Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẮT NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.22 KB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi tới thầy Đàm Quang Ngọc- Thạc Sĩ- giảng viên môn khoa học điều tra
tội phạm- người đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành
khoá luận này lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể thầy, cô, gia đình cùng các bạn đồng nghiệp đã
giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường Đại học luật Hà
Nội cũng như trong thời gian làm khoá luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới Cơ quan Điều tra Công an Tỉnh Hưng Yên; Phòng cảnh sát
Điều tra huyện Yên Mĩ, huyện Khoái Châu; Viện kiểm sát, Toà án nhân dân Tỉnh
Hưng Yên đã nhiệt tình hợp tác, cung cấp số liệu điều tra, vụ án hình sự, tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Dù đã có nhiều cố gắng và lỗ lực trong quá trình nghiên cứu song do thời gian hạn
chế và đây cũng là lần đầu tiên em nghiên cứu một công trình khoa học nên trình
độ, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khoá
luận được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, gia đình và các
bạn!


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
BLHS

: Bộ luật hình sự

VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân



TAND

: Toà án nhân dân

CQĐT

: Cơ quan điều tra

LLTHB

: Lực lượng tiến hành bắt

ĐT

: Đối tượng


MỤC LỤC
Trang
LỚI NÓI
ĐẦU…………………………………………………………………………………
……...
CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẮT NGƯỜI


Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của bắt
người……………………………
1.1.1. Khái niệm bắt
người…………………………………………………………………………….

1.1.2. Nguyên tắc khi tiến hành bắt
người………………………………………………………………
1.1.3. Yêu cầu khi tiến hành bắt
người…………………………………………………………………
1.1.4. Mục đích của việc bắt
người…………………………………………………………………….
1.1.5. Ý nghĩa của việc bắt
người………………………………………………………………………
1.2.
Chiến thuật bắt người
……………………………………………………………………………..
1.2.1. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bắt
người………………………………………….
1.2.2. Chiến thuật bắt người của Cơ quan điều tra hình
sự………………………………………………
1.3.
Chiến thuật bắt người trong một số trường hợp cụ
thể…………………………………………....
1.3.1. Bắt đối tượng tại
nhà……………………………………………………………………………...
1.3.2. Bắt đối tượng trên đường
đi………………………………………………………………………
1.3.3. Bắt đối tượng ở trong công viên, vườn
hoa……………………………………………………….
1.3.4. Bắt nhiều đối tượng cùng một
lúc………………………………………………………………...
1.1.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TIẾN HÀNH BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG

YÊN…………………………………………………………………………………
………….
2.1. Những kết quả đạt được trong công tác bắt người của Cơ quan điều tra Tỉnh
Hưng Yên……………
2.2. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác bắt người của Cơ quan điều tra
Tỉnh Hưng Yên………..


CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẮT NGƯỜI
3.1. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong công tác bắt
người…………………………….
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bắt
người…………………………………...
KẾT
LUẬN………………………………………………………………………………
………………

LlỜI NÓI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Bắt người là biện pháp ngăn chặn tạm thời hạn chế quyền bất khả xâm phạm về
thân thể - một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng của con người. Đây là
một biện pháp thể hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước được Hiến
pháp, pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Do tầm quan trọng của biện pháp, nên bắt người đã được quy định cụ thể trong các
văn bản luật TTHS và ngày càng được hoàn thiện hơn như luật số 103–SL/L. 005
ngày 20 tháng 5 năm 1957, Sắc luật số 002- ngày 18 tháng 6 năm 1957, Sắc luật



số 02- SL / 76 ngày 15 tháng 3 năm 1976 và đặc biệt là BLTTHS năm 1988,
BLTTHS năm 2003. Ngoài việc được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, trong
thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến biện pháp bắt
người như: “ Những điều cần biết về bắt người tạm giữ, tạm giam đúng pháp luật”
của đồng tác gỉa Phan Thanh Bình- Nguyễn Vạn Nguyên, nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia năm 1993, “ Các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS” công
trình luận án tiến sĩ luật học năm 2005 của tác giả Nguyễn Văn Điệp hay hàng
loạt các bài viết được đăng trên báo, tạp chí như: tạp chí nghề luật với bài viết gần
đây nhất số ra tháng 3/2012- “ Biện pháp bắt người theo quy định của BLTTHS
năm 2003 một số vấn đề cần trao đổi” của tác giả Đinh Thành An và Ngô Văn
Vinh. Nhưng nhìn chung những công trình này chỉ đề cập đến biện pháp bắt người
theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, chưa giải quyết được một cách triệt
để vấn đề, mặc dù có sự đánh giá, liên hệ với thực tiễn nhưng chưa đi sâu làm rõ
được những điểm hợp lí, không hợp lí trong các quy định của pháp luật với thực
tiễn áp dụng, tính thời sự trong các vụ án, thông tin cung cấp còn hạn chế, chưa
tiếp cận được với chiến thuật bắt người của cơ quan điều tra công an, lực lượng
cảnh sát trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Vì vậy, với việc lựa
chọn đề tài “Một số vấn đề lí luận về bắt người và thực tiễn áp dụng trên địa bàn
Tỉnh Hưng Yên” làm khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu một
cách tương đối toàn diện và có hệ thống cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn về
bắt người.

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khoá luận là làm rõ chiến thuật bắt người, từ đó đi đến
phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành, chỉ ra mối liên hệ giữa quy

định của pháp luật với chiến thuật bắt. Qua đó nêu lên thực tiễn áp dụng biện pháp
bắt người,chỉ ra những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng và đề
xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện
pháp bắt người trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu: khoá luận tập trung làm rõ
Khái niệm bắt người, các nguyên tắc, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của bắt người.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng việc áp dụng biện pháp bắt người được quy định
trong BLTTHS, chiến thuật bắt người trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm của CQĐT công an, lực lượng cảnh sát, thực tiễn hoạt động của CQĐT Tỉnh


Hưng Yên. Qua đó rút ra những điểm tích cực và hạn chế trong công cuộc bắt
người, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong quá trình bắt.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người hiện nay.

3.

Đối tượng nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu một số vấn đề lí luận về bắt người và thực tiễn áp dụng trên
địa bàn Tỉnh Hưng Yên, dựa trên cơ sở số liệu tổng kết công hoạt động của CQĐT,
VKSND Tỉnh Hưng Yên trong năm vừa qua, cùng các số liệu được cập nhật từ
CQĐT, VKSND các huyện, xã trong địa bàn Thành phố trong những năm gần đây.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và kết hợp một số phương pháp như: phân tích, tổng hợp, thống kê, tham
khảo các bài viết trên báo, tạp chí Luật học, tạp chí nghề luật, tạp chí Viện kiểm

sát, tạp chí Toà án nhân dân…và các công trình nghiên cứu khoa học, trao đổi ý
kiến với cán bộ, chiến sĩ thi hành lệnh bắt tại CQĐT, VKSND các huyện trong địa
bàn Tỉnh Hưng Yên.
5.

Ý nghĩa

Trong phạm vi đề tài khoá luận chỉ đi phân tích về biện pháp bắt người, việc áp
dụng biện pháp này trong thực tiễn để hiểu đúng quy định của pháp luật, nhằm
nâng cao hiệu quả biện pháp bắt người trong thực tiễn, đảm bảo thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao cho cơ quan, người tiến hành tố tụng, giúp cho bản thân trong
việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về biện pháp bắt người, trang bị kiến thức
pháp luật cần thiết để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong đời sống.

6.

Kết cấu khoá luận

Khoá luận được chia làm 3 chương cùng với phần mở đầu, kết luận và danh mục
các tài liệu tham khảo.
Chương 1: Lí luận chung về bắt người.


Chương 2: Thực trạng tiến hành biện pháp bắt người trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt
người.

CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẮT NGƯỜI
1.1.
Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu và mục đích, ý nghĩa của bắt người

1.1.1. Khái niệm bắt người

Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS,
thể hiện tính cưỡng chế nghiêm khắc của nhà nước, trực tiếp đụng chạm đến
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ của công dân. Do đó BLTTHS
quy định rất chặt chẽ về những người có thẩm quyền ra quyết định bắt, trình tự
cuộc bắt, những người tham gia vào quá trình bắt, căn cứ bắt và từng trường hợp
bắt cụ thể.
Để hiểu rõ về khái niệm bắt người trước tiên chúng ta cần tiếp cận từ góc độ thuật
ngữ. Theo từ điển Tiếng Việt của NXB Bách khoa Việt Nam năm 2006: “ Bắt có
nghĩa là nắm lấy, giữ lấy, với lấy” [(11)tr.66].


Như vậy, bắt là một thuật ngữ chỉ một hành vi tác động đến quyền tự do thân thể
của một cá nhân nào đó ở mức độ nhất định nhưng đảm bảo sự chủ động của
người thực hiện hành vi trong việc nắm giữ nhằm vô hiệu hoá sự chống cự hay sự
tự do hoạt động của ĐT bắt.
Xét về bản chất, đây là một hành vi mang tính cưỡng chế dùng quyền lực của chủ
thể thực hiện hoặc dựa vào quyền lực khác để buộc ĐT bị áp dụng phải tuân theo
nhằm đạt một mục đích nào đó.
Theo từ điển luật học của NXB Bách khoa Hà Nội năm 1999 thì “bắt được hiểu là
một trong những biện pháp ngăn chặn mà CQĐT, VKS, TA áp dụng khi có căn cứ
chứng tỏ bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi
hành án”.[(12).tr 36]
Theo như sự giải thích của từ điển luật học có thể hiểu một cách khái quát nhất về
bắt, đó là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS, được cơ quan
có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp nhất định khi có căn cứ cho rằng bị can,
bị cáo gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, sự giải thích này chưa
bao quát được hết khái niệm về bắt người. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt
Nam năm 2007 có đưa ra khái niệm về bắt người: “ Bắt người là biện pháp ngăn

chặn trong tố tụng hình sự đươc áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy
nã, và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng đối với cả
người chưa bị khởi tố về hình sự, nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của
họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [(13).tr204].
Khái niệm này đã chỉ ra được phạm vi áp dụng biện pháp bắt người đối với những
đối tượng cụ thể, đồng thời nêu lên được vai trò quan trọng của biện pháp bắt
người là kịp thời ngăn chặn tội phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Tuy nhiên, với khái niệm này thì yếu tố chủ
thể có thẩm quyền bắt đã không được đề cấp đến dễ dấn đến cách hiểu ai cũng có
quyền bắt người phạm tội.
Khoa học điều tra tội phạm nghiên cứu về vấn đề này cũng đưa ra khái niệm về
bắt người theo đó: “ Bắt người là biện pháp ngăn chặn do các cơ quan điều tra có
thẩm quyền tiến hành, trong những trường hợp cụ thể và theo trình tự thủ tục do
pháp luật TTHS quy định nhằm ngăn chặn tội phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động điều tra. Khái niệm này đã khắc phục được những thiếu sót mà các
nghiên cứu trước đó chưa chỉ ra được bằng việc đưa thêm yếu tố thẩm quyền bắt


thuộc về CQĐT. Song khái niệm này vẫn còn những hạn chế nhất định, cần mở
rộng phạm vi chủ thể bi áp dụng biện pháp bắt người một cách rộng rãi hơn và cụ
thể hơn.

Từ những sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm bắt người như sau:
Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do người có thẩm quyền áp
dụng tạm thời hạn chế sự tự do thân thể đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa
bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang theo những trình
tự, thủ tục do pháp luật TTHS quy định, nhằm ngăn chặn tội phạm, người thực
hiện tội phạm trốn tránh pháp luật, đảm bảo cho việc tiến hành điều tra truy tố,
xét xử và thi hành án.

1.1.2. Nguyên tắc khi tiến hành bắt người

Như trên đã đề cập, bắt người là một biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng trực tiếp tới
quyền tự do thân thể của cá nhân, vì vậy trong mọi trường hợp khi tiến hành bắt
cần tuân thủ chặt chẽ ba nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thứ nhất là tuân thủ pháp luật. Bắt là biện pháp ngăn chặn có tính
cưỡng chế nghiêm khắc, việc áp dụng biện pháp bắt sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do
thân thể của người bị bắt, quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật bảo hộ
tại các điều 71, 73 Hiến pháp năm 1992 và tại điều 7 BLTTHS. Vì vậy, biện pháp
bắt người cần phải được tiến hành một cách thận trọng đảm bảo bắt đúng ĐT. Biện
pháp bắt được quy định rất chặt chẽ trong BLTTHS là cơ sở cho hoạt động thực
tiễn tránh việc áp dụng một cách tuỳ tiện dẫn đến bắt oan người vô tội, bắt không
đúng thủ tục, bắt sai thẩm quyền. Chỉ được áp dụng biện pháp bắt người trong
trường hợp cần phải ngăn chặn tội phạm khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo gây
khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Để đảm bảo cho việc bắt người được đúng luật, khi ra quyết định bắt một ĐT cần
phải tổng hợp, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá xem có đủ tài liệu, chứng cứ, chứng
minh hành vi phạm tội của ĐT chưa và căn cứ vào yêu cầu của hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử và phòng ngừa tội phạm có cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt
người hay không. Khi đã có quyết định bắt phải tiến hành bắt ngay không được do
dự. Trong một số trường hợp đặc biệt như bắt người nước ngoài, bắt Đại biểu
Quốc hội, bắt người có chức sắc trong dân tộc ít người thì cần phải chú ý bởi việc
bắt có thể ảnh hưởng đến chính sách đối nội, đối ngoại hoặc việc thực hiện chính


sách khác của Đảng và Nhà nước. Do tính hệ trọng của việc bắt nên khi áp dụng
biện pháp này CQĐT, người tiến hành tố tụng cần tuân thủ chặt chẽ các quy định
của pháp luật cho từng đối tượng cụ thể của BLTTHS.
Nguyên tắc thứ hai trong bắt người là tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản và lợi
ích của công dân. Việc bảo vệ an toàn tính mạng cho lực lượng bắt và quần chúng

nhân dân tại địa điểm bắt là một yêu cầu được đưa lên hàng đầu trong mọi trường
hợp bắt. Đồng thời việc đảm bảo an toàn tính mạng cho ĐT bắt cũng cần phải đặc
biệt coi trọng để đảm bảo các yêu cầu của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án sau này. Việc chuẩn bị và tiến
hành bắt cần phải tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng, lựa chọn phương án tối ưu để khi
tiến hành bắt không gây ra những thiệt hại về tài sản của ĐT và quần chúng nhân
dân.
Để tôn trọng danh dự, nhân phẩm của công dân đặc biệt là ĐT bị bắt, trong quá
trình bắt lực lượng tiến hành bắt phải có tác phong chỉnh tề, thái độ lịch sự, đúng
đắn thông qua từng hành vi, cử chỉ, lời nói, phải tôn trọng đối tượng bị bắt và
những người xung quanh, đặc biệt không được có những hành vi lăng mạ, mạt sát
ĐT.
Nguyên tắc cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng đó là đảm bảo yêu cầu về
nghiệp vụ. Khi tiến hành bắt việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về nghiệp vụ là
điều đặc biệt quan trọng nhất là đối với CQĐT, do tính đặc thù của nghề nghiệp và
công việc nên khi thực hiện các chuyên án bắt người các chiến sĩ công an, cảnh sát
điều tra cần tuyệt đối đảm bảo tính bí mật, bất ngờ. Mọi thông tin về chủ trương
bắt, thời gian bắt, địa điểm bắt và các vấn đề khác có liên quan đến việc bắt cần
phải giữ bí mật. Đối tượng chỉ biết mình bị bắt khi những người thi hành lệnh đến
bắt.
Khi tiến hành bắt phải đạt được tất cả mục tiêu trong kế hoạch vạch ra, bắt đúng
ĐT cần bắt, không để ĐT chạy trốn, tự sát, chống lại hoặc gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khoẻ, tài sản của nhân dân nơi tiến hành bắt.
1.1.3. Yêu cầu khi tiến hành bắt người

Cùng với việc tuân thủ chặt chẽ ba nguyên tắc nêu trên, khi tiến hành bắt người
cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ ba yêu cầu sau.
Yêu cầu thứ nhất về pháp luật: yêu cầu này đòi hỏi trong mọi trường hợp bắt
người phải có đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh họ là đối tượng bắt được quy



định tại các điều 79, 80, 81, 82 BLTTHS. Khi tiến hành bắt cần tuân thủ đúng quy
định của BLTTHS về trình tự, thủ tục, thẩm quyền bắt, không được lạm dụng
quyền hạn, chức vụ để bắt người không có căn cứ, không được xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ của người bị bắt.
Yêu cầu thứ hai về chính trị: yêu cầu này đòi hỏi khi tiến hành bắt cơ quan, người
có thẩm quyền phải cân nhắc, tính toán kĩ việc bắt hay không bắt đối tượng nhằm
đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trong phạm vi cả nước
và yêu cầu chính trị của địa phương. Khi quyết định bắt đối tượng nếu xét thấy
việc bắt có liên quan đến chính sách của Đảng như chính sách đối ngoại, chính
sách tôn giáo, dân tộc th́ CQĐT cần phải cân nhắc tính toán mặt lợi, mặt hại và
những hậu quả có thể xảy ra (Chính sách dân tộc chủ yếu được cân nhắc khi địa
bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống như tỉnh Sơn La có tộc người Việt,
Mường, Môn – Khơ me, Thái, Kađai. Còn đối với tỉnh Hưng Yên chính sách này ít
ảnh hưởng đến việc bắt bởi Hưng Yên không có sự phức tap về chính trị dân cư ổn
định, đa phần là người Kinh). Bên cạnh đó, việc bắt người cũng cần phải tranh thủ
được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân nơi đối tượng bị bắt.
Để thực hiện tốt các yêu cầu trên mỗi cán bộ điều tra phải nắm vững được nhiệm
vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, có bản lĩnh chính trị vững chắc không bị dao
động trước bất kì hoàn cảnh nào, đồng thời phải nắm sát tình hình chính trị của
địa phương, nắm chắc các chính sách có liên quan để vận dụng cho phù hợp.
Yêu cầu nghiệp vụ: việc bắt gười phải nhằm phục vụ cho công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Khi bắt người cần tính toán để tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động điều tra tiếp theo, nhanh chóng làm rõ toàn bộ vụ án, vừa
tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng điều tra tìm hiểu về hoạt động của tội
phạm và phát triển công tác nghiệp vụ. Khi bắt ĐT trong vụ án đồng phạm cũng
cần tính toán bắt người nào trước, bắt người nào sau hay bắt cùng một lúc... không
để cho các ĐT bị bắt có điều kiện thông cung, biết ai là người bị bắt hoặc chưa bị
bắt. Cần chọn cách bắt hợp lí để vừa đảm bảo bắt được ĐT vừa nhanh chóng phát
hiện thu giữ, tạm giữ các tài liệu, vật chứng của vụ án. Những lời nói, cử chỉ, hành

động của lực lượng tiến hành bắt cần phải cân nhắc, tính toán nhằm tác động đến
tư tưởng của đối tượng bị bắt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hỏi cung bị can
hoặc lấy lời khai người bị tạm giữ đạt kết quả tốt. Khi tiến hành bắt cần phải giải
quyết các tình huống bất trắc xảy ra, kịp thời phát hiện các tình tiết, manh mối mới
nhằm mở rộng công tác điều tra. Việc bắt cần tiến hành bí mật, bất ngờ, bắt sống
và bắt hết các ĐT.


Ba yêu cầu pháp luật, chính trị, nghiệp vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo
nên một thể hoàn chỉnh. Khi tiến hành bắt người phải đảm bảo cả ba yếu tố trên và
phải được quán triệt trong tất cả các giai đoạn từ khi xem xét quyết định bắt đến
khi kết thúc bắt. Tuỳ từng đối tượng cụ thể để có hướng giải quyết hài hoà các mối
quan hệ giữa ba yêu cầu, không dập khuôn máy móc.
1.1.4. Mục đích của việc bắt người

Khi tiến hành bắt người cần phải xác định rõ mục đích bắt, tránh bắt oan sai, bắt
nhầm đối tượng, bắt những đối tượng không cần thiết phải bắt. Chỉ tiến hành bắt
khi xét thấy cần thiết phải ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa không để ĐT bị bắt tiếp
tục phạm tội. Pháp luật hiện hành chỉ áp dụng biện pháp bắt đối với những người
đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng hoặc người đang thực hiện tội phạm, người đang có lệnh truy nã. Việc bắt
người trong những trường hợp này là phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn tội
phạm, không để cho tội phạm xảy ra hoặc tiếp tục xảy ra trên thực tế.
Để thực hiện tốt mục đích này cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền
bắt khi thực thi nhiệm vụ cần chủ động phát hiện kịp thời những hành vi chuẩn bị
phạm tội và những tội phạm đang xảy ra. Khi phát hiện cần chủ động phối hợp với
các cơ quan, lực lượng khác tiến hành tổ chức cuộc bắt có hiệu quả và đảm bảo an
toàn nhằm ngăn chặn tội phạm, thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ để phục vụ
cho công tác điều tra, truy tố và xét xử. Mặt khác, trong quá trình tiến hành các
hoạt động điều tra khi đã làm rõ đối tượng gây án cần phải ra lệnh khởi tố bị can

khi có đủ căn cứ và nếu xét thấy cần thiết thì tiến hành bắt giữ kịp thời, không để
đối tượng bỏ trốn và tiếp tục gây án trở lại.
Việc bắt đúng, kịp thời đối tượng còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do là chủ thể của tội phạm nên đối tượng bị bắt
biết rất rõ các tình tiết của vụ án. Vì vậy, bắt đối tượng kịp thời sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá, sử dụng chứng cứ
để chứng minh sự thật vụ án. Hơn nữa trong quá trình tiến hành tố tụng bị can, bị
cáo tham gia ở nhiều giai đoạn khác nhau, sự có mặt của bị can, bị cáo là rất cần
thiết nhất là khi hỏi cung, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra. Nếu không
bắt kịp thời nhất là trong trường hợp bị can bỏ trốn thì hoạt động điều tra sẽ gặp
nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc bắt bị can, bị cáo còn tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động truy tố, xét xử và đảm bảo việc thi hành án, đảm bảo sự nghiêm minh
của pháp luật. Trong một số trường hợp bắt bị can, bị cáo còn bảo vệ đối tượng
bắt bởi họ chính là mục tiêu của những âm mưu và sự trả thù của đồng bọn.


1.1.5. Ý nghĩa của việc bắt người

Bắt người là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan tiến
hành tố tụng được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi, góp phần nâng cao
hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Thực tiễn cho thấy khi thực hiện tội phạm hoặc ngay trong giai đoạn chuẩn bị thực
hiện tội phạm người phạm tội đã ý thức được hậu quả mà mình phải gánh chịu. Do
vậy, ngay sau khi thực hiện xong tội phạm họ thường bỏ trốn, hoặc làm giả hiện
trường, tiêu huỷ công cụ, phương tiện phạm tội, xoá dấu vết, tẩu tán vật chứng...
gây khó khăn cho hoạt động điều tra.Việc bắt các đối tượng này là cần thiết để làm
rõ hành vi phạm tội của họ một cách khách quan, nhiều trường hợp mang tính cấp
bách không thể trì hoãn được như trường hợp bắt khẩn cấp hay bắt người phạm tội
quả tang. Điều này sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn tội
phạm, ngăn ngừa hành vi bỏ trốn của người phạm tội và tạo điều kiện thuận lợi

cho việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xác định sự thật
của vụ án.
Biện pháp bắt người là sự đảm bảo cho việc thực hiện dân chủ trong pháp luật,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện sự tôn trọng của nhà
nước đối với quyền tự do thân thể của công dân.
Bản chất của bắt người là một biện pháp cưỡng chế tác động trực tiếp đến quyền
tự do thân thể của công dân nhưng không nhằm đến thân thể của công dân như
một sự trừng phạt mà chỉ nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa tội phạm
tiếp tục xảy ra và tạo điều kiện cho vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác.
Việc quy định một cách cụ thể, rõ rang các trường hợp bắt người về đối tượng,
thẩm quyền, căn cứ và thủ tục bắt còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lí để xử lí những
hành vi vi phạm pháp luật khi áp dụng biện pháp bắt người. Qua đó củng cố niềm
tin của nhân dân vào cơ quan thực thi pháp luật.
Bắt người còn tạo điều kiện cho việc ngăn chặn tội phạm được kịp thời, hiệu quả.
Ngăn chặn tội phạm kịp thời có ý nghĩ rất lớn trong việc giảm bớt được hậu quả
của tội phạm, bảo vệ được đối tượng tác động của tội phạm đồng thời ngăn ngừa
và hạn chế hậu quả do tội phạm gây ra. Việc áp dụng biện pháp bắt trong trường
hợp khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hoặc đang thực hiện tội phạm là rất cần
thiết nhằm ngăn chặn tội phạm không xảy ra trên thực tế và làm giảm bớt được
hiệu quả của tội phạm.


1.2.
Chiến thuật bắt người
1.2.1. Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bắt người

Xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và diễn biến phứưc tạp của
tình hình tội phạm hiện nay, kết hợp với khoa học điều tra tội phạm, khoa học
pháp lí, BLTTHS đã phân định các trường hợp bắt người với những căn cứ, nội

dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cụ thể đó là:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Đây là trường hợp bắt người được quy định tai điều 80 BLTTHS. Phạm vi bắt chỉ
áp dụng đối với bị can, bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc chưa
bị toà án quyết định đưa ra xét xử không phải là ĐT bắt trong trường hợp này.
Để bắt đúng người, đúng pháp luật thì việc bắt phải thực hiện dựa trên các căn cứ
quy định tại điều 80 BLTTHS và xem xét các điều kiện về tạm giam được quy
định tại điều 88 BLTTHS.
Do việc bắt bị can, bị cáo ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của
con người nên chỉ những người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 điều 80
BLTTHS mới được ra lệnh bắt.
Theo quy định tại điều 80 BLTTHS thấy rằng pháp luật hiện hành đã mở rộng
phạm vi chủ thể có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm gjam. Trao thẩm quyền
cho Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà phúc thẩm Toà án nhân tối
cao. Quy định này là hợp lí đảm bảo được ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn nói chung và hạn chế được tình trạng bắt người tràn lan.
Việc quy định Hội đồng xét xử có quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam đã khắc
phục được sự không rõ ràng và gây tranh cãi là Thẩm phán Chủ toạ phiên toà
trong đó có thẩm phán Toà án cấp huyện không có quyền ra lệnh bắt tạm giam bị
cáo tại phiên toà nhưng lại kí lệnh bắt tạm giam. Chánh án Toà án kí lệnh bắt bị
cáo tại phiên toà vi phạm nguyên tác xét xử độc lập, trực tiếp, liên tục của Hội
đồng xét xử
[(7).tr 38-39].
Trình tự và thủ tục tiến hành bắt phải tuân thủ chặt chẽ quy định tại khoản 2, 3
điều 80 BLTTHS. Có thể nhận thấy các quy định về trình tự, thủ tục bắt bị can, bị
cáo để tạm giam hiện nay rất chặt chẽ. Điều này đảm bảo được quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của con người, đề cao trách nhiệm cá nhân của người ra lệnh bắt,


người thi hành lệnh bắt, ngăn ngừa kẻ xấu giả danh nhà chức trách xâm phạm các

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, với việc quy định thủ tục quá chặt như hiện nay sẽ gây khó khăn cho
lực lượng tiến hành bắt, đặc biệt đối với các trường hợp khẩn cấp cần phải bắt
ngay ĐT thì lại phải thực hiện hàng loạt các thủ tục như phải tìm người đại diện,
phải chờ VKS phê chuẩn lệnh.
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là trường hợp bắt được quy định tại điều 81
BLTTHS. Việc bắt chỉ áp dụng đối với những trường hợp mang tính cấp bách
nhằm ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật, tiêu huỷ chứng cứ của
người thực hiện tội phạm. Do tính chất khẩn cấp của việc bắt người nên việc bắt
người trong trường hợp này có thể tiến hành trước hoặc sau khi khởi tố vụ án hình
sự nhưng chưa có quyết định khởi tố bị can. Do đó đối tượng bắt khẩn cấp không
phải là bị can, họ có thể là người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, người bị
những người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm xác nhận đúng là người đã thực hiện
tội phạm hoặc người bị nghi là thực hiện tội phạm [(17).tr 49].
BLTTHS quy định chỉ được bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi có các căn
cứ sau:
+ Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy
va xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay
việc người đó trốn .
+ Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực
hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu huỷ
chúng cứ.
Có thể thấy việc quy định của BLTTHS về các căn cứ để bắt người trong trường
hợp khẩn cấp hiện nay rất chặt chẽ. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm cho thấy không phải lúc nào CQĐT, LLTHB cũng đảm bảo được
tất cả các yêu cầu của pháp luật về bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Về thẩm quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp, BLTTHS quy định chỉ

những người được quy định tại khoản 2 điều 81 BLTTHS mới có thẩm quyền bắt.


Việc pháp luật trao thẩm quyền cho các chủ thể tại khoản 2 điều 81 hiện nay đặc
biệt là thẩm quyền ra lệnh bắt của người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu
biển rời khỏi sân bay, bến cảng đã đáp ứng được tính khẩn cấp của việc bắt người
trong thực tiễn.
Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 3 điều 81
BLTTHS theo trình tự, thủ tục tố tụng như đối với việc bắt bị can, bị cáo để tạm
giam.
Do tính cấp thiết của việc ngăn chặn tội phạm BLTTHS quy định cho phép bắt
khẩn cấp đối tượng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và lệnh bắt khẩn cấp được
thi hành trước khi có sự phê chuẩn của VKS đồng thời tuân thủ các quy định tại
khoản 4 điều 81 BLTTHS khi tiến hành bắt. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quy
định này của pháp luật dễ bị lạm dụng, bắt khẩn cấp một cách tràn lan để công tác
điều tra được tiến hành nhanh chóng, đáng lẽ đối tượng bị bắt phải bắt trong
trường hợp bình thường nhưng CQĐT ngại tiến hành các thủ tục, đề nghị VKS
phê chuẩn lệnh bắt tạm giam nên đã vận dụng bắt khẩn cấp hoặc không cần thiết
phải bắt nhưng để điều tra được nhanh đã tiến hành bắt khẩn cấp ĐT thậm chí có
những trường hợp bắt oan sai đã xảy ra [(19).tr 24-27].
Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
BLTTHS quy định bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã tại điều 82.
Theo quy định của điều luật thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải đến Cơ quan
Công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt kẻ phạm tội, người
đang bị truy nã thì bất cứ người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của
người bị bắt. Thực tiễn áp dụng quy định này của pháp luật cho thấy còn nhiều bất
cập bởi việc phát hiện một người nào đó đang phạm tội quả tang hay chỉ là hành vi
vi phạm hành chính đối với trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế của người dân
hiện nay là rất khó, nhiều trường hợp do không xác định được đâu là vi phạm hành
chính, đâu là vi phạm hình sự nên ĐT vi phạm hành chính cũng bị đuổi bắt và giải

đến CQĐT, VKS, Uỷ ban nhân dân...
Đối với thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, BLTTHS quy
định không cần có lệnh của Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền nào. Khi tiến
hành bắt, người bắt có quyền tước vũ khí, hung khí kèm theo các vật chứng có liên
quan nếu có, song không có quyền khám người bị bắt. Quy định này xét trên
phương diện pháp lí nhằm đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công
dân. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng thì đây là một trở ngại cho LLTHB, bởi nếu


không tiến hành khám xét sơ bộ để tước bỏ vũ khí thì ĐT có thể gây nguy hiểm
cho LLTHB và những người xung quanh.
Bắt những đối tượng đặc biệt
Ngoài các trường hợp bắt được quy định tại các điều 80, 81, 82 BLTTHS, Hiến
pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và chương 32
BLTTHS còn quy định việc bắt một số đối tượng đặc biệt là bắt Đại biểu Quốc
hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, bắt người chưa thành niên, bắt người nước ngoài
phạm tội.
+ Bắt Đại biểu Quốc hội. Khi tiến hành bắt Đại biểu Quốc hội ngoài việc phải tuân
thủ những quy định về bắt người trong BLTTHS còn phải tuân thủ những quy định
tương ứng trong Hiến pháp năm 1992 tại điều 99, Luật tổ chức Quốc hội năm
2001 tại điều 58, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003
tại điều 44.
+ Bắt người chưa thành niên phạm tội. Việc bắt người chưa thành niên phạm tội
được quy định tại điều 303 BLTTHS. Sau khi bắt người chưa thành niên phạm tội
Cơ quan ra lệnh bắt phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ
biết.
Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật TTHS về trường hợp bắt người chưa
thành niên phạm tội cũng gặp không ít những khó khăn trong việc xác định người
chưa thành niên là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi hay người từ đủ 16 tuổi
đến chưa đủ 18 tuổi để tiến hành bắt theo khỏan 1 hay khoản 2 điều 303 BLTTHS.

Bởi nếu chỉ nhìn vào hình dáng, cơ thể bên ngoài thì không thể phân định được
ĐT thuộc độ tuổi nào trong hai độ tuổi trên để tiến hành bắt đúng luật. Với quy
định này CQĐT một lần nữa lại gặp phải nhiều khó khăn khi thi hành nhiệm vụ.
+ Bắt người nước ngoài phạm tội.
Việc bắt người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thuộc ĐT hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu
đãi và miễn trừ về lãnh sự thì việc giải quyết vấn đề về trách nhiệm hình sự của họ
phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Quốc tế. Cụ thể
là tuân thủ quy định của pháp luật TTHS và điều 27 Pháp lệnh về quyền ưu đãi,
miễn trừ dành cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan của tổ
chức Quốc tế tại Việt Nam năm 1993, điều 41, 42 Công ước Viên về quan hệ ngoại
giao năm 1961.


Ngoài ra cần chú ý trường hợp bắt người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, bắt các chức sắc trong tôn giáo,
người có uy trong các vùng dân tộc, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi. Bởi việc bắt các
ĐT này thường bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, can thiệp vào công
việc nội bộ làm mất ổn định chính trị, xă hội đất nước. Vì vậy, ngoài việc phải
tuân thủ các quy định của BLTTHS còn phải quán triệt sự chỉ đạo hướng dẫn của
các Cơ quan chức năng.
1.2.2. Chiến thuật bắt người của cơ quan điều tra hình sự

Chiến thuật bắt người là một hệ thống những biện pháp, thủ thuật và những điều
chỉ dẫn về chuẩn bị bắt, tiến hành bắt và kết thúc cuộc bắt, được xây dựng trên cơ
sở những yêu cầu của pháp luật và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm.
Để tiến hành bắt được ĐT, LLTHB cùng CQĐT phải trải qua các bước: chuẩn bị
bắt, tiến hành bắt và kết thúc cuộc bắt. Trong đó khâu chuẩn bị là khâu quan trọng,
quyết định kết quả cuộc bắt.
Việc chuẩn bị bắt phải được tiến hành ngay sau khi xuất hiện các chứng cứ và xét

thấy cần phải bắt ĐT. Vì bắt ĐT là cả một quá trình khó khăn đòi hỏi phải có nhiều
lực lượng tham gia, sử dụng nhiều phương tiện và vũ khí thích hợp. Mặt khác, việc
bắt ĐT thường liên quan đến việc chuẩn bị và tiến hành khám xét, hỏi cung bị can.
Do vậy, làm tốt công tác chuẩn bị bắt không những là yếu tố chủ quan đảm bảo
việc bắt đúng người có hành vi phạm tội, đúng thủ tục và đảm bảo an toàn mà còn
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành những biện pháp điều tra để thu thập,
kiểm tra, củng cố những tài liệu, chứng cứ của vụ án.
Nội dung công việc chuẩn bị bắt bao gồm:
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án và thu thập những tài liệu bổ sung cho cuộc bắt
Trước khi lập kế hoạch bắt cần nghiên cứu kĩ tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án,
nhất là những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của ĐT bắt, những
tài liệu phản ánh đặc điểm nhân thân của ĐT bắt và những tài liệu chứng cứ khác
làm cơ sở để lựa chọn chiến thuật bắt. Trong trường hợp cần thiết cần phải thu
thập, bổ sung những tài liệu cho cuộc bắt và tiến hành những biện pháp thích hợp
để thu thập những tài liệu, chứng cứ cho cuộc bắt đó.
Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án và thu thập những tài liệu bổ sung cần làm rõ
ĐT bắt, xác định chính xác họ, tên, bí danh, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của
ĐT, ảnh của ĐT cùng các đặc điểm nhân thân như: ĐT làm nghề gì, trình độ văn


hoá, đặc điểm tâm lí cùng các mối quan hệ quen biết của ĐT. Tìm hiểu xem ĐT có
sử dụng vũ khí hay không, nếu có thì đó là những loại nào, ĐT thường hay đi đâu,
sử dụng phương tiện gì, hay gặp gỡ những ai, ở đâu. ĐT có khả năng chống cự khi
bắt không, đồng thời cũng cần chú ý tới nhân thân của những người trong gia đình
ĐT cùng những người có mặt ở địa điểm bắt cũng cần phải làm rõ họ tên, tuổi,
nghề nghiệp, quan hệ của từng người với ĐT, đặc biệt là họ có cản trở đến việc bắt
không.
Khi tiến hành bắt cần phải xác định chính xác địa điểm bắt ĐT, làm rõ sơ đồ kiến
trúc ngôi nhà, làm rõ được địa hình khu vực bắt, các cổng ra vào, cửa ra vào, cửa
sổ, đường, ngõ hẻm, lưu lượng người đi lại trên các khu vực đó, đặc điểm dân cư

và tìm hiểu thêm các mối quan hệ của những người hàng xóm đối với ĐT bắt bởi
đây là một nguồn thông tin rất hữu ích cho việc bắt ĐT qua đó xác định được thái
độ của quần chúng có đồng tình với cuộc bắt không.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và thu thập tài liệu bổ sung cần phải tiến hành khẩn
trương, thận trọng và giữ bí mật tuyệt đối để đảm bảo yếu tố bất ngờ của cuộc bắt.
Dựa vào kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án cùng các tài liệu bổ sung đã thu thập
được sẽ là cơ sở để ra quyết định bắt và kế hoạch bắt.
+ Lập kế hoạch bắt
Việc lập kế hoạch bắt là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi cuộc bắt. Một kế hoạch
bắt cần có các nội dung sau:
Thứ nhất: phải xác định được những ĐT cần bắt, mục đích và yêu cầu bắt
Thứ hai: lựa chọn thời gian và địa điểm bắt. Thời gian bắt được xác định dựa trên
cơ sở đặc điểm của ĐT bắt và địa điểm bắt. Việc lựa chọn thời điểm bắt có ý nghĩa
rất lớn quyết định đến thành công của việc bắt, do đó cần chú ý chọn thời điểm tạo
được điều kiện thuận lợi cho việc đột nhập vào địa điểm bắt để bắt được ĐT một
cách an toàn nhất. Trong trường hợp cùng một lúc phải bắt nhiều ĐT thì căn cứ
vào nhiệm vụ của hoạt động điều tra trong từng tình huống cụ thể và đặc điểm của
ĐT bắt để xác định trình tự cuộc bắt một cách hợp lí. Cần ưu tiên bắt trước và tập
trung lực lượng, phương tiện để bắt những ĐT là chủ mưu, thủ ác, những ĐT tích
cực thực hiện hành vi phạm tội.
Đối với việc xác định địa điểm bắt cần dựa vào từng tình huống cụ thể. Địa điểm
bắt phải có đặc điểm địa hình thuận lợi cho việc bắt, đặc biệt là phải đảm bảo được
yếu tố bí mật, bất ngờ khi đột nhập vào địa điểm bắt để bắt ĐT. Đối với những ĐT


nguy hiểm cần chú ý không nên bắt ở nhà vì ĐT có thể có đường tẩu thoát riêng
hoặc bắt người khác làm con tim gây cản trở, khó khăn cho LLTHB. Đặc biệt
không nên bắt ĐT ở trong các đám cưới, đám ma, các cuộc hội họp, sinh nhật
đồng bọn, người thân, bạn bè, những quần chúng quá khích chống lại LLTHB.
Cũng không nên bắt ĐT ở ngã ba, ngã tư đường và những nơi có nhiều ngõ hẻm vì

cuộc bắt nếu không được tiến hành khẩn trương sẽ gây cản trở giao thông, và ĐT
bắt cũng rất dễ tẩu thoát trong trường hợp này.
Thứ ba: lựa chọn những người tiến hành bắt và những người tham gia bắt. Theo
như quy định của BLTTHS thì những người tiến hành bắt bao gồm: người chủ trì
cuộc bắt, người trực tiếp tiến hành bắt, đại diện chính quyền địa phương, đại diện
của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc, người chứng kiến. Điều này gây
khó khăn cho LLTHB bởi trong nhiều trường hợp việc tìm kiếm đại diện chính
quyền địa phương hay người chứng kiến không phải dễ như trường hợp bắt đối
tượng trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã dời khỏi sân bay, bến cảng.
Một trong những yếu tố đảm bảo hiệu quả của cuộc bắt là sự hơn hẳn về quân số
giữa LLTHB so với ĐT bị bắt. Số lượng người trực tiếp tiến hành bắt được xác
định dựa trên cơ sở số lượng và đặc điểm ĐT bắt ở mức độ cần và đủ, không nên
quá đông vì có thể cản trở lẫn nhau trong quá trình bắt. Những người trực tiếp tiến
hành bắt phải biết rõ mặt nhau, biết rõ mặt đối tượng có thể qua trực tiếp hoặc
nhìn qua ảnh và phải được phổ biến thông tin cần thiết về vụ án và đối tượng bắt
để tránh được những sai lầm như bắt nhầm ĐT, tiết lộ bí mật hoạt động điều tra.
Ngoài ra tham gia đội bắt có thể còn bao gồm cán bộ kĩ thuật hình sự để lấy dấu
vân tay, chụp ảnh ĐT. Nếu ĐT là nữ thì cần bố trí cán bộ nữ tham gia vào lực
lượng bắt.
Các thành viên trong lực lượng bắt cần trực tiếp cùng nhau bàn bạc, thảo luận
thông qua bản kế hoạch bắt. Người đội trưởng thi hành quyết định bắt phải lắng
nghe ý kiến của từng thành viên trong đội bắt, cùng nhau bàn bạc để phát huy trí
tuệ tập thể. Đồng thời phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong
đội một cách hợp lí dựa trên điểm mạnh của từng người.
Thứ tư: dự kiến những phương tiện và vũ khí cần thiết phải sử dụng trong quá
trình bắt.
Căn cứ vào số lượng, đặc điểm của ĐT bắt, số lượng thành viên của đội thi hành
lệnh bắt để dự kiến những phương tiện, vũ khí cần thiết sử dụng trong quá trình
bắt như: ô tô, xe máy; vũ khí cá nhân như súng ngắn, súng tiểu liên; vũ khí tập thể



như lựu đạn có hơi cay, lựu đạn khói, lựu đạn gây chấn động; quần áo nguỵ trang
phù hợp với đặc điểm địa bàn dân cư và nghề nghiệp của nhân dân ở địa điểm bắt.
Nếu ĐT có vũ khí thì LLTHB cần phải chuẩn bị áo giáp, mũ chống đạn, mặt nạ
phòng độc, túi cứu thương, khoá tay, đèn pin, dụng cụ cạy phá; các phương tiện
thông tin liên lạc như máy bộ đàm, loa phóng thanh; các loại mẫu, biên bản và
lệnh bắt.
Thứ năm: dự kiến chiến thuật bắt
Chiến thuật bắt phải đảm bảo yếu tố bất ngờ, trên cơ sở số lượng và đặc điểm của
ĐT bắt, đặc điểm của địa điểm bắt. Trong bản kế hoạch cần quy định rõ thời gian
xuất phát, cách thức tiếp cận ĐT, hình thức và mức độ sức mạnh cần phải sử dụng
để áp đảo ĐT, khoá trói ĐT cùng những biện pháp để bảo vệ cuộc bắt, những biện
pháp dự phòng khi ĐT không có nhà, ĐT chống cự, khi có người lạ đến địa điểm
bắt. Như vậy cần xây dựng nhiều phương án bắt để linh hoạt ứng phó với những
biến đổi có thể xảy ra trong quá trình bắt.
+ Chuẩn bị lực lượng, phương tiện và vũ khí cần thiết cho cuộc bắt. Trên cơ sở nội
dung bản kế hoạch bắt cần phải tiến hành chuẩn bị ngay lực lượng và phương tiện,
vũ khí cần thiết cho cuộc bắt. Người đội trưởng thi hành lệnh bắt phải trực tiếp
kiểm tra lần cuối cùng toàn bộ lực lượng, phương tiện, vũ khí theo dự kiến vào
thời điểm trước khi đội xuất phát đến địa điểm để bắt ĐT.
+ Chuẩn bị nơi giam, giữ ĐT
Việc chuẩn bị nơi giam giữ là một điều rất quan trọng. Nếu không chuẩn bị trước
nơi giam giữ khi bắt được ĐT sẽ không biết giam giữ ĐT ở đâu, hoặc nếu nơi
giam giữ không đảm bảo an toàn thì ĐT rất dễ lợi dụng để bỏ trốn.
+ Xác định nơi ĐT có mặt, bố trí lực lượng theo dõi, giám sát ĐT cho đến thời
điểm bắt.
Trong giai đoạn chuẩn bị bắt, LLTHB phải có những biện pháp cần thiết để xác
định chính xác nơi ĐT có mặt và bí mật bố trí lực lượng theo dõi, giám sát ĐT cho
đến thời điểm bắt. Kịp thời nắm được những di biến động của ĐT và những tình
tiết đột xuất khác để điều chỉnh, bổ sung vào bản kế hoạch nhằm bắt ĐT một cách

an toàn.
Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị lập tức cần phải tiến hành ngay việc bắt đối
tượng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc bắt, quyết định kết quả cuối
cùng của cuộc bắt. Khi tiến hành bắt có rất nhiều tình huống có thể xảy ra khác


hẳn với dự kiến ban đầu do vậy nội dung của bản kế hoạch cần thay đổi, bổ sung
cho phù hợp với tình huống mới. Trước khi đột nhập vào địa điểm bắt và tiếp cận
ĐT, lực lượng bắt cần phân tích, đánh giá chính xác từng tình huống cụ thể, khai
thác và sử dụng hết những yếu tố thuận lợi, hạn chế và loại trừ những khó khăn
trên cơ sở đánh giá, phân tích tình huống, nhận thức được tình huống LLTHB có
thể tiến hành những biện pháp và thủ thuật thích hợp để làm biến đổi tình huống từ
khó khăn sang thuận lợi để đảm bảo hiệu quả của cuộc bắt.
Giai đoạn tiến hành bắt có thể chia thành những bước sau:
Bước 1: đến địa điểm bắt, đột nhập vào địa điểm và tiếp cận ĐT bắt
Nội dung của bước này bao gồm: đến địa điểm bắt, tiếp cận ĐT, khống chế ĐT,
lục soát tước vũ khí và khoá trói ngay ĐT nếu xét thấy cần thiết, triển khai các
biện pháp bảo vệ an toàn cuộc bắt. Trước khi đến địa điểm bắt, người đội trưởng
cần giải thích lần cuối cùng bản kế hoạch cho các thành viên, kiểm tra việc chuẩn
bị cụ thể của từng người trong đội. Khi đến gần địa điểm bắt cần phải giữ tuyệt đối
bí mật, đảm bảo yếu tố bất ngờ. Những sai sót mắc phải trong thời điểm này có thể
dẫn đến ĐT tẩu thoát làm cho cuộc bắt không có kết quả. Trước khi đột nhập vào
địa điểm bắt, cần bố trí các lực lượng cắm chốt ở các ngả đường mà qua đó ĐT có
thể tẩu thoát và bao vây toàn bộ địa điểm bắt. Đồng thời phải quan sát kĩ lưỡng địa
điểm bắt, dự kiến từng tình huống có thể xảy ra khi đột nhập vào địa điểm bắt để
có phương án xử lí.
Để đảm bảo an toàn cho những người ở gần ĐT, có thể tiến hành những biện pháp
hợp lí đưa những người này ra khỏi địa điểm bắt hoặc dẫn dụ ĐT ra nơi khác để
bắt.
Tuỳ theo đặc điểm địa hình có thể đột nhập vào địa điểm bắt theo một hướng hoặc

nhiều hướng và theo hình thức công khai, nguỵ trang hoặc bí mật đột nhập. Khi
đột nhập vào địa điểm bắt, LLTHB phải có thẻ Điều tra viên, đặc biệt là lực lượng
mặc quần áo cảnh sát phải vào ngay công bố lệnh bắt cho ĐT và mọi người có mặt
biết việc CQĐT thi hành lệnh bắt ĐT yêu cầu ĐT chấp hành và yêu cầu những
người có mặt ở địa điểm bắt giúp đỡ LLTHB hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời phải
quan sát tòan bộ địa điểm bắt, xác định vị trí của ĐT và triển khai lực lượng tiếp
cận ngay, tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc bắt. Khi đột nhập
vào địa điểm bắt, lực lượng tiến hành bắt phải có thái độ kiên quyết, áp đảo ĐT
ngay từ đầu làm cho ĐT phải chịu áp lực về thể xác và tâm lí. Đối với những ĐT
nguy hiểm, có vũ khí thì phải dùng sức mạnh ngay từ đầu để khoá trói ĐT.


Như vậy có thể thấy rằng giữa thực tiễn áp dụng chiến thuật bắt người của CQĐT,
lực lượng cảnh sát với các quy định cứng của pháp luật TTHS còn nhiều điểm
chưa thống nhất với nhau. Cụ thể từ thực tế cho thấy khi bắt được ĐT, LLTHB
thường kết hợp biện pháp khám xét sơ bộ ngay ĐT để tước bỏ vũ khí, loại bỏ khả
năng chống cự của ĐT. Tuy nhiên, điều này không được pháp luật TTHS cho phép
thực hiện. Theo khoản 2 điều 80 BLTTHS thì người bắt chỉ có quyền tước vũ khĩ,
hung khí của ĐT bị bắt không được quyền khám xét ĐT.
Tìm hiểu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của CQĐT, Cảnh sát hình sự
cho thấy để tiến hành bắt được ĐT thì trong hầu hết các trường hợp lực lượng bắt
đều phải sử dụng vũ lực và các biện pháp nghiệp vụ khoá trói, khống chế ĐT. Vậy
điều này có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Nghiên
cứu về vấn đề này Tiến sĩ Trần Quang Tiệp và Phó giáo sư Tiến sĩ Hoàng Thị
Minh Sơn đều khẳng định là không vi phạm pháp luật nếu LLTHB sử dụng vũ lực
ở mức độ cần thiết, vừa đủ để áp đảo ĐT [24].
Bước 2: Tiến hành những thủ tục tố tụng của cuộc bắt
Sau khi hoàn thành bước một, người đội trưởng chỉ huy cuộc bắt tiến hành nhận
dạng ĐT, kiểm tra sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân để xác định chính xác căn
cước, lai lịch của ĐT bắt. Mời những người đại diện chính quyền địa phương,

người chứng kiến cùng tham gia vào cuộc bắt. Tiếp đó, người đội trưởng chỉ huy
cuộc bắt đọc và giải thích lệnh bắt cho người bị bắt, giới thiệu thành phần tham gia
cuộc bắt, quyền và nghĩa vụ của họ. Sau khi đọc lệnh bắt LLTHB phải tiến hành
kiểm tra làm rõ nhân thân của những người có mặt tại địa điểm bắt, mối quan hệ
của họ với ĐT bắt, lí do họ có mặt ở địa điểm bắt. Nếu phát hiện trong số những
người này có người là ĐT của vụ án đã có lệnh bắt thì tiến hành bắt ngay. Đối với
những người có dấu hiệu nghi vấn hoặc có liên quan đến vụ án nhưng chưa có
lệnh bắt thì cần phải giữ họ lại để tiến hành kiển tra xác minh. Đối với những
người không có liên quan đến vụ án và ĐT bắt thì có thể cho họ về và nếu cần giữ
bí mật cuộc bắt thì yêu cầu họ giữ bí mật. Sau đó tiến hành khám xét địa điểm bắt
nếu xét thấy cần thiết.
Theo như nội dung và yêu cầu nghiệp vụ thì lực lượng bắt sẽ tiến hành đọc và giải
thích lệnh bắt cho ĐT khi đã bắt được ĐT. Điều này liệu có vi phạm quy định của
LTTHS bởi theo khoản 2 điều 80 BLTTHS thì người thi hành lệnh bắt phải đọc và
giải thích lệnh bắt cho ĐT nhưng điều luật lại không quy định phải đọc lệnh vào
thời điểm trước hay sau khi bắt được ĐT.Thiết nghĩ, để thuận lợi cho LLTHB
trong trường hợp này cần quy định rõ trong BLTTHS sau khi bắt được ĐT mới


công bố lệnh bắt để đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, tránh trường hợp ĐT bị bắt
chống cự hay có thời gian thông báo cho đồng bọn hỗ trợ tẩu thoát hay gặp phải
chính sự cản trở của ĐT và người thân khi cho rằng quá trình bắt đã vi phạm thủ
tục TTHS.
Bước 3. Lập biên bản bắt
Lập biên bản bắt là một việc làm bắt buộc trong mọi trường hợp bắt người. Biên
bản bắt phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản, những
việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu
bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải đọc cho người bị
bắt và người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người
chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng

ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và kí tên.
-

Kết thúc cuộc bắt, dẫn giải người bị bắt

Thành quả cuộc bắt sau cả một quá trình chuẩn bị và tiến hành bắt thể hiện ở việc
bắt được ĐT hay không để kết thúc cuộc bắt.
Sau khi tiến hành lập biên bản song và những người theo quy định của pháp luật
phải kí tên vào biên bản thì phải giải ngay người bị bắt về nơi giam giữ. Trong quá
trình dẫn giải phải bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người bị bắt, không để ĐT có hành
vi chạy trốn, tự sát, thông cung với nhau gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Mặt
khác, cán bộ dẫn giải phải chú ý theo dõi, giám sát chặt chẽ mọi hành vi, cử chỉ
của người bị bắt. Chú ý không chấp nhận bất cứ một yêu cầu, đề nghị nào của
người bị bắt trong quá trình dẫn giải, bởi đây là thời điểm ĐT lợi dụng sơ hở để
chạy trốn, tự sát hoặc tiêu huỷ, cất giấu những vật chứng của vụ án gây khó khăn
cho hoạt động điều tra.
Tiếp đó CQĐT và người ra lệnh bắt cần tiến hành thủ tục thông báo ngay cho gia
đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc Cơ quan, tổ chức nơi
người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu việc thông báo đó gây cản trở đến hoạt
động điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa người ra lệnh bắt phải thông
báo ngay. Khi giao và nhận người bị bắt hai bên giao nhận phải lập biên bản.
Trong biên bản cần chú ý ghi rõ việc bàn giao các biên bản ghi lời khai, đồ vật, tài
liệu đã thu thập được, tình trạng sức khoẻ của người bị bắt và mọi tình tiết xảy ra
lúc giao nhận.
1.3.

Chiến thuật bắt người trong một số trường hợp cụ thể



×