các lợi ích khác do các chương trình giảm nghèo hiện nay mang lại.
Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong tỉnh và quá
trình giảm có thể sẽ vô cùng thách thức. Các nỗ lực giảm nghèo trong tương lai
phải đương đầu với nhóm nghèo “thâm căn cố đế”. Một thực tế cần được nhìn nhận là có


2
một số khá lớn những hộ “giáp ranh nghèo” với mức sống không hơn những hộ nghèo là
bao. Những cú sốc trong đời sống xã hội và tự nhiên cực nhỏ đến đời sống của họ sẽ dễ
dàng đẩy họ trở lại tình trạng nghèo.
Ninh Thuận là một tỉnh nghèo vùng Đông Nam bộ. Khu vực ven biển tỉnh Ninh
Thuận là khu vực tập trung nhiều cộng đồng ngư dân hoạt động nghề khai thác hải sản
ven bờ sinh sống và là một trong những khu vực có nhiều hộ nghèo ven biển đặc biệt khó
khăn [19]. Cái nghèo ở vùng này còn kèm theo sự khắc nghiệt của tự nhiên, nắng nóng
gây khô hạn quanh năm mà cũng thường xuyên chịu lũ lụt nặng nề. Cho nên người ta
thường gắn nguyên nhân của nghèo với điều kiện khí hậu mà quên đi những yếu tố
quan trọng khác. Chẳng hạn như sự thiếu hụt đất đai dùng cho canh tác, tình trạng
thiếu việc làm, quy mô hộ gia đình lớn, trình độ học vấn thấp, thiếu vốn, … Nếu có
quan tâm thì người ta cũng không biết được tác động của từng yếu tố như vậy là bao
nhiêu, yếu tố nào là quan trọng hơn.
Hai câu hỏi nghiên cứu đặt ra đó là:

- Thực trạng tình hình nghèo đói và bất bình đẳng của cộng đồng ngư dân ven
biển vùng này ?
- Các nhân tố nào ảnh hưởng nghèo đói và bất bình đẳng của cộng đồng ngư
dân ven biển tỉnh Ninh Thuận ?
Vì vậy, việc phân tích đặc điểm đói nghèo và bất bình đẳng đối với cộng đồng
ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận là cần thiết nhằm giúp cho cơ quan quản lý Nhà
nước và chính quyền địa phương có chính sách giúp địa phương trong tiến trình xóa
đói giảm nghèo tại khu vực này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng khung phân tích về tình trạng nghèo và bất bình đẳng đối với cộng
đồng ngư dân tại vùng ben biển tỉnh Ninh Thuận
- Phân tích đặc điểm nghèo và bất bình đẳng của cộng đồng ngư dân ven biển
tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 - 2012;
- Xác định một số yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân;
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Đánh giá tình trạng đói nghèo và bất bình
đẳng trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận”


3
Đề tài tập trung khảo sát vào đối tượng ngư dân làm nghề khai thác hải sản tại
địa phương giai đoạn 2008 – 2012. Các lý do chọn địa phương để điều tra nghiên cứu
đó là:
Thứ nhất, những xã ven biển đa phần đều xa trung tâm thành phố và nguy cơ tụt
hậu, khả năng tiếp cận các điều kiện về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ chăm sóc y tế,
giáo dục thấp [12].
Thứ hai, cái nghèo ở vùng này còn kèm theo sự khắc nghiệt của tự nhiên, nắng
nóng gây khô hạn quanh năm mà cũng thường xuyên chịu lũ lụt nặng nề [12], đã làm cho
đời sống sản xuất của hộ gia đình ngư dân vốn đã khốn khó thì nay càng có khăn hơn.

Thứ ba, sự gia tăng dân số nhanh trong các cộng đồng ngư dân [27], có thể gây
ra tình khó khăn về việc làm và tình trạng nghèo cho các hộ gia đình ngư dân này.
Thứ tư, các chính sách của Chính phủ trong việc ngăn chặn sự gia tăng hoạt
động khai thác hải sản ven bờ [26], có thể tạo ra sự xáo trộn khá lớn về điều kiện kinh
tế và khả năng sẽ làm cho nhiều hộ gia đình ngư dân hoạt động trong nghề này nằm
dưới ngưỡng nghèo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi sau đây:
- Phạm vi lý thuyết: Phạm vi lý thuyết của nghiên cứu dựa trên nền tảng phân
tích về các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng của các
hộ gia đình sẽ đề cập ở chương cơ sở lý thuyết, với phương pháp dựa vào thu nhập
bình quân hàng tháng tính trên đầu người của hộ gia đình để thiết lập các mô hình kinh
tế lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc đo lường và phân tích
một số yếu tố điển hình mang tính chất đặc trưng của cộng đồng ngư dân nghề cá như:
đặc trưng về nhân khẩu học, các đặc trưng của nghề khai thác hải sản, v.v…
- Phạm vi ngành: Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình ngư dân hoạt động trong
nghề khai thác hải sản, bởi đây là đối tượng mà nhà nước đang đặc biệt quan tâm trong
điều kiện nguồn lợi hải sản ven bờ đang suy giảm nhanh chóng nên sự biến động về
tình trạng nghèo của khu vực này có thể có những thay đổi lớn [1] và trong giai đoạn
triển khai chiến lược biển Việt Nam, Chiến lược phát triển ngành Thủy sản giai đoạn
2015 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 [12], [26].
- Phạm vi địa lý: Các hộ ngư dân nghề khai thác hải sản ven biển tại khu vực
tỉnh Ninh Thuận.


4
- Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp về nghèo đói, bất bình đẳng của các hộ ngư
dân hoạt động trong nghề khai thác hải sản ven bờ trong nghiên cứu được thu thập
điều tra trong thời gian từ tháng 01/2014 đến 05/2014. Số liệu thứ cấp về nghèo đói
liên quan được thu thập từ giai đoạn 2008 đến 2012 [18]. Việc phân tích đánh giá về

nghèo đói và bất bình đẳng là cơ sở để các cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương
đưa ra những chiến lược và chính sách sát thực hơn trong công tác giảm nghèo.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
4.1. Về mặt lý luận
Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, làm rõ bản chất của nghèo đói, bất
bình đẳng nói chung và tình trạng nghèo của ngư dân nghề khai thác hải sản ven bờ
nói riêng. Đồng thời tổng hợp, so sánh, đánh giá hệ thống các lý thuyết về nghèo, bất
bình đẳng.
4.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, tác giả đã tiến hành điều tra thực địa với quy mô 300 mẫu ngư dân
nghề khai thác hải sản ven biển tại khu vực tỉnh Ninh Thuận. Bên cạnh đó, thu thập và
tổng hợp các tài liệu liên quan đến phân tích nghèo đối với hộ gia đình nói chung và
hộ gia đình ngư dân nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu trình bày về thực trạng nghèo, bất bình đẳng trong cộng
đồng ngư dân nghề khai thác hải sản ven biển tại khu vực tỉnh Ninh Thuận.
Thứ ba, nghiên cứu phân tích đặc điểm ảnh hưởng tới tình trạng nghèo và đánh
giá mức độ ảnh hưởng của chúng tới tình trạng nghèo, bất bình đẳng của các hộ ngư
dân nghề khai thác hải sản ven biển tại khu vực này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp nhằm giảm tình trạng nghèo và bất bình đẳng cho các hộ gia đình ngư dân nghề
khai thác hải sản ven biển tại tỉnh Ninh Thuận.
Thứ tư, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình:
Nghiên cứu nhận diện và xác định những yếu tố đặc trưng của hộ gia đình ngư dân
nghề khai thác hải sản ven bờ ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ (bao gồm các yếu
tố định lượng và phi định lượng), như: (i) Những đặc trưng của hộ gia đình ngư dân,
(ii) Đặc điểm về nguồn lợi hải sản và môi trường ven biển, v.v…
Thứ năm, xây dựng các mô hình kinh tế lượng để kiểm định các yếu tố ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới tình trạng nghèo và bất bình đẳng của
hộ gia đình ngư dân nghề khai thác hải sản ven biển tại tỉnh Ninh Thuận, có thể là mô
hình để xem xét các địa phương ven biển khác tại Việt Nam.



5
Thứ sáu, những giải pháp mà nghiên cứu đề xuất được dựa trên kết quả nghiên
cứu, phù hợp với ngư dân nghề khai thác hải sản ven biển tại khu vực tỉnh Ninh Thuận
hiện nay.
7. DỰ KIẾN KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận – kiến nghị, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề
tài được kết cấu thành bốn chương. Nội dung chủ yếu của các chương bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về phân tích nghèo và bất bình đẳng.
Chương này đề cập tới cơ sở lý thuyết về nghèo và bất bình đẳng, bao gồm: những
khái niệm, các phương pháp tiếp cận trong việc đo lường nghèo đói và bất bình đẳng,
những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới tình trạng nghèo và bất bình đẳng của hộ.
Chương 2: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu. Nội
dung chính của chương này đề cập tới phương pháp nghiên cứu bao gồm: đề xuất mô
hình nghiên cứu của đề tài, nguồn số liệu sử dụng, mẫu nghiên cứu và các phần mềm
được sử dụng.
Chương 3: Phân tích thực trạng nghèo và bất bình đẳng đối với ngư dân ven
biển tỉnh Ninh Thuận. Trong chương 3 trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm: khái quát
về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng về tình hình nghèo đói của tỉnh
Ninh Thuận, kết quả phân tích mẫu nghiên cứu về tình trạng nghèo và bất bình đẳng của cộng
đồng ngư dân ven biển tại khu vực này. Trong chương này, nghiên cứu cũng trình bày về kết
quả ước lượng các mô hình kinh tế lượng về các nguyên nhân ảnh hưởng tới tình trạng nghèo.
Chương 4. Giải pháp giảm nghèo và bất bình đẳng. Chương cuối cùng này sẽ đề
cập tới những giải pháp nhằm đưa ra những gợi ý chính sách góp phần giảm nghèo đối
với hộ gia đình trong cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận.


6

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÂN TÍCH NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG
1.1.1. Quan điểm về nghèo
Báo cáo phát triển liên hợp quốc (UNDP) 1997 cho rằng có 3 quan điểm khác
nhau về nghèo [25]:
- Quan điểm về thu nhập (hoặc tiêu dùng) là một cách hiểu hẹp nhất, một người
được cho là vô sản nếu như mức thu nhập của anh ta dưới một ngưỡng xác định.
- Quan điểm nhu cầu cơ bản: Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập
mà xuất phát từ khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa
nghèo đói. Nghĩa là thu nhập của họ không nhiều, họ có thể tự mình sản xuất một phần
sản phẩm nào đấy, còn các nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn nhờ các dịch vụ miễn phí
của Nhà nước như y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc…
- Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người: Người dân không thể có
được khả năng thỏa mãn một cách đầy đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn, mặc,
ở…Ngoài ra, họ còn bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo
dục, tham gia vào các hoạt động đoàn thể và không được thỏa mãn cả nhu cầu về văn
hóa xã hội…Tóm lại là sự lựa chọn của họ bị hạn chế. Áp dụng quan điểm tiếp cận
này cho phép định nghĩa nghèo đói như là một sự thiếu vắng hàng loạt nhu cầu cơ bản
và hạn chế sự lựa chọn của con người. Quan điểm này nó bao trùm 2 quan điểm trên.
Nghĩa là cả mức thu nhập và hạn chế khả năng con người thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của mình. Cách nhìn vấn đề từ quan điểm phát triển con người cho
phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc sâu xa [5].
1.1.2. Khái niệm về nghèo
Là người đầu tiên đi tìm thước đo nghèo đói và trong những hoàn cảnh cụ thể ở
thành phố York nước Anh vào đầu thế kỷ 20, Benjamin Seebohn Rowntree cho rằng
nghèo đói là tình trạng thiếu một số lượng tiền cần để “ có được những thứ tối thiểu
cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần túy” [13].
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen,
Đan Mạch, 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla



7
(USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết
yếu để tồn tại.” [13]
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ
chức tại Băng Cốc tháng 9/1993 đưa ra định nghĩa: “Nghèo là thực trạng một bộ
phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và phong tục tập quán của địa phương”.
Khái niệm trên đây có thể xem là định nghĩa chung nhất của nghèo đói, một
định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện chủ yếu, phổ
biến về nghèo đói. Từ đây cho thấy nghèo đói có thể hiểu theo hai cách: nghèo tương
đối và nghèo tuyệt đối.
Nghèo tương đối: Là sự thỏa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người
như cơm ăn chưa ngon, quần áo mặc chưa đẹp, nhà ở chưa khang trang hoặc có sự so sánh
người này với người khác hay giữa vùng này với vùng khác.
Nghèo tuyệt đối: Là sự không thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người
để duy trì cuộc sống như cơm ăn chưa no, áo không đủ mặc, nhà cửa không che được
mưa nắng.
Theo Ngân hàng Thế Giới [15], các nguyên nhân về vùng miền, nguyên nhân
mang tính cộng đồng, đặc tính chủ hộ và các đặc tính cá nhân dẫn đến nghèo đói có
thể tóm tắt như sau: Đặc trưng vùng miền (sống ở vùng xa xôi cách biệt, giới hạn về
cơ sở hạ tầng và kém về khả năng tiếp cận các dịch vụ và chợ; Sống dựa chính vào
tài nguyên, gồm cả tài nguyên đất có giá trị và chất lượng; Yếu tố thời tiết, ví dụ
như hạn hán hoặc lũ lụt và điều kiện về môi trường, ví dụ như thường xuyên bị động
đất); Đặc tính cộng đồng (cơ sở hạ tầng, ví dụ như tiếp cận nguồn nước, điện, tiếp cận
đường nhựa; phân phối đất; tiếp cận các dịch vụ công cộng, gần trường học hay bệnh
viện; cấu trúc xã hội và tài sản xã hội); Đặc trưng hộ gia đình (Kích cỡ hộ gia đình; tỷ
số phụ thuộc; giới tính của chủ hộ; tài sản; cấu trúc của thu nhập và công việc; Tình

trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình); Đặc tính cá nhân
(Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tình trạng về sức khỏe và sắc tộc) [15].
1.1.3. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo
1.1.3.1. Cơ sở xác định nghèo
1.1.3.1.1. Phương pháp phân loại của địa phương
Điểm căn bản trong việc xác định đối tượng nghèo và phân bổ các khoản trợ
giúp trên thực tế ở các địa phương là có sự chi phối theo một tập tục truyền thống, đó


8
là thôn. Mỗi thôn sẽ lên danh sách những hộ nghèo và đói. Danh sách này sẽ được
cập nhật một hoặc hai lần trong một năm, khi mà những lợi ích như miễn học phí và
thẻ khám chữa bệnh được phát. Trên thực tế thì chúng ta dễ dàng hiểu được rằng
những hộ không nghèo thường không tham gia hội đồng này vì họ ít có khả năng
nhận được những lợi ích kèm theo. Nhiều khi những khoản lợi ích được cấp không
cung ứng đầy đủ cho tất cả những hộ thuộc diện nghèo, do đó vấn đề đặt ra là xem ai
xứng đáng nhận được những khoản trợ giúp đó, cộng thêm sự đánh giá chủ quan của
những hộ khác, ngoài những yếu tố về mặt thu nhập. Và đến đây thì chúng ta có thể
thấy được ưu điểm của phương pháp mà Bộ LĐTB&XH áp dụng để xác định những
hộ nghèo.
Nhược điểm của phương pháp này đó là thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác định
hộ nghèo và liệu việc thảo luận cấp thôn có thật sự thành công trong việc xác định ai là
người cần giúp đỡ nhất hay không vẫn là một câu hỏi cần bỏ nghỏ, một mặt nữa là
những hộ bị coi là không chăm chỉ lao động hoặc không có trách nhiệm xã hội hiếm
khi nhận được sự giúp đỡ, trên thực tế thì con cái của những hộ này chịu sự thiệt thòi
rất lớn từ các phân loại này.
Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài sử dụng chỉ tiêu "chi tiêu bình quân để
đánh giá sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven biển tỉnh Ninh Thuận và đồng thời tìm
ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự nghèo đói này [12].
1.1.3.1.2. Phương pháp dựa vào thu nhập

Việc áp dụng phương pháp tính toán và xác định nghèo đói theo phương pháp
dựa vào thu nhập được Bộ LĐTB&XH nước ta áp dụng và triển khai trong điều tra đánh
giá mức sống dân cư năm 2010 [23]. Nội dung chủ yếu của phương pháp này đó là điều
tra những thông tin liên quan đến thu nhập của một hộ gia đình trong một năm và lấy
bình quân theo đầu người của hộ đó, trên cơ sở số liệu đó đối chiếu với chuẩn nghèo
được ban hành đối với khu vực hộ đó đang cư trú. Ở Việt Nam, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội dựa trên điều tra gồm những câu hổi về tài sản và về thu nhập từ các
nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng lại, chia cho số người
trong hộ và so sánh với một trong hai chuẩn nghèo tùy theo xã đó thuộc vùng nào.
Để phục vụ cho các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã xây dựng
chuẩn nghèo tuyệt đối cho từng giai đoạn. Kể từ 1993 đến nay Chính phủ đã 7 lần điều
chỉnh mức chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo đã được điều chỉnh 6 lần vào các năm 1993,
1997, 1998, 2001, 2005, 2007 [44]. Chuẩn nghèo được áp dụng cho giai đoạn 2011 -


9
2015 đối với khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, còn ở khu vực
thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (dưới
6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo [6].
1.1.3.1.3. Phương pháp dựa vào chi tiêu hộ gia đình
Theo Phạm Hồng Mạnh [12] thì có 3 lý do để cho rằng dựa vào chi tiêu hộ gia
đình tốt hơn thu nhập của hộ gia đình, đó là:
- Thứ nhất, chi tiêu phản ánh tốt hơn thu nhập trong việc đo lường phúc lợi kinh
tế hộ gia đình.
- Thứ hai, trong hoạt động khai thác hải sản, thu nhập phụ thuộc vào nghề khai
thác, năng lực tàu thuyền và thời gian đánh bắt. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình tham
gia sản xuất nông nghiệp, thu nhập của các hộ gia đình này có thể dao động trong năm
do phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch. Điều này cho thấy một khó khăn tiềm năng khi
các hộ gia đình nhớ lại thu nhập của họ, trong đó có thể những thông tin về thu nhập

của hộ gia đình từ quá trình khảo sát này có thể dẫn tới chất lượng thấp.
- Thứ ba, chi tiêu có thể phản ánh tốt hơn tiêu chuẩn thực tế của một hộ gia đình
sinh sống và khả năng để đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Theo Ngân hàng thế giới [38], cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trong đo
lường phúc lợi kinh tế đó là dựa vào chi tiêu hay thu nhập của hộ gia đình nếu chúng
ta chia đều cho các thành viên của hộ thì được chỉ tiêu chi tiêu hay thu nhập bình
quân đầu người. Ngân hàng thế giới [37] thì các nước phát triển sử dụng thu nhập để
xác định nghèo đói vì nó mang tính ổn định cao hơn, đối với các nước đang phát triển
thì dùng chỉ tiêu chi tiêu vì dễ thấy và dễ dàng hơn.
Nội dung của phương pháp này dựa vào các cuộc điều tra về thông tin chi tiết
chi tiêu của hộ, từ đó là cơ sở để tính toán chuẩn nghèo và được đo bằng mức chi tiêu
cần thiết để đảm bảo đủ 2100 Kcalo trong một ngày, dựa vào cách mà hộ phân bổ chi
tiêu giữa những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống như lương thực và phi lương
thực. Bên cạnh đó, chuẩn nghèo mà World Bank đưa ra cho các nước đang phát triển
là 1.25$/ ngày và các nước có thu nhập ở mức trung bình là 2$/ ngày theo sức mua
tương đương [39], [46]. Trên cơ sở đó những hộ có mức chi tiêu bình quân đầu người
dưới chuẩn nghèo là những hộ nghèo và tỷ lệ nghèo là tỷ lệ dân số có mức chi tiêu
dưới chuẩn nghèo. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm như là chi
phí lớn, điều tra chi tiêu đầu người mẫu thường nhỏ và sai số trong quá trình ước tính


10
nghèo đói có thể xảy ra rất cao. Phương pháp này thường cho kết quả khả quan và
đáng tin cậy với cấp độ tính toán trên phạm vi rộng từ cấp vùng hoặc tỉnh trở lên.
Tuy nhiên phương pháp này cũng mắc phải một số nhược điểm như: tâm lý của
người dân không muốn khai thật về mức thu nhập của mình. Thu nhập từ các hoạt
động khai thác thủy sản có thể thay đổi bất thường hàng năm hoặc thậm chí hàng ngày
trong khi mức tiêu dùng vẫn tương đối ổn định [12]. Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy chi
tiêu ổn định nhiều hơn so với thu nhập và được sử dụng tốt hơn trong phân tích đói
nghèo. Những biến động của thu nhập và chi tiêu được minh họa trong Hình 1.1.


Hình 1.1. Sự biến động giữa thu nhập và chi tiêu theo thời gian
(Nguồn: [37], tr. 29)
Rõ ràng, chi tiêu không những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà nó còn ổn định
hơn từ năm này qua năm khác, do đó có đủ cơ sở và căn cứ lý thuyết để sử dụng các
thước đo chi tiêu nhằm phản ánh mức sống.
1.1.4 Các quan điểm về bất bình đẳng
Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng xã hội phổ biến. Tuy nhiên, liệu bất
bình đẳng có phải là một hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi? Xung quanh vấn
đề này, có nhiều quan điểm khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét một số quan điểm tiêu
biểu về bất bình đẳng xã hội
1.1.4.1. Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân
Quan điểm này cho rằng, bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện
diện bởi sự khác biệt giữa các cá nhân. Trong một xã hội mở và nếu con người có sự
khác nhau về tài năng và nhu cầu thì điều đó tất yếu dẫn đến bất bình đẳng. “Một số
bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ
năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách” [36].


11
Ngay từ thời cổ đại, một số nhà triết học đã khẳng định những “khác biệt”
mang tính tự nhiên giữa các cá nhân. Trong thực tế, vẫn có những khác biệt trong kiểu
phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng. Aristotle (384 –
322 TCN) cho rằng: “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật
lệ.” Ngay cả đến hiện nay, quan điểm này vẫn còn tồn tại. Steven Goldberg nêu quan
điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo
ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ” [8].
Thực ra những quan điểm hoàn toàn tương tự có thể được tìm thấy trong các xã
hội khác. Trong không ít các gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ
vẫn tồn tại. Người con trai luôn được dành cho những ưu tiên và cơ hội nhiều hơn

người con gái và tất yếu điều này làm cho sự bất bình đẳng ngày một kéo dài và trầm
trọng hơn.
1.1.4.2. Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế
Trong luận văn Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng năm 1753, Jean-Jacques
Rousseau đã vạch rõ nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu
tài sản. Theo ông, bất bình đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm
của xã hội loài người; nó tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản;
rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì con người cũng có thể xóa bỏ nó [11],
[20]. Những đặc điểm về kinh tế – chính trị và thị trường lao động tạo ra những khác
biệt trong thu nhập và của cải. Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các cá nhân trong
cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế. Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất bình
đẳng giữa người với người. Đó là bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội – bất
bình đẳng do cơ chế xã hội tạo nên.
Một số nhà xã hội học khác cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi do
xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng thực
hiện những nhiệm vụ này khác nhau. Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích
giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó
khăn nhất. Chính sự bất bình đẳng thúc đẩy các cá nhân lao động, học tập để mang lại
cơ hội cho chính bản thân mình. Do vậy không thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng
có thể nguy hiểm cho xã hội như nhà kinh tế học A. Lechevalier phân tích: “Bình đẳng
chung chung thậm chí còn đi ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ là công
bằng về nỗ lực cá nhân, về nhu cầu, ham muốn mà cả những thiệt thòi” [20].


12
1.1.4.3. Quan điểm Max Weber
Max Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội sau Marx hơn nửa thế kỷ. Do vậy, ông
đã ghi nhận những thay đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội
học về sự phân tầng xã hội. Theo đó, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò quan trọng đối
với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại. Cấu trúc xã

hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ
bản là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế trong quá trình hình thành, biến đổi
cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội [20].
Weber không coi mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có
giai cấp. Ông nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực
dựa vào các nền tảng khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực
kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất. Ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở
của quyền lực chính trị [20].
Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất,
như là cơ sở kinh tế của giai cấp. Ông quan niệm giai cấp là một tập hợp người có
chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường. Nguyên nhân đầu tiên của bất
bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường [20].
1.1.5. Khái niệm về bất bình đẳng
Tất cả các xã hội đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là quá trình mà
con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi vị thế, vai trò cùng
những đặc điểm khác. Quá trình đó chuẩn bị cho bất bình đẳng xã hội, là điều kiện mà
con người có cơ hội không ngang bằng nhau về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín.
Bất bình đẳng là một hiện tượng mang tính kế thừa ở mọi thời đại vì nó tồn tại trong
mọi xã hội do cơ cấu xã hội mang lại. Bất bình đẳng không phải là một hiện tượng tự
nhiên, tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các mối quan hệ trong xã hội, nó tồn tại “khi
có một nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác” [20], [16].
Bất bình đẳng xã hội là sự không bằng nhau về mặt xã hội, tức là sự khác nhau
về những lợi ích, cơ hội về mặt vật chất lẫn tinh thần cũng như thỏa mãn các lợi ích đó
của cá nhân trong một nhóm xã hội hay nhiều nhóm xã hội khác nhau [20].
Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao
động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng


13

trưởng kinh tế. Chính vì sự quan trọng trên, trong khuôn khổ đề tài này tác giả đề cập
chủ yếu là bất bình đẳng giới trong thu nhập.
Sự bất bình đẳng đang diễn ra dưới rất nhiều hình thức trong cuộc sống. Theo
ILO thì bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn
giáo, khuynh hướng chính trị, nguồn gốc xã hội... mà có ảnh hưởng và làm tổn hại đến
việc tiếp cận các cơ hội hay sự đối xử trong công việc và nghề nghiệp thì được coi là
có sự bất bình đẳng [3].
Giới là thuật ngữ chỉ những đặc điểm xã hội của phụ nữ và nam giới. Vai trò
giới được quyết định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và kinh tế được nam giới và phụ
nữ học trong quá trình trưởng thành. Vai trò giới rất năng động và thay đổi theo thời
gian [4]. Phân công lao động trên cơ sở giới là sự phân công việc và trách nhiệm khác
nhau giữa phụ nữ và nam giới [3].
Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động
nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động (Rio,
C. D và các cộng sự, 2006). Phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình
phân tích thông tin về thu nhập giữa nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát
triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho
cả nam giới và phụ nữ, đồng thời lường trước và tránh được các tác động tiêu cực mà
quá trình phát triển có thể có đối với phụ nữ hoặc đối với mối quan hệ giới. Không
nhận thức đầy đủ về vấn đề giới đồng nghĩa với việc hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ
với các nguồn lực sản xuất và việc làm (và do đó làm giảm năng suất lao động cho cả
nền kinh tế nói chung), loại trừ lực lượng lao động nữ và công việc của phụ nữ ra khỏi
quá trình phát triển của địa phương và quốc gia [45].
Theo tài liệu Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam [45] thì "Bình
đẳng giới” là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau
giữa phụ nữ và nam giới". Nam giới và phụ nữ cùng có điều kiện bình đẳng để phát
huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình, có cơ hội bình đẳng để tham
gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển, được
hưởng tự do và chất lượng cuộc sống một cách bình đẳng, được hưởng thành quả một
cách bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Theo khái niệm trên thì bình đẳng giới

không phải là sự hoán đổi vai trò của nam và nữ từ thái cực này sang thái cực khác.
Và khái niệm này cũng không phải là sự tuyệt đối hoá bằng con số hay tỷ lệ ngang


14
nhau mà là sự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, tái sản xuất, vai trò
chính trị và cộng đồng, đặc biệt là sự chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc các thành
viên gia đình để tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Đồng thời khái niệm này còn đề cập đến việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bù
đắp những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn lao động
gia đình đem lại [3].
Như vậy bất bình đẳng giới được hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà sự
phân biệt này ảnh hưởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của
xã hội và quá trình phát triển của con người. Xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự
bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt
đối xử trong công việc và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc thừa hưởng
các thành quả lao động giữa lao động nam và lao động nữ [3].
Trên thực tế có thể thấy có sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới ở hầu hết
các xã hội. Sự phân biệt đối xử thường được thấy ở bốn lĩnh vực là: lĩnh vực giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận với các cơ hội kinh tế (Ví dụ: tham gia vào thị trường lao
động, thu nhập) và tham gia vào lãnh đạo và tham chính. Sự phân biệt đối xử này xuất
phát từ quan niệm rập khuôn cho rằng phụ nữ có ít quyền tự quyết hơn, có ít nguồn
lực để sử dụng hơn và có ít ảnh hưởng đối với quá trình ra quyết định có liên quan tới
xã hội và cuộc sống riêng của họ. Nó đặt người phụ nữ vào một vị trí phải phục tùng
và bất lợi so với nam giới. Điều này thường xảy ra, chẳng hạn, khi người phụ nữ bị từ
chối cơ hội việc làm bởi khuôn mẫu giới là người đàn ông là người ra quyết định tốt
hơn [3].
1.2. CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ NGHÈO ĐÓI VÀ BẦT BÌNH ĐẲNG
Sau khi xác định các nhóm chi tiêu, chúng ta có thể tính toán được một số thống
kê mô tả như qui mô, mức độ của nghèo đói. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm

đầu người (xác định tỷ lệ nghèo đói), khoảng cách nghèo đói (xác định mức độ sâu của
nghèo đói), bình phương khoảng cách nghèo đói (xác định tính nghiêm trọng của
nghèo đói). Các tác giả Foster, Green và Thorbecke (1984) đã chỉ ra rằng ba thước đo
này được tính toán dựa vào công thức sau:

P

1

n

M



i  1

 z  y

z

i






(1)



×