Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.45 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN THỊ HẠNH

TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN TRONG CA DAO
VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN THỊ HẠNH

TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN TRONG CA DAO
VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA

Chuyên ngành : Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành
: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS PHẠM HÙNG VIỆT

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về
tình yêu đôi lứa là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các
công trình khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hạnh

i


LỜI CẢM ƠN
---***--Trƣớc tiên, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy
giáo - PGS.TS Phạm Hùng Việt đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các phòng ban chức
năng, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các bạn
học viên lớp Cao học ngôn ngữ K21 đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt

thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 04 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Hạnh

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 7
1.1. Khái niệm thời gian .................................................................................... 7
1.1.1. Các quan niệm về thời gian ..................................................................... 7
1.1.2. Thời gian trong nghệ thuật ...................................................................... 9
1.2. Sơ lƣợc về từ và ngữ ................................................................................ 12
1.2.1. Về khái niệm từ, ngữ ............................................................................. 12
1.2.2. Từ ngữ chỉ thời gian .............................................................................. 15
1.3. Ca dao và ca dao về tình yêu đôi lứa ....................................................... 17
1.3.1. Khái niệm ca dao ................................................................................... 17
1.3.2. Ca dao về tình yêu đôi lứa..................................................................... 18
1.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 20
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN
TRONG CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA .................................................. 21

2.1. Đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo ............................................................... 21
2.1.1. Về nguồn gốc ........................................................................................ 21
2.1.2. Về cấu tạo .............................................................................................. 23
2.2. Đặc điểm ngữ pháp .................................................................................. 25
2.2.1. Về từ loại ............................................................................................... 25
2.2.2. Về Khả năng kết hợp ............................................................................. 37
2.2.3. Về khả năng tham gia vào các thành phần câu ..................................... 46
2.3. Một số cấu trúc thƣờng gặp có sự tham gia của từ ngữ chỉ thời gian ...... 52

iii


2.3.1. Cấu trúc lặp ........................................................................................... 52
2.3.2. Cấu trúc so sánh .................................................................................... 55
2.3.3. Cấu trúc đối ........................................................................................... 59
2.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 63
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN
TRONG CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA .................................................. 64
3.1. Thời gian liên quan đến cảnh quan tự nhiên trong ca dao về tình yêu
đôi lứa .............................................................................................................. 65
3.1.1. Thời gian xác định................................................................................. 65
3.1.2. Thời gian không xác định ..................................................................... 66
3.2. Thời gian hiện tại hay thời gian diễn xƣớng ............................................ 68
3.3. Thời gian tâm lý ....................................................................................... 73
3.3.1. Thời gian gợi liên tƣởng đến giai đoạn tỏ tình ..................................... 73
3.3.2. Thời gian gợi liên tƣởng đến giai đoạn tình yêu ................................... 77
3.3.3. Thời gian gợi liên tƣởng đến những lời thề nguyền ............................. 79
3.3.4. Thời gian gợi liên tƣởng đến sự hận tình ............................................. 83
3.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 90

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê các danh từ chỉ thời gian tiêu biểu trong Ca dao về
tình yêu đôi lứa ................................................................................................... 26
Bảng 2.2. Bảng thống kê từ ngữ chỉ thời gian trong Ca dao về tình yêu đôi lứa ..... 27
Bảng 2.3. Bảng cấu trúc so sánh trong Ca dao về tình yêu đôi lứa .................... 56

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong thế giới khách quan, mọi sự vật, hiện tƣợng đều đƣợc gắn với
hệ tọa độ không gian – thời gian xác định, nên những cảm nhận của con ngƣời
về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Từ sự đổi thay
của không gian, thời gian, con ngƣời nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Vì
vậy, bên cạnh không gian, thời gian trở thành một trong những đối tƣợng phản
ánh phổ biến của tác phẩm văn học, một phạm trù thẩm mỹ. Không có hình
tƣợng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian, thời gian của chủ thể
sáng tạo. “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian,
không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người”
(Trần Đình Sử) [43]. Thời gian trong nghệ thuật cũng đƣợc coi là một hiện
tƣợng nghệ thuật. Thời gian gắn với những quan niệm về nghệ thuật, về con
ngƣời, về thế giới của chủ thể. Thời gian là sản phẩm của nghệ sĩ nhằm biểu
hiện về con ngƣời, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh. Thời

gian còn là một yếu tố quan trọng làm nền cho tác phẩm góp phần bộc lộ chủ đề
tác phẩm. Thời gian trong nghệ thuật có mô hình và ngôn ngữ riêng của mình vì
nó thể hiện quan niệm về trật tự thế giới, về sự lựa chọn của con ngƣời.
1.2. Trong các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là ở thể loại ca dao, các
từ ngữ chỉ thời gian xuất hiện đa dạng, phong phú, nhiều tầng bậc góp phần thể
hiện thế giới tâm tƣ tình cảm của ngƣời nghệ sĩ; cũng là một phần trong phong
cách, quan niệm sáng tác của mỗi tác giả. Tìm hiểu các tác phẩm ca dao dƣới
góc độ ngôn ngữ, không thể bỏ qua việc khảo sát các từ ngữ chỉ thời gian. Bởi
vậy; việc khảo sát, nghiên cứu đặc điểm lớp từ ngữ chỉ thời gian trong các tác
phẩm của các tác giả cụ thể đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
học viên ngôn ngữ.
1.3. Ca dao Việt Nam đƣợc xem là tấm gƣơng phản ánh trung thực hình
ảnh thiên nhiên, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong phú về
phong tục, tập quán trong các lĩnh vực vật chất và tinh thần của nhân dân lao
động. Trong đó, ca dao về tình yêu đôi lứa đƣợc coi là một tiểu loại chiếm vị trí

1


quan trọng trong kho tàng ca dao của dân tộc. Tìm hiểu và nghiên cứu ca dao về
tình yêu đôi lứa, ta sẽ thấy cách thể hiện độc đáo và sâu sắc của tác giả dân gian
về đời sống tâm hồn con ngƣời Việt Nam qua bao thế hệ. Nghiên cứu ca dao về
tình yêu đôi lứa theo hƣớng tiếp cận thi pháp, chúng ta có thể tìm hiểu đƣợc các
phƣơng diện đề tài, cảm hứng sáng tác, nhân vật trữ tình, không gian- thời gian
nghệ thuật, hình thức diễn xƣớng. Trong đó, thời gian nghệ thuật là yếu tố quan
trọng trong việc thể hiện nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian
đƣợc diễn tả trong ca dao về tình yêu đôi lứa là thời gian nghệ thuật. Mỗi thể
loại văn học đều mang nét đặc thù riêng về thời gian nghệ thuật. Nếu nhƣ trong
sử thi là thời gian “khuyết sử”, mang đậm chất thần thoại; thời gian trong cổ
tích là thời gian của quá khứ không xác định, mang tính hoang đƣờng thì thời

gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, có nghĩa là "thời gian của tác
giả và thời gian của ngƣời đọc (ngƣời thƣởng thức) hòa lẫn với thời gian của
ngƣời diễn xƣớng”.
Cho đến nay, chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lớp từ ngữ
chỉ thời gian trong ca dao nói chung, trong ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng.
Trong tình hình nhƣ vậy, chúng tôi chọn đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian trong
ca dao về tình yêu đôi lứa” để nhằm làm rõ vai trò của lớp từ ngữ này trong ca
dao, góp phần làm rõ thêm một cái nhìn, một cách tiếp cận về phong cách sáng
tác của các tác giả dân gian.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu về ca dao
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô cùng
phong phú và đa dạng với số lƣợng ngày càng tăng. Tuy nhiên, các công trình
có tính chất sƣu tầm vẫn chiếm đa số. Có thể kể ra một số công trình nghiên
cứu nhƣ: Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận, Bình giảng ca dao của tác
giả Triều Nguyên, Ngôn ngữ ca dao Việt Nam của Mai Ngọc Chừ,…
Với Chuyên luận Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã đi vào tìm hiểu
các vấn đề ngôn ngữ, hình tƣợng, kết cấu, thể thơ, thi pháp diễn xƣớng, thời
gian và không gian nghệ thuật của ca dao truyền thống.

2


Trong Những thế giới nghệ thuật trong ca dao, tác giả Phạm Thu Yến đã
đề cập đến vấn đề “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao”. Viết về
vấn đề này, tác giả khẳng định, không gian nghệ thuật trong ca dao gồm không
gian vật lý và không gian tâm lý. Từ việc khảo sát những lời ca dao cổ truyền,
tác giả đã rút ra đặc điểm và ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật này.
Tác giả Nguyễn Hằng Phƣơng nghiên cứu Ca dao cổ truyền người Việt với
tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ văn học đã làm rõ những biểu

hiện tiêu biểu của tính mơ hồ đa nghĩa trong một số lời ca dao cổ truyền, nhằm
mục đích nhận diện tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ cùng vai trò
của nó ở những lời ca dao cổ truyền, làm tiền đề cho sự bình giá có cơ sở và sự
tiếp nhận sâu sắc tác phẩm.
Tác giả Lê Thị Nguyệt trong Luận văn Nét đẹp của người phụ nữ trong ca
dao cổ truyền người Việt đã góp phần vào việc tìm hiểu quan điểm thẩm mỹ
của nhân dân lao động về vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ xƣa. Đồng thời, khẳng định
những giá trị đã tạo nên vẻ đẹp, sức sống của ngƣời phụ nữ nói riêng, con ngƣời
Việt Nam nói chung. Từ đó, phát huy những vẻ đẹp vốn có để giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc.
Nhƣ vậy, qua các bài nghiên cứu về ca dao, chúng tôi nhận thấy các tác giả
đã có khá nhiều đóng góp trong việc phát hiện một số đặc điểm về nội dung,
nghệ thuật nổi bật của ca dao. Song, tiếp cận các tác phẩm ca dao trên bình diện
ngôn ngữ học còn ít và chƣa có đề tài nào khảo sát, nghiên cứu đặc điểm lớp từ
ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
2.2. Sơ lược về nghiên cứu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao
Thời gian nghệ thuật là một yếu tố thi pháp đƣợc một số nhà nghiên cứu
quan tâm. D.X.Likhachop trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ đã nói: “Thời
gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự
vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian
xuyên suốt tác phẩm văn học”. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “Thời
gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thể của nó” [4]. Trong Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, giáo sƣ Trần

3


Đình Sử cho rằng “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm
được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều
thời gian là hiện tai, quá khứ hay tương lai” [43]. Thời gian nghệ thuật là sản

phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, nó gợi lên trong trí tƣởng tƣợng của chúng ta qua
các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét. Để tạo nên thời gian nghệ
thuật cho mỗi tác phẩm luôn có những lớp từ ngữ mang nét đặc trƣng riêng. Đã
có việc khảo sát, nghiên cứu các từ ngữ chỉ thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
của một vài tác giả.
Về cách diễn đạt thời gian, trong bài Về một phương diện trong ca dao,
Trần Thị An đã đƣa ra nhận xét rằng trong ca dao tình yêu, thời gian cá nhân
riêng biệt, thời gian khách quan, thời gian xã hội bị nhạt nhòa. Do đó, trong
việc miêu tả thời gian, ngƣời bình dân thƣờng sử dụng những cách nói ƣớc lệ,
công thức.
Tác giả Lý Thơ Phúc trong bài viết Không gian và thời gian nghệ thuật
trong ca dao tình yêu đôi lứa ở Phú Yên đã trình bày những đặc trƣng cơ bản
của không gian và thời gian trong các bài ca dao về tình yêu đôi lứa, làm nổi bật
các kiểu thời gian và không gian đƣợc sử dụng, những phƣơng tiện nghệ thuật
nhằm giãi bày tình cảm, cảm xúc của con ngƣời Phú Yên.
Trên cơ sở nguồn tƣ liệu quí báu có tính gợi mở, định hƣớng của các bài
nghiên cứu, thẩm bình, lựa chọn đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về
tình yêu đôi lứa”, chúng tôi cố gắng tìm ra cách tiếp cận ca dao tình yêu đôi lứa
ở một góc độ mới: tìm hiểu cách tổ chức ngôn từ của tác giả dân gian trong việc
biểu hiện thời gian nghệ thuật.
3. Đối tƣợng và phạm vi
3.1. Đối tượng: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là các từ ngữ chỉ thời
gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
3.2. Phạm vi tư liệu: Các tƣ liệu khảo sát trong Luận văn đƣợc thu thập từ
những bài ca dao về Tình yêu đôi lứa trong Kho tàng ca dao người Việt (Tập 1,
Tập 2) Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên, do NXB Văn hóa
Thông tin tái bản năm 2001.

4



4. Mục đích và nhiệm vụ
4.1. Mục đích:
- Làm rõ đặc điểm của lớp từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi
lứa ở các phƣơng diện: hình thức cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa.
- Làm rõ vai trò của lớp từ ngữ này trong việc tham gia biểu thị tình yêu
đôi lứa.
4.2. Nhiệm vụ: Luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Hệ thống hóa các quan điểm về các từ chỉ thời gian trong ca dao để có cơ
sở vững chắc cho việc thực hiện các thao tác nghiên cứu về từ ngữ chỉ thời gian
trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
- Xác định và phân tích các đặc điểm về cấu tạo và các nội dung ngữ nghĩa
của từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
- Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ thời gian trong ca
dao về tình yêu đôi lứa, chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức ngôn
từ của tác giả dân gian khi biểu hiện thời gian nghệ thuật.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thống kê và phân loại các đơn vị từ
ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa ở phạm vi nguồn tƣ liệu
khảo sát đã xác định.
5.2. Phương pháp miêu tả
Đƣợc sử dụng để miêu tả các đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ
chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa, từ đó rút ra các kết luận về đối
tƣợng nghiên cứu.
5.3. Phương pháp phân tích
Đƣợc sử dụng để phân tích nội dung các bài ca dao về tình yêu đôi lứa có
sử dụng từ ngữ chỉ thời gian từ đó làm rõ vai trò của lớp từ ngữ này trong việc
biểu hiện các chủ đề trong ca dao về tình yêu đôi lứa.


5


6. Đóng góp của Luận văn:
Luận văn đƣa ra cách tiếp cận mới trên cơ sở vận dụng kiến thức ngôn ngữ
học vào việc nghiên cứu ca dao về tình yêu đôi lứa. Cung cấp các cứ liệu về đặc
điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa cũng nhƣ giá trị của lớp từ ngữ chỉ thời gian
trong ca dao về tình yêu đôi lứa. Từ những kết quả khảo sát của đề tài, luận văn
đóng góp thêm một cách tiếp cận về ca dao dƣới góc độ ngôn ngữ học, giúp cho
việc phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trƣờng
phổ thông có cơ sở và có sức thuyết phục hơn..
7. Bố cục Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2: Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về
tình yêu đôi lứa;
Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao
về tình yêu đôi lứa

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm thời gian
1.1.1. Các quan niệm về thời gian
Ngay từ thời xa xƣa, con ngƣời đã hiểu rằng, bất kì khách thể vật chất nào
cũng chiếm một vị trí trong khoảng không gian, thời gian nhất định. A.Ja Gurevich
trong cuốn “Các phạm trù văn hóa trung cổ” đã chỉ ra cách lý giải của ngƣời trung
cổ về khái niệm thời gian: “Thời gian và không gian có tính chất khách quan,

những phẩm chất của chúng độc lập với chất liệu được chứa trong chúng” [22].
Chính vì vậy, thời gian đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học tự nhiên cũng nhƣ khoa học xã hội, trong đó có Ngôn ngữ học.
Trong lịch sử triết học, thời gian (cùng với không gian) là một phạm trù
xuất hiện sớm. Cùng với không gian, thời gian gắn liền với vật chất và là
phƣơng thức tồn tại của vật chất. Không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên
ngoài thời gian và không gian. Ngƣợc lại, cũng không thể có thời gian và không
gian ở bên ngoài vật chất. Lê nin cho rằng: “Trong thế giới khách quan không
có gì khác tồn tại ngoài vật chất chuyển động và vật chất không thể chuyển
động ở đâu khác ngoài không gian và thời gian”[44]. Ăng ghen cũng khẳng
định: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian. Tồn tại
ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”[44]. Nhƣ
vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Duy vật, thời gian và không gian tồn tại
hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con ngƣời và là những khái
niệm hoàn toàn độc lập với nhau.
Nhìn nhận thời gian trong ngôn ngữ xét ở góc độ mối quan hệ ngôn ngữ văn hóa - tƣ duy, Eichinger phát biểu: “Các cách thức nói về không gian và thời
gian trong một ngôn ngữ được hiểu như là những sự trừu tượng hóa có tính
chức năng và được tiến hành theo quy tắc các kinh nghiệm trong cuộc sống của

7


các cộng đồng văn hóa nói ngôn ngữ đó” [47, tr. 51]. Không gian và thời gian
là những yếu tố định vị bắt buộc của mọi hành động, sự kiện diễn ra trong hiện
thực khách quan. Mỗi một dân tộc cảm nhận và thể hiện không gian và thời
gian vào trong ngôn ngữ của mình theo những cách thức riêng biệt. Theo
Wendorff: “thời gian ở những nền văn hóa khác nhau thì được cảm nhận và
đánh giá khác nhau” [46].
Nhà toán học Hermann Minkowski lại cho rằng thời gian không tồn tại độc
lập mà phụ thuộc vào không gian tạo thành một thể thống nhất và là chiều thứ

tƣ của không gian. Quan điểm này có liên quan tới thuyết tƣơng đối của
Einstein trong vật lý hiện đại. Eintein cho rằng, không gian cùng với thời gian
thông qua tốc độ của ánh sáng tạo thành một thể thống nhất gọi là không gian
bốn chiều.
Theo quan điểm của khoa học tự nhiên (vật lý học) thời gian là một khái
niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến cố và khoảng kéo dài của
chúng. Thời gian đƣợc xác định bằng số lƣợng các chuyển động của các đối
tƣợng có tính lặp lại (sự lƣợng hoá các chuyển động lặp lại) và thƣờng có một
thời điểm mốc gắn với một sự kiện nào đó.
Theo cuốn Hán Việt – giản yếu từ điển (Đào Duy Anh biên soạn): “Thời gian
chỉ ba trạng thái quá khứ, hiện tại và vị lai lưu chuyển với nhau vô cùng” [ 2 ].
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa: “Thời gian là hình
thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian), trong đó vật chất vận
động và phát triển liên tục, không ngừng” [39].
Theo thi pháp học, thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là
sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một
quan niệm nhất định về cuộc sống. Thời gian trong nghệ thuật thể hiện quan
niệm về trật tự, thế giới và sự lựa chọn của con ngƣời.
Nhƣ vậy, mỗi ngành khoa học có một phƣơng pháp, mục đích nghiên cứu
khác nhau nên có cách nhìn nhận, quan niệm không giống nhau về thời gian.

8


Khoa học ngôn ngữ xem xét thời gian trong tác phẩm văn học với tƣ cách là một
phạm trù nghệ thuật nên cũng sẽ có những đặc thù riêng. Bên cạnh thuộc tính vật
lý tự nhiên, thời gian trong tác phẩm văn học còn mang tính biểu trƣng và tính
quan niệm.
1.1.2. Thời gian trong nghệ thuật
Nhƣ chúng ta đã biết, thời gian nghệ thuật cũng đƣợc coi là một hiện tƣợng

nghệ thuật, không có hình tƣợng nghệ thuật nào có thể tồn tại ngoài thời gian.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao: “Thời gian và
không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác
phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không
gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên
tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ
thống nghệ thuật” [28; tr. 28].
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa nhƣ sau: “Thời gian nghệ thuật là
hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.
Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ
thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái
được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian
trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ
thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [4; tr. 322].
Trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho
rằng: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong
tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là
hiện tai, quá khứ hay tương lai” [43]. Trên thực tế không có hình tƣợng nghệ
thuật nào không tồn tại trong thời gian và bản thân ngƣời kể chuyện hay nhà thơ
trữ tình cũng nhìn sự vật bằng một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Khác
với thời gian khách quan đƣợc đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có
thể đảo ngƣợc quay về quá khứ, có thể bay vƣợt tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn

9


nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành
vô tận.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng thời gian nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc biệt,
có quan hệ mật thiết với thời gian vật lý. Nếu nhƣ thời gian vật lý tồn tại một

cách khách quan bên ngoài ý thức của con ngƣời thì thời gian nghệ thuật lại
mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Đó là thời gian tinh thần của
con ngƣời, là thời gian sống mà con ngƣời cảm nhận. Hay nói cách khác, thời
gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, nó gợi lên trong trí tƣởng
tƣợng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét.
Ví dụ:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà...
Thời gian trong bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình đều là thời gian
mang tính chất phiếm chỉ: hôm qua, đã lâu, mai, đến lúc lấy chồng mà tác giả
dân gian sử dụng làm phƣơng tiện để giãi bày, thể hiện tình cảm của mình một
cách ý nhị, sâu sa, nhƣng cũng vô cùng thông minh, dí dỏm. Để có dịp thổ lộ
tình yêu với cô gái, chàng trai mƣợn cớ quên áo, hỏi xin, nhân đó gợi chuyện
làm thân rồi lân la ngỏ ý cầu hôn.
Câu chuyện bỏ quên áo trong bài ca dao Tát Nƣớc Ðầu Ðình trên là hoàn
toàn hƣ cấu. Hƣ cấu từ thời gian nghệ thuật cho đến các tình tiết diễn ra trong bài
ca dao. Nhƣng cũng chính nhờ vào tài đặt chuyện và dẫn chuyện một cách khéo
léo, dí dỏm ấy mà chàng trai ở đây đã bộc lộ đƣợc một sự thực, rất thực, là tình
yêu trong sáng, thơ mộng, lãng mạn và cũng rất trân trọng, đằm thắm của chàng
đối với ngƣời bạn gái mà chàng muốn cƣới làm vợ. Điều này chứng tỏ bài ca dao
trên đã rất thành công cả về nghệ thuật dựng chuyện, cũng nhƣ nghệ thuật sử
dụng những phƣơng thức diễn đạt, trong đó có thời gian nghệ thuật.

10


Thời gian nghệ thuật đƣợc đo bằng nhiều thƣớc đo khác nhau, bằng sự lặp
lại đều đặn của các hiện tƣợng đời sống đƣợc ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ,

chia tay, mùa này, mùa khác,… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Thời gian
nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật. Khi nào
ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào
dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.
Ví dụ:
Trăm năm dẫu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
Cây đa, bến cũ còn lưa
Con đò năm ngoái, năm xưa đâu rồi?
Năm ngoái - thời gian mới đây, khi trở về, cô gái vẫn là của chàng trai.
Vậy mà cái năm xưa lại đƣợc đặt ở sau gây ra một nỗi buồn hun hút, một sự hụt
hẫng không diễn tả thành lời.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con ngƣời trong thế giới.
Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện nhƣ truyện
cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm tƣởng và ý thức nhƣ
tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ, khép kín trong tƣơng
lai, có thời gian nghệ thuật trôi trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ
thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có
tính vĩnh viễn, đứng ngoài thời gian nhƣ thần thoại.
Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con ngƣời trong
từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc
đáo của tác giả về phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới. Trong thế
giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện nhƣ một hệ quy chiếu có tính
tiêu đề đƣợc giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm cho thấy đặc điểm tƣ
duy của tác giả. Tác giả có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh
hay chậm, có thể kể xuôi hay đảo ngƣợc, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ,

11



hiện tại, tƣơng lai, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều
cuộc đời. Thời gian thể hiện ý thức sáng tạo của nghệ thuật.
Tóm lại, thời gian nghệ thuật là mô hình thời gian của thế giới nghệ thuật.
Thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với không gian nghệ thuật và
chính mối quan hệ đó đã đem lại cho ngƣời thƣởng thức nghệ thuật sức liên
tƣởng mạnh mẽ. Thời gian nghệ thuật không chỉ mang tính chủ quan mà còn
mang tính tƣợng trƣng, quan niệm. Nghĩa là chủ thể sáng tạo luôn tạo ra thời
gian nghệ thuật để thể hiện một quan niệm nhất định của mình về thế giới và
cuộc sống con ngƣời. Không những vậy, thời gian nghệ thuật còn mang một cấu
trúc đặc biệt, nó gắn liền với điểm nhìn của con ngƣời trong tác phẩm văn học.
1.2. Sơ lƣợc về từ và ngữ
1.2.1. Về khái niệm từ, ngữ
a. Theo cuốn Từ vựng, ngữ nghĩa, tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu: “Từ của
tiếng Việt là một hoặc một số ấm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm
ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, lớn nhất trong
tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [8].
Các thành phần ngữ âm, thành phần ngữ pháp, thành phần cấu tạo, thành
phần ý nghĩa không độc lập đối với nhau mà quy định lẫn nhau, thống nhất với
nhau thành một hợp thể gọi là từ. Một mình thành phần ngữ âm không thể cho ta
biết nó có phải là từ hay không hoặc không thể cho ta biết nó là một hay là nhiều
từ. Khi một thành phần nào đó thay đổi thì có khi chúng ta phải thừa nhận là có
nhiều từ khác nhau mặc dầu các thành phần kia - nhất là thành phần ngữ âm vẫn
giữ nguyên.
Các thành phần của từ, trừ thành phần ngữ âm không phải là riêng của mỗi
từ. Thành phần cấu tạo, thành phần ngữ pháp và thành phần ý nghĩa xuất hiện
trong từ này cũng có thể xuất hiện trong một số từ khác.
Ví dụ: Từ Máy bay cũng có thành phần cấu tạo chung với các từ máy ủi,
máy súc, máy cày, máy gặt,… Thành phần ngữ pháp của từ cối cũng là thành

12



phần ngữ pháp của các từ súng, súng lục, súng trường, đại bác, pháo, B40, khẩu
cối, khẩu súng, khẩu đại bác… và ý nghĩa vũ khí của nó cũng là ý nghĩa của các
từ vừa dẫn.
Nói một cách khác, các thành phần cấu tạo, thành phần ngữ pháp và thành
phần ý nghĩa của từ có tính đồng loạt chứ không phải chỉ có tính riêng biệt.
Chính nhờ tính đồng loạt của các thành phần mà khi gặp một hình thức ngữ âm
nào đó, chúng ta mới có thể quyết định nó là từ nào và sử dụng theo cách nào.
Dựa vào mặt cấu tạo có thể phân loại từ tiếng việt thành hai loại: Từ đơn và từ
phức (từ láy và từ ghép).
Theo Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng, ngữ nghĩa, tiếng Việt”: Từ đơn là
những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống
có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta chỉ lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ
một riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý
nghĩa của từ.
Từ phức bao gồm hai tiểu loại: từ láy và từ ghép. Từ láy là những từ đƣợc
cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là phƣơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận
hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa. Từ ghép đƣợc sản sinh
do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ,
độc lập đối với nhau.
b. Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ,
cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) nhƣng đã cố định hóa cho nên cũng có tính chất
chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính chất xã hội nhƣ từ. Tính thành ngữ có những
mức độ từ thấp đến cao.
Ví dụ: ngữ cố định: Chờ hết nước hết cái khác với nghĩa của các cặp từ
ghép biệt lập hay ghép phân nghĩa. Động từ chờ vẫn giữ nguyên tính chất nghĩa
của nó. Cụm từ hết nước hết cái đƣợc hiểu là sự chờ đợi đã kéo dài khá lâu vƣợt
mức nhẫn nại của ngƣời phải chờ, khiến cho ngƣời đó phải sốt ruột, bực dọc.


13


Do sự cố định hóa và tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có
tính thành ngữ. Cuốn Từ vựng, ngữ nghĩa Tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu định
nghĩa tính thành ngữ nhƣ sau: Cho một tổ hợp có nghĩa S do các đơn vị A, B,
C… mang ý nghĩa lần lƣợt s[1], s[2], s[3]… tạo nên, nếu nhƣ nghĩa S không thể
giải thích bằng các ý nghĩa s[1], s[2], s[3] thì tổ hợp A, B, C có tính thành ngữ.
Ví dụ: Hết nước hết cái là tổ hợp có tính thành ngữ vì ý nghĩa “quá dài, quá
mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột” của nó không thể giải thích đƣợc bằng các
nghĩa của hết nước, hết cái…
Ngữ cố định là các cụm từ cố định hóa, tuy nhiên có nhiều ngữ cố định có
hình thức cấu tạo là các câu nhƣ: Chuột chạy cùng sào, Chim sa cá lặn, Chó
ngáp phải ruồi; có cấu tạo là câu ghép nhƣ: Gió chiều nào che chiều ấy, Ăn cơm
nhà vác tù và hàng tổng… Do đó, căn cứ để xác định ngữ cố định là tính tƣơng
đƣơng với từ của chúng về chức năng cấu tạo câu.
Có những đơn vị trung gian giữa ngữ cố định và cụm từ tự do nhƣ: Nói
cách khác, Một mặt thì, Trước hết, Nghĩa là, Tức là… Đây là các cụm từ tự do
đã đƣợc cố định hóa do nội dung của chúng đã trở thành điều thƣờng xuyên
phải lặp đi lặp lại vì cần thiết cho sự suy nghĩ và diễn đạt.
Ngữ cố định có tính chất chặt chẽ, cố định nhƣng chúng vẫn có khả năng
rút gọn. Ví dụ: chết nhăn răng rút gọn thành nhăn răng, tốt mã giẻ cùi rút gọn
thành tốt mã. Hoặc chúng có thể đƣợc mở rộng, thêm thành phần nhƣ: Ăn cơm
nhà vác tù và hàng tổng có thể mở rộng thành Ăn cơm nhà mà lại đi thổi tù và
hàng tổng… Hoặc đƣợc thay thế bằng các từ cùng trƣờng nghĩa hay đồng nghĩa
nhƣ: Đi guốc trong bụng thành lê dép quèn quẹt trong bụng… Tuy nhiên, dù có
biến đổi thế nào thì các biến thể của ngữ cố định vẫn không đƣợc phép vƣợt quá
kết cấu và các liên hệ ngữ nghĩa vốn có trong ngữ quá xa.

14



1.2.2. Từ ngữ chỉ thời gian
Cũng nhƣ một số ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, thời gian có thể đƣợc
biểu thị bằng nhiều từ ngữ khác nhau. Để định vị và định lƣợng thời gian (tức
xác định thời điểm và thời lượng), ngƣời Việt thƣờng dùng các từ ngữ chỉ thời
gian, trong đó thông thƣờng là các danh ngữ mà thành phần trung tâm là các
danh từ chỉ thời gian.
Các danh từ có ý nghĩa thời gian trong tiếng Việt thƣờng là: ngày, hôm,
tuần, tháng, năm, thời (đời), thuở, sáng, trưa, chiều, tối, đêm, ban, khi, lúc,
chừng, hồi, dạo (độ), lần, phút, giây, chốc, lát, trước, sau…
Khi cấu tạo danh ngữ biểu thị thời gian, chỉ cần thêm vào trƣớc loại danh
từ này một từ định lƣợng (một, hai, ba, bốn, mấy, các, những…) hoặc một từ
định vị (này, kia, nọ, ấy, đó…).
Ngoài ra, các danh từ có ý nghĩa thời gian này có thể kết hợp với nhau tạo
thành những tổ hợp từ có ý nghĩa khái quát nhƣ: ngày ngày, ngày đêm, hôm
sớm, sáng khuya, trước nay, nay mai, mai sau,… Các danh từ, danh ngữ dùng
làm chỉ tố định vị thời gian này có thể phân loại nhƣ sau:
* Các từ ngữ chỉ thời điểm, tức là những từ ngữ dùng để định vị thời gian
nhƣ: nay, mai, trước, sau, sáng, trưa, chiều, tối, chiều chiều, đêm đêm,… Các
từ ngữ chỉ thời điểm lại có thể chia ra làm ba loại nhỏ:
- Từ ngữ chỉ thời điểm có tính chất định vị thời gian khái quát, bao gồm:
mai, sau, hiện, giờ, trước, sáng, trưa, chiều, tối, v.v…
- Từ ngữ chỉ thời điểm có tính chất định vị thời gian phỏng định, bao gồm:
sáng sáng, trưa trưa, chiều chiều, tối tối (các từ này có nghĩa là gần sáng, gần
trƣa, gần chiều, gần tối một chút).
- Từ ngữ chỉ thời điểm có tính chất định vị thời gian lặp lại, bao gồm: sáng
sáng (với nghĩa là sáng nào cũng), trưa trưa (với nghĩa là trƣa nào cũng), chiều
chiều (với nghĩa là chiều nào cũng), tối tối (với nghĩa là tối nào cũng), đêm đêm


15


(với nghĩa là đêm nào cũng), ngày ngày (với nghĩa là ngày nào cũng), tháng
tháng (với nghĩa là tháng nào cũng).
Ví dụ:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mƣờng Hịch cọp trêu ngƣời
(Quang Dũng)
Đây là những từ có khả năng định hƣớng thời gian mang tính khái quát, là
những chỉ tố thời gian chỉ sự tình trong câu xảy ra kéo dài từ thời gian quá khứ đến
hiện tại và thậm chí kéo dài đến tƣơng lai, ví dụ nhƣ chỉ tố thời gian chiều chiều,
đêm đêm trong ví dụ trên.
* Các từ ngữ chỉ thời đoạn, tức là những từ ngữ dùng để định lƣợng thời
gian, gồm: ngày, đêm, buổi (bữa), tuần, tháng, năm, mùa, giây phút, trước sau,
ngày đêm, sớm khuya, sớm tối, sáng tối, sáng đêm,…
Trong số các từ đƣợc dùng để chỉ thời đoạn nêu trên (ngày, đêm, buổi hoặc
bữa, tuần, tháng, năm, mùa,…), chỉ có những từ nào có khả năng kết hợp với
những định ngữ đứng sau (thƣờng là những từ chỉ định nhƣ: này, đó, kia, trước,
sau … hoặc một số định ngữ khác) và những từ ngữ chỉ thời lƣợng có tính chất
cụ thể nhƣ: 8 giờ, 8 giờ đến 10 giờ, năm 1975, năm 1945 đến năm 1954,…thì
mới đƣợc xem là những từ ngữ chỉ thời điểm có khả năng định vị thời gian cụ
thể. Còn các từ nhƣ: ngày đêm, sớm khuya, sớm tối, sáng tối,…có khả năng
định hƣớng thời gian mang tính khái quát.
* Các từ ngữ có ý nghĩa thời gian phi thời điểm - phi thời đoạn, bao gồm:
hôm, ban, thời, thuở, khi, lúc, hồi, dạo, lần, thời gian,.... Các từ có ý nghĩa phi
thời điểm - phi thời đoạn chỉ có khả năng chỉ thời điểm định vị thời gian khi
chúng kết hợp với định ngữ đứng sau chúng, chẳng hạn nhƣ: hôm đó, khi ấy,
lúc nãy, thời trước, thời sau, thuở xưa, đời trước, đời sau, dạo này, hồi còn đi
học, thuở còn thơ, thời gian này, giây phút đó, …


16


1.3. Ca dao và ca dao về tình yêu đôi lứa
1.3.1. Khái niệm ca dao
Theo cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh chủ biên) thì:
“Ca dao vốn là thuật ngữ Hán Việt, theo cách hiểu thông thường thì ca dao là
lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…”[ 27].
Theo Từ điển Tiếng Việt, "ca dao là thơ ca dân gian được truyền miệng
dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo
thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là thể loại văn vần, thường làm
theo thể thơ lục bát" [39; tr. 132].
Vũ Ngọc Phan định nghĩa về ca dao nhƣ sau: "Ca dao là một thể thơ dân
gian, có thể phân nhỏ các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca
dao"[38].
Nguyễn Xuân Kính cho rằng: "Ca dao là những sáng tác văn chương được
phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm
nhất định và bền vững trong phong cách. Và ca dao đã thành một thuật ngữ
dùng để chỉ một thể thơ dân gian" [29; tr. 56].
Nhƣ vậy, ca dao có thể đƣợc hiểu là một thể loại trữ tình của văn học dân
gian, về hình thức, nó là thơ có nhịp điệu, có tiết tấu.
Nội dung cơ bản của ca dao nhằm phản ánh tâm tƣ, tình cảm, tâm hồn của
con ngƣời Việt Nam (tình cảm gia đình; tình yêu đôi lứa; thân phận con ngƣời;
tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc…); phản ánh lịch sử và đời sống xã hội thời
phong kiến; phản ánh cuộc sống lao động, kinh nghiệm sản xuất; phản ánh triết
lý sống, những kinh nghiệm ứng xử.
Về thi pháp, ca dao sử dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát,
song thát lục bát, thể vãn (đƣợc sử dụng trong đồng dao), thể hỗn hợp (kết hợp
tự do giữa các thể loại khác nhau). Các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng phổ biến

nhƣ thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tƣợng trƣng, điệp từ, khoa trƣơng, tập
kiều… Trong ca dao có ba cách cấu tứ cơ bản đó là phú (phô bày, diễn tả trực
tiếp), tỉ (so sánh, ví von) và hứng (trình bày bằng cách gợi cảm hứng), từ ba

17


kiểu cấu tứ này có thể làm xuất nhiều biến thể khác. Ngôn ngữ trong ca dao vừa
có tính dân tộc, vừa có tính địa phƣơng, vì vậy, nó vừa đa dạng, vừa thống nhất.
Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại và mang tính phiếm
chỉ, thƣờng đƣợc miêu tả bằng những mô típ quen thuộc: sáng ngày, chiều chiều,
ngày ngày, hôm qua, bây giờ, đêm trăng thanh, đêm khuya, đêm qua…
Không gian nghệ thuật trong ca dao vừa là không gian thực tại khách quan,
vừa là không gian trong trí tƣởng tƣợng mang tính chất tƣợng trƣng của tác giả
dân gian, đó là không gian làng quê bình dị gắn với những địa điểm sinh hoạt
quen thuộc của ngƣời dân lao động nhƣ: cây đa, bến nước, sân đình, cây cầu…
1.3.2. Ca dao về tình yêu đôi lứa
Từ xƣa đến nay, tình yêu luôn là đề tài muôn thủa của con ngƣời. Tình yêu
đôi lứa trong văn học nói chung và trong ca dao nói riêng chiếm số lƣợng lớn.
Trong kho tàng ca dao dao ngƣời Việt, ca dao viết về tình yêu đôi lứa là mảng đề
tài phong phú nhất. Hầu hết những bài ca dao này đƣợc sáng tác ra trong những
điều kiện của mối quan hệ nam nữ ở nông thôn Việt Nam trƣớc đây. Trong ca dao
ngƣời Việt, tình yêu đƣợc thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển, nhƣng cũng rất chân
thành, giản dị. Trai gái ở nông thôn thƣờng gặp gỡ, tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm
với nhau trong khi cùng nhau lao động, trong những ngày hội hè, vui xuân.
Ca dao về tình yêu đôi lứa có nội dung phản ánh mọi biểu hiện của tình
yêu trong tất cả các giai đoạn của nó: giai đoạn gặp gỡ ƣớm hỏi nhau, giai đoạn
gắn bó, trao đổi những lời thề nguyền, những tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh
phúc với những niềm ƣớc mơ, những nỗi nhớ nhung hoặc sự thất bại đau khổ
với những lời than thở oán trách… Nói chung, ca dao tình yêu chứa đựng mọi

cung bậc tình cảm của con ngƣời khi yêu và là mảng văn nghệ dân gian rất giàu
giá trị. Có thể chia Ca dao về tình yêu đôi lứa thành các chủ đề cụ thể:
* Ca dao tỏ tình: Hầu hết những nam nữ thanh niên ngày xƣa họp mặt vào
những dịp lễ hội, đình đám. Tuy nhiên, dịp thuận lợi phổ biến nhất để học gặp
nhau thƣờng là trong công việc đồng áng. Vì thế, họ thổ lộ tâm tình trong

18


×