www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I :
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 . Những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính
doanh nghiệp.
1.1.1. khái niệm, chức năng và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng
để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra
được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp
những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của
doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.
1.1.1.2. Chức năng
Trong quá trình tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ thực hiện ba
chức năng: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh tài chính doanh nghiệp:
- Chức năng đánh giá: Phân tích tài chính phải chỉ ra sự chuyển dịch giá trị,
sự vận động của các nguồn tài chính, nó nảy sinh và diễn ra như thế nào, có tác
động ra sao đến quá trình kinh doanh, chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào, có
gần với mục tiêu kinh doanh và phù lợp với cơ chế chính sách hay không.
- Chức năng dự đoán: Phân tích tài chính sẽ cho thấy tiềm lực tài chính, diễn
biến luồng tiền chuyển dịch giá trị, sự vận động của vốn hoạt động trong tương lai
của doanh nghiệp.
- Chức năng điều chỉnh: Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối
tượng quan tâm nhận thức rõ nội dung, tích chất, hình thức và xu hướng phát triển
của các quan hệ kinh tế tài chính có liên quan, kết hợp hài hòa các mối quan hệ đó
bằng cách điều chỉnh thường xuyên các mối quan hệ nội sinh.
1.1.1.3. Vai trò
Phân tích tài chính đáp ứng được những yêu cầu khác nhau đối với mỗi đối
tượng phân tích, cụ thể là:
- Đối với các các nhà quản lý doanh nghiệp: Mục tiêu các nhà quản lý là
nắm bắt được tình hình doanh nghiệp, đưa ra những quyết định từ tổng thể đến chi
tiết để ngày càng nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do mình
quản lý. Phân tích tài chính là công cụ trực tiếp để họ có thể thực hiện được mục
tiêu của mình bằng những chính sách phù hợp nhất, cụ thể là:
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
1
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
+ Tạo ra chu kỳ sản xuất kinh doanh đều đặn, thực hiện cân băng tài chính,
tăng khả năng sinh lời, tăng khả năng thanh toán và giảm rủi ro tài chính.
+ Tăng cường hay cắt giảm đầu tư, phân phối lợi nhuận đáp ứng nhu cầu
phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà vẫn đảm bảo lợi ích của chủ sở
hữu và người lao động.
+ Dự đoán tài chính
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.
- Đối với các nhà đầu tư: Dựa vào kết quả phân tích tài chính, các nhà đầu
tư có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của đồng vốn mà mình đã giao cho các nhà
quản lý, xem xét khả năng sinh lời, triển vọng phát triển, chính sách lợi nhuận của
doanh nghiệp để đưa ra quyết định duy trì, mở rộng hay kết thúc đầu tư.
- Đối với các nhà cho vay: Phân tích tài chính xác định khả năng hoàn trả nợ
của khách hàng đối với khoản cho vay: Đối với khoản cho vay ngắn hạn, người
cho vay quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp khi các khoản
vay đến hạn trả. Đối với các khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc
khả năng hoàn trả dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau một chu kỳ
kinh doanh nhất định.
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Đây là những người có nguồn
thu nhập là tiền lương được trả hoặc cả cổ tức cổ phần. Cả hai nguồn thu này đều
phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vầy,
phân tích tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định của mình
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm các cơ quan quản lý cấp bộ
ngành: cơ quan thuế, thanh tra tài chính, cơ quan thống kê… các cơ quan này sử
dụng phân tích tài chính đẻ kiểm tra, giám sát tình hình hoạt đông kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời cân nhắc, đề ra các chính sách, cơ chế quản lý cho phù
hợp với tình hình chung, nâng cao hiệu quả tổng thể của nền kinh tế.
Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để
xác định, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân
khách quan và chủ quan, giúp cho từng đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết
định phù hợp với mục tiêu quan tâm của họ.
1.2. Cơ sở, phương pháp và nộ dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1. Nguồn dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp :
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người phân tích phải thu thập đầy đủ
những thông tin cần thiết. Những thông tin đó không chỉ giới hạn ở các báo cáo tài
chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
2
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, sổ sách kế toán,…) mà còn bao gồm cả những
thông tin kinh tế, thông tin về pháp lý, thông tin về ngành, thông tin về bản thân
doanh nghiệp… cụ thể là:
- Các thông tin kinh tế: Đó là những thông tin chung về tình hình kinh tế,
chính trị, môi trường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu
tư, cơ hội về kỹ thuật công nghệ.
- Các thông tin theo ngành: Đó là những thông tin mà kết quả hoạt động của
doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế, của ngành liên quan đến thực tế
của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật, cơ cấu sản xuất có tác động đến khả năng sinh
lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường
và triển vọng phát triển.
- Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: Đó là thông tin về chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thông tin về kết quả kinh doanh,
tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khẳ năng thanh toán.
- Các thông tin khác kiên quan đến doanh nghiệp: Đó là các thông tin được
báo chí hay các thông tin đại chúng công bố, hoặc cũng có thể là thông tin mà chỉ
những người trong nội bộ doanh nghiệp được biết.
Tuy nhiên tất cả những số liệu này không phải tất cả đều được thể hiện
bằng số lượng và số liệu cụ thể, mà có những tài liệu chỉ được thể hiện thông qua
sự miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, người phân tích tài chính
cần sưu tầm thông tin đảm bảo đầy đủ và thích hợp.
1.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Để phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng một hay tổng thể các
phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh
nghiệp. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh,
phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ
thị, Phương pháp biểu đồ, phương pháp toán tài chính…
Trong số các phương pháp trên thì người ta thường sử dụng một số phương
pháp sau:
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tê
nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp này
cần chú ý nhưng vấn đề sau:
Thứ nhất: Điều kiện so sánh
- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
3
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
- Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự
thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất
về thời gian và đơn vị đo lường.
Thứ hai: Xác định gốc để so sánh. Gốc so sánh có thể xác định tại từng thời
điểm, cũng có thể xác định trong từng kỳ.
Thứ ba: Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu
phân tích.
- So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay
giảm bao nhiêu %.
1.2.2.2. Phương pháp phân chia
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: là việc chia nhỏ chỉ
tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó.
- Chi tiết theo thởi gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: là việc chia
nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển.
- Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế là việc
chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu.
1.2.2.3. Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài
chính (Dupont)
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp
của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp, để thấy được
sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản
phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta xây dựng hệ thống chỉ tiêu để
phân tích sự tác động đó. Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập và phân tích
mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này có ý nghĩa áp
dụng trong thực tế rất cao.
1.2.3. Kỹ thuật phân tích
Thực hiện các phương pháp phân tích nêu trên, sau khi thu thập thông tin,
phân tích tài chính có thể sử dụng một số kỹ thuật phân tích cơ bản như: phân tích
dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số, phân tích độ nhạy, kỹ thuật chiết khấu
dòng tiền…
- Kỹ thuật phân tích dọc: là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng
của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung.
- Kỹ thuật phân tích ngang: là sự so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
4
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
- Kỹ thuật phân tích qua hệ số: là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
dưới dạng phân số.
- Kỹ thuật phân tích độ nhạy: là kỹ thuật nêu và giải quyết các giả định đặt
ra khi xem xét một chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
- Kỹ thuật chiết khấu dòng tiền: là kỹ thuật sử dụng để xác định giá trị của
tiền tại các thời điểm khác nhau.
Khi sử dụng các kỹ thuật nêu trên, phân tích tài chính có thể sử dụng một
hoặc tổng hợp các kỹ thuật phân tích dọc, phân tích ngang, phân tích qua hệ số,
phân tích dãy thời gian, phân tích qua bảng tài trợ…
1.2.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra
cái nhìn tổng quát về những thay đổi, biến động kỳ này so với kỳ trước trên
những nhóm chỉ tiêu chủ yếu là tài sản và nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi
nhuận. Việc phân tích dựa trên các báo cáo tài chính, trong đó chủ yếu dựa vào
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài tổng hợp phản ánh một cách tổng
quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và
nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong bảng cân
đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là
tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Dựa vào bảng cân đối, có thể khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt:
- Sự biến động của tổng tài sản thông qua việc so sánh giữa số cuối năm và
số đầu năm, qua đó thấy sự biến động quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tính hợp lý của cơ cấu vốn, ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến quá trình kin
doanh. Trả lời các câu hỏi: Cơ cấu vốn có phù hợp với đặc điểm ngành nghề,
môi trường kinh doanh hay không; có yếu tố bất thường hay không.
- Mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp thông qua việc so sánh
từng loại nguồn vốn giữa số cuối năm với số đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số
tương đối: mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ trọng
vốn chủ trong tổng nguồn vốn.
- Chính sách tài trợ của doanh nghiệp: Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc
cân bằng tài chính, nguyên tắc này yêu cầu tài sản phải được tài trợ trong một
thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hóa tài sản ấy. Cụ thể, cần xem xét
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
5
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn, doanh nghiệp đảm bảo được
nguyên tắc này khi tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần của nguồn vốn
dài hạn và chỉ một phần của tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tổng hợp phản
ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh
nghiệp. Báo cáo này phản ánh 4 nội dung cơ bản: doanh thu, giá vốn, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý, lợi nhuận.
Khi phân tích khái quát cần đánh giá được kết quả kinh doanh trong một
thời kỳ, chỉ ra những yếu tố bất thường nếu có trong từng lĩnh vực kinh doanh, xác
định các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. Đồng thời, xem xét biến động
của các chỉ tiêu chính như doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế,
lợi nhuận sau thuế và đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp trong kỳ.
1.2.4.2. Phân tích hệ số tài chính
a. Hệ số khả năng thanh toán
Các hệ số khả năng thanh toán thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp tại
thời điểm phân tích, nếu các chỉ số này tốt sẽ cho thấy tình hình tài chính của
doanh nghiệp lành mạnh và ngược lại sẽ là dấu hiệu doanh nghệp có thể gặp khó
khăn về tài chính. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Công thức xác định :
Tổng tài sản
=
Nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán biểu hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có
của doanh nghiệp với tổng nợ phải trả, cho biết 1 đồng nợ của doanh nghiệp được
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản hiện có.
- Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp
không dủ đảm bảo cho các khoản nợ phải thanh toán, tình hình tài chính đang
trong tình trạnh cảnh báo, nguy cơ phá sản rất cao.
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
6
Hệ số khả năng
thanh toán tỏng quát
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
- Nếu hệ số này lơn hơn 1 thì tổng các khoản nợ được đảm bảo bằng tổng
giá trị tài sản hiện có, tuy nhiên việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh
nghiệp là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào khả năng chuyển đổi thành tiền của số tài
cản đó
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Công thức xác định:
Tài sản ngắn hạn
=
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các
khoản nợ ngăn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Thông thường, khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh
nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính
mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1
chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo nguyên
tắc cân bằng tài chính, tình hình tài chính không lành mạnh.
- Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đảm bảo thanh toán được các
khoản nợ trong thời gian tới. Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này quá
cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt, có thể
doanh nghiệp đang xảy ra tình trạng ứ đọng vốn ở khâu nào đó, dẫn đến chi phí
sử dụng vốn cao, làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Công thức xác định:
=
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số
tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của doanh nghiệp tại thời điểm
nhất định.
Hệ số này là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác tính hợp lý của hệ số này, cần xem xét các
tài liệu chi tiết để biết doanh nghiệp có khoản nợ đến hạn, quá hạn hay không,
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
7
Hệ số khả năng
Thanh toán hiện
thời
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
các khoản nợ phải thu hồi hay không và nhu cầu sử dụng vốn bằng tiền là cao
hay thấp.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số
thanh toán =
tức thời
Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương
tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn
khác có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian 3 tháng và không gặp rủi ro
lớn.
Hệ số này là cao là tốt nhưng nếu hệ số này quá cao so với trung bình
ngành, trong khi nhu cầu chi bằng tiền mặt của doanh nghiệp lại không lớn thì
chứng tỏ tiền đang bị nhàn rỗi, vốn chưa được sử dụng hiệu quả.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Công thức xác định :
Hệ số khả năng Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
thanh toán =
tức thời Lãi vay phải trả
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay bằng lợi nhuận gộp sau
khi trừ đi chi phí quản lỹ và chi phí bán hàng. Hệ số nay cũng phản ánh mức độ
rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có thể đáp ứng được các
khoản chi trả lãi vay. Ngược lại, khi hệ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp
không đủ khả năng đáp ứng việc chi trả các khoản lãi vay, doanh nghiệp đang
gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ.
b. Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
- Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
8
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Tổng nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh hiên nay doanh
nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ, hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ
số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu là 2 hệ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu này.
Hai hệ số này phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như
chính sách đòn bẩy mà doanh nghiệp sử dụng, từ đó cho thấy mức độ độc lập hay
phụ thuộc về tài chính và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Hệ số cơ cấu tài sản
Công thức xác định:
Tỷ lệ tài sản dài hạn
đầu tư vào =
tài sản dài hạn Tổng tài sản
Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn
đầu tư =
vào tài sản ngắn hạn Tổng tài sản
Hai hệ số này dùng để đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh
nghiệp, phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành kinh doanh khác
nhau và chính sách đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định hay tài sản dài hạn
Công thức xác định:
Tỷ suất Vốn chủ sở hữu
Tự tài trợ =
tài sản cố định Tài sản cố định(giá trị còn lại)
Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp độc lập cao về mặt tài chính.
Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 chứng tỏ một bộ phận tài sản cố định được
tài trợ bằng vốn vay, cần xem xét nguông vốn vay đó là dài hạn hay ngắn hạn để
đánh giá doanh nghiệp có vi phạm cân bằng tài chính hay không.
c. Hệ số hiệu suất hoạt động
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
9
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác
nhau.
- Số vòng quay hàng tồn kho
Công thức xác định :
=
Trong đó :
HTK đầu năm + HTK cuối kỳ
Hàng tồn kho bình quân =
2
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của
doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh của
doanh nghiệp là tốt. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp thì doanh nghiệp có thể
dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Công thức xác định:
Số ngày trong kỳ
Số ngày một vòng quay Hàng tồn kho =
Số vòng quay HTK bình quân
Chỉ số này phản ánh trung bình hàng tồn kho thực hiện được một
vòng quay.
- Vòng quay các khoản phải thu
Công thức xác định:
Vòng quay Doanh thu thuần
các khoản =
phải thu Số dư các khoản phải thu
Chỉ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt
của doanh nghiệp.
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh
nghiệp nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn bởi các khách hàng của mình.
Ngược lại, nếu chỉ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn.
Tuy nhiên, để đánh giá hệ số này là tốt hay xấu, cần kết hợp xem doanh nghiệp
dang sử dụng chính sách tín dụng như thế nào, có mục tiêu mở rộng thi trường hay
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
10
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
không, tính mùa vụ của sản phẩm, đồng thời xem xét các tài liệu phản ánh công
tác thu hồi nợ của doanh nghiệp.
- Kỳ thu tiền trung bình
Công thức xác định :
=
Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh độ dài thời
gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu
được tiền bán hàng.
Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu
và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so
với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
- Vòng quay vốn lưu động
Công thức xác định:
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Hệ số này phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.
Hệ số này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Công thức xác định:
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Hệ số này phản ánh trung bình vốn lưu động thực hiện một vòng quay hết
bao nhiêu ngày.
-Vòng quay tài sản hay toàn bố vốn
Công thức xác định :
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn =
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn
hiên có của doanh nghiệp. Nó chỉ ra tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh bình quân
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
11
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
trong kỳ và chỉ ra một đồng vốn kinh doanh bình quân tham gia vào hoạt động
kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác
Công thức xác định:
=
Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanh
nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này chỉ ra một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
d. Hệ số sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Công thức xác định:
=
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện
trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
sinh lời của =
tài sản: tài sản hay vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh của
doanh nghiệp không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn
gốc của vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này đo lường mức lợi nhuận bao gồm cả lãi tiền vay và thuế được
tạo ra từ tổng tài sản của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
trước thuế trên =
vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh
lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
12
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất lợi nhuận
ròng của tài sản
Công thức xác định:
=
Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở
hữu trong kỳ.
=
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp cũng là tạo ra lợi nhuận ròng cao cho chủ
sở hữu doanh nghiệp đó, vì vậy nó là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Do
đó, nếu chỉ tiêu này quá thấp sẽ dẫn tới việc doanh nghiệp sẽ khó vay được vốn do
người cho vay không tin tưởng vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4.3. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là để xác định vốn được
lấy từ đâu và chi vào đâu. Nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức
tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó. Đồng thời thông tin này cũng được
các nhà đầu tư và người cho vay sử dụng để biết được doanh nghiệp đang sử dụng
vốn của họ như thế nào.
Các bước phân ích được thực hiên như sau:
Trước hết, so sánh các số liệu cuối kỳ với đầu kỳ của các khoản mục trên
bảng cân đối kế toán để tim ra sự thay đổi của mỗi khoản mục. Mỗi sự thay đổi
của từng khoản mục sẽ được phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặc
diễn biến nguồn vốn theo cách thức sau:
- Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.
- Diễn biến nguồn vốn sẽ tương úng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.
Tiếp theo, sắp xếp các khoản liêm quan đến việc sủ dụng vốn và liên quan
đến việc thay đổi nguồn vốn dưới hình thức một bản cân đối. Qua bảng này tính tỷ
trọng từng khoản mục để phân tích, đánh giá nguồn tiền trọng kỳ được sử dụng có
đúng mục đích hay không.
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
13
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
1.3.1. Huy động vốn hiệu quả
Bất kì một doanh nghiệp cũng có nhu cầu về vốn để sản xuất, kinh doanh.
Nhưng việc huy động vốn không phải là dễ dàng ngay cả với những doanh nghiệp
lớn trước áp lực cạnh tranh hiện nay. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có một chính
sách huy động vốn hợp lý:
Trước hết doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn của mình để đưa ra chính
sách huy động vốn hiệu quả. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ ngân hàng, vay
vốn trong nội bộ doanh nghiệp,… Mỗi cách huy động vốn đều có ưu và nhược
điểm nên doanh nghiệp cần dựa vào tình hình của mình để lựa chọn cho phù hợp.
Khi đã huy động được vốn cho những dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể
doanh nghiệp cần sử dụng vốn linh hoạt sao cho có hiệu quả nhất. Doanh nghiệp
không nhất thiết phải rập khuôn theo những gì đã cam kết nhưng việc sử dụng vốn
này phải tuân thủ pháp luật và đươc ghi rõ trong hợp đồng vay vốn. Mặt khác
doanh nghiệp có thể sử dụng vốn huy động ban đầu để đầu tư vào các dự án và
dùng chính những dự án này để huy động vốn tiếp theo.
1.3.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Để quản lý vốn cố định một cách có hiệu quả, tổ chức cần thực hiện những
nhiệm vụ sau:
+ Doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định theo chu kỳ
và phải đảm bảo chính xác.
+ Dựa vào đặc điểm của tài sản cố định và căn cứ theo khung quy định về tài sản
của Bộ Tài chính để lựa chọn phương án tính khấu hao phù hợp, đảm bảo thu hồi
vốn nhanh, khấu hao vào giá cả sản phẩm hợp lý.
+ Thường xuyên đổi mới, nâng cấp để không ngừng nâng cao hiệu suất sản xuất
của tài sản cố định.
+ Sau mỗi kỳ hoạt động, doanh nghiệp sử dụng các tiêu chí để tính toán, đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn cố định. Từ đó tìm ra các nguyên nhân để tìm biện pháp
khắc phục những hạn chế và tiếp tục tăng cường những điểm mạnh của tài sản cố
định.
1.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động một cách có hiệu quả thì công tác quản lý vốn lưu
động cần đảm bảo các nội dung sau:
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
14
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
+ Thực hiện việc phân tích và tính toán để xác định một cách chính xác lượng vốn
lưu động cần thiết cho một chu kỳ kinh doanh.
+ Khai thác hợp lý các nguồn tài trợ vốn lưu đông.
+ Thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động,
tìm hiểu và phát hiện xem vốn lưu động bị ứ đọng ở mặt nào, khâu nào để kịp tìm
kiếm những biện pháp xử lý hữu hiệu.
1.3.4. Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm
Để tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần thực hiện một
số biện pháp sau:
+ Thường xuyên đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng các thành tựu
khoa học kỹ thuật.
+ Không ngừng hoàn thiện và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao
động, góp phần nâng cao năng suất lao động
+ Tăng cường kiểm tra giám sát tào chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xác định rõ nội dung và phạm vi sử dụng chi phí để quản lý phù hợp
+ Định kỳ tiến hành phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi phí để có biện pháp
diều chỉnh phù hợp
1.3.5. Đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu
Để đảm bảo thực hiện tốt khâu tiêu thụ cần thực hiện một số biện pháp sau:
+ Lựa chọn kết cấu sản phẩm và chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt
+ Thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Có các dịch vụ hỗ trợ trong và sau bán hàng
+ Tăng cường quảng cáo, tiếp thị sản phẩm
+ Có các hình thức khuyến mãi, chiết khấu bán hàng
Tóm lại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp là rất cần
thiết và là mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh. Đó là tiền đề phát triển đối với bản than doanh nghiệp cũng như
toàn xã hội. Để nâng cao được hiệu quả kinh doanh trước hết các nhà quản trị phải
nắm bắt được thực trạng hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tiến hành
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đánh giá tình hình tài chính
của doanh nghiệp nói riêng. Qua đó đưa ra các giải pháp thiết thực, hữu dụng để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà trước hết là nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, tình hình đảm bảo công nợ, cơ cấu nguồn vốn.
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
15
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ trong giới hạn một chuyên đề tốt nghiệp, đề tài không thể nêu hết được
những lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp mà chỉ nêu lên những nhận định
chung nhất là cơ sở làm sáng tỏ vấn đề : Tầm quan trọng của phân tích tài chính
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và ý nghĩa của phân tích tài
chính doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói
riêng. Để hiểu bản chất về phân tích tài chinh doanh nghiệp chương sau của đề tài
sẽ nghiên cứu trực tiếp tình hình tài chính của công ty Hàng hải Vinashin thông
qua nội dung phân tích và phương pháp phân tích đã thống nhất ở trên.
CHƯƠNG: II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Ở
CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN
2.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Hàng hải Vinashin là doanh nhiệp Nhà nước tiền thân là Công ty
Cảng Hải Thịnh được thành lập theo Quyết định số 1222/QĐ – UB ngày
01/10/1997 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nam Định. Công ty Cảng Hải Thịnh được
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nam Định bàn giao nguyên trạng cho Tập đoàn Công
nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo văn bản số 920/VPCP-DMDN ngày 28/2/2005
của Văn phòng Chính phủ; quyết định số 793/ QĐ-BGTVT ngày 15/3/2005 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và quyết định số 910/QĐ-UB ngày 13/4/2005
của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định. Theo đó, công ty Cảng Hải Thịnh được Sở
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
16
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp Nhà nước thay đổi lần thứ nhất ngày 12 tháng 8 năm 2005. Ngày
07/09/2005, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam có Quyết
định số 1721 CNT/QĐ-TCCB-LĐ về việc đổi tên công ty Cảng Hải Thịnh thành
Công ty Hàng hải Vinashin và được Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ hai ngày 15 tháng 9 năm
2005.
Các đơn vị phụ thuộc: Cảng Hải Thịnh tại thị trấn Thịnh Lọng, huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định và Công ty Hàng hải ven biển tại tầng 12- tòa nhà Sông Đà,
số 18/165 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Các
văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước: tại Thành phố Hải Phòng, Thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Bình.
Sau gần 4 năm hoạt động, Công ty hàng hải Vinashin đã chứng tỏ năng lực
quản lý hiệu quả của mình. Dù gặp nhiều khó khăn trước những biến động của thị
trường hàng hải và những khó khăn tài chính nhưng công ty vẫn duy trì được sự
tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh và đầu tư. Với những kế hoạch
đang được triển khai về đầu tư mở rộng đội tàu, nâng cao chất lượng hệ thống dịch
vụ, công ty Hàng hải Vinashin vẫn tự tin bước lên phía trước và hứa hẹn sẽ trở
thành một công ty lớn trong tương lai. Hiện nay, số vốn điều lệ của công ty đã lên
đến 17.323.218.000 đồng ( mười bảy tỷ, ba trăm hai ba triệu, hai trăm mười tám
nghìn đồng) và tạo công ăn việc làm cho 279 cán bộ, thuyền viên toàn công ty.
Trụ sở chính của công ty đặt tại Phòng số 2 – 3 Tầng 4, số nhà 109 Quán
Thánh – Ba Đình – Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: Tầng 12, Tòa nhà Sông Đà, số 18/165, Cầu Giấy, Hà
Nội.
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.2.1. Tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty Hàng hải Vinashin được xây dựng trên mô hình
quản lý tập trung được áp dụng rộng rãi trong các công ty con trực thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Tàu thủy Vinashin.
Hình thức quản lý của công ty theo cơ cấu chức năng:
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
17
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty Hàng hải Vinashin
(Đến tháng 10 – 2008)
Các bộ phận chức năng có chức năng nhiệm vụ sau:
- Giám đốc: Là người điều hành trực tiếp công ty, là đại diện hợp pháp của
công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tập đoàn và Nhà nước về mọi mặt
của Công ty.
- Các Phó Giám đốc: là những người giúp việc cho Giám đốc, do Giám đốc
phân công đảm nhiệm một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
pháp luật về phần việc được phân công, ủy quyền.
- Phòng khai thác: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về xây dựng, triển
khai kế hoạch khai thác kinh doanh vận tải và các lĩnh vực kinh doanh khác.
Nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hàng hải, xây dựng dự thảo các
hợp đồng kinh tế với khách hàng, với các đối tác liên quan trong lĩnh vực mình
phụ trách, trình Giám đốc công ty xem xét và ký kết, tổ chức triển khai và theo dõi
các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Phòng nhân chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức
cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính quản trị trong toàn Công ty. Phòng nhân
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
18
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
chính chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, định hướng mục tiêu
phát triển, chiến lược phát triển, phương án cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự
trong toàn công ty, đồng thời lập kế hoạch đào tạo, tuyển chọn, điều động cán bộ
công nhân viên, sỹ quan thuyền viên cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong
từng giai đoạn trình Tổng công ty phê duyệt.
- Phòng kỹ thuật – vật tư: Tham mưu cho Giám đốc công ty về quản lý kỹ
thuật các tàu (đội tàu), giải pháp kỹ thuật đầu tư đội tàu, quản lý và sử dụng vật tư,
nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả nhất. Đồng thời phòng kỹ thuật cũng chịu trách
nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật
vào quản lý, khai thác, đóng mới, sữa chữa tàu (đội tàu), ứng dụng tin học vào
công tác quản lý, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và các mặt hoạt động khác của công
ty.
- Phòng tài chính- kế toán: Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác
quản lý tài chính, hạch toán kế toán của công ty và các đơn vị thành viên, đảm bảo
hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn theo định hướng đầu tư
của công ty. Đồng thời, phòng cũng chịu trách nhiệm tham mưu trong việc thực
hiện đúng các chế độ, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực tài chính- kế toán.
- Phòng kế hoạch – tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, lĩnh vực xây dựng và
quản lý các dự án đầu tư của Công ty, phân tích hiệu quả kinh tế giúp Giám đốc có
định hướng đúng về sản xuất kinh doanh, về đầu tư phương tiện và thiết bị có hiệu
quả.
- Phòng pháp chế hàng hải: Tham mưu cho Giám đốc công ty về xây dựng
và quản lý hệ thống an toàn hàng hải, hệ thống an ninh tàu biển, quản lý chất
lượng và kiểm soát các quá trình hoạt động của các tàu thuộc công ty trong lĩnh
vực hàng hải. Phòng này cũng có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty về
công tác bảo hiểm tàu, bảo hiểm thuyền viên và đăng ký tàu biển, đăng ký phương
tiện thủy nội địa, đồng thời chịu trách nhiệm về việc giải quyết các kháng nghị
hàng hải, tranh chấp hàng hải.
- Các đội tàu vận tải biển và các đại diện chi nhánh: Có chức năng thực hiện
sự chỉ đạo của Giám đốc công ty và các phòng chức năng. Nhiệm vụ chủ yếu của
các đội tàu vận tải biển là thực hiện vận chuyển trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã
ký kết.
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
19
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Trong quá trình tổ chức, triển khai công việc, các phòng ban có trách nhiệm
phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia giải quyết công việc chung của Công ty
có liên quan đến nhiệm vụ chức năng phòng mình phụ trách.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán:
Để việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu
quả, công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
S ơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức kế toán của công ty
- Kế toán trưởng : Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu kế toán để
báo cáo Giám Đốc. Lập và nộp báo cáo định kỳ theo quyết định quản lý kinh tế
của nhà nước và của công ty. Cùng Giám Đốc và các Phó Giám Đốc chức năng
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty.
- Kế toán tổng hợp : Là người giúp việc trực tiếp cho kế toán trưởng trong
việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các kế toán viên. Kế toán tổng hợp là người
thực hiện phần kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Nhân viên kế toán 1: Kế toán vật tư, TSCĐ. Là người chịu trách nhiệm về
công tác quản lý, xuất nhập vật tư, công cụ, theo dõi tăng giảm tài sản.
- Nhân viên kế toán 2: Kế toán tiền lương, BHXH và TGNH. Chịu trách
nhiệm trước trưởng phòng về công tác thanh toán qua ngân hàng, theo dõi lương
và các khoản bảo hiểm của cán bộ công nhân viên.
- Nhân viên kế toán 3: Kế toán thanh toán, chịu trách nhiệm trước trưởng
phòng về công tác thanh toán bằng tiền mặt và huy động vốn.
- Nhân viên kế toán 4: Thủ quỹ. Quản lý tình hình thu chi tiền mặt.
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
20
KKT
Nhân viên
kế toán 1
Nhân viên
kế toán 3
KÕ to¸n
Tæng hîp
Nhân viên
kế toán 2
Nhân viên
kế toán 4
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Hình thức kế toán trong công ty: Công ty áp dụng bộ máy kế toán tập
trung, niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01và kết thúc vào 31/12. Đơn vị tiền tệ sử
dụng trong ghi chép là VNĐ và hình thức sổ kế toán là hình thức “Nhật ký chung”.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.3.1. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh:
Công ty Hàng hải Vinashin được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010600534 cấp ngày 12 tháng 8 năm 2005
với nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu sau đây:
- Xếp dỡ hàng hóa, cho thuê kho bãi; dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, cứu hộ, tiếp
dầu, nước ngọt, điện, lương thực, thực phẩm và dịch vụ cảng khác.
- Tổ chức khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới
sản xuất và vận tải biển
- Kinh doanh vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí
- Kinh doanh dịch vụ hành hải bao gồm: cung ứng, lai dắt, sửa chữa vệ sinh
tàu biển, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu biển, đại lý hàng hoá, đại lý vận
tải, đại lý tàu biển.
- Kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện mới,
chế tạo kết cấu thép dàn khoan, phá dỡ tàu cũ.
- Ðầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở; kinh
doanh vật liệu xây dựng.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các
hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ
- Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
- Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ
- Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị
giao thông vận tải;
- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, hợp tác liên doanh với các tổ chức
trong và ngoài nước phát triển thị trường cho ngành công nghiệp tàu thuỷ; đào tạo
lao động trong ngành công nghiệp tàu thuỷ;
- Dịch vụ du lịch khách sạn
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
21
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
- Kinh doanh nạo vét luồng lạch, san lấp, tạo bãi, mặt bằng xây dựng.
2.1.3.2. Đặc điểm các yếu tố đầu vào:
- Về vật tư: Là một công ty kinh doanh đa dịch vụ, vật tư của công ty không
chỉ là nhiên liệu vận tải như xăng dầu mà còn bao gồm các vật tư, thiết bị vận tải,
phụ tùng, phụ kiện và nội thất tàu thủy,…Tuy nhiên, vì vận tải là nhiệm vụ kinh
doanh chính cho nên nhiên liệu vẫn là loại vật tư quan trọng nhất. Được coi như “
mạch sống của mỗi con tàu”, nhiên liệu và sự biến động giá của nó đã ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến thu
nhập của người lao động. Do vậy, nắm bắt xu hướng diễn biến của giá dầu trên thị
trường quốc tế cũng như thị trường nội địa là điều hết sức cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp vận tải nói chung và đối với công ty Hàng hải Vinashin nói riêng.
- Về năng lực phương tiện:
+ Ðối với lĩnh vực vận tải - khai thác tàu hàng khô (Tàu Vinashinship 1,
Vinashinship 4, Vinashinship 5) : Kể từ khi tiếp nhận tàu Vinashinship 1 và đưa
vào khai thác (tháng 7/2005) đến nay, Công ty đang khai thác tàu Vinashinship 1
rất hiệu quả trên các tuyến đi Taiwan, China, Indonesia, Malaysia, Thailand,
Singapore, Brunei.với các mặt hàng vận chuyển như: than, clinker, thạch cao,
quặng, sắt, thép các loại, phân ure, gạo, hàng thiết bị dự án Công ty đã ký hợp
đồng vận chuyển trực tiếp với các đơn vị như: Vietfracht; Traco; Thuận Phat co,
Ltd; U.I.P company; NSA; HungHau Trading and imanufacturing company;
Shuifong company; Jetyang company; Seawill company; Oceantrans company
+ Ðối với lĩnh vực vận tải nội địa bằng phương thức vận tải LASH: Hệ
thống tàu LASH đưa vào vận hành khai thác - chủ yếu là phục vụ cho Hợp đồng
bao tiêu nguyên nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cho Nhà máy Xi măng
Sông Gianh. Các đoàn sà lan thuộc dự án Ðầu tư đóng mẫu Hệ thống tàu LASH
dần được đưa vào khai thác kể từ khi Nhà máy Xi măng Sông Gianh đưa vào hoạt
động, Hệ thống phương tiện này sẽ được chuyển phục vụ theo đúng tinh thần hợp
đồng đã ký kết giữa VINASHIN và COSEVCO.
+ Ðối với đội tàu công trình - Ðội tàu hút xén thổi 1500m3/h (thi công nạo
vét luồng, phun tạo bãi, san lấp mặt bằng) : Công ty Hàng hải Vinashin đã triển
khai san lấp mặt bằng cho Công trình Xây dựng Cụm CNTT Hải Dương tại xã Lai
Vu - huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương với tổng diện tích của cụm 220 ha, khối
lượng san nền tương đương 2.000.000m3, công trình này đã được Công ty thi
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
22
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
công trong thời gian khoảng 3 tháng kể từ khi bắt đầu khởi công đến khi hoàn
thành công trình. Ngoài ra Công ty còn tham gia các công trình khác như công
trình Cảng căn cứ kỹ thuật Dầu khí Hạ lưu - Vũng Tàu, công trình san nền Khu đô
thị mới - Cái Giá - Cát Bà - Hải Phòng, công trình tại Ðặc khu kinh tế Hải Hà -
Ðầm Hà - Quảng Ninh,...và các công trình khác.
- Về lao động : Tính đến tháng 10 năm 2008, công ty Hàng hải Vinashin đã
có tổng số 289 lao động, trong đó: bộ phận văn phòng công ty, đại diện, chi nhánh:
90 cán bộ, bộ phận thuyền viên : 199 thuyền viên.
Biểu đồ 1: Năng lực dân sự của công ty:
- Về vốn: Công ty được nhận vốn và nguồn lực khác của Nhà nước do Tổng
công ty giao. Công ty có nhiệm vụ bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực này.
Bên cạnh đó, công ty được huy động vốn, các nguồn tín dụng khác theo quy định
của pháp luật để thực hiện kế hoạch kinh doanh và đầu tư phát triển. Và thực tế,
nguồn vốn của công ty chủ yếu là được huy động từ bên ngoài, với tỷ lệ trên 90%.
Hiện nay, vốn điều lệ của công ty là 17.323.218.000 đồng VN, trong toán toàn bộ
là vốn cố định và được giao tại thời điểm thành lập công ty. Ngoài ra, công ty
được góp vốn vào các doanh nghiệp khác theo phân cấp của Tổng công ty.
2.1.3.3. Đặc điểm thị trường đầu ra:
Cùng với đà tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, sự hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thị trường thế giới thì lượng hàng hóa lưu thông nội địa cũng như
lượng hàng hóa thông thương giữa Việt Nam và quốc tế cũng tăng đáng kể. Trong
những năm trở lại đây(2005- 2007), trước khi có cuộc khủng hoảng tài chính toàn
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
23
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
cầu, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá cao. GDP tăng bình quân
gần 8%/năm; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân trên 20%/năm. Ngành
hàng hải thế giới nói chung và ngành hàng hải Việt Nam nói riêng phát triển và đạt
mức tăng trưởng cao. Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi cần nhiều nhiên liệu hơn nữa để
phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đòi hỏi về nhu cầu đối với các loại
năng lượng hàng đầu như xăng dầu cũng tăng trưởng mạnh. Theo giới chuyên gia,
tăng trưởng nhu cầu năng lượng ước chừng 5%/năm. Vì vậy nhu cầu vận tải xăng
dầu bằng đường biển cũng tăng đáng kể. Đây là cơ hội để các công ty ngành vận
tải xăng dầu bằng đường biển như công ty Hàng hải Vinashin mở rộng thị phần
vận tải của mình ra bên ngoài. Hiện nay, nhu cầu vận chuyển dầu thô cửa khẩu của
Việt Nam khoảng 20 triệu tấn mỗi năm. Sắp tới, khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
và tiếp đến là các nhà máy lọc dầu ở Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu đi vào hoạt
động, nhu cầu vận tải dầu thô và xăng, dầu thành phẩm sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên,
công ty phải cạnh tranh với không ít các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh và
kinh nghiệm lâu năm như công ty cổ phần vận tải dầu khí( PVTrans), Công ty Cổ
phần Vận tải Xăng dầu đường thủy Petrolimex,…Thêm vào đó là diễn biến phức
tạp của giá cả thị trường vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí cũng gây khó khăn cho
việc tìm kiếm và gây dựng thị phần của công ty.
Với sự ra đời của Bộ luật an ninh cảng biển và tàu biển quốc tế (ISPS) (có
hiệu lực thực hiện từ 1/7/2004) đòi hỏi các chủ tàu và các nhà kinh doanh hàng hải
phải tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại cho tàu của mình bên cạnh việc đào
tạo sỹ quan, thuyền viên thì lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ
khí phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp
tàu thuỷ cùng với sản xuất, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ thực sự là một
lĩnh vực kinh doanh giàu tiềm năng và là hướng đi đúng đắn của công ty. Doanh
thu do lĩnh vực này mang lại xếp thứ hai sau vận tải.
Các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty có thị trường đầu ra tương đối ổn
định, một số lĩnh vực phải chịu sức ép cạnh tranh lớn, như: kinh doanh dịch vụ du
lịch khách sạn hay đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở;
kinh doanh vật liệu xây dựng,…Tuy vậy, công ty vẫn hi vọng trong tương lai sẽ dần
dần chinh phục và gây dựng được uy tín trong các lĩnh vực này.
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty trong những năm gần đây:
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
24
www.kilobooks.com Chuyên đề tốt nghiệp
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến quan
trọng mà dấu ấn là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra vào cuối năm 2008. Là
một công ty kinh doanh vận tải biển, chủ yếu là vận tải biển quốc tế, Công ty hàng
hải Vinashin đã chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự chuyển biến đó: từ sự biến động
giá dầu đến tỷ giá USD và lãi suất thị trường,…Tuy vậy, công ty đã vượt qua được
khó khăn và đạt được kết quả kinh doanh khả quan:
Qua Bảng 01: Ta thấy :
Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2008 là 2.090 triệu đồng (trđ),
so với năm 2007 là 3.369 trđ, bị giảm 1.279 trđ, ứng với tỷ lệ giảm 37,97%. Tuy
rằng năm 2008 công ty đã đưa thêm một số tàu vào khai thác nhưng lợi nhuận sau
thuế vẫn giảm với tỷ lệ không phải là nhỏ. Điều đó chứng tỏ trong năm, công ty đã
gặp phải một số vấn đề khó khăn trong kinh doanh, có thể là do khách quan, có thể
là từ chủ quan. Để hiểu rõ hơn, ta đi xem xét từng khoản mục doanh thu và chi
phí:
- Tổng doanh thu năm 2008 là 216.517 trđ, trong đó doanh thu từ hoạt
động vận tải biển là 212.965 trđ, chiếm 98,36 %. Doanh thu từ các hoạt động khác
chỉ có 3.552 trđ, chiếm 1,64 %. So với năm 2007 là 224.674 trđ, tổng doanh thu đã
bị giảm 8.157 trđ, ứng với tỷ lệ giảm 3,63%. Tuy nhiên, doanh thu thuần năm
2008 so với năm 2007 chỉ giảm có 4.740 trđ (2,14%), nhờ năm nay không có các
khoản giảm trừ doanh thu như năm trước. Doanh thu giảm nguyên nhân chủ yếu là
do về 6 tháng cuối năm dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế thế giới, nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm dẫn đến giá cước vận tải giảm
mạnh, cụ thể giá cước vận tải đường biển bình quân của quý 4-2008 giảm 60 - 70
% so với các quý trước trong năm. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm doanh
thu của công ty đã đạt 145.761 trđ chiếm gần 70% trong tổng doanh thu của cả
năm và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước do công ty đã đưa thêm một số tàu vào
sử dụng. Nếu như không có cuộc khủng hoảng tài chính, ước tính tổng doanh thu
trong năm của công ty sẽ đạt gần 300 tỷ đồng. Đây là tác nhân khách quan không
chỉ công ty Hàng hải Vinashin mà toàn bộ các công ty trong lĩnh vực hàng hải đều
phải gánh chịu.
- Giá vốn hàng bán giảm 4.440 trđ, ứng với tỷ lệ giảm 2,64%, nhỏ hơn tỷ lệ
giảm của doanh thu, có nghĩa là tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ
tăng của doanh thu. Điều đó đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
SV: Trần Xuân Thịnh Lớp: K43/11.07
25