Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Kế toán nguyên vật liệu ,CCDC tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.73 KB, 91 trang )

SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường tự do trao đổi mua bán hàng hoá cùng
với chính sách mở cửa và phấn đấu tiến tới hội nhập của Đảng và Nhà nước, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một trong những thành phần kinh tế chủ chốt
góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường. Thực tế khách quan
đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với các Doanh nghiệp đó là phải có một đội
ngũ cán bộ quản lý nhạy bén, có trình độ cùng với công cụ quản lý nhạy bén mang
lại hiệu quả cao cho Doanh nghiệp, trong đó biện pháp hàng đầu không thể thiếu
được là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp
Trong việc sử dụng tổng hoà các biện pháp của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh thì hạch toán là một trong những công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Khi các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiến hành hoạt động sản xuất thì
hạch toán NVL đóng vai trò rất quan trọng vì:
NVL là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó quyết định đến chất lượng
của sản phẩm đầu ra
Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn (60%- 70%) trong tổng giá thành
NVL trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại , do đó
yêu cầu phải có sự khắt khe, thận trọng. Hơn nữa kế toán NVL còn cung cấp thông
tin kịp thời và chính xác cho các phần hành kế toán của Doanh nghiệp.
Chính vì vậy công tác quản lý NVL là công tác quản lý có ý nghĩa vô cùng quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp
Thông qua công tác quản lý NVL sẽ giúp Doanh nghiệp tìm ra được con
đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình đó là lợi nhuận. Vì trong
cơ chế thị trường để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường các Doanh nghiệp
thường chọn cho mình con đường an toàn mà lại hiệu quả là hạ giá thành sản phẩm.


Mà muốn hạ được giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm thì buộc các
Doanh nghiệp phải tiết kiêm chi phí một cách tối đa, thông thường các Doanh
nghiệp thường tiết kiệm chi phí NVL tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm. Bởi vậy,

Trường: ĐH Chu Văn An

1

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

muốn tiết kiệm chi phí NVL Doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán NVL để
tránh thất thoát và sử dụng lãng phí là một trong những nhân tố quyết định giúp
Doanh nghiệp hạ giá thành và tăng thu nhập.
Tổ chức tốt công tác kế toán NVL sẽ giúp cho người quản lý lập dự toán
NVL đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ, đúng chất lượng và đúng lúc giúp cho
quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng đúng kế hoạch, tránh làm ứ đọng vốn và phát
sinh các khoản chi phí không cần thiết, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nhận thức được ý nghĩa của NVL trong sản xuất kinh doanh cũng như vai
trò quan trọng của công tác kế toán NVL. Với những kiến thức tiếp thu tại trường
dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Đinh Thế Hùng cùng các cô chú trong phòng
kế toán của: "Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn". Em đã quyết định chọn đề
tài: "Kế toán NVL,CCDC tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn" làm chuyên
đề thực tập của mình nhằm hiểu rõ và trang bị thêm những kiến thức về kế toán

doanh nghiệp nói chung và công tác hạch toán NVL tại công ty nói riêng
Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn
Chương II: Thực trạng kế toán NVL tại Công ty cổ phần xi măng Cao
Ngạn
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn

Trường: ĐH Chu Văn An

2

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
CAO NGẠN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
1.1.1. Quá trình hình thành Công ty
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn là một đơn vị tổ chức sản xuất kinh
doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng,
được phép mở tài khoản tại Ngân hàng, có quyền quyết định các vấn đề trong quá
trình sản xuất kinh doanh của Công ty trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam.
- Tên gọi Công ty : CỒNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN

- Trụ sở chính : Đặt tại xã Cao Ngạn - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Giám đốc

: Phạm Thái Sơn

- Điện thoại

: 02803.214.908

- Fax

: 0280.3720.169

- MST

: 4600346737

Tài khoản Ngân hàng: 39010000008724 tại Ngân hàng đầu tư và phát triển
Thái Nguyên
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn có lịch sử hình thành và phát triển đến
nay đã gần 20 năm. Dây truyền xi măng Cao Ngạn được khởi công xây dựng ngày
8/12/1993 và khánh thành đi vào sản xuất ngày 31/08/1995 theo công nghệ bán khô
cơ khí hoá cao, tự động hoá một phần thiết kế của Trung Quốc, có công suất là
38.000 tấn/ năm
Nằm trong sự đổi mới và phát triển chung của toàn xã hội, Công ty cổ phần
xi măng Cao Ngạn được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ
phần, hoạt động theo luật Doanh nghiệp từ ngày 01 tháng 1 năm 2004, thành lập
theo quyết định số 2781/QĐ của Bộ công nghiệp
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn hoạt động theo giấy chứng nhận kinh

doanh số 4600346737 của Phòng đăng ký kinh doanh-Sở kế hoạch và đẩu tư tỉnh
Thái Nguyên cấp ngày 01/01/2004.
Trường: ĐH Chu Văn An

3

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Trong những năm qua, Công ty liên tục củng cố nâng cao hiệu quả của công
tác quản lý chất lượng, với nhiệm vụ sản xuất xi măng mác cao PCB40, PCB30
phục vụ cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi
trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc
1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn
Hiện nay Công ty đang trên đường phát triển và mở rộng sản xuất, điều
này có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn mang tính xã hội sâu sắc giúp cho
Nhà nước giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Với đội ngũ cán bộ
sáng suốt và giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Công ty đã
tự khẳng định mình để tồn tại không ngừng đổi mới và đứng vững trên thị trường
Là đơn vị thực hiện sắp xếp lại theo doanh nghiệp theo cơ chế mới với
chính sách ưu đãi của Nhà nước. Công ty thực sự lành mạnh về mặt tổ chức, vững
mạnh về chuyên môn, có kinh nghiệm trong hoạt động chuyên ngành. Với cơ chế
mới thực sự thúc đẩy khả năng tham gia đóng góp của người lao động. Năng suất
lao dộng ngày càng được nâng cao, uy tín của Công ty ngày càng được củng cố, thu
nhập đời sống cán bộ công nhân viên tăng lên rõ rệt.

Với tiềm năng sẵn có kết hợp với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân
viên, Công ty đã thực sự hoà nhập với cơ chế thị trường
Công ty đã được trung tâm chứng nhận hợp chuẩn QUACE thuộc Tổng
Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam đã cấp chứng nhận chuẩn xi măng
PCB40, PCB30
Về chất lượng sản phẩm: Là một trong số ít nhà máy xi măng trong toàn
quốc sản xuất thành công xi măng PCB40, PCB30, sản phẩm của nhà máy đã 3 lần
được hội đồng Quốc gia về giải thưởng chất lượng Việt Nam, bộ khoa học công
nghệ và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam tặng thưởng 01 Cúp
Bạc, 02 Cúp Vàng, được Bộ Công nghiệp và Viện phát triển chiến lược kinh tế Thái
Bình Dương tặng 01 Cúp Sen Vàng và 01 Huy chương Vàng ngành Công nghiệp
Việt Nam. Liên tục được Bộ xây dựng tặng 06 Huy chương Vàng chất lượng cao
ngành xây dựng Việt Nam (1998 - 2004).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Công ty tăng từ 15% trở lên.Về
công suất đã đạt 173% so với công suất thiết kế .
Trường: ĐH Chu Văn An

4

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Hệ thống quản lý chất lượng được tổ chức AJA Vương quốc Anh chứng
nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000
Năm 2004, đơn vị là một Doanh nghiệp 8 năm liên tục hoàn thành vượt mức kế

hoạch nhà nước giao, 6 năm liên tục (1999 - 2004) được suy tôn là đơn vị lá cờ đầu của
ngành xây dựng tỉnh Thái Nguyên có thành tích xuất sắc toàn diện trên tất cả các mặt:
Kinh tế xã hội - An ninh quốc phòng, đã được Thủ tướng chính phủ, Bộ xây dựng, Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam, các Bộ ngành Trung ương, UBND tỉnh, Liên đoàn lao
động tỉnh tặng 78 bằng khen và 13 cờ thi đua, được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao
động hạng 3 và hạng hai.
Được Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam tặng bằng khen dành cho
doanh nghiệp xuất sắc năm 2008.
Công ty được UBND thành phố Thái Nguyên suy tôn là Đơn vị Lá cờ đầu
khối doanh nghiệp thành phố Thái Nguyên.
Được UBND Tỉnh tặng Bằng khen cho đơn vị có thành tích xuất sắc trong
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Được UBND Tỉnh tặng Bằng khen
và suy tôn là một trong 10 Doanh nghiệp xuất sắc nhất tỉnh Thái Nguyên năm
2008.Tổng giám đốc được tặng Cúp vàng cho Nhà doanh nghiệp giỏi.
Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh của Công ty không còn bó hẹp trong một
lĩnh vực nữa mà đã mạnh dạn xin với cấp trên cho mở rộng thêm ngành nghề sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh việc sản xuất xi măng và gạch xilicat thì Công ty còn
mở thêm khu thương mại dịch vụ cung cấp dịch vụ ăn uống, khu giải trí và kinh
doanh xăng dầu. Từ đó làm doanh thu của Công ty trong những năm gần đây tăng
cao, giúp cho đời sống của công nhân viên trong Công ty được cải thiện một cách
đáng kể. Đồng thời còn giúp Công ty mở rộng nguồn vốn kinh doanh để có thể
tham gia vào những dự án lớn
Đến nay Công ty đã tự mình xác lập được vị thế trong kinh tế thị trường mà
vẫn không ngừng đổi mới nhiều mặt để giữ vững vị thế đó và phát triển trong điều
kiện kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá. Mặc dù con đường phát triển còn nhiều khó
khăn, trở ngại và cũng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hết sức phức tạp, nhưng
con đường mà Công ty đã xác định vẫn sẽ là mục tiêu phấn đấu cho toàn thể cán bộ
và nhân viên trong Công ty.
Trường: ĐH Chu Văn An


5

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

1.1.3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty qua
một số năm

Đvt: Triệu đồng
Năm 2010
Thực hiện %

1
2
3
4
5
6

Doanh thu

46.22

Chi phí


0
45.05

Lợi nhuận
Nộp ngân sách
Tổng số LĐ (người)
Thu nhập bình quân

7
1.163
1.500
270
2,15

Năm 2011
Thực hện
%

So sánh
Chênh
%

100

55.68

120

lệch
9.463


100

3
53.76

119

8.711

19

100
100
100
100

8
1.915
1.800
310
2,685

164
120
114
124

752
300

40
0,535

64
20
14
24

20

Bảng 1.1:Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh năm 2011
Qua bảng phân tích ở trên ta nhận thấy cả , doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân
sách, tổng số lao động và thu nhập bình quân đầu người năm 2011 so với năm 2010
đều tăng lên. Cụ thể là:
-Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 9.463 trđ tương ứng tăng 20%
- Lợi nhuận năm 2011 so với năm 2010 tăng 752 trđ tương ứng tăng 64%
- Các khoản nộp ngân sách năm 2011 so với năm 2010 tăng 300 trđ tương
ứng tăng 20%
- Tổng số LĐ của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 40 người tương
ứng tăng 14 %
- Thu nhập bình quân một LĐ năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,535 trđ
tương ứng tăng 24%
Sở dĩ có tình hình biến động trên là do:
+ Doanh nghiệp đã trú trọng huy động vốn chủ sở hữu để tăng mức độ tự
chủ tài chính.Trong năm Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
+ Doanh thu của công ty cũng tăng mạnh là do số lượng sản phẩm tiêu thụ
trong năm tăng.Công ty đã đưa ra những chiến lược nhằm phát triển mở rộng thị
trường và sản phẩm của Công ty có chất lượng, giá cả hợp lý nên đã chiếm được
lòng tin của khách hàng.


Trường: ĐH Chu Văn An

6

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

+ Lợi nhuận của công ty cũng tăng khá nhanh. Tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn
so với tốc độ tăng doanh thu.Điều đó chứng tỏ Công ty đã chú ý tới việc sử dụng tiết
kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm.
Vì: Doanh thu = Lợi nhuận - Chi phí. Do đó mà các khoản đóng góp vào ngân
sách cũng tăng lên.
Quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng đã giúp giải quyết nhiều công
ăn việc làm cho người lao động. Cùng với chính sách thưởng phạt rõ ràng đã giúp
người lao động có ý thức hơn trong công việc. Mức thu nhập của người lao động từ
đó cũng được nâng lên giúp cho đời sống của người lao động ngày càng được cải
thiện.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn
đã không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường và huy động
vốn, đào tạo và tuyển dụng nhiều cán bộ trẻ có tay nghề cao, tăng cường đầu tư
chiều sâu, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và phù hợp
Hiện nay, Công ty đang hoạt động với mục tiêu là huy động, sử dụng đầu tư
vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tối đa

để tăng cổ tức cho các cổ đông, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao
động, xây dựng và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Nghành nghề kinh doanh của Công ty hiện nay là:
- Sản xuất xi măng PCB40, PCB30
- Sản xuất gạch Xilicat
-Ngoài ra Công ty còn mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh doanh như:
+ Khu thương mại dịch vụ cung cấp dịch vụ ăn uống, giải trí
+ Kinh doanh xăng dầu
1.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn tổ chức sản xuất kinh doanh theo tính
chuyên môn hoá từng phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số công việc,
nhiệm vụ nhất định đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất. Trong mỗi phân

Trường: ĐH Chu Văn An

7

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

xưởng được chia ra làm nhiều tổ thực hiện các công việc cụ thể nhất định, đảm bảo
hiệu quả chất lượng công việc.
- Phân xưởng nghiền liệu bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ sản xuất
+ Tổ 2: Sấy phụ gia, nghiền xi măng

+ Tổ 3: Tổ chức nghiền bột, phối liệu
- Phân xưởng lò nung bao gồm:
+Tổ 1: Tiếp nhận bột liệu
+Tổ 2: Tổ chức vê viên
+ Tổ 3: Nung luyện Clanhke
+ Tổ 4: Đập clanhke đưa vào các xilo chứa
- Phân xưởng thành phẩm bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công chế biến NVL phục vụ nghiền xi măng
+ Tổ 2: Tổ chức đóng bao
+ Tổ 3: Đưa sản phẩm vào kho
.....
Với chất lượng sản phẩm ổn định, nâng cao, ngày càng có uy tín trong
nhân dân, sản phẩm xi măng được tiêu thụ một cách rộng rãi không những ở trong
toàn tỉnh Thái Nguyên mà còn được mở rộng sang các tỉnh: Bắc Cạn, Cao Bằng,
Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên ...
Sản phẩm được khách hàng sử dụng rộng rãi vào các công trình xây dựng
dân dụng,công nghiệp, giao thông và thuỷ lợi

Trường: ĐH Chu Văn An

8

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng


1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
* Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty cổ phần xi măng Cao
Ngạn
Đá vôi

Đất sét

Nhập kho

Tuyển

Than
Nhập kho

Đập

Đập hàm
Đập búa

Phụ gia
công nghệ

Tuyển

Phơi sấy

Kiểm tra
Phơi sấy

Phơi sấy

Kho xi lô

Xi lô chứa

Định lượng

Định lượng

Thạch cao
và phụ gia
hoạt tính

Xi lô chứa
Định lượng

Máy nghiền xi
Xi§¸
lô v«i
chứa vê viên

Đập

Kho chứa
Định lượng

Định lượng

Nước

Xi lô chứa

Nung luyện
Đập
Máy nghiền bi
Xi lô chứa
Đóng bao

Trường: ĐH Chu Văn An

9

Kho thành phẩm

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Sơ đồ 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty cổ phần xi
măng Cao Ngạn

* Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty cổ phần xi
măng Cao Ngạn
• Nguyên nhiên liệu chính để sản xuất xi măng của Công ty:
Đá vôi, đất sét, than, quặng sắt sau khi được gia công đạt kích thước về cỡ hạt
và độ ẩm chúng được phối liệu theo yêu cầu của bài toán phối liệu và được nghiền
trong máy nghiền bi theo chu trình kín sau đó qua máy phân ly để chuyển mịn. Hỗn
hợp bột liệu có độ mịn đạt yêu cầu kỹ thuật được chuyển đến các silo chứa nhờ hệ

thống cơ học và silo chứa hỗn hợp được đồng nhất yêu cầu cung cấp cho công đoạn
nung.
• Quá trình nung và tạo thành Clinhke:
Hỗn hợp bột liệu đồng nhất được vít định lượng và máy trộn ẩm cấp cho
máy vê viên sau đó đưa vào lò nung.Quá trình ra nhiệt trong lò nung tạo cho hỗn
hợp bột liệu thực hiện các phản ứng hoá lý để hình thành Clinker. Clinker ra lò dạng
cục màu đen, kết khối đặc trắc được chuyển vào ủ trong các silo chứa.
• Quá trình nghiền xi măng
Clinker, thạch cao và phụ gia hoạt tính được cân theo tỷ lệ đã tính đưa vào
máy nghiền bi chu trình kín và máy phân ly để chuyển độ mịn. Bột xi măng đạt độ
mịn theo yêu cầu kỹ thuật được chuyển vào các silo chứa xi măng.
• Quá trình đóng bao và lưu kho
Xi măng rời từ silo chứa qua phễu chuyển đến máy đóng bao và xếp thành
từng lô sau khi kiểm tra cơ lý toàn phần theo chuẩn mực TCVN 6260 và đạt yêu cầu
mới được nghiệm thu, đóng dấu lô và lưu giữ chuẩn bị xuất kho.
* Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất xi măng
Do đặc thù là sản xuất xi măng nên Công ty có quy trình kỹ thuật công nghệ
khép kín từ khâu nhận nguyên liệu, nhiên liệu ban đầu cho đến khi kết thúc sản xuất
ra sản phẩm cuối cùng. Chính vì vậy, quy trình công nghệ của Công ty có tính
nguyên tắc và tổ chức chặt chẽ theo một dây chuyền công nghệ tương đối hoàn chỉnh,
đòi hỏi trình độ và khả năng nhất định. Công ty đã đầu tư đào tạo đội ngũ công nhân
Trường: ĐH Chu Văn An

10

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501


GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, lành nghề để vận hành sản xuất trong từng công
đoạn của dây chuyền công nghệ... Đội ngũ kỹ thuật được đào tạo tại khoa Silicat Đại
học Bách khoa Hà Nội để chỉ đạo sản xuất.
Vì quy trình công nghệ sản xuất xi măng của Công ty hết sức nghiêm ngặt do
đó đòi hỏi Công ty khi sản xuất phải luôn làm việc 3 ca liên tục, sản xuất 24/24 giờ
trong một ngày. Chính điều đó luôn ràng buộc người công nhân trong Công ty phải
vận hành đúng thao tác công nghệ đảm bảo quy trình quy phạm kỹ thuật sản xuất
như: Cân, đong, đo, đếm đúng và đủ mọi thành phần trong đơn phối liệu bằng hệ
thống cân vi tính tự động hoá và những quản lý nghiêm ngặt về kỹ thuật để đảm bảo
cho sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Trường: ĐH Chu Văn An

11

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Đại hội đồng cổ đông Công ty
Hội đồng quản trị


Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc
Kỹ thuật

Phó tổng giám đốc
Kinh doanh

Trưởng phòng kỹ
thuật KCS
KCS

Chánh văn phòng
Công ty

Giám đốc
XN sản xuất clanhke

Trưởng phòng tài
chính Công ty
Trưởng phòng kế
hoạch.vật tư tiền lương

Giám đốc
XN nghiên xi măng

Trưởng phòng kinh

doanh tổng hợp

Trưởng phòng kỹ
thuật cơ điên AT
Giám đốc xi măng
Thái Nguyên

Hội nghị khách hàng
Hội thảo khoa học KT

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Trường: ĐH Chu Văn An

12

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501


GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Hội đồng cổ đông:

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có quyến bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; Quyết định bổ
sung, sửa đổi điều lệ Công ty; Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; thông qua
định hướng phát triển Công ty, quyết định bán tài sản có giá trị lớn
 Hội đồng quản trị (HĐQT)
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh,
phương án đầu tư và các vấn đề kinh doanh lớn của Công ty đồng thời quyết định
giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán,
vay, cho vay, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý quan
trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và các lợi ích kinh tế khác của các
cán bộ quản lý đó; Quyết định cơ cấu tài chính, quy chế quản lý nội bộ Công ty,
quyết định thành lập Công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,
mua cổ phần của doanh nghiệp khác. Chủ tịch HĐQT do HĐQT bầu ra trong số
thành viên của HĐQT. Chủ tịch HĐQT là người lập chương trình và kế hoạch hoạt
động của HĐQT, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp,
triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT
 Tổng Giám đốc:
- Là người chịu trách nhiệm về Công ty trước pháp luật, người đứng đầu chỉ
đạo thâu tóm mọi hoạt động.
- Phê duyệt và công bố chính sách chất lượng.
- Phê duyệt danh sách các nhà cung ứng vật tư, thiết bị.
- Chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng.
- Phê duyệt kế hoạch sản xuất tiêu thụ từng tháng, quý, năm.
- Đảm bảo nguồn lưu trữ tài chính cho những hoạt động hệ thống chất lượng.
- Đảm bảo cơ sở vật chất cho việc in ấn, ban hành lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
 Phó Tổng Giám đốc kinh doanh.
- Lập kế hoạch tiêu thụ hàng tháng, quý, năm.

Trường: ĐH Chu Văn An


13

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Xem xét nhu cầu khách hàng, diễn biến thị trường.
- Tổ chức nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ bán hàng.
- Ký duyệt các hợp đồng tiêu thụ do giám đốc uỷ quyền.
- Xem xét về giá cả bán hàng.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng tiêu thụ.
- Chỉ đạo giải quyết những khiếu nại của khách hàng về số lượng, giá cả và dịch vụ.
- Tổng hợp thị phần ở từng thị trường.
- Lập kế hoạch phát triển thị trường.
 Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật sản xuất - Đại diện lãnh đạo về chất
lượng.
- Tiếp nhận và xem xét các nhà cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất chỉ đạo
công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào.
- Theo dõi sản xuất hàng ngày tại các xí nghiệp.
- Thực hiện chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty.
- Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc cụ thể tại phòng kỹ thuật, KCS
và các phân xưởng sản xuất.
- Ký hợp đồng mua vật tư do giám đốc uỷ quyền.
- Trực tiếp chỉ đạo việc phân phối, lưu trữ và kiểm soát tài liệu hồ sơ trong
hệ thống chất lượng.

- Ký duyệt các biện pháp an toàn trong sản xuất.
- Ký duyệt cấp phát và sử dụng vật tư cho sản xuất của các xí nghiệp.
- Chỉ đạo việc ban hành các tài liệu về công tác quản lý chất lượng.
- Kiểm tra việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với
yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001-2000.
- Xem xét các hoạt động của hệ thống chất lượng.
- Điều phối mọi hoạt động của các đơn vị liên quan trong nhà máy để đạt
được mục tiêu chất lượng.
- Báo cáo giám đốc về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và
mọi nhu cầu cải tiến.

Trường: ĐH Chu Văn An

14

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Dự thảo lịch đánh giá, chương trình đánh giá, kế hoạch đánh giá trình
QMR phê duyệt. Tổng hợp các báo cáo đánh giá cho QMR.
- Giúp QMR giám sát kết quả thực hiện các hành động khắc phục của đơn vị .
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
* Cơ cấu của phòng kế toán
Tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có

hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời,
chính xác cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và nâng cao trình
độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Muốn vậy, việc tổ chức công tác kế toán phải căn
cứ vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty vào khối
lượng và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kế toán cũng như trình độ nghiệp vụ
của cán bộ kế toán. Hiện tại việc tổ chức công tác kế toán của Công ty tiến hành
theo hình thức công tác kế toán tập trung. Do vậy, bộ máy kế toán của Công ty được
tổ chức một cách cụ thể với từng cá nhân là một nhiệm vụ chuyên biệt.

Trường: ĐH Chu Văn An

15

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Kế toán trưởng

Ban kiểm
soát

Kế toán
Vật tư
Kế toán
thanh

to
án

Kế toán
TSCĐ
Phân bổ
lương
BHXH

Thống

th
eo
dõi

n
g

Thủ
Quỹ
Kế
to
á
n
ngân

Thống

th
eo

dõi

ng
hi

Thủ
k
h
o
nội bộthủ
k
h

Thống

Cân
hàng

Kế toán
the
o
dõi
tiêu thụ
phò
ng
kin

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn thì toàn bộ công tác kế toán trong
Công ty đều được tập trung tại Phòng Tài chính của Công ty. Tại các xí nghiệp

không bố trí bộ phận kế toán mà chỉ có các nhân viên thống kê.
Bộ máy kế toán của công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn gồm có 5 người chịu
trách nhiệm hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, định kỳ
hàng tháng tính toán xác định kết quả kinh doanh của toàn Công ty.
* Nhiệm vụ của các thành viên trong phòng

 Nhiệm vụ của kế toán trưởng:
- Lập kế hoạch vay trả hàng tháng trình duyệt trước khi thực hiện.
- Lập và theo dõi thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật của từng phòng ban.
- Lập và theo dõi thực hiện chi phí giá thành khoán của từng phòng ban.

Trường: ĐH Chu Văn An

16

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Theo dõi hợp đồng tiêu thụ, theo dõi thu công nợ đối với khách hàng mua
hàng của công ty - báo cáo xử lý công nợ hàng tháng.
- Theo dõi hợp đồng kinh tế mua vật tư, nguyên liệu, thanh toán công nợ đối
với người bán.
- Tổ chức hạch toán kiểm toán nội bộ ở các xí nghiệp và toàn Công ty
- Kiểm tra giá cả đầu vào tham gia xem xét giá cả và các dịch vụ bán hàng
tham gia khảo sát thị trường.

- Tham gia lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ và lập kế hoạch hàng tháng, quý
- Tổ chức đọc văn bản chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp theo chế độ
hiện hành.

 Nhiệm vụ của thủ quỹ
- Bảo mật tuyệt đối về quản lý tiền mặt.
- Theo dõi đôn đốc thực hiện các khoản thu.
- Chỉ được chi tiền khi có đủ chữ ký trên phiếu chi.

 Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.
- Theo dõi khế ước vay ngân hàng.
- Lập kế hoạch vay trả ngân hàng ngắn hạn.
- Theo dõi hợp đồng vay tín dụng dài hạn, trung hạn và thời hạn trả nợ, đến hạn,
quá hạn của các khoản nợ theo hợp đồng đi vay báo cáo lãnh đạo kịp thời.

 Nhiệm vụ của thống kê
- Thực hiện thông tin kinh tế nội bộ.
- Theo dõi kết quả sản xuất và tiêu thụ hàng ngày, cuối tháng tổng hợp
báo cáo.
- Báo cáo thống kê tình hình sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm cho các cơ
quan quản lý nhà nước.
 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ
- Mở thẻ TSCĐ theo dõi danh mục tài sản cố định.
- TSCĐ đó đang ở đâu, do ai quản lý, tài sản này có huy động vào sản xuất
không, công suất bao nhiêu.
- Lập kế hoạch khấu hao.
- Nắm vững kế hoạch sửa chữa lập kế hoạch vật tư, phụ tùng thay thế .
Trường: ĐH Chu Văn An

17


Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Ngày 31 tháng 12 cuối năm tổ chức kiểm kê.

 Nhiệm vụ của kế toán thanh toán
- Kiểm tra thủ tục thanh toán hợp pháp hợp lý trước khi viết phiếu chi.
- Kiểm tra chứng từ thu tiền và viết phiếu chi tiền.
- Cuối ngày rút số dư tồn quỹ tiền mặt.

 Nhiệm vụ của kế toán vật tư
- Theo dõi hợp đồng kinh tế mua bán vật tư.
- Kiểm tra các thủ tục pháp lý hợp lệ trước khi viết phiếu nhập kho.
- Theo dõi vật tư xuất phục vụ cho sản xuất, theo dõi tăng giảm sử dụng định
mức vật tư.
- Cuối tháng nhập xuất kho đối chiếu với kế toán phân xưởng và phòng kỹ thuật.
- Cuối tháng lập biên bản đối chiếu công nợ thanh toán trả người bán.

 Nhiệm vụ của thủ kho
- Luôn bảo quản kho hàng hoá vật tư, hàng hóa an toàn.
- Hàng tháng trực tại kho, đáp ứng nhập xuất kho kịp thời phục vụ cho sản
xuất và khách hàng.
- Thống nhất với kế toán 5 ngày một lần giao nhận phiếu xuất kho.
- Thực hiện quy định cuối tháng kiểm kê.


 Nhiệm vụ của thống kê Xí Nghiệp
- Theo dõi tình hình hoạt động sản xuất tại từng bộ phận của xí nghiệp.
- Theo dõi giờ máy hoạt động, giờ máy ngừng việc.
- Theo dõi chi phí sửa chữa và phụ tùng thay thế cho từng TSCĐ ghi vào lý
lịch máy.
- Làm thủ kho vật tư, than đá, quặng sắt, xỉ xốp, thạch cao.
- Theo dõi xuất kho VNL vào sản xuất, theo dõi thực hiện định mức vật tư.
- Cuối tháng tổng hợp chi phí khoán giá thành sản phẩm.
- Tính lương xí nghiệp.
- Theo dõi điện năng sản xuất.
- Cuối tháng kiểm kê.

 Nhiệm vụ cân hàng
- Hàng ngày trực cân tại bàn cân 30 tấn của Công ty.
Trường: ĐH Chu Văn An

18

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Cân chính xác các loại vật tư là nguyên, nhiên vật liệu của người bán giao.
- Những loại vật tư là nguyên, nhiên liệu không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật
không cân.

- Thời gian làm việc đáp ứng yêu cầu khách hàng và Công ty.

 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và BHXH
- Một tháng 1 lần phân bổ lương và BHXH.
- Tính lương khối văn phòng và phụ trợ
1.4.2. Hình thức tổ chức hệ thống kế toán của Công ty
1.4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo QĐ số 15/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ để
ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với kỳ kế toán là tháng. Bao gồm các
loại sổ Nhật ký chứng từ, sổ cái, bảng kê, sổ thẻ chi tiết.
- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
- Tỷ giá sử dụng để hạch toán ngoại tệ: Tỷ giá thực tế
1.4.2.2. Vận dụng hệ thống chứng từ tại Công ty
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn
vị kế toán đều phải lập chứng từ. Các chứng từ được sử dụng để ghi các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh phải có đầy đủ các yếu tố bắt buộc của một chứng từ cùng các yếu
tố bổ sung của đơn vị, các chứng từ sử dụng phải thể hiện được thông tin cần thiết
cho quản lý và ghi sổ kế toán phải lập theo đúng quy định của chế độ và ghi chép
đầy đủ, kịp thời đúng với sự thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty cổ phần xi
măng Cao Ngạn hiện nay đang áp dụng chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp ban
Trường: ĐH Chu Văn An


19

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

hành theo quyết định số 15/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng thời cũng cập
nhật những thay đổi của chế độ mới ban hành gần đây vào từng phần hành kế toán
cụ thể, các kế toán viên vẫn sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc giành cho phần
hành đó
- Phần hành kế toán tiền mặt: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm
ứng, biên lai thu tiền, phiếu thu, phiếu chi
- Phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà
nước bằng chuyển khoản hay uỷ nhiệm chi
-Phần hành NVL: Hoá đơn GTGT, biên bản kiểm kê vật tư, phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho...
- Phần hành TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ,
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ
- Phần hành kế toán tiền lương: Bảng thanh toán tiền lương, Bảng chấm
công, Bảng thanh toán BHXH
1.4.2.3. Đặc điểm hệ thống sổ kế toán của Công ty
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để phù hợp với yêu cầu quản lý
và trình độ cán bộ công nhân viên đồng thời làm căn cứ vào chế độ kế toán của Nhà
nước Công ty đã áp dụng hình thức là kế toán Nhật ký- chứng từ
.

Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ

Bảng kê

NHẬT KÝ CHỨNG
TỪ
Sổ Cái

Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- chứng từ.

Trường: ĐH Chu Văn An

20

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Hiện nay Công ty có sử dụng hệ thống máy vi tính để phục vụ cho công tác
kế toán. Công ty áp dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán của
công ty. Phần mềm kế toán mà Công ty đang sử dụng là phần mềm Vietsun. Việc sử
dụng phần mềm kế toán Vietsun cho phép hạch toán nhanh, chính xác và thuận lợi.
Do quy mô sản xuất của Công ty tương đối lớn, khối lượng công việc nhiều nên
việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng công việc ghi
chép. Đồng thời cũng có thể theo dõi công việc hàng ngày, hàng tháng, quý, năm
theo yêu cầu.
1.4.2.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống báo cáo theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cùng các văn bản
kèm theo về việc ban hành chế độ Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Công ty có hai hình thức báo cáo là Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị.
- Báo cáo tài chính: Định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm kế toán sẽ tiến hành
cân đối sổ sách, từ những sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập bảng cân đối số
phát sinh, từ đó lập Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo quản trị: Được lập vào ngày cuối cùng hàng tháng để phục vụ cho
kế toán trưởng trong việc xác định kết quả kinh doanh và hỗ trợ cho ban lãnh đạo
của Công ty trong quá trình ra quyết định quản trị. Các báo cáo quản trị thường bao
gồm: Báo cáo chi phí và giá thành, Báo cáo hiệu quả kinh doanh.

Trường: ĐH Chu Văn An

21

Khoa KT & QTKD



SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XI MĂNG CAO NGẠN
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn
2.1.1. Đặc điểm NVL, CCDC
Vật liệu của Công ty chủ yếu là sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản,
chịu nhiều tác động của thiên nhiên, do đó nó mang tính phức tạp.Vì thế Công ty
phải thường xuyên mua vật liệu để dự trữ cho sản xuất.
Ngay từ khâu đầu tiên, các NVL ầu vào được tuyển chọn, kiểm tra, giám sát
chặt chẽ trước khi nhập kho và đảm bảo tốt tính chất hoá, lý theo yêu cầu sản xuất,
không cho phép nhập bừa, nhập ẩu NVL.Công ty đã đầu tư thiết bị một cách đồng
bộ từ hệ thống phòng phân tích hoá nghiệm để kiểm tra, phân tích thành hoá lý của
NVL nhập kho
2.1.2. Phân loại NVL, CCDC
2.1.2.1 Phân loại NVL
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất
khá lớn nên Công ty phải sử dụng nhiều vật liệu loại khác nhau với khối lượng
tương đối lớn,trong đó mỗi loại vật liệu đều có một vai trò và công dụng riêng.Vì
vậy để quản lý được chặt chẽ,hạch toán chính xác tình hình nhập - xuất - tồn kho
NVL,đảm bảo cung cấp kịp thời vật liệu một cách khoa học cho sản xuất, Công ty
đã tiến hành phân loại NVL như sau :
- Nguyên vật liệu chính (TK 1521): Là đối tượng lao động chủ yếu của Công
ty khi tham gia vào quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực
thể sản phẩm.

- Nguyên vật liệu chính bao gồm: Đá hộc, đất sét, quặng sắt, cát non, than, xỉ
gang, xỉ xốp, thạch cao, clinker, đá đen, xỉ tro đáy...
- Nguyên vật liệu phụ (TK 1522) bao gồm: Cát tiêu chuẩn, phụ gia TEA, hoá
chất thí nghiệm.
- Nhiên liệu (TK 1523) bao gồm: Xăng, dầu diezen, dầu nhờn, mỡ công nghiệp...

Trường: ĐH Chu Văn An

22

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

- Phụ tùng thay thế (TK 1524) gồm: Vòng bi các loại, dây đai, phớt, bulông,
thép, vật tư điện, vật tư nước, phụ tùng máy xúc, phụ tùng ô tô, phụ tùng thay thế
- Vật liệu và thiết bị xây dựng (TK 1525) gồm: Cát xây, gạch sỏi, tấm
lợp, tấm nóc.
2.1.2.2. Phân loại CCDC
Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn chuyên sản xuất kinh doanh mua bán xi
măng, vật liệu xây dựng, bê tông.Chính vì vậy để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thì
không thể không nói đến CCDC.CCDC được phân loại như sau:
- CCDC (TK 1531) bao gồm:
+ Công cụ: Khẩu trang, găng tay, quần áo, kính bảo hộ, ủng cao su…..
+ Dụng cụ: Xẻng, bạt dứa, xô tôn, chổi tre, khoá việt……
- Bao bì luân chuyển (TK 1532) bao gồm: vỏ bao dứa, vỏ bao bột.

2.1.3. Đánh giá NVL,CCDC
2.1.3.1 Đánh giá NVL, CCDC nhập kho
NVL, CCDC của Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn chủ yếu là do mua
ngoài và được xác định theo công thức sau:
Trị giá thực tế vật tư = giá mua + chi phí thu mua – giảm giá hàng bán
(nếu có)
Trong đó:
- Giá mua là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hóa đơn:
Giá mua = số lượng mua * giá bán
- Chi phí thu mua: bao gồm các loại chi phí vận chuyển, bốc dỡ, công tác phí
của bộ phận thu mua, giá trị vật liệu hao hụt… của NVL,CCDC.
Ví dụ: Căn cứ hoá đơn số 0212171 ngày 02/11/2011, Công ty cổ phần xi măng
Cao Ngạn mua Thạch cao của công ty cổ phần xi măng Quán Triều có số liệu sau:
Số lượng: 25 tấn
Đơn giá: 909.090,91
Tổng tiền hàng: 22.727.272
Thuế VAT 10%: 2.272.727
Tổng cộng tiền thanh toán: 24.999.000
Vậy giá thực tế của Thạch cao là: 24.999.000
Trường: ĐH Chu Văn An

23

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng


2.1.3.2. Đánh giá NVL, CCDC xuất kho
Công ty áp dụng tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trướcxuất trước của từng loại vật liệu.
Ví dụ :
Tại Công ty cổ phần xi măng Cao Ngạn tháng 11 năm 2011 có tài liệu sau đây:
* Tình hình tồn kho Than địa phương: Số lượng 350 tấn, đơn giá 666.770,5
đ/tấn, thành tiền 233.369.675đ.
* Tình hình nhập xuất Than địa phương trong tháng:
- Ngày 03/11/2011 xuất 210 tấn
- Ngày 09/11/2011 nhập 128 tấn, đơn giá 666.772đ/tấn, thành tiền 85.346.816đ.
- Ngày 12/11/2011 xuất 183 tấn
- Ngày 17/11/2011 nhập 120 tấn, đơn giá 666.773đ/tấn, thành tiền 80.012.760đ.
- Ngày 26/11/2011 xuất 145 tấn.
Trị giá xuất:
- Ngày 03/11/2011 xuất 210 tấn: 210 tấn x 666.770,5đ/tấn = 140.021.805đ
- Ngày 12/11/2011 xuất 183 tấn: 140 tấn x 666.770,5đ/tấn + 43 tấn x 666.772đ/tấn =
122.019.066đ
- Ngày 26/11/2011 xuất 145 tấn: 85 tấn x 666.772đ/tấn + 60 tấn x 666.773đ/tấn =
96.682.000đ
Vậy tổng trị giá thực tế xuất kho là : 358.722.871đ
Việc vận dụng phương pháp tính giá thực tế xuất kho này rất phù hợp với
đặc điểm hạch toán vật liệu của Công ty.Vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay giá
cả các loại vật liệu biến động rất lớn, chính vì thế mà Công ty áp dụng hình thức
này .Chi phí giá thành biến động theo từng thời điểm của vật liệu đầu vào.Công ty
sử dụng phần mềm kế toán chính vì thế mà làm cho công việc hạch toán trở nên gọn
nhẹ dễ dàng hơn.
2.1.4. Sử dụng và bảo quản NVL, CCDC tại Công ty
Nhận thấy tầm quan trọng của NVL, CCDC đối với quá trình sản xuất kinh
doanh nên Công ty rất chú trọng đến công tác bảo quản và cất trữ NVL, CCDC. Tại
các kho của Công ty luôn có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và


Trường: ĐH Chu Văn An

24

Khoa KT & QTKD


SVTH: Hoàng Bích Hằng
MSSV: 0854040501

GVHD: TS. Đinh Thế Hùng

bảo quản NVL, CCDC. Các thủ tục xuất- nhập cũng được quản lý chặt chẽ và liên
hoàn.
NVL, CCDC luôn được bảo quản cẩn thận, tránh việc bị hao hụt, mất mát.
Các kho chứa NVL,CCDC phải khô ráo, tránh oxy hoá, các kho có thể chứa các
chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau. Riêng các loại than, đá... cần được đưa
thẳng tới nơi sản xuất. Công ty xác định mức dự trữ cho sản xuất, định mức hao hụt,
hợp lý trong quá trình vận chuyển bảo quản dự trên kế hoạch sản xuất do phòng
kinh tế kế hoạch vật tư đưa ra. Để phục vụ cho công tác hạch toán và quản lý NVL,
CCDC Công ty đã phân loại NVL, CCDC một cách khoa học. Yêu cầu đối với thủ
kho ngoài những kiến thức ghi chép ban đầu, còn phải có những biểu hiện nhất định
các loại NVL, CCDC của hoạt động sản xuất kinh doanh để kết hợp với kế toán
NVL, CCDC ghi chép chính xác việc nhập, xuất, bảo quản NVL, CCDC trong kho.
2.1.5. Tổ chức quản lý NVL, CCDC
Vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động nên quản lý vật
liệu là yêu cầu khách quan của mọi nền sản xuất, để sản xuất kinh doanh có lãi, nhất
thiết phải giảm chi phí vật liệu tức là phải sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm, hợp
lý, có kế hoạch. Vì vậy công tác quản lý NVL là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi bộ

phận. Vì vậy doanh nghiệp đã đặt ra một số yêu cầu chặt chẽ ở mọi khâu từ thu
mua, bảo quản (dự trữ) tới khâu sử dụng
* Phòng thiết bị vật tư có nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm cho NVL . Hệ
thống danh điểm và số danh điẻm của NVL phải rõ ràng, chính xác tương ứng với
quy cách, chủng loại của NVL
- Xây dựng được định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh mục
NVL, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào đó. Đồng thời xây
dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính cho Công ty
- Đối với CCDC phải thường xuyên bảo dưỡng để giảm thiểu hao mòn một
cách tối đa, phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh cho phù hợp
- Để đảm bảo tôt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, phải xây dựng
được hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có
đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực hiện
Trường: ĐH Chu Văn An

25

Khoa KT & QTKD


×