Tiểu luận Đa Dạng Sinh Học U Minh Thượng
LỜI NÓI ĐẦU
Là người con của đất Kiên Giang, tôi không thể không tự hào quê
hương mình có nhiều địa danh đẹp nổi tiếng như đảo Phú Quốc, rừng U
Minh Thượng, Hòn Tre, Hòn Nghệ, hòn Phụ Tử…Nhưng cái tôi tâm đắc
nhất vẫn là U Minh Thượng nơi mang vẻ đẹp hoang dã, gần gũi với thiên
nhiên, đậm màu sắc quê hương. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, U minh Thượng là căn cứ địa của cách mạng, là nuôi giấu chiến sĩ
chống giặc. Ngày nay, U Minh Thượng là một trong những vùng đất ngập
nước với diện tích rừng quý hiếm nhất Đông Nam Á, đồng thời là khu bảo
tồn sinh quyển thế giới. Mức độ đa dạng về thành phần loài ở đây khó có
khu bảo tồn vùng đất ngập nước nào trong khu vực sánh được. Chính bởi lẽ
đó mà tôi đã chọn U Minh thượng làm đề tài cho bài tiểu luận này.
Bài tiểu luận này nhằm giới thiệu về Đa dạng sinh học ở Vườn Quốc
Gia U Minh Thượng, hiện trạng sử dụng, bảo tồn cũng như phương hướng
giải quyết các vấn đề liên quan đến Đa dạng sinh học tại đây.
Nguồn tài liệu: từ các trang web
• www.daongoc.vn/kham-pha-rung-u-minh-thuong-huyen-u-
minh-thuong-kien-...
• www.moitruongdulich.vn/index.php?...
• www.wattpad.com/576274
• Cùng nhiều trang web khác
Do sự hiểu biết có hạn, nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Tôi
mong nhận được sự đóng góp từ thầy và các bạn để những bài tiểu luận sau
sẽ tốt hơn.
Sinh viên
Nguyễn Thế Lạc-DH09CT
Tiểu luận Đa Dạng Sinh Học U Minh Thượng
MỤC LỤC
I. Vài nét về U Minh Thượng
II. Mức độ đa dạng sinh học ở U Minh Thương
II.1 Đa dạng loài thực vật
II.2 Đa dạng loài động vật
III. Giá trị của VQG U Minh Thượng
IV. Thách thức đối với đa dạng sinh học của U Minh Thượng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG
BTTN
ĐDSH
ĐBSCL
Vườn Quốc Gia
Bảo Tồn Thiên Nhiên
Đa Dạng Sinh Học
Đồng Bằng Sông Cửu
Long
Nguyễn Thế Lạc-DH09CT
Tiểu luận Đa Dạng Sinh Học U Minh Thượng
I. Vài nét về U Minh Thượng:
Đường vào U Minh Thượng
Rừng U Minh Thượng
Rừng U Minh nằm ở phía Tây bán đảo Cà
Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan (biển Tây), phía
Bắc và Nam bị giới hạn bởi sông Cái Lớn và sông
Nguyễn Thế Lạc-DH09CT
Tiểu luận Đa Dạng Sinh Học U Minh Thượng
ông Đốc. Rừng U Minh rộng gần 190 ngàn hécta,
được chia bởi sông Trẹm thành hai nửa gần bằng
nhau: phần phía Bắc là U Minh Thượng thuộc tỉnh
Kiên Giang, phía Nam là U Minh Hạ thuộc Cà Mau.
Rừng U Minh (U Minh Thượng và U Minh Hạ) là
kiểu rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quí
hiếm trên thế giới. Rừng tập trung ở U Minh Thượng
nhiều hơn và chủ yếu là loại rừng nguyên sinh.
Người Nam Bộ gọi các vùng rừng ngập nước là miệt
thứ để phân biệt với miệt vườn. Miệt thứ là xứ cá,
miệt vườn là xứ cây ăn trái. Miệt thứ U Minh là vùng
rừng tràm sình lầy có gần 20 kênh rạch lớn chảy
song song ra Vịnh Thái Lan. Giữa các kênh rạch lớn
là hàng trăm kênh rạch nhỏ chằng chịt đầy tôm cá.
Khi triều rút, lòng kênh rạch nông và hẹp lại, cá đớp
bọt như nồi cơm đang sôi.
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) U Minh
Thượng được thành lập từ năm 1993 do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang quản
lý, có diện tích 21.800 ha gồm vùng lõi 8100 ha và
vùng đệm 13.700 ha. U Minh Thượng được công
nhận là vườn quốc gia vào tháng 1 năm 2002, với
diện tích 8.053 hécta, nằm trong địa giới của các
huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên
Giang, thuộc vùng bán đảo Cà Mau.
Chưa đầy 3 tháng sau khi được công nhận là
vườn quốc gia, hàng chục ngàn ha rừng, trong đó có
gần chục ha vùng lõi đã bị cháy rụi. Với quyết tâm
của chính quyền và người dân nơi đây, rừng đã được
khôi phục lại và trở thành một khu du lịch sinh thái
nổi tiếng khu vực ĐBSCL. Đến U Minh Thượng,du
khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành cùng
với không gian khoáng đãng, tha hồ nhìn ngắm chim
muông, thú rừng, và các loài động thực vật. Nhiều
địa chỉ để các bạn tham quan như mảng chim, mảng
dơi quạ, tràm nguyên sinh, quần thể Heo Rừng, Rái
Cá, Kỳ Đà, và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa
Mai...
II. Mức độ Đa dạng sinh học ở U Minh Thượng:
Nguyễn Thế Lạc-DH09CT
Tiểu luận Đa Dạng Sinh Học U Minh Thượng
Trong hệ sinh thái rừng úng phèn của đồng
bằng sông Cửu Long thì chỉ còn duy nhất hệ thực vật
rừng của vùng lõi thuộc VQG U Minh Thượng có
những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó
là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên
đất than bùn với diện tích gần 3000 ha. Các đầm lầy
và các sinh cảnh thực vật trên các kênh đê nằm xen
kẽ rải rác trong các khu rừng tạo nên những khu cư
trú thích hợp cho các loài động vật hoang dã.
Đặc trưng nhất của khu BTTN U Minh
Thượng là tập đoàn cây tràm cừ, có thân cao từ 10
đến 20 m, khá thuần nhất, mọc ngay sau lưng rừng
Sú Vẹt nếu tính từ biển vào. Tập đoàn cây tràm
chứng tỏ môi trường nước của U Minh Thượng đã
chuyển sang giai đoạn ngọt hoá, sau lịch sử nhiều
năm là một vùng đồng bằng trũng ven biển ngập
triều. Dưới bóng tràm, có thể gặp một tập đoàn động
thực vật đa dạng vào bậc nhất trong số các khu bảo
tồn đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long.
II.1 Đa dạng loài thực vật:
U Minh Thượng có hệ thực vật rất đa dạng và
phong phú, gồm 252 loài thực vật có mạch thuộc 84
họ; trong đó có 8 loài rất hiếm như Mốp, Năng Chồi,
Lá U Minh, Bèo Tản Nhọn, Nắp Bình, Luân Lan,
Mật Cật, Bí Kỳ Nam... và cũng là nơi duy nhất còn
lại hệ thực vật của rừng nguyên sinh: Đó là ưu hợp
rừng Tràm hỗn giao của rừng Tràm trên đất than
bùn.
Trong số 250 loài thực vật U Minh Thượng thì tràm
và trâm là hai loài thân gỗ có giá trị cao. Dưới tán
của chúng là các loài rau như Dớn, Choai, Súng, Rau
Dừa, Rau Muống...Người ta còn cho rằng, rừng
Tràm - do khả năng nhả nước (khả năng bốc hơi
nước) rất lớn - góp phầm làm khô hạn đầm lầy và
hương Tràm góp phần làm sạch không khí. Dưới
thảm rễ Tràm là lớp than bùn, nằm cách mặt đất
chừng nửa mét và dày từ 2 đến 5 mét. Than bùn ở
đây là xác thực vật như Sú, Vẹt, Tràm... bị biến đổi
Nguyễn Thế Lạc-DH09CT