Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2009-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.47 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế thế giới, bắt đầu từ cuối năm 2007 kéo dài đến nay
vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi khả quan. Nền kinh tế thế giới vẫn đang chìm
trong những cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu và Mỹ. Nền kinh tế Việt Nam
cũng không thể tránh khỏi những tác động đó. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam
trong những năm gần đây chững lại trong khi lạm phát tăng cao và chưa kiểm
soát được. Nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mơ, Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều
biện pháp tài chính tác động vào hệ thống Ngân hàng cả nước.
Trong bối cảnh đó, khơng ít doanh nghiệp ở Việt Nam đã gặp rất nhiều
khó khăn và dẫn đến phá sản. Tuy nhiên, các Ngân hàng vẫn duy trì được mức
lợi nhuận trong kinh doanh của mình, trong đó phải kể đến Ngân Hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - một trong bốn ngân hàng lớn nhất
nước ta, và cũng là Ngân hàng hiện tại nắm nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất Việt
Nam. Có thể nói ngồi hiệu quả kinh doanh vẫn đạt ở con số cao trong điều kiện
nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì AgriBank cịn góp phần nâng cao sản xuất
phát triển xã hội trong việc hỗ trợ và phát triển nền kinh tế nông thôn cũng như
ngành nông nghiệp - hiện vẫn là ngành chủ chốt và chiếm một lượng lao động
lớn ở nước ta.
Trong hệ thống các chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam, chi nhánh
Mỹ Đình được đánh giá là một trong những chi nhánh có hướng đi vững chắc và
ln đạt được kết quả kinh doanh ổn định ở mức cao. Sau một thời gian được
thực tập và khảo sát thực tế, em viết Báo cáo tổng hợp này để trình bày những
hiểu biết tổng quát nhất của mình về AgriBank Mỹ Đình.
Báo cáo có kết cấu gồm hai phần:
Phần I : Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nơng thơn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
Phần II : Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2009-2011

1



Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sỹ
Đặng Ngọc Biên, và ban lãnh đạo NHNN&PTNT chi nhánh Mỹ Đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này trong thời gian thực tập.
Sinh viên thực hiện
Phạm Tuấn Dũng

2


PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH
1.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam
Năm 1998 : Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là
Chính phủ ) hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơng, hình thành trên
cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước : tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước huyện, Phịng Tín dụng Nơng nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương
được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà
Nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tích Hội đồng Bộ Trưởng ( nay là Thủ tướng
Chính phủ ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam thay thế Ngân hàng Phát Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp
là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, là một pháp nhân. Ngân hàng Nơng Nghiệp Việt Nam hoạt động theo
mơ hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị,

Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị
thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị
sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội
đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Ngày 15/11/1996, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam, nhận sự tài trợ của các tổ
chức tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức. Cuối năm
2002 NHNN&PTNTVN là thành viên của APRACA, CICA và ABA trong đó

3


Tổng Giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam là thành viên chính thức Ban điều
hành của APRACA và CICA
07/05/2003 Chủ tích nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho NHNN&PTNT Việt Nam. Năm 2007
NHNN&PTNT Việt Nam được chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ( UNDP
) xếp hạnh là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, nền kinh tế nước ta
gặp nhiều khó khăn nhưng NHNN&PTNT Việt Nam vẫn giữ vững vị trí của
mình, đứng thứ 7 trong tốp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đủ tiêu chí
để lọt tốp 1000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
1.2. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
Chi nhánh NHNN&PTNT Mỹ Đình thành lập theo quyết định số
148/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc
điều chỉnh Chi nhánh NH NN&PTNT Mỹ Đình phụ thuộc Chi nhánh
NHNN&PTNT Láng Hạ về phụ thộc NHNN&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh có trụ sở đóng tại Khu đơ thị cao cấp Mỹ Đình, có vị trí thuận
lợi trong việc khai thác khách hàng, giao thơng thuận tiện và là khu vực nằm
trong chiến lược phát triển của Hà Nội. Trong tương lai gần, đây sẽ là trung tâm

tài chính, thương mại lớn của Thủ đơ Hà Nội. Sau 04 năm thành lập và hoạt
động, hiện tại Chi nhánh đang từng bước mở rộng màng lưới nhằm phục vụ, đáp
ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ tiên tiến, củng cố
vững thêm niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu AgriBank.
Trong q trình hoạt động, NHNN&PTNT Mỹ Đình đã ln bám sát các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành
ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin của thị trường kết hợp với hồn
cảnh thực tế để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngân hàng đã thực hiện mục
tiêu tăng trưởng vốn huy động cả bằng VNĐ và ngoại tệ tạo điều kiện thay đổi
cơ cấu vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng.
Chính sách khách hàng cũng là một trong những biện pháp quan trọng làm tăng
4


hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng một
cách thuận tiện, nhanh chóng, có chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý, tích cực tìm
kiếm khách hàng đến vay vốn cả trong địa bàn và những vùng lân cận. Đồng
thời Ngân hàng cũng luôn có những biện pháp đầu tư mua sắm thiết bị, cải tiến
kỹ thuật nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ ngày càng hiện đại , thuận tiện và
chính xác. Chính vì vậy NHNN&PTNT Mỹ Đình đã mở rộng được thị trường
cho vay và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
Trong những năm qua, NHNN&PTNT Mỹ Đình ln chứng tỏ là một Chi
nhánh trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam đã tìm ra hướng đi đúng đắn,
phát triển vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Những thành công mà Ngân
hàng đã đạt được đặc biệt trong hoạt động tín dụng đã góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế thủ đô, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống
NHNN&PTNT Việt Nam.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
*Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức NHNN&PTNT chi nhánh Mỹ Đình.

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phịng
kế
hoạch
tổng
hợp

Phịng
hành
chính
nhân
sự

Phịng
kế
tốn

ngân
quỹ

Phịng
điện
tốn

Phịng

tín
dụng

5

Phịng
kinh
doanh
ngoại
hối

Phịng
dịch vụ và
marketing

Phịng
kiểm
tra
kiểm
sốt
nội bộ


*Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và các phó giám đốc có chức năng lãnh đạo
và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Phịng kế tốn tổng hợp: xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp theo dõi
các chỉ tiêu kinh doanh và quyết toán kế hoạch, cân đối nguồn vốn sử dụng, điều
hịa vốn.
Phịng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận, tổ

chức và đào tạo cán bộ. Lưu trữ các văn bản pháp luật, thực hiện các cơng tác
hành chính, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống vật chất, văn
hóa, tinh thần cho cán bộ cơng nhân viên.
Phịng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: bảo mật hồ sơ, tài liệu, thực hiện quản lý
thông tin và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định, xây dựng chương
trình cơng tác năm, q phù hợp với chương trình cơng tác kiểm tra, kiểm sốt
của NHNN và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.
Phịng kế tốn ngân quỹ: trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh
toán theo quy định, hạch toán theo dõi quản lý các loại tài sản mua sắm xây
dựng sửa chữa, các khoản chi tiết nội bộ, chi trả lương, BHXH …
Phòng điện toán: tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan
đến hoạt động của Ngân hàng, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị
tin học, làm dịch vụ tin học.
Phịng tín dụng: chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại
nợ, phân tích nợ q hạn, tìm ngun nhân và giải pháp khắc phục, thẩm định và
đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Phịng kinh doanh ngoại hối: thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
(mua, bán, chuyển đổi), cơng tác thanh tốn quốc tế thông qua mạng SWIFT
Ngân hàng Nông Nghiệp, các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền điện tử… phục
vụ xuất khẩu, mở rộng kinh doanh.

6


Phòng dịch vụ và marketing: nghiên cứu phân loại thị trường, khách hàng,
triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền quảng bá thương hiệu,
hoạt động của chi nhánh và NHNN&PTNT Việt Nam.

7



PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH MỸ
ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2009-2011
Qua các năm xây dựng và phát triển với nhiều khó khăn và thử thách
trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, nhưng NHNN&PTNT chi
nhánh Mỹ Đình đã khẳng định sự vững mạnh của mình với những thành tích
khá ấn tượng. AgriBank Mỹ Đình coi việc khai thác nguồn vốn tiềm tàng trong
xã hội là mục tiêu hàng đầu, là sự sống còn của Ngân hàng vã đã coi trọng chiến
lược khách hàng, coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
mình. Trên cơ sở nguồn vốn tăng nhanh vững chắc, AgriBank Mỹ Đình đã mở
rộng quy mơ đầu tư, chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào các ngành trọng điểm, các
thành phần kinh tế đặc biệt là ngày càng chú trọng việc hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Do có hướng đi đúng đắn hợp lí nên AgriBank Mỹ Đình đã
vượt qua những khó khăn để kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi
nhánh ngày càng ổn định và phát triển, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể
xảy ra, trích nộp lợi nhuận ngày càng tăng, nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế trên địa bàn thành
phố Hà Nội, uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao.
2.1. Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ.
Chức năng cơ bản nhất của Ngân hàng là trung gian tín dụng tức là Ngân hàng
vừa đóng vai trị là người đi vay và người cho vay. Do đó, nguồn vốn huy động
đầu vào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn và có ý nghĩa rất quan
trọng quyết định đên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn lớn, ổn
định là cơ sở để Ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến
quy mô của hoạt động tín dụng, quyết định đến khả năng thanh tốn, khả năng
chi trả và năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.


8


Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, cán bộ nhân viên chi
nhánh Mỹ Đình rất chú trọng đến công tác huy động vốn bởi nguồn vốn là một
yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và kết quả hoạt động kinh doanh của một
ngân hàng thương mại. Công tác huy động vốn của chi nhánh luôn được quan
tâm triển khai bằng nhiều biện pháp, từ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền
quảng bá, áp dụng hợp lý các chính sách khách hàng, thực hiện áp dụng chính
sách lãi suất phù hợp, khai thác, phát triển, mở rộng các kênh huy động vốn. Đặc
biệt với sự quan tâm sát sao của ban giám đốc đã có những chính sách phù hợp
như nâng cấp cải tạo các điểm giao dịch - quỹ tiết kiệm. Với những hoạt động
trên, hoạt động huy động vốn đạt được những thành quả nhất định.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tại AgriBank Mỹ Đình
Đơn vị: Tỷ đồng

1675

100

2572

Năm 2010
Tỷ
2010/2009
trọng
+/%
100
897
53.55


1181
494

70.5
29.5

1962
608
2

76.28
23.64
0.08

845
1727
1889
683

Số
Chỉ Tiêu

Năm 2009
Tỷ

Tiền

Tổng nguồn VHĐ
I.Theo Thành Phần

1.Tiền gửi của TCKT
2.Tiền gửi của dân cư
3.Tiền gửi TC khác
II.Theo kì hạn
1.Khơng Kì hạn
2.Có Kì hạn
III.Theo loại tiền
1.Nội Tệ
2.Ngoại Tệ

1084
591

Trọng

64.72
35.28

Số
Tiền

781
114

66.13
23.08

Năm 2011
Số


Tỷ

Tiền

trọng

2542

100

1,381 54.3

2011/2010
+/-30

%
-1.17

1,060
101

41.7
4.00

-581
452
99

-29.61
74.34

4,950.0

32.85
67.15

724
1818

28.48
71.52

-121
91

-14.32
5.27

73.4
26.6

1804
738

71
29

-85
55

-4.5

8.00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của AgriBank Mỹ Đình)
Qua bảng số liệu trên đã phần nào phản ánh tình hình nguồn vốn huy
động của Ngân hàng qua các thời kì có nhiều biến động khác nhau, nhưng nhìn
chung có xu hướng tăng trưởng. mỗi nguồn vốn có một đặc điểm riêng, chịu ảnh
hưởng của các bộ phận cấu thành khác nhau đến tổng nguồn, vì vậy chúng ta sẽ
phân tích từng bộ phận cấu thành của nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng cao so với năm 2009 tuy nhiên lại giảm
trong năm 2011 do khó khăn trong việc huy động vốn.

9


Tiền gửi nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động chiếm
trên 60%. Tuy năm 2011 nó có xu hướng giảm do việc NHNN giảm lãi suất trần
nhưng với con số 1804 tỷ đồng thì vẫn có thể xem là một khả năng huy động
nguồn lớn.
Tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 tăng 26.6% so
với năm 2009 và năm 2011 tăng 8% so với năm 2010.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy
động, chiếm từ 88-85%. Tuy năm 2010 khả năng huy động có tăng lên so với
năm 2009 là 5% tuy nhiên đến năm 2011 lại bị giảm đi so với năm 2010 là
0,9%. Điều này là dễ hiểu khi nền kinh tế đát nước khủng hoảng thì các tổ chức
kinh tế cũng khó khăn hơn trong cơng việc của mình qua đó tiền gửi cũng giảm
đi ít nhiều.
Tiền gửi của hộ dân cư có xu hướng tăng, năm 2010 tăng so với năm 2009
là 23.08%, còn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 74.34%. Trong bối cánh lạm
phát tăng cao, nền kinh tế khó khăn nhưng tiền gửi người dân vẫn tăng cho thấy
sự thành công trong việc huy động tiền gửi hộ dân cư của chi nhánh Mỹ Đình.

2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng đóng vai
trị quyết định trong q trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động
tín dụng của chi nhánh Mỹ Đình trong ba năm qua có những thuận lợi nhất định
nhưng cung gặp khơng ít khó khăn do sự diễn biến bất thường của nền kinh tế.
Tuy nhiên chi nhánh đã có những lựa chọn hướng đầu tư phù hợp và hợp pháp,
đảm bảo lượng tín dụng, hạn chế đầu tư cho vay vào những lĩnh vực nhạy cảm
có độ rủi ro cao như cho vay chứng khoán, tạm dừng giải ngân đối với các
khách hàng truyền thống mở rộng cho vay đối với các khách hàng là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình hộ kinh doanh làm ăn có hiệu quả. Sau đây
là một số kết quả trong các năm gần đây.
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tại AgriBank Mỹ Đình
Đơn vị: Tỷ đồng, nghìn USD
10


Chỉ Tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Số

Tỷ

2010/2009


Số

Tỷ

trọng

Tiền

trọng

+/-

%

Tiền

trọng

+/-

%

A.Tổng Dư Nợ 1,292

100.0

2,516

100.0


1224

94.74

2,998

100.0

482

19.15

(quy đổi VNĐ)
B.Dư Nợ nội tệ

846

65.45

1,546

61.44

700

82.74

1,947

64.94


1.Ngắn hạn

725

85.7

-212

-29.24

596

30.61

121

14.3

33.18
59.44

25.94
16.18

2.Trung hạn

513
919


401
83

798

659.5

1,142

58.65

223

24.26

3.Dài hạn

0

0

114

7.38

114

-

209


10.74

95

83.33

Số

Tỷ

Tiền

2011/2010

C.Dư Nợ ngoại 22,984

31.92

25,649

19.28

2,665

11.6

21,372

14.85


-4,277

-16.68

tệ (USD)
1.Ngắn hạn

61.4

18,146

70.75

4,035

28.6

14,740

69

-3,406

-18.77

60

0.25


-13

-17.8

128

0.57

68

113.3

7,443

29

-1,357

-15.42

6,503

30.43

-940

-12.63

485


19.28

451

1326.5

606

20.21
121

25

14,111

2.Trung hạn

73 0.3
8,800 38.3

3.Dài hạn

D.Dư nợ cho vay 34

2.63

UTĐT (quy đổi
VNĐ)
E.Tỉ lệ nợ xấu


0,013%

0,242%

0,642%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của AgriBank Mỹ Đình)
Tổng Dư nợ: Sau sự biến động nền kinh tế năm 2008, hệ thống Ngân
hàng bắt đầu bắt đầu phục hồi và phát triển nhanh, NHNN&PTNT Việt Nam nói
chung và chi nhánh Mỹ Đình nói riêng đã có những sự nỗ lực rất to lớn trong
công tác sử dụng vốn. Năm 2009 Tổng dư nợ 1292 tỷ, năm 2010 là 2516 tỷ tăng
1224 tỷ với tốc độ tăng 94.74%. Năm 2011 Tổng dư nợ cho vay là 2998 tỷ tăng
482 tỷ với tốc độ tăng 19.15%. Chi nhánh ngày càng đi vào phát triển mạnh mẽ,
điều này cho thấy ở dư nợ cho vay của chi nhánh các năm vừa qua tăng lên đáng
kể.
Dư nợ nội tệ vẫn có tỷ trọng lớn chiếm trên 60%, dư nợ cho vay UTĐT
cũng có xu hướng tăng trong khi dư nợ ngoại tệ giảm qua các năm
Tuy nhiên tỉ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng cao qua các năm, năm 2009 tỉ
lệ nợ xấu chỉ 0,013%/tổng dư nợ nhưng đến năm 2010 nó đã tăng lên
0,242%/tổng dư nợ và năm 2011 là 0,642%/tổng dư nợ
2.3. Về thực hiện các chỉ tiêu tài chính
11


Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của AgriBank Mỹ Đình
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm


Năm

2010/2009

Năm

2011/2010

2009

2010

+/-

%

2011

+/-

%

1. Tổng thu

293.75

272.75

-21


-7.15

401.68

128.93

47.27

2.Tổng chi

272.71

236.71

-36

-13.2

344.91

108.2

45.71

3.Thu nhập

21.04

36.04


15

71.29

56.77

20.73

57.52

4.Thu – chi (chưa lương)

24.6

42.17

17.5

71.14

67.04

24.87

58.98

5.Hệ số lương

1.73


2.12

0.39

22.54

1.87

-0.25

-11.79

(Nguồn: Báo cáo tổng kết AgriBank Mỹ Đình)
Tổng chi và tổng thu năm 2010 đều giảm so với năm 2009 tuy nhiên tổng
chi lại giảm nhiều hơn do đó thu nhập và thu – chi (chưa lương) năm 2010 tăng
so với năm 2009.
Tổng thu tài năm 2011 tăng so với năm 2010 là 128.93 tỷ đồng, tương
đương 47.27% do năm 2011 dư nợ tín dụng tăng hơn 400 tỷ, đây là nguyên
nhân chính làm tăng tổng thu năm 2011. Đồng thời, năm 2011 chi nhánh có
nguồn thu lớn từ hoạt động mua bán ngoại tệ với một số dự án lớn của Bộ tài
chính và một số khách hàng lớn khác. Mặt khác, các chỉ tiêu thu dịch vụ khác
năm 2011 đều tăng.
Tổng chi năm 2011 đạt 344.91 tỷ đồng, tăng 128.93 tỷ đồng ( 45.71%) so
với năm 2010 là do năm 2011 chi phí sử dụng vốn cao hơn năm 2010, lãi suất
đầu vào là 14%, trong khi năm 2010 lãi suất đầu vào là 11%-12%. Ngoài ra, do
sự canh trạnh về lãi suất trên địa bàn nên 8 tháng đầu năm chi nhánh có thực
hiện việc chi môi giới huy động vốn theo văn bản của NHNN&PTNT Việt nam
và chi phí phát sinh là 5 tỷ.
2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Bảng 2.4: Kết quả KDNT và TTQT AgriBank Mỹ Đình

Đơn vị: USD
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Tăng/giảm
%

12

Năm 2011

Tăng/ giảm
%


I. Kinh doanh ngoại tệ
1. Doanh số mua ngoại tệ

70.707.962,22

213.911.883,17

202,53

90.102.515

-57.88


2. Doanh số bán ngoại tệ

67.059.128,51

215.499.207,86

221,36

92.041.939

-57.3

218.932,09

2.059.447,15

840,68

1.135.751

-44.85

1. Doanh số thanh toán hàng

5.509.349,06

23.749.924,67

331,08


21.681.067

-8.71

XK
2. Doanh số thanh tốn hàng

64.093.008,04

50.189.981,37

-21,69

35.765.495

-28.74

Trong đó:

20.317.395,09

9.184.282,46

10.276.739

- Thanh tốn bằng L/C

36.300.894,05


33.075.047,62

20.475.518

- Chuyển tiền TTR

2.464.880,32

2.322.559,91

1.683.506

- Chuyển tiền biên giới

5.009.838,58

5.608.091,38

3.329.731

3. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ
II. Thanh toán quốc tế

NK

- Nhờ thu
3.Doanh số chi trả kiều hối
4. Phí dịch vụ về TTQT

1.145.121,45


2.542.342,11

111.676,94

120.692,08

122,02
8,07

1.740.109

-31.55

111.831

-7.34

(Nguồn: Báo cáo tổng kết AgriBank Mỹ Đình)
Doanh số kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của năm 2010 đều
tăng ở mức rất cao so với năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2011 trong bối cảnh lãi
suất huy động và cho vay cao, lượng tín dụng thu hẹp, đặc biệt là cho vay ngoại
tệ nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh cộng
với những biến động bất ổn từ nền kinh tế thế giới nên doanh số thanh toán quốc
tế và kinh doanh ngoại tệ cũng như lượng kiều hối đều giảm so với năm 2010.
2.5. Thành tựu, hạn chế, thách thức, khó khăn và định hướng phát triển
trong thời gian tới của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
Thành tựu :
Chi nhánh đã chủ động kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và đảm bảo cung

ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ các Tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước,

13


các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ.
Chi nhánh đã từng bước điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động và đầu tư
tín dụng theo hướng giảm thấp lãi suất đầu vào, nâng dần lãi suất cho vay. Chỉ
đạo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung xử lý nợ xấu, thu hồi nợ hạch toán ngoại
bảng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Cơ cấu danh mục cho vay khá đa dạng với nhiều đối tượng cho vay từ tập
thể đến cá nhân.
Thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tỏng
thu của Chi nhánh. Chênh lệch thu nhập – chi phí ln vượt mức kế hoạch.
Chi nhánh đã tăng cường khâu giám sát khách hàng trước, trong và sau
khi cho vay, cùng với việc thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay theo quy định
của NHNN và do NHNN&PTNT Việt Nam đề ra nên chất lượng tín dụng đã
được nâng cao. Bên cạnh đó Chi nhánh đã ln bám sát định hướng về tăng
trưởng tín dụng, thực hiện tốt các chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ
đạo của Chính Phủ, NHNN và NHNN&PTNT Việt Nam.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay thấp và giữ ở mức chấp nhận
được. Chi nhánh ln duy trì một khoản dự phịng để bù đắp rủi ro.
Chính sách cho vay hợp lý, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực
tế, tôn trọng quyền tự quyết của ban Giám đốc, đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro
tín dụng, phù hợp với thực tế phát triển của nước ta và đường lỗi phát triển kinh
tế xã hội của Đảng và Nhà Nước.
Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ đã được thực hiện thường xuyên, qua
đó phát hiện và khắc phục kịp thời những sai sót, góp phần đưa chất lượng tín
dụng của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Hạn chế :
-

Về nguồn vốn :

Cơ cấu nguồn vốn tại chi nhánh chủ yếu là các nguồn có kỳ hạn ngắn
dưới 12 tháng. Trong điều kiện tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất thị trường chưa
14


thực sự ổn định như hiện nay thì việc huy động các nguồn vốn dài hạn còn rất
hạn chế
-

Về hoạt động tín dụng :

Nền kinh tế khơng thuận lợi khiến nhiều doanh nghiệp là khách hàng của
chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng khơng thanh tốn được
nợ đúng hạn, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong chi nhánh.
Chênh lệch lãi suất cho vay VND và ngoại tệ khá lớn khiến khách hàng
có xu hướng ưa thích vay ngoại tệ, tín dụng ngoại tệ qua đó tăng trưởng khá
nhanh. Những tháng cuối năm 2011, thực hiện chủ trương về thắt chặt cho vay
ngoại tệ của NHNN, chi nhánh đã tạm ngừng cho vay ngoại tệ, tuy nhiên dư nợ
chưa thể giảm nhanh. Mặt khác các doanh nghiệp không nằm trong các đối
tượng ưu tiên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh tốn bằng ngoại tệ. Điều
này dẫn đến các doanh nghiệp chậm trễ thanh toán các khoản nợ đến hạn, và đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn.
Do địa bàn hoạt động kinh doanh của chi nhánh là địa bàn thành phố nên
dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng không lớn tập trung vào
các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp nông thôn.

Trong thời gian qua, chi nhánh đã nỗ lực khai thác khách hàng xuất khẩu
nhưng số lượng khách hàng còn chưa nhiều
-

Về hoạt động dịch vụ

Hiện nay chi nhánh vẫn chưa tự cân đối được nguồn ngoại tệ để đáp ứng
nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Mặt khác, thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc thông tin tài khoản thẻ
của khách hàng ở một vài ngân hàng bị đánh cắp, cũng ảnh hưởng xấu đến uy
tín của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh NHNN&PTNT Mỹ Đình nói
riêng
* Định hướng phát triển trong thời gian tới:
- Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước trong
việc tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông
15


nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh
vực bất động sản, chứng khoán; kiểm soát chặt chẽ việc cho vay đối với tổ chức,
cá nhân thế chấp, cầm cố bằng vàng theo đúng quy định của Pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2012 phù hợp với mục
tiêu tốc độ tăng tín dụng dưới 20%, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và
chính sách kinh tế vĩ mơ khác của Chính phủ và NHNN Việt Nam; thực hiện
đúng quy định của pháp luật về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân
hàng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN
Việt Nam; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán.
- Quán triệt nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là tăng trưởng nguồn vốn và
đảm bảo an toàn thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản ngoại tệ.

- Tăng cường thực hiện các biện pháp cần thiết để các khách hàng là tổ
chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có
nhu cầu hợp lý, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng
dự trữ ngoại tệ của ngân hàng.
- Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả
năng thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc
Danh mục các mặt hàng nhập khẩu khơng thiết yếu, hàng tiêu dùng khơng
khuyến khích nhập khẩu do Bộ Cơng thương ban hành.
- Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn
định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của
NHNN Việt Nam; tiến tới giảm dần lãi suất cho vay về mức 17%-19% theo chủ
trương của Nhà nước.
- Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Chủ động, linh hoạt triển khai các biện pháp huy động vốn, các cơ chế
hỗ trợ, khuyến khích, khen thưởng huy động vốn, bảo đảm khả năng cạnh tranh,
ngăn chặn suy giảm nguồn vốn, bảo đảm tăng trưởng, giữ vững thị phần; triển

16


khai thực hiện tốt chính sách khách hàng nhằm thu hút khách hàng tiềm năng,
tăng trưởng vốn huy động.
- Tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt giảm tỷ lệ nợ xấu, thực hiện
trích lập dự phịng xử lý rủi ro đầy đủ kịp thời; điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng
cao chất lượng tín dụng.
- Tổ chức, kiểm tra, chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương, lề lối làm việc, nâng
cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập
thể trong thực thi nhiệm vụ kinh doanh.
2.6. Đề xuất đề tài
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng

thơn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình, em thấy Ngân hàng đã đạt được những
thành công nhất định trong thời gian qua tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều
hạn chế. Vì thế em đề xuất đưa ra các đề tài:
Đề tài 1: Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình
Đề tài 2: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn
tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam chi nhánh Mỹ
Đình
Đề tài 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam chi nhánh Mỹ
Đình

KẾT LUẬN
Trong những năm qua, NHNN&PTNT chi nhánh Mỹ Đình ln chứng tỏ
đã tìm ra hướng đi đúng đắn, phát triển vững chắc, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Những thành công mà Chi nhánh đã đạt được đặc biệt trong hoạt động tín dụng
đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế thủ đô, nâng cao hiệu quả hoạt
động chung của toàn hệ thống NHNN&PT Việt Nam.
17


Những biến động của nền kinh tế trong thời gian qua đã gây ra khơng ít
những khó khăn cho các ngân hàng nói chung và Chi nhánh Mỹ Đình nói riêng.
Nhưng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh
theo sự chỉ đạo của giám đốc, NHNN&PTNT Mỹ Đình đã đạt được nhiều kết
quả rất khả quan. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được vẫn tồn tại
những điểm cịn hạn chế nhất định. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo Ngân hàng và
toàn thể cán bộ nhân viên phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đã
đề ra trong giai đoạn tiếp theo.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KDNT: Kinh doanh ngoại tệ
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TCKT: Tổ chức kinh tế
18


TMCP: Thương mại cổ phần
TTQT: Thanh toán quốc tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tại AgriBank Mỹ Đình
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tại AgriBank Mỹ Đình
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính của AgriBank Mỹ Đình
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh ngoại tệ và thanh tốn quốc tế AgriBank Mỹ Đình
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức AgriBank Mỹ Đình.

MỤC LỤC

19



×