Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC ĐỂ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.1 KB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
ĐỂ BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH

Người hướng dẫn khoa học:


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Về cấu trúc, luận văn gồm các phần sau.
Giới thiệu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp nhằm bồi
dưỡng và phát triển tư duy biện chứng cho học
sinh trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

1. Lời mở đầu

GIỚI THIỆU

2. Mục đích nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
5. Các định nghĩa về các thuật ngữ


6. Phương pháp nghiên cứu
7. Sự quan trọng của nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn


LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU
Chúng ta biết rằng học sinh chỉ có thể thực sự lĩnh hội được tri thức khi
tư duy tích cực của bản thân học sinh được phát triển. Tư duy càng phát
triển bao nhiêu thì càng có nhiều khả năng vận dụng những tri thức ấy
vào trong thực tiễn bấy nhiêu. “Tư duy có tác dụng to lớn trong đời
sống xã hội, đã là con người thì ai cũng tư duy trước khi hành động để
thiết kế quá trình hành động và trong khi hành động để điều chỉnh hành
động của chính bản thân mình”[25].
“Các nhà nghiên cứu giáo dục đã thừa nhận rằng việc học toán của
học sinh trong khu vực đang thay đổi từ việc thành thạo những kỹ năng
toán cơ bản, các thuật toán đã có sẵn để giải một số lớp các bài toán cụ
thể chuyển sang tư duy toán học trong việc giải quyết các vấn đề mà
các em không biết trước cách giải…”[37]. Vì vậy, trong việc dạy – học
toán, việc nuôi dưỡng, rèn luyện, và phát triển tư duy toán học cho học
sinh là một việc thiết thực và chính đáng.


LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU
Đối với học sinh, vấn đề để nghiên cứu phát sinh chủ yếu từ nhu
cầu nhận thức, muốn biết rộng hơn, sâu hơn. Thu hoạch chủ yếu đối
với học sinh không chỉ là kiến thức thu được là gì mà quan trọng hơn

là học sinh thu được kiến thức đó bằng con đường nào và bằng cách
nào; cái đáng quý ở đây là học sinh tự lao động, tìm tòi sáng tạo ra tri
thức bằng cách thức riêng của bản thân. Họ sẽ nhuyễn dần với một
kiểu tư duy mà hiện nay ít được quan tâm đến và cùng với sự nhuyễn
dần đó là học sinh sẽ tự tin vào khả năng sáng tạo của mình, tin vào
lòng ham muốn tìm tòi và phát minh ra các tri thức cho bản thân.
Ngoài ra, để đi đến cái mới trong toán học phải kết hợp được tư
duy logic và tư duy biện chứng toán học, cả tư duy hình tượng và thói
quen tìm tòi bằng thực nghiệm. Vì vậy, việc rèn luyện tư duy biện
chứng cho học sinh là một phần rất quan trọng trong quá trình dạy học
toán, bởi dạy học toán là dạy cho học sinh biết cách học, hướng học
sinh vào việc tích cực hóa hoạt động học, hướng học sinh vào quá trình
tự tìm kiếm tri thức và thiết lập tri thức riêng cho bản thân mình.


LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU

Bên cạnh đó, để phù hợp với sự đổi mới trong quá trình dạy – học
toán theo lý thuyết kiến tạo thì năng lực kiến tạo kiến thức của học
sinh trung học phổ thông trong dạy – học toán ngày càng được chú
trọng phát triển, một trong những biện pháp chủ đạo là chú trọng
đến việc phát triển các năng lực tư duy cho học sinh, đặc biệt là tư
duy biện chứng, tư duy toán học liên quan đến việc dự đoán phát
hiện và lập luận xác nhận kiến thức mới.


LỜI MỞ ĐẦU


GIỚI THIỆU
Như chúng ta đã biết tư duy toán học đã có từ rất lâu đời, và việc vận
dụng các quan điểm biện chứng vào trong tư duy toán học để giải quyết
vấn đề toán học có nguồn gốc từ phép duy vật biện chứng, vấn đề này
đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như GS.TS. Nguyễn Cảnh
Toàn với “Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, và
nghiên cứu toán” (1997, NXB ĐHQG Hà Nội), “Tuyển tập các công
trình Toán học và Giáo dục”(2005, NXB Giáo Dục); Trần Quốc Thông
với “Rèn luyện và phát triển tư duy biện chứng cho học sinh thông qua
dạy học đại số và giải tích lớp 11”; Vương Vĩnh Phát với “Bồi dưỡng
và phát triển tư duy biện chứng cho sinh viên toán trường sư phạm
trong dạy, học và nghiên cứu toán”(2003, Luận Văn Thạc Sĩ Khoa học
giáo dục, ĐHSPI Hà Nội), tuy nhiên vẫn chưa thấy tài liệu nào nói đến
việc vận dụng các quan điểm biện chứng vào trong hoạt động dạy – học
toán như thế nào, hơn nữa là thiết kế và sử dụng các hoạt động dạy –
học hình học như thế nào để nuôi dưỡng và phát triển tư duy biện
chứng cho học sinh trung học phổ thông phù hợp với quan điểm dạy
học mới (quan điểm dạy học theo lý thuyết kiến tạo, dựa trên lý thuyết
hoạt động), vì thế chúng tôi tập trung khai thác vấn đề này.


GIỚI THIỆU

“Sử dụng
các hoạt động dạy – học để nuôi dưỡng và phát triển tư
duy biện chứng cho học sinh thông qua nội dung phép
biến hình”.

LỜI MỞ ĐẦU


Vì những nhu cầu trên chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu:


MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU
Lựa chọn các hoạt động cần luyện tập cho học sinh trong dạy – học
phép biến hình và tổ chức các hoạt động tương tác giữa thầy và trò
nhằm phát triển trí tuệ, phát triển tư duy biện chứng toán học cho học
sinh các lớp 11 ở trường trung học phổ thông.
Thông qua hoạt động dạy – học phép biến hình giúp học sinh chủ
động tích cực lĩnh hội tri thức và rèn luyện cho học sinh thói quen nhìn
bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Đề xuất một số biện pháp dạy – học hình học thích hợp trong quá
trình dạy học nhằm nuôi dưỡng và phát triển tư duy biện chứng toán
học cho học sinh.


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU
Câu hỏi nghiên cứu 1. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tổng quát
theo định hướng từ một cái riêng có thể có nhiều cái chung bao trùm nó
bằng cách nhìn nhận bài toán dưới nhiều góc độ khác nhau theo các
quan hệ đã cho trong bài toán như thế nào để nuôi dưỡng và phát triển
tư duy biện chứng?
Câu hỏi nghiên cứu 2. Rèn luyện cho học sinh cách thức xem xét các
quan hệ, các tính chất từ nhiều trường hợp riêng của một cái chung như
thế nào để từ đó học sinh sử dụng các thao tác tư duy: so sánh, khái
quát hóa, tổng quát hóa để đề xuất bài toán mới, bài toán tổng quát?

Câu hỏi nghiên cứu 3. Tập luyện cho học sinh có thói quen xem xét
các đối tượng, quan hệ trong bài toán theo quan điểm vận động từ cái
riêng đến cái chung (thể hiện trong giả thiết của bài toán) như thế nào
để học sinh có thể tổng quát hóa các bài toán, tìm tòi kiến thức thức
mới?


GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU

Trong quá trình dạy học phép biến hình ở hình học 11, nếu ta tiến
hành các hoạt động dạy – học thích hợp theo hướng luyện tập cho
học sinh các hoạt động toán học và các hoạt động tư duy nhằm phát
triển hoạt động nhận thức toán học theo quan điểm duy vật biện
chứng, giáo dục tư duy biện chứng toán học cho học sinh thì sẽ góp
phần giúp học sinh tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn đồng thời nâng
cao hiệu quả dạy – học hình học ở lớp 11.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

GIỚI THIỆU
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng khảo cứu,
nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu quan sát và nghiên cứu khảo sát. Để tiến
hành nghiên cứu, đầu tiên chúng tôi sử dụng nghiên cứu khảo sát kết
hợp phỏng vấn về thực trạng dạy học ở một số trường trung học phổ
thông. Sử dụng khảo cứu và nghiên cứu lịch sử để có một nền tảng lý
thuyết, từ đó dự đoán một số biện pháp phù hợp với thực trạng và lý
thuyết để tiến hành soạn thảo và thiết kế một số hoạt động sẽ sử dụng

trong quá trình dạy – học. Trong quá trình dạy thực nghiệm chúng tôi
phải sử dụng quan sát, ghi chép lại các dữ kiện và điều chỉnh các hoạt
động cũng như đề xuất các biện pháp dạy – học phù hợp hơn.


CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

GIỚI THIỆU
Về cấu trúc, luận văn gồm các phần sau:
Giới thiệu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp nhằm bồi dưỡng và phát triển tư duy
biện chứng cho học sinh trung học phổ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

1. Cơ sở lý luận
1.1. Phép biện chứng
1.2. Sơ lược về lý thuyết tình huống
1.3. Quá trình dạy – học
1.4. Vai trò của tư duy biện chứng trong việc dạy và
học hình học
1.5. Những yêu cầu đối với giáo viên
1.6.
Khai thác các hoạt động toán học nhằm bồi dưỡng các quan đi
ểm trên của Triết học duy vật biện chứng.

2. Cơ sở thực tiễn


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Phép biện chứng
Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
Nguyên lý về sự phát triển
Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những
sự thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Quy luật phủ định của phủ định.
Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất
Nguyên nhân và kết quả
Tất nhiên và ngẫu nhiên
Nội dung và hình thức
Bản chất và hiện tượng
Khả năng và hiện thực
Mối quan hệ giữa tư duy hình thức và tư duy biện chứng.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chúng tôi chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau:
Phân tích;
Tổng hợp;
Khái quát hoá;
Cụ thể hoá;
Quy nạp không hoàn toàn;
Xét các bài toán suy biến, tìm kiếm quy luật.


CƠ SỞ THỰC TIỄN

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Dựa vào cuộc khảo sát thực tế tình hình giảng dạy hình học hiện nay tại
các trường trung học phổ thông, chúng tôi sẽ đưa ra một số nhận xét
thích hợp.


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM
BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY BIỆN CHỨNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Dựa vào cuộc khảo sát thực tế tình hình giảng dạy hình học hiện nay
tại các trường trung học phổ thông, chúng tôi sẽ đề xuất một số hoạt
động dạy - học phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tư duy biện chứng
cho học sinh.



THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

1. Thành phần tham gia
2. Công cụ nghiên cứu
3. Quy trình thu thập dữ liệ
u
4. Các hạn chế
5. Các kết quả
6. Tổng kết
7. Các đề xuất xa hơn


THÀNH PHẦN THAM GIA

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Tham gia vào thực nghiệm này là một số giáo viên có kinh nghiệm
ở các trường trung học phổ thông, cũng như một số giáo sinh tại
trường đại học An Giang và các học sinh tại các trường trung học
phổ thông.


CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


Các tài liệu liên quan đến tư duy toán học, phép biện chứng, lý
thuyết việc học toán và các tài liệu về giải quyết vấn đề, lý thuyết
tình huống và phương pháp giảng dạy môn toán.
Một số phiếu học tập và điều tra đối với học sinh, phiếu phỏng vấn
đối với giáo viên.
Các giáo án về phép biến hình và các bài kiểm tra.
Nếu có thể là một số đoạn phim về các tiết học đã thực nghiệm


QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát các học sinh về việc học
toán bằng cách phát phiếu học tập hoặc làm các bài test. Chúng tôi
sẽ tiến hành thảo luận với các giáo viên có kinh nghiệm về các giáo
án và các hoạt động cần tiến hành trong quá trình dạy – học, sau đó
các giáo viên sẽ tiến hành giảng dạy, chúng tôi cùng quan sát và ghi
chép lại diễn biến, sau đó sẽ tiến hành rút kinh nghiệm và điều chỉnh
các hoạt động cũng như các giáo án, và tiến hành dạy lại ở một lớp
khác, sau đó sẽ điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho thật hoàn chỉnh.
Trong quá trình dạy sẽ đưa cho học sinh các phiếu học tập để kịp thời
điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong việc thiết kế giáo án và các hoạt
động dạy – học.


CÁC HẠN CHẾ

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Đối tượng tham gia vào nghiên cứu chỉ gồm một số giáo viên và
học sinh ở ba trường trung học phổ thông và một số giáo sinh toán ở
trường đại học An Giang, nếu thành phần tham gia được mở rộng ra ở
nhiều trường khác nhau thì các kết luận được đưa ra để trả lời cho các
câu hỏi nghiên cứu có tính chính xác hơn;
Trong khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi giả thiết rằng đối tượng
tham gia nghiêm túc; cũng có thể xảy ra trường hợp một số đối tượng
không thật sự nghiêm túc vì vậy kết quả rút ra có thể không chính xác;
Trong khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi giả thiết rằng đối tượng
tham gia hiểu rõ vấn đề nghiên cứu nhưng cũng có khả năng một số
giáo viên hoặc giáo sinh có thể không hiểu hoặc hiểu nhầm;
Nếu các giáo án và các hoạt động được tiến hành dạy, thảo luận và
chỉnh sửa nhiều lần thì kết quả thu được sẽ đáng tin cậy hơn, tuy
nhiên điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất đã không cho phép.


CÁC KẾT QUẢ

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Ở đây sẽ là các nhận xét về các dữ liệu đã truy xuất, và giải thích cho
các kết quả đã xuất hiện.


TỔNG KẾT

CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM


Với các kết quả đã được trình bày, chúng tôi sẽ có một số biện pháp
được trình bày trong chương sau nhằm nâng cao năng lực tư duy cho
học sinh, nhất là tư duy biện chứng.


×