Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất lúa ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ

----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH
HẬU GIANG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Nguyễn Văn Khải

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Thanh Vũ (1080525)
Ngành: Cơ Khí Chế Biến- Khóa 34

Tháng 01/2012


LỜI CẢM TẠ
Qua bốn năm học tập và nghiên cứu miệt mài trên giảng đường đại học. Đã có
biết bao niềm vui, tự hào khi lần đầu tiên bước chân vào cổng trường Đại Học Cần
Thơ, cùng với đó là những khó khăn, thử thách ở một môi trường hoàn toàn mới năng
động, tích cực, đòi hỏi sự phấn đấu rèn luyện không ngừng, tiếp thu những kiến thức
khoa học kỹ thuật hiện đại được quý thầy, cô hết lòng truyền đạt. Ý thức được điều
đó, bản thân luôn nêu cao tinh thần học tập, tiếp thu những kiến thức quý báo trên
giảng đường, tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm cần thiết làm điểm tựa cho công
việc và cuộc sống trong tương lai.


Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô
khoa Công Nghệ đã trang bị cho em kiến thức quý báu trong những năm tháng ngồi
trên giảng đường.
Đặc biệt, em xin kính lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Văn Khải đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn anh Lê Châu Tứ cán bộ Phòng Khuyến Nông - Khuyến
Ngư sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang đã có nhiều ý kiến
đóng góp và đề xuất giải phải nhằm phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh
Hậu Giang, Phòng Nông Nghiệp & PTNT các huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ,
Châu Thành và Châu Thành A cùng với các hộ sản xuất ở ba huyện Phụng Hiệp, Vị
Thủy, Long Mỹ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực tế để có được
thông tin đầy đủ và chính xác.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên em
trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin nhận nơi em lòng c ảm ơn chân thành!
Trân trọng kính chào.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Vũ


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Biết được hiện trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hậu Giang
+ Khảo sát, thu thập dữ liệu hiện trạng cơ giới hóa sản xuất lúa của tỉnh.
xuất


+ Phân tích hiệu quả thiết thực của quá trình cơ giới hóa mang lại đối với sản
lúa trên địa bàn tỉnh.
+ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình cơ gi ới hóa sản
xuất lúa của tỉnh.
+ Đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm tối ưu hóa quá trình ứng dụng cơ giới hóa
trong sản xuất lúa của tỉnh.

2. Phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở dữ liệu của đề tài được hiện chủ yếu thông qua việc khảo sát số liệu từ sở
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang, phòng nông nghiệp các
huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011
và một số tài liệu nghiên cứu trước đây.
3. Nội dung:
- Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra lý lu ận về cơ giới hóa, là cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
- Khảo sát việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang.
- Phân tích hiện trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở tỉnh
Hậu Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đưa cơ giới hóa vào
sản xuất lúa tại tỉnh Hậu Giang.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………….......1
PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………....…....2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG………………………..……...2
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG……………………………………….2
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG…...…...2

1.2.1. Vị trí địa lý – diện tích……………………………………………...……….2
1.2.2. Địa hình…………………………………………………………..…………2
1.2.3. Điều kiện tự nhiên…..…………………………………………..…………..3
1.2.4. Dân số……………………………………………………………..…….…..5
1.2.5. Cơ sở hạ tầng…………………………………………………….…….……6
1.2.6. Văn hóa – xã hội………………………………………………………….....7
1.2.7. Nông nghiệp……………………………………………………………...….8
1.2.8. Kinh tế…………………………………………………………………..…..9
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH CƠ GI ỚI HÓA Ở TỈNH HẬU GIANG……………….10
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ GIỚI HÓA……………......10
2.1.1 CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA……………………………….10
2.1.1.1 Máy móc và công cụ sản xuất……………………………………………10
2.1.1.2 Cơ giới hóa……………………………………………………………….10
2.1.1.3 Khoa học công nghệ……………………………………………………...10
2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất………………………………………………………...11
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CƠ GI ỚI HÓA
TRONG SẢN XUẤT LÚA…………………………………..………….…11
2.2.1 Khí hậu……………………………………………………………………..11
2.2.2 Đất đai – địa hình…………………………………………………………..11
2.2.3 Nguồn vốn………………………………………………………………….11
2.2.4 Giống…………………………………………………………………….…11
2.2.5 Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật…………………………………….…12
2.2.6 Thiên tai, dịch bệnh…………………………………………………….….12
2.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – THU THẬP DỮ LIỆU.12
2.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………………………..….12
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA
TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH HẬU GIANG…………………………..….14
3.1 QUI TRÌNH CANH TÁC LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG………..…………...14
3.2 QUI TRÌNH CANH TÁC LÚA VỤ ĐỘNG XUÂN………………………...14
3.2.1 Khâu làm đất……..………………………………………………………...15

3.2.2 Khâu gieo sạ……...……………………………………………...................16
3.2.3 Khâu tưới tiêu…...………………………………………………………….18
3.2.4 Khâu chăm sóc…...…………………………………………………………19
3.2.5 Khâu thu hoạch…...………………………………………………………...20
3.2.6 Vận chuyển…………...…………………………………………………….26


3.2.7 Bảo quản………………………………………………………………..….27
3.2.8 Chế biến…………………………………………………………………....28
3.2.9 Sản xuất lúa ở huyện Phụng Hiệp…………………………………….…....29
3.3 VỤ HÈ THU………………………………………………………………….31
3.3.1 Khâu làm đất……………………………………………………………......32
3.3.2 Khâutưới tiêu……………………………………………………………….34
3.3.3 Khâu chăm sóc……………………………………………………………...35
3.3.4 Khâu thu hoạch……………………………………………………………..35
3.3.5 Khâu vận chuyển…………………………………………………...………36
3.3.6 Khâu bảo quản……………………………………………………...………36
CHƯƠNG IV: PHẦN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ GIỚI
HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG……………………….….37
4.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CƠ GIỚI HÓA Ở TỈNH HẬU GIANG……....37
4.1.1 Khâu làm đất…………………………………………………………….….37
4.1.2 Khâu gieo sạ………………………………………………………………..39
4.1.3 Khâu Tưới tiêu………………………………………………………….…..40
4.1.4 Khâu chăm sóc………………………………………………………….…..40
4.1.5 Khâu thu hoạch………………………………………………………….….41
4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐƯA CƠ GIỚI HÓA VÀO SẢN
XUẤT LÚA CỦA TỈNH HẬU GIANG………………………………..……42
4.2.1 Một số yếu tố thuận lợi……………………………………………….….…42
4.2.2 Một số khó khăn………………………………………………………..…..43
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐƯA CƠ GIỚI

HÓA VÀO SẢN XUẤT LÚA…………………………….……………….....43
4.3.1 Giải pháp khâu làm đất…………………………………………………..…44
4.3.2 Giải pháp khâu gieo sạ…………………………………………………...…44
4.3.3 Giải pháp khâu chăm sóc………………………………………………...…44
4.3.4 Giải pháp khâu tưới tiêu…………..………………………………………..44
4.3.5 Giải pháp khâu thu hoạch……………………………………………….….45
4.3.5 Giải pháp khâu vận chuyển……………………………………………..….45
4.3.6 Giải pháp khâu bảo quản…………………………………………….….….45
4.3.7 Giải pháp khâu chế biến…………………………………………………....45
PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ…………………………………………………....46
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….....46
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………….47


PHẦN MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế nhưng
nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. Chính nhờ sự đầu tư có chiều sâu mà nền
nông nghiệp nước ta vẫn đứng vững trên thị trường thế giới, đó là do ứng dụng có
hiệu quả các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, không ngừng
nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng trong việc xây dựng thương hiệu hạt
gạo Việt Nam. Cùng với việc không ngừng nâng cao trình đ ộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất thì khoa học công nghệ về công cụ cơ khí phục vụ nông nghiệp chiếm một
vai trò quan trọng không thể tách rời. Ngoài việc góp phần tăng hiệu quả sản xuất
nông nghiệp, cải thiện sức khỏe con người, còn tăng ch ất lượng sản phẩm, hạ giá
thành và mang tính cạnh tranh trên thương trường. Được sự quan tâm của nhà nước,
sự đầu tư máy móc thiết bị cơ giới hóa một cách hiệu quả của người nông dân và vai
trò nghiên cứu của các nhà khoa học mà lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp ở nước ta
đã phát triển nhanh và đi vào ổn định. Năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng
lên, người dân đã ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp một cách hiệu với
trình độ kỹ thuật ngày càng nâng lên.

Cơ giới hóa được xem là một khâu quan trọng trong sản xuất lúa. Cùng với cả
nước Hậu Giang là một tỉnh mới thành lập cơ sở vật chất hạ tầng còn chưa hoàn
chỉnh, nhưng việc đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất lúa được đặc biệt quan tâm, với
mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân
dân ổn định an ninh lương thực.
Là sinh viên học ngành cơ khí với nguyện vọng phát triển cơ khí tỉnh nhà và
góp phần xây dựng quê hương.
Được sự chấp thuận của Lãnh Đ ạo Khoa Công Nghệ Trường Đại Học Cần
Thơ, sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Khải em mạnh dạng thực hiện đề
tài: “ Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất lúa ở tỉnh
Hậu Giang”.
Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cải thiện hơn nữa hiệu quả mà cơ giới hóa
mang lại cho sản xuất lúa ở Hậu Giang.
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Từ số liệu khảo sát được, kết hợp với việc khảo sát thực
tế tại huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy của tỉnh Hậu Giang. Từ đó
tiến hành phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất
lúa. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hợp lý góp phần nâng cao tiến độ cơ giới hóa sản
xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát tình hình ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa mà cơ giới hóa mang lại.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa
ở tỉnh Hậu Giang.
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng cơ giới hóa
trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang.

1



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG
Tỉnh Hậu Giang mới được thành lập năm 2004, là tỉnh thuộc đồng bằng sông
Cửu Long với địa hình tương đối bằng phẵng được phù xa bồi đấp rất thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa.
1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG
1.2.1 Vị trí địa lý – diện tích
Hậu Giang là tỉnh trung tâm châu thổ sông Mê Công, thị xã Vị Thanh cách
thành phố Hồ Chí Minh 240km về phía tây nam theo các tuyến quốc lộ, thủy lộ quốc
gia ; cách Cần Thơ 60 km theo hướng quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối
thị xã Vị Thanh – thành phố Cần Thơ.
- Phía Bắc: giáp thành phố Cần Thơ.
- Phía Nam: giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Đông: giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long.
- Phía Tây: giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
- Tọa độ: từ 9030’35’’ đến 10019’17’’ vĩ độ Bắc và từ 105014’03’’ đến
106017’57’’ kinh độ Đông.
- Diện tích tự nhiên 1.608 km2, chia bảy đơn vị hành chính cấp huyện, thị bao
gồm năm huyện và hai thị xã.
1.2.2. Địa hình
Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn tỉnh có
hai trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, hai trục giao
thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể
chia làm ba vùng như sau:
- Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200
ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
- Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích 16.800 ha, phát triển

mạnh cây lúa có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ.
- Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa,
mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ…

1.2.3 Điều kiện tự nhiên
2


 Thời tiết - khí hậu:
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo;
có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm.
Nhiệt độ trung bình khoảng 270 C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Lượng
mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800mm/năm, lượng mưa cao nhất
vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ trung bình theo năm phân hóa theo mùa một
cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất vào
khoảng tháng 3 và tháng 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình theo năm là 82%.
 Sông ngòi:
Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu
Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái
Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xà No…

Hình 1.1: Kênh Xà No
. Kênh Xà No là tuyến gia thông quan trọng của tỉnh Hậu Giang, góp phần phát
triển giao thương giữa Hậu Giang với các tỉnh lân cận.
 Thủy văn:

3



Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài
khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng ven sông Hậu thuộc
huyện Châu Thành lên đến 2km/km.
Do điều kiện địa lí của vùng, chế độ thủy văn của tỉnh Hậu Giang vùng chịu
ảnh hưởng của nguồn nước sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng chế độ triều biển Đông và
chế độ mưa nội tỉnh.
 Địa chất - khoáng sản:
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm ĐBSCL, cho nên lịch sử địa chất tỉnh cũng
mang tính chất chung của lịch sử địa chất ĐBSCL. Qua các kết quả nghiên cứu cho
thấy Hậu Giang nằm trong vùng trũng ĐBSCL, chung quanh là cá c khối nâng Hòn
Khoai ở vịnh Thái Lan, Hà Tiên, Châu Đốc, Sài Gòn. Cấu tạo của vùng có thể chia
thành hai vùng cấu trúc rõ rệt:
+ Tầng cấu trúc dưới gồm:
Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng
cấu tạo bằng đá trần tích biển hoặc lục địa (sa thạch- diệp thạch- đá vôi…) và các loại
đá mắc ma xâm nhập hoặc phun trào. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng thuộc cấu trúc
nâng tương đối từ hữu ngạn sông Hậu đến vịnh Thái Lan, bề mặt hơi dốc về phía
biển.
+ Tầng cấu trúc bên trên:
Cùng với sự thay đổi cấu trúc địa chất, sự lún chìm từ từ của vùng trũng Nam
Bộ tạo điều kiện hình thành các hệ trầm tích với cấu tạo chủ yếu là thành phần khô
hạt 65- 75% cát, hơn 5% sạn, sỏi tròn cạnh và phần còn lại là đất sét dẻo, thường có
màu xám, vàng nhạt của môi trường lục địa.
. Tóm lại các loại đất trầm tích trong tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một tầng đất
yếu phũ trên bề mặt dầy từ 20- 30m tùy nơi, phần lớn chứa chất hữu cơ có độ ẩm tự
nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp.
 Rừng:
Tỉnh Hậu giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 5.003,58 ha, trong đó diện
tích rừng 2510,44 ha (rừng đặc dụng 1.355,05 ha, rừng sản xuất 1.155.39 ha).
Ngoài ra còn diện tích 2.223 ha tràm do các cơ quan nhà nước và người dân tự bỏ vốn

trồng trên đất nông nghiệp đưa diện tích có rừng tràm trên địa bàn tỉnh là 4.733,44 ha.
Rừng tràm được phân bố trên bốn huyện: Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ và Thị Xã
Vị Thanh.
- Rừng phòng hộ:

4


Hình 1.2: Rừng tràm ở Hậu Giang
. Diện tích rừng ở Hậu Giang không lớn nhưng cũng góp ph ần cân bằng hệ
sinh thái và bảo tồn một số loài động vật quí hiếm.
 Sinh vật:
Hệ thực vật của vùng nước Hậu Giang rất đa dạng, nhưng do đất đã được khai
thác lâu đời để trồng lúa, cây ăn trái hoặc định cư trên các loài thuộc hệ sinh thái
nông nghiệp phát triển. Hệ động vật ở Hậu Giang cũng rất phong phú và đa dạng,
hiện điều tra được 71 loài vật cạn, 135 loài chim.
Nằm giữa ĐBSCL, phần lớn diện tích tỉnh Hâu Giang trong quá khứ thuộc về
vùng sinh thái đất ngập nước. Đây là vùng sinh thái có năng suất sinh học, đa dạng
sinh học cao. Tuy nhiên, do gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm diện tích
vùng đất ngập nước ngày càng bị thu hẹp nhanh chống.
1.2.4 Dân số
Dân số gần 808.500 người, nữ chiếm 51%, nguồn lực lao động xã hội hiện tại
rất dồi dào chiếm 72 % dân số, mật độ 505 người/km2. Sự gia tăng dân số chủ yếu là
tăng cơ học, mức độ gia tăng dân số tương đối đều giữa các huyện trong tỉnh.
1.2.5 Cơ sở hạ tầng
 Giao thông:

5



Hệ thống giao thông ở Hậu Giang tương đối hoàn chỉnh. Các tuyến lộ liên tỉnh
và lộ nông thôn đều được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao
thương phát triển kinh tế.
+ Quốc lộ 61 nối thành phố Vị Thanh với thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang.
+ Quốc lộ 61B nối thành phố Vị Thanh và thành phố Cần Thơ.
+ Quốc lộ Quản Lộ Phụng Hiệp nối thành phố Hồ Chí Minh đến Cà Mau.
+Quốc lộ Nam Sông Hậu nối các tỉnh Hậu Giang, thành phố Cần Thơ, Sóc
Trăng, Bạc Liêu.
+ Tỉnh lộ 930B nối từ trung tâm huyện Long Mỹ đến xã Lương Tâm đi th ị trấn
Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu.

Hình 1.3: Tuyến quốc lộ 61B
. Quốc lộ 61B là tuyến giao thông chính của tỉnh Hậu Giang. Nối Hậu Giang –
TP Cần Thơ tạo điều kiện thuận lợi phát triển giao thương và mở mang công nghiệp.
 Lộ nông thôn:

6


Hình 1.4: Tuyến giao thông liên xã
. Là tuyến giao thông nông thôn nối liền các xã lân cận tạo thuận lợi cho người
dân đi lại dễ dàng.
1.2.6 Văn hóa – xã hội
Không ngừng nâng cao chất lượng dân số, đời sống văn hóa người dân. Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên 1,72%.
 Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động 20,6%, trong đó tỷ lệ
lao động được đào tạo nghề 12,07%.
 Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,95%, giảm 1,25% so với năm 2010.
 Tỷ lệ trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng còn 18%, số bác sỹ trên một
vạn dân là 3,9 bác sỹ, số giường bệnh trên một vạn dân là 18,28% giường.

 Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 96,7%, trong đó khu vực nông thôn 93%.
 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 90% tổng số hộ, trong đó khu
vực nông thôn 82% số hộ.
 Hệ thống giáo dục ở Hậu Giang bao gồm các cấp học: mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông và đào tạo đại học.

7


Hình 1.5: Trường Tiểu Học Hùng Vương giờ tan học
. Trường tiểu học Hùng Vương là trường đạt chuẩn quốc gia, được xây dựng
khang trang trên địa bàn thành phố Vị Thanh và đạt được nhiều thành tích trong giáo
dục, đào tạo.
1.2.7 Nông nghiệp
Nông nghiệp chủ yếu là chồng trọt, chăn nuôi. Từ xa xưa vùng đất này đã là
trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa
và cây ăn quả các loại.
Hậu giang có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt (hơn
5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nước ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt Sông Mái
Dầm (Phú Hữu- Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng.
Tỉnh hiện có 139.068 ha đất nông nghiệp. đặc sản gồm có: Khóm Cầu Đúc
(Vị Thanh), Bưởi Năm Roi (Châu Thành), Cá Thát Lác mình trắng (long Mỹ).
Lúa là cây trồng chính của tỉnh Hậu Giang. Là một trong những vựa lúa của
đồng bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có nhiều thuận lợi trong canh tác lúa do được
phù sa bồi đấp hàng năm, năng suất và sản lượng lượng lúa luôn ở mức cao.
1.2.8 Kinh tế
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,12%, thu nhập bình quân đầu người
19,66triệu đồng/người/năm, tăng 22,92% so với cùng kỳ, quy tương đương 942
USD/người/năm.


8


 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ 190,15 triệu đô la,
Đạt 100,07% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu 26,129 triệu đô la, đạt 130,65% kê
hoạch.
 Nông nghiệp cũng góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh,
toàn tỉnh có tổng sản lượng lúa hơn 1,2 triệu tấn cao nhất từ trước tới nay, sản lượng
gạo xuất khẩu khoảng 350.000 – 400.000 tấn/năm.
 Địa giới hành chính tỉnh Hậu Giang

Hình 1.6: Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA Ở TỈNH HẬU GIANG
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ GIỚI HÓA
9


Trong thời gian qua, cùng với cả nước tỉnh Hậu Giang không ngừng đầu tư,
hoàn thiện hệ thống cơ giới hóa nông nghiệp mà đặc biệt là trong sản xuất lúa. Nhờ
đó năng suất lúa không ngừng tăng lên cải thiện phần nào nổi vất vả của người nông
dân. Với những chính sách kịp thời, phù hợp đã t ạo bước tiến cho nông dân trong đầu
tư phát triển cơ giới hóa.
2.1.1 CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT LÚA
2.1.1.1 Máy móc và công cụ sản xuất
- Máy phát ra động lực để làm thay thế sức con người. Máy được chế tạo tương
đối, tinh vi, hiện đại, dùng để thực hiện chính xác công việc chuyên môn.
- Công cụ sản xuất: Đồ dùng trong quá trình sản xuất, nhằm đạt được mục đích
nào đó.

- Việc tạo ra công cụ chuyên dụng đã góp ph ần làm tăng năng suất lao động,
làm tăng khả năng chống chọi của con người với thiên nhiên.
2.1.1.2 Cơ giới hóa
Cơ giới hóa là áp dụng máy móc có động cơ vào nông nghiệp hay công nghiệp
thay cho công nhân để sản xuất nhanh hơn.
Việc đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp đã góp ph ần thay đổi hoàn toàn công
việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Cơ giới hóa giúp cho công việc
sản xuất lúa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, thay thế người nông dân những công
việc nặng nhọc, nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân giảm chi phí sản
xuất, tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập cho người nông dân.
Có thể nói, nông nghiệp được cơ giới hóa mang lại hiệu quả và lợi ích cao, nó
thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
2.1.1.3 Khoa học công nghệ
- Khoa học là hệ thống tri thức về thế giới quan, có tính khách quan, chính xác.
- Kỹ thuật chính là phương tiện phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống.
- Vì vậy, kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan trực tiếp với sản xuất. Sản
xuất với sự hổ trợ của khoa học kỹ thuật trở nên đơn giản hơn, mang lại lợi nhuận cao
nhất cho người sản xuất.
2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất là lợi nhuận đạt được sau khi trừ các khoảng chi phí. Do đó,
để đạt hiệu quả cao nhất cần xem xét các phương thức sản xuất, thứ tự ưu tiên các
hoạt động, cần đánh giá đúng vế các nguồn lực và hoạt động dựa vào các nguồn lực
đó sao cho kết quả cao nhất.

10


2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CƠ GIỚI HÓA
TRONG SẢN XUẤT LÚA.
2.2.1 Khí hậu

- Khí hậu: khí hậu đặc trưng của Đồng Bằng Sông Cửu Long là hai mùa mưa
nắng rõ rệt, điều này đã làm giảm khả năng thích ứng của các phương tiện máy móc,
thiết bị. Đây là hạn chế lớn không riêng tỉnh Hậu Giang mà chung cho các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long, nông dân phải thay đổi kết cấu máy cho phù hợp với từng vụ
lúa trong năm.
2.2.2 Đất đai - địa hình
Mặt ruộng còn nhiều chổ trũng, nhấp nhô, không mấy bằng phẵng, mặc dù
được người dân cải tạo nhiều lần nhưng vẫn chưa cải thiện tình trạng này.
Chính vì vậy cần phải nghiên cứu, thử nghiệm các loại máy mới để tìm ra loại
máy thích hợp. Các loại máy ngoại nhập có năng xuất cao nhưng không thích hợp với
điều kiện đất đai, địa hình nên cũng không phát huy t ối đa năng suất.
2.2.3 Nguồn vốn
Hiệu quả sản xuất là tiêu chí đầu tiên của bất kỳ hoạt động sản xuất nào, vì nó
sẽ duy trì và phát huy các hoạt động sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy,
muốn đạt được hiệu quả cao không những phải có kế hoạch cho việc đầu tư mà còn
phải có sự đầu tư về vốn. Đối với sản xuất lúa các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất
cần được đầu tư đúng mức, vì nó giải quyết được tình trạng thiếu lao động trong nông
nghiệp, mang lợi nhuận cao cho người trồng lúa. Nhưng do đời sống người nông dân
còn rất nhiều khó khăn, nên việc đầu tư cho trang thiết bị máy móc với số tiền hàng
chục triệu đồng thì khó có khả năng, mà đa số đi vay mượn. Do vậy để có nền nông
nghiệp phát triển với sự cơ giới hóa ở mức độ cao cần có chính sách ưu đãi về vốn
cho nông dân.
2.2.4 Giống
Giống là yếu tố quan trọng không những quyết định năng suất của cả mùa vụ
mà còn giữ vai trò quan trọng trong các khâu : gieo trồng, chăm sóc, thu
hoạch,…cũng như hi ệu quả sản xuất. Cho nên việc lai tạo các giống mới phù hợp với
mùa vụ, những giống lúa kháng bệnh, tạo ra giống lúa cứng cây chống đổ ngã, có khả
năng ứng dụng cơ giới hóa vào một cách thuận lợi và cho năng suất cao đang là vấn
đề cần quan tâm nhiều.
2.2.5 Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật


11


Khả năng thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân phụ thuộc rất nhiều
vào khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Đây là vấn đề lớn đối với quá trình cơ giới
hóa hoàn toàn của sản xuất lúa và cây ăn trái.
Vì với tập quán lâu đời của người nông dân là dùng lao động thủ công, một số
khâu có công việc quá lớn như làm đất, tưới tiêu, thu hoạch thì người dân áp dụng cơ
giới hóa gần như hoàn toàn. Còn những khâu còn lại như bón phân, cấy dậm, phun xịt
do chưa có loại máy thích hợp nên người dân chậm thay đổi, chính vì vậy việc cơ giới
hóa chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.6 Thiên tai, dịch bệnh,…
Vài năm trở lại đây, tình hình sâu bệnh diễn ra rất phức tạp, nhất là dịch rầy
nâu làm tăng khả năng lây nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, một số loại nấm bệnh
hại trên lúa đã gây khó khăn cho việc canh tác lúa, chăm sóc và thu hoạch. Đã làm
giảm năng suất lúa, giảm khả năng cơ giới vào đồng ruộng.
2.3 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – THU THẬP DỮ LIỆU
 Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Hậu Giang
 Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở dữ liệu để thực hiện đề tài chủ yếu thông qua việc khảo sát số liệu từ
phòng nông nghiệp các huyện trong tỉnh Hậu Giang và tham khảo ý kiến các chuyên
gia của xã, huyện, tài liệu niên giám thống kê, cùng các nghiên cứu trước đây, tham
khảo các đánh giá, nhận định của các nhà chuyên môn cùng với đó là việc khảo sát
thực tế tại tỉnh Hậu Giang.
2.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Phạm vi thời gian:
+ Thu thập xữ lí các thông tin, dữ liệu cho luận văn từ 2009-2011.
+ Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 08/01/2012 đến ngày
28/04/2012.


 Phạm vi không gian:
+ Luận văn được tiến hành trên cơ sở điều tra tại các huyện của tỉnh Hậu
Giang và hoàn thành tại khoa Công Nghệ Trường Đại Học Cần Thơ.
 Phạm vi về nội dung:
12


+ Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa là
rất đa dạng, phong phú và vô cùng phức tạp, do đó luận văn này chỉ giới hạn một số
nội dung sau:
+ Đưa ra lý luận về cơ giới hóa làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài.
 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu:
Giang.
Giang.

+ Điều tra hiện trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu
+ Phân tích hiện trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đưa cơ giới hóa
vào trong quá trình sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang.
 Qua đó đánh giá các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình cơ gi ới hóa
trong sản xuất lúa và những kết quả đạt được sau 5 năm thành lập tỉnh mà cơ giới hóa
mang lại, từ đó làm cơ sở cho việc phân tích các chương sau.
 Cơ giới hóa trong sản xuất lúa là góp phần cải thiện sức khỏe của người
nông dân, tăng năng suất sản xuất, tiết kiệm thời gian và mang tính kinh tế cao. Việc
ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã mang lại kết quả thiết thực. Nước ta trở
thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới và luôn giữ vững vị trí này là kết quả của
việc ứng dụng cơ giới hóa có hiệu quả. Để hiểu rỏ hơn về ứng dụng cơ giới hóa trong
sản xuất lúa ta tìm hiểu ở chương sau:


CHƯƠNG III
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG
SẢN XUẤT LÚA TẠI TỈNH HẬU GIANG
Do điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi mà phần lớn diện tích đất ở tỉnh Hậu
Giang chủ yếu là trồng lúa và đã trở thành thế mạnh của tỉnh. Để hiểu rỏ hơn về tập
13


quán canh tác cũng như m ức độ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của tỉnh ta sẽ
tìm hiểu rỏ hơn ở phần sau.
3.1 QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG
 Quy trình canh tác lúa:

Làm đất

Máy cày (máy cày lớn và cày tay), máy xới
Tỉ lệ cơ giới hóa là 100%

Gieo sạ

Gieo vãi, dụng cụ sạ hàng
Tỉ lệ diện tích dùng dụng cụ xạ hàng dưới 10%

Tưới tiêu

Máy bơm
Tỉ lệ cơ giới hóa 100%

Chăm sóc


Máy phun thuốc bơm tay và máy có động cơ
Tỉ lệ cơ giới hóa 50 - 60%

Thu hoạch

Vận chuyển
Bảo quản

Chế biến

Gặt thủ công, máy cắt rải hàng.
Tỉ lệ cơ giới hóa rất thấp.
Máy đập. Tỉ lệ cơ giới hóa 100%
Máy gặt đập liên hợp. Tỉ lệ cơ giới hóa 60-65%
( Nguồn Sở NN&PTNT Hậu Giang )
Thủ công dùng ghe, chẹt có động cơ Diesel
Tỉ lệ 100%
Phơi sấy bằng năng lượng mặt trời, lò sấy.
Dùng máy xay xát
Tỉ lệ cơ giới hóa là 100%

3.2 QUY TRÌNH CANH TÁC LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN
3.2.1 Khâu làm đất
Vụ lúa Đông Xuân là vụ lúa chính của tỉnh Hậu Giang, với nhiều thuận lợi
trong canh tác và đạt năng suất rất cao.

14



Vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 khi nước trên đồng đã rút thì ngư ời
dân tiến hành làm đất và gieo sạ, do được phù sa bồi đấp cộng với sự phát triển của
các loài thủy sinh nên hàm lượng dinh dưỡng trong đất rất cao. Khâu làm đất ở tỉnh
được cơ giới hóa 100%.
+ Sau đây là quy trình làm đ ất:
Bước 1: Rút nước ra khỏi ruộng.
Bước 2: Dùng máy kéo công suất khoảng từ 12 – 18 Hp để tiến hành trục và
san cho mặt bằng ruộng trước khi gieo sạ. Việc san mặt bằng ruộng trong giai đoạn
này rất quan trọng cho việc canh tác sau này, nên người lái máy trên ruộng phải có
kinh nghiệm thì việc san lắp mới tránh được chỗ thì gò cao, nơi thì trũng sâu. Đ ể việc
san lắp tốt hơn thường người ta kéo ở phía sau một tấm ván dầy khoảng 3 – 5cm,
chiều dài từ 2 – 4m để trang đất cho đều.
Bước 3: Làm các rảnh thoát nước để rút nước cho thật cạn.

Hình 3.1: Làm đất trên đồng ruộng
. Hiện nay, máy móc thiết bị ở khâu làm đất được trang bị rất tốt nhờ sự quan
tâm của nhà nước và sự hỗ trợ của địa phương đã giúp ngư ời dân cải thiện sức lao
động tiết kiệm thời gian và tăng năng suất.
+ Số lượng máy điều tra được tại các huyện trong tỉnh Hậu Giang:
Bảng 3.1: Số lượng máy cày, máy xới ở các huyện năm 2011
Đơn vị

Huyện
Phụng
Hiệp

Huyện
Long
Mỹ


Huyện
Vị
Thủy

Huyện
Châu
Thành

Huyện
Châu
Thành

TX
Ngã
Bảy

TP.Vị
Thanh

Tổng
15


Nội dung

A

Máy
230
437

390
233
241
150
92
1773
xới(chiếc)
Máy
63
153
100
77
50
27
12
482
cày(chiếc)
Nguồn: Phòng nông nghiệp các huyện.
. Thông qua bảng số liệu điều tra kết hợp với thực tế thì với lượng máy móc
trên địa bàn đủ đáp ứng cơ giới hóa khoảng 85% diện tích, còn lại do số lượng máy
làm thuê ở các địa phương khác.
3.2.2 Khâu gieo sạ
Trước khi gieo sạ người nông dân đã chuẩn bị ngâm ủ giống từ 2- 3 ngày, việc
ngâm lúa giống đòi hỏi phải có kỹ thuật thì tỉ lệ hạt nải mầm mới cao. Theo kinh
nghiệm của một số nông dân lúa dùng để làm giống phải là lúa tốt, không lẫn lúa lộn
và giống lúa phải có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt đạt yêu cầu xuất khẩu. Tốt nhất
là chọn giống lúa theo khuyến cáo của Sở NN& PTNT.
 Các bước ngâm giống được tiến hành như sau:
Bước 1: Ngâm lúa khoảng từ 36 – 48 giờ, có thể kết hợp với một số loại thuốc
bảo vệ thực vật để tăng tỉ lệ nảy mầm và chống sâu bệnh.

Bước 2: Vớt lúa giống lên và xả cho sạch nước bẩn, bùn đất bám vào hạt lúa
sau đó tiến hành ủ trong bao và đậy bằng cao su giữ độ nóng giúp hạt lúa nải mầm
tốt.
Bước 3: Sau khi thấy hạt giống đã nải mầm thì chảy giống ra đệm nơi thoáng
mát cho đến khi giống dài đủ kích thước gieo sạ.
Hiện nay, hầu hết người dân điều áp dụng quy trình ba giảm, ba tăng nhằm;
giảm giống, giảm phân bón, giảm thuốc hóa học, tăng năng suất, tăng chất lượng,
tăng hiệu quả kinh tế. Có hai phương pháp gieo sạ:
+ Sạ hàng: dùng máy kéo hàng
+ Sạ lan: vải bằng tay
 Phần lớn nông dân ở Hậu Giang áp dụng phương pháp sạ lan với lượng giống từ
200kg- 250kg / ha. Trong khi sạ hàng chỉ từ 100kg – 110kg/ha.

16


Hình 3.2: Sạ hàng trên đồng ruộng
. Nhờ ứng dụng qui trình kỹ thuật trong canh tác, nên việc tiếp thu tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã tr ở nên quen thuộc với người nông dân. Ứng dụng việc sạ hàng
nhằm tiết kiệm giống, giảm sâu bệnh, tránh đổ ngã, là một lựa chọn phổ biến của
người nông dân.
 Một số loại giống lúa được người dân sử dụng phổ biến như: IR50404,
CS200, OM4218, OM4900, OM6976, OM2395, OM6162 và OM5451 đây là những
giống lúa tốt thích nghi với đồng ruộng ở Hậu Giang, cho năng suất cao, kháng sâu
bệnh.
Bảng 3.2: Số lượng dụng cụ sạ hàng điều tra được ở các huyện năm 2011
Nội dung
Đơn vị
hành chính
Huyện

Phụng
Hiệp
Huyện
Long Mỹ
Huyện Vị
Thủy
Tổng

Diện tích
Tỉ lệ % sạ
lúa vụ
hàng vụ
Đông Xuân
Đông Xuân
( ha)

Dụng cụ
sạ hàng
(cái)

Diện tích
sạ hàng
(ha)

Diện tích
sạ lang
(ha)

160


1005

23355

24360

4,13

251

2050

21067

23117

8,87

105

664

15996

16660

3,99

516


3719

60418

64137

5,8

Nguồn: Phòng nông nghiệp các huyện.
. Qua bảng số liệu điều tra trung bình mõi dụng cụ sạ hàng sạ được 7,2 ha/vụ,
vậy với số lượng dụng cụ trên người dân tiến hành sạ hàng 5,8% còn lại 94,2% là sạ
thủ công. Nguyên nhân chủ yếu do tập quán của người dân là sạ lang (gieo vãi), thêm
17


vào đó là trong những lần đầu sạ hàng nông dân không thu được năng suất cao. Do
lượng ốc bưu vàng khá nhiều trên cánh đồng, mưa nắng thất thường, mặt ruộng
không mấy bằng phẳng là nguyên nhân làm tỷ lệ lúa sạ hàng trên cách đồng không
đều đã làm hạn chế việc sử dụng công cụ sạ hàng.
3.2.3 Khâu tưới tiêu
Hiện nay, hệ thống thủy lợi ở Hậu Giang tương đối tốt. Người dân hoàn toàn
chủ động nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng và được cơ giới hóa 100%.
Hầu hết các hộ có đất sản xuất nông nghiệp điều trang bị máy bơm nước có
công suất từ 6 – 16 Hp được gắn với bơm hướng trục hoặc bơm ly tâm. Bơm hướng
trục được sữ dụng rộng rải vì lưu lượng cao tuy nhiên cao trình thấp, còn bơm li tâm
thì ít được sữ dụng vì lưu lượng thấp nhưng cao trình lại cao hơn. Trong sản xuất
nông nghiệp thì việc tưới tiêu luôn được đặt lên hàng đầu, là một khâu quan trọng
không thể thiếu và có tính chất quyết định đến năng xuất và sản lượng lúa.

Hình 3.3: Máy bơm nước ở Huyện Phụng Hiệp

3.2.4 Khâu chăm sóc
Do điều kiện khí hậu nước ta rất thuận lợi cho sâu bệnh pháp triển vì vậy việc
chăm sóc lúa đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm. Để bảo vệ đồng ruộng khỏi sâu
bệnh, dịch hại, người dân phải thăm đồng thường xuyên kết hợp với một số biện pháp
phòng chống hoặc phải can thiệp bằng thuốc hóa học khi các biện pháp thủ công
không có hiệu quả. Thuốc hóa học có ưu điểm hiệu quả nhanh, tác dụng phòng trị
bệnh cao, góp phần tăng năng suất và sản lượng nhưng độc cho con người và môi
trường. Hầu hết người dân sử dụng máy phun thuốc loại bơm tay và máy phun thuốc
có gắn động cơ, do những thuận lợi của máy phun thuốc có gắn động cơ mà người có
điều kiện ngày càng sử dụng nhiều hơn.
18


Ngoài biện pháp phun, người nông dân còn kết hợp rải phân có trộn kèm một
số loại thuốc hóa học có tác dụng phòng và trị bệnh đối với một số loại thuốc dạng
hạt.
Do khâu này chưa có nhiều máy móc thiết bị phù hợp với địa hình đồng ruộng
nơi đây hoặc giá thành quá cao nên người dân chưa trang bị được.

Hình 3.4: Người dân dậm lúa ở Ấp Hòa Long B – TT. Kinh Cùng
. Chăm sóc là khâu quan trọng để cải thiện năng xuất lúa, phần lớn nông dân
còn làm thủ công do chưa có máy móc phù hợp với khâu này.
 Phun thuốc khi lúa trổ:

19


Hình 3.5: Phun thuốc bằng động cơ trên đồng ruộng.
. Phun thuốc bằng động cơ được nhiều nông dân lựa chọn vì tính hiệu quả cao,
đặc biệt đối với điều trị gầy nâu cần phải phun thuốc với áp lực lớn để thuốc tiếp xúc

với gầy bên dưới gốc lúa thì hiệu quả điều trị cao. Hiện nay, mỏi bình xịt thuốc gắn
động cơ có giá từ 1.700.000 đồng (do Trung Quốc sản xuất) đến 5.600.000 đồng (do
Nhật Bản sản xuất), công suất từ 1,6 Hp đến 2,2 Hp. Đã t ạo điều kiện để nông dân lựa
chọn, tiết kiệm thời gian phun xịt, hiệu quả điều trị cao.
3.2.5 Khâu thu hoạch
Thu hoạch là khâu cuối cùng trong quá trình canh tác lúa và cũng là khâu mà
người nông dân phấn khởi nhất sau mỏi vụ mùa bội thu. Trải qua thời gian từ 90 –
100 ngày từ khi gieo sạ đến khi thu hoạch, đây là lúc quyết định năng suất cũng như
sản lượng lúa. Do đó người dân cần phải thu hoạch triệt để và nhanh chóng, để đảm
bảo chất lượng của hạt gạo xuất khẩu, đồng thời tránh thất thoát làm giảm năng suất
do thời gian thu hoạch kéo dài.
Trước đây, việc thu hoạch lúa trên cánh đồng chiếm một khoảng thời gian dài.
Mặt khác, tình trạng thiếu lao động gặt lúa đã gây khó khăn trong quá trình thu
hoạch. Hiện nay, với sự hổ trợ cơ giới hóa thì tình trạng này đã được khắc phục. Việc
thu hoạch lúa trên cánh đồng ở Hậu Giang hiện nay theo hai phương pháp:
- Thu hoạch hai giai đoạn: là gặt thủ công hoặc máy gặt xếp dãy, sau đó tuốt hạt
bằng máy tuốt lúa.
- Thu hoạch một giai đoạn: chỉ dùng máy gặt đập liên hợp từ khâu cắt đến tuốt
lúa.
+ Gặt lúa:
Hiện nay, gặt lúa theo kiểu truyền thống bằng thủ công vẫn còn được áp dụng
rộng rãi. Do máy móc chưa đủ đáp ứng yêu cầu, một phần là do có một lực lượng lớn
nhân công phục vụ cho nông nghiệp, nhưng do tình trạng khan hiếm thợ cắt trong lúc
mùa vụ diễn ra đồng loạt đã đẩy khâu gặt lúa bằng thủ công lên giá cao.

20


×