Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. PHAN HIỂN MINH

NGUYỄN TRẦN MINH QUÂN
MSSV: 0854030714

TPHCM - 2012


LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập tại trƣờng Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh với những
kiến thức đƣợc tích lũy từ trong quá trình học tập và sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy cô
cùng với sự giúp đỡ của Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng đã giúp
em củng cố kiến thức và có thêm kinh nghiệm thực tế từ trong quá trình thực tập tại Chi
nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín tại thành phố Cần Thơ. Đến nay, em đã hoàn
thành đƣợc chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trong Khoa Tài
chính ngân hàng . Đặc biệt, thầy Phan Hiển Minh đã tận tình chỉ dẫn và chỉnh sửa những


sai sót giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong
ngân hàng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Tài chính – ngân hàng dồi dào sức
khỏe và công tác tốt. Kính chúc Ban Giám đốc và các cô chú, anh chị trong ngân hàng
gặp nhiều thuận lợi trong công việc và trong cuộc sống.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trần Minh Quân


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


TP.HCM, ngày….tháng….năm 2012
NGƢỜI NHẬN XÉT

Phan Hiển Minh


Trang 1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 7
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .............................................................................. 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. ....................................................................... 8
5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ................................. 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...................................................... 9
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
9
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
9
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ................................. 10
1.3. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM .......................................... 11
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
11
1.3.2. Thuận lợi, khó khăn và vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa
12
1.3.2.1. Những thuận lợi
12
1.3.2.2. Những khó khăn

13
1.3.2.3. Vài trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam
13
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
(SACOMBANK) ............................................................................................................... 16
2.1. SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN ................................... 16
2.2. GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .............................. 16
2.2.1. Sự ra đời của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ
16
2.2.2. Bộ máy điều hành và chức năng hoạt động.
17
2.3. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA
SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG QUA BA NĂM (2009 – 2011) ... 21
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .................. 24
3.1. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH
CẦN THƠ ...................................................................................................................... 24
3.2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI CHI NHÁNH .................................................. 27
3.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động theo sản phẩm huy động
27
3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA............................................................................................... 29
3.3.1. Doanh số cho vay
29
3.3.2. Doanh số thu nợ
32
3.3.3. Dƣ nợ tín dụng
36
3.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA QUA BA NĂM 2009 - 2011 ................................................................................ 37

3.4.2. Dƣ nợ trên tổng vốn huy động
37
3.4.3. Nợ xấu trên tổng dƣ nợ
38
3.4.4. Hệ số thu nợ
38
3.4.5. Vòng quay vốn tín dụng
38
GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 2

3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................. 39
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 41
4.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SACOMBANK CHI
NHÁNH CẦN THƠ ...................................................................................................... 41
4.1.1. Giải pháp huy động vốn
41
4.1.2. Đa dạng hoá hình thức huy động
41
4.1.3. Đầu tƣ mạnh vào công tác marketing
41
4.1.4. Hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho DNNVV
41
4.1.5. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

42
4.1.6. Giải pháp từ chính bản thân của Doanh nghiệp nhỏ và vừa
44
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 44
4.2.1. Đối với Nhà nƣớc và Ngân hàng nhà nƣớc
44
4.2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng
45
4.2.3. Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
45
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 48

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ................... 22
Bảng 2. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm .......................................... 27
Bảng 3. Tình hình tín dụng của ngân hàng qua ba năm (2009 – 2011) ......................... 29
Bảng 4. Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (2009 – 2011) ................ 31
Bảng 5. Tỷ trọng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................... 32
Bảng 6. Tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng qua ba năm
(2009 – 2011)...................................................................................................................... 32
Bảng 7. Tỷ trọng doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế............................................ 33
Bảng 8. Doanh số thu nợ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (2009 – 2011) ............ 34
Bảng 9. Tỷ trọng doanh số thu nợ đối với các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (2009

– 2011) 35
Bảng 10. Tình hình dƣ nợ tín dụng của ngân hàng qua ba năm 2009 - 2011 .................. 36
Bảng 11. Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn............................................................................... 36
Bảng 12. Các tiêu chí đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNNVV .............................. 37

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 4

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Biểu đồ tình hình kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ..................... 22
Hình 2. Biểu đồ tình hình vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm .............................. 27
Hình 3. Cơ cấu doanh số cho vay đối với DNNVV và DN lớn của ngân hàng qua ...... 30
Hình 4. Cơ cấu cho vay đối với cá nhân và tổ chức kinh tế của ngân hàng qua ba năm
(2009 – 2011)...................................................................................................................... 31
Hình 5. Tỷ trọng doanh số thu nợ đối với các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa qua ba
năm (2009 – 2011) .............................................................................................................. 35

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.

Sơ đồ 2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ ................................................ 18
Quy trình tín dụng của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ ................ 24

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 6

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNNVV
DN
TPKT
NH
Công ty TNHH
DSTN
DSCV
NHNN
NHTM

GVHD: Phan Hiển Minh

:
:
:
:

:
:
:
:
:

doanh nghiệp nhỏ và vừa
doanh nghiệp
Thành phần kinh tế
ngân hàng
công ty trách nhiệm hữu hạn
doanh số thu nợ
doanh số cho vay
ngân hàng nhà nƣớc
ngân hàng thƣơng mại

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) là một loại hình doanh nghiệp không những
thích hợp đối với nền kinh tế của những nƣớc công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt
thích hợp với nền kinh tế của những nƣớc đang phát triển. Ở nƣớc ta trƣớc đây, việc phát
triển các DNNVV cũng đã đƣợc quan tâm, song chỉ từ khi có đƣờng lối đổi mới kinh tế
do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển
nhanh cả về số và chất lƣợng.
Trong điều kiện của những bƣớc đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá

đất nƣớc, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNNVV là bƣớc đi hợp quy luật
đối với nƣớc ta. DNNVV là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế
đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi ngƣời, mỗi miền đất nƣớc. Các DNNVV
ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà
quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trƣởng kinh tế - giải quyết việc
làm - hạn chế lạm pháp.
Nhƣng để thúc đẩy phát triển DNNVV ở nƣớc ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt
các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong
đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là
thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong
điều kiện thị trƣờng vốn ở Việt Nam chƣa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này
khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chƣa có chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNNVV đã
và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nƣớc, bản thân các doanh nghiệp, các tổ
chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết.
Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tƣ cho phát triển
DNNVV còn rất hạn chế vì các DNNVV khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân
hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chƣa hợp lý
và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNNVV đang là một
vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt
động của các DNNVV hiện nay, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Sài Gòn
Thƣơng tín Chi nhánh Cần Thơ em đã chọn đề tài : “Thực trạng hoạt động tín dụng đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Sài Gòn Thƣơng tín chi nhánh Cần
Thơ”
1.

2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân
hàng Sài Gòn Thƣơng tín thành phố Cần Thơ; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu các cơ sở lý luận về tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo
tiền đề cho nghiên cứu.

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 8

Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi
nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng tín tại thành phố Cần Thơ thông qua việc phân tích
tình hình dƣ nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu.
Đánh giá hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân
hàng Sài Gòn Thƣơng tín thành phố Cần Thơ thông qua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
tín dụng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng tín thành phố Cần

Thơ.

3.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ 20/02/2012 - 07/04/2011.
- Số liệu phân tích từ năm 2009 đến năm 2011.
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phân
chia theo thời hạn và theo loại hình doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Sài Gòn
Thƣơng tín thành phố Cần Thơ.
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng bao gồm: báo cáo thống kê tín dụng nội tệ,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí,
internet để phục vụ cho việc phân tích.
4.

Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng: trình bày những cơ sở lý luận về tín
dụng và phƣơng pháp để nghiên cứu về tín dụng
- Chƣơng 2: Tổng quan về Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) giới thiệu
khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín tại thành phố Cần Thơ.
- Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Sacombank Chi nhánh Cần Thơ: phân tích tình hình huy động của ngân hàng và hoạt
động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu và một số chỉ tiêu tài chính khác.
- Chƣơng 4: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hoạt động tín dụng đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa: đề xuất một số giải pháp và đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hoạt
động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
5.

GVHD: Phan Hiển Minh


SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 9

CHƢƠNG 1.
1.1.

CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

1.1.1.
Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thảo thuận để khách hàng sử dụng một tài
sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ
khác.
1.1.2.
Phân loại tín dụng ngân hàng
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và đƣợc sử dụng để bù
đắp thiếu hụt vốn lƣu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá
nhân và hộ gia đinh
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm và sử
dụng chủ yêu đê đầu tƣ mua sắm tài sản cố định , cải tiến và đổi mới trang thiết bị, mở
rộng sản xuất va xây dựng công trình vừa và nhỏ có thơi hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng
trung dài hạn còn là nguồn quan trọng hình thành nên vốn lƣu động thƣờng xuyên của các
doanh nghiêp, đặc biệt là đối với doanh nghiêp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn: là loại ín dụng có thời hạn trên 5 năm, đáp ứng cho nhu cầu đầu

tƣ dài hạn nhƣ: xây dựng cơ bản (nhà xƣởng, dây chuyền sản xuất,…), xây dựng cơ sở hạ
tầng (đƣờng xá, cảng biển, sân bay,…), cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Do
thời hạn đầu tƣ thƣờng kéo dài, nên tín dụng dài hạn thƣờng áp dụng hình thức giải ngân
nhiều lần theo tiến độ dự án. Nhìn chung, tín dụng dài hạn chịu rủi ro rất lớn, bởi vì thời
hạn càng dài, thì những biến động không dự tính có thể xảy ra càng lớn
* Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của
ngƣời thứ ba. Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không uy tín, khi
vay vốn phải có tài sản đảm bảo hoặc có ngƣời bảo lãnh. Tài sản đảm bảm hoặc bảo lãnh
của bên thứ ba là căn cứ pháp ly để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu
chính (dòng tiền) của ngƣời vay bị thiếu hụt, tạo áp lực buộc ngƣời vay phải trả nợ, giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Tín dụng không có đảm bảo: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay
không có bão lãnh của ngƣời thứ ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng có
hệ số tín nhiệm cao.
* Căn cứ mục đích sử dung:
Tín dụng bất động sản đây là các khoản tín dụng đầu tƣ vào bất động sản, bao
gồm:
-

Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai.

-

Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang
trại, và bất động sản ở nƣớc ngoài.
Tín dụng công thương nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp
để trang trải các chi phí nhƣ mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả thuế và chi trả lƣơng.
GVHD: Phan Hiển Minh


SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 10

Tín dụng nông nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông
nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi gia
súc.
Tín dụng tiêu dùng: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua
sắm hàng hóa tiêu dùng đắt tiền nhƣ xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà…
* Căn cứ vào chủ thể vay vốn
Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): gọi là bán buôn vì những doanh
nghiệp thƣờng vay với những khoản vay có giá trị lớn .
Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): gọi là bán l vì những cá nhân
thƣờng vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng.
Tín dụng cho các tổ chức tài chính:đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân
hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. Những khoản đi
vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng có thể dùng để trả nợ hay
cho vay lại.
* Căn cứ phƣơng thức hoàn trả nợ vay
Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi vay
định kỳ thành những khoản bằng nhau. Loại tín dụng này áp dụng cho nhƣng khoản vay
lớn và có thời hạn dài.
Tín dụng ho n trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn gốc và
và lãi vay một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay nhỏ và có
thời hạn ngắn.
Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả nợ
vay bất cứ khi nào. Loại tín dụng này thƣờng áp dụng cho những khoản vay thâu chi, th
tín dụng.
* Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng

Tín dụng bằng tiền: là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền. Tín dụng
bằng tiền gọi là cho vay .
Tín dụng bằng tài sản: là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản. Hình
thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính.
Tín dụng bằng uy tín: là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình
thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng.
* Căn cứ vào xuất sứ tín dụng
Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho
khách hàng có nhu câu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân
hàng.
Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian nhƣ: tín dụng ủy
thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
Doanh số thu nợ / doanh số cho vay (%): chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là tỷ lệ thu hồi
nợ. Nó phản ánh trong một thời gian nhất định một đồng vốn ngân hàng cho vay ra thì sẽ
thu đƣợc bao nhiêu đồng nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt và ngƣợc lại
Tỷ lệ nợ xấu / tổng dƣ nợ (%): chỉ tiêu này dùng để đo lừơng chất luợng tín dụng
của ngân hàng; những ngân hàng nào có chỉ số này càng thấp chứng tỏ chất lƣợng hoạt
động ngân hàng đó càng cao
1.2.

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 11

Dƣ nợ / vốn huy động(%): chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng vốn của ngân
hàng.

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nơ / (Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ): Chỉ tiêu này đo
lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay là nhanh hay chậm.
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ / Dƣ nợ binh quân: Chỉ tiêu này đo
lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ cho vay là nhanh hay chậm.
1.3.

DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM
1.3.1.

Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
-

Ngày 30/06/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về
việc trợ giúp và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó việc phân
loại DNNVV cũng dựa trên cả hai tiêu thức định lƣợng là số lao động
hoặc số vốn của doanh nghiệp. Và DNNVV đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

-

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo
quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc
xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động
bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên), cụ thể nhƣ sau:
Doanh
nghiệp siêu
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp lớn
nhỏ
Tổng nguồn

Tổng nguồn
Số lao động
Số lao động
Số lao động
vốn
vốn
từ trên 10
từ trên 20 tỷ
từ trên 200
10 ngƣời trở
20 tỷ đồng
ngƣời đến
đồng đến
ngƣời đến
xuống
trở xuống
200 ngƣời
100 tỷ đồng
300 ngƣời
từ trên 10
từ trên 20 tỷ
từ trên 200
10 ngƣời trở
20 tỷ đồng
ngƣời đến
đồng đến
ngƣời đến
xuống
trở xuống
200 ngƣời

100 tỷ đồng
300 ngƣời
từ trên 10
từ trên 10 tỷ
từ trên 50
10 ngƣời trở
10 tỷ đồng
ngƣời đến 50 đồng đến 50
ngƣời đến
xuống
trở xuống
ngƣời
tỷ đồng
100 ngƣời

-

Tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chƣơng trình trợ giúp
mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp.

-

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành và các cơ quan liên quan điều tra, tổng hợp và công bố số liệu
thống kê về doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm theo định nghĩa về
doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định này.

Quy mô
Khu vực
Nông, lâm

nghiệp và
thủy sản
Công
nghiệp và
xây dựng
Thƣơng mại
và dịch vụ

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 12

1.3.2.

Thuận lợi, khó khăn và vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.2.1. Những thuận lợi
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có những lợi thế rõ rang, đó là khả năng thỏa mãn nhu
cầu có hạn trong những thị trƣờng chuyên mô hóa, khuynh hƣớng sử dụng nhiều lao động
với trình độ kỹ thuật trung bình thấp, đặc biệt là rất linh hoạt, có khả năng nhanh chóng
thích nghi với các nhu cầu và thay đổi của thị trƣờng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể
bƣớc vào thị trƣờng mới mà không thu hút đƣợc sự chú ý của các doanh nghiệp lớn (do
qyu mô doanh nghiệp nhỏ), sẵn sàng phục vụ ở những nợi xa xôi nhất, những khoảng
trống nhỏ và vừa trên thị trƣờng mà các doanh nghiệp lớn không đáp ứng với mối quan
tâm của họ đặt ở các thị trƣờng có khối lƣợng lớn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình
sản xuất có địa điểm sản xuất phân tán, tổ chức bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ nên nó có nhiều
điểm mạnh:

Dễ dàng khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ v năng động, nhạy bén với thay đổi của
thị trường.
Doanh nghiệp chỉ cần một số vốn hạn chế, mặt bằng không lớn, các điều kiện sản
xuất đơn giản là đã có thể bắt đầu hoạt động. Vòng quay sản phẩm nhanh nhờ có thể sử
dụng vốn tự có, hoặc vay bạn bè ngƣời thân dễ dàng. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ linh hoạt,
dễ quản lý, dễ quyết định. Đồng thời, do tính chất linh hoạt cũng nhƣ quy mô nhỏ của nó,
doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trƣờng, nhanh chóng
chuyen3 đổi hƣớng kinh doanh, phát huy tính năng động sang tạo, tự chủ, nhạy bèn trong
lựa chọn thay đổi mặ hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo ra sự sống động trong phát triển
kinh tế.
Sẵn s ng đầu tư v o các lĩnh vực mới, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.
Đó là bởi vì các doanh nghiệp loại này có mức vốn đầu tƣ nhỏ, sử dụng ít lao động
nên có khả năng mạo hiểm sẵn sàng mạo hiểm. Trong trƣờng hợp thấy bại thì cũng không
bị thiệt hại nặng nề nhƣ các doanh nghiệp lớn, có thể làm lại từ đầu đƣợc. Bên cạnh đó
các doanh nghiệp nhỏ và vừa có động cơ để đi vào các lĩnh vực mới này: do tính chất nhỏ
bé về quy mô nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong sản xuất dây chuyền
hàng loạt. Họ phải dựa vào lợi nhuận thu dƣợc từ các cuộc kinh doanh mạo hiểm.
Dễ d ng đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ, hoạt động hiệu quả với chi phí
cố dịnh thấp.
Doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh ít nên đầu tƣ vào các tái sản cố định cũng
ít, do đó dễ tiến hành đổi mới trang thiết bị khi điều kiện cho phep. Đồng thời doanh
nghiệp tận dụng đƣợc lao động dồi dào để thay thế vốn. Với chiến lƣợc phat triển, đầu tƣ
đúng đắn, sử dụng hợp lý các nguồn lực của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể
đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cũng nhƣ có thể sản xuất đƣợc hàng hóa có chất
lƣợng tốt và có sức cạnh tranh trên thị trƣờng ngay cả khi điều kiện sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có nhiều hạn chế.
Không có hoặc ít có xung đột giữa người thuê lao động với người lao động.
Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa tất nhiên là không lớn lắm. Số lƣợng lao động
trong một doanh nghiệp không nhiều, sự phân công lao động trong một xí nghiệp chƣa
quá mức rõ rệt. Mối quan hệ giữa ngƣời thuê lam động và ngƣời lao động khá gắn bó.

Nếu xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì dễ dàn xếp.

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 13

1.3.2.2. Những khó khăn
Các khó khăn của loại hình doanh nghiệp này đến từ hai nguồn. Các hạn chế khách
quan đến từ thực tế bên ngoài, và các hạn chế từ chính các lợi thế của doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
- Hạn chế đầu tiên và lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong chính đặc
điểm của nó, đó là quy mô nhỏ, vốn ít, do đó các doanh nghiệp này thƣờng lãm vào tình
trạng thiếu vốn trầm trọng mỗi khi muốn mở rộng thị trƣờng, hay tiến hành đổi mới, ngân
cấp trang thiết bị.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng phụ thuộc vào doanh nghiệp mà nó cung cấp
sản phẩm.
- Khó khăn trong nâng cấp trang thiết bị, đầu tƣ công nghệ mới, đặc biệt là các công
nghệ đòi hỏi vốn lớn, từ đó ảnh hƣởng đến năng suất lao động, chất lƣợng và tính cạnh
tranh trên thị trƣờng.
- Có nhiều hạn chế trong đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp,thiếu bí quyết và
sự trợ giúp kỹ thuật, không có kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu đầu tƣ cho
nghiên cứu và phát triển,… nói cách khác là không đủ năng lực sản xuất đ đáp ứng các
yêu cầu về chất lƣợng, khó nâng cao đƣợc năng suất và hiệu quả kinh doanh.
- Thiếu trợ giúp về tài chính và tiếp cận thị trƣờng nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thƣờng tỏ ra bị động trong các mối quan hệ thị trƣờng.
- Do tính chất nhỏ và vừa cùa nó, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong thiết
lập chỗ đứng vững chắc trong thị trƣờng.

1.3.2.3. Vài trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam
Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Các cơ sở doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thích hợp với các phƣơng pháp tiết kiệm
vốn và do đó chúng đƣợc công nhận là phƣơng tiện giài quyết thất nghiệp hiệu quả nhất.
Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rải rác của chúng. Các doanh nghiệp loại này
thƣờng phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và
nhiều đối tƣợng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chƣa phát triển kinh
tế, với các đối tƣợng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy chúng ta vừa giài quyết
thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng ngƣời chuyển về thành phố tìm việc làm.
Thứ hai, do tính linh hoạt, uyển chuyển dễ thích ứng với các thay đổi của thị
trƣờng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. trong trƣờng hợp có biến động xảy ra, các
doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, không phải vì cấp qun3 lý bấ tài mà bởi vì
doanh nghiệp lớn thì kho xoay trở nhanh. Họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, sau
đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển
đƣợc trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó do khả năng linh hoạt, có thể thích
ứng nhanh với thay đổi của thị trƣờng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể tốn tại
đƣợc mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động.
Cung cấp cho xã hội một khối lượng h ng hòa đáng kể về cả chất lượng, số lượng
và chủng loại.
Các công ty, doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút một lƣợng lớn lao động và tài
nguyên của xã hội để sản xuất ra àng hóa. Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp với các
công ty và tập đoàn lớn, hàng hóa của họ nói chung thiên về sự đa dạng về chất lƣợng và

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 14


chủng loại, tạo cho ngƣời tiêu dung có nhiều cơ hội đƣợc lựa chọn. Bên cạnh đó họ cũng
có thể tiến vào thị trƣờng nhỏ mà các công ty lớn bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ.
Gieo mầm cho các t i năng quản trị kinh doanh
Các công ty cũng là nợi huần luyện nguồn nhân lực cho các công ty lớn. Các nhân
viên sẽ học đƣợc những kỹ năng ban đầu về quản lý rất cần thiết, đƣợc công ty lớn đánh
giá cao nhƣ là:
Điều hành kinh doanh
Quan hệ với khách hàng
Kiểm soát và quản lý nhân viên
Quy định xuất nhập khẩu
Quản lý thời gian
Công nghệ thông tin hiện đại
Điều hành văn phòng
Các qui định về thuế
Hậu cần
Hệ thống cung cấp và phân phối
Bán hàng và tiếp thị
Luật lệ công ty
Xúc tiến sản phẩm dịch vụ
Bán hàng
Định giá và lợi nhuận
Quan hệ với quan chức chính phủ
Đây là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn và việc đào tạo chúng
cho ngƣời lao động cần thời gian. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ thực hiện “hộ” khau này.
Nhân viên công ty nhỏ sau một thời gian có đƣợc kinh nghiệm rồi sẽ đƣợc các công ty lớn
thu nhận.
Tăng nguồn tiết kiệm v đầu tư cho địa phương
Nhìn chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc mở ra ở địa phƣơng nào đều có
công nhan và chủ doanh nghiệp là ngƣời địa phƣơng đó. Khi các doanh nghiệp loại đó
đƣợc mở ra thì ngƣời dân lao động địa phƣơng có công ăn việc làm, có nguồn thu nhập.

Kết cục là quỹ tiết kiệm – đầu tƣ của địa phƣơng đó đƣợc bổ sung.
Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn
Các công ty lớn và tập đoàn không có đƣợc tính năng động của các đơn vị kinh tế
nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giàn là quy mô của chúng quá lớn. Quy luật của
vật lý là khố lƣợng của một vật vàng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Cũng vậy, các đơn
vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phả ứng nhanh, nói
cách khác khác là sức ì càng lớn. Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và
tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và
phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ
thích hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ trở nên “nhanh nhẹn” hơn, ohan3 ánh kịp thời
hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ đƣợc nâng cao.
Cải thiển mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau.
Phát huy và tận dụng cácnguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế.
Một nền kinh tế ba giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu”, “vùng xa”. Đó là các
khu vực địa lý hoặc các thị trƣờng có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc là xa tuyến giao
thông, thiếu tài nguyên… Các công ty lớn thƣờng bỏ qua các khu vực đó vì cho rằng
nguồn lợi thu đƣợc từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu đƣợc từ các nợi khác với cùng
một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao. Nếu một nền kinh tế
chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển khôn đều giữa các
vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế cũng
nhƣ gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận đƣợc, xứng đáng với nguồn

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 15


thu lợi. Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có các chính sách ƣu đãi thích hợp của
chính quyền địa phƣơng.
Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc.
Trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành nghề truyền thống đang
đứng trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây
chuyền hàng loạt. Loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nói là rất thích hợp cho sản
xuất thủ công. Các ngành nghề truyền thống có thề dựa vào đó để sản xuất, kinh doanh,
quảng cáo. Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dần tiếp cận vào các ngành nghề này.
Và đó cũng là một điều cần phải xảy ra trong thời đại công nghiệp.

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 16

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
(SACOMBANK)
2.1.

2.2.

SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN
-

Tên gọi: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín.

-


Tên giao dịch quốc tế: Sacombank – Saigon Thuong Tin Commercial
Joint Stock Bank.

-

Trụ sở chính: 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P8, Q.3, TP.HCM

-

Website: ombank.cóm.vn

-

Email:

-

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín đƣợc thành lập
theo:
 Giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP do Ngân Hàng Nhà Nƣớc
Việt Nam cấp ngảy 05/02/1991.
 Giấy phép số 05/GP_UP do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh cấp ngày 03/01/1992.

-

Vốn điều lệ (tính đến thời điểm ngày 03/02/2012) lên tới 10.740 tỷ đồng

-


Tổng tài sản (tính đến thời điểm ngày 03/02/2012) đạt 140.137 tỷ đồng.

-

Mạng lƣời hoạt động: 408 điểm giao dịch tại 47/63 tỉnh thành trên cả
nƣớc và khu vực Đông Dƣơng, trong đó có 1 ngân hàng con và 3 chi
nhánh tại Campuchia, 1 chi nhánh tại Lào.

GIỚI THIỆU VỀ SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

2.2.1.
Sự ra đời của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – Chi nhánh Cần Thơ chính thức đƣợc
thành lập vào ngày 31/10/2001 trên cơ sở sáp nhập giữa ngân hàng TMCP Nông thôn
Thạnh Thắng với ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín dựa trên các văn bản sau:
• Công văn số 2583/UB ngày 13/09/2001 của UBND tỉnh Cần Thơ chấp nhận
cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín mở chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.
• Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 24/10/2001 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà Nƣớc chuẩn y cho việc xác nhập Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng vào
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín.
• Quyết định số 280/2001/QĐ-HĐQT ngày 25/10/2001 của chủ tịch Hội đồng
quản trị về việc thành lập chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.
• Giấy phép kinh doanh số 570300002301 ngày 25/10/2001 của Sở kế hoạch và
đầu tƣ tỉnh Cần Thơ
Qua hơn 10 năm hoạt động, Sacombank Cần Thơ ngày càng khẳng định đƣợc
thƣơng hiệu trên địa bàn, đƣợc ngƣời dân tin cậy và giao dịch ngày một đông. Đối tƣợng
GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân



Trang 17

khách hàng truyền thống của Sacombank Cần Thơ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các
hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thƣơng nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông
nghiệp…
Hiện nay, Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ có mạng lƣới hoạt động
lớn với số lƣợng phòng giao dịch trực thuộc khá nhiều gồm:
• Phòng giao dịch An Phú: 228.1C - 228/1Đ Trần Hƣng Đạo, Phƣờng An
Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
• Phòng giao dịch Ninh Kiều: 96 – 98 Nguyễn Thái Học, Phƣờng Tân An, Quận
Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
• Phòng giao dịch Cái Khế: lô L – K Trần Văn Khéo, Trung tâm Thƣơng mại
Cái Khế, Phƣờng Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
• Phòng giao dịch 3 Tháng 2: 174B Đƣờng 3/2, Phƣờng Hƣng Lợi, Quận Ninh
Kiều, TP.Cần Thơ.
• Phòng giao dịch Thốt Nốt: 314 Quốc lộ 91, khu vực Long Thạnh A, Phƣờng
Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ.
• Phòng giao dịch Ô Môn: 958/6 Đƣờng 26 Tháng 3, Phƣờng Châu Văn Liêm,
Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ.
• Phòng giao dịch Cái Răng: 415 – 418 Quốc lộ 1A, Khu vực Yên Hạ, Phƣờng
Lê Bình, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ
• Phòng giao dịch Vĩnh Thạnh: 1315B - 1315C ấp Vĩnh Quới, TT. Vĩnh Thạnh,
H. Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ.
2.2.2.
Bộ máy điều hành và chức năng hoạt động.
Bộ máy tổ chức của Sacombank Cần Thơ đƣợc quy định tại điều 5 của quy chế tổ
chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh cấp 1, sở giao dịch và các đơn vị trực
thuộc bao gồm các bộ phận sau:
• Giám đốc chi nhánh

Là ngƣời phụ trách và chịu trách hiệm với Tổng Giám đốc về kết quả hoạt động
của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi miễn
nhiệm của Hội đồng quản trị ngân hàng. Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
chức danh theo sự ủy nhiệm của Tổng Giám đốc và đƣợc phép ủy quyền nhƣng vẫn phải
chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do ngƣời đƣợc ủy nhiệm thực hiện.
• Phó giám đốc
Có chức năng giúp Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền
của Giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của Tổng Giám
đốc có ý kiến của HĐQT. Hiện nay Sacombank Cần Thơ có 03 Phó Giám đốc. Cơ cấu tổ
chức của Ngân hàng Sacombank Cần Thơ theo phƣơng pháp trực tuyến đƣợc trình bày
theo sơ đồ sau:

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 18

Giám đốc
Phó giám đốc

Phòng
Cá nhân

Phòng
Phòng
Doanh
Cá nhân Phòng
nghiệp

Doanh nghiệp

Phòng

nhân
Phòng hỗ trợ
kinh doanh

Phòng

Bộ phậnnhân
kinh
doanh tiền tệ

Phòng

Phòngnhân
kế toán
Hành chánh

Bộ phận quản
lý tìn dụng

Bộ phận
Kế toán

Bộ phận thanh
toán quốc tế

Bộ phận

Quỹ

Bộ phận xử lý
giao dịch

Bộ phận
Hành chánh

Phòng giao dịch

PGD
Cái Khế

PGD
An Phú

Sơ đồ 1.

PGD
Thốt
Nốt

PGD
Ô Môn

PGD
Cái
Răng

PGD

Trà Nóc

PGD
Vĩnh
Thạnh

PGD
3/2

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ

• Phòng Doanh nghiệp
- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm
sóc khách hàng hiện hữu.
- Hƣớng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.
- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phƣơng án vay vốn,
khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.
- Phân tích, thẩm định sơ bộ, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay, bảo lãnh.
- Hƣớng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của ngân hàng đến khách hàng.
- Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố thế chấp và đăng ký giao dịch
bảo đảm.
GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 19

- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố.

- Lập chứng thƣ bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa.
- Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay.
- Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.
- Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách
nhiệm theo quy định của ngân hàng.
- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất
cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
• Phòng Cá nhân
Chức năng và nhiệm vụ giống nhƣ phòng doanh nghiệp nhƣng đối tƣợng là khách
hàng cá nhân. Ngoại trừ chức năng thứ 3 đƣợc bổ sung nhƣ sau: nghiên cứu hồ sơ, xác
minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho
vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ
cho vay cán bộ công nhân viên và góp chợ theo quy định của ngân hàng.
• Phòng Hỗ Trợ Kinh Doanh
Bộ phận quản lý tín dụng
- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã đƣợc phê duyệt trƣớc khi giải ngân.
- Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lƣu trữ hồ sơ tín dụng.
- Quản lý danh mục dƣ nợ và tình hình thu hồi nợ.
- Hƣớng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.
Bộ phận thanh toán Quốc Tế
- Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho
Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát
triển thị phần.
- Hƣớng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán,
thông báo L/C và trong thực hiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế khác.
- Lập thủ tục và thanh toán cho nƣớc ngoài và nhận thanh toán từ nƣớc ngoài theo
yêu cầu của khách hàng.
- Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C
trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.

- Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh
doanh ngoại hối của ngân hàng.
- Thực hiện việc chuyển tiền phi mậu dịch ra nƣớc ngoài.
- Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.
- Quản lý và lƣu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất
cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
Bộ phận Xử lý Giao Dịch
- Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng , đề xuất cho
Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát
triển thị phần.
- Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến
tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng; các nghiệp vụ tiền gửi tiết
kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay; chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển
GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 20

tiền phi mậu dịch; thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc và các loại th quốc tế; các nghiệp vụ về
th Sacombank, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền mặt…
- Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động, cho vay
và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của ngân hàng.
- Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.
- Hƣớng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của ngân hàng.
- Tƣ vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
- Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hƣớng dẫn
khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.

- Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi
nhánh.
• Phòng Kế toán và Hành chánh
- Bộ phận kế toán
- Hƣớng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc
chi nhánh.
- Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân
hàng khác.
- Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp các số liệu kế toán hàng ngày/ tháng/ quý/ năm
của toàn chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm hậu kiểm kịp thời chứng từ kế toán tại Sacombank chi nhánh
Cần Thơ.
- Lƣu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định.
- Quản lý chi nhánh điều hành.
- Quản lý thanh khoản.
- Quản lý kho quỹ.
- Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định.
Bộ phận quỹ
- Thực hiện thu chi và xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
- Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.
- Bốc xếp, quản lý, theo dõi, giám sát quá trình vận chuyển tiềm mặt, tài sản quý
giấy tờ có giá theo quy định.
- Thực hiện kiểm kê tồn quỹ hằng ngày, định kỳ và đột xuất theo quy định.
- Lƣu trữ bảo quản tiềm mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong kho theo quy định.
- Thực hiện các công tác nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ theo quy định.
Bộ phận Hành Chánh
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lƣu trữ văn thƣ.
- Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh.
- Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên
quan đến hoạt động tại chi nhánh.

- Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mƣu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên
cơ sở có kế hoạch đã đƣợc duyệt.
- Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh,
phòng cháy chữa cháy và bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm
việc.

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


Trang 21

- Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố cuủa ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng
cầm cố.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng mạng
lƣới và và kết quả định biên của chi nhánh.
- Phối hợp với Phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại chi nhánh.
- Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ
phép,… tại chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy
chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn chi nhánh.
• Phòng giao dịch
Là đơn vị trực thuộc chi nhánh, có con dấu, đƣợc phép thực hiện một phần hoạt
động của chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh, thực hiện các công việc
sau:
- Thực hiện các nghiệp vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các sản phẩm
dịch vụ phù hợp theo quy chế, quy định của ngân hàng.
- Tổ chức hạch toán kế toán và bảo quản an toàn kho quỹ theo quy định của ngân
hàng.

- Thực hiện công tác tiếp thị phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu,
nghiên cứu đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn hoạt động, xây dựng
kế hoạch kinh doanh và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức công tác quản lý hành chánh bảo đảm an toàn an ninh, theo dõi tham mƣu
cho cấp trên về tình hình nhân sự tại đơn vị. Đồng thời, phòng giao dịch cần thƣờng
xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của đơn vị.
KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA
SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG QUA BA NĂM (2009 –
2011)
Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ là một ngân hàng thƣơng mại, kinh
doanh chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ và mục tiêu sau cùng chính là lợi nhuận. Có thể nói
rằng lợi nhuận chính là yếu tố cụ thể để nói lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó
là hiệu quả giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần quản
lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tƣ, thƣờng xuyên
đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời cần phải tiết kiệm chi phí. Khi
lợi nhuận tăng ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung
vốn tự có cho ngân hàng. Vì vậy, dƣới sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự phối hợp với
các nhân viên trong ngân hàng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ.
2.3.

GVHD: Phan Hiển Minh

SVTH: Nguyễn Trần Minh Quân


×