Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường tiểu học tiên dương đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.94 KB, 59 trang )

GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện
cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn :
Tiến sĩ Nguyễn Đình Mạnh người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá
trình học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể thầy cô và học sinh
lớp 3A và lớp 3B trường tiểu học Tiên Dương Thị trấn Đông Anh- Hà Nội đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ THANH MAI


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp
của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội” là kết
quả mà tôi trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài trên


tôi đã sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút
ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đề tài khóa luận của cá nhân
tôi hoàn toàn không trùng với kết quả của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ THANH MAI


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1 .Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ......................................................................... 2
3.Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 4
5.Giả thuyết khoa học..................................................................................... 4
6.Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
7.Giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 4
8.Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
9. Dự kiến công trình nghiên cứu ................................................................... 5
NỘI DUNG .................................................................................................. 7
Chương 1: Cơ sở lý luận .............................................................................. 7
1.1. Giao tiếp là gì? ........................................................................................ 7
1.2. Đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học ................................................. 8
1.3. Giao tiếp với sự hình thành nhân cách của học sinh tiểu ........................ 10
1.3.1. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học .......................................... 10

1.4. Một số trở ngại trong giao tiếp: ............................................................. 12
1.4.1. Yểu tố gây nhiễu( yếu tố môi trường, tâm lí năng lực kĩ thuật) .......... 12
1.4.2. Sử dụng thông tin phản hồi ................................................................. 12
1.4.3. Lòng tin và sự đồng cảm .................................................................... 12
1.4.4. Bất đồng ngôn ngữ và kiến thức ......................................................... 13
1.4.5. Phong cách sử xự khi giao tiếp ........................................................... 13
1.4.6. Thời điểm và phương thức giao tiếp ................................................... 13
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân một số khó khăn trong ............. 14
giao tiếp mà học sinh gặp phải................................................................... 14
2.1. Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp mà học sinh gặp phải ...................... 14
2.1.1.Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh với GV ..................... 14


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

2.1.2. Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh với bạn bè............... 17
2.1.3. Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với người thân trong
gia đình ........................................................................................................ 20
2.2 .Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 ....... 21
2.2.1. Nguyên nhân khách quan.................................................................... 21
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 24
Chương 3: Thử nghiệm tác động một số biện pháp khắc phục những khó
khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên DươngĐông Anh – Hà Nội mắc phải. ................................................................... 27
3.1. Mục tiêu thử nghiệm ............................................................................. 27
3.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................. 27
3.3.Kết quả thử nghiệm ................................................................................ 27
3.3.1. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp khắc phục khó khăn trong giao
tiếp của học sinh với giáo viên ..................................................................... 27

3.3.2.Kết quả thử nghiệm một số biện pháp khắc phục khó khăn, trở ngại
trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với bạn bè. ............................................... 32
3.3.3. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp khắc phục khó khăn trong giao
tiếp với người thân trong gia đình................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 43
KẾT LUẬN ................................................................................................. 43
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 46


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

MỞ ĐẦU
1 .Lí do chọn đề tài
Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật hiện
tượng mà còn quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội.
Đó là quan hệ giao tiếp.
Giao tiếp có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội. Con người sống trên đời
phải có gia đình, bạn bè, người thân và xã hội. Chúng ta sống được với nhau,
hiểu nhau đều phải thông qua giao tiếp. Giao tiếp có rất nhiều biểu hiện khác
nhau: có thể bằng ngôn ngữ nói, bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng sự vuốt
ve âu yếm. Giao tiếp cũng có thể thông qua bằng một món quà, một bó hoa
hay một tấm bưu thiếp đơn giản. Tất cả những hành động đó đều thể hiện sự
giao tiếp của con người. Vì vậy ở bất cứ đâu vẫn thấy có sự xuất hiện của giao
tiếp. Giao tiếp giúp con người tồn tại và phát triển.
Ở mỗi độ tuổi ,mỗi môi trường khác nhau, sẽ tạo ra những mục đích
những yêu cầu khác nhau.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhân cách đang được hình thành và phát

triển. Lúc này giao tiếp có vị trí đặc biệt quan trọng, các em giao tiếp để tìm
hiểu về thế giới xung quanh, thể hiện yêu cầu, đòi hỏi của mình đối với cha
mẹ hay sự vui chơi, đùa nghịch …Thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh
tiếp thu lĩnh hội được kinh nghiệm lịch sử-xã hội của loài người và biến nó
thành cái riêng của mình biến nó thành phẩm chất nhân cách của mình. Ví dụ
như: các em hiểu được về thế giới xung quanh về phong tục, tập quán, văn
hoá của dân tộc. Từ đó các em sẽ áp dụng vào cuộc sống một cách có hiệu
quả, phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Ở giai đoạn đầu tiểu học ,học sinh tiểu học phải thiết lập các mối quan hệ :
mối quan hệ thầy trò với tính chất nghiêm túc,với sự kiểm tra đánh giá thường
xuyên, chặt chẽ; quan hệ với bạn bè; quan hệ với gia đình…Những điều mới
mẻ và lạ lẫm đem đến cho trẻ nhiều cảm xúc và cũng không ít những khó
khăn. Làm thế nào giúp trẻ thiết lập được các mối quan hệ giao tiếp với bạn
một cách tốt đẹp và giao tiếp có hiệu quả. Đây là vấn đề đáng để cho các nhà
giáo dục và những nhà nghiên cứu chúng ta cần quan tâm.
1


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Và trong môi trường mới ấy, học sinh lớp tiểu học tuy đã quen dần với
môi trường học tập nhưng những khó khăn và trở ngại trong giao tiếp của trẻ
vẫn tồn tại, nó cản trở hoạt động của các em. Nếu phát hiện và tháo gỡ những
khó khăn đó thì hoạt động của các em sẽ đạt hiệu quả cao hơn và nhân cách
được phát triển và hoàn thiện hơn.
Những kĩ năng giao tiếp không mang tính chất bẩm sinh, nó chỉ được
thông qua các quá trình tích lũy, rèn luyện một cách thường xuyên và liên
tục.Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài: “nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp

của học sinh trường Tiểu học Tiên Dương-Đông Anh-Hà Nội”.để hiểu rõ hơn
về lứa tuổi học sinh tiểu học và từ đó đề xuất một số biện pháp tháo gỡ
những khó khăn trong giao tiếp của trẻ. Để các em nâng cao kết quả học tập,
và hoàn thiện nhân cách.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp:
Giữa thế kỉ XIX, trong bản thảo kinh tế - Triết học 1884, Các Mác
(1818- 1883), bàn về nhu cầu xã hội giữa con người với con người trong hoạt
động xã hội và tiêu dùng, xã hội loại người phải giao tiếp thực sự với nhau.
Mác chỉ ra ràng trong sản xuất vật chất và tái tạo con người, buộc con người
phải giao tiếp với nhau. Con người chỉ trở thành con người khi có những quan
hệ thực hiện với những người khác, có giao tiêp trực tiếp với người khác.
Đến thế kỉ XX, vẫn đề giao tiếp càng được các nhà triết học, tâm lí học ,
xã hội học quan tâm nhiều hơn, Gmit( 1863- 1931) đã đưa ra thuyết qua lại
tượng trưng ông khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con
người Mác Tinbubow ( 1876- 1965) trong một tác phẩm nổi tiếng của mình
dưới nhan đề: “ Tôi và bạn” cho rằng tồn tạ là đối thoại, sau trở thành nguyên
tắc đối thoại, góp phần phát triển lý luận về giao tiếp.
Nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của trẻ em ( A.V. Ddapppurrudet,
M.I.Lixina, G.A.Uruntaeva, A.G. Ruxcaia,…). Theo đó, trong suốt lứa tuổi
tiểu học hình thành hai hình thức giao tiếp cơ bản: giao tiếp giữa trẻ em và
người lớn và giao tiếp giữa trẻ em với bạn cùng tuổi và khác tuổi. Dựa vào
động cơ giao tiếp của trẻ M.I.L.Lixina và một số tác giả đã hệ thống các dạng

2


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai


thức giao tiếp của trẻ em với người lớn và giao tiếp của trẻ em với trẻ em
[12].
Các tác giả Tara Winterton, David Warden, Rae Pica quan tâm đến vấn
đề hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Họ đã chỉ ra những yếu tố cơ bản
có ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp của trẻ nhỏ như : hoàn cảnh, môi
trường, các cộng đồng cũng như đặc điểm cơ quan phát âm và trạng thái cơ
thể trẻ. Theo họ, vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan sát và sử dụng các yếu
tố trên để luyện tập ĩ năng giao tiếp cho trẻ.
Các tác giả L.M. Sipisuna, O.V. Dairinxcaia, T.A. Nhiculuva đặc biệt
quan tâm đến xúc cảm, tình cảm trong quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ và
đã đưa ra phương pháp “ cùng- xúc-cảm trong tình huống”. Điều quan trọng
là nhà giáo dục phải biết đặt mình vào vị trí của trẻ để từ đó phân tích phản
ứng của trẻ ( nghĩa là phân tích tình cảm , ý nghĩ, hành vi có thể xảy ra) trong
tình huống cụ thể để tìm biện pháp giáo dục phù hợp.
Ở Việt Nam, vấn đề giao tiếp mới được nghiên cứu từ cuối những năm
1970 đến những năm 1980. Nghiên cứu khía cạnh tâm lí giao tiếp của trẻ em,
vấn đề đặc điểm giao tiếp, hình thành nhu cầu và kĩ năng giao tiếp của trẻ
được phản ánh trong các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ánh
Tuyết, Nguyễn Thạc, Ngô Công Hoan, Lê Xuân Hồng, Nguyễn Xuân
Thức[3].
Trong đó các tác giả cho thấy vai trò của nhóm bạn bè trong mô hình
hoạt động ở lớp; đặc điểm giao tiếp của trẻ; việc hình thành tính tích cực giao
tiếp của trẻ. Tóm lại nhiều công trinh nghiên cứu lí luận và thực tiễn của các
tác giả trong và ngoài nước đều đề cập đến nhiều khía cạnh giao tiếp của trẻ
em lứa tuồi tiểu học.
Đề tài “nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3
trường tiểu học Tiên Dương- Đông Anh- Hà Nội” chưa có ai nghiên cứu. Vì
vậy tôi nghiên cứu đề tài này.
3.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh trường Tiểu học
Tiên Dương-Đông Anh-Hà Nội.

3


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra những khó khăn trong giao tiếp của học
sinh trường Tiểu học Tiên Dương-Đông Anh –Hà Nội
Đề xuất thử nghiệm một số biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn tâm lí trong
giao tiếp của học sinh trường Tiểu học Tiên Dương-Đông Anh-Hà Nội.
4.Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:những khó khăn ,trở ngại trong giao tiếp của học sinh
lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội
Khách thể nghiên cứu: 95 em học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên DươngĐông Anh –Hà Nội.
5.Giả thuyết khoa học
Những khó khăn trong giao tiếp của các khách thể nghiên cứu ở mức độ khá.
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới những khó khăn này
.Trong đó nguyên nhân giáo viên ít trò chuyện với học sinh và cách thức tổ
chức hoạt động cho các em là đặc biệt quan trọng . Nếu giáo viên chủ động
giao tiếp và thay đổi cách thức tổ chức hoạt động thì có thể sẽ giảm bớt được
những khó khăn trong giao tiếp của các em.
6.Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1.Nghiên cứu lí luận: Những khái niệm cần làm sáng tỏ.
6.2.Điều tra thực trạng những khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh
trường Tiểu học Tiên Dương-Đông Anh-Hà Nội và nguyên nhân dẫn đến thực
trạng trên.

6.3. Thử nghiệm tác động một số biện pháp khắc phục những khó khăn trong
giao tiếp mà học sinh mắc phải
7.Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3
Khách thể nghiên cứu: 95 học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương- Đông
Anh- Hà Nội
8.Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp quan sát
8.2.Phương pháp điều tra
8.3.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
8.4.Phương pháp trò chuyện
4


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

8.5.Phương pháp thử nghiệm tác động
8.6.Phương pháp thống kê toán

9. Dự kiến công trình nghiên cứu
Phần 1: Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Giả thuyết khoa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc công trình nghiên cứu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Giao tiếp là gì?
1.2. Đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học
1.3. Giao tiếp với sự hình thành nhân cách của học sinh tiểu học
1.4. Một số trở ngại trong giao tiếp.
Chương 2: Điều tra thực trạng những khó khăn tâm lý trong giao tiếp
của học sinh và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên của trường
Tiểu học Tiên Dương- Đông Anh- Hà Nội
2.1. Thực trạng một số khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3
trường Tiểu học Tiên Dương- Đông Anh- Hà Nội
2.2. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí trong giao tiếp của học sinh lớp 3
trường Tiểu học Tiên Dương- Đông Anh- Hà Nội.
Chương 3: Thử nghiệm tác động một số biện pháp khắc phục những khó
khăn tâm lí trong giao tiếp mà học sinh mắc phải.
3.1. Mục tiêu thử nghiệm
3.2. Nội dung thử nghiệm
3.3.Kết quả quá trình thử nghiệm
Phần kết luận và kiến nghị

5


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

1. Kết luận
2. Kiến nghị

6


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Giao tiếp là gì?
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về giao tiếp
trong tâm lý học, y học, xã hội học…. tùy theo sự nhìn nhận đánh giá riêng
của mỗi tác giả.
Trong lĩnh vực tâm lí học, T. Chuccôn (Mỹ) xem “ giao tiếp như là sự
tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách và dẫn đến sự hình thành những ý
nghĩa, biểu tượng, chuẩn mực và mục đích hành động; là một tổ hợp nhiều
hành vi khác nhau: hành vi ngôn ngữ, hành vi điệu bộ, hành vi cử chỉ”[5]. Tác
giả mới chỉ nhấn mạnh đến mặt tác động lẫn nhau dẫn đến hình thành những
chuẩn mực, mục đích hành động, hành vi.
Trong tâm lí học Liên Xô, cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về

tâm lí. Theo X.L Rubinstein thì giao tiếp là hình thức liên kết giữa những con
người với nhau.
Nhìn chung các định nghĩa trên đều nhấn mạnh đến khía cạnh tiếp xúc,
trao đổi thông tin, tác động lẫn nhau giữa con người với con người, qua đó sự
tiếp xúc tâm lí, quan hệ liên nhân cách được thực hiện, bộc lé, hình thành.
Tóm lại, trong Tâm lí học Liên Xô vẫn tồn tại hai quan niệm khác nhau
về giao tiếp. Quan niệm coi giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động hoặc
là điều kiện, phương thức của hoạt động, đại diện là A.A Lêonchiev. Ông cho
rằng “Giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động bởi vì nó bao gồm đầy đủ
các thành phần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: chủ thể – hoạt động - đối
tượng.”[ 9]
Bên cạnh đó, ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các định
nghĩa khác nhau về giao tiếp:
Đỗ Long khẳng định “Giao tiếp là sự trao đổi kinh nghiệm, tri thức kỹ năng
và cũng là sự tác động qua lại, ảnh hưởng tương hỗ và hiểu biết lẫn nhau”.[5 ]
Theo Trần Trọng Thủy “Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa người với
người mà nhờ đó sự tiếp xúc tâm lí giữa họ với nhau được thực hiện: trao đổi
thông tin, trao đổi tâm tư tình cảm, kinh nghiệm .... với nhau, nhận thức lẫn
nhau cảm xúc lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau”.
7


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng (chủ biên) định nghĩa: “Giao tiếp là
quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu
phối hợp hành động, giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi
thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu

người khác”[4]
Nhưng ở đây tôi quan tâm đến vấn đề giao tiếp theo tâm lí học nhân
cách và tâm lí học xã hội.
Đặc điểm xã hội của giao tiếp thể hiện ở chỗ nảy sinh hình thành trong xã hội
và sử dụng các phương tiện do con người làm ra, được chuyển từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Đặc điểm cá nhân thể hiện ở mặt nội dung, phạm vi, phong
cách, kĩ năng… giao tiếp của người này với người khác.
Cần nhấn mạnh giao tiếp có ba mặt quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự
thông tin qua lại giữa con người với con người, sự tác động qua lại với nhau
giữa những người tham gia giao tiếp, sự tri giác giữa con người với nhau.
Nhìn chung, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về giao tiếp tùy theo từng
cách đánh giá nhìn nhận riêng của mỗi tác giả. Tuy nhiên trong nghiên cứu
của mình chúng tôi chọn cách hiểu “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người
với người, là hoạt động hình thành, phát triển mối quan hệ giữa người với
người”.
Nhu cầu giao tiếp là một loại nhu cầu tinh thần của con người thỏa mãn
nhu cầu trao đổi thông tin, trao đổi hiểu biết, trao đổi tình cảm, cảm xúc, thiết
lập quan hệ với người khác. Đó là một trong những nhu cầu quan trọng và vĩ
đại nhất của con người cần phải được thỏa mãn để tồn tại và phát triển với tư
cách một nhân cách, một chủ thể.
1.2. Đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học
Cuộc sống tâm lí của con người bắt đầu từ nhu cầu giao tiếp với con
người, trước tiên là những người xung quanh. Giao lưu sơ đẳng đã xuất hiện
khi trẻ ba tuần tuổi. Từ khi biết nói thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ trở nên
cực kì quan trọng trong đời sống tinh thần của đứa trẻ.
Việc đi học ở trường phổ thông là một bước ngoặt trong đời sống của
trẻ. Những mối quan hệ mới với người lớn, với các bạn cùng tuổi được hình
thành, trẻ được đưa vào các hệ thống tập thể. Việc tham gia vào hoạt động
8



GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

chủ đạo mới- hoạt động học tập sẽ đề ra hàng loạt yêu cầu buộc trẻ phải làm
cho cuộc sống của mình trong khuôn khổ, phục tùng tổ chức, quy tắc và chế
độ sinh hoạt chặt chẽ. Tất cả ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và củng
cố các mối quan hệ với hiện thực xung quanh, với tập thể, với người lớn và
bầu bạn.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học bằng hoạt động học tập và giao tiếp với
thầy cô giáo, với người lớn, với bạn bè cùng tuổi mà học sinh tiếp thu lĩnh hội
những chuẩn mực và quy tắc đạo đức xã hội, tạo nên ý thức đạo đức, ý thức
tập thể, tình cảm đạo đức và hành vi thói quen đạo đức. Lứa tuổi học sinh tiểu
học là lứa tuổi có nhiều khả năng để giáo dục những quan hệ được xây dựng
trên nguyên tắc chủ nghĩa tập thể. Vai trò gương mẫu, hướng dẫn và chỉ đạo
hành vi của người lớn cho lứa tuổi này có vị trí đặc biệt quan trọng. Ở lứa tuổi
này những sai lệch thói hư tật xấu và cả hành vi phạm pháp ở một số trẻ đều
bắt nguồn từ quan hệ giao tiếp với nhóm tiêu cực không lành mạnh. Thông
qua giao tiếp trẻ dần dần hình thành ý thức tự khẳng định mình ý thức về “ cái
tôi” tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ về hứng thú, tình cảm, tính cách,
những chuyển biến quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống
của chúng – lứa tuổi thiếu niên.
Phạm vi giao tiếp của học sinh tiểu học chưa rộng, chủ yếu trẻ quan hệ
giao tiếp hàng ngày với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo,
bạn bè cùng lớp,cùng làng, cùng phố.
Nội dung giao tiếp của trẻ ở lứa tuổi này tập trung xung quanh các vấn đề học
tập và cuộc sống vui chơi,hoạt động tập thể trong nhà trường hoặc ở địa
phương. Ngôn ngữ trẻ đang phát triển.

Trong lĩnh vực giáo dục nội dung giao tiếp của học sinh tiểu học rất đa
dạng và phong phú. Giao tiếp cảm xúc: học sinh có thái độ của mình với bạn
bè xung quanh và tiếp nhận thái độ của bạn đối với mình; giao tiếp công việc:
nhằm phối hợp để giải quyết nhiệm vụ chung nào đó.Giao tiếp nhận thức:
nhằm hiểu biết và đồng cảm lẫn nhau.
Mặt khác, giao tiếp vừa mang tính xã hội, vừ mang tính tính chất cá
nhân nên khi nhìn nhận đánh giá tiểu học phải thấy rằng các em là con đẻ, sản
9


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

phẩm của một lối sống, phong tục…trong một làng xã, gia đình…đồng thời
các em cũng là chủ thể của giao tiếp, từ đó có con mắt “ biện chứng” khi đánh
giá các em, hiểu và thông cảm với các hành vi giao tiếp của các em.
Giao tiếp của học sinh tiểu học với nhau có ý nghĩa sống còn với đời
sống tinh thần của chúng. Các em không thể sống thiếu vắng bạn bè. Nhu cầu
giao tiếp của học sinh không được thảo mãn sẽ dẫn đến sự phát triển không
bình thường cả tâm lí và sinh lí, xã hội trong con người các em.
1.3. Giao tiếp với sự hình thành nhân cách của học sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học
1.3.1.1. Tính chủ thể và tính hồn nhiên trong quá trình phát triển
Học sinh là một thực thể hồn nhiên tiềm ẩn khả năng tốt đẹp cho sự
phat triển mà ở đóhiện tồn tại một nhân cách đang hình thành giữa những tác
động muôn vẻ của giáo dục và đào tạo, của thực tại kgachs quankhoong
ngừng đổi mới và sôi động. Đối với các em tất thảy những gì của cuộc sống
đều mới mẻ. Trẻ em phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội để chiếm lĩnh
đối tượng vô cùng mới mẻ đó nhằm chuyển những nội dung ấy vào bên trong

biến thành phẩm chất nhân cách của mình.
Trong thực tiễn, trẻ em tuổi nhi đồng luôn bộc lộ những nhận thức, tư
tưởng, tình cảm của mình một cách vô tư hồn nhiên , thật thà và ngay thẳng.
Trẻ em ở độ tuổi nhi đồng cũng rất dễ xúc động và sống bằng tình cảm. Đời
sống tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực quan và giàu cảm
xúc . Tình cảm của các em dễ nảy sinh , thiếu tính ổn định và không bền
vững.. Trẻ thích tìm hiểu những cái li kì mạo hiểm trong những truyện viễn
tưởng và nhạy cảm với thành tích và sự tiến bộ của mình. Các em rât thích hội
họa , mua hát, âm nhạc…
1.3.1.2. Tính tiềm ẩn những khả năng cho sự phát triển tam lý
Nhân cách của trẻ là sản phẩm đích thực của cả một quá trình phát triển
trong những điều kiện nhất định của nền kinh tể văn hóa – xã hội bằng hoạt
động và giao tiếp. Thông qua hai quá trình nhập tâm và xuất tâm của cơ chế
di di sản mà nội dung của đối tượng trong nền kinh tể - văn hoa- xã hội đã
được chuyển vào bên trong đời sống tinh thần của trẻ.

10


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Trên cơ sở đó chúng ta sẽ được cấu tạo lại thành những phẩm chất của
các em. Nhìn chung ở mọi trẻ em với đời sống tâm lý bình thường đều sẽ có
tiềm năng cho sự phát triển tâm lý.
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại , những khả năng
tiềm ẩn trong sự phát triển nhân cách trẻ em, trẻ em ngày nay thông minh và
có điều kiện phát triển tâm lí tốt hơn so với trẻ em các thập kỉ trước.Với nhịp
độ phát triển của nền văn hoasxax hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế của

thế kỉ XXI, chắc rẳng rồi đây trẻ sẽ có được sự phát triển tâm lí cao hơn so
với học sinh tiểu học hiện nay.
1.3.1.3. Tính đang hình thành trong nhân cách của học sinh tiểu học
Trẻ em tuổi học sinh tiểu học rất hồn nhiên, nhân cách của các em là
một chỉnh thể trọn vẹn nhưng chưa được định hình. Nhân cách của các em
đang trong quá trình hoàn thiện. Học sinh tiểu học là một thực thể đang lớn
lên và phát triển. Ở các em tổ chức cấu tạo cơ thể cũng có những chức năng
tâm sinh lý chưa được phát triển một cách hài hoafvaf tương xứng nhau. Do
vậy ở các em , các quá trình cũng như thuộc tính và trạng thái tâm lí cũng có
sự phát triển không đều.
1.3.2. Giao tiếp tác động tới hình thành nhân cách.
Giao tiếp là một trong những đặc trưng, bản chất của tâm lí con người,
của ý thức và nhân cách.
Giao tiếp là sự phát triển quan trọng của sự hình thành bản thân con
người như là con người- xã hội , đồng thời là điều kiện tất yếu để con người
tồn tại và phát triển.
Đối với học sinh tiểu học, các phẩm chất nhân cách chỉ có thể hình
thành được bằng hoạt động học, hoạt động cùng nhau trong giao tiếp lầ điều
kiện để các em hướng tới mục đíchchung mang ý nghĩa xa hơn, để các thành
viên của lớp học phân công trách nhiệm liên đới với kết quả hoạt động cùng
nhau, để các thành viên kiểm tra lẫn nhau, đánh giá về nhau tạo nên sự đồng
cảm. Vì thế nên ki nghiên cứu giao tiếp còn có những ý kiếnxem giao tiếp là
dạng đặc biệt của hoạt động( Đ.Nleonchiev). Hoặc xem giao tiếp như một
phạm trù ngang hàng với hoạt động, hoạt động giao tiếp là hai mặt của cuộc
sống con người(B.S. Lomov). Tuy vậy khi nói đến vai trò của giao tiếp thì họ
11


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh


SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

đều thống nhất xem giao tiếp là điều kiện tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, sự
hiểu ý,thông cảm, sự phối hợp hành động, sự thống nhất cử mục đích hoạt
động cùng nhau.
1.4. Một số trở ngại trong giao tiếp:
Những trở ngại trong giao tiếp của học sinh tiểu học:
1.4.1. Yểu tố gây nhiễu( yếu tố môi trường, tâm lí năng lực kĩ thuật)
Môi trường (tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ) làm cản trở quá trình nghe
nhìn nói và tiếp nhận thông tin => làm mất đi độ chính xác gây hiểu lầm sai
lệch . Biện pháp phải hạn chế tối đa hoặc khắc phục trong điều kiện có thể
đồng thời phải biết lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp (3 ngôn ngữ gián
tiếp ) để có hiệu qủa cao nhất như dùng chữ viết, sơ đồ bảng biểu.
Tâm lí người giao tiếp phải biết tự kiềm chế không nên để cảm xúc
mạnh xen vào giao tiếp vì khi đó con người thường không làm chủ được mình
dẫn đến việc nội dung thông tin bị sai lệch , gây ra hiểu lầm.Để khắc phục
tình trạng này, tốt nhất là hạn chế tối đa sử xự hoặc giải quyết những việc hệ
trọng nhạy cảm trong khi tâm trạng không được bình thường. Về mặt chủ
quan , nên có ý chí rèn luyện làm chủ bản thân, không nên cảm xúc mạnh chi
phối trong giao tiếp vì nó sẽ làm lu mờ méo mó tư duy nhận thức,thậm chí
làm mất đi trí thông minh vốn có của con người .
Năng lực kĩ thuật là khả năng giao tiếp bị hạn chế, ( nói lằp, ngọng,mắt
kém....) hoặc có lỗi trong việc sử dụng các thiết bị kĩ thuật ) thì biện pháp duy
nhất là phải khắc phục, chữa trị ,rèn luyện để từng bước hạn chế nó.
1.4.2. Sử dụng thông tin phản hồi
Là thông tin đáp từ người nhận tới người truyền tin là kết quả tiếp nhận
thông tin. Trong đó người nhận tin muốn thể hiện về sự nắm bắt, ý kiến riêng
của mình về thông tin đó, con người truyền tin luôn chú ý phản hồi từ người
nhận tin từ đó có sự điều chỉnh (tiếp tục, giải thích...) để người nhận tin hiểu
được theo đúng ý.

1.4.3. Lòng tin và sự đồng cảm
Trong giao tiếp rất cần sự đồng cảm , chia sẻ từ 2 phía.Biện pháp là
phải có sự tìm hiểu những thông tin cơ bản từ phía bên kia trên cơ sở được
niềm tin bước đầu trước khi nhận lời tiếp xúc ( Người tiếp xúc với mình có
12


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

khả năng gì? Họ mong muốn điều gì trong cuộc tiếp xúc ) qua đó chúng ta
chủ động điều hành cuộc giao tiếp. Mặt khác chúng ta phải tự tin vào bản thân
thì khả năng thuyết phục, lôi cuốn người khác làm những điều mà mình mong
đợi.
1.4.4. Bất đồng ngôn ngữ và kiến thức
Tiếng ngoại ngữ, tiếng địa phương, trình độ hiểu biết, văn hóa
1.4.5. Phong cách sử xự khi giao tiếp
Lắng nghe người khác nói
Đối đáp sau khi nghe
Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm( phong tục tập quán, khả năng tiếp thu,
cử chỉ , điệu bộ hợp với lời nói)
1.4.6. Thời điểm và phương thức giao tiếp
Thời điểm (cần tìm hiểu tâm lí, bối cảnh giao tiếp để chọn thời điểm
cho hợp)
Phương thức ( nói trực tiếp,qua không gian, phương tiện truyền thông)
Ở trẻ em khó khăn trong học tập đã gây trở ngại đến tính sẵn sàng giao
tiếp “ Có những trẻ hầu như không được giao tiếp ở gia đình nên đến lớp nảy
sinh tính nhút nhát, sợ sệt”.
Nhưng cũng có nhiều nguyên nhân khác gây đến sự trở ngại trong giao

tiếp. Có thể cuộc sống của gia đình các em không phải lúc nào cũng êm ả,
không phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà, anh chị động viên,
khuyến khích kịp thời trong học tập. Mà còn biết bao nhiêu bố mẹ vì quần
quật suốt ngày kiếm sống hoặc bận rộn công tác hoặc ăn chơi nghiện ngập
chẳng bao giờ nhòm ngó tới con, thậm chí còn hành hạ. bao nhiêu sóng gió
lớn nhỏ trong gia đình tác động sâu sắc tới tâm lý của trẻ,cản trở học tập của
trẻ. Nhưng không phải thầy cô nào cũng thông cảm với hoàn cảnh các em, đôi
khi các thầy cô cũng vô ý cũng có những hành động làm các em tổn thương.
Không ai đòi hỏi thầy cô giải quyêt hết những bi kịch mà xã hội và gia đình
gây ra. Nhưng những học sinh kém may mắn ấy, ít nhất đến trường thầy cô
cũng nên quan tâm, nhiều khi chỉ cần một lời nói thông cảm là đủ khuấy lên
trong con người những em bé ấy nguồn sinh lực dồi dào giúp các em vượt qua
thử thách
13


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân một số khó khăn trong
giao tiếp mà học sinh gặp phải
Những khó khăn trong giao tiếp là toàn bộ những đặc điểm tâm lý cá
nhân và kiểu hành vi ứng xử không phù hợp với nội dung đối tượng và hoàn
cảnh giao tiếp
Tôi đã tiến hành điểu tra thực trạng những khó khăn trong giao tiếp mà
học sinh gặp phải trên 95 học sinh của 2 lớp 3A và 3B trường tiểu học Tiên
Dương – Đông Anh-Hà Nội bằng hệ thống câu hỏi kết hợp với việc quan sát
và trò chuyện với các em.
Kết quả thu được như sau:

2.1. Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp mà học sinh gặp phải
2.1.1.Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh với GV
Bảng 1: Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với GV
Thường xuyên

Đôi khi

Không bao
giờ

STT
1

SL

%

SL

%

SL

%

10

10,52

2


2,10

83

87,36

1

1,05

7

7.36

87

91,57

15

15,78

45

47,36

35

36,84


29

30,52

20

21,05

46

48,42

14

14,73

70

73,68

11

11,57

Không dám
thắc mắc khi
muốn thắc
mắc với thầy
cô giáo


2

Lúng túng khi
bất ngờ gặp
thầy cô
Sợ hãi khi cô

3

giáo giao
nhiệm vụ

4

Sợ hãi khi gọi
lên bảng làm
bài tập
Không dám trò

14


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

5

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

chuyện với

giáo viên ngoài
giờ
Cảm thấy cô

6

7

giáo là người
khó gần
Sợ hãi khi mắc
khuyết điểm

5

5,26

17

17,89

73

76,84

9

9,47

68


71,57

18

18,94

Quan sát bảng 1, tôi thấy khó khăn tâm lý trong giao tiếp của học sinh
lớp 3 trường tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội không đồng đều. Có
những khó khăn luôn luôn diễn ra, có những khó khăn thỉnh thoảng mới diễn
ra.
Mức độ cụ thể của mỗi khó khăn là: khi không hiểu lời của giáo viên có
83 học sinh chiếm 87,36% thường xuyên thắc mắc ngay với cô giáo, không có
học sinh nào nhờ bạn thắc mắc, có 10 em chiếm 10,52% không bao giờ thắc
mắc với giáo viên. Qua quan sát và trò chuyện với các em thì những em
không bao giờ thắc mắc có lực học kém hơn nhút nhát và trầm tính. Những
em này cũng rất muốn thắc mắc với thầy cô giáo của mình nhưng cảm thấy
“sợ” và không tìm được lời phù hợ để diễn đạt thắc mắc của mình. Ý kiến của
những học sinh này cũng dễ bị thay đổi. Mặt khác các em còn sợ nếu thắc
mắc với cô giáo sẽ bị các bạn chê cười vì học kém.
Học sinh ít gặp khó khăn trong giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học.
hầu hết các em đều cho rằng thầy cô giáo của mình là người dễ gần và các em
không cảm thấy lung túng khi bất chợt gặp thầy cô. Trong số 95 học sinh
được hỏi có 87 em chiếm 91,57% không bao giờ cảm thấy lung túng khi bất
chợt gặp thầy cô giáo, có 7 em chiếm 7,36% đôi khi lung túng và chỉ có 1 em
chiếm 1,05% thường xuyên cảm thấy lung túng.
Nguyên nhân là các em đã được rèn luyện thói quen chào các thầy cô
giáo của mình dù ở trường hay ở nơi khác.
Khi nhận nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao cho, đa số các em thấy lo lắng, có 15
em chiếm 15,78% thường xuyên rất lo lắng có 45 em chiếm 47,36% đôi khi

15


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

cảm thấy lo lắng, chỉ có 35 em chiếm 36,84% không cảm thấy lo lắng khi
nhận nhiệm vụ mà giáo viên giao cho.
Trong số 95 học sinh được hỏi có 29 em chiếm 30,52% thường xuyên
cảm thấy sợ hãi khi bị gọi lên bảng làm bài tập, 20 em chiếm 21,05% đôi khi
sợ hãi khi lên bảng làm bài tập, chỉ có 46 em chiếm 48,42% không bao giờ sợ
hãi khi bị gọi lên bảng làm bài tập.
Nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh cảm thấy sợ hãi khi bị gọi lên
bảng làm bài tập là vì các em sợ làm sai, không được cô giáo khen và sợ các
bạn khác hê cười. Những học sinh không cảm thấy sợ hãi phần lớn là những
em có học lực khá giỏi hay nói và hay được khen ngợi.
Tuy học sinh cho rằng cô giáo mình là người gần gũi, lời của thầy cô
giáo dễ hiểu nhưng học sinh và giáo viên vẫn có khoảng cách nhất định. Các
em vẫn ít trò chuyện với thầy cô giáo ngoài giờ học. Trong số 95 học sinh
được hỏi chỉ có 14 học sinh chiếm 14,73% thường xuyên trò chuyện với thầy
cô giáo, 70 em chiếm 73,68% đôi khi mới trò chuyện có 11 học sinh chiếm
11,57% không bao giờ trò chuyện với thầy cô ngoài giờ học.
Phần lớn những khó khăn trong giao tiếp của học sinh với giáo viên liên quan
đến nhiệm vụ học tập.
Học sinh lớp 3 trường tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội cũng cho
rằng thầy cô giáo mình là người gần gũi. Trong số 95 em được hỏi chỉ có 5
em chiếm 5,26% thường xuyên cảm thấy cô giáo mình là người khó gần, có
17 em chiếm 17,89% đôi khi cảm thấy thầy cô giáo mình là người khó gần, có
tới 73 em chiếm 76,84% không bao giờ cảm thấy thầy cô giáo mình là người

khó gần.
Các thầy cô giáo trong trường không chỉ dạy kiến thức giáo dục đạo
đức mà còn chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ nên các em quen với
sự có mặt của các thầy cô, các em cũng yêu quý thầy cô của mình.
Khi bị mắc khuyết điểm hay làm bài tập sai mà cô giáo phát hiện, chỉ có 18
em chiếm 18,94% không bao giờ lo lắng, có 68 em chiếm 71,57% đôi khi lo
lắng và có 9 em chiếm 9,47% thường xuyên cảm thấy sợ hãi lo lắng.
Bởi vì học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với học sinh, các em rất thích
được điểm 9 điểm 10 để về khoe với bố mẹ, ông bà, anh chị, các em thích
16


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

được cô giáo khen thích được bạn bè tán thưởng. các em sợ bị bố mắng, trách
phạt thậm chí là đánh đòn khi bị điểm kém hay bị thầy cô giáo phê bình vì
vậy tâm lý chung của học sinh là sợ hãi lo lắng khi không đạt điểm tốt hay
mắc khuyết điểm.
2.1.2. Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh với bạn bè
Bảng 2: Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với
bạn bè
STT

Thường xuyên

Đôi khi

Không bao

giờ

1

2

3

SL

%

SL

%

SL

%

Căng thẳng khi ở
bên bạn bè

0

0

3

3,15


92

96,84

Vì bạn em có thể
hi sinh những
hứng thú của
mình

0

0

10

10,52

85

89,47

Em có thích
những câu

85

89,47

7


7,36

3

3,15

47

49,47

23

24,21

25

26,31

20

21,05

25

26,31

50

52,63


10

10,52

21

22,10

64

67,36

42

44,21

37

38,94

16

16,84

chuyện về tình
bạn.
4

Không muốn

giúp đỡ khi bạn
hỏi bài tập
Lúng túng khi

5

nói trước các
bạn
Căng thẳng khi

6

tiếp xúc với các
anh chị khóa
trên
Em thích có

7

nhiều bạn thân

17


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

8

Giờ ra chơi
thường chơi 1


SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

2

2,10

10

10,52

83

87,36

mình, không có
bạn chơi

Quan sát bảng 2 tôi thấy các em ít gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn
bè. Đa số học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương- Đông Anh – Hà Nội
rất yêu quý bạn bè của mình. Các em chơi với nhau rất vui.
Khó khăn: “căng thẳng khi ở bên bạn bè” hầu như học sinh không gặp
phải. Trong số 95 học sinh được hỏi, có 92 em chiếm 96,84% không bao giờ
căng thẳng khi ở bên bạn bè, có 3 em chiếm 3,15% đôi khi căng thảng khi ở
bên bạn bè. Và không có em nào thường xuyên căng thẳng khi ở bên bạn.
Bởi vì các em là những thực thể hồn nhiên, vô tư, trong sáng và rất hiếu
động. Các em chơi với nhau rất vô tư, thoải mái trò chuyện và tâm sự với bạn
bè.
Vì bạn em có thể hi sinh những hứng thú của mình là một trong những
khó khăn trong giao tiếp của trẻ. Khi được hỏi có 85 em chiếm 89,47%

không bao giờ hi sinh hứng thú của mình vì bạn, 10 em chiếm 10,52% đôi khi
hi sinh hứng thú của mình vì bạn bè, hầu như là không có em nào có thể hi
sinh hứng thú của mình vì bạn bè cả.Điều đó cũng dễ hiểu ,vì các em vẫn còn
nhỏ các em vẫn mải ham chơi theo thú vui , yêu thích của mình, chỉ có một
số trường hợp là đôi khi hi sinh thú vui của mình vì bạn mà thôi. Trường hợp
của Mai Chi, khi thấy bạn Lan Phương đau đầu, đau bụng em liền bỏ trò chơi
nhảy dây để đưa bạn vào phòng y tế của trường để khám bệnh.
Những câu chuyện về tình bạn dường như rất thu hút các em . Khi được
hỏi thì đa phần các em rất thích những câu chuyên đó. Có 85 em chieeems
89,47% thường xuyên thích nghe kể các câu chuyện về tình bạn, 7 em chiếm
7,36% đôi khi thích những câu chuyện về tình bạn, còn lại số ít là 3 em chiếm
3,15% không bao giờ thích nghe kể câu chuyện về tình bạn
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Tiên Dương – Đông Anh – Hà Nội cũng chưa
tích cực giúp đỡ bạn trong học tập .Chỉ có 47 em trong số 95 em chiếm

18


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

49,48% thường xuyên giúp đỡ bạn khi hỏi bài tập, 23 em chiếm 24,21% đôi
khi mới giúp,còn 25 em chiếm 26,31% thường xuyên không giúp.
Có thể kết quả trên vì học sinh còn có tâm lý tiêu cực : Không muốn bạn làm
được bào tập, không muốn bạn đạt điểm cao và cho rằng làm được bài tập là
công sức của mình nên không muốn chia sẻ cách làm bài tập với bạn.
Học sinh cũng ít gặp khó khăn khi nói trước các bạn. Có 50 em chiếm
52,63% không bao giờ lúng túng khi nói trước các bạn trong lớp , có 25 em
chiếm 26,31% đôi khi lúng túng, có 20 em chiếm 21,05% thường xuyên cảm

thấy lúng túng. Bởi vì học sinh tiề học chơi rất thân với bạn bè, giữa các em
có ít khoảng cách và nói trước bạn bè là điều hết sức tự nhiên đối với các em.
Khi tiếp xúc với học sinh lớp trên , có 10 em chiếm 10,52% thường xuyên
cảm thấy căng thẳng, 21 em chiếm 22,10% đôi khi cảm thấy căng thẳng, còn
64 em chiếm 67,36% không bao giờ cảm thấy căng thẳng. Một số em cảm
thấy căng thẳng vì đã có lần bị các anh chị bắt nạt. Đa số các em không cảm
thấy căng thẳng là do các em coi anh chị như bạn bè, nhiều em còn nể phục
anh chị học giỏi. Khi được hỏi là em có thích nhiều bạn thân không? Thì có
42 em chiếm 44,21 % rất thích có nhiều bạn thân, trong đó có 16 em
chiếm16,84% không thích có nhiều bạn thân , và 37 em chiếm 38,94% đôi khi
thích có nhiều bạn thân.
Khó khăn: “ không có bạn chơi cùng, giờ ra chơi thường chơi một
mình” hầu như học sinh không gặp phải. Trong số 95 học sinh được hỏi, có
83 em chiếm 87,36% không bao giờ chơi một mình, có 10 em chiếm 10,52%
đôi khi chơi một mình, có duy nhất 2 em chiếm 2,10% trả lời là thường xuyên
chơi một mình.
Các em thường hay chơi theo bàn, theo nhóm với nhau. Những học
sinh thường hay chơi một mình là các em: Nguyệt Hà, Thành Trung, Minh
Vũ, Trà Mi, Bảo Châu. Những em này thường hay bày trò chơi cho riêng
mình. Khi đang chơi mà có bạn khác xen vào các em rất khó chịu. Em hay
chơi một mình là em Minh Vũ, em rất “ hiền và ít nói”

19


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

2.1.3. Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với người thân

trong gia đình
Bảng 3: Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3 với người
thân trong gia đình
Thường xuyên Đôi khi

Không bao
giờ

STT

Khó khăn

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tức giận khi cãi cọ 10
với người thân

10,52


15

26,86

70

70,68

2

Em có hay bị bố 20

21,05

46

48,42

29

30,82

mẹ trách móc
3

Căng thẳng khi nói 4
chuyện với bố mẹ

4,21


30

31,57

61

64,21

4

Em có hay hỏi bài 43

45,26

37

38,94

15

15,78

1,05

9

9,47

85


89,47

47,36

39

41,05

11

11,57

bố mẹ , anh chị?
5

Lo lắng khi mắc 1
khuyết điểm mà bố
mẹ phát hiện.

6

Trò

chuyện

với 45

người thân trong
gia đình


Quan sát bảng 3 tôi thấy khi “ cãi cọ với người thân trong gia đình” thì
các em ít khi tức giận. Trong số 95 học sinh thì có 70 em chiếm 73,68%
không bao giờ tức giận khi cãi cọ với ông bà, cha mẹ, anh chị.
Có 20 em chiếm 21,05% thường xuyên bị bố mẹ trách móc, 46 em chiếm
48,42% đôi khi bị bố mẹ trách móc và có 29 em chiếm 30,52% không bao giờ
bị bố mẹ trách móc.
Khi nói chuyện với bố mẹ có căng thẳng là 30 em chiếm 31,57%
đôi khi cảm thấy căng thẳng,chỉ có 4em chiếm 4,21% thường xuyên cảm
thấy căng thẳng. Bởi vì học sinh lớp 3 trường Tiểu học- Tiên Dương- Đông

20


GVHD: Nguyễn Đình Mạnh

SV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Anh – Hà Nội đa số là con của cán bộ công nhân viên chức, gia đình kinh tế
khá giả, ít con nên các em được bố mẹ chiều chuộng quan tâm. Các em cũng
yêu quý bố mẹ mình nên các em khá tự nhiên khi trò chuyện với bố mẹ.
Khi chưa hiểu vấn đề nào đó, chỉ có 43 em chiếm 45,26% thường
xuyên hỏi bài bố mẹ, có 37 em chiếm 38,94% đôi khi mới thắc mắc, 15 em
chiếm 15, 78% không bao giờ hỏi bài.
Khi mắc khuyết điểm có 85 em chiếm 89,47% không lo lắng nên nhận lỗi
ngay với bố mẹ, 9 em chiếm 9,47% đôi khi lo lắng nên chỉ nhận lỗi khi bố mẹ
đã biết , 1 em chiếm 1,05% không nhận lỗi. Bởi vì khi các em mắc khuyết
điểm phần lớn bố mẹ các em chỉ nhắc nhở, phê bình.
Tuy học sinh được bố mẹ quan tâm chăm sóc, các em cũng khá tự
nhiên trong quan hệ với bố mẹ nhưng qua điều tra tôi thấy bố mẹ học sinh

chưa thật sự hiểu các em. Sự quan tâm của bố mẹ các em chủ yếu ở việc chăm
nom cho các em về ăn mặc , chứ chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu giao tiếp
của các em. Có 45 em chiếm 47,36% thường xuyên kể chuyện ở lớp , ở
trường cho người thân trong gia đình nghe, có 39 em chiếm 41,05% đôi khi
hay kể, có 11 em chiếm 11,57% hay kể.
Đa số học sinh ngại kể chuyện ở trường, lớp cho bố mẹ nghe. Nhất
là những em có học lực kém hơn càng không thích kể chuyện ở lớp đặc biệt là
ngại kể về những người bạn học khá hơn. Vì sợ bố mẹ so sánh với bạn bè.
2.2 .Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 3.
Từ khó khăn trong giao tiếp của trẻ là có thực và ảnh hưởng tiêu cực
của những khó khăn này gây ra cho học sinh, nên việc tìm hiểu nguyên nhân
gây ra khó khăn trong giao tiếp của trẻ là việc cần thiết để từ đó tìm ra các
giải pháp để tháo gỡ các khó khăn trên.
Để tìm hiểu nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến
khó khăn trong giao tiếp của học sinh tôi điều tra 45 giáo viên của trường
Tiểu học Tiên Dương – Đông Anh- Hà Nội.
2.2.1. Nguyên nhân khách quan

21


×