TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 - 2012
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
ThS. Tăng Thanh Phương
Nguyễn Hoài Linh
MSSV: 5085892
Lớp: Luật Tư Pháp 1-K34
Cần Thơ, tháng 4/2012
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên người viết xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô Khoa Luật –
Trường Đại học Cần Thơ, đã tận tụy truyền đạt cho người viết nguồn kiến thức
sâu rộng để nghiên cứu đề tài này.
Và hơn hết, người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cơ Tăng Thanh
Phương đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ người viết hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song với điều kiện và thời gian cho phép,
khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế ắt hẳn luận văn sẽ có
nhiều thiếu sót. Nhưng với sự nghiên cứu nghiêm túc, sự đam mê tìm tịi người
viết hy vọng đóng góp ý kiến nhỏ vào sự phát triển chung của nền khoa học
pháp lý. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của
q thầy cô, những người đi trước và những anh chị, độc giả quan tâm đến luận
văn này.
Cần Thơ, ngày…….. tháng…….. năm……..
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoài Linh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….. tháng…….. năm….....
NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
...................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….. tháng…….. năm….....
BẢNG VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
BTTH: Bồi thường thiệt hại
TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TNGTĐB: Tai nạn giao thông đường bộ
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
Trang
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................... 2
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 3
4. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trông các vụ tai nạn giao
thông đường bộ......................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ .................................................... 5
1.1.2. Khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ .......................................... 6
1.1.3. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................ 9
1.1.4. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng....................................................... 10
1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ .....
......................................................................................................................... 14
1.2.1. Bồi thường thiệt hại tồn bộ và kịp thời.................................................. 15
1.2.2. Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận.................................................... 17
1.2.3. Mức bồi thường phù hợp với thực tế ...................................................... 17
1.2.4. Nguyên tắc xem xét khả năng kinh tế của người gây thiệt hại................. 18
1.3. Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ............................................................. 19
1.3.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới thời Lê,
Nguyễn............................................................................................................. 20
1.3.2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới thời Pháp
thuộc ................................................................................................................ 21
1.3.3. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ thời kỳ 1945
đến nay............................................................................................................. 22
1.4. Vai trò của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ....................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ........................................................................................ 26
2.1.1. Có thiệt hại xảy ra .................................................................................. 26
2.1.2. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật .................................................... 30
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra ...................... 32
2.1.4. Người gây thiệt hại phải có lỗi................................................................ 35
2.2. Xác định thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ........................ 38
2.2.1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ........................................................ 38
2.2.1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại............................. 39
2.2.1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
................................................................................................................ 38
2.2.1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm
sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị ............................................ 39
2.2.1.4. Tùy từng trường hợp, Tòa án quyết định buộc người xâm phạm
đến sức khỏe của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn
thất về tinh thần mà người đó gánh chịu ................................................... 42
2.2.2. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm......................................... 42
2.2.2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị
thiệt hại trước khi chết.............................................................................. 45
2.2.2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng.................................................. 47
2.2.2.3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa
vụ cấp dưỡng............................................................................................ 49
2.2.2.4. Bồi thường một khoản tiền bù đắp thiệt hại về tinh thần .............. 51
2.2.3. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm....................................................... 52
2.2.3.1. Thiệt hại về phương tiện ............................................................. 52
2.2.3.2. Thiệt hại về tài sản ...................................................................... 53
2.2.3.3. Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản ........
................................................................................................................ 54
2.2.3.4. Những chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt
hại ........................................................................................................... 55
2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ....................................................................................................... 56
2.3.1. Chủ sở hữu phương tiện ......................................................................... 59
2.3.2. Người được chủ sở hữu phương tiện giao chiếm hữu, sử dụng phương
tiện ................................................................................................................... 61
2.3.3. Cơ quan bảo hiểm .................................................................................. 63
2.3.4. Xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ......................................................... 65
2.3.4.1. Trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện trong việc bồi thường
thiệt hại .................................................................................................... 65
2.3.4.2. Trách nhiệm bồi thường của người được chủ sở hữu phương tiền
giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện ....................................................... 66
2.3.4.3. Thực hiện việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm ........................ 68
CHƯƠNG 3. THỰC TIỂN ÁP DỤNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VIỆC BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ.
3.1. Thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ...................................... 71
3.1.1. Địa bàn thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ................................ 71
3.1.2. Phương tiện, nguồn gây tai nạn giao thông đường bộ ............................. 72
3.1.3. Chủ thể gây tai nạn giao thông đường bộ................................................ 73
3.1.4. Thời gian thường xảy ra tai nạn giao thông đường bộ............................. 74
3.2. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trong thời gian qua ................................................................................................. 74
3.2.1. Bồi thường theo quyết định của Tòa án .................................................. 74
3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ .................................................................................. 75
3.3. Các biện pháp bảo đảm thực hiện việc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ........................................................................................ 77
3.3.1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ...................... 78
KẾT LUẬN............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Giao thơng vận tải nói chung, giao thơng vận tải đường bộ nói riêng đóng một
vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh
quốc phòng của mỗi quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn do giao thơng vận tải
mang lại, trong q trình sử dụng các phương tiện giao thông vận tải cơ giới
đường bộ đã có khơng ít vụ tai nạn xảy ra gây những thiệt hại nghiêm trọng về
tính mạng, sức khỏe của con người và của cải vật chất của xã hội. Theo thống kê
của Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia trong năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ
tai nạn giao thông làm 11.395 người chết và 48.734 người bị thương. Trong đó
đường bộ xảy ra nhiều TNGT nhất. Nếu tính trung bình thì số người thiệt mạng
mỗi ngày do tai nạn giao thông là hơn 31 người, vấn đề thiệt hại tài sản là vô cùng
to lớn. Riêng TP.HCM năm 2010 có 785 người chết, giảm 74 người; Hà Nội có 735
người chết, giảm 89 người1. Cụ thể theo thống kê của Phịng Cảnh sát giao thơng
đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Trà Vinh (từ ngày 01/12/2010 đến 30/11/2011)
toàn Tỉnh xảy ra 205 vụ tai nạn giao thông làm chết 101 người so với cùng kỳ năm
rồi tăng 15 người chết, bị thương 278 người, tài sản bị thiệt hại trị giá khoảng
345,9 triệu đồng2. Đó là một trong những nhân tố gây ra sự thiếu ổn định, sự mất
an toàn trong trật tự chung của xã hội. Các nước trên thế giới đều phải đối mặt với
tình trạng tai nạn giao thơng gia tăng. Để làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do
hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ gây ra cần quan tâm đến việc
xây dựng hoàn chỉnh các quy định về trật tự an tồn giao thơng, các quy định về
việc xử lý các hành vi vi phạm trong đó có các quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao
thơng vận tải chiếm một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì đó là một ngành thuộc kết
cấu hạ tầng tạo động lực phát triển của tồn bộ nền kinh tế. Hệ thống giao thơng
vận tải đường bộ ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng
mới; phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chủng loại, từng
bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc phòng và nhu
cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay do sự mất cân đối
1
Xem [Năm 2011, cả nước xảy ra 44.548 vụ tai nạn giao thông]
2
Báo cáo về việc tổng kết công tác Cảnh sát giao thông đường bộ năm 2011 của Công an Tỉnh Trà
Vinh
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
1
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia giao thông và các yếu tố xã hội, tình
trạng tai nạn giao thơng đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại
lớn về tính mạng, sức khỏe, về của cải vật chất, gây tâm lý lo lắng cho người dân,
gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâm của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân.
Thực tiễn công tác giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói
chung, bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ nói riêng cho
thấy cịn có nhiều vướng mắc, thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại, tính
tốn mức thiệt hại, nhất là trong việc tính tốn thiệt hại về mặt tinh thần; xác định
mối quan hệ nhân quả khơng thống nhất, chưa chính xác. Đặc biệt, trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ chưa phân biệt rõ giữa việc phải chịu trách nhiệm hình
sự của người có lỗi gây ra tai nạn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả xảy ra; vấn đề xác định trách nhiệm, giới hạn bồi thường, việc chuyển
giao quyền yêu cầu giữa cơ quan bảo hiểm với chủ xe, lái, phụ xe trong việc thực
hiện bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Các vấn đề như biện pháp bảo đảm thi hành bồi thường thiệt hại, bồi thường trong
trường hợp người thành niên gây tai nạn mà khơng có tài sản riêng để bồi thường,
trách nhiệm bồi thường của người hành động trong tình thế cấp thiết... chưa được
quy định cụ thể, thế nhưng cũng chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong
phần lớn các vụ tai nạn giao thông đường bộ các bên tự thỏa thuận với nhau về
việc bồi thường thiệt hại trong đó có nhiều trường hợp việc thỏa thuận không tuân
theo hoặc tuân theo không đầy đủ ngun tắc trình tự, cách tính tốn thiệt hại, mức
bồi thường thiệt hại nên sau đó xảy ra nhiều khiếu kiện, u cầu Tịa án giải quyết.
Do đó việc nghiên cứu bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường
bộ có tác dụng góp phận bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, giúp người bị hại khắc
phục được khó khăn
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB là một vấn đề phức
tạp không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn. Vì vậy luận văn chỉ giới
hạn ở phạm vi nghiên cưú phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS và
một số văn bản liên quan như Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm
2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao…, thơng qua đó làm sáng tỏ
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
2
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
một số vấn cơ bản như: làm rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ TNGTĐB, nguyên nhân điều kiện và tình hình của TNGTĐB, các nguyên tắc
cơ bản và cơ sở pháp lý của việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB.
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống những
vấn đề lý luận và thực tiễn của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
TNGTĐB. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này,
cũng như đưa ra được những kiến nghị nhằm góp phần vào thực tiễn giải quyết
việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phân tích làm rõ khái niệm, nguyên nhân, điều kiện và đặc điểm tình hình của
các vụ TNGTĐB ở Việt Nam.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB
trong lịch sử lập pháp Việt Nam.
Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ TNGTĐB cũng như các biện pháp bảo
đảm việc bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB.
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thực
tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ TNGTĐB.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp
luật, về phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của các khoa học: triết học, lơgíc học,
luật dân sự, tâm lý học... Luận văn được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn
bản pháp luật dân sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật dân sự, các bản án,
các số liệu của Ban an toàn giao thông quốc gia và một số địa phương.
Phương pháp nghiên cứu: Đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ
thể dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
4. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm có 3
chương.
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
3
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ.
Chương 2: Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại và việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện việc bồi thường thiệt hại trong
các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
4
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ.
1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ.
Thuật ngữ “tai nạn” xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người.
Tùy từng trường hợp tai nạn xảy ra mà có các tên gọi cho mỗi một loại tai nạn đó.
Ví dụ: nếu tai nạn xảy ra trong lao động, thì gọi là tai nạn lao động; nếu tai nạn
xảy ra trong q trình tham gia giao thơng, thì gọi là tai nạn giao thông; nếu tai
nạn xảy ra tại trường học, thì gọi là tai nạn học đường... Tuy nhiên, có thể nhận thấy
tai nạn xảy ra phổ biến nhất là trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất ra của cải vật
chất. Tai nạn là một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, gây tổn thất về tính
mạng, sức khỏe, tài sản. Tai nạn là một trong những nguyên nhân làm mất ổn định
trật tự an tồn xã hội, đã và đang ảnh hưởng khơng nhỏ đến sinh hoạt xã hội mà
con người ln phải tìm cách chế ngự, làm giảm và loại trừ ra khỏi đời sống xã
hội.
Thực tiễn cuộc sống chứng minh rằng tai nạn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những nguyên nhân này có thể là do hành vi của con người hoặc có thể do các tác
nhân tự nhiên khác. Từ những nguyên nhân này gây ra các tai nạn và tai nạn gây ra
những hậu quả xấu ngoài mong muốn chủ quan của con người. Thiệt hại xảy ra có
thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tinh thần của con
người hay là thiệt hại về tài sản.
Theo quy định tại Điều 604 BLDS 2005, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
chỉ phát sinh trong trường hợp “người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp
khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên, cần phân biệt là không phải
mọi trường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của
pháp nhân hoặc các chủ thể khác trong khi tham gia giao thông đều gọi là tai nạn giao
thông. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra trong q trình tham gia giao thơng được
thực hiện do lỗi cố ý, thì khơng thể gọi là tai nạn giao thơng mà tùy từng trường
hợp có tên gọi tương ứng.
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
5
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ
Ví dụ 1: A có mâu thuẫn với B. Biết B đang trên đường đi từ nơi làm việc về nhà,
A đã dùng xe ơtơ phóng nhanh cố ý đâm vào B với mục đích giết B. Hậu quả là B
bị chết. Trong trường hợp này không thể gọi là tai nạn giao thông mà đây là một
vụ án giết người.
Ví dụ 2: C biết D vừa mua một chiếc xe máy Dream II. Do C ghét D vì hay khoe
khoang, nên đã có ý định phá hỏng chiếc xe máy Dream II của D. Biết D đi làm
thường hay dựng xe máy bên vệ đường giao thông, C đã lấy xe ôtô leo lên vệ
đường đâm vào chiếc xe máy Dream II của D làm cho chiếc xe máy đó hư hỏng
nặng. Trong trường hợp này cũng không thể gọi là tai nạn giao thông mà đây là
một vụ án cố ý làm hủy hoại tài sản.
Từ sự phân tích trên người viết đưa ra khái niệm chung về tai nạn giao thông
đường bộ như sau: Tai nạn giao thông đường bộ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm
một cách cố ý hoặc vô ý các quy định về an tồn giao thơng đường bộ gây ra
trong q trình tham gia giao thông của con người, gây thiệt hại về tính mạng, về
sức khỏe, về tinh thần của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản.
1.1.2. Khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định tại BLDS 2005 thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: “phương
tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy nơng nghiệp đang hoạt
động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn
nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”3.
Khái niệm cụ thể của những loại nguồn nguy hiểm trên được quy định trong
nhiều văn bản khác nhau. Nguồn nguy hiểm cao độ theo Điều 623 BLDS 2005
được hiểu là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất,
vận chuyển, bảo quản… chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi
trường và những người xung quanh. Tính nguy hiểm của nó cịn thể hiện ở chỗ
con người khơng thể kiểm sốt được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại.
Theo tinh thần khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, ngoài những loại nguồn nguy
hiểm cao độ đã được liệt kê trong điều này, cịn có những loại nguồn nguy hiểm
cao độ khác theo quy định của pháp luật. Trong thực tế có những sự vật chưa từng
được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng nếu có đầy đủ tính chất
của nguồn nguy hiểm cao độ thì có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khơng, ví
3
Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
6
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
dụ: hoạt động gây thiệt hại của xe đạp điện, xe máy có dung tích xi lanh dưới 50
cm3 (khái niệm “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” trong các văn bản hiện
nay không quy định những phương tiện này là nguồn nguy hiểm cao độ), ong bị
vẽ, rắn độc, chó dại, trâu điên… Theo chúng tơi, khi xem xét sự vật gây thiệt hại
có phải là nguồn nguy hiểm cao độ hay không, cần căn cứ vào tính chất của sự vật
đó như: mức độ nguy hiểm; khả năng kiểm soát của con người đối với sự vật; quy
định của pháp luật liên quan đến việc trông giữ, sử dụng… Xe đạp điện hay xe
máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 là những phương tiện giao thơng có gắn
động cơ, khi tham gia giao thơng có thể đạt vận tốc lớn, có khả năng gây nguy
hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản người khác, vì vậy cần được xẹm là nguồn
nguy hiểm cao độ. Đối với trường hợp chó dại, trâu điên gây thiệt hại tới tính
mạng, sức khỏe, tài sản của con người, mặc dù rất nguy hiểm nhưng đây là những
động vật đã được thuần hóa, khơng cịn mang tính chất hoang dã, không thể coi là
“thú dữ”. Mặt khác, BLDS đã có riêng điều luật quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra4 áp dụng đối với chủ sở hữu, người quản lý súc
vật nên không thể áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra được. Trong khi đó, ong bị vẽ, rắn độc mặc dù không phải là “thú
dữ” (theo các định nghĩa trong từ điển) nhưng phải coi là nguồn nguy hiểm cao độ
vì đây là loại động vật cịn mang tính hoang dã, chưa được thuần hóa và có tính
chất nguy hiểm lớn. Theo chúng tơi, việc xác định một vật có được coi là nguồn
nguy hiểm cao độ hay không sẽ phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và tính
chất của sự vật đó. Nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ bao gồm những sự vật
được liệt kê tại Điều 623 BLDS 2005 mà còn bao gồm những sự vật khác mà hoạt
động của chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường xung
quanh, con người khơng thể hồn tồn kiểm sốt được nguy cơ gây thiệt hại. Đối
với nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật thường có những quy định nghiêm ngặt
trong việc trơng giữ, vận hành, sử dụng, vận chuyển… chúng để tránh gây thiệt
hại. Vì vậy, xác định nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ căn cứ vào khái niệm
nguồn nguy hiểm cao độ tại Điều 623 BLDS 2005 mà còn phải căn cứ vào các
văn bản, các quy định khác có liên quan5.
4
Xem Điều 625 BLDS 2005
Xem trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Ts. Vũ Thị Hải Yến,
Khoa pháp luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội
5
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
7
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005, phương tiện giao thông vận
tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo tinh thần của quy định này phương tiện
giao thông vận tải cơ giới bao gồm các phương tiện cơ giới hoạt động trên đường
bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không dùng vào hoạt động giao thông đi
lại của con người và vận chuyển hàng hóa.
Theo chúng tơi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra phát sinh khi thoả mãn các điều kiện sau đây6:
* Có thiệt hại xảy ra: Cũng giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói
chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những trường hợp riêng biệt nói
riêng, thiệt hại được coi là điều kiện tiền đề, điều kiện cơ sở để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu khơng có thiệt hại thì khơng bao giờ phát sinh
trách nhiệm bồi thường.
* Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Điều 623 liệt kê
các loại nguồn nguy hiểm cao độ và điều luật này xác định rất rõ ràng: “Bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Bản thân nguồn nguy hiểm
cao độ ln tiềm ẩn trong nó “nguy cơ” gây ra thiệt hại và “nguy cơ” đó thể xảy ra
trên thực tế bất cứ lúc nào, ngồi tầm kiểm sốt của con người. Xuất phát từ lý do
này mà pháp luật qui định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các
quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo
đúng các quy định của pháp luật”. Chúng ta cần phân biệt thiệt hại “do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái pháp luật của con người
gây ra có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là thiệt hại do “tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại (ví
dụ: xe ơ tơ đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh…gây thiệt hại, một người điều
khiển xe máy trên đường nhưng tay ga bị kẹt nên không làm chủ được tốc độ gây
thiệt hại), cịn thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là thiệt hại do
hành vi trái pháp luật của con người khi gây thiệt hại nhưng liên quan đến nguồn
nguy hiểm cao độ, ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn, say rượu bia điều
khiển xe gây tai nạn…Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi người áp dụng
không phân biệt được “thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” và thiệt hại
6
Xem bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Ts. Lê Đình
Nghị, Giảng viên Khoa luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
8
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
“liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ”. Nhiều trường hợp khi áp dụng pháp
luật, người áp dụng cứ thấy có hành vi trái pháp luật của con người gây thiệt hại,
hành vi gây thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ lại được xác định
là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
* Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự “tự thân” gây thiệt hại
của nguồn nguy hiểm cao độ. Như đã phân tích ở trên, thiệt hại xảy ra thì phát sinh
trách nhiệm bồi thường, tuy nhiên để có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì thiệt hại xảy ra phải trực tiếp do bản
thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Nếu thiệt hại do hành vi trái pháp luật
của con người gây ra mà có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì khơng áp
dụng Điều 623 BLDS 2005 để giải quyết mà đây là trường hợp bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra.
Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra chỉ cần thoả mãn các điều kiện trên đây. Điều kiện về lỗi khơng có ý nghĩa
đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bởi
đây là loại “trách nhiệm pháp lý nâng cao”, thậm chí kể cả khi chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ khơng có lỗi vẫn phải bồi thường trừ trường hợp do pháp luật
qui định (khoản 3 Điều 623 BLDS 2005).
1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
“Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước
pháp luật. Vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ” (Điều 22); “Cơng dân
có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành... Nhà nước bảo vệ quyền
sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” (Điều 58); “Công dân có quyền
bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và
nhân phẩm” (Điều 71).
Các quyền nêu trên đồng thời là khách thể bảo vệ của nhiều ngành luật khác
nhau. Mọi hành vi trái pháp luật, đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhà
nước quy định những hình thức trách nhiệm pháp lý buộc những người có hành vi
vi phạm pháp luật khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của họ gây ra và
phải BTTH (nếu có).
Nhiệm vụ của Luật dân sự là bảo vệ các quyền và lợi ích nói trên dưới góc độ
đặc thù của ngành luật này. Điều 1 BLDS Việt Nam quy định: “Bộ luật dân sự có
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
9
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình đẳng và an tồn pháp lý trong quan hệ dân
sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho nhân dân,
thúc đẩy sự phát triển của xã hội”.
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với người khác làm
phát sinh các quan hệ pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại. Điều 604 BLDS
2005 Việt Nam quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể
khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Như vậy, theo quy định trên, người có
hành vi gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân
sự bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về tinh thần được phát sinh khi người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi
ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại.
1.1.4. Phân biệt trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Trong các hình thức của trách nhiệm dân sự, thì có thể kết luận rằng trách nhiệm
bồi thường thiệt hại (bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng) là hình thức chủ yếu nhất. Tuy
cùng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhưng giữa trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có sự khác
nhau cơ bản về bản chất cũng như nội dung. Việc phân biệt hai dạng của trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như việc xác định mối quan hệ giữa chúng là hết
sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng7.
7
Xem khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, Th.s Nguyễn Minh Oanh, Khoa Pháp luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
10
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ xác định cơ sở giải quyết bồi thường
theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ rất khác nhau. Chính vì vậy, xác định được rõ
hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự một cách đúng
đắn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà
theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho
người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
bao gồm:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên
cơ sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người
gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng.
Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy
ra bao giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại
chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Chính vì
vậy, bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và
vi phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ
hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành
vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi
gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng
khơng phải là trách nhiệm theo hợp đồng. Ví dụ: A thuê B đến sơn lại nhà cho
mình. Trong quá trình làm việc, B đã ăn trộm chiếc điện thoại của A và đã bán cho
người khác. Trong trường hợp này khơng thể tìm lại chiếc điện thoại thì A chỉ có
thể khởi kiện B u cầu BTTH ngồi hợp đồng.
Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ
hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây
thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ
theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong
hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong
hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách
nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trường hợp này
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
11
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
không áp dụng đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba bởi lẽ đây là trường
hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là người có quyền lợi liên quan và được đề cập
đến trong hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại
trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật
quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được
phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với
người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác.
So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng có một số khác biệt như sau8:
* Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp luật quy
định. Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác thì trách nhiệm dân sự có thể
phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, trách nhiệm phát sinh
trên cơ sở thoả thuận của các bên chỉ có thể là trách nhiệm theo hợp đồng ví dụ
như buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi
thường thiệt hại.
* Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên, bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng, do cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các bên bên
thoả thuận nên các bên cũng có thể thoả thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể
khơng bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm hợp đồng khơng có
lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại…
8
Xem khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, Th.s Nguyễn Minh Oanh, Khoa Pháp luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
12
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
* Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì cịn áp dụng
đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với
người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân, trường học, bệnh
viện, cơ sở dạy nghề…. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng đối
với người thứ ba. Hay nói các khác, các chủ thể trong hợp đồng không thể thoả
thuận bất kỳ ai không tham gia hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại mà không được sự đồng ý của họ.
* Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc
là người gây thiệt hại phải bồi thường tồn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể
được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vơ ý và
thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Còn
đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thoả thoả thuận ngay
trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy
ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường sẽ áp dụng
mức do các bên thoả thuận.
Việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt có ý nghĩa trong việc thực hiện nghĩa
vụ chứng minh của đương sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là do người gây thiệt hại đã không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra còn trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng bên bị thiệt hại ngoài việc chứng minh thiệt hại
còn phải chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Một vấn đề được đặt ra là trong trường hợp một bên có nghĩa vụ theo hợp
đồng nhưng nghĩa vụ đó cũng được pháp luật quy định thì khi vi phạm những
nghĩa vụ đó sẽ phát sinh trách nhiệm theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng và người
bị thiệt hại có thể lựa chọn một trong hai loại trách nhiệm để kiện yêu cầu bồi
thường hay khơng? Ví dụ bác sỹ chữa bệnh cho bệnh nhân rồi lại vi phạm quy
định về mổ xẻ hoặc bảo mật thông tin? Hành khách đi trên phương tiện vận
chuyển bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ? Chúng ta nhận thấy rằng, trong trường
hợp này rõ ràng đã có căn cứ để làm phát sinh trách nhiệm BTTH theo hợp đồng
vì bên gây thiệt hại đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và như vậy thì
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
13
SVTH: Nguyễn Hồi Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ
bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu BTTH theo hợp đồng trên cơ sở thoả thuận của
các bên. Theo tác giả, trong trường hợp các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
đã cụ thể hoá những nghĩa vụ do pháp luật quy định vào trong hợp đồng và thoả
thuận đó có thể khác pháp luật thì pháp luật vẫn sẽ tơn trọng sự thoả thuận của họ
nếu thoả thuận đó là khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã
hội. Chính vì vậy khi phát sinh trách nhiệm thì các bên cũng chỉ có thể áp dụng
một phương thức là kiện yêu cầu BTTH theo hợp đồng chứ không thể tự do lựa
chọn phương thức có lợi nhất cho mình. Ví dụ hành khách bị thiệt hại về tính
mạng mà theo hợp đồng vận chuyển hành khách các bên có thoả thuận mức bồi
thường thấp hơn mức bồi thường do pháp luật quy định về BTTH ngoài hợp đồng
trong trường hợp bị xâm phạm về tính mạng thì bên bị thiệt hại cũng chỉ có thể
yêu cầu bồi thường theo hợp đồng mà thôi.
Như vậy dựa theo sự phân biệt với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng có thể hiểu: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
trách nhiệm phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng
hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc phạm vi thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng.
1.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường
bộ.
Nguyên tắc hiểu theo nghĩa chung nhất là các yêu cầu, chuẩn mực cụ thể buộc
các cơ quan tiến hành tố tụng, những người có quyền, lợi ích liên quan phải tuân
theo. Về khía cạnh pháp lý, nguyên tắc là các tư tưởng pháp lý chỉ đạo có ý nghĩa
bao trùm, xun suốt trong q trình thực hiện một hoạt động pháp lý. Nguyên tắc
thể hiện tập trung những yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước, của xã hội nói chung,
được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành.
Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong
các vụ TNGTĐB là một vấn đề phức tạp. Yêu cầu đặt ra là giải quyết đúng đắn
các yêu cầu bồi thường, bảo vệ kịp thời quyền lợi của bên thiệt hại, bảo đảm trật tự
công bằng xã hội nói chung. Trong q trình giải quyết bồi thường thiệt hại trong
các vụ TNGTĐB cần tuân thủ các nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng được quy định tại Điều 605 BLDS. Cụ thể là:
“Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
14
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ
hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. Khi mức
bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây
thiệt hại có quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường”.
Các nguyên tắc nêu trên thể hiện sự công bằng, hợp lý của pháp luật dân sự
Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc pháp
nhân khi quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm. Đồng thời chúng cũng thể
hiện sự cơng bằng từ phía người gây thiệt hại; đó là họ chỉ phải chịu trách nhiệm
bồi thường tương ứng với mức độ lỗi, trong trường hợp do lỗi vô ý mà mức bồi
thường quá lớn, ảnh hưởng đến khả năng kinh tế trước mắt cũng như lâu dài, thì
có thể được giảm mức bồi thường. Tơn trọng và tuân thủ triệt để các nguyên tắc
bồi thường sẽ bảo đảm việc giải quyết đúng đắn, kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của cá nhân của tồn xã hội và có ý nghĩa giáo dục ý thức tn thủ, tơn
trọng pháp luật góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội.
1.2.1. Bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời.
Hầu hết pháp luật dân sự các nước bằng hình thức này hay hình thức khác đều
quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho người bị hại khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm gây thiệt hại.
Khoản 1 Điều 610 BLDS ghi nhận nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau: “Thiệt
hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời”.
Đây là nguyên tắc đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xuyên suốt trong
cả quá trình xem xét, giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm mục đích khơi phục lại quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm hại, bảo hộ quyền của mỗi công dân, bảo đảm tính cơng bằng
giữa các bên nói riêng và đối với tồn xã hội. Khi một người có hành vi trái pháp
luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác phải có nghĩa vụ
bồi thường sự thiệt hại đó nhằm bù đắp tổn thất về tính mạng, sức khỏe, khắc phục
những thiệt hại về mặt tài sản giúp người bị thiệt hại và gia đình họ khắc phục hậu
quả xấu về tính mạng, sức khỏe, tài sản, khôi phục lại các quyền và lợi ích bị xâm
phạm, khơi phục lại tình trạng ban đầu - tình trạng trước khi xảy ra thiệt hại. Thiệt
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
15
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ
hại đó có thể là thiệt hại về tài sản, về tính mạng, sức khỏe và có thể là thiệt hại về
mặt tinh thần. Thiệt hại được tính giá trị bằng tiền gồm tài sản bị hủy hoại, hư
hỏng; tiền chi phí thuốc men, đi lại; mai táng phí, tiền “bù đắp tổn thất về mặt tinh
thần”. Việc ấn định mức bồi thường thiệt hại nói chung là theo nguyên tắc gây
thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu tức là phải bồi thường tồn bộ
thiệt hại. Thiệt hại sẽ khơng được chấp nhận nếu những chi phí đó là khơng phù
hợp với thực tế và tính tốn thiệt hại theo sự suy diễn chủ quan.
Về nguyên tắc, việc bồi thường phải là sự tái lập nguyên trạng tài sản của
người bị thiệt hại như khơng có thiệt hại nào xảy đến. Nhưng mức độ lỗi sẽ là cơ
sở của sự tăng, giảm mức bồi thường thiệt hại, do vậy người gây thiệt hại phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại trong các trường hợp:
* Khi người gây thiệt hại có hành vi cố ý. Đây là trường hợp gây thiệt hại
có chủ ý gây ra thiệt hại, tức là đã chủ động thực hiện hành vi gây thiệt hại và
mong muốn thiệt hại đó xảy ra. Về nguyên tắc người có hành vi gây thiệt hại phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hành vi đó. Khơng đặt ra trường hợp miễn
giảm mức bồi thường thiệt hại với lỗi cố ý. Do đó, người gây thiệt hại với lỗi cố ý,
khi mà mức độ thiệt hại có thể lớn hơn khả năng kinh tế của người đó, thì người
đó cũng khơng được giảm mức bồi thường (trừ trường hợp do các bên thỏa thuận).
* Khi người gây thiệt hại có lỗi vơ ý mà thiệt hại không quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
Việc bồi thường toàn bộ có ý nghĩa khơi phục lại tình trạng ban đầu như trước
khi thiệt hại xảy ra, nên bồi thường thiệt hại phải kịp thời, nhất là trong các trường
hợp thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Tính kịp thời ở đây là sự xác định về mặt
thời gian kể từ khi gây ra thiệt hại. Xác định thế nào là “kịp thời” là hết sức cần
thiết. “Kịp thời” có thể hiểu là một cách đúng lúc, không chậm trễ.
Việc quy định nguyên tắc bồi thường kịp thời để nhằm khắc phục thiệt hại một
cách nhanh chóng, ngăn chặn sự dây dưa, không chịu thực hiện nghĩa vụ của
người gây thiệt hại. Đồng thời cũng tránh khuynh hướng lợi dụng nguyên tắc này
để thương mại hóa việc bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời là nguyên tắc chủ đạo, đáp ứng đúng mục
đích và yêu cầu bảo đảm sự công bằng của việc bồi thường thiệt hại. Áp dụng
ngun tắc này, cần tính đến các yếu tố có ảnh hưởng đến việc bồi thường. Quy
định thế nào là tính kịp thời, cơ sở của việc xác định tính kịp thời hết sức cần thiết.
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
16
SVTH: Nguyễn Hoài Linh
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thơng đường bộ
Cần phải có văn bản quy định, giải thích nguyên tắc này một cách cụ thể để có thể
hiểu được điều luật và áp dụng thống nhất. Tuy nhiên, theo người viết tính kịp thời
thể hiện ở chỗ gây ra thiệt hại phải bồi thường ngay hoặc là khi có điều kiện bồi
thường thì phải thực hiện việc bồi thường ngay.
1.2.2. Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận.
Đặc trưng cơ bản trong giao lưu dân sự là trên cơ sở tự do ý chí. Các bên tham
gia quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự do cam kết, thỏa thuận. Mọi thỏa thuận
không trái pháp luật đều được tôn trọng. “Bảo đảm quyền tự định đoạt của đương
sự” cũng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy, trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại: “Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình
thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương
thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”9. Nguyên tắc này
hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và sự thỏa thuận của hai bên, đây là một trong
những quyền cơ bản của các đương sự trong quan hệ dân sự. Hiện nay trong Nghị
quyết 03/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006, quy định về mức bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, là căn cứ giúp cho Tòa án nhân dân quyết định mức bồi
thường thiệt hại. Theo quy định tại BLDS thì sự thỏa thuận của các bên đương sự
về mức bồi thường thiệt hại được pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý. Các bên
đương sự hoàn toàn được quyền thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại.
1.2.3. Mức bồi thường phù hợp với thực tế.
Theo khoản 3 Điều 605 BLDS 2005 thì “Khi mức bồi thường khơng cịn phù
hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền u cầu
Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường”.
Theo quy định này cả hai bên gây thiệt hại và bị thiệt hại có quyền yêu cần
thay đổi mức bồi thường cho phù hợp với thực tế nhằm bảo đảm sự công bằng,
hợp lý cho cả hai phía trong q trình thực hiện phán quyết của Tòa án về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Sự khơng phù hợp có thể là khơng phù hợp về thời hạn
bồi thường, về khả năng bồi thường, về mức độ bồi thường do tác động của giá cả
thị trường...
Yêu cầu thay đổi mức bồi thường đặt ra trong q trình thực hiện quyết định
của Tịa án về người phải bồi thường, người được bồi thường, mức bồi thường,
thời hạn thực hiện... khi có những yếu tố khách quan tác động đến làm thay đổi
9
Xem khoản 1 Điều 605 BLDS 2005
GVHD: Th.s Tăng Thanh Phương
17
SVTH: Nguyễn Hoài Linh