Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn xuôi võ quảng viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.29 KB, 54 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sĩ Trần
Thị Minh - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Soi

NguyÔn ThÞ Soi

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực. Đề tài
chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác.


Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Soi

NguyÔn ThÞ Soi

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 6
NỘI DUNG ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG .................................................. 8
1.1. Không gian và thời gian tự nhiên ............................................................. 8
1.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học ................................... 9
1.2.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật..................................................... 9
1.2.2. Khái niệm về thời gian nghệ thuật ...................................................... 12
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ QUẢNG........................ 16
2.1. Vài nét về mảng văn xuôi Võ Quảng viết cho thiếu nhi ......................... 16

2.2. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng viết cho thiếu nhi............ 19
2.2.1. Bức tranh làng quê sống động và gần gũi tuổi thơ trong những câu
chuyện đồng thoại ........................................................................................ 20
2.2.2. Bức tranh sông nước vùng Trung Trung Bộ được tái hiện trong “Quê
nội” và “Tảng sáng” ..................................................................................... 25
2.3. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng viết cho thiếu nhi ............. 36
2.3.1. Thời gian trong những sáng tác đồng thoại ......................................... 36
2.3.2. Thời gian gắn liền với những biến cố lịch sử trong “Quê nội” và “Tảng
sáng” ........................................................................................................... 40
KẾT LUẬN ................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 50

NguyÔn ThÞ Soi

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng trong nền văn học của mỗi
dân tộc. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và làm giàu
có tâm hồn của mỗi con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho các em
trong suốt cuộc đời. Văn học thiếu nhi nói chung và truyện viết cho thiếu nhi
nói riêng ở nước ta đã xuất hiện từ thập kỉ 40 và đã có một số tác phẩm tiêu
biểu nhưng phải đến sau năm 1945 mới thực sự phát triển một cách có ý thức
với đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo, nội dung phong phú và có những

tác phẩm đạt tới kết tinh nghệ thuật. Để có những thành tựu như vậy phải kể
đến công sức của lớp người khai sơn phá thạch đầu tiên, trong đó có nhà văn
Võ Quảng.
Võ Quảng là một trong số ít những nhà văn chỉ chuyên tâm sáng tác văn
học cho thiếu nhi. Những sáng tác của ông đã được bao thế hệ trẻ thơ nhiệt
thành đón nhận. Võ Quảng đến với các em bằng nhiều thể loại: thơ, văn xuôi,
kịch bản phim hoạt hình... Ở thể loại nào ông cũng để lại những ấn tượng tốt
đẹp với bạn đọc nhỏ tuổi. Bên cạnh những trang thơ trong sáng và giàu cảm
xúc thì mảng văn xuôi với những truyện đồng thoại và hai tác phẩm truyện
dài “Quê nội”, “Tảng sáng” đã ghi dấu ấn độc đáo về văn phong Võ Quảng.
Từ những năm 60, Võ Quảng đã bắt đầu ghi chép, dự định sáng tác một
tiểu thuyết dài về quê hương Hòa Phước. Đến năm 1973, “Quê nội” được xuất
bản và tiếp đến năm 1976 là sự ra đời của “Tảng sáng”. Trong hai tập truyện
này, tác giả đã dày công xây dựng hình tượng hai nhân vật Cục và Cù Lao đôi bạn lí tưởng, gắn bó, chia sẻ với nhau và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Đó
cũng chính là hình ảnh mạnh mẽ, tự tin của lớp trẻ sau Cách Mạng. Cả một
tuổi thơ Võ Quảng đã được hiện lên sống động trong những trang sách này.

NguyÔn ThÞ Soi

1

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

Dường như nhà văn đã dồn hết mọi tâm lực, kinh nghiệm và kỉ niệm tuổi trẻ
sống hết mình với quê hương để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”. Mỗi người

khi đọc tác phẩm này đều bắt gặp lại một chút tuổi thơ của chính mình, đó là
những ước mơ, là khát vọng được làm một việc tốt, là những cái tinh nghịch
và sự ham mê chơi đùa có khi vô cùng vụng dại.
Một mảng khác cũng rất đặc sắc trong sáng tác của Võ Quảng là những
truyện đồng thoại được tập hợp trong hai tập “Những chiếc áo ấm” và “Bài
học tốt”. Có thể nói sau “Dế mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, bạn đọc trẻ thơ
lại tiếp tục được hưởng một niềm vui thực sự tươi mới và thú vị trong truyện
đồng thoại của Võ Quảng. Nó thực sự trở thành những bài học nhẹ nhàng và
thấm thía với các em.
Đối với chương trình văn học giảng dạy trong nhà trường, văn học thiếu
nhi cũng là bộ phận được những người biên soạn đặc biệt quan tâm. Trong đó
các tác phẩm của Võ Quảng nhiều năm được tuyển chọn và xuất hiện trong
chương trình Ngữ văn cấp Tiểu học và Trung học Cơ sở. Thế giới tuổi thơ
trong sáng tác của ông thực sự hấp dẫn vì nó vừa điển hình cho tâm hồn, tình
cảm, tính cách của thiếu nhi trong bối cảnh lịch sử của đất nước một thời vừa
mang đậm bản sắc của một vùng quê rất cụ thể. Ở đó các em tìm thấy những
nét quen thuộc trong cuộc sống của mình và thấy sự thân thương bầu bạn. Là
một giáo viên trong tương lai, tôi mong muốn mình không chỉ làm cho các em
thêm hiểu biết về kiến thức mà còn giúp các em biết thưởng thức cái hay cái
đẹp của tác phẩm văn chương trên nhiều phương diện khác nhau. Do đó việc
lựa chọn đề tài: Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng
viết cho thiếu nhi theo chúng tôi là một việc làm thiết thực và hữu ích.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhìn một cách khái quát, có thể thấy rằng: từ khi tác phẩm đầu tay là tập
thơ Gà mái hoa ra đời năm 1957 cho đến suốt hơn bốn mươi năm cầm bút,

NguyÔn ThÞ Soi

2


Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

Võ Quảng là một trong những nhà văn hiếm hoi ở nước ta chuyên viết và viết
thành công những tác phẩm văn học cho thiếu nhi nên rất được các đồng
nghiệp và giới nghiên cứu, phê bình quan tâm. Có thể kể đến những công
trình sau:
- Luận án tiến sĩ “Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới” của Vân
Thanh (1982) xoay quanh các loại đề tài chính và các loại truyện viết cho
thiếu nhi trong đó có một chương về Võ Quảng.
- Luận án tiến sĩ “Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975” của Lã Thị
Bắc Lý (2000) tập trung vào sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi với
nhiều đổi mới. Tác giả cũng đánh giá cao vị trí của truyện đồng thoại Võ
Quảng và hai tập “Quê nội”, “Tảng sáng” trong văn học thiếu nhi Việt Nam.
- Tập sách “Bàn về văn học thiếu nhi” do nhà xuất bản Kim Đồng ấn
hành năm 1983 bao gồm bài viết của nhiều tác giả. Sau phần I với tựa đề
“Thơ viết cho các em”, công trình đã dành hẳn phẩn II với 18 bài viết về “Tác
phẩm của Võ Quảng”.
Đặc biệt, công trình “Võ Quảng - con người, tác phẩm” do bà Phương
Thảo  người vợ hiền của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu,
dịch thuật văn học biên soạn và được nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành tháng 3
năm 2008, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về
cuộc đời và sự nghiệp của Võ Quảng.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết khác như: “Một tấm lòng vì tuổi thơ” của
Nguyễn Kiên, “Tác phẩm và con người” của Đoàn Giỏi, “Võ Quảng và văn
học thiếu nhi” của Vân Thanh, “Vài cảm nghĩ về văn thơ Võ Quảng” của Vũ

Ngọc Bình, “Đặc điểm truyện đồng thoại của Võ Quảng” của Lê Nhật Ký…
Các bài viết trên đều tập trung vào nghiên cứu để làm nổi bật vị trí và
những đóng góp của Võ Quảng với nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Người ta
nhớ Võ Quảng không chỉ ở tài năng mà còn ở đức độ, ở tấm lòng và trên hết là

NguyÔn ThÞ Soi

3

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

sự cống hiến hết mình, sự nhiệt thành đối với trẻ thơ. Nhà nghiên cứu Phong
Lê đã viết trong lời bình cho “Tuyển tập Võ Quảng”: “Trên con đường chưa
phải rộng rãi lắm của văn học thiếu nhi Việt Nam thế kỉ XX, Võ Quảng là hình
ảnh một bộ hành chung thủy trong một cuộc đi vẫn còn là vắng vẻ và vất vả.
Vất vả, vắng vẻ nhưng ông vẫn là người trong số hiếm hoi, gắn nối văn mạch
dân tộc và khơi tiếp cho nó một dòng chảy mới sau năm 1945” [8, 366].
Còn Tô Hoài - tác giả “Dế mèn phiêu lưu kí” thì không chút ngại ngần
khẳng định: “Đã có nhiều truyện dài viết cho các em nhưng truyện viết cẩn
thận, công phu, có giá trị giáo dục và hãy vẫn còn hiếm.“Quê nội” là một
trong những truyện hiếm ấy. Nhà thơ dùng lối viết tiểu thuyết để viết lại
những kỉ niệm đối với quê hương. Trong văn học Việt Nam, chúng ta đã dọc
những tác phẩm hay như thế: “Chiếc lá xanh” của Lưu Trọng Lư, “Phấn
thông vàng” của Xuân Diệu…nhưng “Quê nội” của Võ Quảng có vẻ đẹp cao
rộng hơn.” [xem 5].

Nhà văn Trần Thanh Địch nhận định: “Theo tôi nghĩ Võ Quảng đã được
khẳng định tài năng ngay từ truyện ngắn đầu tiên viết cho người lớn: “Cái lỗ
cửa” mặc dù tài năng của anh đang còn như là e dè, thấp thoáng, e lệ, khiêm
tốn. Đến “Cái thăng” và “Chỗ cây đa làng” nó đã chững chạc, bề thế thêm.
Đến nay thì qua “Quê nội” và”Tảng sáng”, cương vị một nhà văn có tài
năng của anh đã rõ rệt” [xem 14].
Giáo sư Phong Lê khi đi vào thế giới thu nhỏ trong “Quê nội” và “Tảng
sáng” của Võ Quảng, ông nhận ra: “Một giọng điệu trầm buồn, và đôi khi như
có gì hiu hắt nữa, cứ bám riết, và hằn in lên nửa cuộc đời của số không ít
nhân vật truyện, nơi phía bên kia bóng tối chế độ cũ, mà bản lề là Cách mạng
Tháng Tám 1945. Và từ đó mà tỏa rộng và loang dần ra một niềm vui, một
bâng khuâng, và đôi khi như rạo rực của một cuộc đổi đời đã diễn ra từ mùa
thu năm ấy” [7, 89].

NguyÔn ThÞ Soi

4

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

Sau đó, liên tiếp trong ba bài viết: Võ Quảng - Tuổi 80 (năm 2000), Võ
Quảng cả một đời văn cho thiếu nhi (năm 2005) và Tết này, tôi lại viết về
ông: Nhà văn Võ Quảng (năm 2007), giáo sư Phong Lê không chỉ khắc họa
chân dung, không chỉ nhìn lại quá trình và thành tựu đóng góp của nhà văn
Võ Quảng cho mảng sáng tác văn học thiếu nhi nói chung mà ông còn phát

hiện thêm những nét đặc sắc của hình tượng hai nhân vật Cục và Cù Lao. Là
người của Hòa Phước, nhưng cả hai vẫn có sự sống riêng, vẫn có sức lan tỏa
của những nhân vật điển hình. Từ đó, cũng như nhiều người khác, giáo sư
Phong Lê đã khẳng định đó là “một bộ truyện nổi tiếng” vì với “Quê
nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng “đã bổ sung thêm vào danh mục bảo tàng
văn chương hiện đại một cái tên riêng là Hòa Phước…"
Nhận xét về “Đồng thoại qua ngòi bút của Võ Quảng”, nhà nghiên cứu
Vũ Ngọc Bình đã viết: “Phần lớn truyện cấu trí trên những sự tích dân dã.
Câu văn anh thường ngắn và động bởi có lắm động từ. Chỉ vài nét phác họa,
anh đã dựng lên một cảnh trí, một tình huống trong đó màu sắc, âm thanh, ý
nghĩa và hành động cùng xôn xao, quẫy cựa lên để rồi sau đó tất cả lại lặng
tắt đi, trầm lắng sau cái ngụ ý, cái ngôn náu bên trong câu, chữ. Phải chăng
vì thế một số đồng thoại của anh mang dáng dấp ngụ ngôn. Tự nhiên tôi nghĩ
cách viết truyện của Võ Quảng khác nào công phu một con trai trong “Trai
và Ốc Gai” đã chắt lọc ánh sang màu sắc của mặt trời và mặt trăng, của sao
đêm và biển cả để làm nên ngọc quý. Nếu tư tưởng và ngôn ngữ được chắt lọc
thành những tia sáng và gam màu tinh diệu rút ra từ cuộc sống và lao động
sáng tạo - thì có thể xem đó là văn chương - ngọc quý” [1, 5].
Trong bài viết “Đặc điểm đồng thoại của Võ Quảng”, tác giả Lê Nhật
Ký cũng cho rằng: “Võ Quảng đã viết truyện đồng thoại trong niềm say mê,
trong cái hứng thú của người thích rủ rỉ và lắm lúc hóm hỉnh kể chuyện loài
vật cho các em…Đó thực sự là những “công trình sư phạm”mang đậm bản

NguyÔn ThÞ Soi

5

Líp K35 GDTH



Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

sắc Võ Quảng: đậm chất dân gian, ngắn gọn, giàu tính triết lý và tình yêu
thương…” [xem 6].
Như vậy, nhìn chung các bài viết đã nghiên cứu và đánh giá đúng những
nét cơ bản tạo nên giá trị độc đáo của mảng văn xuôi Võ Quảng từ nhiều phía,
nhưng hầu như chưa có bài viết nào khai thác đặc sắc của văn xuôi Võ Quảng
từ hai phương diện không gian và thời gian nghệ thuật. Tuy nhiên ý kiến cụ
thể của các nhà nghiên cứu chính là những gợi ý bổ ích mang tính chất định
hướng cho người viết trong quá trình hoàn thành khóa luận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Không gian và thời thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng viết
cho thiếu nhi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu sự thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật trong hai
tập “Quê nội” và “Tảng sáng”.
- Nghiên cứu sự thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật trong
truyện đồng thoại Võ Quảng.
Từ đó người viết cũng muốn khẳng định về vị trí và những đóng góp
của Võ Quảng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh văn học.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
khóa luận được chia làm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung.

NguyÔn ThÞ Soi

6

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ
Quảng viết cho thiếu nhi.

NguyÔn ThÞ Soi

7

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Không gian và thời gian tự nhiên
Trong triết học, người ta xem thời gian và không gian là hình thức
(phương thức) tồn tại của vật chất. Không một vật chất nào có thể tồn tại
ngoài không gian và thời gian. Con người cũng vậy, luôn luôn phải tồn tại, thể
hiện tính xác định của mình trong thế giới khách thể bốn chiều (ba chiều
không gian và một chiều thời gian). Ở môi trường không gian nào con người
cũng phải thích nghi với nó và phải di động linh hoạt trước sự biến đổi của
thời gian. Đặc biệt thời gian và không gian có mối quan hệ biện chứng với
nhau, không thể có không gian mà không có thời gian và ngược lại.
Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động và
phát triển của mọi sự vật, sự việc trong thế giới tự nhiên. Một tính chất đặc
biệt của thời gian là quy luật vận động chỉ theo một chiều tuyến tính và
mang tính khách quan. Nhà vật lý lí thuyết hiện đại S.W.Hawking đã nói
một cách hình tượng: “mũi tên của thời gian” bao giờ cũng chỉ có một
hướng là quá khứ - hiện tại - tương lai.
Không gian cũng là hình thức tồn tại của thế giới vật chất. Trong đó, các
vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau, luôn đan xen hài hòa. Nếu tính chất đặc
biệt của thời gian là tính quá trình thì tính chất đặc biệt của không gian là tính
cấu trúc.
Với thời gian và không gian trong tự nhiên, con người có thể đo đếm,
ngắm nhìn, thậm chí cảm nhận được một cách trực tiếp nhưng thời gian và
không gian nghệ thuật thì khác.

NguyÔn ThÞ Soi

8

Líp K35 GDTH



Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

1.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong văn học
1.2.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật
Nói tới không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một vấn đề có
nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, các quan niệm đều
gặp gỡ nhau trong quan niệm cho rằng: không gian nghệ thuật không đồng
nhất với không gian hiện thực. Đó là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà
con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không
gian đó. Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn
tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên,
điều đặc biệt ở chỗ, không gian nghệ thuật là hình thức mang tính nội dung.
Nếu mọi vật trên thế giới đều tồn tại không gian ba chiều: cao, rộng, xa và
chiều thời gian, thì không có hình tượng nghệ thuật nào đó. Nhưng không gian
nghệ thuật có những đặc điểm riêng của nó: trong nghệ thuật, sự miêu tả, trần
thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra từ một trường nhìn nhất
định. Qua đó, thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ qua toàn bộ quảng tính
của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục - ngắt quãng, cao - thấp, xa - gần, rộng
- dài… tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. I.U.Lotman cho rằng: “Việc chú ý đến
vấn đề không gian về thời gian nghệ thuật là hệ quả của những quan niệm coi
tác phẩm như một trong không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản
ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng vô hạn - là thế giới ngoài tác
phẩm” [11, 367].
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” của tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa khái niệm không gian nghệ thuật như sau:
“Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại bên trong của hình thức nghệ
thuật thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao
giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn” diễn ra trong một “trường nhìn” nhất

định. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính

NguyÔn ThÞ Soi

9

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng” [4, 160].
Do vậy, không gian nghệ thuật mang tính tương đối, không quy được vào
không gian địa lý. Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như
không gian trò chơi nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người đọc, do
tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm.
Trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học”, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho
rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu
hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó, có thể
quy nó về không gian địa lý, không gian vật lý hay vật chất. Trong tác phẩm,
ta hay bắt gặp sự miêu tả con người, dòng sông… nhưng bản thân các sự vật
ấy chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng được xem là không gian nghệ
thuật trong trường hợp biểu hiện thế giới mô hình của con người” [xem 15].
Khi bàn về “Một số vấn đề thi pháp học hiện đại”, nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử lại khẳng định: “Không gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức
nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa
thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn”.
Nó không thể đồng nhất với không gian vật chất bên ngoài, thể hiện tính chất

của một thế giới tinh thần, trong đó sự vật có cách biểu hiện và tổ chức theo ý
nghĩa riêng. Nó là một hiện tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc và trở thành
phương tiện chiếm lĩnh đời sống vì không gian nghệ thuật luôn gắn với môi
trường hoạt động cụ thể, với điểm nhìn, trường nhất định.
Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành các tiểu không gian, giữa
các tiểu không gian có các đường ranh giới có thể hoặc không thể vượt qua. Đó
có thể là không gian điểm, không gian tuyến hoặc không gian mặt phẳng.
Không gian điểm được xác định bằng các giới hạn và tính chất, chức
năng của nó. Chẳng hạn như: không gian quảng trường có tính chất rộng,

NguyÔn ThÞ Soi

10

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

không gian bãi chiến trường ở nơi chiến đấu, không gian ngôi nhà là nơi diễn
ra sinh hoạt riêng tư.
Không gian tuyến và không gian mặt phẳng lại có thể vươn ra chiều
rộng hoặc chiều thẳng đứng. Không gian tuyến có thể hướng theo chiều dài
như không gian con đường, đường đời. Lại có thể phân chia không gian nghệ
thuật thành không gian hành động (không gian diễn ra hành động của con
người) và không gian trữ tình.
Xét trong mối quan hệ với thời gian, không gian nghệ thuật có sự tương
quan chặt chẽ với thời gian nghệ thuật. Khi tác giả dừng lại để khắc họa

không gian, thời gian bị hạn hoặc bị triệt tiêu. Người ta có thể không gian hóa
thời gian bằng cách miêu tả các sự kiện biến đổi theo trật tự liên tưởng, cái
này đặt cạnh cái kia. Có thể xem không gian nghệ thuật trong tác phẩm như
một hệ thống mà không gian nhân vật là một yếu tố.
Nhìn chung, không gian nghệ thuật không phải là không gian hiện thực,
vật lí mà là một hiện tượng không gian, là hình thức tồn tại của con người
trong thế giới nghệ thuật. Nó là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn
liền với ý niệm về sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con người. Nó được coi
là không quyển tinh thần bao bọc cảm thức con người, là một hiện tượng tâm
linh nội cảm chứ không phải là một hiện tượng địa lí hay vật lí. Không gian
nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho
quan niệm ấy.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là mô hình không gian của thế giới nghệ
thuật, sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian, các miền phương vị:
cao - thấp, xa - gần, các chiều sâu - cao - rộng… tạo thành các ngôn ngữ nghệ
thuật để biểu hiện thế giới quan niệm của tác phẩm. Sự lặp lại của các mô
hình không gian tạo thành các loại không gian nghệ thuật: không gian bối
cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lí.

NguyÔn ThÞ Soi

11

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi


1.2.2. Khái niệm về thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là phạm trù thi pháp ngày càng có tầm quan trọng,
bởi con người muốn cảm nhận được toàn bộ thế giới phải qua thời gian và
không gian. Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề thời gian nghệ thuật.
Trong cuốn “Thi pháp thơ Đường”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hải định
nghĩa: “Thời gian là một đại lượng để xác định quá trình tồn tại, vận động,
phát triển của mọi vật, mọi sự trong thế giới” [xem 2]. Thời gian là một
phương diện và cũng là một phương tiện quan trọng của nghệ thuật nói chung
và văn học nói riêng. Nhà lí luận văn học Nga D.X Likhachop cho rằng:
“Thời gian vừa là khách thể vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh
của văn học, rằng văn học ngày nay càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về
sự vận động của thế giới trong hình thức hết sức đa dạng của thời gian” [10,
61]. Vậy thời gian nghệ thuật được hiểu thế nào?
Thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên
cứu văn học. Phạm trù mĩ học này trên thế giới đã được phổ rộng rãi và không
gian xa lạ gì vì nó toát ra từ nguyên lí cơ bản của mĩ học xem văn học là một
thế giới nghệ thuật đặc thù không đồng nhất với thế giới thực tại.
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” các tác giả cho rằng: Thời gian
là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó” [4, 160]. Là hình thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như
không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như một yếu
tố của nó. Nếu như mọi sự vật hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào
nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng, tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo
trở thành một hình tượng nghệ thuật phù hợp với một thế giới khách quan,
phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và thể loại nhất định thì thời
gian trong tác phẩm cũng như thế. Nó được coi là thời gian nghệ thuật như đã
được quen gọi tính cách nghệ thuật, xung đột nghệ thuật.

NguyÔn ThÞ Soi


12

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học: Trong thế giới nghệ thuật, thời
gian được xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiền đề, được giấu kín để
miêu tả đời sống trong tác phẩm cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả (nghĩa
là tác giả quan tâm đến vấn đề thời gian để diễn tả cái gì?)
Thời gian xuất hiện trong tác phẩm như một hình thức hiện hữu, một
phương thức tồn tại của nhân vật, các biến cố, các quan hệ…Thời gian trong
tác phẩm văn chương cũng thể hiện tính đa dạng, phức tạp của nó. Văn
chương có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động,
tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời gian
trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống, nhưng
không phải bất cứ dấu hiệu thời gian nào trong tác phẩm cũng là thời gian
nghệ thuật. Nằm sâu trong tác phẩm văn học, thời gian chỉ hóa thành thời gian
nghệ thuật khi nó chìm lặng đi cùng các phương tiện nghệ thuật khác để làm
nổi rõ chủ đề của tác phẩm với những đổi thay của số phận và những biến
động của tâm tư.
Trong “Thi pháp thơ Tố Hữu” tác giả Trần Đình Sử đã tổng kết một số
cách chiếm lĩnh thời gian và những hình thức của thời gian nghệ thuật. Theo ý
kiến các tác giả của chủ nghĩa cổ điển thì đồng nhất thời gian văn học vào
thời gian khách quan của diễn xuất trong quy tắc “tam duy nhất” lấn át cái
lịch sử. Các tác giả của chủ nghĩa lãng mạn thì phủ nhận trật tự thời gian
khách quan để xác định một thời gian lí tưởng, họ phát hiện ra một thời gian

lịch sử trừu tượng. Các tác giả của chủ nghĩa hiện thực lại đi theo hướng khác
đó là tìm hướng tổng hợp giữa thời gian sinh hoạt hằng ngày của con người
với thời gian lịch sử của các sự kiện lịch sử xã hội.
J.P Sartec nhận xét: “Phần đông các nhà văn hiện tại Paoust, Royce,
Dospassos, Faulkner, Gide mỗi người đều phải hủy hoại thời gian theo cách
riêng. Có người đã cắt bỏ quá khứ và tương lai rút gọn thời gian vào khoảng

NguyÔn ThÞ Soi

13

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

khắc trực giác, có người như Dospassos lại biểu hiện thời gian thành nhiều kí
ức hạn chế và máy móc. Paoust, Faulkner thì chỉ giản đơn chặt đầu thời gian.
Họ tước bỏ tương lai của nó tức bỏ cái chiều lực chọn và hoạt động tự do của
con người [xem 19].
Như vậy, ta có thể hiểu thời gian nghệ thuật là thời gian được đưa vào
tác phẩm với ý đồ của tác giả trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận
động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động thời
gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Có
lúc trong một thời gian ngắn chất chứa biết bao sự kiện biến đổi nhanh chóng
của cuộc sống và đời người.
Sự cảm thụ về thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời,
với quan niệm về thế giới và lịch sử, với mơ ước lí tưởng và năng lực hoạt

động của con người. Vì miêu tả thời gian trong ý thức, trong sự cảm thụ của
con người mà nhà văn có thể “kéo căng” thời gian bằng cách miêu tả hàng
loạt các sự kiện dồn dập trong khoảnh khắc nhất định và ngược lại tác giả có
thể dồn nén thời gian hàng ngàn năm trong một lời trần thuật ngắn. Nhà văn
còn có khả năng miêu tả mối quan hệ thời gian nhiều chiều, nhiều lớp. Nhà
văn có thể miêu tả thời gian thuận chiều, đồng dạng, đồng nhịp với thời gian
tự nhiên nhưng nhiều khi nhà văn lại miêu tả ngược chiều từ hiện tại trở về
quá khứ đi tới tương lai…
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật trong văn
học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một
hiện tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian
được dùng làm hình thức nghệ thuật để phán ánh hiện thực, tổ chức tác
phẩm” [16, 190].
Về thời gian nghệ thuật có hai dạng cơ bản: Quan niệm thời gian của
nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm. Quan niệm thời gian của nhà văn
có thể bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là được bộc lộ một cách gián tiếp qua

NguyÔn ThÞ Soi

14

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

tổ chức thời gian - một trong những mặt hình thức bên trong của tác phẩm có
quan hệ chặt chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Tổ chức về thời gian

chính là cách xử lí thời gian trong tác phẩm văn học của nhà văn để tạo ra thời
gian nghệ thuật theo ý đồ của tác giả.
Xem xét thời gian trong tác phẩm văn học chính là đi xem xét cách xử
lí thời gian, xem xét các bình diện của tổ chức thời gian, các lớp thời gian,
trình tự thời gian và nhịp điệu thời gian.

NguyÔn ThÞ Soi

15

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi
CHƯƠNG 2

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
VĂN XUÔI VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ QUẢNG

2.1. Vài nét về mảng văn xuôi Võ Quảng viết cho thiếu nhi
Võ Quảng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920 trong một gia đình nhà nho
trung lưu ở xã Đaị Hòa, huyện Đại Lộc, bên dòng sông Thu Bồn, Quảng Nam
- Đà Nẵng (con sông đã in dấu ấn đậm nét trong nhiều sáng tác của Võ
Quảng). Ông chịu ảnh hưởng lớn của cha, là một nhà nho về lòng say mê văn
học. Ông sớm tham gia Cách Mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Nhưng
từ năm 1954, Võ Quảng tập kết ra Bắc. Kể từ đó, ông chỉ chuyên tâm sáng tác
văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập nhà
xuất bản Kim Đồng và cũng đã bỏ nhiều tâm sức xây dựng nền móng đầu tiên

cho văn học thiếu nhi Việt Nam dưới chế độ mới.
Võ Quảng đến với các em bằng nhiều thể loại. Ở thể loại nào ông cũng
để lại ấn tượng tốt đẹp với bạn đọc nhỏ tuổi. Bên cạnh những trang thơ tươi
sáng thì mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi của Võ Quảng cũng khá phong phú.
Có thể khái quát hai mảng chính trong sáng tác văn xuôi của ông là truyện
đồng thoại và truyện về đề tài quê hương và Cách Mạng.
Các tác phẩm đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong các tập tiêu
biểu là: Cái mai (1967), Những chiếc áo ấm (1970), Bài học tốt (1975)…
Trong đó có những truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai, Bài học tốt,
Trong một hồ nước, Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức, Mắt giếc đỏ hoe, Những
chiếc áo ấm, Trai và ốc gai…
Là loại chuyện giàu chất tưởng tượng, nhưng một điều dễ nhận thấy là
trong những đồng thoại hay như: Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Cái Tết
của Mèo con của Nguyễn Đình Thi… sự tưởng tượng dù phóng túng nhưng

NguyÔn ThÞ Soi

16

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

lại hết sức chân thực. Võ Quảng cũng thể hiện quan niệm này một cách rõ
ràng: “Tưởng tượng dù có tung hoành đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế,
dù rất xa xôi, hoặc từ một thói quen tập tục tín ngưỡng nào đó. Sự tưởng
tượng dù có biến hóa đến đâu vẫn thấy có duyên cớ, thấy xuất hiện đúng lúc,

đúng nơi, có thể chấp nhận về phương diện thẩm mĩ. Vượt ranh giới đó,
tưởng tượng sẽ đi đến tùy tiện, bông lông. Tưởng tượng đó sẽ biến thành
hoang đường” [xem 14]. Chính vì ý thức được ranh giới cho phép của tưởng
tượng, truyện đồng thoại của Võ Quảng nhẹ nhàng mà sâu sắc. Ông đề cập tới
những vấn đề thật giản dị, gần gũi trong cuộc sống của con người, nhưng lại
đem đến cho trẻ thơ những bài học thật thấm thía về cách đối nhân xử thế
trong những mối quan hệ hàng ngày, giúp các em vững vàng trong quá trình
hoàn thiện nhân cách của mình.
Võ Quảng không ham viết dài. Truyện của ông thường ngắn và động.
Chỉ bằng vài nét phác họa, ông đã dựng nên một cảnh trí, một tình huống, mà
ở đó có đủ màu sắc, âm thanh sống động, làm toát lên ý nghĩ cũng như tư
tưởng của người viết. Truyện của ông mang dáng dấp của những ngụ ngôn.
Nhìn chung, truyện đồng thoại của Võ Quảng viết giản dị, dễ hiểu,
đúng như ông từng quan niệm: “Tác phẩm văn học viết cho các em là một
công trình sư phạm. Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào
để có lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ
thuật… Một quyển sách tốt có lúc mở cho các em thấy một ước mơ tốt đẹp,
ước mơ đó các em theo đuổi mãi cho đến khi khôn lớn” [xem 13]. Có thể nói,
những truyện đồng thoại của Võ Quảng là những “công trình sư phạm” góp
phần giáo dục các em cả về trí tuệ, thẩm mĩ và về phép đối nhân xử thế trong
cuộc sống.
Truyện viết về Quê hương và Cách Mạng của Võ Quảng có các tập
tiêu biểu như: Cái thăng (1961), Chỗ cây đa làng (1964), Quê nội (1973),
NguyÔn ThÞ Soi

17

Líp K35 GDTH



Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

Tảng sáng (1976)… Cảm hứng chung trong các tác phẩm này là quê hương
trong sự hoài niệm của tác giả. Một vùng quê đẹp và trù phú bên dòng sông
Thu Bồn với những bãi dâu bạt ngàn, quanh năm lách cách tiếng thoi dệt lụa
của các cô thôn nữ; những làng xóm xanh tươi cây trái; những vạn chài san
sát ghe thuyền buôn bán và đánh cá… Nơi đó, có những con người thật chất
phác, cần cù làm đủ mọi nghề để kiếm sống và kiên quyết bám trụ quê hương
trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Họ đã đoàn kết cùng nhau
đánh bốt, diệt bọn ác ôn để bảo vệ sự thanh bình cho con sông quê hương.
Ngay cả đến những em bé cũng biết góp phần công sức nhỏ bé của mình để
cùng người lớn đánh Tây; thậm chí con trâu Bĩnh cũng không chịu chấp nhận
một cái chết tầm thường, trâu Bĩnh chết đi còn gửi hồn vào cái thăng, giúp các
bạn trẻ chăn trâu huấn lệnh đàn trâu theo lệnh của tiếng tù và để lập nên chiến
công mới… Viết về quê hương mình Võ Quảng thiết tha với nguồn cảm hứng
Cách Mạng, về sự hồi sinh, “bừng lên một làng” như trong Nhật kí sáng tác
ông đã từng ghi. Đó là sự bừng tỉnh của làng Hòa Phước, quê hương ông khi
Cách Mạng tới. Cách Mạng tháng Tám là “cái bản lề” giữa bóng tối và ánh
sáng. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét trong hai tập truyện đặc sắc của
ông: Quê nội và Tảng sáng.
Từ những năm sau 60 (thế kỉ XX), Võ Quảng đã bắt đầu ghi chép với
dự định sáng tác một tiểu thuyết dài về quê hương Hòa Phước của ông. Đến
năm 1973, Quê nội được xuất bản, và tiếp đến, năm 1976 là sự ra đời của
Tảng sáng. Ông đã mất 15 năm để viết chưa đầy 400 trang sách. Về hai cuốn
sách này, trong Sổ tay sáng tác của ông có ghi: Chủ đề: “Bừng lên một làng”.
Ông coi đó là “mặt trời” và các nhân vật là “hành tinh” hoạt động xung quanh
nó, tạo nên đường dây cốt truyện. Trong hai tập sách này điều mà Võ Quảng
muốn nói với các em đó là : Tình yêu quê hương luôn gắn với tình yêu cách


NguyÔn ThÞ Soi

18

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

mạng: càng yêu quê hương thì càng thêm yêu cách mạng, và càng gắn bó với
cách mạng thì càng thêm yêu quê hương.
2.2. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Võ Quảng viết cho thiếu nhi
Như đã trình bày mảng văn xuôi của Võ Quảng viết cho thiếu nhi khá
phong phú. Ngoài những truyện đồng thoại, những sáng tác còn lại có thể thâu
tóm trong một đề tài bao trùm là “Quê hương” và “Cách Mạng”. Chính vì thế
không gian nghệ thuật trong văn xuôi cũng mang hình ảnh của bức tranh làng
quê, của cuộc đấu tranh dân tộc trong thời kì kháng chiến, là không gian của một
làng nọ, vùng kia rất phiếm chỉ, nhưng người đọc tìm thấy bóng dáng của cuộc
sống thường nhật vừa gần gũi vừa thân quen trong các câu chuyện của tác giả.
Nói cách khác, không gian nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ
Quảng không mang tính chất huyền bí, xa lạ mà đó thường là bối cảnh sinh hoạt
đời thường.
Có thể nói, với cách dựng không gian như thế, các tác phẩm Võ Quảng
viết cho thiếu nhi rất đậm đà màu sắc thế sự. Con người trong thế giới ấy vẫn
phải lo cái ăn, cái mặc, lo kiếm sống mỗi ngày. Con người trong thế giới đó
không chỉ chứng kiến những điều kì ảo, có khát vọng làm những việc phi thường
mà còn phải đối diện với biết bao lo toan cho cuộc sống thường nhật, rồi sau

những giờ phút mệt mỏi vì công việc, con người có thể thả mình trong những thú
vui như nghe câu hò, điệu hát thấm đượm tình quê, nghe tiếng chim hót, ngắm
cây để khuây khỏa tinh thần.
Đọc truyện của Võ Quảng chúng ta như được sống trong một không
gian quê hương cũng là sống trong cái tình dân tộc của nhà văn khi tạo dựng
nên những hình ảnh thân quen đó.

NguyÔn ThÞ Soi

19

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

2.2.1. Bức tranh làng quê sống động và gần gũi tuổi thơ trong những câu
chuyện đồng thoại
Truyện đồng thoại vốn là thể loại nảy sinh từ đời sống dân gian. Từ thực
tiễn đời sống của mình, quần chúng nhân dân qua bao đời đã sáng tạo nên
nhiều áng đồng thoại hay và đẹp. Khi sứ mệnh sáng tạo văn học cho thiếu nhi
được trao cho các nhà văn, nhiều người đã tiếp tục sáng tác đồng thoại và
không quên lấy đồng thoại dân gian làm chất liệu sáng tác của mình. Ở
Việt Nam, hướng đi này được thể hiện rõ nhất qua trường hợp Võ Quảng.
Thống kê từ toàn bộ sáng tác của ông, thấy có đến gần 50% số tác phẩm có
quan hệ gần gũi với nguồn truyện kể dân gian với những biểu hiện đa dạng,
phong phú và theo những mức độ ảnh hưởng khác nhau. Truyện đồng thoại
của Võ Quảng thường ngắn và động, có khi chỉ bằng vài nét phác họa, ông đã

dựng nên một cảnh trí, một tình huống, mà ở đó có đủ âm thanh, màu sắc
sống động, làm toát lên ý nghĩ và tư tưởng của người viết. Nó giáo dục cho
các em về cả trí tuệ, thẩm mĩ và cả phép đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Gần gũi và gắn bó với tuổi thơ, Võ Quảng đã dành hết tâm hồn và tài
năng xây dựng nên những câu chuyện đồng thoại nhỏ nhắn và xinh xắn, hồn
nhiên và đậm đà triết lí. Trong truyện đồng thoại của Võ Quảng, không gian
được tái hiện nhiều nhất là khung cảnh làng quê Việt Nam. Cái thế giới nhỏ
xinh chỉ quanh nhà, mảnh sân, khu vườn, hồ nước, cái ao, dãy núi, khoảng
trời mùa thu mênh mông nhưng tất cả đều hiện lên với dáng vẻ phong phú,
rộn rã màu sắc và âm thanh. Điều này rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Bởi vì
các em còn nhỏ, vốn sống chưa có là bao nên nhà văn đã viết về những gì các
em quan sát được, cảm nhận ở ngay xung quanh ngôi nhà bình dị của mình.
Đó là một thế giới rất đỗi gần gũi, thân quen nhưng ẩn bao điều diệu kì đang
đợi các em khám phá. Vẫn là một chú mèo hoang, đàn trâu, một đàn gà liếp
nhiếp, dãy mí, hàng cau, hàng chuối, bụi cỏ, con giun đất, đàn bướm, chim

NguyÔn ThÞ Soi

20

Líp K35 GDTH


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

chiền chiện, đàn bồ chao, chim cun chút, đàn kiến, chú cò trằng, đàn vịt bầu,
chú kì đà, chú cá giếc, loài ong vàng, vầng trăng tròn… qua đôi mắt ngây thơ
của các em đã trở thành một thế giới sinh động. Đó thật sự là “những vật

thong thường nhưng đượm sắc thần tiên của hồn con trẻ và đượm tình mến
yêu của trái tim thơ ấu” (Xuân Diệu).
Truyện đồng thoại có dung lượng rất ngắn, mỗi câu chuyện chỉ vài ba
trang giấy nên không gian nghệ thuật được phác họa bằng những nét vẽ giản
dị nhưng không kém phần tinh tế. Đó là một bức tranh mùa xuân về trên cánh
đồng quê hương: “Có một chú Sáo Sậu từ xa bay về cánh đồng cũ. Trời tháng
hai. Những lộc mới lên cành đang xôn xao phơi bày những chiếc áo mới.
Những trận gió bấc rớt lại từ mùa đông cứ kì kèo chưa kịp dứt” (Sáo Sậu và
đàn trâu). Trong ánh nắng ấm áp của buổi bình minh, các loài vật siêng năng
làm việc mang đến mật ngọt cho đời: “Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong
gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc
không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi cửa
cất cánh tung bay. Mùa hè đã qua, mùa hoa đã hết. Ở các vườn xung quanh,
hoa đã biến thành quả. Con đường trước mắt của Ong Thợ mở rộng thênh
thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Nhìu bông hoa bên bìa rừng đã nở rộ. Đó
là những bông hoa duối vàng lốm đốm. Những cánh duối tuy bé nhỏ nhưng
tất cả đều xòe ra, nở rộ như đang đón mời. Ong Thợ hạ xuống bước trên
những cánh hoa vàng mượt, chen mình giữa các nhị hoa làm những bụi phấn
rơi khắp trên người.” (Con đường hẹp). Hình ảnh một chú ong hiện lên luống
cuống giữa bụi phấn hoa vàng, còn gì tinh nghịch và đáng yêu hơn thế.
Những cảnh vật quen thuộc như khu vườn, hồ nước, cánh đồng… xuất hiện
rất nhiều trong đồng thoại Võ Quảng. Đó là không gian sống rất đỗi bình yên
của các loài vệt bé nhỏ như các loài chim: chào mà, sáo sậu, vàng anh, cò vạc,
bói cá, cò bợ, bách thanh, những chú cá giếc, chẫu chàng, nòng nọc, vịt bầu,

NguyÔn ThÞ Soi

21

Líp K35 GDTH



Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi

cóc tía, kì đà… Các loài vật gắn bó với nhau trở thành những đôi bạn thân. Cá
Giếc và Nòng Nọc đều sinh ra trong một hồ nước, chúng rất “tâm đầu ý hợp,
cùng trườn, cùng bơi, cùng chui, cùng nhảy thích thú”, đến khi Nòng Nọc
biến thành Nhái Bén vẫn không quên người bạn cũ mà thường xuyên về chơi
hồ nước năm nào. Nòng Nọc còn quyết tâm cho Giếc biết “nhảy cao, nhảy lên
lá sen để cùng Nòng Nọc ngắm hồ, ngắm sương sa, ngắm ráng đỏ”, cùng
nhau thưởng thức món rong nâu và ốc sên. Những câu chuyện đồng thoại của
Võ Quảng cứ giản dị và êm dịu như thế, đây đó trong hoạt cảnh về các loài
vật lại điểm xuyên những bức tranh thiên nhiên tươi sáng đầy sức sống:
“Những cơn mưa phùn kéo dài bỗng chấm dứt. Mây mù tan biến. Bầu trời
như được ai cầm chiếc khăn lau sạch. Cây cỏ quanh hồ như được thay lá đổi
màu. Hàng ổi ném xuống mặt nước những hoa trắng đầy phấn ngọt. Chợt hoa
phượng thắp đỏ cả góc hồ” (Mắt giếc đỏ hoe). Khung cảnh tươi sáng, trong
trẻo và chan chứa chất thơ: “Tiếng hót chim Cu vang lên vào đúng lúc canh
trưa, êm như tiếng ru làm cho xóm làng thêm tĩnh mịch. Tiếng hót của Chèo
Bẻo vang lên vào lúc rạng đông làm cho mặt trời càng trong suốt”. Những
tiếng chim gợi cảnh thiên nhiên đồng nội thanh bình như bao đời nay vẫn thế,
mang đến sự trong trẻo và xanh cao vời vợi, đẩy sâu thêm vào nỗi nhớ, làm
thức dậy một nỗi niềm gì thật man mác, bâng khuâng. Đó là kí ức về một
miền thơ ấu đang lắng đọng trong tâm hồn mỗi người.
Với trí tưởng tượng bay bổng, không gian của đồng thoại còn được mở
rộng xa hơn phù hợp với tầm nhìn và sự quan sát của trẻ thơ. Trong những
ngày hạn hán, các loài vật cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của thiên nhiên: “Trời
nổi cơn nắng dữ. Ao hồ cạn hết, cây cối khô queo. Đất trời hoàn toàn trống

trải. Vòm trời như một chiếc ô rộng. Dưới chiếc ô đó thấy có Ông Trăng, thấy
nhiều Ông Sao, thấy sông Ngân Hà” (Chuyến đi thứ hai). Anh chàng Cóc Tía
nổi máu anh hùng muốn đi đến tận nhà trời để kiện, cuộc chu du của Cóc Tía

NguyÔn ThÞ Soi

22

Líp K35 GDTH


×