Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.47 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------

BÀI TIỂU LUẬN KẾ TOÁN CÔNG

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh

Học viên thực hiện:

Nguyễn Thị Kim Chung

TP.Hồ Chí Minh tháng 11/2012


LỜI MỞ ĐẦU
Bất kỳ quốc gia nào cũng đều mang trong mình bản chất giai cấp. Nhà nước xuất hiện
với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực
hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính công. Bằng quyền lực công cộng,
nhà nước đã ấn định các loại thuế để chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các công việc của
nhà nước.
Cũng như các nước khác, Việt Nam cũng có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện
các chức năng của mình thông qua việc chi ngân sách Nhà nước (NSNN) cho đầu tư, cho
sự nghiệp kinh tế, cho y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học...
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và
chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất và có vị trí, vai trò


rất quan trọng đối với phát triển KT-XH đất nước. Chi NSNN là công cụ chủ yếu của
Đảng, nhà nước và cấp uỷ, chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển
KT-XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất
nước. Vậy tình hình chi NSNN trước đây và hiện nay có hiệu quả không? Có đáp ứng
mục tiêu đã đề ra không?
Bài viết sau đây đề cập đến thực trạng chi NSNN trong 3 năm gần đây, từ đó đưa ra
hướng chi tiêu thích hợp hơn dựa trên tình hình kinh tế xã hội thực tế và mức chi tiêu
hàng năm.
Bài tiểu luận gồm có 3 phần:
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG 3 NĂM GẦN
ĐÂY
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM


PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Khái niệm: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm đê đảm bảo
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
1.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm
Là quá trình phân phối sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định để thực
hiện các nhiệm vụ của nhà nước.
1.2.2. Phân loại chi NSNN
Chi ngân sách nhà nước gồm:
1. Chi đầu tư phát triển về:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng

thu hồi vốn;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của
Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có
sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
d) Chi đầu tư phát triển thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;
đ) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên về:
a) Các hoạt dộng sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học
nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hội khác;
b) Các hoạt dộng sự nghiệp kinh tế,
c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước;
đ) Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam;


e) Hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam,
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hợp phụ
nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước;
i) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội;
k) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
4. Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước.
5. Chi cho vay của ngân sách trung ương.
6. Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy
định tại khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước.

7. Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.
8. Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
9. Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.


PHẦN II

THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG 3 NĂM GẦN ĐÂY
2.1. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009
2.1.1. Bối cảnh chung
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới
vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị
trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ở
trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã đề ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy
giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng với sự nỗ lực của
các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân; các chính sách và giải
pháp kích thích kinh tế đề ra đã được thực hiện khẩn trương, đồng bộ và phát huy hiệu
quả, giúp thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế. Từ quý II/2009, tình
hình kinh tế đã có chuyển biến tích cực, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, nâng
mức tăng trưởng GDP cả năm đạt 5,32%, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo
đảm an sinh xã hội.
Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của
Đảng, Chính phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sự sáng tạo của các Bộ,
Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân
nên nước ta đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được
tốc độ tăng trưởng.

2.1.2. Dự toán chi NSNN năm 2009
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP THEO CƠ
CẤU CHI NĂM 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
A

Chỉ tiêu
B

Chia ra

Dự toán
năm 2009

NSTW

NSĐP

1=2+3

2

3


A

Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước


491,300

314,544

176,756

I

Chi đầu tư phát triển

112,800

61,300

51,500

14,379

6,794

7,585

3,477

1,615

1,862

58,800


58,800

269,300

160,231

109,069

67,330

14,730

52,600

Trong đó:
1

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề

2

Chi khoa học - công nghệ

II

Chi trả nợ và viện trợ

III

Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc

phòng, an ninh, quản lý hành chính
nhà nước, Đảng, đoàn thể
Trong đó:

1

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề

2

Chi khoa học - công nghệ

4,390

3,310

1,080

IV

Chi cải cách tiền lương

36,600

26,613

9,987

V


Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

VI

Dự phòng

13,700

7,600

6,100

B

Chi từ các khoản thu quản lý qua
NSNN

46,960

37,340

9,620

C

Chi từ khoản vay ngoài nước về cho
vay lại

25,700


25,700

563,960

377,584

Tổng số (A+B+C)

100

100

186,376

2.1.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Stt
A
I

Nội dung chi
CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi đầu tư phát triển
Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Đơn vị : Tỷ đồng
Ước thực hiện
2009
584,695

179,961
171,631


II
1
2
3

Chi trả nợ và viện trợ
Trả nợ trong nước
Trả nợ ngoài nước
Chi viện trợ

III

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
IV
V
VI
VII
VIII
B
C

Trong đó:
Chi Giáo dục - đào tạo, dạy nghề
Chi Y tế
Chi Dân số và kế hoạch hoá gia đình
Chi Khoa học, công nghệ
Chi Văn hoá thông tin
Chi Phát thanh, truyền hình, thông tấn
Chi Thể dục thể thao
Chi lương hưu và bảo đảm xã hội
Chi sự nghiệp kinh tế
Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể
Chi trợ giá mặt hàng chính sách
Chi bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh dầu
Chi dự phòng
Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính
Chi cải cách tiền lương
Chi chuyển nguồn
CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI
TỔNG CỘNG (A+B+C)


64,800
53,630
10,370
800
320,501
78,105
27,479
931
4,611
3,200
1,770
1,462
62,465
26,866
5,585
44,903
1,460
2,100
100
17,233
66,980
23,720
675,395

Qua bảng trên ta thấy, chi NSNN năm 2009 ước thực hiện 584.695 tỷ đồng, tăng 19%
so với dự toán đầu năm.
Trong tổ chức thực hiện, để hạn chế tác động ngược chiều của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội
(tháng 5/2009), Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm 2009 là

không thực hiện cắt giảm tổng mức chi NSNN, nhưng có yêu cầu sắp xếp điều chỉnh các
nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chưa thực sự cấp thiết;
đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy
trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở kết quả thực hiện thu, đánh
giá kết quả thực hiện chi NSNN theo từng lĩnh vực như sau:


- Chi đầu tư phát triển: Ước đạt 179.961 tỷ đồng, tăng 59,5% so dự toán do được bổ
sung nguồn từ gói kích thích kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn được sử dụng theo
quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã được sửa đổi
từ thẩm tra trước sang kiểm tra sau để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ
giải ngân vốn... Bên cạnh đó, qua chính sách kích cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ lãi
suất vay vốn tín dụng ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng đảm
bảo được vốn trong quá trình thực hiện các dự án, do đó việc triển khai các dự án nhìn
chung có tiến bộ hơn so với các năm trước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những yếu kém như phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu
tư bổ sung ở một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn chậm hoặc chưa đúng đối
tượng; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng công tác chuẩn bị đầu
tư thấp, năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu...
- Chi trả nợ và viện trợ: kết quả thực hiện 64.800 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so với dự
toán, đảm bảo trả các khoản nợ tăng thêm do tăng huy động vay trong nước để thực hiện
mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế; việc thanh toán nợ được thực
hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết.
- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành
chính: kết quả thực hiện 320.501 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán (đã bao gồm cả chi
cải cách tiền lương thực hiện trong năm); đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán đã được
Quốc hội quyết định, đồng thời đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách về an
sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung trước hết cho người
nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách

khác, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Nhìn chung các
Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chi trong
phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán.
- Chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối ngân sách và để tạo nguồn thực hiện điều chỉnh
tiền lương năm 2010: theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2010, đã dành
1.000 tỷ đồng từ nguồn vượt thu NSTW năm 2009 chuyển nguồn sang năm 2010 để đảm
bảo cân đối NSNN. Bên cạnh đó, theo quy định, các địa phương đã dành 50% nguồn vượt
thu so với dự toán của NSĐP năm 2009 (không kể số vượt thu tiền sử dụng đất), cùng với
nguồn chi cải cách tiền lương còn dư đến cuối năm 2009, chuyển nguồn sang năm 2010
để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương. Tổng cộng số chuyển nguồn NSNN từ năm 2009
sang năm 2010 là 17.233 tỷ đồng.


2.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010
2.3.1. Bối cảnh kinh tế
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta.
Lạm phát năm 2009 được khống chế thành công ở mức tăng dưới 7% nhưng các
chuyên gia kinh tế đang lo lắng lạm phát cao sẽ trở lại vào năm nay, 2010. Bên cạnh đó,
những hạn chế của sự phát triển theo chiều rộng, cán cân kinh tế vĩ mô còn bất ổn là
những khó khăn của kinh tế Việt Nam trong năm mới.
2.1.2. Dự toán chi NSNN năm 2010
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP THEO CƠ
CẤU CHI NĂM 2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chia ra
Dự toán
STT
Chỉ tiêu

năm 2010
NSTW
NSĐP
A
B
1=2+3
2
3
Tổng chi cân đối ngân
A
582,200
(1) 370,436
(1) 211,764
sách nhà nước
I
Chi đầu tư phát triển
125,500
69,300
56,200
Trong đó:
Chi giáo dục - đào tạo, dạy
1
20,275
8,416
11,859
nghề
2
Chi khoa học - công nghệ
4,088
1,939

2,149
II
Chi trả nợ và viện trợ
70,250
70,250
Chi phát triển sự nghiệp
III KT-XH, quốc phòng, an
335,560
200,996
134,564
ninh, quản lý hành chính
Trong đó:
Chi giáo dục - đào tạo, dạy
1
84,700
19,000
65,700
nghề
2
Chi khoa học - công nghệ
5,090
3,850
1,240
IV Chi cải cách tiền lương
35,490
22,090
13,400
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
V
100

100
chính
VI Dự phòng
15,300
7,800
7,500
Chi từ các khoản thu
B
67,074
56,954
10,120
quản lý qua NSNN
Chi từ khoản vay ngoài
C
16,270
16,270
nước về cho vay lại


Tổng số (A+B+C)

665,544

443,660

221,884

Nguồn: Bộ Tài chính
2.1.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN 2010
Báo cáo của Chính phủ ước thực hiện tổng chi cân đối NSNN đạt 637.200 tỷ đồng,

tăng 9,4% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2009.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, xu thế chi vượt dự toán lớn đã làm giảm ý
nghĩa của việc lập dự toán và phê chuẩn dự toán, thể hiện việc chấp hành kỷ luật chi ngân
sách chưa nghiêm.
Chi đầu tư phát triển ước thực hiện cả năm đạt 145.000 tỷ đồng, tăng 15,5% so vớ dự
toán. Số tăng chủ yếu là chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi bổ sung dự trữ quốc gia.
Chi thường xuyên thực hiện tăng 6,3% dự toán. Khoản chi khác ngân sách và chi trợ giá
các mặt hàng chính sách tăng ở mức cao. Ủy ban Tài chính –Ngân sách đánh giá, trong
điều kiện khó khăn hiện nay của ngân sách thì việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên
chưa thật triệt để, chi quản lý hành chính vẫn vượt dự toán là một hạn chế lớn. Bên cạnh
đó, qua giám sát cho thấy, quản lý chi tiêu chưa chặt chẽ, thanh quyết toán chưa nghiêm,
còn để xảy ra vi phạm, lãng phí, cần có giải pháp khắc phục.
2.3. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011
2.3.1. Bối cảnh kinh tế
Năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015,
nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi
trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái
kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế
thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và
giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm
phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư và việc chi tiêu
của chính phủ.
2.1.2. Dự toán chi NSNN năm 2011
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP
THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2011

STT

Chỉ tiêu


Dự toán

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chia ra


A
A
I
1
2
II
III
1
2
IV
V
VI
B

C

B
TỔNG CHI CÂN
ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
Chi đầu tư phát
triển
Trong đó:

Chi giáo dục - đào
tạo, dạy nghề
Chi khoa học - công
nghệ
Chi trả nợ và viện
trợ
Chi thường xuyên
Trong đó:
Chi giáo dục - đào
tạo, dạy nghề
Chi khoa học - công
nghệ
Chi cải cách tiền
lương
Chi bổ sung quỹ
dự trữ tài chính
Dự phòng
CHI TỪ CÁC
KHOẢN THU
QUẢN LÝ QUA
NSNN
CHI VAY NGOÀI
NƯỚC VỀ CHO
VAY LẠI
TỔNG SỐ
(A+B+C)

năm 2011
1=2+3


NSTW
2

NSĐP
3
(2)

725,600(1)
425,500

300,100

152,000

78,800

73,200

24,911

9,581

15,330

5,069

2,354

2,715


86,000

86,000

442,100

224,300

217,800

110,130

22,600

87,530

6,430

4,870

1,560

27,000

27,000

100

100


18,400

9,400

9,000

57,424

46,024

11,400

28,640

28,640

811,664

500,164

311,500

Nguồn: Bộ Tài chính
2.1.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN 2011
Mặc dù nghị quyết 11 của Chính phủ tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu công, tiết
kiệm thêm 10% chi thường xuyên, nhưng tổng số chi ngân sách năm 2011 đạt 796.000 tỷ
đồng, vượt dự toán 9,7%. Đây là mức tăng khá lớn. Nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính
cho rằng, mức tăng chi trên chưa thể hiện vai trò tích cực của chính sách tài khóa trong
việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.



Khái quát chung về chính sách chi ngân sách nhà nước năm 2011, Ủy ban đúc kết:
chưa thay đổi tích cực về cơ cấu, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tái cơ cấu nền kinh
tế; tình trạng bình quân, dàn trải, chia cắt và thiếu tập trung vẫn chưa được cải thiện; công
tác xã hội hóa còn hạn chế, gánh nặng ngân sách ngày một gia tăng.
Mặt khác, việc thực hiện chính sách chi chưa chặt chẽ, chi ngân sách tăng khá cao
so với dự toán chưa góp phần vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thực trạng trên là do hiệu lực quản lý, điều hành chưa nghiêm, kỷ luật tài chính còn lỏng
lẻo và thiếu đồng bộ.
2.4. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2012
2.4.1. Dự toán chi trong năm
DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NSTW, CHI NSĐP
THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2012
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dự toán
STT

Chỉ tiêu

A

B

Chia ra

năm 2012

NSTW

NSĐP


1=2+3

2

3

A

TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC

903.100

I

Chi đầu tư phát triển

180.000

95.400

84.600

30.174

13.174

17.000


6.008

3.018

2.990

(1) 526.132

(2) 376.968

Trong đó:
1

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề

2

Chi khoa học, công nghệ

II

Chi trả nợ và viện trợ

100.000

100.000

III

Chi thường xuyên


542.000

277.132

264.868

135.920

27.920

108.000

7.160

5.410

1.750

43.300

16.000

Trong đó:
1

Chi giáo dục - đào tạo, dạy nghề

2


Chi khoa học - công nghệ

IV

Chi thực hiện cải cách tiền lương

59.300

V

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

100


VI

Dự phòng

21.700

10.300

11.400

B

CHI TỪ CÁC KHOẢN THU QUẢN

LÝ QUA NSNN

64.689

46.089

18.600

C

CHI TỪ NGUỒN VAY NGOÀI NƯỚC
VỀ CHO VAY LẠI

34.110

34.110

1.001.899

606.331

TỔNG SỐ (A+B+C)

395.568

2.4.2. Tình hình thực hiện
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2012 ước tính đạt 376,8 nghìn
tỷ đồng, bằng 41,7% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 73,6 nghìn tỷ đồng, bằng
40,9% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 71,1 nghìn tỷ đồng, bằng 40,9%); chi phát triển
sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao

gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 255,9 nghìn tỷ đồng, bằng 42,6%;
chi trả nợ và viện trợ 47,3 nghìn tỷ đồng, bằng 47,3%.


PHẦN III

ĐỊNH HƯỚNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Năm 2013, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tiếp tục khó khăn; các cân đối lớn trở
nên bức xúc, gay gắt khi nhu cầu chi tiêu quá lớn, khả năng đáp ứng của ngân sách nhà
nước lại quá hạn hẹp. Do đó, định hướng của Chính phủ trong năm 2012 và thời gian tới
được đưa ra trong Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII như sau:
Bảo đảm chi NSNN cho an sinh xã hội, ưu tiên chi đầu tư cho con người
Trong bối cảnh thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi, việc phân bổ ngân sách năm 2012
phải được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên chi đầu tư cho con người, chi cho an sinh xã
hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Dù trong hoàn cảnh nào cũng
phải dành một khoản từ tiết kiệm chi tiêu để khắc phục bớt khó khăn của các đối tượng
chính sách, cán bộ hưu trí, cán bộ công chức hưởng lương thấp. Trong bối cảnh cân đối
ngân sách nhà nước năm 2013 gặp nhiều khó khăn, việc điều chỉnh lương có thể chưa
thực hiện được song cũng phải tiết kiệm chi để dành một số tiền cho việc nâng mức
hưởng vốn đang rất ít ỏi của những đối tượng này.
Về dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013, trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà
nước hạn hẹp, phải hạn chế tối đa việc ban hành chính sách chi mới, bãi bỏ kịp thời
những chính sách chi kém hiệu quả, cơ cấu lại các khoản chi trên tinh thần tiết kiệm, chủ
động cắt, giảm những khoản chi chưa thật sự cấp bách, đồng thời làm rõ lĩnh vực, nhiệm
vụ cần ưu tiên.
Đảm bảo công bằng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin-cho
Một vấn đề quan trọng hiện nay là rà soát lại tiêu chí phân bổ vốn đầu tư để đảm bảo
công bằng, minh bạch, xóa bỏ cơ chế xin-cho.
Liên quan đến xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, cần tiếp tục thực hiện
chính sách tài khóa chặt chẽ, thận trọng; bảo đảm thống nhất, công bằng, minh bạch, tuân

thủ kỷ luật tài chính. Hệ thống chính sách thu cũng cần được rà soát, hoàn thiện theo
hướng không tạo gánh nặng về thuế đối với người dân, doanh nghiệp và bảo đảm nguồn
thu, giữ vững an ninh tài chính quốc gia, tránh hụt thu lớn do điều chỉnh chính sách thuế,
nhất là khi chưa có phương án bù đắp. Bên cạnh đó, hạn chế ban hành các chính sách chi
mới, thực hiện triệt để tiết kiệm, tái cơ cấu đầu tư công, chống đầu tư dàn trải, kém hiệu
quả, hạn chế tối đa khởi công mới, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các
chính sách đã ban hành, bảo đảm chi an sinh xã hội.


Để thực hiện tốt nhiệm vụ ngân sách năm 2013, cần nghiêm khắc với tình trạng chi
vượt dự toán, thực hiện nghiêm các kết luận kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra;
nghiên cứu sửa đổi Luật Kiểm toán; làm rõ hơn nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiết
kiệm, chống lãng phí, chống buôn lậu. Bên cạnh đó, tháo gỡ những vướng mắc gây ách
tắc trong phân bổ ngân sách; tăng cường thực hiện giám sát về ngân sách.
Cần rà soát, rút gọn các chương trình hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng
thời, cần làm rõ căn cứ, tiêu chí, cơ sở phân bổ mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án, bảo
đảm công khai, minh bạch; kiên quyết cắt, giảm một số khoản hỗ trợ chưa được làm rõ
căn cứ phân bổ, tính hiệu quả chưa được đánh giá…
Cần xem xét lại cách bố trí vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia để nâng cao
hơn nữa hiệu quả. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ vốn sự nghiệp rất lớn
nên không có nguồn lực để cân đối.
Cần phải nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN
Trong thực hiện công tác kiểm soát chi bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây
dựng cơ bản thì hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đóng vai trò
“xương sống”.
Trên đây là một số hướng cần giải quyết về chi NSNN trong năm hiện tại và tương lai
gần của Việt Nam.




×