MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT.
1.1 Môi quan hệ lý thuyết giữa tiền tệ và lạm phát
1.2 Khái niệm lạm phát
Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát đã được đưa ra. Mac cho rằng: “lạm phát
là sự phát hành tiền mặt quá lố”. Lênin cũng đưa ra: “lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy trong các kênh
lưu thông”. Năm 1960 Miton Friedman khẳng định: “lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện
tượng tiền tệ”.Một số tác giả lại quan niệm: lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên. Một số
khác nhấn mạnh tính liên tục của hiện tượng tăng giá và độ dài thời gian. Kết hợp những ý tưởng
khác nhau đó, ta có thể đưa ra khái niệm: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của hàng hóa và dịch
vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian nhất định bao lâu tùy thuộc vào đánh giá
của từng người.
1.2 Các phép đo chủ yếu của chỉ số lạm phát
Có rất nhiều phép đo khác nhau về chỉ số lạm phát vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng của
mỗi hàng hóa trong chỉ số và phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo chủ yếu của
chỉ số lạm phát bao gồm:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường giá cả của tất cả các hàng hóa thường xuyên được mua bởi "người
tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi
theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát hay được nhắc tới.
- Chỉ số giá sinh hoạt (CLI): sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập,
trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với
nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem
như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang bằng sức mua" để
phản ánh khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một
cách rất lớn từ giá cả thế giới).
- Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua
đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là
giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây
cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong
CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm
phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác
nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
- Ngoài ra, còn có nhiều phép đo khác như: chỉ số giá bán buôn, chỉ số giá hàng hóa, chỉ số giá chi phí
tiêu dùng cá nhân...
1.3 Phân loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa
vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số): xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm
ở mức độ một con số hàng năm (dưới 10% một năm). Loại lạm phát này thường được các nước duy trì
như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Lạm phát cao (lạm phát phi mã): xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ
10% - 100% một năm). Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cũng cho rằng lạm phát phi mã bao gồm cả lạm
phát ở mức độ ba con số như: 100%, 200%... Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh
tế - xã hội.
- Siêu lạm phát (lạm phát siêu tốc): xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên.
Người ta thường ví siêu lạm phát như căn bệnh ung thư gây chết người, có những tác hại rất lớn đến kinh
tế - xã hội. Lịch sử lạm phát của thế giới đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát xảy ra ở Đức năm 1920 –
1923, ở Nga sau Cách mạng tháng 10, ở Trung Quốc sau thế chiến thứ hai…
* Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá và tỷ lệ tăng
trưởng tiền tệ. Theo cách này lạm phát sẽ ở trong hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Một bộ phận của khối tiền
gia tăng về cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Theo các nhà kinh tế, lạm phát ở
giai đoạn này có thể chấp nhận được và thậm chí còn là liều thuốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, do lạm phát với tỷ lệ cao kéo
dài đã làm cho nền kinh tế suy thoái. Hệ quả là khối lượng tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần
thiết cho lưu thông. Trong trường hợp này lạm phát gây nguy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế.
1.4 Nguyên nhân của lạm phát
Do tiếp cận ở nhiều góc độ nên có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát:
1.4.1 Do cầu kéo.
Khi nền kinh tế đã đạt tới hay vượt quá mức sản lượng tiềm năng, việc tăng tổng cầu dẫn tới lạm phát
được gọi là lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu. Số cầu tăng là do tổng khối lượng tiền lưu thông
(M) tăng hoặc do tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng. Số lượng tiền tệ tăng do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu
là do thiếu hụt ngân sách nhà nước. Số thiếu hụt này được tài trợ bằng nhiều cách: phát hành trái phiếu,
vay mượn ở nước ngoài và vay mượn ở ngân hàng trung ương. Một khi ngân hàng trung ương tài trợ
thâm hụt ngân sách nhà nước tức là ngân hàng trung ương đã trực tiếp làm tăng khối cung tiền. Vay
mượn của nước ngoài cũng làm tăng khối tiền tệ. Khối tiền tệ tăng làm cho tổng số chi trả tăng, do đó
gây ra áp lực lạm phát. Tốc độ lưu thông tiền tệ gia tăng chủ yếu là do hệ thống chính trị khủng hoảng,
kinh tế suy thoái làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ nhà nước bị xói mòn, từ đó gây ra
tâm lý chạy trốn đồng tiền mất giá.
1.4.2 Do chi phí đẩy
Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất chưa được sử
dụng đầy đủ được gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Nhiều nhà kinh tế cho rằng tiền lương tăng lên là một
nguyên nhân đẩy chi phí tăng lên khi tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Một
số nhà kinh tế cho rằng việc đẩy chi phí tiền lương tăng lên là do các công đoàn gây sức ép. Tuy nhiên
một số nhà kinh tế khác lại cho rằng chính công đoàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tốc
độ tăng của lạm phát và giữ cho lạm phát không giảm xuống quá nhanh vì các hợp đồng lương của công
đoàn thường là dài hạn và khó thay đổi. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu
cơ bản như dầu mỏ, sắt thép… cũng làm cho giá cả của nó tăng lên và đẩy chi phí sản xuất tăng lên, dẫn
đến sức ép đòi tăng giá bán.
1.4.3 Do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt mức cung
Khi nền kinh tế đạt đến mức toàn dụng (các yếu tố sản xuất: nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết
bị… gần như đã được khai thác tối ưu) và tình trạng tắc nghẽn của thị trường làm mức cung hàng hóa và
dịch vụ có khuynh hướng giảm dần. Dẫn đến tình trạng mất cân đối các yếu tố sản xuất giữa các khu vực
nhưng thị trường lại không tạo ra cơ chế điều phối có hiệu quả, khiến cho khối lượng hàng hóa không thể
đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên của thị trường. Hàng hóa khan hiếm làm cho giá cả tăng lên, đó là hậu quả
tất yếu. Mặt khác, ngay lúc nền kinh tế chưa đạt tới mức toàn dụng nhưng nếu cơ cấu kinh tế tổ chức bất
hợp lý thì cũng không cho phép tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ đầy đủ để thỏa mãn nhu cầu ngày
càng gia tăng của thị trường. Trường hợp này cũng làm nảy sinh hiện tượng lạm phát.
1.4.4 Những nguyên nhân khác
* Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù hợp của nhà nước như chính sách cơ cấu
kinh tế, chính sách lãi suất… làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng trưởng chậm ảnh
hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều tất yếu là nhà nước
phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những điều kiện nhất định, nhà
nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế.
* Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu,
nhiên liệu trên thế giới…
2 Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng
(1)
Theo như tài liệu thống kê được, hiện nay tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam hiện nay là khá cao. Mà càng đầu tư
cao, càng cần vốn, cần tín dụng, và vì không thể tăng năng suất do đó mà lạm phát. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Năm 2006, tổng số vốn FDI đăng ký
mới và đầu tư bổ sung đạt trên 10,2 tỉ USD. Nhưng đến 2007, nguồn FDI đã tăng gần như gấp đôi là kết
quả đạt được do sự ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam trở thành hội viên của Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới (WTO) và trở thành thành viên không chính thức của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tình hình
đầu tư nước ngoài vào nươc ta kéo dài đến 2008. Từ 2009 tình hình dần đi vào ổn định khi thế giới xảy
ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, vì nhờ đó ngòi nổ về vốn đầu tư bị chặn lại.
Năm Lượng vốn FDI nhận
(tỷ USD)
2006 10.3
2007 20.3
2008 64
2009 21.48
2010 18.59
(2)
Bên cạnh đó, Kể từ khi các nhà tài trợ quốc tế nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam vào tháng
11/1993, Việt Nam đã tiếp nhận nguồn vốn ODA khá cao. Gần đây nhất, từ năm 2001 - 2008, số vốn
ODA cam kết đạt 29,77 tỷ USD; số vốn đã ký kết đạt hơn 22 tỷ USD; giải ngân theo kế hoạch đạt 15,51
tỷ USD. Riêng năm 2009, trong tổng số vốn ODA cam kết hơn 6,1 tỷ USD, kế hoạch giải ngân vốn ODA
năm 2009 là 1,9 tỷ USD nhưng đã giải ngân được khoảng 3,6 tỷ USD
Bảng thống kê tình hình cam kết và giải ngân ODA
( từ 2006 -> 2009 )
Năm Cam kết
( Triệu USD )
Giải ngân
( Triệu USD )
Tỉ lệ Giải ngân
( % )
2006 4,445 1,790 40.27%
2007 5,250 2,000 38.10%
2008 5,500 2,136 38.84%
2009 6,144.4 3,600 58,59%
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
Số liệu trên đây cho thấy mức độ giải ngân nguồn vốn ODA trong các năm gần đây đã được cải
thiện đáng kể, nhưng tính ra thì vẫn còn chậm. Cũng đã có những nỗ lực trong việc sử dụng nguồn
vốn vay ưu đãi và dài hạn này, thể hiện ở tỷ lệ giải ngân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn
còn 1 số rào cản cần phải khắc phục để tăng số vốn giải ngân trong những năm tiếp theo. Trước tình
hình đất nước đuợc sự đầu tư khá lớn như thế giúp cho tỷ lệ tăng trưởng GDP 2006-2007 khá cao
Từ năm 2007 mở đầu cho sự kiện Việt Nam vào WTO với dòng tư bản ồ ạt chảy vào tức là vay mượn
tăng, dòng chảy tư bản nước ngoài đổ vào, tín dụng tăng, chi tiêu nhà nước tăng. Lạm phát nhanh chóng
tăng ở mức 28% vào năm 2008. Thiếu hụt cán cân thanh toán tăng. Và sau đó ngòi nổ xẹp vì kinh tế thế
giới khủng hoảng. May là có khủng hoảng, cắt đứt dòng chảy tư bản vào Việt Nam. Vấn đề là Việt Nam
vẫn đặt các chỉ tiêu tăng trưởng cao, tiếp tục chi tiêu quá mức, lần này là với lý do nhằm làm giảm ảnh
hưởng tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Tất nhiên bội chi ngân sách tăng rất cao.
Bội chi ngân sách 2005-2009
Để cải thiện thâm hụt ngân sách một phần chính phủ sử dụng nguồn vay nước ngoài, điều đó dẫn đến
tình trạng lạm phát. Lạm phát cao năm 2007- 2008 là do giá thị trường thế giới tăng mạnh. Như giá xăng
dầu thời điểm từ tháng 3 đến tháng 4 giá xăng dầu thế giới tăng làm cho giá xăng dầu trong nước tăng từ
13000 đồng lên 14500 đồng. Hay tính bình quân trong tháng 6/2007 giá phôi thép nhập khẩu là 513
USD/tấn, so với giá bình quân năm 2006 đã tăng tới 124 USD/tấn, cộng với thuế nhập khẩu, chí phí vận
chuyển và 50 USD chi phí cán, cùng 5% thuế VAT, giá xuất xưởng chưa tính phí vận chuyển nội địa và
hoa hồng đại lý đã là 10.132.709 đồng/tấn. Mặt khác do phương tiện thanh toán của khối M2 tăng cao (vì
sao??!!). vì thế, nếu chúng ta sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ tốt hơn, khống chế tổng phương tiện
thanh toán (M2) và tổng dư nợ tín dụng 2007 hợp lý hơn thì lạm phát sẽ được giảm thiểu. Do đó. khi lạm
phát đã tăng ở trong mức rất cao, nếu chúng ta kết hợp tốt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ một
cách hợp lý thì sẽ không dẫn đến tình trạng rối loạn thanh khoản trong hệ thống ngân hàng ở đầu năm.