Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

đặc điểm của phiêu sinh động vật trong ao chứa nước tại châu phú, an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
CẦN THƠTHIÊN NHIÊN
KHOA MÔITRƯỜNG
TRƯỜNGĐẠI
VÀHỌC
TÀI NGUYÊN
KHOA MÔI
VÀ TÀI
NGYÊN
THIÊN NHIÊN
BỘTRƯỜNG
MÔN KHOA
HỌC
MÔI TRƯỜNG

BỘ MÔN KHOA 
HỌC MÔI TRƯỜNG


DƯƠNG VĂN TRUNG
DƯƠNG VĂN TRUNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Luậnngành
văn tốtKhoa
nghiệp
học
Chuyên
họcĐại
Môi
Trường


Chuyên ngành Khoa học Môi Trường

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT TRONG
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT TRONG
AO CHỨA NƯỚC TẠI CHÂU PHÚ, AN GIANG
AO CHỨA NƯỚC TẠI CHÂU PHÚ, AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn: Dương Trí Dũng
Cán bộ hướng dẫn: Dương Trí Dũng

Cần Thơ, 2012

i


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề “ Đặc điểm của phiêu sinh động vật trong ao chứa nước
tại Châu Phú –An Giang” do Dương Văn Trung thực hiện và báo cáo đã được hội đồng
chấm luận thông qua

Ts. Dương Trí Dũng

Ts. Trần Chấn Bắc

ii

Ts. Nguyễn Công Thuận


LỜI CẢM TẠ
Kính đâng lòng biết ơn đến cha me đã nuôi con khôn lớn, luôn ủng hộ và động viên

con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn bộ môn khoa hoc môi trường, Khoa Môi Trường và Tài nguyên
thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn :
Cảm ơn thầy Dương Trí Dũng đã tận tình hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt đề tài
tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Trần Chấn Bắc và thầy Nguyễn Công Thuận đã có những đóng góp quý
báo giúp em xây dựng đề tài tốt hơn.
Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn Danh Hoài Duy và bạn Dương Hoài An đã giúp đỡ rất
nhiều trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong khoa và tập thể lớp Khoa
học Môi trường K34 đã luôn giúp đỡ để em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm ơn

iii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Đặc điểm của phiêu sinh động vật trong ao chứa nước tại Châu Phú –An
Giang” được thực hiện tại Châu phú –An Giang.
Nội dung khảo sát là xác định thành phần loài và sự biến động thành phần loài và
số lượng các nhóm phiêu sinh động vật tại điểm nghiên cứu. Qua kết quả phân tích cho
thấy có 35 loài zooplanton xuất hiện trong ao và kênh tại điểm nghiên cứu. Trong đó,
Rotatoria có 15 loài chiếm 42%, Protozoa có 8 loài chiếm 23%, copepoda có 9 loài chiếm
26%, Cladocera có 3 loài chiếm 9%. Trên kênh có 31 loài, trong ao có 27 loài được phát
hiện.
Trong ao phát hiện 27 loài phiêu sinh động vật gồm bốn nhóm: Protozoa,
Cladocera, Copepoda, Rotatoria. Trong đó, Copepoda có thành phần loài phong phú nhất,
với 9 loài chiếm 33.33%%, kế đến là Protozoa có 8 loài chiếm 29.63%, Rotatoria có 7 loài

chiếm 25.93% và Clodocera chiếm thành phần ít nhất với 3 loài chiếm 11.11% Mật độ
zooplankton biến động từ 8000-1568000 ct/m3. Chỉ số đa dạng rất thấp biến động từ 0.771.67, cho thấy sự đơn giản về thành phần loài trong thủy vực. Số lượng zooplankton cao
trong đợt 1, giảm trong trong đợt 2 và không có sự khác biệt lớn giữa các đợt 2,3,4.
Trên kênh có 31 loài được phát hiện. Trong đó, Rotatoria có số loài cao nhất 15 loài
chiếm 48.39% tổng số loài, Protozoa có 7 loài chiếm 22.58%, Copepoda có 6 loài chiếm
19.35%, Cladocera có 3 loài chiếm 9.68%. Mật độ zooplankton biến động từ 475094500ct/m3. Chỉ số đa dạng rất thấp biến động từ 0.96 - 1.52ct/m3.

iv


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................................. i
PHÊ DUYỆT .......................................................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................................iii
TÓM LƯỢC .......................................................................................................................... iv
MUC LỤC .............................................................................................................................. v
DANG SÁCH HÌNH ............................................................................................................ vii
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 2 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................... 2
2.1 Tổng quan về Châu Phú - An Giang ....................................................................... 2
2.1.1 Vị trí địa lý...................................................................................................... 2
2.1.2 Điều kiện tự nhiên: ........................................................................................ 3
2.2 Đặc điểm của thủy sinh động vật............................................................................ 3
2.2.1 Vai trò của phiêu sinh động vật .................................................................... 3
2.2.2 Ngành động vật nguyên sinh ( Protozoa) ..................................................... 3
2.2.3 Lớp trùng bánh xe ( Rotatoria) ..................................................................... 4
2.2.4 Giáp xác râu ngành (Cladocera) ................................................................... 5
2.2.5 Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda) ............................................................. 5

2.3 Đặc điểm ao trữ nước ở Châu Phú- An Giang ........................................................ 6
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 7
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 7
3.2. Phương tiện nghiên cứu ......................................................................................... 7
3.2.1 Phương tiện thu mẫu ...................................................................................... 7
3.2.2 Phương tiện phân tích ..................................................................................... 7
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7
3.3.1 Thời gian thu mẫu ........................................................................................... 7
3.3.2 Chu kỳ thu mẫu ............................................................................................. 7
3.3.3 Phương pháp thu mẫu .................................................................................... 8
3.3.4 Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................... 8
3.3.5. Phương pháp sử lý số liệu ............................................................................. 9
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................ 10
4.1 Biến động thành phần loài ..................................................................................... 10
4.1.1 Sự biến động thành phần loài trong ao trong chu kỳ thu mẫu theo ngày ..... 10
4.1.2 Sự biến động thành phần loài trên kênh trong chu kỳ thu mẫu theo ngày13
4.1.3 Sự khác biệt số loài giữa ao và kênh trong chu kỳ thu mẫu theo ngày ........ 15
4.1.4 Sự biến động thành phần loài trong ao trong chu kỳ thu mẫu theo tháng ... 15
4.1.5 Sự biến động thành phần loài trên kênh trong chu kỳ thu mẫu theo tháng .. 17
4.1.6 Sự khác biệt số loài giữa ao và kênh theo chu kỳ thu mẫu theo tháng ......... 18
4.2 Biến động số lượng động vật nổi ..............................................................................
v


4.2.1 Sự biến động số lượng trong ao trong chu kỳ thu mẫu theo ngày ................ 19
4.2.2 Sự biến động số lượng trên kênh trong chu kỳ thu mẫu theo ngày ............. 20
4.2.3 Sự khác biệt số lượng giữa ao và kênh trong chu kỳ thu mẫu theo ngày ..... 21
4.2.4 Sự biến động số lượng trong ao trong chu kỳ thu mẫu theo tháng ............... 22
4.2.5 Sự biến động số lượng trên kênh trong chu kỳ thu mẫu theo tháng ............. 23
4.2.6 Sự khác biệt số lượng giữa ao và kênh trong chu kỳ thu mẫu theo tháng .... 24

4.3 Tính đa dạng động vật nổi trên ao nước tại Châu phú-AnGiang........................... 25
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 2
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 27
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 27

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú, tỉnh AnGiang ........................................ 2
Hình 2.2 Một số dạng của protozoa ............................................................................... 4
Hình 2.3 Một số dạng của rotatoria ............................................................................... 4
Hình 2.4 Một số dạng của cladocera ............................................................................. 5
Hình 2.5 Một số dạng của copepoda ............................................................................. 6
Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện chu kỳ thu mẫu ........................................................................ 7
Hình 3.2 Sơ đồ địa điểm và vị trí thu mẫu .................................................................... 8
Hình 4.1 Tỉ lệ thành phần loài zooplankton được phát hiện trong ao và kênh ............... 10
Hình 4.2 Sự biến đổi thành phần loài các nhóm zooplankton trong ao qua các đợt thu mẫu
của chu kỳ ngày .............................................................................................................. 11
Hình 4.3 Sự biến đổi thành phần loài các nhóm zooplankton trên kênh qua các đợt thu mẫu
của chu kỳ ngày ............................................................................................................. 13
Hình 4.4 Biến động số loài các nhóm động vật nổi trong ao và kênh qua các đợt thu mẫu
của chu kỳ ngày .............................................................................................................. 15
Hình 4.5 Sự biến động số loài của zooplankton trong ao qua các đợt thu mẫu của chu kỳ
tháng .............................................................................................................................. 16
Hình 4.6 Sự biến động số loài của phiêu sinh động vật trên ao và kênh trong chu kỳ tháng
........................................................................................................................................ 18
Hình 4.7 Sự biến động số lượng các nhóm động vật nổi qua các đợt thu mẫu trong ao theo
chu kỳ ngày..................................................................................................................... 19
Hình 4.8 Sự biến động số lượng các nhóm động vật nổi qua các đợt thu mẫu trên kênh ở

chu kỳ ngày..................................................................................................................... 20
Hình 4.9 Sự biến động số lượng động vật nổi trong ao và kênh ở chu kỳ ngày ............ 21
Hình 4.10 Sự biến động số lượng của các nhóm zooplankton trong ao nghiên cứu ở chu kỳ
tháng ............................................................................................................................... 22
Hình 4.11 Sự biến động số lượng của các nhóm zooplankton trên kênh nghiên cứu ở chu
kỳ tháng .......................................................................................................................... 23
Hình 4.12 Sự biến động số lượng của động vật nổi trong ao và kênh trong chu kỳ
tháng ............................................................................................................................... 24
Hình 4.13 Biến động chỉ số Shannon ở 4 đợt thu mẫu trong ao nước tại Châu Phú An Giang ....................................................................................................................... 25

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Số loài của các nhóm sinh vật nổi trong ao ở chu kỳ ngày.................. 11
Bảng 4.2: Số loài của các nhóm sinh vật nổi trên kênh ở chu kỳ ngày ................ 13
Bảng 4.3 Thành phần các nhóm zooplankton phát hiện trong ao ở chu kỳ tháng
trong thời gian khảo sát ........................................................................................ 16
Bảng 4.4 Thành phần các nhóm zooplankton phát hiện trên kênh ở chu kỳ tháng
trong thời gian khảo sát ........................................................................................ 18

viii


Chương I : MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một vùng đất ngập nước rộng
lớn nhất Việt Nam (Lê Anh Tuấn, 2007). Ngoài sự phát triển mạnh về nghề trồng lúa và
cây ăn trái thì nơi đây còn phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nhờ sự đa dạng về môi
trường với các hệ sinh thái nước ngọt, nước lợ và nước mặn và sự đa dạng sinh học với
nhiều loài thủy sản có giá trị. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, ngành nuôi trồng

thủy sản ở ĐBSCL đã nhanh chóng phát triển, đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia (Lê
Anh Tuấn, 2007).
Tỉnh An Giang có ưu thế về điều kiện tự nhiên là vùng đầu nguồn sông Cửu Long,
nước ngọt quanh năm và lưu lượng chảy qua rất lớn, thích hợp cho ngành chăn nuôi thủy
sản phát triển. Vào tháng 8 hàng năm, mỗi khi mùa lũ về thì nó mang lại cho huyện Châu
Phú nguồn tài nguyên thủy sản vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài cá tôm (Tô
Văn Tường 2006, Dương Văn Nhã 2006).
Do điều kiên ở Châu Phú- An Giang khi lũ rút thì lại có khả năng thiếu nước cho
hoạt động nông nghiệp. Chính vì lí do đó, ao nước được đào trước khi lũ về có tác dụng
giữ lại lượng nước khá lớn để sử dụng cho mùa khô. Đây là ao nước được đào đầu tiên ở
Châu Phú- An Giang có khả năng giữ được khối lượng nước lớn. Do đó, chúng ta cần
nghiên cứu để có kế hoạch khai thác và sử dung ao một cách hợp lí nhất.
Các loài sinh vật sống trong ao như phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động
vật đáy… là những sinh vật trong môi trường nước giúp cho ta có thể đánh giá được chất
lượng của thủy vực. Trong đó, phiêu sinh động vật có vai trò rất lớn trong hệ sinh thái này.
Chúng là thành phần của lưới thức ăn, thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực,
lọc sạch nước của thủy vực và là những sinh vật chỉ thị. Ao nước ở Châu Phú- An Giang là
ao giữ nước tĩnh trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự biến động của phiêu sinh
đông vật. Vì thế, đề tài “Đặc điểm của phiêu sinh động vật trong ao chứa nước tại
Châu Phú, An Giang” được thực với mục tiêu và nội dung như sau:
 Mục tiêu
- Tìm hiểu sự thay đổi thành phần loài và số lượng động vật phiêu sinh trong điều
kiện giữ tỉnh và không trao đổi nước trong 1 năm.
 Nội dung của đề tài là:
- Xác định thành phần và số lựợng các loài phiêu sinh động vật trong ao và ngoài
sông trong các đợt thu mẫu.
- Khảo sát sự biến động của phiêu sinh động vật theo thời gian.

1



Chương II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về Châu Phú – An Giang
Huyện Châu phú nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh An Giang.
Diện tích : 425.9 km2
Dân số : 250.567 người (2006)
Mật độ : 554 người/km2 (www.angiang.gov.vn)
2.1.1Vị trí địa lý: Bắc giáp thị xã Châu Đốc, Đông giáp sông Hậu ngăn cách với
huyện Phú Tân, Nam giáp huyện Châu Thành, Tây giáp huyện Tịnh Biên. Về hành chính,
huyện bao gồm thị trấn Cái Dầu và 12 xã là: Khánh Hoà, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ,
Vĩnh Thạnh Trung, Bình Long, Thạnh Mỹ Tây, Bình Mỹ, Bình Thuỷ, Bình Phú, Đào Hữu
Cảnh, Bình Chánh.

m

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Phú, tỉnh AnGiang

2


2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu : Mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Nam bộ, khí hậu ôn hòa với
các số liệu đặc trưng :
- Nhiệt độ trung bình năm : 27o3 C.
- Lượng mưa trung bình năm : 1.500 mm.
- Số ngày mưa trong năm
: 118 ngày.
- Lượng nắng trung bình hàng năm : 2190 giờ.
- Hướng gió chủ đạo: gió Tây Nam từ tháng 5 – 11, ngoài ra còn có gió Đông Bắc

vào tháng 12 – 1, gió Đông Nam vào tháng 2 – 4.
Khí hậu hàng năm chia làm hai mùa : mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
Mùa mưa bắt đầu từ khi có gió Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa
trong giai đoạn này khoảng 1.253 mm chiếm 83,5% tổng lượng mưa cả năm, riêng trong các
tháng 9, 10, 11 chiếm khoảng 52% lượng mưa trong mùa.
Thủy văn: Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Hậu với mùa lũ hàng
năm vào tháng 9 – 10 – 11.
- Đỉnh lũ lớn nhất tại địa bàn, ghi nhận được vào năm 2000 là + 5,00m.
- Tại khu đất dự kiến xây dựng hiện tại là đất ruộng đang canh tác, cao trình đạt
bình quân từ + 1.600 – 1.800 nên thường qua địa phận An Giang là nguồn nước mặt rất dồi
dào. Lượng mưa hằng năm cao và có vùng Bảy núi tạo nên nguồn nước ngầm rất lớn. Hai
nguồn nước này đã đủ cung cấp cho phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh.

(www.angiang.gov.vn)
2.2 . Đặc điểm của thủy sinh động vật
Theo Dương Trí Dũng 2009, Động vật nổi là tập hợp những động vật sống trong
môi trường nước, ở tầng nước trong trạng thái trôi nổi,cơ quan vận động của chúng rất yếu
hoặc không có, chúng vận động một cách thụ động và không có khả năng bơi ngược dòng
nước.

2.2.1. Vai trò của phiêu sinh động vật





Thành phần của mạng lưới thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực
Thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực
Lọc sạch nước của thủy vực

Là sinh vật chit thị

2.2.2 .Ngành động vật nguyên sinh ( Protozoa)
Xuất hiện sớm nhất trong giới động vật và ở nhiều vùng sinh sống khác nhau.
Nhóm sống tự do được tìm thấy trong nước, nhóm kí sinh thì được phát hiện hầu hết ở
các sinh vật đa bào.
Protozoa rất đa dạng như phổ biến nhất là dạng hình cầu, cầu kéo dài và hơi
dẹp. có đủ các kiểu đối xứng như đối xứng tỏa tròn, đối xứng 2 bên, không đối
xứng…miệng nằm ở mặt bụng. Kích thước cơ thể trong khoảng 0.005 –5.00µm đa số
có chiều dài từ khoảng 30 – 300 µm.

3


Hình 2.2 Một số dạng của protozoa
Có nhiều hình thức dinh dưỡng: thực bào Protozoa có thể lấy phần thức ăn nhỏ như
tảo, vi khuẩn kể cả Protozoa nhỏ khác , động vật đa bào cở nhỏ, vụn hữu cơ; quang hợp,
hấp thu muối dinh dưỡng hòa tan; kí sinh; dinh dưỡng hổn hợp.
Nước nhiễm bẩn rất giàu về thành phần loài như Euglypha, Amoeba, Vorticella,
Difflugia… chúng được gọi là Protozoa nước thải.
Quần thể trùng roi phát triển mạnh vùng giàu oxy. Euglypha ở vùng giàu hữu cơ,
Testacea ở vùng đầm lầy có rong riêu.
Có hạt màu thường ở gần bề mặt hay các thủy vực nhỏ (Dương Trí Dũng, 2009).

2.2.3. Lớp trùng bánh xe ( Rotatoria)
Rotatoria được chia làm 2 nhóm dựa vào nguồn dinh dưỡng: nhóm ăn thực vật sống
bám và sống tự do là những sinh vật ăn lọc, thụ động; nhóm bắt mồi chủ động.Thức ăn của
chúng là sinh vật đa bào nhỏ, các phiêu sinh hay chất lơ lững. Nhóm sống tự do ăn xác chết
của copepoda, cladocera và cả giun ít tơ. Các loài này có thể sống trong môi trường kỵ khí
hay hiếu khí.


Hình 2.3 Một số dạng của rotatoria
Sự phát triển và phân bố: Rotatoria phát triển nhanh trong vài giờ sau khi sinh và
sau đó chậm dần. Con trưởng thành lớn gấp 3 – 10 lần cá thể mới nở. Thời gian sống của
chúng biến động theo loài nhưng chỉ trong vài ngày. Sự phân bố Rotatoria liên quan đến

4


môi trường sống, nhiệt độ, sinh vật chung quanh, dòng chảy,… và đặc biệt là pH có liên
quan mật thiết đến thành phần loài của trùng bánh xe. Thông thường nước có pH > 7 có ít
loài nhưng số lượng của chúng cao, các loài thích nghi với điều kiện này là Asplanchna,
Asplanchnopus, Mytilina,Brachionus, Filinia, Lacinularia, Sinantherina, Eosphora và
Notholaca. Khi môi trường chuyển sang acid thì nhiều loài xuất hiện nhưng số lượng
không cao. Đôi khi cũng có loài phân bố ở cả hai môi trường (Dương Trí Dũng, 2009).

2.2.4. Giáp xác râu ngành (Cladocera)
Đây là nhóm sinh vật phân bố rộng trong tất cả các loại hình thủy vực, dễ dàng
quan sát và phân loại nên là đối tượng thích hợp để nghiên cứu của các nhà thủy sinh học.
Cladocera phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, ôn đới và các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Đặc
biệt trong thủy vực nước ngọt, Cladocera chiếm thành phần chủ yếu trong quần xã động
vật nổi.

Hình 2.4 Một số dạng của cladocera
Thức ăn chính của chúng là tảo, nguyên sinh động vật, chất hữu cơ đang phân hủy.
Phần thức ăn có kích cỡ thích hợp sẽ được đưa vào ống tiêu hóa mà không cần có sự lựa
chọn nào. Thức ăn có kích thước lớn hơn sẽ bị đẩy ra ngoài. Cơ thể có phần râu phát triển
mạnh. Đó là râu A2, râu này vận động làm con vật di chuyển. Ngoài ra, Cladocera còn có
một đôi mắt rất lớn, một số loài có sắc điểm. Cladocera là nguồn thức ăn quan trọng cho
nhiều loài cá kinh tế (Dương Trí Dũng, 2009).


2.2.5. Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda)
Phân bố rộng từ biển khơi đến nội địa, cả khe nước ở núi cao và mạch nước ngầm,
là thức ăn của cá non và là thành phần thức ăn cơ bản của cá nổi. Kích thước cơ thể và hình
dạng khá lớn, dài khoảng 1 – 4 mm, có loài dài đến 5,5 mm. Sinh sản hữu tính.
Dinh dưỡng: thường ăn tảo, các chất lơ lửng và các sinh vật nhỏ khác như:
rotatoria, protozoa. Hiện tượng ăn lẫn nhau cũng phổ biến ở giai đoạn chưa thành thục.

5


Hình 2.5 Một số dạng của copepoda
Phát triển và phân bố: phát triển qua nhiều giai đoạn, trứng nở qua nhiều giai đoạn
ấu trùng, sau đó đến giai đoạn trưởng thành. Copepoda chỉ sống được trong 3 môi trường:
nổi, ven bờ và đáy (Đặng NgọcThanh, 2002).

III.





Đặc điểm ao trữ nước ở Châu Phú- An Giang

Ao trữ nước nằm trong ấp Thạnh An, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang. Ao được đào với diện tích 1000m2 (50m x 20m) độ sâu 4m được đào
trước khi lũ về, nằm gần sông và ruộng lúa .
Mặt ao thoáng, độ đục cao, xung quanh bờ ao trống ít có thực vật phát triển, thực
vật trong ao chủ yếu là lục bình.
Sau khi lũ rút ao nước được giữ tĩnh không có sự trao đổi nước với kênh gạch. Ao

được đào nhằm mục đích thu lợi ít từ nguồn cá được trữ lại trong ao, ngoài ra nước
ao còn được dùng để tưới hoa màu vào mùa khô.

6


Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
3.1.1. Phương tiện thu mẫu







Lưới phiêu sinh động vật có mắt lưới 59μm
Xô nhựa 5 lít
Chai nhựa 110ml
Fomalin 4%
Bút lông
Sổ tay ghi chép

3.1.2. Phương tiện phân tích








Lame và lamelle
Ống nhỏ giọt, ống hút
Kính hiển vi
Kính nhìn nổi
Tài liệu định danh phiêu sinh động vật
Buồng điểm Bogovor

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chu kỳ thu mẫu
Chu kỳ thu mẫu: chia làm 4 đợt (tháng 12/2011, tháng 01/2012, tháng 02/2012 và
tháng 03/2012). Mỗi đợt thu 01 mẫu lý hóa và 2 mẫu phiêu sinh động vật ( 1 mẫu định tính
và 1 mẫu định lượng) trong ao và ngoài kênh để khảo sát sự biến động của chất lượng nước
trong ao so với ngoài kênh .
Tháng 12

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4


Thu 8 mẫu

Thu 8 mẫu

Hình 3.1 Sơ đồ thể hiện chu kỳ thu mẫu
Để hiểu rỏ sự biến động về thành phần loài và sinh lượng của phiêu sinh động vật
theo thời gian, tiến hành thu mẫu định tính và định lượng ở 2 đợt (đợt 1 và đợt 3), cụ thể
như sau :
+ Đợt một (tháng 12/2011) thu 8 mẫu trong 15 ngày, cách 1 ngày thu một lần. Ở đợt
này chỉ thu trong ao do chưa có sự khác biệt với ngoài kênh.
+ Đợt ba (tháng 02/2012) thu 8 mẫu trong 15 ngày, cách 1 ngày thu một lần. Tiến
hành thu cả trong ao và ngoài kênh.

7


50m
20m

m
Kênh 2

Hình 3.2 Sơ đồ địa điểm và vị trí thu mẫu

3.2.2. Phương pháp thu mẫu
- Định tính : Dùng lưới phiêu sinh động vật vớt theo đường chéo hình số 8 tại vị trí
thu mẫu. Mẫu thu được trữ trong lọ 110ml , cố định bằng Formol 4%.
- Định lượng :. Thu mẫu nhiều nơi trong ao cho vào lưới phiêu sinh động vật 100
lít, sau đó cô lại trữ trong lọ 110ml, cố định mẫu bằng formol 4%.

Cả hai mẫu định tính và định lượng đều phải được ghi nhãn : định tính hay định
lượng , thời gian thu , địa điểm thu mẫu.

3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu
- Định tính : Lấy mẫu định tính ra quan sát dưới kính hiển vi hay kính lúp với độ
phóng đại thích hợp nhằm xác định các đặc điểm hình thái cấu tạo và các đặt điểm phân
loại, trên cơ sở đó định danh theo tài liệu phân loại của : Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải
(2001); Đặng Ngọc Thanh và ctv (1980).
- Định lượng : đếm toàn bộ số động vật có trong mẫu định lượng bằng buồng đếm
X
Bogorov sau đó xác định mật độ theo công thức D  1000
V
Trong đó:
D : là mật độ hay số lượng động vật nổi (ct/m3)
X : là số lượng sinh vật đếm được trong mẫu
V : là thể tích mẫu nước đã thu (L)
Chỉ số đa dạng được tính theo công thức của Shannon-Weiner
n

H '   pi * ln pi
i 1

Trong đó:

H’ : là chỉ số đa dạng
pi : tỉ số giữa số lượng loài thứ i với tổng số lượng sinh vật nổi phân tích

được.

pi 


8

ni
N


3.2.3. Phương pháp sử lý số liệu
 Sau khi phân tích xong , kết quả được thể hiện thành bảng, trên cơ sở
đó đánh giá tính đa dạng, sinh lượng.
 Sử dụng phần mềm excel 2003 để sử lý số liệu

9


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Biến động thành phần loài
Qua kết quả phân tích cho thấy có 35 loài zooplanton xuất hiện trong ao và kênh tại
điểm nghiên cứu. Trong đó, Rotatoria có 15 loài chiếm 42%, Protozoa có 8 loài chiếm
23%, Copepoda có 9 loài chiếm 26%, Cladocera có 3 loài chiếm 9%. Trên kênh có 31 loài,
trong ao có 27 loài được phát hiện. Kết quả sự phân bố số loài zooplankton đã được phát
hiện trong ao và kênh được biểu thị trong hình 4.1

Protozoa

23%

Cladocera
42%


Copepoda
Rotatoria

9%

26%

Hình 4.1 Tỉ lệ thành phần loài zooplankton được phát hiện trong ao và kênh ở
Châu Phú – An Giang
Hình 4.1 cho ta thấy Rotatoria có số loài cao nhất với 15 loài chiếm 42% tổng số
loài động vật nổi. Rotatoria có số loài cao nhất do trong ao thời gian đầu cách biệt với kênh
chưa lâu nên thành phần loài cao, trong ao giàu chất hữu cơ tao điều kiện cho Rotatoria
phát triển và có số loài cao nhất. Các loài thường phát hiện trong ao bao gồm : Centropyxis
constricta, Tintinnopsis nucula, Keratella tropica, Polyarthar vulgaris, Diaphanosoma
sar,s Allodiaptomus gladiolus các loài này luôn xuất hiện trong các lần thu mẫu.

4.1.1 Sự biến động thành phần loài trong ao trong chu kỳ thu mẫu theo
ngày
Qua kết quả phân tích đã phát hiện được 27 loài zooplankton được phát hiện trong
ao (phụ lục 1,2,3,4), trong đó Copepoda có thành phần loài phong phú nhất, với 9 loài
chiếm 33.33%%, kế đến là Protozoa có 8 loài chiếm 29.63%, Rotatoria có 7 loài chiếm
25.93% và Cladocera chiếm thành phần ít nhất với 3 loài chiếm 11.11%. Kết quả được
biểu thị trong bảng 1.

10


Bảng 4.1: Số loài của các nhóm sinh vật nổi trong ao ở chu kỳ ngày
Đợt 1


Nhóm
sinh vật
Protozoa
Rotatoria
Cladocera
Copepoda
Tổng

Số loài

Đợt 2
Tỉ lệ(%)
34.78
30.43
8.70
26.09
100

8
7
2
6
23

Số loài

Tỉ lệ(%)
21.05
21.05

15.79
42.11
100

4
4
3
8
19

Bảng 4.1 cho ta thấy Protozoa và Rotatoria có số loài giảm nhiều nhất trong đợt 2.
Trong khi đó, Copepoda lại tăng trong đợt thu mẫu thứ 2. Nguyên nhân có thể do đợt 2
hàm lượng chất hữu cơ giảm, nguồn thức ăn thiếu nên Protozoa và Rotatoria giảm vì chúng
chỉ phát triển mạnh trong môi trường giàu chất hữu cơ. Copepoda tăng do ấu trùng
Nauplius phát triển thành nhưng do nguồn thức ăn không phong phú nên số loài không cao.
Theo phân tích của Dương Hoai An ( 2012), cá thuộc bộ cá trơn (Siluriformes) có số lượng
nhiều nhất, trong đó cá chốt chiếm ưu thế. Zooplankton là thức ăn của ấu trùng cá trong
ao, đây cũng là nguyên nhân làm cho số loài Protozoa và Rotatoria giảm và Copepoda chỉ
tăng ít. Vì chúng là nguồn thức ăn chủ yếu của động vật tự bơi trong ao.
Trong lần khảo sát với chu kỳ 1 ngày 1 lần, số loài biến động từ 5 đến 17 loài. Cao
nhất nằm ở lần thu mẫu thứ 2 phát hiện 17 loài, thấp nhất ở lần thu mẫu thứ 5 và 8 phát
hiện có 5 loài. Nguyên nhân của sự khác biệt trên có thể do sự khác biệt về thời gian thu
mẫu.
9
8
7
6

Số loài


Protozoa
5

Cladocera
Copepoda

4

Rotatoria

3
2
1
0
1

2

3

4

5

6

7

8


9

10

11

12

13

14

15

16

Lần lấy mẫu

Hình 4.2 Sự biến đổi thành phần loài các nhóm zooplankton trong ao qua các đợt
thu mẫu của chu kỳ ngày

11


Hình 4.2 cho thấy ngành Protozoa có sự biến động lớn về số loài trong thời gian
khảo sát, biến động từ 1-8 loài, cao nhất có 8 loài chiếm 47.06% tổng số động vật nổi ở
lần thu mẫu thứ 2, thấp nhất có 1 loài ở lần thu mẫu thứ 7, thứ 11và thứ 13. Số loài có xu
hướng giảm qua 2 đợt khảo sát. Nguyên nhân có thể do thiếu nguồn thức ăn hay bị loài
khác ăn chúng. Ngành Protozoa chiếm 29.63% tổng số loài động vật nổi đã phát hiện. Các
loài thường được phát hiện bao gồm: Centropyxis aculeate, Centropyxis constricta ,

Centropyxis ecornis , Difflugia labes và Tintinnopsis nucula. Sự tồn tại và phát triển của
các loài này cho thấy thủy vực này có chứa chất hữu cơ làm thức ăn cho chúng (Dương Trí
Dũng, 2003).
Rotatoria là nhóm luôn được phát hiện trong tất cả các lần thu mẫu của chu kỳ thu
ngày. Qua hình 4.2 có thể thấy được rằng số loài phát hiện giao động từ 1-6 loài. Trong đợt
thu mẫu thứ nhất số loài biến động lớn ( từ 1-6 loài), đợt 2 số loài tương đối ổn định giao
động từ 2 đến 3 loài. Số loài cao nhất là 6 loài phát hiện ở lần thu mẫu thứ 2 , thấp nhất có
1 loài ở lần thu mẫu thứ 8. Số loài Rotatoria giảm qua đợt thu mẫu thứ 2. Nguyên nhân có
thể do đợt 1 ao cách biệt với kênh chưa lâu nên môi trường trong ao chưa ổn định, đợt 2
môi trường trong ao đã tương đối ổn định (cách biệt với kênh hơn 2 tháng) nên số loài của
Roatoria tương đối ổn định. Ngành Rotatoria chiếm 25.93% tổng số loài động vật nổi phát
hiện trong ao. Các loài được phát hiện trong các lần thu mẫu của 2 đợt thu mẫu là
Brachionus calyciflorus, Brachionus falcatus, Brachionus urceus, Filinia longiseta,
Keratella tropica và Polyarthar vulgaris. Chúng thường phân bố trong các thủy vực giàu
chất hữu cơ (Đặng Ngọc Thanh và cộng tác viên, 2001). Trong đợt 2 chỉ xuất hiện
Keratella tropica và Polyarthar vulgaris còn các loài Brachionus calyciflorus, Brachionus
falcatus, Brachionus urceus, Filinia longiseta không được phát hiện trong đợt 2. Chúng là
những nhóm phân bố chu yếu ở môi trường giàu hữu cơ. Từ đó cho ta thấy lúc đầu trong
ao hàm lượng hữu cơ cao về sau có xu hướng giảm.
Trong chu kỳ thu mẫu này, Cladocera có sự biến động về số loài phát hiện được từ
0-3 loài, số loài cao nhất được phát hiện ở lần thu mẫu thứ 11 với 3 loài, nhiều lần thu mẫu
không phát hiện Cladocera. Nhìn chung số loài Cladocera tăng trong đợt 2. Nguyên nhân
có thể do số loài các nhóm khác giảm, giảm sự cạch tranh nên số loài chúng tăng. Các loài
thường xuất hiện là Bosminopsis deitersi, Diaphanosoma longirostris, Diaphanosoma
sars. Trong đó, Diaphanosoma sars là loài xuất hiện thường xuyên trong 2 đợt thu mẫu.
Thức ăn chính của chúng là tảo và nguyên sinh động vật, cũng có thể có thức ăn khác
nhưng biết rỏ nhất là chất hữu cơ đang phân hủy các loại. Sự xuất hiện của Cladocera chỉ
thị cho môi trường giàu chất hữu cơ (Dương Trí Dũng , 2003).
Sự biến động về số loài thuộc nhóm Copepoda phát hiện được trong ao nuôi ở chu
kỳ này biến động từ 0-7 loài, cao nhất ở lần thu mẫu thứ 7 và 11 phát hiện 7 loài, ở làn thu

mẫu thứ 5 không phát hiên Copepoda. Số loài của Copepoda tăng trong đợt thu mẫu thứ 2..
Trong đó, các loài thuộc họ Cyclopoida luôn được phát hiện trong mỗi lần thu mẫu ở chu
kỳ này như : Limnoithona sinensis, Mescocyclops leuckarti, Thermocyclops hyalinus , đã
thể hiện sự phong phú về hàm lượng hữu cơ lơ lửng trong thủy vực. Trong đơt 1 các loài
thuộc họ Cyclopoida phát triển mạnh, nhưng trong đợt 2 só loài thuộc họ Calanoida phát
triển mạnh và chiếm ưu thế. Trong đó, Allodiaptomus gladiolus luôn xuất hiện trong các
12


lần thu mẫu trong đợt 2. Số loài Copepoda tăng trông đợt 2.m Sự tăng số loài của
Copepoda có thể do ấu trùng Nauplius phát triển thành.

4.1.2 Sự biến động thành phần loài trên kênh trong chu kỳ thu mẫu
theo ngày
Qua kết quả định tính phiêu sinh động vật ngoài kênh có 31 loài được phát hiện.
Trong đó, Rotatoria có số loài cao nhất 15 loài chiếm 48.39% tổng số loài, Protozoa có 7
loài chiếm 22.58%, Copepoda có 6 loài chiếm 19.35%, Cladocera có 3 loài chiếm 9.68%.
Kết quả 2 đợt thu mẫu trong chu kỳ ngày được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 4.2: Số loài của các nhóm sinh vật nổi trên kênh ở chu kỳ ngày
Đợt 1
Đợt 2
Nhóm
sinh vật
Số loài Tỉ lệ(%)
Số loài Tỉ lệ(%)
Protozoa
7
23.33
5
18.52

Rotatoria
15
50.00
11
40.74
Cladocera
3
10.00
3
11.11
Copepoda
5
16.67
8
29.63
Tổng
30
100
27
100
Trong lần khảo sát với chu kỳ 1 ngày 1 lần, số loài zooplankton trên kênh biến
động từ 6-23 loài. Cao nhất ở lần thu mẫu thứ 16 ( có 23 loài) trong đợt 2 và thấp nhất ở
lần thu mẫu thứ 2 ( có 6 loài) trong đợt 1 của quá trình thu mẫu.Trong đó, Rotatoria và
Copepoda có số loài tăng trong đợt 2. Trong khi đó, Protozoa lại có số loài giảm,
Cladocera thì số loài vẩn ổn định. Nguyên nhân của sự khác biệt trên có thể do thủy triều
lúc thu mẫu, cũng có thể do môi trường kênh là môi trường nước chảy nên thành phần loài
zooplankton luôn biến động.
Sự biến động số loài từng nhóm zooplankton của chu kỳ ngày trong ao được thể
hiện qua biểu đồ sau :
12


10

8

Số loài

Protozoa
Cladocera

6

Copepoda
Rotatoria

4

2

0
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

Các lần thu mẫu

13

11

12

13

14

15

16


Hình 4.3 Sự biến đổi thành phần loài các nhóm zooplankton trên kênh qua các đợt
thu mẫu của chu kỳ ngày
Trong chu kỳ ngày, ở trên kênh, số loài của từng nhóm zooplankton qua từng ngày

biến động như sau: Protozoa từ 1-6 loài, Rotatoria từ 4-10 loài, Cladocera từ 1-3 loài,
Copepoda từ 0-7 loài. Số loài zooplankton trên kênh rất biến động do đặt tính của thủy vực
nước chảy nên hầu như không có loài nào xuất hiện ổn định qua các lần thu mẫu.
Protozoa biến động từ 1-6 loài, cao nhất phát hiện ở lần thu mẫu thứ 5 với 6 loài,
thấp nhất ở lần thu mẫu thứ 2 có 1 loài. Nhìn chung số loài Protozoa giảm trong đợt 2
nhưng cũng không khác biệt nhiều so với đợt 1, và ít biến động hơn đợt 1 ( đợt 2 số loài
giao động từ 4-5 loài). Nguyên nhân do kênh là thủy vực nước chảy nên thành phần loài
biến động liên tục qua các lần thu mâu. Các loài thường xuất hiện trong các lần thu mẫu là
Centropyxis aculeata, Centropyxis ecornia, Centropyxis contricta, Centropyxis ecornia,
Tintinnopsis nucul. Trong khi đó có một số loài được phát hiện trong đơt 1 nhưng đợt 2
không phát hiện như: Astramoeba radiosa, Diflugia acuminata, Difflugia lebes.
Rotatoria biến động từ 4 – 10 loài, số loài Rotatoria tăng trong đợt 2, cao nhất ở lần
thu mẫu thứ 11 và 12 phát hiện 10 loài, thấp nhất ở lần thứ 2 và 5 phát hiện 4 loài. Sự gia
tăng số loài Rotatoria trên kênh có thể môi trường nước kênh có dấu hiệu ô nhiễm, tuy
nhiên do kênh là thủy vực nước chảy nên cũng có thể thanh phần loài du nhập từ nơi khác
đến. Các loài thường xuất hiện trong các lần thu mẫu là : Brachionus caudatus, Brachionus
urceus, Filinia longiseta, Keratella tropica, Polyarthar vulgaris. Một số loài ít xuất hiện
trong 2 lần thu mẫu như : Brachionus calyciflorus, Keratella cochlearis, Pompholyx
complanata, Trichocera copucina, Plesoma lenticulare.
Cladocera phát hiện 3 loài trong quá trình phân tích, biến động từ 1-3 loài, chúng
luôn xuất hiện trong các lần thu mẫu và chúng biến động qua các lần thu mẫu. Nguyên
nhân do kênh là thủy vực nước chảy nên thành phần loài zoopklanton biến động liên tục là
điều tất nhiên. Các loài được phát hiện bao gồm: Bosminopsis deitersi, Diaphanosoma
longirostris, Diaphanosoma sars.
Copepoda biến động từ 0 -7 loài, cao nhất ở lần thu mẫu thứ 12 và 13, không phát
hiên Copepoda trong lần th mẫu thứ 2. Số loài Copepoda tăng trong đợt 2. Các loài thường
đươc phát hiện là Mesocyclops leuckarti, Microcyclops varicans, Allodiaptomus gladiolus,
Limnoithona sinensis, Thermocylops hyalinus. Các loài làm tăng số loài Copepoda trong
đợt 2 là : Eodiaptomus draconisignivomi, Microcyclops varicans. Sự gia tăng số loài của
Copepoda có thể do Nauplius phát triển thành, cũng có thể do môi trường kênh là môi

trường nước chảy nên Copepoda có thể từ nơi khác đến.

14


4.1.3 Sự khác biệt số loài giữa ao và kênh trong chu kỳ thu mẫu theo
ngày

25

20

15

Số loài

Ao
Kênh

10

5

0
1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Lần lấy mẫu

Hình 4.4 Biến động số loài các nhóm động vật nổi trong ao và kênh qua các đợt thu
mẫu của chu kỳ ngày

Hình 4.4 cho ta thấy trên kênh có số loài cao hơn trong ao qua các lần thu mẫu. Sự
khác biệt chủ yếu là ngoài kênh có thành phần loài Rotatoria phong phú hơn trong ao.Trên
kênh có sự gia tăng số loài Rotatoria trong đợt 2. Trong ao thì lại có sự giảm đi số loài của
Protozoa và Rotatoria tuy có sự gia tăng số loài Copepoda nhưng nhìn chung số loài trong
ao cũng giảm trong đợt thu mẫu thứ 2. Thành loài ngoài kênh đa dạng hơn trong chủ yếu là
số loài Rotatoria ngoài kênh nhiều hơn trong ao. Các loài xuất hiện ngoài kênh mà trong ao
không phát hiện như: Brachionus calyciflorus, Keratella cochlearis, Pompholyx
complanata, Trichocera copucina, Plesoma lenticulare các loài này cũng không xuấtt hiện
thường xuyên trên kênh. Nguyên nhân ngoài kênh đa dạng hơn là do kênh là thủy vực
nước chảy nên phiêu sinh động vật có thể du nhập từ nơi khác đến.
4.1.4 Sự biến động thành phần loài trong ao trong chu kỳ thu mẫu theo

tháng
Trong suốt thời gian khảo sát, trong chu kỳ tháng số loài của nhóm zooplankton
được phát hiện trong ao là 23 loài. Copepoda chiếm tỉ lệ cao nhất 34.78% với 8 loài, kế
đến là Protozoa chiếm 30.43% với 7 loài, Rotatoria chiếm 21.74% với 5 loài, Cladocera
chiếm ít nhất 13.04% với 3 loài. Thành phần loài phiêu sinh động vật trong ao được thể
hiện qua bảng sau :

15


Bảng 4.3 Thành phần các nhóm zooplankton phát hiện trong ao ở chu kỳ tháng
trong thời gian khảo sát
Đợt 1
Nhóm
vật

Đợt 2


Đợt 3

Đợt 4

sinh

Protozoa
Rotatoria
Cladocera
Copepoda
Tổng

Số loài

Tỉ lệ
(%)

Số
loài

Tỉ lệ
(%)

Số
loài

Tỉ lệ
(%)

Số loài


Tỉ lệ
(%)

7
5
3
7
22

31.82
22.72
13.64
31.82
100

2
2
2
7
13

15.38
15.38
15.38
53.86
100

2
1

2
7
12

16.67
8.33
16.67
58.33
100

0
2
3
8
13

0
15.38
23.08
61.54
100

Số loài của zooplankton phát hiện được qua 4 đợt thu mẫu của tháng giao động từ
12- 22 loài. Trong đó đợt 1 là có số loài cao nhất 22 loài, đợt 2,3,4 số loài tương đối ổn
định giao động từ 12-13 loài. Nguyên nhân đợt 1 có số loài cao nhất là do thời gian ao cách
biệt với kênh chưa lâu, môi trường thuận lợi giàu chất hữu cơ, nguồn tảo dồi dào nên
zooplanton có số loài cao. Các đợt còn lại số loài thấp và ít biến động do nguồn thức ăn
giảm, cũng có thể do môi trường ao chỉ thích hợp cho một số loài phát triển và chiếm ưu
thế nên thành phần loài không cao. Sự biến động thể hiện qua hình sau :


9
8
7
6

Số loài

Protozoa
5

Cladocera
Copepoda

4

Rotatoria
3
2
1
0
Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 4

Đợt thu mẫu


Hình 4.5 Sự biến động số loài của zooplankton trong ao qua các đợt thu mẫu của
tháng
Từ hình 4.5 cho thấy số loài phát hiện có xu hướng giảm từ đợt 1 đến đợt 2 và ổn
định từ đợt 2 đến đợt 4. Nguyên nhân có thể do đợt 1 môi trường trong ao mới cách biệt
với kênh nên số loài zooplankton nhiều, sau đó giảm mạnh trong đợt 2 có thể do môi
16


trường không thích hơp cho phiêu sinh động vật phát triển, cũng có thể do một số loài
không thích hơp với điều kiện trong ao, tuy nhiên cũng có thể có loài thích hợp phát triển
chiếm ưu thế nhưng tổng số loài trong ao không lớn, và tương đối ổn định.
Số loài của Protozoa biến động từ 0-7 loài, trong đó số loài cao nhất có 7 loài chiếm
30.44% tập trung ở đợt thu mẫu thứ nhất, các đợt còn lại số loài chỉ biến động từ 0-2 loài.
Các loài được phát hiện bao gồm: Astramoeba radiosa, Centropyxis aculeate, Centropyxis
constricta , Centropyxis ecornis , Difflugia labes và Tintinnopsis nucula .Trong đó,
Centropyxis constricta, Tintinnopsis nucula luôn xuất hiện trong các đợt thu mẫu, các loài
còn lai chỉ phát hiện trong đợt 1 của quá trình thu mẫu. Sự biến động số loài trong ao có
thể do thời gian ao chứa cách biệt với môi trường kênh. Đợt 1 thời gian ao chứa cách biệt
với kênh chưa lâu nên thành phần loài đa dạng, các đợt còn lại số loài ít có thể do môi
trường không thuận lợi cho chúng phát triển.
Cladocera có số ít nhất ( 3 loài), nhưng chúng luôn xuất hiện trong các lần thu mẫu,
chiếm tỉ lệ 13.04%. Các loài thường xuất hiện bao gồm : Bosminopsis deitersi, Bosmina
longirostris, Diaphanosoma sarsi. Trong đó các loài thường xuất hiện cũng là loài chỉ thị
cho môi trường giàu chất hữu cơ ( Dương Trí Dũng, 2003).
Copepoda ở chu kỳ tháng số loài giao động từ 7-8 loài. Cao nhất ở đợt 4 chiếm
34.78% trong tổng số loài của zooplankton.. Các loài thường xuất hiện bao gồm :
Allodiaptomus gladiolus, Allodiaptomus raoi, Limnoithona sinensis, Eodiaptomus
draconisignivomi, Neodiaptomus botulifer, Mesocyclops leuckarti, Microcyclops varicans,
Thermocylops hyalinus. Các loài thường xuất hiện cũng là những loài chỉ thị cho môi
trường giàu hữu cơ ( Dương Trí Dũng, 2003).

Rotatoria số loài phát hiện biến động từ 1-5 loài, cao nhất ở đợt 1 có 5 loài chiếm
21.74%, có khuynh hướng giảm qua các đợt thu mẫu của tháng. Các loài được phát hiện
bao gồm : Filinia longiseta, Keratella cochlearis, Keratella tropica, Lecane hastata,
Polyarthra vulgaris. Chúng là những loài thường phân bố trong các thủy vực giàu chất hữu
cơ.
Qua chu kỳ thu mẫu tháng cho thấy tổng số loài của zooplankton giảm qua các đợt
thu mẫu, Protozoa, Rotatoria, Cladocera đều giảm trong chu kỳ tháng chỉ có copedoda có
xu hướng tăng trong 4 đợt thu mẫu của tháng. Đều này cho thấy có thể môi trường trong ao
không thuân lợi cho zooplankton phát triển cũng có thể do nguồn thức ăn thiếu nguồn thức
ăn nên chúng không phát triển được.Qua đó cho thấy môi trường nước trong ao trữ trong
thời gian dài sẽ tự làm sạch.

4.1.5 Sự biến động thành phần loài trên kênh trong chu kỳ thu mẫu
theo tháng
Qua phân tích định tính số loài phiêu sinh động vật ngoài kênh phát hiện 24 loài .
Trong đó, Rotaitoria có 9 loài chiếm 37.50%, Copepoda có 8 loài chiếm 33.33%, Protozoa
có 4 loài chiếm 16.67%, Cladocera có 3 loài chiếm 12.50%. Kết quả 4 đợt thu mẫu theo
chu kỳ tháng được thể hiện trong bảng sau :

17


×