Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

hiệu quả sử dụng kết hợp bánh dầu bông vải và bổ sung dầu đậu nành trong khẩu phần vỗ béo bò thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.1 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

Luận Văn Tốt Nghiệp

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KẾT HỢP
BÁNH DẦU BÔNG VẢI VÀ
BỔ SUNG DẦU ĐẬU NÀNH
TRONG KHẨU PHẦN VỖ BÉO
BÒ THỊT

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS: Nguyễn Văn Hớn

Nguyễn Hoàng Sang

MSSV 3082693
Lớp Chăn Nuôi – Thú Y K34


Tên đề tài:

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG KẾT HỢP BÁNH DẦU BÔNG VẢI VÀ
BỔ SUNG DẦU ĐẬU NÀNH TRONG KHẨU PHẦN
VỖ BÉO BÒ THỊT

Cần Thơ, ngày



tháng

năm 2011

Cần Thơ, ngày

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

năm 2011

DUYỆT BỘ MÔN

TS. Nguyễn Văn Hớn

Cần Thơ, ngày

tháng

………………………….

tháng

năm 2011

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả

trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công
trình luận văn nào trước đây
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN HOÀNG SANG


LỜI CẢM ƠN
Con luôn ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hớn, cô Nguyễn Thị Hồng Nhân,
thầy Nguyễn Trọng Ngữ, Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng, trường Đại học Cần Thơ, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô Bộ môn Chăn Nuôi, Bộ môn Thú Y, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ đã truyền thụ những kiến
thức, kinh nghiệm chuyên môn quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn anh Nguyễn Thiết khoa Nông nghiệp & SHƯD – Trường Đại
học Cần Thơ đã chia sẽ, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất và đóng góp ý kiến quý
báu để tôi hoàn chỉnh đề tài.
Cảm ơn bạn Lê Thị Mỹ Thuận và bạn Sử Phương Trang, cùng tập thể lớp Chăn
nuôi – Thú y khóa 34 và các em lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 35 đã nhiệt tình giúp
đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮC ........................................................................................................ vi

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ..................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
TÓM LƯỢC .................................................................................................................................... ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................. 2
2.1 Đặt điểm về hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại ................................................................................ 2
2.1.1 Đặt điểm chung của gia súc nhai lại ......................................................................................... 2
2.1.2 Miệng ...................................................................................................................................... 2
2.1.3 Hầu ......................................................................................................................................... 2
2.1.4 Thực quản ............................................................................................................................... 2
2.1.5 Dạ dày .................................................................................................................................... 3
2.1.5.1 Dạ cỏ ................................................................................................................................... 3
2.1.5.2 Dạ tổ ong ............................................................................................................................ 3
2.1.5.3 Dạ lá sách ............................................................................................................................. 3
2.1.5.4 Dạ múi khế .......................................................................................................................... 3
2.1.6 Ruột non .................................................................................................................................. 3
2.1.6.1 Tá tràng ................................................................................................................................ 3
2.1.6.2 Không tràng .......................................................................................................................... 3
2.1.6.3 Hồi tràng .............................................................................................................................. 3
2.1.7 Ruột già ................................................................................................................................... 4
2.1.7.1 Manh tràng ........................................................................................................................... 4
2.1.7.2 Kết tràng............................................................................................................................... 4
2.1.7.3 Trực tràng ............................................................................................................................. 4
2.2 Hệ sinh thái vi sinh vật dạ cỏ ...................................................................................................... 4


2.2.1 Nấm ........................................................................................................................................ 4
2.2.2 Protozoa .................................................................................................................................. 4
2.2.3 Vi khuẩn ................................................................................................................................. 4
2.3 Sự tiêu hóa của động vật nhai lại................................................................................................. 5

2.3.1 Tiêu hóa xơ ............................................................................................................................. 5
2.3.2 Tiêu hóa protein....................................................................................................................... 5
2.3.3 Tiêu hóa béo ........................................................................................................................... 5
2.4 Sơ lược về thức ăn cho gia súc nhai lại........................................................................................ 6
2.4.1 Cỏ mồm................................................................................................................................... 6
2.4.2 Cỏ lông tây .............................................................................................................................. 6
2.4.3 Thành phần acid béo dầu đậu nành........................................................................................... 6
2.4.4 Bánh dầu bông vải ................................................................................................................... 7
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc nhai lại ..................................................................................... 8
2.5.1 Nhu cầu vật chất khô ............................................................................................................... 8
2.5.2 Nhu cầu protein ....................................................................................................................... 8
2.5.3 Nhu cầu nước .......................................................................................................................... 8
2.6 Sự hấp thu ở dạ cỏ ...................................................................................................................... 8
2.6.1 Hấp thu acid béo bay hơi ......................................................................................................... 8
2.6.2 Hấp thu glucose ....................................................................................................................... 9
2.6.3 Hấp thu NH3 ............................................................................................................................ 9
2.7 Một số ảnh hưởng của loại bỏ protozoa ....................................................................................... 9
2.7.1 Ảnh hưởng của loai bỏ protozoa lên lưu lượng tá tràng ............................................................ 9
2.7.2 Ảnh hưởng của loại bỏ protozoa đến năng suất của động vật nhai lại ...................................... 11
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................................................... 14
3.1 Phương tiện thí nghiệm............................................................................................................... 14
3.1.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm .............................................................................. 14
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ............................................................................................................... 14
3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................................................... 14
3.2.1 Bố trí thí nghiệm...................................................................................................................... 14
3.2.2.1 Chỉ tiêu thức ăn ................................................................................................................... 14


3.2.2.2 Chỉ tiêu tăng trọng ............................................................................................................... 15
3.2.3 Cách sử lý số liệu ................................................................................................................... 15

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................................ 20
4.1 Lượng vât chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm ....................................................... 20
4.2 Tỉ lệ tiêu hóa chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm ................................................... 23
4.3 Sự thay đổi về trọng lượng của bò thí nghiệm ............................................................................. 25
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm ............................................................................... 27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................................. 29
5.1 Kết luận...................................................................................................................................... 29
5.2 Đề nghị....................................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 30

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ADF

Xơ acid

Ash

Chất khoáng

Ca

Canxi


CF

Xơ thô

CP

Protein thô

Ctv

Cộng tác viên

DM

Vật chất khô

EE

Chiết chất ête

HSCHTĂ

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KUD

Không uống dầu

P


Photpho

UD

Uống dầu

VCK

Vật chất khô


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Bảng 2.1

Thành phần acid béo của dầu đậu nành

7

Bảng 2.2

Thành phần hóa học của bánh dầu bông vải

7


Bảng 2.3

So sánh vận chuyển nitơ không phải NH3 (NAN) (protein vi sinh vật
hay protein thoát qua) ở cừu có và không có prtozoa

10

Bảng 2.4

Ảnh hưởng của loại bỏ protozo đến năng suất của động vật nhai lại

11

Bảng 2.5

Ảnh hưởng của có hoặc không có protozoa trong dạ cỏ đến tăng trọng
và sinh trưởng ở cừu nuôi cá thể cho ăn rơm, yến mạch và đường

12

Bảng 2.6

Sản xuất lông và tăng trọng của cừu có protozoa và không có
protozoa khi cho ăn trên đồng cỏ

13

Bảng 4.1

Lượng vật chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm


20

Bảng 4.2

Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô của bò thí nghiệm

23

Bảng 4.3

Sự thay đổi về trọng lượng bò thí nghiệm

25

Bảng 4.4

Hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm

27

Trang


DANH MỤC HÌNH BIỂU ĐỒ
Hình và biểu đồ

Tên hình và biểu đồ

Hình 3.1


Dầu đậu nành

16

Hình 3.2

Bánh dầu bông vải

16

Hình 3.3

Bò ăn bánh dầu

16

Hình 3.4

Bò ăn cỏ

16

Hình 3.5

Cân bò thí nghiệm

17

Hình 3.6


Túi đựng phân

17

Hình 3.7

Mẫu phân

17

Hình 3.8

Phân ô cho ăn của bò thí nghiệm tại nông trại

18

Hình 3.9

Rau muốn, thức ăn xanh để nuôi bò tại Mỹ Hòa Hưng

18

Hình 3.1

Cho bò uống nước

18

Hình 3.11


Cắt cỏ

18

Hình 3.12

Cân cỏ và vác cỏ cho bò ăn

19

Hình 3.13

Phân ô chuồng cho bò nuôi thí nghiệm

19

Biểu đồ 4.1

Lượng vật chất khô ăn vào của bò thí nghiệm

22

Biểu đồ 4.2

Lượng protein thô ăn vào của bò thí nghiệm

22

Biểu đồ 4.3


Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô của bò thí nghiệm

24

Biểu đồ 4.4

Tăng trọng của bò thí nghiệm

26

Biểu đồ 4.5

Hệ số chuyển hóa thức ăn của bò thí nghiệm

28

Trang


TÓM LƯỢC
Trong thời gian từ 20/08/2011 đến 03/12/2011 tôi đã thực hiện đề tài “Hiệu quả
sử dụng kết hợp bánh đầu bông vải và bổ sung dầu đậu nành trong khẩu phần
vỗ béo bò thịt.” Tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Thí nghiệm được thực hiện trên 6 bò đực tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long
Xuyên khoảng 16 tháng tuổi có trọng lượng trung bình khoảng 92- 173. Thí
nghiêm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiêm thức và 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 1: cỏ + uống dầu (6ml/kg thể trọng).
Nghiệm thức 2: cỏ + uống dầu (6ml/kg thể trọng) + bánh dầu bông vải (0.5%/kg
thể trọng).

Các chỉ tiêu theo dõi:
Chỉ tiêu thức ăn
Chỉ tiêu tăng trọng
Kết quả được ghi nhận như sau:
Lượng thức ăn ăn vào: cho bò uống dầu làm tăng lượng vật chất khô và protein
thô ăn vào.
Tỉ lệ tiêu hóa: tỉ lệ tiêu hóa của khẩu phần có cho uống dầu mang lại hiệu quả
thực sự, cải thiện được tỉ lệ tiêu hóa.
Tăng trọng: bò đạt tăng trọng cao ở nghiệm thức uống dầu. Cần áp dụng trong vỗ
béo bò trước khi xuất thịt.


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của các ngành trong cả nước, ngành chăn nuôi nước ta hiện
nay đang được Đảng và Nhà nước quan tâm và có chiều hướng phát triển thành
ngành chính trong nền sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh chăn nuôi gà, vịt, heo thì chăn nuôi bò thịt thương phẩm là một trong
những nghề truyền thống của bà con nông dân và các trại chăn nuôi chú trọng phát
triển trong những năm gần đây.
Các nguồn phụ phẩm từ trồng trọt khá lớn như rơm, ngọn mía, thân bắp… là điều
kiện thuận lợi cho chúng ta phát triển đàn bò một cách bền vững. Tuy nhiên, yếu
tố giới hạn của loại thức ăn này là hàm lượng nitơ, carbohydrat và béo thấp, hàm
lượng xơ cao và tỉ lệ tiêu hóa kém do không cân đối dưỡng chất, tìm ra thức ăn bổ
sung góp phần nâng cao chất lượng đàn bò cũng như tăng lợi nhuận cho người
chăn nuôi đóng vai trò hết sức cấp thiết.
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2007): 6ml dầu đậu nành/1kg thể trọng bổ sung
vào khẩu phần của bò sẽ hạn chế tối ưu số lượng protozoa, làm tăng lượng vi
khuẩn và tăng khả năng tiêu hóa sơ, tăng lượng ăn vào và cả tăng trọng. Ngoài ra,
việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp: bánh dầu đậu tương, bánh dầu lạc, bánh
dầu bông vải… song song với phụ phẩm nông nghiệp là một trong những biện

pháp cải thiện năng suất đà bò đang được chú trọng quan tâm. Từ những vấn đề
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài “Hiệu quả sử dụng kết hợp bánh
dầu bông vải và bố sung dầu đậu nành trong khẩu phần nuôi vỗ béo bò thịt”.


Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm về hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại
2.1.1 Đặc điểm chung của gia súc nhai lại
Gia súc nhai lại có hệ tiêu hóa phát triển, có những khoang phình to giúp sự lên
men Cacbohydrat và các sản phẩm khác từ cây trồng để sinh ra CO2, CH4, năng
lượng (ATP) cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.
Động vật nhai lại sử dụng một lượng lớn xơ nhờ:
-

Cấu tạo bộ máy tiêu hóa.

-

Môi trường dạ cỏ.

-

Sự nhai lại.

- Môi trường vi sinh vật dạ cỏ.
2.1.2 Miệng: lưỡi và răng động vật nhai lại rất thích hợp cho việc lấy và nghiền
thức ăn, các tuyến nước bọt ở miệng rất phát triển và tiết ra một khối lượng lớn
giúp cho quá trình nhai lại được dẽ dàng. Lưỡi của bò là cơ quan chủ yếu để lấy
thức ăn, lưỡi rất linh hoạt và mạnh, mặt trên lưỡi nhám có thể thè ra ngoài cuộn cỏ
đưa vào trong miệng. Bò có 32 răng chia làm hai loại: răng cửa 8 răng, răng hàm

24 răng, hàm trên không có răng cửa. Thức ăn được nhai nhỏ là nhờ răng nghiền
nát, sau khi ăn cỏ vào miệng, chúng lấy răng cửa hàm dưới và lợi hàm trên cắt cỏ
hoặc nhờ động tác kéo giật của đầu để cắt.
Tuyến nước bọt bao gồm: tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm.
Tuyến mang tai bò hoạt động liên tục khi cả ăn, nhai lại và cả ngoài thời gian nhai
lại. Tuyến mang tai tiết nhiều nước bọt kiềm để trung hòa độ axit quá cao do quá
trình lên men vi sinh vật, bảo đảm cho sự tiêu hóa bình thường ở dạ cỏ. Trong khi
đó tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi chỉ tiết khi ăn.
2.1.3 Hầu: là một ống ngắn thong với hốc mũi, miệng, thanh quản và thực quản.
Nhiệm vụ của hầu là dẫn thức ăn vào thực quản và đưa không khí vào khí quản.
2.1.4 Thực quản: bao gồm phần cổ, phần ngực và phần bụng. Nhiệm vụ chuyển
thức ăn xuống dạ dày và lên miệng chia thành hai túi không đều nhau, túi trên dài
túi dưới ngắn. Dây là nơi chứa thức ăn mà bò nuốt vội khi ăn. Mặt trong của dạ
cỏ có những gai thịt xếp chi chít nhau. Dạ cỏ thong với thực quản băng lỗ thượng
vị. Từ lỗ thượng vị kéo dài thành một rãnh về phía trong chạy qua dạ cỏ, dạ tổ ong
đến dạ lá sách. Đó là rãnh thực quản dài khoảng 18- 20cm.


2.1.5 Dạ dày: loài nhai lại thuộc dạ dày kép làm thành một khối rất lớn chiếm nửa
trái xoang bụng. Dung tích dạ dày thay đổi tùy theo tuổi con vật. Ở bò trung bình
dung tích dạ dày khoảng 120 – 140 lít, ở bò lớn có thể lên đến 200 lít.
2.1.5.1 Dạ cỏ: dây là túi lớn nhất chiếm nửa xoang bụng trái (80% dạ dày). Chiều
dài dạ cỏ lớn hơn chiều rộng hơi lõm từ trên xuống dưới, mặt ngoài của dạ dày cỏ
bị một rảnh chia không hoàn toàn.
2.1.5.2 Dạ tổ ong: đây là túi nhỏ nhất nằm trước 3 túi kia, phía sau cơ hoành và
nằm đè lên sụn mõm kiếm xương ức. Rãnh thực quản dẫn thức ăn lỏng đã nhai lại
sang dạ lá sách, còn các ngoại vật sẽ rơi vào dạ tổ ong. Dạ tổ ong nối với dạ cỏ
bằng một miệng lớn và thức ăn di chuyển giữa hai dạ này khá dẽ dàng. Dạ tổ ong
giúp đẩy các viên thức ăn lên miệng cho bò nhai lại và thức ăn được lên men
tương tự như ở dạ cỏ. Rãnh thực quản kéo dài từ vùng thượng vị đến dạ lá sách, có

thể đóng để lượng thức ăn có thể xuống thẳng thực quản vào dạ múi khế không
qua dạ cỏ. Bò trưởng thành rãnh này ít có chức năng so với bò còn bú sữa.
2.1.5.3 Dạ lá sách: là túi hình bầu dục nằm bên phải mặt phẳng giữa, đối diện với
xương sườn thứ 7 đến 11, nằm phía trên dạ cỏ và dạ múi khế. Mặt trong có nhiều
phiến lá mỏng xếp chồng lên nhau. Nơi đây thức ăn được nghiền nát và ép thức ăn
đã nhai lại giữa các phiến lá. Thức ăn được biến thành các phiến mong và chắc.
2.1.5.4 Dạ múi khế: là túi tiêu hóa thức ăn bằng hóa học giống như dạ dày đơn. Dạ
múi khế bắt đầu từ dạ lá sách bằng một lỗ thong rộng phình to ra và nằm ngược
chiều với dạ lá sách, cuối cùng thon lại và thong với ruột non bằng mọt lỗ hẹp gọi
là hạ vị. Dạ múi khế hay còn gọi là dạ dày thực nằm tiếp theo ba dạ dầy trên. Dạ
múi khế có nhiều nếp gấp ở mặt trong để tăng thêm diện tích hấp thu và có tuyến
tiêu hóa như dạ dày đơn của heo. Tại đây, phần còn lại của thức ăn mà vi sinh vật
dạ cỏ chưa lên men nhưng có khả năng tiêu hóa sẽ được tiêu hóa bằng enzyme.
2.1.6 Ruột non: dài khoảng 40m, đường kính 5 -6cm bao gồm:
2.1.6.1 Tá tràng: bắt đầu từ hạ vị đi ngược lên vùng dưới hông rồi cong lại thành
quai tá tràng . Nơi đây có chỗ đổ vào ống tụy và ống mật.
2.1.6.2 Không tràng: là đoạn dài nhất của ruột non, gắp lại nhiều lần thành một
khối lớn áp vào thành bụng phải.
2.1.6.3 Hồi tràng: có thành ruột dầy hơn không tràng , hồi tràng đi ngược lên về
phía trước vùng dưới hông bên phải và đến hong với manh tràng ở ruột già.


2.1.7 Ruột già: to hơn ruột non, dài khoảng 8 – 9m.
2.1.7.1 Manh tràng: dài khoảng 70cm, rộng 10cm. Đầu sau bít kín và trôi tự do,
đầu trước hẹp nối với hồi tràng và ăn hong, không giới hạn rõ rệt với kết tràng.
Giữa hồi tràng và manh tràng là van hồi manh tràng.
2.1.7.2 Kết tràng: dài khoảng 8m, đường kính khoảng 5cm cuốn lại thành cuộn
tròn nằm bên phải xoang bụng, kéo dài lên phía dưới các đốt sống hông.
2.1.7.3 Trực tràng: là đoạn cuối ruột già, mặt trên tiếp giáp xương khum, mặt dưới
là bong đái. Hậu môn có cơ vòng hậu môn và cơ rút do thần kinh trung ương điều

khiển.
2.2 Hệ sinh thái của vi sinh vật dạ cỏ: chúng rất phức tạp, số lượng và chủng
loại phụ thuộc vào thức ăn, bao gồm nấm, vi khuẩn, protozoa, mỗi loại có một tác
động lên loại thức ăn nào đó.
2.2.1 Nấm: có trong hầu hết các động vật ăn cỏ và thường cơ chế này hoạt động
trong môi trường yếm khí và nấm có than giống như roi của protozoa. Nấm là
thành phần đầu tiên xâm nhập và tiêu hòa thành phần cấu trúc của tế bào thực vật
bắt đầu từ bên trong, đồng thời nó phá vỡ cấu trúc của thực vât. Sự công phá này
làm cho vi khuẩn bám vào các cấu trúc tế bào thực vật. Do đó nắm giữ vai trò đặt
biệt trong việc công phá lên men các nguyên liệu không hòa tan của màng tế bào.
Và sự có mặt của nấm làm tăng quá trình tiêu hóa xơ.
2.2.2 Protozoa: là động vật đơn bào có nguồn gốc từ thực vật, protozoa có mặt
trong dạ cỏ của bò khi ăn thức ăn nhiều xơ có mật độ thấp dưới 100.000
protozoa/1 ml dịch dạ cỏ. Nếu ăn khẩu phần có nhiều tinh bột và đường thì mật đọ
rất cao có thể lên đến 4 triệu protozoa/1 ml dịch dạ cỏ. Khẩu phần ăn sẽ có ảnh
hưởng đến các loại protozoa. Protozoa có 2 loại chính: entodineomorphs và
holotrich. Loại đầu có trong dạ cỏ động vật ăn tinh bột hoặt chủ yếu là xơ. Loài
holotrich có mặt trong khẩu phần nhiều xơ có đường hoặc là các đồng cỏ tươi.
Một vài loài protozoa có khả năng phân giải cellulose và thức ăn chính của nó là
đường và tinh bột.
2.2.3 Vi khuẩn: thương là nhóm chiếm lượng lớn trong dạ cỏ của bò (108 –
1010/ml dịch dạ cỏ) gồm các nhóm: vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ chiếm khoảng
30%, vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn chiếm 70%, ngoài ra vi khuẩn còn cư ngụ
ở các nếp gấp biểu mô. Vi khuẩn bám vào protozoa (chủ yếu loại sinh khí metan).
Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ


bị tiêu hóa đi. Số lượng vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trong để xác định
sự phân hủy thức ăn trong dạ cỏ. Những loài vi khuẩn quan trọng nhất tiêu hóa
chất xơ (cellulolytic) như: ruminococcus flavefaciens; ruminococcus albus;

bacteriodes succinogenes; butyrivibrio fibrisolvens và các loài clostridium spp liên
quan. Bên cạnh đó có các loài vi khuẩn phân hủy protein và nhóm tiêu hóa
cacbohydrate hòa tan. Thức ăn chính của động nhai lại là cacbohydrate không hòa
tan, phần lớn chứa nhiều cellulose và hemicelluloses.
2.3 Sự tiêu hóa của động vật nhai lại
2.3.1 Tiêu hóa xơ
Cellulose và Hemicellulose là thành phàn chính của vách tế bào thực vật, chúng
liên kết với lignin tạo thành polyme bền vững với về lý học và hóa học. Một đơn
vị cellulose gồm 2 phân tử glucose, cellulose nguyên chất là một chuỗi các
cenlobiose lặp di lặp lại bởi các liên kết β-1,4. Như vậy, cellulose nguyên chất
gồm các đường đơn glucose. Ngược lại, các hemicelluloses cũng là một polymer
nhưng ngoài đường đơn glucose chúng còn có đường D-galactose, D-mantose, Dxilose, anabiose. Hemicellulose chứa một chuỗi chính của xilan tạo thành do liên
kết β-1,4 của đường xilose với một chuỗi có chứa acid methyglucoronic liên kết
với đường glucose, galactose, anabiose. Khi lignin liên kết với cellulose,
hemicelluloses và protein trong thành tế bào sẽ làm cho thành tế bào trở nên bền
vững và rất khó tiêu hóa. Do đó, những thức ăn giàu lignin: rơm rạ, cỏ khô thường
có tỉ lệ tiêu hóa thấp. Trong dạ cỏ, vi khuẩn phân giải xơ tiết ra enzyme và cắt các
cellulose thành từng đoạn nhỏ và tiếp tục bị thủy phân thành glucose và tiếp tục bị
lên men thành ABBH, CO2, CH4 và ATP.
2.3.2 Tiêu hóa protein
Protein bị phân giải thành peptid và acidamin bởi men proteaza và paptidaza của
vi khuẩn . Phần lớn các acidamin tiếp tục bị vi khuẩn lên men để biến thành NH3,
ABBPH. Sau đó vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp protein và acidamin cho cơ thể chúng
từ NH3. Sự tiêu hóa protein ở dạ cỏ đã tạo ra một lượng lớn NH3 cho môi trường
lên men của vi sinh vật. Gia súc nhai lại có thể sử dụng 25 – 35% nitơ từ nguồn
đạm phi protein.


2.3.3 Tiêu hóa chất béo
Mỡ trong khẩu phần của động vật nhai lại có từ vô cùng ít cho đến cao tới 100%

vật chất khô trong lá cỏ. Hầu hết lipid trong cây cỏ là phospholipids và
glucoselipidsn thành phần chính của acid béo là linolenic (50%), lonolenic (10%),
panmitic (15%).
Lipid phức tạp thực vật rất dễ bị thủy phân trong dạ cỏ bởi men lipase của vi
khuẩn thành acid béo galactose và glycerol; galactose và glycerol dẽ bị lên men
thành ABBH. Phần lớn các acid béo cao phân tử là những aid béo không no và dễ
tách ra. Chúng được hấp thu trong dạ cỏ và được vi sinh vật hydro hóa. Những
chuỗi acid béo này (chủ yếu stearic, palmitic, oleic) chỉ được hấp thụ ở ruột. Vi
khuẩn dạ cỏ kết hợp một vài chuỗi acid béo vào thành phần tế bào của chúng
(Preston và Leng, 1991).
2.4 Sơ lược về thức ăn sử dụng cho gia súc nhai lại
2.4.1 Cỏ mồm
Gia súc nhai lại có thể tiêu hóa 70% các chất hữu cơ có trong cỏ tươi. Tuy nhiên
thành phần dinh dưỡng của cỏ tươi phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của nó (Lê
Xuân Cương, 1994).
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cỏ mồm xanh (Sacciolepsis Interupta) thích nghi
với điều kiện ngập nước, đất phèn và trâu bò rất thích ăn. Cỏ mồm xanh mọc tốt
quanh năm ở mùa mưa cũng như mùa nắng, mọc thành từng cụm trong ruộng lúa,
mọc nhiều ở đất ẩm và rải rác trên đất ruộng, thành phần dinh dưỡng của cỏ mồm
xanh vào mùa mưa là: 18,65% vật chất khô và trong vật chất khô có 11,74%
protein thô, 29,77% xơ, 3,18% béo, 0,23% calci, 0,25% phosphor và trong mùa
nắng là 27,73% vật chất khô và trong vật chất khô có 9,64% protein thô, 27,47%
xơ, 4,35% béo, 0,66% calci, 0,35% phosphor. Thành phần dinh dương của rau
muốn đỏ tươi xanh vào mùa mưa là: 8,84% vật chất khô và trong vật chất khô có
27,84% protein thô, 15,69% xơ, 5,52% béo, 1,4% calci, 0,46% phosphor (Nguyễn
Nhật Xuân Dung, 1996).
2.4.2 Cỏ lông tây (Brachiria mutica)
Đây là loại cỏ sống lâu năm, rễ nhiều, thân dài 0,6 – 2m, phân nhánh mềm bò trên
mặt đất, mọc rễ và đâm chồi ở các đốt, sau đó vương thẳng lên cao khoảng 2m. Cỏ
lông tây ưa thích khí hậu nóng ẩm, cỏ sinh trưởng tốt ở vùng thấp, nhiệt độ tối

thiểu có thể sống được khoảng 80C, nếu lạnh hơn có thể lụi dần. Cỏ phát triển


nhanh ở những nơi ẩm ướt tạo thành những thảm cỏ dày cao, và không chiu được
khô hạn. Cỏ lông tây có thể chịu được ngập nước ngắn ngày chịu mặn, chịu phèn.
Có thể sử dụng cỏ lông tây dưới dạng tươi, ủ xanh hoặc phơi khô (Nguyễn Đăng
Khôi, 1991).
2.4.3 Thành phần acid béo dầu đậu nành
Dầu là chất béo của thực vật trong khi mỡ là chất béo của động vật. Phần lớn các
dầu thực vật có chứa nhiều acid béo chưa no và có chứa ít chất béo no.
Dầu đậu nành chứa khoảng 14% chất béo no, 59% chất béo chưa no nhiều nối đôi
(polyunsaturated) và 23% chất béo một nối đôi (monounsaturated). Chất béo
không bão hòa đa tính không làm gia tăng lượng cholesterol như là loại bão hòa.
Bảng 2.1 Thành phần acid béo của dầu đậu nành

Acid béo (% acid béo của dầu đậu nành)
Acid Lauric (C12:0)

---

Acid Myristic (C14:0)

0,1

Acid Panmitic (C16:0)

10,3

Acid Palmioleic (C16:1)


0,2

Acid stearic (18:0)

3,8

Acid Oleic (18:1)

22,8

Acid Linoleic (C18:2)

51

Acid Linolenic (C18:3)

6,8

Acid Arachidic (C20:0)

---

Acid Eicosenoic (20:1)

---

Nguồn:Coppock and Wilks (1991)


2.4.4 Bánh dầu bông vải

Bảng 2.2 Thành phần hóa học của bánh dầu bông vải
Thành phần hóa học (%)
DM

91,58

CP

33,63

EE

7,6

CF

17,43

Ash

5,93

Ca

0,58

P

0,98


Nguồn: Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam (2001).

Trong bánh dầu bông vải có chứa một aldehyd thơm có độc tính là gossypol. Bánh
dầu bông vải có hàm lượng gossypol 0,1-0,2% có thể dung trong khẩu phần thức
ăn tinh của bò sữa đến 20% nhưng không quá 10% trong khẩu phần tinh của bê
thịt.
Với hàm lượng gossypol không quá 0,06% thì có thể dùng cho heo đến 7%, nhưng
nếu gossypol tự do quá 0,1% thì không nên sử dụng. Bã dầu bông vải thích hợp
cho gà hơn và mức sử dụng không quá 6%. Lượng gossypol nếu có trong bánh dầu
sẽ làm cho lòng đỏ có màu xanh ô liu.
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc nhai lại
2.5.1 Nhu cầu vật chất khô
Khối lượng vật chất khô ăn vào là lượng thức ăn mà gia súc ăn với điều kiện tự do.
Thức ăn ăn vào là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng cho sự xác định
hiệu quả căn nuôi.
2.5.2 Nhu cầu protein: có 2 loại
Nhu cầu duy trì: là lượng protein cần thiết để bù đắp vào sự mất mát trong quá
trình hoạt động bài tiết phân, nước tiểu, mồ hôi…


Nhu cầu protein cho sản xuất: là nhu cầu cho sinh sản, sinh trưởng và cho sản xuất
sữa. Nhu cầu protein cho sinh trưởng ảnh hưởng tới mức độ tăng trưởng hàng
ngày.
2.5.3 Nhu cầu nước
Nhu cầu nước cho con vật phụ thuộc vào:
-

Số lượng thức ăn ăn vào.

-


Nhiệt độ môi trường.

-

Sản phẩm xuất ra.

Trong cơ thể động vật có chứa khoảng 65% nước. Trong mô bào lượng nước
không giống nhau. Nước trong cơ thể động vật non thì nhiều hơn trong cơ thể
động vật già. Trong cơ thể bê nước chiếm 72%; bò 1,5 tuổi chiếm 61% và bò đực
trưởng thành là 22%. Nước trong cơ thể con vật béo tương đối ít hơn con vật gầy
vì trong mô mỡ chứa ít nước.
2.6 Sự hấp thu ở dạ cỏ
2.6.1 Hấp thu acid béo bay hơi
Acid béo bay hơi hấp thu hoàn toàn qua dạ cỏ vào máu đến gan, một phần giữ lại
tại gan để oxi hóa cung cấp năng lượng cho bò hoạt động phần khác thì chuyển
qua mô bào nhất là mô mỡ và mô tuyến sữa để góp phần tạo mô sữa và mỡ dự trữ
lúc vỗ béo.
Acid béo bay hơi hấp thu bằng cách khuếch tán qua thành dạ cỏ. Khoảng 25%
hấp thụ ở phần sau dạ cỏ và lượng này rời khỏi dạ cỏ cùng với thức ăn.
Barcropp và những người khác 1944 xác nhận: máu ngoại vi chứa khoảng 612mg% acid béo bay hơi trong khi hàm lượng của chúng ở máu tĩnh mạch mạch
dạ cỏ đạt 80mg%.
Acid béo bay hơi sản xuất trong dạ cỏ khoảng 4 lít trong ngày gồm:
Acid acetid chiếm khoảng 62% và tạo ra mỡ sữa.
Acid propionic chiếm khoảng 23% và tạo ra casein sữa.
Acid butyric chiếm khoảng 14,5% và tạo ra lactose.
Trâu bò ăn thức ăn nhiều rơm cỏ mỡ sữa tăng lên do sản phẩm cuối cùng của chất
xơ tạo nhiều acis béo bay hơi.



2.6.2 Hấp thu glucose
Theo Pries và Cowner 1960, khi cho gia súc ăn khẩu phần cỏ khô, họ đậu và hạt
thì trong 1 ngày đêm ở dạ cỏ bê có khoảng 300g glucose hấp thu.
Ở trạng thái duy trì cừu chỉ hấp thu được 5-10g glucose trong khẩu phần thức ăn
thô từ đường tiêu hóa, còn 80-120g phải tổng hợp hằng ngày. Động vật hai lại
tổng hợp glucose từ propionate và acid amin nếu con vật được vung cấp đầy đủ
thức ăn có chất lượng cao thì chúng có thể tổng hợp đủ lượng glucose theo yêu
cầu từ propionic hấp thu được từ bộ máy tiêu hóa.
2.6.3 Hấp thu NH3
NH3 được vi sinh vật sử dụng để biến thành protein. Nếu dư thừa NH3 sẽ được
hấp thu vào máu đến gan. Ở gan NH3 sẽ được tổng hợp thành urê, urê này một
phần được bài tiết qua nước tiểu một phần đi vào tuyến nước bọt và được nuốt
xuống ở dạ dày trỏ thành nguồn cung cấp nitơ cho vi sinh vật. Nếu quá dư thừa
nitơ sẽ gây ngộ độc cho bò.
2.7 Một số ảnh hưởng của loại bỏ protozoa
2.7.1 Ảnh hưởng của loại bỏ protozoa lên lưu lượng nitơ ở tá tràng
Lượng nitơ hiện diện trong thức ăn trong dạ cỏ không bị phân giải được tính toán
trong thực tế bằng hiệu số giữa tổng lượng nitơ và nitơ vi khuẩn đi vào tá tràng
của động vật nhai lại. Trong thực tế, lượng này phù hợp với tổng nitơ nọi sinh và
nitơ do ăn uống. Nitơ nội sinh được ước lượng thường từ 1-2g N/ngày đối với cừu
trưởng thành, nhưng nó thay đổi lớn (Harrop, 1974; Harrisson và ctv, 1979) và có
thể đạt tới 6g N/ngày (Macrae và Reeds, 1980). Nếu giá trị nitơ nội sinh thay đổi
sau khi khử protozoa thì loại bỏ protozoa làm giảm bớt thời gian duy trì thức ăn
trung bình và giảm sự tiêu hóa sơ trong dạ cỏ.
Những sự khác nhau được ghi nhận giữa động vật có protozoa và không có
protozoa, về lượng nitơ tá tràng được trình bày ở bảng sau:


Bảng 2.3 So sánh vận chuyển nitơ không phải NH3 (NAN) (protein vi sinh vật hay protein
thoát qua) ở cừu có và không có prtozoa


Khẩu
phần

Nitơ ăn
vào
(g/ngày)

Số
gia
súc

1a

25,2

2

1b

2

3

4

5

34


25,5

20

25

13

Hợp chất nitơ đi
vào ruột non


protozoa
(g/ngày)

Không có
protozoa
(g/ngày)

Tác giả

Tổng NAN

18,3

21,3

N vi khuẩn

12


14

Lindsay và
Hogan, (1972)

Tổng NAN

29,4

31,7

N vi khuẩn

18

19,3

Tổng NAN

18

19,3

Bird và Leng,

N vi khuẩn

14,7


16,7

(1985)

Tổng NAN

17

24,8

ICI/UNE,

N vi khuẩn

15,4

19,2

(1980)

N tổng số

19

22

Row và ctv,

N vi khuẩn


11,8

15

(1985)

NAN tổng số

15,6

17,4

2

Lindsay và
Hogan, (1972)

5

4

3

3

Veira và ctv,
(1983)

6


2,5

NAN tổng số

23,4

32,8

Ushisa và ctv,

N vi khuẩn

15,3

18,1

(1984)

6

Nguồn: Bird và Leng (1985)
Khẩu phần: 1a: 1000g cỏ khô luzec; 1b: 1000g cỏ ba lá đỏ; 2: 430g yến mạch cắt nhỏ, 430g
đường, 35g urê, 35g bột cá; 3: 720g yến mạch cắt nhỏ, 100g casein, 80g cỏ luzec, 100g rỉ mật
đường; 4: 500g cỏ khô loại trung bình, 225g yến mạch, 115g đường, 70g bột cá, 30g urê; 5: 48%
ngô ủ chua, 47% vỏ bắp ngô, 1% urê, 4% khoáng hỗn hợp; 6: 67% cỏ luzec, 30% bột cao lương,
3% rưm lúa vàng.

Protozoa sử dụng vi khuẩn và ăn những protein có sẵn trong dạ cỏ, điều này có thể
giải thích vì sao nhiều thức ăn chứa protein bị suy thoái trong dạ cỏ thường tăng
khi các động vật bị loại bỏ protozoa. Do đó, loại bỏ protozoa có thể có những tác

động trở lại đối với dưỡng chất nitơ ở động vật nhai lại.


2.7.2 Ảnh hưởng của loại bỏ protozoa đến năng suất của động vật nhai lại
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của loại bỏ protozoa đến năng suất của động vật nhai lại

Khẩu phần gia súc
Thức ăn trong túi

Rơm xử lý amoniac
Rơm

Bánh dầu bông vải

Rơm
Rơm

Bánh dầu bông vải

Sau 4 giờ
Có protozoa

15

4

5

12


Không có
protozoa

20

6

6

12

Sau 8 giờ
Có protozoa

50

63

32

74

Không có
protozoa

55

72

37


88

Theo phương pháp túi nylon ở cừu cho ăn rơm yến mạch hoặc rơm xử lý ammoniac. Thức ăn
rong túi nylon là rơm hay rơm xử lý ammoniac hoặc bánh dầu bông vải.
Nguồn: Soetanto (1986); Bird và Leng (1984b, 1985).

Sự có mặt lương lớn protozoa trong dạ cỏ đã làm thay đổi tỉ số P/E trong sản phẩm
tiêu hóa. Protozoa đòi hỏi năng lượng duy trì cao và chúng ăn một số lớn vi khuẩn
và làm tăng tuần hoàn nitơ trong dạ cỏ thông qua nitơ ammoniac đến nitơ sinh vật.
Từ đó dẫn đến sử dụng ATP không có hiệu quả, nghĩa là giảm YATP và giảm P/E
(Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2007).


Bảng 2.5 Ảnh hưởng của có hoặc không có protozoa trong dạ cỏ đến tăng trọng và sinh
trưởng ở cừu nuôi cá thể cho ăn rơm, yến mạch và đường

Nitơ trong
khẩu phần
(gN/kg)

VCK ăn vào
(g/ngày)

Tăng trọng
(g/ngày)

Tăng trọng lông
(g)


390

-11

0,93

Không có protozoa

450

37

1,42

Có protozoa

650

75

1,58

Không có protozoa

690

133

1,92


Có protozoa

660

146

1,82

690

159

2,62

750

179

2,54

740

154

3,17

870

122


8,0

890

135

10,8

870

122

7,9

930

132

11,0

Có protozoa
22

25

27
Không có protozoa
Có protozoa
30
Không có protozoa

Có protozoa
20
Không có protozoa
Có protozoa
29
Không có protozoa
Nguồn: Bird và Leng (1985)


Bảng 2.6 Sản xuất lông và tăng trọng của cừu có protozoa và không có protozoa khi cho ăn
trên đồng cỏ

Số lượng
qua sát

Thời
gian
nghiên
cứu
(tuần)

1982

32

1983
1984

Tăng trọng (g/tuần)


Sản xuất lông (g/ngày)


protozoa

Không có
protozoa


protozoa

Không có
protozoa

23

-48

-48

3,6

4,4

39

23

73


73

6,6

7,0

37

52

0

0

7,5

7,5

49

16

85

98

7,2

7,6


Cừu cái

Cừu đực
1983

Nguồn: Bird và Leng (1985)

Từ các số liệu của các bảng 2.7.2, 2.7.3, 2.7.4 cho ta thấy tác dụng lớn nhất của
loại bỏ protozoa là tăng năng suất con vật (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2007)


×