Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.44 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 32 (2006 – 2010)

TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO
NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện:
Trần Minh Muội
MSSV: 5062266
Lớp: Luật tư pháp- K32

Cần Thơ, tháng 11/2009


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


.............................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................


................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành


MỤC LỤC
Trang

PHẦN GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................... 1
1 . Tình thế cấp thiết.............................................................................................1
2 . Mục tiêu và phạm vi nghên cứu .......................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.........................................................................2
4. Bố cục luận văn ................................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1................................................................................................... 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH
NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ..............................................................................4
1.1. Khái quát chung tội phạm về môi trường ........................................................4
1.1.1. Khái niệm tội phạm môi trường ................................................................5
1.1.2. Các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam...........5
1.1.2.1. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 ...............................................5
1.1.2.2. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 ..........................................................8
1.1.2.2. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 ........................................................10
1.1.2.3. Cơ sở khoa học và pháp lý để hình thành chương tội phạm môi
trường ....................................................................................................................12
1.1.3. Pháp luật hình sự của một số nước đối với tội phạm môi trường ..............14
1.1.3.1. Quy định của Singpore.......................................................................14
1.1.3.2. Quy định của Liên bang Nga..............................................................18
1.2. Khái quát về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ........................21
1.2.1. Khái niệm về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người .................21
GVHD: TS.Phạm Văn Beo


SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

1.2.2. Đặc điểm của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.................23
1.2.3. Đối tượng của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người...............24
1.2.4. Nguyên nhân và điều kiện của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người ..............................................................................................................25
1.2.5. Hậu quả của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người..................28

CHƯƠNG 2................................................................................................. 29
TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH. ...................... 29
2.1. Căn cứ pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ............29
2.2. Cấu thành tội phạm và các dấu hiệu pháp lý của tội làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người ......................................................................................29
2.2.1. Dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm ..............................................30
2.2.2. Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm ...........................................31
2.2.3. Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm ...............................................34
2.2.4. Dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm. .................................................34
2.3. So sánh tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người với một số tội
phạm môi trường khác.....................................................................................35
2.3.1. So với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật .....35
2.3.2. So với tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam ...................................38
2.4. Trách nhiệm hình sự đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người................................................................................................................40
2.4.1. Phạm tội trong trường hợp không có tình tiết là yếu tố định khung hình
phạt ...................................................................................................................40
2.4.2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 186..............41

2.4.1. Hình phạt bổ sung.................................................................................42

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

CHƯƠNG 3................................................................................................. 44
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH
BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI ...............................................................44
3.1. Tình hình tội phạm môi trường và tội làm lây lan dịch bệnh nguy biểm cho
người trong phạm vi cả nước ............................................................................44
3.2. Tình hình tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người ở một số địa
phương ..............................................................................................................45
3.3. Những bất cập và nguyên nhân trong hướng xử lý tội phạm làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người..........................................................................46
3.4. Các giải pháp nhằm phòng chống tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho
người..................................................................................................................49

KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................. 54

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và
sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, của dân tộc và của cả nhân loại.
Thế giới đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường mang tính chất toàn cầu.
Môi trường đang bi ô nhiễm và suy thoái nặng. Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra
đời và có hiệu lực pháp luật các hành vi vi phạm về môi trường được thực hiện dưới
hình thức hủy hoại rừng, săn bắn, buôn bán, giết, vận chuyển trái phép động vật hoang
dã vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra tòa án còn thụ lý xét xử một số vụ án
về tội làm lây lan dịch bệnh guy hiểm cho người. Mặc dù tình trạng xâm hại môi
trường nói chung và tội lây lan dịch bệnh cho người nói riêng vẫn thường xuyên xảy
ra, đặc biệt trong thời gian qua ở nước ta cũng như các nước trên thế giới và trong khu
vực xảy ra dịch cúm gà, lợn, trong đó cũng có không ích những hành vi làm lây lan
dịch bệnh nguy hiểm cho người, nhưng có rất ích hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Trong những thập niên qua, chất lượng môi trường không những không được cải
thiện mà trái lại ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Lợi dụng chính sách mở cửa thị
trường, một số phần tử đã vì lợi ích bản thân vận chuyển những động thực vật mang
mầm bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang người vào nước ta và di chuyển khắp các tỉnh
thành phố. Điều này không những làm cho người dân hoang mang, lo lắng mà còn gây
ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của một số ngành nghề khác trong nước đặc biệt về du
lịch và thương mại, gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính
sách của nhà nước; ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Vì lẽ đó “tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành”
được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu, nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng, những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự hiện hành, đồng thời trên cơ
sở đó góp phần đề ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng làm lây lan dịch bệnh
nguy hiểm cho người như hiện nay.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo


1

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Nội dung của đề tài luận văn mang tính nghiên cứu những vấn đề về tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 và có tham khảo Bộ luật hình năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm
2009 trong khoảng thời gian từ tháng tám đến đầu tháng 11, nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người cũng như thực trạng tình hình tội phạm này xãy ra ở nước ta
trong những năm qua. Từ đó thấy được những hạn chế và bất cập trong việc xử lý cũng
như đấu tranh phòng chống tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người,đưa ra
những giải pháp thiết thực nhằm phòng ngừa, hạn chế tình trạng tội làm lây lan dịch
bệnh nguy hiểm cho người.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Để hoàn thành được nội dung của luận văn này, người viết đã sử dụng các
phương pháp sau:
­ Phương pháp phân tích luật viết được dung để tìm hiểu các quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành.
­

Phương pháp so sánh để đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan.

­


Phương pháp tổng hợp,thống kê và sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu.

4. Bố cục luận văn.
Bên cạnh lời mở đầu, mục lục ,tài liệu tham khảo và kết luận chung,bố cục của
luận văn được chia tành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Chương 2: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
Chương 3:Thực trạng tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và các giải pháp
nhằm phòng chống tội phạm trên.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

2

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Người viết đề tài này xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Phạm Văn
Beo trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức để tác giả có thể
hoàn thành luận văn này. Sau nửa là gửi lời biết ơn đến các thầy cô ở Khoa luật cùng
tất cả các bạn đã quan tâm, giúp đỡ, vì vậy mà luận văn mới hoàn thành kịp thời gian
quy định. Tuy nhiên, giống như lời của một nhà văn đã từng nói “những đều chúng ta
biết giống như một giọt nước nhỏ giữa một đại dương bao là của tri thức”, do đó mặc
dù đã hết sức cố gắng, nhưng kiến thức của bản thân vẫn còn hạn hẹp vì thế mà luận
văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quy thầy cô và các bạn thông cảm,
đóng góp ý kiến để nội dung của luận văn được hoàn chỉnh hơn, giúp tác giả bổ sung
thêm kiến thức và có thêm kinh nghiệm.

Xin chân thành cảm ơn!

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

3

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI LÀM LÂY LAN DỊCH
BỆNH NGUY HIỂM CHO NGƯỜI.
1.1. Khái quát chung về tội phạm môi trường.
Kể từ những năm 90 của thế kỷ XX, mặc dù chiến tranh lạnh và xu thế đối đầu
trên thế giới đã chấm dứt, nhưng cộng đồng quốc tế lại phải đối mặt với một thách thức
mới - sự hủy hoại nghiêm trọng đến mức báo động an toàn sinh thái trên trái đất, mà
hậu quả khủng khiếp của nó không kém phần nguy hiểm hơn chiến tranh hạt nhân và
thậm chí, cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu nào có thể ngăn chặn được.
Chẳng hạn, chúng ta có thể ngăn chặn chiến tranh, giải quyết các cuộc xung đột vũ
trang khu vực hoặc quốc tế bằng con đường đàm phán về chính trị, ngoại giao…nhưng
thảm họa về môi trường - mặt trái của quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ, thì khó có khả năng ngăn chặn. Chính vì vậy, năm 1992 tác giả Sarôn
Bergli trong một bài viết đăng trên tạp chí “Nuixuic” đã cảnh báo cho chúng ta biết
trước về thảm họa nghiêm trọng của sự hủy diệt môi trườn rằng:” Hằng ngày trên thế
giới có 42 triệu acre ( 1acre =0,4047 ha ) rừng bị hủy diệt, và sau 47 năm nữa thì rừng
trên trái đất sẽ không còn….Tới năm 2020 các nguồn dự trữ khoáng sản có ích và các
nhiên liệu khác sẽ giảm đến mức chỉ còn đủ dùng trong 30 năm…vào khoảng năm
2100 thì thế giới sẽ bị hủy diệt.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
htiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thêin nhiên.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân
bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây
ra cho môi trường.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

4

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

1.1.1. Khái niệm tội phạm môi trường.
Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật
hình sự quy định, xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi
trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư1.
Việc đưa ra khái niệm môi trường trước hết là nhằm xác định khách thể của tội
phạm về môi trường.
Về vấn đề này, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy vậy, tổng thể các ý kiến
khác nhau đó cần đồng ý với quan điểm cho rằng: khách thể của các tội phạm về môi
trường là tổng hợp các quan hệ xã hội liên quan đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, có chất lượng đối với con
người và các sinh vật sống khác và việc bảo đảm an ninh sinh thái dân cư được luật

hình sự bảo vệ.
Ở đây, cần lưu ý rằng: không phải tất cả các cấu thành tội phạm có khách thể bị
xâm hại là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể và cần phải đưa vào nhóm các tội
phạm về môi trường. Chỉ coi là tội phạm môi trường khi tội phạm đó xâm phạm đến
yếu tố tự nhiên nằm trong mối quan hệ không thể tách rời với môi trường tự nhiên bao
quanh. Ở ý nghĩa đó không coi là tội phạm về môi trường các hành vi (cấu thành) như
mua bán, trao đổi những bộ da, bộ lông của những con thú có bộ lông, bộ da quý, hành
vi đối xử tàn ác với các động vật nuôi trong nhà…

1.1.2. Các quy định về tội phạm môi trường trong luật hình sự Việt Nam.
1.1.2.1. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985.
Trong giai đoạn này, do đặc điểm hoàn cảnh lịch sử vừa trải qua chiến tranh,
mới giành được độc lập dân tộc, nên những quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường chưa được chú trọng nhiều. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,
chúng ta lại tập trung vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế-xã hội

1

TS.Phạm Văn Lợi – Tội phạm về môi trường một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trang 95.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

5

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

để thoát ra khỏi sự khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, vì vấn đề môi trường chưa

được chú ý đúng mức.
Trước những năm 1960, chúng ta chỉ có một số ít các văn bản pháp luật quy
định bảo vệ các yếu tố môi trường thiên nhiên như: Sắc lệnh số 142/SL ngày 21- 121949 quy định việc lập biên bản các hảnh vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Kể từ
những năm 1960, mặc dù các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường với tư cách
là một ngành luật độc lập chưa xuất hiện, nhưng đã có những quy định về bảo vệ môi
trường ở một số văn bản pháp lý cao như: Pháp lệnh quy định về quản lý nhà nước đối
với công tác phòng cháy và chữa cháy (ngày 27-9-1961); Pháp lệnh trừng trị các tội
phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ( ngày 21-10-1970 ); Pháp lệnh về bảo vệ
rừng ngày 11-9-1972; Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
thắng cảnh (ngày 32-3-1980).v.v…Đặc biệt trong thời kỳ này vấn đề bảo vệ môi
trường đã đựoc quy định trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta - Hiến pháp 1980.
Điều 36 Hiến pháp 1980 quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn
vị vũ trang nhân dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải thiện môi trường sống”. Quy định này đã
đặt nhiều cơ sở pháp lý quan trọng và cơ bản nhất cho sự điều chỉnh của pháp luật đối
với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và những yếu tố bao quanh đó.
Mặc dù Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản chủ nghĩa (ngày 2110-1970) không quy định các tôi phạm trong lĩnh vực môi trường nhưng những quy
định của Pháp lệnh này cũng có thể áp dụng để trừng trị các hành vi xâm phạm môi
trường. Cụ thể là các tội: Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa
(Điều 6); Tội cố ý làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế, tài chính
gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 12); Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 14); Tội cố ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 18). Ví dụ, Điều 18 quy định: “1) Kẻ nào vô ý
làm cho tài sản xã hội chủ nghĩa bị hủy hoại hoặc hư hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng
thì phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm; 2) Phạm tội trong những trường hợp gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 23 năm đến 7 năm”. Căn cứ vào các quy định này thì
tất cả các hành vi vô ý hoặc cố ý hủy hoại môi trường sống, môi trường sản xụất, sinh

GVHD: TS.Phạm Văn Beo


6

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

hoạt…như các hành vi đốt, làm cháy phá hoại nhà máy, hầm lò, nguồn nứơc.v.v…đều
có thể áp dụng các quy định trên. Các hành vi đó một mặt xâm hại đến tài sản xã hội
chủ nghĩa, mặt khác xâm hại đến môi trường sản xuất và sinh hoạt.
Ngày 06-9-1972, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh quy định việc
bảo vệ rừng. Theo Pháp lệnh này thì tất cả các hành vi gây thiệt hại đến rừng đều bị
nghiêm cấm và chịu hình phạt nghiêm khắc. Cụ thể tại chương II - Những biện pháp
bảo vệ rừng, Pháp lệnh quy định: Cấm phá rừng. Những rừng tự nhiên và rừng trồng
đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt (Điều 3); Cấm mọi hành vi chặt cây rừng trái với
các quy định của nhà nước (Điều 4). Chính phủ quy định những khu rừng cấm nhằm
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học hoặc
phục vụ các lợi ích đặc biệt khác. Ở những khu rừng này, cấm chặt cây, trừ trường hợp
để dọn rừng và tu bổ rừng, cấm săn bắn chim muông, thú rừng (Điều 5); Cấm phát
rừng, đốt rừng để làm nương rẫy (Điều 6)…
Để nghiêm trị những hành vi kể trên, Pháp lệnh quy định các hình phạt khá
nghiêm khắc. Điều 21 Pháp lệnh quy định người nào vi phạm một trong những điều
trên hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản mà không gây thiệt hại lớn
đến tài nguyên rừng thì bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1 đồng đến 200 đồng. Cơ quan
kiểm lâm nhân dân huyện có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100 đồng.
Điều 22 pháp lệnh quy định nếu người nào vi phạm một trong những điều trên
hoặc tàn trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên
rừng hoặc đã bị xử phạt mà còn vi phạm thì bị tuy tố trước tòa án nhân dân và có thể bị
phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 200 đồng đến 2.000 đồng, hoặc một trong
hai hình phạt đó.

Ngoài việc xử phạt nói ở Điều 21 và 22, cơ quan xử lý còn có thể thu hồi giấy
phép hoạt động và tịch thu tang vật (Điều 23). Người nào lạm dụng chức vụ quyền hạn
ra lệnh cho người thuộc quyền quản lý của mình chặt, phá rừng, hoặc làm những việc
gây thiệt hại đến tài nguyên rừng thì cũng bị xử lý theo các Điều 21, 22, 23 của Pháp
lệnh (Điều 24). Trong thời gian này, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã ban hành
hàng loạt các văn bản có liên quan về quản lý và bảo vệ môi trường, như: Chỉ thị số
134-TTg ngày 21-6-1960 của Thủ tướng Chính phủ về cấm bắn voi; Quyết định số 41GVHD: TS.Phạm Văn Beo

7

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định các khu rừng cấm; Nghị quyết số
36/CP ngày 11-3-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ tài nguyên
dưới lòng đất; Nghị định số 221/CP ngày 29-12-1961 của Chính phủ về phòng cháy và
chữa cháy rừng…
Những quy định nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã bước
đầu đặt cơ sở quan trọng cho pháp luật về sử dụng, giữ gìn, cải tạo và tái sinh các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, những yếu tố bộ phận cấu thành quan trọng của tự nhiên,
môi trường thiên nhiên.

1.1.2.2. Trong Bộ luật hình sự năm 1985.
Cùng với sự phục hồi và ngày càng phát triển của nền kinh tế xã hội, sức ép của
vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng: quá trình đô thị hóa; sự sử dụng rộng rãi
các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; nạn phá rừng tràn lan đã hủy hoại môi trường
và làm mất cân bằng sinh thái; tầng ôzôn bị thủng đã làm cho trái đất ngày càng nóng
lên.v.v…đã làm cho vấn đề bảo vệ môi trường trở thành thách thức lớn của xã hội, con

người đã phải trả giá bằng những trận bảo, lũ tàn khóc, khí hậu có nhiều biến đổi thất
thường trên toàn thế giới.
Bảo vệ môi trường trở thành một nhiệm vụ chiến lược để bảo đảm cho sự ổn
định, phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở hiến định, Nhà nước ta đã quy định
vấn đề bảo vệ môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật hình sự năm 1985
đã coi một số hành vi xâm hại đến các yếu tố của môi trường gây hậu quả nghiêm
trọng là tội phạm và cá nhân vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Việc nhà nước
đã hình sự hóa những hành vi nguy hiểm xâm hại đến môi trường thể hiện nhận thức
đúng đắn của Đảng, Nhà nước về những hậu quả do việc môi trường bị suy thoái, ô
nhiễm gây ra, thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc đấu tranh với các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ chịu
trách nhiệm hình sự - trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất của Nhà nước, tương ứng
với những hành vi nguy hiểm đã gây ra. Trong Bộ luật này, lần đầu tiên các quy định
về tội phạm môi trường được ghi nhận khá tổng quát.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

8

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Chương VIII “Các tội xâm phạm an toàn, trât tự công cộng và trật tự quản lý
hành chính” và chương VII “các tội phạm về kinh tế” đã ghi nhận một số tội phạm cụ
thể về môi trường, cụ thể là2:
­

Điều 180: Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai;


­

Điều 181: Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng;

­

Điều 195: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm

trọng;
­ Điều 216: Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh
lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhìn chung, các điều luật trong Bộ luật hình sự năm 1985 quy định các tội phạm có
liên quan đến môi trường có những đặc điểm sau:
Các hành vi phạm tội đã xâm hại đến khách thể thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng:
đất đai, rừng, môi trường thiên nhiên…
Hành vi khách quan của các tội phạm này được thể hiện dưới những dạng rõ ràng
như hành vi mua bán trái phép, lấn chiếm đất đai, khai thác, sử dụng bừa bãi đất đai
làm cho đất bị xói mòn, bạc màu (Điều 180); hành vi săn bắt trái phép chim, thú rừng,
khai thác trái phép cây rừng, đốt rừng, chiếm rừng (Điều 181)…Hậu quả của những
hành vi này là gây ra những thiệt hại về môi trường: làm xói mòn, biến chất đất; gây
cháy rừng, làm suy giảm diện tích rừng, làm mất các giống thú, chim; gây lan truyền
dịch bệnh, làm ô nhiễm môi trường sống, gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con
người…
Chủ thể của những tội phạm này là bất kỳ ai đạt độ tuổi theo luật định và có
năng lực trách nhiệm hình sự. Có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
có chức vụ, quyền hạn quản lý đất đai, quản lý và bảo vệ rừng.
Về mặt chủ quan, tội phạm có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý

2


Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

9

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Hình phạt được quy định với nhiều mức khác nhau tùy vào tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi nguy hiểm gây ra, có thể là phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 10 năm.
Trong một thời gian dài ( 1985 -1999), các quy định này cùng với các quy định
trong các lĩnh vực chuyên ngành pháp luật về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, về quản
lý và bảo vệ các thành tố khác của môi trường…đã góp phần đáng kể trong việc răn đe
và trừng trị các tội xâm hại môi trường nói chung, đấu tranh phòng chống tội phạm về
môi trường nói riêng.
Tuy nhiên, các điều luật quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự
năm 1985 do những hạn chế về mặt lập pháp và do sự thay đổi nhanh chóng của điều
kiện kinh tế - xã hội cũng như những đòi hỏi, yêu cầu mới của việc bảo vệ môi trường
nên đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định, cần phải được thay thế bằng những điều
luật mới, phù hợp hơn.

1.1.2.3. Trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm. Môi trường với
các yếu tố tạo thành (bao gồm: không khí, nước, đất, âm thanh…) được nhận thức là
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh

con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên. Việc bảo vệ, giữ gìn cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi
trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục những hậu quả xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường.
Nhận thức này được thể hiện khá rõ thông qua các văn bản pháp luật như: Luật
bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, Luật
đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2000), Luật khoáng sản năm 1996,
Luật tài nguyên nước năm 1998, Pháp lệnh bảo vệ các nguồn lợi thủy sản năm 1989
(nay được thay thế bằng Luật thủy sản năm 2003, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực
vật năm 2001.v.v…Đặc biệt trong luật bảo vệ môi trường năm 1993 (nay Luật bảo vệ
môi trường năm 2003) vấn đề bảo vệ môi trường lần đầu tiên đã được ghi nhận tập
trung trong một văn bản luật. Trong thời gian này, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

10

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường, đáng chú ý nhất là một
số văn bản pháp luật sau:
­ Nghị định số 175/CP ngày 18-10-1984 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật bảo vệ môi trường;
­

Nghị định số 26/CP ngày 26-4-1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm


hành chính về bảo vệ môi trường;
­ Thông tư số 2433/TT-KCM ngày 03-10-1996 của Bộ khoa học - công nghệ và
Môi trường hướng dẫn thi hành nghị định số 26/CP
Trước những yêu cầu mới và để phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường trong
các lĩnh vực chuyên ngành nêu trên, việc bảo vệ môi trường trong pháp luật hình sự đã
được đặc biệt coi trọng và ghi nhận tại Chương XVII của Bộ luật hình sự năm 1999 với
10 điều luật quy định khá cụ thể và chi tiết các hành vi xâm hại đến môi trường. Cụ thể
là:
­

Tội gây ô nhiễm không khí ( Điều 182)

­

Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183)

­

Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184)

­ Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc thếit bị, phế thải không bảo đảm tiêu chụẩn
bảo vệ môi trường (Điều 185)
­

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186)

­

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)


­

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188)

­

Tội hủy hoại rừng (Điều 189)

­

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điếu 190)

­

Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191)

­ Trong các tội danh kể trên, có một số được chuyển từ các Điều tương ứng của
Bộ luật hình sự năm 1985 sang, một số tội khác được hình sự hóa từ các điều cấm của
GVHD: TS.Phạm Văn Beo

11

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Luật bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2003) và các văn bản hướng
dẫn.
Chương XVII – Các tội phạm về môi trường- của Bộ luật hình sự năm 1999 đã thay

thế cơ bản các quy định về các tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự năm 1985.
Đồng thời, bổ sung thêm một số tội danh mới xuất hiện trong thời gian gần đây, thể
hiện sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước trước thực trạng môi trường tiếp
tục bị suy thoái, ô nhiễm tới mức độ cao; thể hiện thái độ kiên quyết, xử lý kịp thời,
nghiêm khắc đối với các hành vi làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, xâm hại đến các
yếu tố của môi trường thiên nhiên. Qua đó, có thể thấy rằng chế định tôi phạm về môi
trường đã được cũng cố thêm một bước góp phần vào cuộc đấu tranh phòng ngừa, ngăn
chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi
trường.

1.1.2.4. Cơ sở khoa học pháp lý để hình thành chương tội phạm môi trường.
Cơ sở khoa học môi trường:
Chương các tội phạm về môi trường đã được xây dựng dựa trên những cơ sở
khoa học môi trường sau:
­ Hoạt động của con người là tác nhân chính gây ô nhiễm và suy thoái môi
trường, nhưng chính con người cũng có thể ngăn chặn hoặc làm giảm mức độ tai hại do
sự ô nhiễm và suy thoái đó gây ra.
­ Môi trường là một tổng thể thống nhất cho nên một hành vi có thể đồng thời gây
nguy hại cho nhiều thành phần môi trường .VD: Thả chất thải độc hại, trái phép vào
môi trường có thể cùng lúc gây ô nhiễm cho đất nước và không khí.
­ Môi trường không có biên giới cho nên hành vi gây hại cho môi trường là rất
khó kiểm soát. Chính vì vậy mà lấy phương châm phòng ngừa là chính, đồng thời xử lý
nghiêm những trường hợp đã bị phát hiện được.
­

Hậu quả của ô nhiễm và suy thoái môi trường là rất nghiêm trọng và lâu dài.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

12


SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

­ Chi phí cho việc khắc phục hậu quả của môi trường bị suy thoái, ô nhiễm là rất
lớn và bao giờ cũng lớn hơn nhiều lần so với chi phí trước để ngăn ngừa những hiểm
họa về môi trường.
­ Môi trường có quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế, do đó việc quy định các tội
phạm về môi trường không được phá vỡ sự cân bằng tinh tế giữa kinh tế và bảo vệ môi
trường.
­ Việc được hưởng một môi trường sinh thái trong lành đòi hỏi phải có sự đóng
góp tài chính từ phía các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Cơ sở pháp lý:
Là một chương mới trong BLHS, chương các tội phạm về môi trường đã được
xây dựng trên những cơ sở khoa học pháp lý chung sau:
­ Trên cơ sở kế thừa và nhằm thi hành các văn bản pháp luật hiện hành, từ những
kinh nghiệm thu được trong đấu tranh phòng chống các hành vi xâm hại môi trường
trong những năm qua, tình hình thực tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và có
tham khảo pháp luật kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực môi trường.
­ Chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh các tội phạm về môi trường,
trong đó phòng ngừa là chủ yếu để làm sao gây được sự đồng tình, hưởng ứng cao và
sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái.
­ Đảm bảo sự cân đối, hài hòa và logic về bố cục và nội dung của các điều khoản
trong chương, đồng thời duy trì sự thống nhất nội tại trong toàn bộ Bộ luật.
­

Phải tính đến yếu tố toàn cầu của vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm.


­ Về yếu tố định tội: Xuất phát từ quan điểm coi phòng ngừa là chính và việc truy
cứu trách nhiệm hình sự chỉ là biện pháp cuối cùng cho nên hầu hết các Điều luật trong
chương đều quy định chỉ coi những hành vi kể trên là tội phạm nếu gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc sau khi đã bị xử phạt hành chính mà còn cố tình không áp dụng
những biện pháp khắc phục quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc sau khi bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Điều này có nghĩa là, người
thực hiện hành vi đã bị xử phạt hành chính, chưa hết thời hạn 1 năm mà cố tình không
GVHD: TS.Phạm Văn Beo

13

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

thực hiện các biện pháp khắc phục như lắp đặt hệ thống chống ô nhiễm hoặc phá bỏ
nguồn gây ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi đó chưa hết htời hạn 1 năm nói trên mà lại vi phạm lần nữa thì bị coi
là phạm tội. Quy định vậy là xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam khi nhiều cơ sở sản
xuất kinh doanh vẫn phải sử dụng các dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm
nhưng lại chưa có điều kiện để thay đổi dây chuyền công nghệ mới hay lắp đặt hệ
thống xử lý chất thải nói chung và khí thải nói riêng. Đối với những cơ sở này cần phải
cho họ một thời gian nhất định.
­ Trong các yếu tố định tội, thì yếu tố gây hậu quả nghiêm trọng là đáng chú ý
nhất, hậu quả quy định trong các tội về môi trường có thể bao gồm: hậu quả gây cho
bản thân môi trường như gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường; hậu quả gây
cho sức khỏe, tính mạng của con người; hậu quả gây thiệt hại về tài sản, kể cả chi phí
khắc phục hậu quả mà hành vi phạm tội gây ra đối với môi trường.


1.1.3. Pháp luật hình sự của một số nước đối với tội phạm môi trường.
Với sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ môi trường, Bộ luật hình sự năm 1999
của Việt Nam đã dành hẳn một chương để quy định các tội phạm môi trường.Tuy
nhiên vì đây là một chương mới về một nhóm tội phạm phức tạp, trong đó có những tội
danh lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự, cho nên khó tránh khỏi những
điểm chưa phù hợp, cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiên, vì thế nhằm có thêm
những căn cứ lý luận và thực tiễn cho việc tiếp tục hoàn thiện Chương các tội phạm về
môi trường, việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm cảu một số nước trên thế giới
trong việc hình sự hóa các hành vi xâm phạm môi trường là hết sức cần thiết và hữu
ích.

1.1.3.1. Quy định của Singapore.
Singapore là một nước nằm ở Đông Nam Á với diện tích 647 km2, và dân số 3
triệu người, nơi đây được mệnh danh là “thành phố cây xanh”, “thành phố sạch nhất
thế giới”. Có được điều đó là do Chính phủ Singapore đã coi nhiệm vụ bảo vệ môi
trường sinh thái là một nhiệm vụ chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ Singapore đã tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

14

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

các biện pháp pháp lý. Trong phạm vi bài viết này xin giới thiệu một số vấn đề liên
quan đến các biện pháp pháp lý trong việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở

Singapore, đó là: các đạo luật liên quan đến môi trường và các biện pháp thi hành các
chế tài dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi
phạm pháp luật về môi trường.
1. Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các
văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm:
Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn đề về
tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh
doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật
này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành.
Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan
đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều
chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống
tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các
vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên.
Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều chỉnh
việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác.
2. Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp
cưỡng chế là không thể thiếu, do đó pháp luật về môi trường của Singapore cũng đã đặt
ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường
như sau:
Biện pháp xử lý hình sự3
Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện
pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối
3

Pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 8 tháng 8/2008.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo


15

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị
cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là:
+ Hình phạt tiền:
Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore,
phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về
bảo vệ môi trường của Singapore. Chánh án của Singapore trong vụ Chadrakumar một vụ về đổ rác nơi công cộng vi phạm đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng đã
tuyên bố: “... Việc áp dụng rộng rãi hình phạt tiền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc
trừng trị kẻ vi phạm và phòng ngừa các hành vi tương tự, phạt tiền có độ chính xác
cao, tỉ mỉ cao, để thay đổi và vì thế càng trở nên có hiệu quả”.
Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ vi phạt tiền khác nhau, tuỳ
thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví dụ
trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Toà án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến
10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$.
Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một
cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi
phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết
thúc mà không phải đưa ra Toà.
+ Hình phạt tù
Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố,
khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi
nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các
hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: theo Đạo luật về môi trường sức khoẻ cộng đồng và

Đạo luật kiểm soát ô nhiễm thì những người vi phạm lần đầu bị buộc tội về hành vi đưa
chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù đến 12 tháng.
Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc nghiệt từ 1 đến 12
tháng.
+ Tạm giữ và tịch thu

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

16

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ,
phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. Ngoài ra, nếu trường hợp thực phẩm
không phù hợp cho con người có thể bị tịch thu và tiêu huỷ theo Đạo luật về môi
trường và sức khoẻ cộng đồng và Đạo luật về mua bán thực phẩm.
+ Lao động cải tạo bắt buộc
Lao động cải tạo bắt buộc là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về
môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi
phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít
khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Cụ thể tại Mục 21A quy
định: “Người nào từ 16 tuổi trở lên bị kết án vì vi phạm một trong các quy định tại mục
18 hoặc 20, và nếu trước khi anh ta bị kết tội, toà án thấy rằng để cải tạo người vi
phạm và để bảo vệ môi trường cũng như sức khoẻ cộng đồng liên quan đến môi
trường, người vi phạm cần phải thực hiện công việc liên quan đến vệ sinh làm sạch các
vị trí nhất định mà không được trả thù lao thì thay cho các quyết định hoặc hình phạt
khác và trừ khi có những lý do đặc biệt. Toà án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải

tạo đối với người vi phạm buộc họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát
của các nhân viên giám sát, phù hợp với các quy định của mục này và mục 21B”.
Bên cạnh các quy định cụ thể nêu trên, pháp luật về môi trường của Singapore
cũng xác định trách nhiệm tuyệt đối với việc phạm tội mà có thể là nguyên nhân gây
hại đối với môi trường hoặc sức khoẻ của cộng đồng nói chung, trong một số trường
hợp toà án có thể phán quyết về hành vi phạm tội đã được thực hiện không cần công tố
phải chứng minh bị cáo đã cố ý thực hiện hành vi đó. Ví dụ: trường hợp Young Heng
Yew (1996) bị buộc tội xả rác nơi công cộng là vi phạm phải chịu trách nhiệm tuyệt
đối. Cụ thể là bị buộc tội vi phạm mục 18 (1) (a) của Đạo luật về môi trường sức khoẻ
cộng đồng vì đã vứt một mẩu thuốc lá xuống sàn. Người này thừa nhận là có vứt mẩu
thuốc lá xuống sàn nhưng khẳng định là anh ta có ý định nhặt mấu thuốc lá đó và cho
vào nơi quy định, nhưng không kịp vì anh ta bị bắt ngay sau khi vừa vứt mẩu thuốc lá
xuống sàn. Toà án cấp dưới kết luận anh ta không có tội với lập luận rằng công tố buộc
tội không chứng minh được là người bị buộc tội này không có ý định nhặt mẩu thuốc lá
để cho vào nơi quy định. Khi xem xét kháng nghị của công tố, Chánh án Singapore cho
GVHD: TS.Phạm Văn Beo

17

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

rằng: “Vi phạm quy định tại mục 18 (1)... là vi phạm thuộc loại “chịu trách nhiệm
tuyệt đối”. Điều này không ám chỉ những vi phạm mà yếu tố chủ quan hoàn toàn
không tồn tại, nó dùng để chỉ những vi phạm mà ở đó yếu tố chủ quan có lỗi không cần
làm rõ ngay..., ngay hành vi vứt mẩu thuốc lá xuống sàn đã chứng tỏ đó là hành vi cố
ý, việc buộc tội không cần phải làm sáng tỏ sự tồn tại của trạng thái lỗi trong ý thức”.
Trên đây là một số quy định về tổng quan pháp luật môi trường Singapore. Từ

một số vấn đề nêu trên cho ta thấy sở dĩ môi trường Singapore trở nên sạch, đẹp và để
có được một Singapore là “thành phố của cây xanh” phải có rất nhiều yếu tố, nhưng
chính pháp luật về môi trường được quy định một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu
nhất để đảm bảo sự sạch, đẹp cho môi trường Singapore.

1.1.3.2. Quy định của Liên bang Nga.
Bộ luật hình sự mới của Liên bang Nga (ban hành năm 1996) cũng dành một
chương riêng để quy định các tội phạm về môi trường. Đó là Chương 26 “các tội phạm
về sinh thái” trong BLHS năm 1996 (các Điều 246 đến Điều 262) cụ thể là4:
­ Điều 242: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường xung quanh trong khi
tiến hành sản xuất;
­

Điều 243: Tội vi phạm các quy định về sử dụng các chất và phế thải nguy hiểm;

­ Điều 244: Tội vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với các độc tố vi
sinh hoặc độ tố sinh học khác;
­ Điều 245: Tội vi phạm các quy định về thú y và các quy định về chống bệnh tật
phá hoại cây cối;
­

Điều 246: Tội gây ô nhiễm nước;

­

Điều 247: Tội gây ô nhiễm không khí;

­

Điều 248: Tội gây ô nhiễm môi trường;


4

TSKH. PGS Lê Văn Cảm, “Toàn cầu hóa và việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện
hành liên quan đến các tội phạm về môi trường”, tạp chí Tòa án nhân dân số 11 tháng 6/2009.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

18

SVTH: Trần Minh Muội


Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành

­ Điều 249: Tội vi phạm pháp luật Liên bang Nga về thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế của Liên bang Nga;
­

Điều 250: Tội làm hư hại đất;

­

Điều 251: Tội vi phạm các quy định bảo vệ và sử dụng lòng đất;

­

Điều 252: Tội khai thác trái phép đông,thực vật sống dưới nước;

­


Điều 253: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn cá dự trữ;

­

Điều 254: Tội săn bắt trái phép;

­ Điều 255: Tội phá hủy nơi trú ngụ của sinh vật được ghi trong sách đỏ của Liên
bang Nga đang ở tình trạng nguy hiểm;
­

Điều:256: Tội chặt trái phép cây gỗ và cây bụi;

­

Điều 257: Tội hủy hoại hay làm hư hại cây rừng;

­ Điều 258: Tội vi phạm các chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu thiên nhiên và các
công trình thiên nhiên;
Nhà làm luật Liên bang Nga tại Điều 17 điều luật của chương 26 BLHS năm 1996
đã xây dựng 22 cấu thành tội phạm (CTTP) và tất cả các CTTP này đều được xếp vào
ba loại đầu tiên (trong số 4 loại tội phạm theo sự phân loại trong phần chung BLHS) tội
phạm nghiêm trọng không lớn (18 CTTP cơ bản), và tội phạm nghiêm trọng trung bình
(3 CTTP cơ bản), và tội phạm nghiêm trọng (1 CTTP cơ bản), tức là các tội phạm do
cố ý và vô ý mà hình phạt tối đa do BLHS quy định đối với chúng là:
­

Không quá 2 năm tước tự do (đối với loại thứ nhất)

­


Không quá 5 năm tước tự do (đối với loại thứ hai)

­

Tước tự do không quá 10 năm (đối với loại thứ ba)

Ngoài 22 CTTP cơ bản ra, tại 9 trong số 17 Điều nêu trên, nhà làm luật Liên bang
Nga còn xây dựng 8 CTTP tăng nặng và 5 CTTP đặc biệt tăng nặng, chúng được xếp
vào 3 loại tội phạm - tội phạm nghiêm trọng không lớn (2 CTTP tăng nặng), tội phạm

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

19

SVTH: Trần Minh Muội


×