Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Chuẩn mực ngôn ngữ và thực trạng mắc lỗi chính tả ở lớp 2a1 trường tiểu học xuân hòa thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.18 KB, 34 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt khóa luận này, chúng tôi xin chân thành cảm
ơn tới Ths. Lê Bá Miên – người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ chúng tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện bài khóa luận của mình.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện khóa luận tôi còn nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ từ gia đình, người thân và tập thể các bạn trong
lớp. Do đó, kết quả cũng như tính khả dụng của bài luận văn này trong thực tế
là lời cảm ơn sâu sắc nhất của em gửi tới mọi người và là nguồn động lực để
chúng tôi có thể tự tin vào các kiến thức mình đã thu được sau khi tốt nghiệp.

Nguyễn Thị Tú Oanh

1

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Chuẩn mực ngôn ngữ và thực
trạng mắc lỗi chính tả ở lớp 2A1 trường Tiểu học Xuân Hòa - Thị xã Phúc
Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử
dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong tài liệu tham
khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.


Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của khoa và
nhà trường đề ra.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Tú Oanh

Nguyễn Thị Tú Oanh

2

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................... 1
2. Lịch sử đề tài ............................................................................................ 3
3. Mục đích, yêu cầu ....................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Giả thuyết khoa học: ................................................................................... 6
7. Giới hạn vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 6
PHẦN 2: CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ VÀ THỰC TRẠNG MẮC LỖI
CHÍNH TẢ Ở HỌC SINH LỚP 2A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN HÒA

- THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC. ............................................. 7
CHƯƠNG 1: CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ ................................................ 7
1.1. Chuẩn mực ngôn ngữ là gì?. .................................................................... 7
1.2. Chuẩn mực chính tả là gì?...................................................................... 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẮC LỖI CHÍNH TẢ Ở HỌC SINH LỚP
2A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN HÒA THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH
VĨNH PHÚC. .............................................................................................. 16
2.1. Đối tượng:.............................................................................................. 16
2.2. Các lỗi thường mắc: ............................................................................... 16
2.3. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả. ................................................. 21
2.4. Cách khắc phục và mẹo sửa lỗi .............................................................. 22
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 30
1. Kết luận .................................................................................................... 30
2. Kiến nghị .................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 31

Nguyễn Thị Tú Oanh

3

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3. Lý do chọn đề tài.
Đảng ta đã nhận định: “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống

giáo dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới tạo nên cấu
trúc bền vững và phát triển hài hòa.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm hình thành cho học sinh cơ sở ban
đầu cho sự phát tiển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất tình cảm và các kỹ
năng cơ bản.
Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban
đầu hết sức quan trọng để tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn
mới.
Ở tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực
hiện mục tiêu của môn học Tiếng Việt là rèn luyện kỹ năng viết chính tả và
kỹ năng nghe cho học sinh kết hợp rèn luyện một số kỹ năng sử dụng tiếng
Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Mở rộng vốn hiểu biết về con người,
cuộc sống góp phần hình thành nhân cách con người mới. Phát triển tiếng mẹ
đẻ cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết.Dạy tốt chính tả cho học sinh
tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kỹ năng cơ bản mà các em cần
đạt tới.Đó là kỹ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn, đoạn văn thì
học sinh phải viết đúng đơn vị từ.
Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kỹ năng viết đúng
đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều
kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kỹ năng sử
dụng tiếng Việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp
bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói “Nét chữ nết người”.
Chính tả được hiểu là hệ thống quy tắc về cách viết thống nhất cho các
từ của một ngôn ngữ.Nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của một

Nguyễn Thị Tú Oanh

4

K35B - Giáo dục Tiểu học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ngôn ngữ được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân.Mục đích của nó là làm
phương tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo cho người viết và
người đọc thống nhất những điều đã viết.
Trong thực tế hiện nay, thói quen và viết đúng chính tả của học sinh
tiểu học chưa tốt.Đặc biệt là đối với học sinh tiểu học ở vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế.Các em ít được
rèn luyện về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo.
Một trong những nguyên nhân đưa đến thực trạng học sinh viết sai lỗi
chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào viết như thế ấy.
Các em chưa nắm vững ngữ âm của chữ quốc ngữ và ít được biết đến
một số mẹo luật chính tả cơ bản.
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng trong nhà trường
nhằm thực hiện mục đích giáo dục phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
Mục đích của dạy môn Tiếng Việt là: Dạy cho học sinh biết sử dụng Tiếng
Việt để giao tiếp và mở rộng hiểu biết thông qua các kĩ năng nghe, đọc, nói,
viết, thông qua các giờ dạy môn học này có nhiệm vụ phát triển năng lực, trí
tuệ của học sinh, rèn luyện cho các em phương pháp suy nghĩ và giáo dục cho
các em những tình cảm mới. Đọc đúng thành thạo Tiếng Việt, viết đúng thành
thạo chữ Việt là hai yêu cầu cơ bản nhất, trọng tâm nhất trong suốt quá trình
học tập của học sinh trong nhà trường tiểu học. Đó cũng là hai yêu cầu luôn
tồn tại song song với nhau.Có đọc đúng thành thạoTiếng Việt mới giúp các
em viết đúng chữ Việt.Ngược lại, quá trình viết là quá trình giúp các em tư
duy chính xác lại kí hiệu về âm, vần, tiếng, từ…cũng như kí hiệu về ngữ âm,
ngữ pháp trong Tiếng Việt. Qua đó kĩ năng đọc của các em được củng cố

thêm, góp phần lớn vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Trong quá
trình viết thì viết chính tả luôn luôn được coi trọng trong hàng đầu. Học tốt

Nguyễn Thị Tú Oanh

5

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

môn chính tả ở bậc tiểu học sẽ giúp cho các em có một nền tảng vững chắc để
tiếp thu và học tốt các môn học khác và dễ dàng học tốt ở các lớp trên.
Cơ sở lý luận: Kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 2A1 trường Tiểu
học Xuân Hòa - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc còn ở mức độ thấp.
Cơ sở thực tiễn: Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh
viết sai lỗi chính tả là rất phổ biến. Muốn khắc phục được tình trạng viết sai
lỗi chính tả hiện nay của học sinh tôi tiến hành điều tra, khảo sát để nắm được
những lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Các em còn mắc rất nhiều lỗi chính
tả, mắc lỗi về phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, dấu thanh và viết hoa. Tình
trạng đó có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan của giáo viên
và học sinh trong đó có nguyên nhân thuộc về cách phát âm lệch chuẩn của
từng địa phương, và các em chưa nắm được các quy tắc viết chính tả.
4. Lịch sử đề tài
Vấn đề chính tả luôn được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cũng
đã đạt được rất nhiều thành quả.Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề chính tả đã ra đời.

Năm 1976, Hoàng Phê trong tạp chí Ngôn ngữ số 1 đã bàn về: “Một số
nguyên tắc giải quyết vấn đề chuẩn hóa chính tả”. Trong đó, đã đề cập đến
những quy định về cách viết chính tả, cách viết hoa và cách viết các âm, cách
phiên âm nước ngoài.
Trong những năm gần đây, vấn đề chính tả được quan tâm nhiều hơn.
Năm 1997, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) trong cuốn giáo trình tiếng Việt
thực hành A – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia kế thừa những thành tựu đi
trước tác giả đã nghiên cứu về quy tắc viết hoa và quy tắ phiên âm tiếng nước
ngoài. Phân loại lỗi chính tả và đưa ra biện pháp khắc phục chung. Tác giả
cũng đưa ra những mẹo luật để nhằm khắc phục những lỗi đó.

Nguyễn Thị Tú Oanh

6

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Năm 2006, tác giả Hoàng Anh viết cuốn Sổ tay chính tả - Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm. Cuốn sách đã chia ra những lỗi tiêu biểu và một số mẹo
luật chính tả nhằm khắc phục chúng.
Đến năm 2007, Nguyễn Thi Ly Kha viết cuốn Dùng từ viết câu và soạn
thảo văn bản - Nhà xuất bản Giáo dục. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập
đến các quy tăc viết chính tả tiếng Việt, cách chữa lỗi thông thường về chính
tả và cách quy định tạm thời về cách viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa.
Gần đây nhất, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Giáo sư Phan Ngọc đã viết

cuốn Mẹo chữa lỗi chính tả - Nhà xuất bản Khoa học Xã hôi vag Nhân văn
2009. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu về nguyên tác dạy mẹo
chính tả, tìm hiểu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt và cách phân biệt từ Hán Việt.Tác giả cũng cung cấp một số mẹo phân biệt chính tả và một số dạng bài
tập chính tả.
3. Mục đích, yêu cầu
3.1: Mục đích
Để hoàn thành đề tài “Chuẩn mực ngôn ngữ và thực trạng mắc lỗi
chính tả ở lớp 2A1 ở trường Tiểu học Xuân Hòa - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh
Vĩnh Phúc” cần có những mục đích sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính tả Tiếng Việt và dạy học
chính tả trong nhà trường tiểu học.
Nghiên cứu về thực trạng lỗi chính tả của học sinh lớp 2A1 trường Tiểu
học Xuân Hòa – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai lỗi chính tả của
học sinh.
3.2: Yêu cầu
Để đạt được mục đích của đề tài này cần những yêu cầu sau:

Nguyễn Thị Tú Oanh

7

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tập hợp và nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đê tài

(Chuẩn mực ngôn ngữ và thực trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh lớp 2A1
trường Tiểu học Xuân Hòa -Thị xã Phúc Yên -Tỉnh Vĩnh Phúc).
Thống kê và phân loại được lỗi thường mắc ở học sinh lớp 2A1 trường
Tiểu học Xuân Hòa - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài “Chuẩn mực
ngôn ngữ và thực trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh lớp 2A1 trường tiểu học
Xuân Hòa – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Hai là, tìm hiểu thực trạng mắc lỗi chính tả ở lớp 2A1 trường tiểu học
Xuân Hòa – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Ba là, đưa ra các biện pháp khắc phục lỗi chính tả thường mắc của học
sinh lớp 2A1 trường tiểu học Xuân Hòa – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Qua đợt thực tập, tôi nhận thấy được những mặt tồn tại của học sinh khi
viết chính tả là: chữ viết không cẩn thận, sai rất nhiều lỗi chính tả, những chữ
rất đơn giản và gặp thường xuyên mà có em vẫn viết saicacs tiếng có âm đầu
tr/ch; s/x; d/gi/r; ng/ngh; g/gh. Sở dĩ các em thường viết sai là do không nắm
vững quy tắc viết chính tả hoặc do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương.
Vậy muốn học sinh viết đúng chính tả, trước tiên giáo viên phải giải thích cho
học sinh hiểu nghĩa các từ khó, phân tích kĩ những từ học sinh thường viết sai
trên lớp, có như thế thì mới khắc phục lỗi chính tả cho các em.
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đề ra, tôi xây
dựng nhóm phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nguyễn Thị Tú Oanh

8


K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Nghiên cứu tài liệu, các khóa luận tốt nghiệp và luận văn có liên quan
đến đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra
Phương pháp quan sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
Quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài đề tài như sau:
Bước 1: Tập hợp và xử lý về lý luận.
Bước 2: Điều tra, thống kê.
Bước 3: Xử lý số liệu, điều tra thống kê.
Bước 4: Viết khóa luận.
6. Giả thuyết khoa học:
Nếu việc tìm hiểu nguyên nhân về các lỗi chính tả của học sinh thường
mắc phải được chú trọng thì việc vận dụng những nguyên tắc, biện pháp,
phương pháp dạy học về phân môn chính tả sẽ thuận lợi và giúp học sinh khắc
phục được các lỗi thường mắc, giúp giáo viên đạt kết quả cao trong quá trình
rèn luyện kĩ năng viết đúng cho học sinh tiểu học.
7. Giới hạn vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng mắc lỗi chính tả
ở lớp 2A1 trường Tiểu học Xuân Hòa – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.


Nguyễn Thị Tú Oanh

9

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2: CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ VÀ THỰC TRẠNG MẮC
LỖI CHÍNH TẢ Ở HỌC SINH LỚP 2A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC
XUÂN HÒA - THỊ XÃ PHÚC YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC.

CHƯƠNG 1
CHUẨN MỰC NGÔN NGỮ
1.1. Chuẩn mực ngôn ngữ là gì?Những vấn đề liên quan đến chuẩn mực
ngôn ngữ.
Chuẩn mực ngôn ngữ là tập hợp những điều hướng dẫn việc sử dụng
thống nhất các phương tiện ngôn ngữ, như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng của
một thứ tiếng rút ra từ thói quen diễn đạt chúng, vận dụng chúng có nâng cao,
phù hợp với một cộng đồng ngôn ngữ nhất định trong điều kiện lịch sử, văn
hóa nhất định.
Sáu vấn đề liên quan đến chuẩn mực ngôn ngữ:
Thứ nhất, nói đến chuẩn mực là nói đến cái đúng về mặt ngôn ngữ.Hệ
thống ngôn ngữ so với các hệ thống xã hội khác.Nó có tính đặc thù.Vì thế cái
đúng của ngôn ngữ cũng có tính đặc thù.
Đối với nhận thức: thì tính đúng - sai là tính chất chân lý.
Đối với ngôn ngữ: thì không được đo bằng tính chất chân lý mà thước

đo của nó là tính chất phù hợp và dễ dàng. Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp
và tư duy. Đã là công cụ của con người thì công cụ nào thuận tiện thì con
người sử dụng. Chính vì thế, ngôn ngữ có quy luật theo thói quen và võ đoán.
Thứ hai, nói đến chuẩn mực là nói đến tính lịch sử.
Chuẩn mực ngôn ngữ là một biến thể của ngôn ngữ.Biến thể ấy phải
được đặt trong một thể nhất định, một giai đoạn nhất định.

Nguyễn Thị Tú Oanh

10

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì các phương tiện ngôn ngữ đạt
chuẩn.Nhưng ở trong một giai đoạn lịch sử khác thì các phương tiện ấy có thể
không đạt chuẩn. Nói khác đi, chuẩn mực ngôn ngữ có sự thay đổi. Cái đó gọi
là tính chất động của ngôn ngữ.
Tuy nhiên, ở một giai đoạn lịch sử nhất định các phương tiện ngôn ngữ
của chuẩn mực thì phải nằm trong tính cân bằng, cân đối thì mới có thể xác
định được chuẩn. Như vậy, chuẩn lại có mặt tĩnh tương đối. Tóm lại, chuẩn
mực ngôn ngữ có cả hai mặt: động và tĩnh.
Nói thêm về tính giai đoạn của ngôn ngữ. Tính giai đoạn của chuẩn
mực ngôn ngữ so với các hiện tượng xã hội khác thì một giai đoạn lịch sử của
ngôn ngữ không chỉ kéo dài vài chục năm mà thậm chí kéo dài tới hàng trăm
năm, hàng thế kỉ. Cho nên mặt tĩnh của ngôn ngữ có thể là một thời gian rất

dài.
Thứ ba, chuẩn mực ngôn ngữ bao gồm hai lĩnh vực: ngôn ngữ và lời
nói.
Chuẩn mực ngôn ngữ: đó là những thói quen sử dụng ngôn ngữ của
một cộng đồng ngôn ngữ. Thói quen này được người ta chỉ ra xu hướng nào
là thích hợp và xu hướng nào là không thích hợp. Như vậy, chuẩn mực ngôn
ngữ đó là những quy ước chung có tính trừu tượng.
Chuẩn mực lời nói (chuẩn mực sử dụng hay chuẩn mực phong cách):
đó là những chuẩn mực sử dụng cụ thể trong lời nói ở những hoàn cảnh giao
tiếp nhất định. Chuẩn mực này phụ thuộc vào các nhân tố giao tiếp như:
người nói, người nghe, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích
giao tiếp.
So với chuẩn mực ngôn gữ thì chuẩn mực lời nói phức tạp hơn và khó
vận dụng hơn. Vì nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện.

Nguyễn Thị Tú Oanh

11

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Sự phân biệt giữa chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực lời nói dựa trên
sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói: một bên có tính xã hội (chuẩn mực
ngôn ngữ), một bên có tính cụ thể (chuẩn mực lời nói).
Thứ tư, nói đến chuẩn mực ngôn ngữ là nói đến sự lựa chọn.

Khi phải vận dụng chuẩn để xem xét các đơn vị ngôn ngữ thì các đơn vị
ngôn ngữ ấy phải có từ hai cho đến một dãy các ngôn ngữ. Dựa vào các đơn
vị ấy để lựa chọn sử dụng. Nếu không có sự lựa chọn thì sẽ không có chuẩn.
Thứ năm, chuẩn ngôn ngữ gắn với sự trong sáng của tiếng Việt.
Chuẩn ngôn ngữ gắn liền với sự trong sáng của tiếng Việt là hai khái
niệm đồng thời cũng là hai nhiệm vụ hiện nay của tiếng Việt.
Chuẩn là việc xác định cái đúng, xây dựng một ngôn ngữ thống nhất,
chuẩn mực. Còn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là giữ gìn bản sắc, tinh
hoa tiếng nói của dân tộc.
Trong đó, đặc biệt chú ý tới quan hệ tiếp xúc với các ngôn ngữ và vay
mượn các yếu tố của ngôn ngữ khác.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó là nhiệm vụ lâu dài và có tính
chiến lược.
Còn chuẩn mực ngôn ngữ có tính chất giai đoạn, tính chất lịch sử. Vì
thế, chuẩn mực ngôn ngữ sẽ nằm trong khuôn khổ của sự giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
Hiện nay, có ba nhiệm vụ chính:
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Xác định chuẩn mực tiếng Việt.
Việc giảng, dạy tiếng Việt trong nhà trường.
Thứ sáu, chuẩn mực ngôn ngữ, sự sáng tạo của người dùng.
Nói đến chuẩn mực là nói đến những điều quy định hướng dẫn việc sử
dụng.Nói đến những quy định, quy tắc trong khi nói và viết. Nhưng chuẩn

Nguyễn Thị Tú Oanh

12

K35B - Giáo dục Tiểu học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

mực ngôn ngữ không mâu thuẫn, không hạn chế với sự sáng tạo của người
dùng ngôn ngữ.
Trong những điều kiện giao tiếp cụ thể, người dùng ngôn ngữ vẫn nên
sáng tạo cách dùng ngôn ngữ. Hiện tượng này là hiện tượng mà người dùng
có thể chấp nhận được.Hiện tượng này thường thấy trong ngôn ngữ văn
chương, thể hiện ở các biện pháp nghệ thuật trong ngôn ngữ.
Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, thì chuẩn mực của tiếng
Việt, bao gồm các lĩnh vưc sau:
Chuẩn mực về phát âm.
Chuẩn mực về chính tả - chữ viết.
Chuẩn mực về từ ngữ.
Chuẩn mực về ngữ pháp.
Chuẩn mực về các văn bản được sử dụng
Trong các loại chuẩn mực này, thì chuẩn mực phát âm là chuẩn mực có
mức độ thực hiện thấp nhất.Vì bản thân âm thanh, ngôn ngữ không lưu giữ
được.
Chuẩn mực từ ngữ rồi đến ngữ pháp.
Chuẩn mực về chữ viết và chính tả là chuẩn mực có mức độ thực hiện
cao nhất. Vì nó là đơn vị văn tự (chữ viết). Và người ta thực hiện nó bằng
phương pháp hành chính.
Ở đây chúng ta chỉ xét chuẩn mực về mặt phát âm và chính tả.
1.2. Chuẩn mực chính tả là gì?
Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông đã
thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong
sách báo và giữa các nhà xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất, nhất là việc

phiên chuyển tiếng nước ngoài và chưa có văn bản quy định của Nhà nước.
Trong lúc chờ đợi quy định thống nhất của Nhà nước, được phép của thủ

Nguyễn Thị Tú Oanh

13

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tướng chính phủ (Công văn số 4: 1635/VPCP-KG ngày 27 tháng 4 năm 2000)
và thực hiện nghị quyết của Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển
Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3-4.5.2000, sau khi lấy ý
kiến của các uỷ viên Hội đồng và được Ban thường trực thông qua, chủ tịch
Hội đồng ban hành quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài để áp
dụng thống nhất trong bộ Từ điển bách khoa Việt Nam và các công trình khoa
học của Hội đồng.
1.2.1. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái xếp theo thứ tự: a, ă, â, b, c,
d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
1.2.2. Các từ tiếng Việt viết theo quy tắc chính tả hiện hành (tham khảo các
từ điển chính tả), chú ý phân biệt:
c/k: ca, co, cô, cơ; ke, kê, ki.
d/gi: da, dô, dơ; gia, gio, giơ, giô.
g/gh: ga, go, gô, gơ; ghe, ghê, ghi.
Viết rời các âm tiết, không dùng dấu gạch nối.
1.2.3.Dùng ‘i’ thay cho ‘y’ ở cuối âm tiết mở. Ví dụ: hi sinh, hi vọng, biệt

li.
Trừ trong các âm tiết ‘uy’ và các trường hợp sau ‘qu’ hoặc ‘y’ đứng
một mình hoặc đứng đầu âm tiết.
Ví dụ: ý nghĩa, ý chí, yêu mến.
Một số từ có ‘i’ làm thành tố thì vẫn viết theo thói quen: ỉ eo, ầm ĩ;
hoặc ‘i’ đứng đầu một số âm tiết: in, im, inh, ít ỏi, ụt ịt, ỉu xìu.Ngoại lệ: trong
cách viết tên riêng (tên người, tên đất), tên các triều đại đã quen dùng ‘y’ thì
vẫn viết theo truyền thống. Ví dụ: triều Lý, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt, xã Lý
Nhân, Nguyễn Thị Lý, vv.

Nguyễn Thị Tú Oanh

14

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2.4. Viết hoa
1.2.4.1. Viết hoa tên người:
Tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán – Việt) bao gồm
tên thật, tên tự, tên hiệu, ...đều viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và
không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu
Thanh Hiên.
Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời
phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế vương, hoàng hậu, tông,
tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ

đầu của âm tiết, Ví dụ: Mai Hắc Đế, Đinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc
Long Quân, Bố Cái Đại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù Đổng
Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, vv.
Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp một danh từ
chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước, vv.) với một
danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu, ... thì danh từ chung đó cũng viết
hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, Đề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị,
Nghè Tân, Trạng Lường, Đồ Chiểu, Tú Xương, Đội Cấn, vv.
Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả
các chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường,
Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui, vv.
1.2.4.2. Viết hoa tên địa lí:
Tên địa lí Việt Nam và tên địa lí đọc theo âm Hán - Việt viết hoa các
chữ đầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Nội, Trung Quốc,
Trường Giang, vv.
Tên địa lí thế giới phiên gián tiếp qua tiếng Hán và đọc theo âm Hán Việt cũng viết hoa tất cả các chữ cái đầu của âm tiết và không dùng gạch nối,

Nguyễn Thị Tú Oanh

15

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

ví dụ: Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Ai Cập, Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, vv.

Từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc một từ
chung đơn tiết nào đó dùng để chỉ một vùng, một miền, một khu vực nhất
định thì viết hoa tất cả các thành phần của nó, ví dụ: Tây Bắc Kỳ, Đông Nam
Kỳ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Nam Hà, Đàng Trong, Đàng
Ngoài, Đông Nam Bộ, Trường Sơn Tây, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu, Bắc
Cực, Trung Phi, Cận Đông, khu Đông Bắc, vùng Tây Nam, quan hệ Đông Tây, đối thoại Bắc - Nam, các nước phương Đông, văn học phương Tây, vv.
Địa danh Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung (biển, cửa, bến,
vũng, lạch, vàm, buôn, bản, vv.) với danh từ riêng (thường chỉ có một âm tiết
thì viết hoa tất cả các chữ đầu tạo nên địa danh đó, ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé,
Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc
Trăng, vv.
1.2.4.3. Tên các tổ chức:
Tên các tổ chức được viết hoa chữ đầu của thành tố đầu và các từ, cụm
từ cấu tạo đặc trưng (nét khu biệt) của tổ chức và tên riêng nếu có. Ví dụ:
Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng
Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà Xuất bản Từ
điển bách khoa, Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, nước
Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan, vv.
1.2.4.4. Viết hoa các trường hợp khác:
Tên các năm âm lịch: viết hoa cả hai âm tiết. Ví dụ: năm Kỉ Tị, Cách
mạng Tân Hợi, Cuộc chính biến Mậu Tuất, Tết Mậu Thân, vv.Tên các ngày
tiết và ngày tết: viết hoa âm tiết thứ nhất. Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết Đại hàn,
tết Đoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên đán.Từ chỉ số trong những đơn vị là
tên gọi các sự kiện lịch sử: không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa. Ví

Nguyễn Thị Tú Oanh

16

K35B - Giáo dục Tiểu học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

dụ: Cách mạng tháng Tám, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười.
Tên gọi một số thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng: viết hoa
âm tiết đầu. Ví dụ: thời kì Phục hưng, Chiến tranh thế giới I, phong trào Cần
vương.
Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật.
Ví dụ: họ Kim giao; bộ Mười chân, lớp Thân mềm; chi Tôm he; lớp Nhện;
cây họ Đậu; họ Dâu tằm, vv.
Tên các niên đại địa chất: viết hoa chữ đầu của âm tiết thứ nhất, ví dụ:
đại Cổ sinh, kỉ Cacbon, loài người xuất hiện từ đầu kỉ Đệ tứTên gọi các huân
chương, huy chương, danh hiệu vinh dự,... viết như sau: huân chương Độc
lập, Sao vàng, Cờ đỏ, Lênin, Hồ Chí Minh; huân chương Quân công, Chiến
công, Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang; Kỉ niệm chương; Tổ quốc ghi công;
Bảng vàng danh dự; giải thưởng Nhà nước; danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà
giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, vv.
Tên gọi các tôn giáo, giáo phái viết bằng tiếng Việt hoặc Hán - Việt: viết hoa
tất cả các chữ đầu của âm tiết, ví dụ: Tin Lành, Cơ Đốc, Thiên Chúa, Hoà
Hảo, Cao Đài, Bà La Môn, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông, vv.
Chú ý: Nho giáo, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, Hồi giáo.Tên các tác phẩm, sách
báo,

văn

kiện,...


để

trong

ngoặc

kép



viết

hoa

như

sau:

Nếu tên người, tên địa lí, tên triều đại,... dùng làm tên tác phẩm thì viết hoa
tên người, tên địa lí, tên triều đại đó, ví dụ: “Thạch Sanh”, “Hồ Chí Minh toàn
tập”, “Nghệ An” , “Lĩnh Nam chích quái”, “Việt sử lược”, “Hậu Hán thư”,
“Tam Quốc chí”, vv.
Ngoài các trường hợp trên, chỉ viết hoa âm tiết thứ nhất, ví dụ: “Làm
gì”, báo, “Nhân dân”, tạp chí “Khảo cổ học”, “Dư địa chí”, “Hiến pháp nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng
Nhà nước”.

Nguyễn Thị Tú Oanh

17


K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa, ví dụ: tổng thống, chủ tịch,
tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,... trừ một số
trường hợp đặc biệt.
1.2.5. Trật tự các dấu thanh điệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.
Đánh dấu các dấu thanh điệu trên âm chính: hoà, thuý, quả, khoẻ,
ngoằn ngoèo.

Nguyễn Thị Tú Oanh

18

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MẮC LỖI CHÍNH TẢ Ở HỌC SINH LỚP 2A1
TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN HÒA
THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC.

Với đề tài nghiên cứu này, tôi tập trung nghiên cứu thực trạng mắc lỗi
chính tả trong phạm vi lớp 2A1 trường Tiểu học Xuân Hòa – thị xã Phúc Yên
– tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1. Đối tượng:
Lớp: 2A1
Trường: Tiểu học Xuân Hòa
Khu vực: Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Các lỗi thường mắc:
2.2.1. Các lỗi về thanh điệu
Trong hệ thống tiếng Việt, có 6 thanh điệu, đó là: thanh không, thanh
hỏi, thanh sắc, thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng. Trong 6 loại thanh điệu
trên thì tùy từng đặc điểm vùng miền mà các em học sinh còn hay nhầm lẫn
giữa thanh ngã với thanh sắc giữa thanh sắc với thanh hỏi trong khi giao tiếp
cũng như viết chính tả hay trong vở tập làm văn. Qua nghiên cứu, trong quá
trình thực tập tại lớp 2A1 ở trường Tiểu học Xuân Hòa – thị xã Phúc yên –
tỉnh Vĩnh Phúc tôi thấy một số học sinh thường hay nhầm lẫn giữa thanh sắc
và thanh ngã, ví dụ:
Có 9 học sinh mắc lỗi này, tiêu biểu là em Đoàn Hoàng Hải và Đàm
Đức Thắng.
Ví dụ:

sữa → sứa
những → nhứng
chữ xấu → chứ xấu

Nguyễn Thị Tú Oanh

19

K35B - Giáo dục Tiểu học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Lỗi về phụ âm đầu
Trong hệ thống tiếng Việt, có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, ph, v, t,
th, d, n, r, gi, x, s, ch, tr, nh, kh, l, k, ng, ngh, g, h/. Qua khảo sát tôi thấy đa số
học sinh mắc lỗi này ở các dạng.
Dạng 1: Lẫn lộn s và x:
“x” viết thành “s”
Ví dụ:

chữ xấu → chữ sấu
xắn tay áo → sắn tay áo
xen lẫn → sen lẫn
xúc động → súc động

“s” lại viết thành “x”
Ví dụ:

san sẻ → xan xẻ
cây sấu → cây xấu
sâu thẳm → sâu thẳm

Ở dạng này, có 24 em thường mắc lỗi, các em mắc lỗi nhiều nhất là em
Đàm Đức Thắng, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Trọng Nghĩa.
Dạng 2: Lẫn lộn giữa d, gi, r.
Trong các bài chính tả các em thường viết nhầm “d” với “gi”

Ví dụ :

bây giờ → bây dờ
gian nhà → dan nhà
giao thông → dao thông

Trong các bài tập làm văn, các em cũng thường viết “d” thành “gi” và
ngược lại, số lỗi nhiều hơn trong chính tả khá nhiều là 11 em.
Ví dụ :

chính giữa → chính dữa
lợi dụng → lợi giụng
dao kéo → giao kéo

Nguyễn Thị Tú Oanh

20

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Dạng 3: Lẫn lộn “ngh” với “ng”:
Ví dụ:

công nghiệp → công ngiệp


Có 3 học sinh mắc phải lỗi này là: Cù Thị Phương Anh, Nguyễn Trúc
Linh và Hoàng Phương Anh.
Dạng 4: Lẫn lộn “g”với “gh”:
Ví dụ:

ghế gỗ → gế gỗ

Có 19 học sinh mắc lỗi này, tiêu biểu là Đỗ Hoàng Anh, Đoàn Hoàng
Hải, Nguyễn Thị Kim Anh,…
Dạng 5: Lẫn lộn “k”với “c” :
Ví dụ:

kì lạ → cì lạ

Có 5 học sinh mắc lỗi này là Ngô Minh Phượng, Đoàn Hoàng Hải,
Nguyễn Đức Giang và Nguyễn Phạm Hoàng Anh.
2.2.3. Lỗi về âm đệm
Trong tiếng Việt có 2 âm đệm là: /u, o/. Âm đệm là thành phần đứng
sau âm đầu và đứng ngay trước âm chính.Âm đệm là bán âm.
Trong các bài chính tả mà tôi đã khảo sát thì không có lỗi về âm đệm.
Nhưng trong các bài tập làm văn có 17 học sinh mắc lỗi nay, lỗi loại này ở
dạng thêm âm đệm.Tiêu biểu là em Nguyễn Hồng Sơn, Hoàng Phương Anh,
Nguyễn Bảo Chân, Nguyễn Thị Vân Anh,…
Ví dụ:

đàng hoàng → đoàng hoàng
khoai lang → khua lang

2.2.4. Lỗi về âm chính
Trong tiếng Việt có 9 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm

chính.
Lỗi loại này, trong các bài viết của các em rất đa dạng nhưng chủ yếu là
các lỗi về nguyên đôi thành nguyên âm đơn và ngược lại. Có 7 học sinh mắc

Nguyễn Thị Tú Oanh

21

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

lỗi là Ngô Hà Hương Giang, Nguyễn Khánh Linh, Lê Xuân Mạnh, Nguyễn
Kim Anh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Thị Vân Anh.
Ví dụ:

ông tiên → ông tin
bao nhiêu → bao nhiu

Viết “i” thành “iê”
Ví dụ :

xa tít → xa tiết
con chim → con chiêm

Lỗi dạng “i” → “iê” chiếm tỉ lệ khá cao trong các lỗi về âm chính 4/44
ở các bài chính tả, 3/44 ở các bài tập làm văn viết.

Đặc biệt trong các bài tập làm văn nhiều em còn mắc lỗi do ảnh hưởng
của tiếng địa phương là viết “a” thành “ô” như :
Ví dụ:

Việt Nam → Việt Nôm
gạo → gộ

2.2.5. Lỗi về phụ âm cuối
Trong tiếng Việt, ngoài âm /zero/ còn có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ
âm /m,n,ng,p, t, k, c, q/ và 2 bán nguyên âm
-Tổng số lỗi âm cuối tuy không nhiều lắm có 15 học sinh mắc lỗi loại
này, tiêu biểu là em Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Lan Hương, Ngô Hà
Hương Giang, Nguyễn thị Mai Anh,…nhưng lại tập trung ở 2 dạng:
Viết “n” thành “ng” :
Ví dụ :

cái bàn → cái bàng
ngoằn → ngoằng

Viết “y” thành “i” :
Ví dụ:

Nguyễn Thị Tú Oanh

máy bay → mái bai

22

K35B - Giáo dục Tiểu học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.2.6. Lỗi viết hoa
Trong tất cả bài viết của học sinh trong lớp thì chỉ có 12 em mắc phải
lỗi này, tiêu biểu là em: Nguyễn Thùy Dung, Vũ Huy Đức vàNguyễn Bảo
Chân,…
Lỗi viết hoa của các em thường có 2 dạng:
Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng, tên địa danh, tên riêng.
Ví dụ:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh → đường vô xứ nghệ

quanh quanh.
Bạn Lan → bạn lan.
Bác Hồ → bác Hồ
Viết hoa tuỳ tiện có 2/44 em đối với bài chính tả, 1/ 35 đối bài tập làm
văn. Lỗi này là lỗi các em mắc nhiều nhất trong các dạng lỗi.
Qua khảo sát, thống kê trong quá trình thực tập tại lớp 2A1 trường Tiểu
học Xuân Hòa – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc về các lỗi chính tả mà
các em thường mắc. Tôi đã thống kê thành bảng sau:
Bảng thống kê thực trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh lớp 2A1 trường
Tiểu học Xuân Hòa – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
STT

Lỗi
9


44

Tỉ lệ
(%)
20, 5

-Lẫn lộn s – x

6

44

13,6

-Lẫn lộn d – gi – r

11

44

25

-Lẫn lộn ngh – ng

8

44

18,2


-Lẫn lộn g – gh

19

44

43,2

-Lẫn lộn k – c

5

44

11,4

Lỗi về âm đệm

17

44

38,6

1.

Lỗi thanh điệu

2.


Lỗi phụ âm đầu

3.

Nguyễn Thị Tú Oanh

Số học sinh
mắc lỗi

23

Tổng số
học sinh

K35B - Giáo dục Tiểu học


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

4.

Lỗi về âm chính

7

44

15,9


5.

Lỗi về phụ âm cuối

15

44

34,1

6.

Lỗi viết hoa

12

44

27,3

2.3. Nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả.
Qua nghiên cứu và phân tích, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc viết
sai lỗi chính tả của học sinh là:
Do phát âm sai thanh ngã/thanh sắc lẫn lộn.
Ví dụ:

suy nghĩ → suy nghí

nghĩ ngợi → nghí ngợi

cũ kĩ → cú kí
Do đặc diểm phương ngữ của học sinh còn phát âm sai các tiếng có phụ
âm đầu tr/ch, s/x, d/r/gi, l/n nên dẫn đến việc phát âm sai các tiếng có phụ âm
này.
Ví dụ:

giải phóng → dải phóng
rì rào → dì dào
xúc động → súc động
truyền thống → chuyền thống
nền nếp → lền lếp

Theo thống kê, số âm tiết sai về vần cũng chiếm tỉ lệ đáng kể. Nguyên
nhân của hiện tượng này là do học sinh chưa nắm vững cấu tạo nên còn viết
lẫn lộn.
Ở một số cặp vần khó phân biệt hay do phát âm sai (không chuẩn) dẫn
đến viết sai:
Ví dụ:

ươu/ưu: con hươu/con hưu
ưu/iu: nghỉ hưu/nghỉ hiu
ươi/ ui: quả chuối/ quả chúi

Nguyễn Thị Tú Oanh

24

K35B - Giáo dục Tiểu học



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Với các cặp vần có âm ă, â học sinh thường hay nhầm lẫn như sau:
Ví dụ:

bà cháu → bà chấu
gặp gỡ → gập gỡ
thứ sáu → thứ sấu

Vậy nguyên nhân chính dẫn đến học sinh mắc lỗi chính tả là:
Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương.
Thứ hai, do chưa hiểu biết đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung
ngữ nghĩa của từ.
2.4. Cách khắc phục và mẹo sửa lỗi
2.4.1. Lỗi về thanh điệu:
Trong các lỗi về thanh điệu thì viết sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến
nhất.Để chữa lỗi này, có thể dùng những mẹo luật sau đây.
2.4.1.1 Huyền ngã nặng, sắc hỏi không
Trong các từ láy âm đầu (thuần Việt), thanh ngã đi với thanh huyền
hoặc thanh nặng, thanh hỏi đi với thanh sắc hoặc thanh ngang (không dấu)
Ví dụ:
a) huyền - ngã - nặng: dễ dàng, rõ ràng, buồn bã, hờ hững, cãi cọ, rõ rệt,
mạnh mẽ, gặp gỡ,...
b) sắc - hỏi - không: bảnh bao, sửa sang, hăm hở, thong thả, gửi gắm,
rải rác, hớn hở, mát mẻ,...
Chú ý:
Những từ láy không có phụ âm đầu (hay nói đúng hơn, có phụ âm đầu
zê-rô) cũng theo quy tắc này: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê

ẩm, ủ ê, ít ỏi, ỉ eo,...
Có một số từ ngoại lệ là: bền bỉ, hoài hủy, hồ hởi, mình mẩy, niềm nở,
phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương.

Nguyễn Thị Tú Oanh

25

K35B - Giáo dục Tiểu học


×