Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

TĂNG CƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.61 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN
Đề tài:

TĂNG CƯỜNG ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HÌNH
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ
HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện:
Người hướng dẫn khoa học:


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Điều 29 mục II - Luật Giáo dục (GD) năm 2005 có quy định về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) thì đổi mới chương trình
GDPT là đổi mới từ mục tiêu GD, đến nội dung, phương pháp dạy học
và cách thức đánh giá (ĐG) kết quả GD.
ĐG là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình GD. Cho dù
khoa học ĐG đã có lịch sử rất lâu nhưng nhận thức của các cán bộ
quản lý, giáo viên (GV) và học sinh (HS) về các loại hình ĐG, phương
pháp ĐG, kĩ thuật ĐG… vẫn chưa được hiểu thấu đáo và thống nhất.
ĐG kết quả giáo dục thường mang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm
của giáo viên là chủ yếu. Chu trình ĐG chỉ chú trọng ở điểm cuối của
quá trình dạy học, với mục đích chủ yếu là để xếp loại HS, xét lên lớp,
cấp chứng chỉ,… Trong khi đó chức năng cung cấp thông tin phản hồi
cho HS và GV trong quá trình dạy học hầu như bị bỏ quên.


1. Lí do chọn đề tài
Theo A.Lewy: “Đánh giá, dưới nhiều hình thức, có thể tác động tích
cực đối với quá trình dạy học.” [7]. Nhưng lâu nay, ĐG trong GD ở Việt


Nam chỉ dừng lại ở mức độ đo lường, mọi người chỉ quan tâm đến điểm
số. Những người làm công tác ĐG vẫn chưa thật sự xem “ĐG là yếu tố
quan trọng trong quá trình giảng dạy, là công cụ hỗ trợ tốt trong việc
nâng cao hiệu quả giảng dạy.”
Trên thế giới, từ giữa thập niên 1980 đã bùng nổ một cuộc cách
mạng thật sự về ĐG. “Người học và quá trình học tập là trung tâm của
toàn bộ các hoạt động GD” [3, tr.200]. ĐG chú trọng đến quá trình, cho
nhiều bài tập đa dạng trong suốt quá trình học, tập trung vào ĐGĐH.
Việc ĐG chất lượng học Toán của HS ở các trường trung học phổ
thông (THPT) thường quan tâm nhiều đến mặt lượng giá (điểm số),
không sử dụng thông tin thu được từ ĐG làm căn cứ hỗ trợ cho các
bước tiếp theo trong kế hoạch dạy và học, không phát huy được vai trò
của ĐGĐH.


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp tăng cường sử dụng ĐGĐH trong quá trình dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan về ĐG, các loại hình ĐG
2) Tìm hiểu thực trạng ĐG kết quả học tập và việc sử dụng ĐGĐH ở
các trường THPT hiện nay.
3) Đề xuất một số biện pháp tăng cường sử dụng ĐGĐH trong quá
trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở
trường THPT.
4) Thử nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất



3. Giả thuyết khoa học
Nếu tăng cường sử dụng ĐGĐH trong quá trình dạy học Toán ở
trường THPT thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn
Toán.

4. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn nên luận văn này chỉ khảo sát và thử nghiệm ở
một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Long An.


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến ĐG trong GD.

5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Mục đích: xác định thực trạng sử dụng ĐGĐH ở các trường THPT
hiện nay.
-

- Đối tượng: GV dạy môn Toán, HS (chọn 2 trường trên địa bàn tỉnh
Long An: 1 huyện Cần Đước, 1 thị xã Tân An).

5.3. Phương pháp thử nghiệm
Mục đích: bước đầu kiểm tra tính khả thi của các biện pháp tăng
cường sử dụng ĐGĐH ở trường THPT.
-

-

Đối tượng: GV, HS thử nghiệm lớp 10, trường THPT Cần Đước.



6. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp tăng cường ĐGĐH nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT
Chương 3: Thử nghiệm kết quả nghiên cứu
Kết luận


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2. Quy trình đánh giá
1.1.3. Các loại hình đánh giá

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò của ĐGĐH trong quá trình dạy học Toán ở
trường THPT
1.2.2. Thực trạng sử dụng ĐGĐH ở các trường THPT
hiện nay

1.3. Kết luận chương


CHƯƠNG 2


MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HÌNH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TOÁN Ở TRƯỜNG THPT
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.2. Một số biện pháp tăng cường sử dụng ĐGĐH trong
dạy học Toán
2.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của ĐGĐH cho cán bộ quản lý, GV
và HS
2.2.2. Tăng cường thời điểm sử dụng ĐGĐH trong quá trình dạy học
Toán
2.2.2.1. Sử dụng ĐGĐH trong quá trình dạy học Toán
a) Quá trình thu thập thông tin về dạy và học
b) Quá trình xử lí thông tin
c) Quá trình sử dụng kết quả để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động
học
2.2.2.2. Sử dụng ĐGĐH trong các tình huống dạy học Toán điển hình
(Dạy khái niệm, định lí, bài tập, thực hành, ôn tập)

2.3. Kết luận chương


CHƯƠNG 3

THỬ NGHIỆM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
3.2. Thời gian thử nghiệm
3.3. Đối tượng
3.4. Nội dung và cách thức tiến hành thử nghiệm
3.5. Kết quả thử nghiệm
3.6. Kết luận chương



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



×