Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CHUYẾN THAM QUAN THỰC TẾ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.9 KB, 8 trang )

BÀI BÁO CÁO
CHUYẾN THAM QUAN THỰC TẾ
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRỊ AN
---o0o---
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THỦY ĐIỆN
1. Giới thiệu
- Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai,
cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc.
- Công trình Thủy điện Trị An có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với hai
nhiệm vụ chính
1/ Sản xuất điện với sản lượng trung bình : 1,7 tỉ kWh/năm
2/ Phục vụ công tác thủy nông cho TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông
Nam bộ :
Duy trì lượng nước xả tối thiểu ( trung bình 200 m3/giây) phục vụ
công tác đẩy mặn và tưới tiêu trong mùa khô ở vùng hạ lưu.
Cắt được đỉnh lũ để đảm bảo an toàn cho hạ lưu trong mùa lũ .
- Nguồn thủy năng sông Đồng Nai đã được nghiên cứu, khảo sát qua
một chặng đường lịch sử lâu dài, vào đầu thế kỷ 20. Từ năm 1913 đến 1973
đã có nhiều công ty điện lực nước ngoài như Pháp, Ðài Loan đề xuất các
công trình nghiên cứu thác Trị An để phát điện .
- Từ năm 1976 - 1978 Bộ Thủy lợi đã nghiên cứu toàn diện và triệt
để hơn về quy mô cũng như hiệu quả kinh tế kỹ thuật của công trình .
- Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Điện lực
đã triển khai lập luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật từ cuối năm 1981. Với sự
phấn đấu nổ lực của ngành Năng lượng, được sự hợp tác chặt chẽ của Bộ
Thủy lợi, sự giúp đỡ của thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai cùng sự giúp đỡ của đoàn chuyên gia Liên Xô - Đã hoàn thành luận
chứng KT-KT vào đầu năm 1983 với quy mô:
- Công suất thiết kế 400MW ( 4tổ máy )
- Sản lượng điện trung bình hàng năm : 1 ,7 tỉ Kwh
Công trình Thủy điện Trị An đã được bắt đầu và kết thúc với một tiến


độ rất khẩn trương.
- Một số mốc thời gian đáng ghi nhớ :
Tháng 9/1983 duyệt luận chứng Kinh tế- Kỹ thuật
30/4/1984 mở móng đập tràn
10/5/1985 đổ mẻ Bê tông đầu tiên ở Đập tràn
12/1/1987 ngăn sông Đồng Nai
01/1/1988 Khởi động tổ máy số 1
13/9/1989 Khởi động tổ máy số 4 .
Khởi đầu từ Ban chuẩn bị sản xuất ( thành lập ngày 15/8/1985),
Nhà máy. Thủy điện Trị An được chính thức thành lập theo Quy Đinh số
998/NL/TCCB của Bộ Năng lượng ký ngày 02/12/1987.
Công trình được hoàn chỉnh vào năm 1991 sau 7 năm xây dựng với
sự đầu tư to lớn của nhà nước, sự hợp tác có hiệu quả của Liên Xô và công
sức đóng góp quý báu của nhân dân các tỉnh thành phía Nam .
Nhà máy là đơn vị sản xuất điện, hạch toán phụ thuộc, trước đây
thuộc Công ty Điện lực II , nay trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam .
Dòng điện Trị An đã ra đời rất đúng lúc, trước hết cứu nguy cho
sự thiếu hụt năng lượng trầm trọng của hệ thống điện ở một thời kỳ căng
thẳng nhất vào cuối những năm 80, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh
tế -Xã hội miền Nam.
Công trình Thủy điện Trị An ra đời còn tạo nên hệ quả quý giá
thậm chí còn hơn bản thân nó, đó là sự trưởng thành của đội ngũ Lao động
đã tạo dựng nên Công trình. Từ Trị An, cùng với Công trình Thủy điện Hòa
Bình -đội ngũ Xây dựng, Lắp máy và Vận hành có đầy đủ kỹ năng đã và
đang tiến đến các Công trình tiếp theo : Thác Mơ, Ialy, Hàm Thuận- Đa
Mi ... , và còn tiếp tục trên con đường điện khí hóa đất nước, con đường mà
Bác Hồ vĩ đại đã vạch ra .
Trong quá trình 15 năm vận hành, từ 1988 đến 2002, để thực hiện
những nhiệm vụ trọng tâm của mình, Nhà máy luôn coi trọng những biện
pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật , ứng dụng tiến bộ khoa học, soạn thảo và

ban hành các quy trình, quy chế trong các lĩnh vực liên quan đến thiết bị
công nghệ và quản lý của nhà máy. Nhờ đó, Nhà máy đã luôn hoàn thành
nhiệm vụ sản xuất và không để xảy ra sự cố nghiêm trọng nào.
Trong hàng loạt các công tác quan trọng, Nhà máy đã thực hiện
nổi bật hai sự kiện:
Chương trình nâng công suất các tổ máy. Đây là đề tài cấp Bộ.
Dưới dự chủ trì của Công ty Điện lực II, năm 1992 Nhà máy đã cùng chuyên
viên của Bộ Năng lượng, Giáo sư các trường Đại học tiến hành thử nghiệm
thành công việc nâng công suất tổ máy lên 10%, tức là từ 100 MW lên 110
MW. Kết quả là nhà máy có khả năng tăng công suất phủ đỉnh cho lưới vào
giờ cao điểm hoặc hỗ trợ cho lưới khi nguồn điện nơi khác bị sự cố. Công
trình đã tạo nên giá trị Kinh tế - Chính trị quan trọng trong những năm 1993,
1994 khi chưa có hệ thống 500KV và đến nay vẫn còn phát huy tác dụng.
Chương trình hoàn thiện hệ thống khí nén bù và thực hiện chế độ bù đồng
bộ. Khi tiếp nhận bàn giao, hệ thống khí nén cho chế độ bù đồng bộ chưa
được xây lắp hoàn chỉnh. Theo yêu cầu thiết kế, các tổ máy phải có khả năng
hoạt động ở chế độ bù đồng bộ, đảm bảo phát hoặc nhận công suất vô công
trong trường hợp cần thiết để ổn định điện áp lưới. Đặc biệt khi thời điểm
đóng đường dây 500 KV đang đến gần, yêu cầu này càng trở nên bức thiết.
Sau một thời gian khẩn trương thực hiện, Nhà máy đã thử nghiệm thành
công chế độ bù đồng bộ trên các tổ máy, kịp thời phục vụ công tác đóng điện
đường đây 500KV, tạo điều kiện tốt cho phương thức điều độ, góp phần ổn
định lưới điện quốc gia .
Trong quá trình 15 năm vận hành nhà máy, các hạng mục công
trình chính yếu như Đập tràn, Cửa nhận nước, Trạm phân phối ngoài trời,
Gian máy, Phòng điều hành trung tâm, cảnh quan toàn bộ nhà máy , . . . tiếp
tục được hoàn thiện về kỹ thuật và thẩm mỹ công nghiệp , đã trở thành niềm
tự hào của tập thể lao động và xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Lòng hồ thủy điện trị an đang bị xẻ nát
Lượng nước mùa mưa năm trước về ít và mùa khô năm nay hầu

như không có mưa ở thượng nguồn nên mực nước ở hồ thủy điện Trị An
hiện nay gần như cạn kiệt, chỉ ở cao trình 53m, cao hơn 3m so với mực nước
chết.
Trung bình các năm trước, mỗi năm lượng nước đổ về hồ
khoảng 15 tỷ m
3
, riêng năm nay chỉ đạt hơn 7 tỷ m
3
. Đây là mực nước thấp
nhất trong lịch sử hơn 23 năm hoạt động của nhà máy.
Chính vì lượng nước cạn kiệt nên hiện công ty chỉ phát điện cầm
chừng với công suất 1 triệu Kwh/ngày, giảm 1,4 triệu Kwh/ngày so với cùng
kỳ năm trước. Song điều đáng lo hơn là do lượng nước về hồ hiện chỉ đạt
khoảng 50 đến 60 m
3
/s, trong khi nhà máy vẫn phải xả hơn 80- 100 m
3
/s để
điều tiết nước, nhất là vai trò đẩy mặn cho vùng hạ lưu để cung cấp nguồn
nước sinh hoạt cho cư dân các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Mùa khô ở Đồng Nai đang diễn ra gay gắt, vùng thượng nguồn sông
Đồng Nai vẫn chưa có mưa nên lượng nước về hồ không đáng kể đang là
nguy cơ cho tình hình sản xuất điện, cũng như khả năng điều tiết nước vùng
hạ nguồn của công trình thủy điện Trị An.
Các thành phần chính của thủy điện Trị An :
1. Đập- hồ chứa
2. Cửa lấy nước
3. Bể lắng cát
4. Các đường dẫn nước
5. Đường ống áp lực

6. Tuốc-bin
7. Cửa xả đáy
8. Các tháp điều áp
9. Trạm biến áp -truyền tải
2. Ưu điểm và tác động tiêu cực của thủy điện
Ưu điểm
Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là:
giá thành nhiên liệu, đây là một nguồn năng lượng tái tạo được (tính
bền vững):
những trận mưa rào làm hồi phục lượngnước trong hồ chứa, vì
vậy không bao giờ sợ cạn kiệt. Các nhà máy thuỷ điện không
phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên
hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng

×