Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT CHO CÔNG TY VINAPHONE ĐỐI VỚI SẢN PHẨM USB 3G

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 16 trang )

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
TT

Họ và tên

Ngày sinh

Ghi chú

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU

3

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT

4

1. Lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo

4

2. Lý thuyết độc quyền và độc quyền tập đoàn (độc quyền nhóm)

5

2.1 Độc quyền
2.2 Độc quyền tập đoàn

6


1


PHẦN II: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT CHO

8

CÔNG TY VINAPHONE ĐỐI VỚI SẢN PHẨM USB 3G
1. Giới thiệu đôi nét về Vinaphone và USB 3G

8

1.1. Giới thiệu đôi nét về Vinaphone

8

1.2. Giới thiệu đôi nét về sản phẩm USB 3G

8

2. Bài tập vận dụng

9

KẾT LUẬN

15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


16

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày
càng sâu rộng như hiện nay, việc các công ty sử dụng lợi thế kinh doanh của mình để
sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường chưa chắc đã mang lại thành công cho
doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu xem thị trường các đang có nhu cầu về mặt hàng gì và
tìm các sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp còn
phải tính toán xem sản xuất ra bao nhiêu sản phẩm và đưa ra mức giá nào ứng với các
2


thị trường khác nhau sẽ đem lại lợi nhuận lớn nhất cho doanh nghiệp mình. Đây mới là
vấn đề mấu chốt quyết định vận mệnh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, cũng nhằm vận dụng những lý thuyết từ môn học
Kinh tế học quản lý, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Xác định mức giá và
sản lượng nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho sản phẩm USB 3G của Vinaphone tại các
cấu trúc thị trường” làm đề tài nghiên cứu cho nhóm.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm hai phần:
PHẦN I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT
PHẦN II: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT CHO
CÔNG TY VINAPHONE ĐỐI VỚI SẢN PHẨM USB 3G
Do kiến thức và thời gian có hạn nên những vấn đề trình bày của nhóm chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ cô giáo
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT
1. Lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo (CTHH) là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả

là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu
dùng nào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả.
Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Những nghiên cứu về
các thị trường cạnh tranh hoàn hảo cung cấp cơ sở cho học thuyết về cung và cầu.
3


Các giả thiết quan trọng để mô hình cạnh tranh hoàn hảo có thể được thành lập là:
• Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau. Nghĩa là hàng hóa phải cùng
một cấp chất lượng và số lượng. Các hàng hóa bán ra không khác nhau về quy
cách, phẩm chất, mẫu mã. Người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các
đơn vị hàng hóa đó của ai.
• Tất cả người bán và người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan
đến việc mua bán, trao đổi.
• Không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người mua hay
một người bán.
• Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm
chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối
thủ cạnh tranh
Vì những giả thiết nêu trên hiếm khi cùng xảy ra trong thực tế, nên cạnh tranh hoàn
hảo chỉ là một mô hình lý tưởng.

4


2. Lý thuyết độc quyền và độc quyền tập đoàn (độc quyền nhóm)
2.1 Độc quyền
Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra
sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại
thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mặc dù trên thực

tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc
quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc
quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội.

5


2.2 Độc quyền tập đoàn
Độc quyền tập đoàn là cấu trúc thị trường trong đó một số hãng chi phối cả thị
trường về hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều đó có nghĩa là các hãng phụ thuộc lẫn nhau và
mỗi hãng đều phải cân nhắc các phản ứng có thể xảy ra của các đối thủ về những quyết
định giá, xúc tiến bán hàng và phát triển sản phẩm của mình.
Tùy thuộc vào sự khác biệt sản phẩm, có thể có độc quyền tập đoàn thuần túy và độc
quyền tập đoàn phân biệt. Độc quyền tập đoàn thuần túy là thị trường độc quyền tập
đoàn trong đó các hãng sản xuất sản phẩm giống nhau hay sản phẩm chuẩn hóa, như
luyện kim, hóa dầu… Độc quyền tập đoàn phân biệt là thị trường độc quyền tập đoàn
trong đó các hãng sản xuất sản phẩm khác nhau như ô tô, đồ điện…
Đặc điểm của độc quyền tập đoàn:
• Một số hãng lớn chia nhau tỷ phần thị trường
6


• Các rào cản đối với cạnh tranh (luật pháp, thuế nhập khẩu, tính kinh tế của quy
mô)
• Các hãng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau và đối mặt với vấn đề không chắc chắn
• Thông tin không hoàn hảo

7



PHẦN II: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HÀNH VI NHÀ SẢN XUẤT CHO
CÔNG TY VINAPHONE ĐỐI VỚI SẢN PHẨM USB 3G
1. Giới thiệu đôi nét về Vinaphone và USB 3G
1.1. Giới thiệu đôi nét về Vinaphone
Sự ra đời của mạng điện thoại di động VinaPhone ngày 26 tháng 06 năm 1996,
đánh một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của toàn bộ ngành viễn thông di động.
Vinaphone là đơn vị thành viên của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
VNPT. Năm 1999, VinaPhone là mạng đầu tiên phủ sóng trên 100% các tỉnh, thành phố.
Tháng 6 năm 2006, VinaPhone lại một lần nữa là mạng di động đầu tiên thực hiện phủ
sóng 100% số huyện trên địa bàn cả nước kể cả các huyện miền núi, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa và đến nay đã có khoảng 36 triệu thuê bao thực đang hoạt động.
Năm 2006, VinaPhone đã công bố chính thức hệ thống nhận diện thương hiệu
mới, và nâng cấp thế hệ mạng từ 2G lên 2,5G và mạng thông minh và trở thành nhà
mạng đầu tiên cung cấp các dịch vụ dữ liệu với nhiều tiện ích và chất lượng vượt trội.
Tháng 10/2009, luôn dẫn đầu trong các xu hướng công nghệ mới, VinaPhone đã
tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng truyền dẫn, lắp đặt và hòa mạng để mang đến người dùng
mạng di động băng thông rộng 3G đầu tiên tại Việt Nam. Việc VinaPhone khai trương
mạng 3G đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lĩnh vực thông tin di động Việt
Nam. Với đường truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ tối đa lên tới 14.4 Mbps, 3G
đã tạo nên một cuộc cách mạng về thông tin di động tại Việt Nam.
Giữ vững vị trí tiên phong trên thị trường viễn thông di động Việt Nam,
VinaPhone luôn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm và dịch vụ
thông tin di động tốt nhất, để đảm bảo kết nối hoàn hảo cho tất cả mọi người, bất cứ lúc
nào, ở bất cứ nơi đâu đúng với slogan: “VinaPhone không ngừng vươn xa”.
1.2. Giới thiệu đôi nét về sản phẩm USB 3G
Hiện nay, nhu cầu truy cập Internet bằng công nghệ 3G đang ngày càng trở nên
phổ biến, đi cùng với nó là nhu cầu sử dụng thiết bị đầu cuối 3G lại càng trở nên cấp
thiết. Thiết bị 3G là thiết bị đầu cuối, người dùng chỉ cần cắm sim sau đó kết nối thiết bị
với máy tính là có thể truy cập Internet bằng công nghệ 3G mọi lúc mọi nơi. Hiện nay,
8



có loại thiết bị 3G chính đó là: Usb, Data Card, WWAN trong đó USB 3G là sản phẩm
thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Nắm bắt được nhu cầu này, Vinaphone đã sớm tung ra các dòng sản phẩm USB
3G (gồm có dạng thẳng và dạng xoay) nhằm đáp ứng thị trường nhiều tiềm năng này.
2. Bài tập vận dụng
ĐỀ BÀI
Cuối năm 2009, Công ty Dịch vụ Viễn thông (Vinaphone) – Trực thuộc Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam dự định tung ra thị trường sản phẩm mới có tên “USB
3G”. Đây là sản phẩm cho phép người dùng kết nối internet ở bất cứ đâu. Công ty giả
định hàm cầu cho sản phẩm này có dạng: P = 1.400.000 – 0,04Q (Trong đó, P là giá
bán (đồng), Q là số lượng sản phẩm bán ra (chiếc)). Với tính toán của công ty, hàm chi
phí sản xuất của thiết bị mới này sẽ là: TC = 1000.000.000.000 + 300.000Q + 0.07Q2
Tình huống 1: Với ưu điểm là nhà phân phối duy nhất trên thị trường trong thời gian
đầu, Ban giám đốc công ty đang tính toán xem liệu đưa ra mức giá bao nhiêu là phù hợp
nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất.
Tình huống 2: Do cùng được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép nên dự kiến sau 5
tháng kể từ ngày Vinaphone tung ra sản phẩm mới này thì Viettel cũng cho ra mắt sản
phẩm tương tự. Với giả định hàm chi phí của Viettel cũng giống như Vinaphone. Ban
giám đốc Vinaphone nên quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm trong thời gian này là
tối ưu?
Tình huống 3: Sau khi USB 3G của Vinaphone và Viettel xuất hiện trên thị trường, một
loạt các hãng khác như MobiFone, EVN Telecom, Vietnammobile… cũng tung ra sản
phẩm tương tự. Giả định đường cung thị trường vào thời điểm này là: P = 230.000 +
0,05Q. Trong hoàn cảnh như vậy, Vinaphone nên đưa ra quyết định như thế nào nhằm
có lợi nhất cho mình?
BÀI LÀM
Tình huống 1
Với ưu điểm là nhà phân phối duy nhất nên Vinaphone trở thành nhà độc quyền trên thị

trường.
Giả sử tại mức sản lượng QS, Vinaphone đạt được lợi nhuận tối đa. Khi đó:
9


Tổng doanh thu TRS = P x QS = (1.400.000 – 0,04QS)QS
= 1.400.000QS – 0,04QS2
Suy ra, doanh thu cận biên của Vinaphone sẽ là:
MRS =

= (TRS)’Q = 1.400.000 – 0,08QS

Tổng chi phí để sản xuất sản lượng QS sẽ là:
TCS = 1000.000.000.000 + 300.000QS + 0,07QS2
Suy ra, chi phí cận biên tại mức sản lượng QS là:
MCS =

= (TCS)’Q = 300.000 + 0,14QS

Mức sản lượng QS tối ưu mà Vinaphone có thể đạt được khi: MRS = MCS
1.400.000 – 0,08QS = 300.000 + 0,14QS
1.100.000 = 0,22QS
QS = 5.000.000 (chiếc)
Với mức sản lượng QS này, Vinaphone sẽ bán ở mức giá:
PS = 1.400.000 – 0,04 x 5.000.000 = 1.200.000 (đồng).
Với mức giá PS, mức sản lượng QS, lợi nhuận mà Vinaphone thu được sẽ là:
= Ps x QS - (1000.000.000.000 + 300.000QS + 0,07QS2)
= 1.200.000 x 5.000.000 – [1000.000.000.000 + 300.000 x 5.000.000 + 0,07 x
(5.000.000)2]
= 1750.000.000.000 (đồng)

Như vậy, Ban giám đốc Vinaphone nên đặt ra mức giá 1.200.000 đồng mỗi chiếc để
thu được lợi nhuận lớn nhất.

10


Đồ thị

P
MC
ATC

B

PS = 1,2

AV
C

ATCS =

A

0,85

D

AF
C
0


Qs=5

Tình huống 2

M
R

Q

Sau khi Viettel tung ra sản phẩm tương tự sản phẩm của Vinaphone, thị trường trở thành
độc quyền tập đoàn hay độc quyền nhóm. Lúc này, mỗi hãng sẽ phải giả định sản lượng
của hãng kia để có thể tối đa hoá lợi nhuận.
Gọi Q1 và Q2 là mức sản lượng của Vinaphone và Viettel sản xuất ra để tối đa hoá lợi
nhuận của mỗi công ty.
Lúc này, sản lượng trên thị trường sẽ là: QM = Q1 + Q2
Mức giá mà hai công ty thiết lập trên thị trường lúc này sẽ là: PM = 1.400.000 – 0,04QM
Mức lợi nhuận mà Vinaphone thu được sẽ là:
= PM x Q1 – TC(Q1)
= [1.400.000 – 0,04(Q1 + Q2)]Q1 – (1000.000.000.000 + 300.000Q1 + 0,07Q12)
= -0,11Q12 + 1.100.000Q1 – 0,04Q1Q2 – 1000.000.000.000
11


Lợi nhuận tối đa mà Vinaphone đạt được khi:

)’ = 0

-0,22Q1 + 1.100.000 – 0,04Q2 = 0
Q1 = 5.000.000 – 0,1818Q2 (1)

Do hàm chi phí của Viettel cũng giống như Vinaphone nên có thể coi Viettel đạt được
mức lợi nhuận tối đa khi đưa ra mức sản lượng Q2 = 5.000.000 – 0,1818Q1 (2)
Hai công ty sẽ tối đa lợi nhuận ở mức cân bằng Nash. Thay (2) vào (1) ta có:
Q1 = 5.000.000 – 0,1818Q1
Q1 = Q 2

4.230.834 (chiếc)

Vậy, để tối đa hoá lợi nhuận khi có sự tham gia của Viettel, Vinaphone nên đặt
mức sản lượng là: 4.230.834 chiếc.
Đồ thị
P
MC
ATC

B

PS = 1,2
P1

AVC

F

ATCS = 0,85

E

ATC1


A

D

Th
1

DTh2
0

Q1 Qs=5

MRTh2

Tình huống 3

12

MR

AFC
Q


Khi có sự cung cấp sản phẩm tương tự từ các công ty khác nhau, thị trường của
Vinaphone sẽ trở thành cạnh tranh hoàn hảo. Khi đó, các công ty trở thành người chấp
nhận giá. Mức giá lúc này được quyết định bởi cung và cầu trên thị trường.
Gọi P0, Q0 lần lượt là mức giá và sản lượng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
P0, Q0 là nghiệm của phương trình:
1.400.000 – 0,04Q0 = 230.000 + 0,05Q0

Q0 = 13.000.000 (chiếc)
P0 = 880.000 (đồng)
Lúc này, Vinaphone phải bán ở mức giá P0. Nếu Vinaphone muốn tối đa hóa lợi nhuận
thì phải sản xuất ở mức sản lượng Q’ sao cho doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
Ta có: MR = P0
MC = (TC)’ = 300.000 + 0,14Q’
Suy ra: 880.000 = 300.000 + 0,14Q’
Q’ ≈ 4.142.857 (chiếc)
Khi đó, doanh thu của Vinaphone sẽ là: TR’ = P0 x Q’ = 880.000 x 4.142.857
= 3645.714.285.714 (đồng)
Tổng chi phí để sản xuất 4.142.857 chiếc của Vinaphone sẽ là:
TC’ = 1000.000.000.0000 + 300.000 x 4.142.857 + 0,07 (4.142.857)2
= 3444.285.714.286 (đồng)
Chi phí cố định của Vinaphone là: FC = 1000.000.000.000
VC’ = TC’ – FC
= 3444.285.714.286 – 1000.000.000.000
= 2444.285.714.286 (đồng)
AVC’ =

= 590.000 (đồng)

Do P0 > AVC’ (880.000 >590.000)

Công ty có lãi và sẽ tiếp tục sản xuất, với:
13


= 4.142.857 x 880.000 - 3444.285.714.286
= 201.428.571.429 (đồng)
Như vậy, khi nằm trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, việc sản xuất vẫn mang

lại lợi nhuận cho Vinaphone và Ban giám đốc công ty quyết định sẽ tiếp tục sản
xuất.

Đồ thị
P

P
M
C

S

P0

A
V
C

N

P0
ATC’

AT
C

MR=P0

M


D

0

Q0

0

Q’

Q

Quyết định của hãng

Cân bằng thị trường cạnh
tranh hoàn hảo

trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo

14


KẾT LUẬN
Từ những giả định và tính toán cụ thể cho các trường hợp ứng với việc cung cấp
sản phẩm USB 3G của Vinaphone ra thị trường cho thấy, việc đưa ra mức sản lượng và
ấn định mức giá cần phải được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng dựa trên đặc điểm của các
loại thị trường khác nhau. Việc làm này giúp doanh nghiệp lường trước và đưa ra được
các quyết định quản lý linh hoạt nhằm thu được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình.
Trong hoàn cảnh thực tế, việc tính toán và đưa ra các con số cụ thể dựa trên các

giả định không phải lúc nào cũng giống như tình hình thực tế diễn ra trên thị trường. Tuy
nhiên, nó là một trong những công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra
được chiến lược và những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Việc nghiên cứu các lý thuyết kinh tế trong đó có lý thuyết hành vi nhà sản xuất
được xem là mang tính bắt buộc đối với các nhà quản lý doanh nghiệp trong bối cảnh
kinh tế hiện nay. Thành công của Vinaphone sau khi tung sản phẩm USB 3G ra thị
trường không lâu là một minh chứng cho việc Ban giám đốc công ty đã biết vận dụng lý
thuyết này vào tình hình kinh doanh thực tế để đưa ra các quyết định phù hợp cho doanh
nghiệp mình.
15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình “Kinh tế học vi mô”, PGS.TS.
Cao Thúy Xiêm, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
2. Website: www.vinaphone.com.vn

16



×