Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

tội đe dọa giết người trong bộ luật hình sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NIÊN KHÓA 2006-2010

Đề tài:

TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ts. PHẠM VĂN BEO

TRẦN THỊ NHƯ

MSSV: 5062273
LỚP TƯ PHÁP 1

Cần Thơ, 03/2010


Nhận xét của giảng viên:
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Nhận xét của giáo viên phản biện:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
4. Bố cục đề tài .......................................................................................................2

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI
4
1.1 Khái niệm và những quy định chung về các tội xâm phạm đến tính mạng

sức khỏe ...................................................................................................................4
1.1.2 Những dấu hiệu pháp lý chung về các tội xâm phạm đến tính
mạng sức khỏe con người .........................................................................................5
1.1.2.1 Khách thể của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe con
người ................................................................................................................5
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe
con người..................................................................................................................6
1.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe con
người ......................................................................................................................7
1.1.2.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe con
người ......................................................................................................................7
1.1.3 Những quy định cụ thể về các tội xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe trong Bộ luật hình sự năm 1999 .......................................................................8
1.2 Khái niệm về tội đe dọa giết người
1.3 Đặc điểm tội đe dọa giết người

...............................................................9

.....................................................................9

1.4 Nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội đe dọa giết người ................................14
1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội đe dọa giết người ........................................21


1.6 Những điểm mới về tội đe dọa giết người được quy định trong Bộ luật
hình sự năm 1999 ........................................................................................22

CHƯƠNG II TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI VÀ NHỮNG QUY
ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH


25

2.1 Khái quát chung về cấu thành tội phạm ...........................................................25
2.2 Các dấu hiệu cấu thành nên tội đe dọa giết người ............................................26
2.2.1 Các dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm ..............................................26
2.2.2 Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm ..........................................28
2.2.3 Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm ..............................................32
2.2.4 Các dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm ................................................33
2.3 Những quy định về hình phạt đối với tội đe dọa giết người trong Bộ luật
hình sự Việt Nam hiện hành .................................................................................33
2.3.1 Các trường hợp phạm tội được quy định trong khoản 1 Điều 103 Bộ
luật hình sự Việt Nam hiện hành ...........................................................................33
2.3.2 Các trường hợp phạm tội được quy định trong khoản 2 Điều 103 Bộ
luật hình sự Việt Nam hiện hành ..........................................................................35
2.3.2.1 Đe dọa giết nhiều người (điểm a khoản 2 Điều 103) ...........................35
2.3.2.2 Đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn
nhân (điểm b khoản 2 Điều 103) .............................................................................36
2.3.2.3 Đe dọa giết trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 103) ....................................37
2.3.2.4 Đe dọa giết người để che giấu việc bị xử lý về một tội phạm khác
(điểm d khoản 2 Điều 103) ....................................................................................38
2.3.2.5 Đe dọa giết người để trốn tránh việc xử lý về một tội phạm khác
(điểm d khoản 2 Điều 103) ...................................................................................39
2.4 Điểm khác nhau cơ bản giữa tội đe dọa giết người và một số tội khác được
quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành ..............................................40
2.4.1 So với tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành) .........40
2.4.2 So với tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình Việt Nam hiện hành) .............43


2.4.3 So với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện
hành .......................................................................................................................45

2.4.4. So với tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự hiện hành) ...................46

CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI

48

3.1 Tình hình tội đe dọa giết người xảy ra trong giai đoạn hiện nay .......................48
3.2 Những vướng mắc trong quy định và áp dụng tội đe dọa giết người .................57
3.2.1 Quy định trong Bộ luật hình sự về tội đe dọa giết người chưa hoàn thiện
..............................................................................................................57
3.2.2 Không có cơ sở chứng minh sự sợ hãi của người bị đe dọa .......................58
3.2.3 Định tội danh sai so với hành vi đe dọa giết người ....................................60
3.3.3. Áp dụng không tương xứng với mức hình phạt đã được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999 ..............................................................................64
3.4 Sự tác động tiêu cực của các yếu tố kinh tế, văn hóa, giáo dục đối với tội
đe dọa giết người ....................................................................................................66
3.5 Giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội đe dọa giết người........ .....68
3.5.1 Hoàn thiện điều luật ...................................................................................68
3.5.2 Giải pháp xác định yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người ...........................68
3.5.2.1 Xác định sự sợ hãi của người bị hại...... ................................................68
3.5.2.2 Giải pháp xác định chính xác tội danh ..................................................69
3.5.2.3 Khắc phục quyết định mức hình phạt sai ..............................................72
3.6 Nâng cao các yếu tố kinh tế, văn hóa, giáo dục trong đời sống người dân
................................................................................................................72

KẾT LUẬN

75



Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua theo Nghị quyết Số
217A ngày 10/12/1948 của Đại hội đồng liên hợp quốc có ghi nhận “Mọi người
đều có quyền sống, quyền tự do và quyền an toàn cá nhân”1. Ở Việt Nam, trong
các bản Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 thì “Quyền sống,
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng sức khỏe được xem là thiêng liêng và quan
trọng nhất trong tất cả các quyền cơ bản của con người”. Chính vì vậy mà hành vi
đe dọa đến tính mạng sức khỏe con người được xem là hành vi của tội ác và cần
phải loại bỏ trong xã hội. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, trước sự chuyển biến
mau lẹ của nền kinh tế xã hội. Chúng ta dần tiến tới xây dựng nền kinh tế bền vững,
nhất là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại
WTO thì con người và quyền con người càng phải được bảo vệ và tôn trọng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mặt trái của cơ chế thị trường hội nhập
quốc tế cũng đặt ra nhiều trở ngại và thách thức, nhất là các vấn đề về bảo vệ an
ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung và bảo vệ tính mạng sức khỏe con người nói
riêng. Nhưng tình hình tội phạm xâm phạm đến tính mạng sức khỏe con người có
xu hướng không giảm mà diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm hơn. Trong
đó tội đe dọa giết người là loại tội phạm nguy hiểm đáng kể, không những tước đi
quyền tự do của con người mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây
tâm lý hoang mang lo sợ đối với người khác. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình
hình trật tự an toàn xã hội nói chung. Trước tình hình đó, mặc dù những kết quả đạt
được trong công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung và tội đe
dọa giết người nói riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong những năm qua là
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm xảy ra trong giai đoạn hiện nay là rất

tinh vi và phức tạp thì ngay cả các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng không thể ngăn
chặn một cách triệt để. Chính vì vậy việc nghiên cứu về loại tội phạm này là vấn đề
hết sức cấp bách, nhằm tìm ra những nguyên nhân và điều kiện thực hiện tội phạm,
đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả
1

Xem: Tuyên ngôn thế giới, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết Số
217A(III), ngày 10/12/1948

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

1


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói
riêng trước tình hình thực tế hiện nay.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Trong hầu hết các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của con người được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, thì tội
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe là tội phạm có hành vi gây nguy hiểm và phổ
biến nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài
chỉ xoay quanh tội đe dọa giết người (Điều 103) được quy định trong Bộ luật hình
sự hiện hành. Nhằm tìm ra những vấn đề cốt lõi trọng tâm, đề ra những biện pháp
đấu tranh phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao.

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ tình hình tội đe dọa giết người xảy ra trong giai
đoạn hiện nay. Tìm ra những nguyên nhân, điều kiện và phân tích đánh giá những
yếu tố cấu thành nên tội phạm. Từ đó rút ra biện pháp cụ thể trong công tác đấu
tranh phòng chống loại tội phạm này.

3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Luận văn được xây dựng và hoàn thành dựa trên kiến thức chuyên ngành đã
được tiếp thu. Kết hợp với các biện pháp thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan
cùng với các vụ án trong thực tế nhằm để chứng minh và làm rõ các vấn đề nghiên
cứu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác:
- Phương pháp thu nhập tài liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

4. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mục lục và phần kết luận luận văn được chia ra làm 3 chương như
sau:
- Chương I: Những vấn đề chung về tội đe dọa giết người:
Trong nội dung Chương I tiến hành phân tích một cách khái quát nhất về các tội
xâm phạm đến tính mạng sức khỏe được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành.
Từ đó tiến hành phân tích sơ lược về tội đe dọa giết người được quy định trong Bộ

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

2


Tội đe dọa giết người


GVHD: TS.Phạm Văn Beo

luật hình sự hiện hành, tìm hiểu về khái niệm, điều kiện nguyên nhân phát sinh tội
phạm. Về đặc điểm, ý nghĩa khi nghiên cứu tội đe dọa giết người.
- Chương II: Tội đe dọa giết người và những quy định trong Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành:
Ở chương này, tiến hành nghiên cứu về đặc điểm cấu thành tội đe dọa giết
người, các yếu tố về mặt khách quan, về mặt chủ quan, chủ thể, khách thể của tội
phạm. Nghiên cứu cụ thể các khung hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự
hiện hành.
- Chương III: Thực trạng và giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội đe
dọa giết người trong giai đoạn hiện nay.
Chương cuối cùng tiến hành nghiên cứu về thực trạng tội giết người đang xảy ra
ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Tiến hành nghiên cứu
những bất cập trong các quy định về tội đe dọa giết người, xác định tội danh, mức
hình phạt, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên môn. Từ đó rút ra
giải pháp thích hợp nhất nhằm góp phần giảm bớt thực trạng trên.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết đã gặp nhiều khó khăn như do
trình độ của người viết còn hạn chế, người viết chưa tiếp xúc nhiều với thực tế nên
chưa thể đi sâu vào thực tế, thêm vào đó do nguồn tài liệu sách báo dùng để nghiên
cứu đề tài còn ít, chưa đáp ứng một cách đầy đủ cho công việc nghiên cứu. Chính
vì vậy đề tài nghiên cứu chưa được hoàn thiện, nội dung chưa thật sự kết cấu chặt
chẽ, kính mong quí thầy cô và độc giả thông cảm và đóng góp ý kiến thêm. Nhằm
góp phần làm cho đề tài nghiên cứu càng hoàn thiện hơn nữa.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và các bạn đã tận tình giúp
đỡ em trong khoảng thời gian học tập. Chân thành cảm ơn Thầy Phạm Văn Beo đã
giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn.

SVTH: Trần Thị Như

MSSV: 5062273

3


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI
Như đã biết tính mạng và sức khỏe là hai thứ quí giá nhất của con người, con
người nếu muốn tồn tại thì trước hết phải sống và khỏe mạnh. Chính vì vậy, Bộ luật
hình sự Việt Nam đã quy định các điều luật nhằm bảo vệ tính mạng sức khỏe của
người dân. Tội đe dọa giết người là một trong các điều luật đó. Trước khi tiến hành
phân tích sâu về tội đe dọa giết người, cần tiến hành nghiên cứu sơ lược về các tội
xâm phạm đến tính mạng sức khỏe như sau:

1.1 Khái niệm và những quy định chung về các tội xâm phạm đến tính
mạng sức khỏe.
Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói
chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ đặc biệt. C.Mác đã viết: “Bản chất của con
người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội”2. Bảo vệ
con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do
của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với bất kỳ một con người
nào. Còn theo Điều 71 Hiến pháp 1992 thì “Công dân có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể danh dự và nhân phẩm. Không ai có thể bị bắt, nếu không có quyết định
của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường
hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm

cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của
công dân”3. Từ những quy định của Hiến pháp 1992, Bộ luật hình sự năm 1999 đã
cụ thể hóa những quy định trong Hiến pháp cùng với sự kế thừa những Bộ luật hình
sự 1985 đã xây dựng một chương quy định về các tội xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe con người với những dấu hiệu pháp lý đặc trưng, rõ ràng, phù hợp với cách
phân loại tội phạm tương ứng và loại hình phạt thích đáng khi có hành vi trái pháp
luật xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của công dân. Như vậy có thể hiểu rằng:
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người là những hành vi hành động
hoặc không hành động, có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm quyền được tôn trọng và
bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người khác.
2

Trần Văn Luyện (2008), Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, nhà
xuất bản chính trị Quốc gia, trang 59.
3
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

4


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

1.1.2 Những dấu hiệu pháp lý chung về các tội xâm phạm đến tính
mạng sức khỏe con người.
Những dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe

con người bao gồm có bốn nội dung cơ bản: Mặt khách thể của tội phạm, mặt
khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và cuối cùng là mặt chủ thể
của tội phạm. Để làm rõ hơn về các dấu hiệu pháp lý chung của tội phạm chúng ta
tiến hành nghiên cứu sơ lược như sau:

1.1.2.1 Khách thể của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe
con người.
Các tội được quy định trong Chương XII Bộ luật hình sự năm 1999 ngoài
những tội quy định về xâm phạm đến nhân phẩm danh dự con người thì những tội
còn lại đều quy định về sự xâm phạm đến quyền sống, quyền được bảo vệ về tính
mạng sức khỏe con người. Khách thể của nhóm tội phạm này là một trong những
khách thể quan trọng nhất trong số các tội phạm thuộc nhóm này được Luật hình sự
bảo vệ. Đó là quyền sống, quyền được bảo vệ và tôn trọng về tính mạng, sức khỏe.
Tong đó, quyền sống là quyền được bảo vệ bằng sự an toàn trong cuộc sống của
mỗi con người. Cuộc sống của con người được tính từ khi lọt lòng Mẹ cất tiếng
khóc chào đời và có khả năng độc lập tiếp nhận những yếu tố vật chất cho đến khi
người đó chết theo qui luật của tự nhiên.
Như vậy, pháp luật hình sự chỉ bảo vệ người đang còn sống. Tức là con người
đó có khả năng độc lập tiếp nhận các yếu tố đảm bảo cuộc sống cho dù tình trạng
sống hay khả năng tiếp nhận những yếu tố, các mức có thể là tối thiểu.
Ví dụ: Cá nhân có bị bệnh tâm thần, bị bệnh liệt giường hay bệnh hiểm nghèo ở
giai đoạn cuối đi nữa thì quyền sống, quyền được bảo vệ về sức khỏe của họ vẫn
được pháp luật hình sự bảo vệ một cách tuyệt đối nhất cho đến khi trái tim họ
không còn đập nữa. Đối tượng của nhóm này là những chủ thể có quyền được tôn
trọng và bảo vệ tính mạng. Đó là những người đang sống, đang tồn tại độc lập
trong thế giới khách quan với tư cách là một con người, một thực thể của tự nhiên
và xã hội. Như vậy bào thai và xác chết không phải là đối tượng được bảo vệ.
Ngoài quyền sống của con người được bảo vệ bằng pháp luật thì sức khỏe của
con người cũng được pháp luật hình sự bảo vệ một cách tương tự.Tuy nhiên, có
một số điểm khác nhau giữa quyền sống và sức khỏe của con người. Ở đây sức

khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong điều kiện
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

5


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

bình thường. Cho nên sức khỏe thật ra là trạng thái tâm lý, sự hài hòa trong cơ thể
tạo nên khả năng chống lại bệnh tật.
Xâm phạm về sức khỏe của con người là thông qua sự tác động của một người
nào đó làm cho nạn nhân mất đi một phần hoặc toàn bộ sức lực có sẳn của chính
người đó, làm họ khó khăn trong cử động, hoạt động so với trước khi họ bị hành vi
xâm hại tác động đến.
Ví dụ: Anh A dùng dao chém anh B do mâu thuẩn cá nhân hậu quả của hành vi
này là làm cho anh B bị thương nặng cánh tay trái, thương tật 20%. Như vậy khách
thể ở đây đã bị xâm phạm, khách thể ở đây chính là sức khỏe của anh B đã bị xâm
hại.

1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe con người.
Toàn bộ các tội được quy định về các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe
đều được thể hiện bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thể hiện bằng những
hành động cụ thể, có hoặc không có sự hỗ trợ của các công cụ phương tiện khác
nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể của con người gây ra những thiệt hại
trong một chừng mực nào đó.
Hành vi nguy hiểm ở các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe thường là

những hành vi tiêu cực của chủ thể phạm tội thông qua đối tượng tác động là con
người, được hiểu ở những dạng khác nhau như: Đâm, chém, đánh bắn… Riêng đối
với các hành vi xâm phạm đến tính mạng con người thì hành vi khách quan của tội
này tuy khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể, nhưng có cùng tính chất là đều có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc đe dọa gây ra thiệt
hại đó như “Tội đe dọa giết người”4. Trong những hành vi của nhóm tội phạm này
có những hành vi có thể thực hiện bằng hình thức hành động và không hành động
như Điều 93, 94, 98. Có những hành vi chỉ thể hiện được hình thức bằng hành động
như Điều 96, 97, 100, 101, 103 và có những hành vi chỉ thể hiện bằng hình thức
không hành động như Điều 1025.
Ngoài ra, một số tội về xâm phạm đến tính mạng sức khỏe có hành vi được thể
hiện dưới dạng không hành động. Hành vi không hành động của chủ thể phạm tội
4
5

Điều 103, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
Bộ luật hình sự Việt Nam, năm 1999.

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

6


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

đã đi ngược hoặc không đáp ứng yêu cầu của phần quy định trong vi phạm pháp
luật buộc mọi người phải thực hiện trong những điều kiện nhất định.

Tính trái pháp luật được thể hiện bằng việc không làm điều pháp luật bắt buộc
phải làm đã gây nên những hậu quả nhất định cho những quan hệ xã hội và được
coi là tội phạm. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm xâm phạm đến
tính mạng sức khỏe là những thiệt hại về thể chất có thể định lượng hoặc những
thiệt hại về tinh thần phi vật chất gây ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của
mỗi cá nhân. Cụ thể hơn hậu quả mà những hành vi trên gây ra (trừ hành vi đe dọa
giết người) có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra thiệt hại đến quyền sống, quyền
được bảo vệ về sức khỏe của con người, thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất là
làm chết người, làm tổn hại đến sức khỏe người khác.
Các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian địa điểm không
là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Các dấu hiệu này thường được xác
định làm dấu hiệu định khung tăng nặng của những tội phạm cụ thể.

1.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe con người.
Phần lớn các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội nhận thức được rằng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội. Thấy được hậu quả và mong muốn hoặc thờ ơ bỏ mặc cho hậu quả nghiêm
trọng xảy ra. Ngoài ra, thì lỗi vô ý của tội phạm được quy định cụ thể trong từng
điều luật trong Bộ luật hình sự 1999.
Về dấu hiệu động cơ mục đích của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong mọi cấu thành tội phạm, động cơ mục đích của tội phạm là đa dạng. Động cơ
mục đích chỉ có ý nghĩa trong ước lượng khung hình phạt. Tuy nhiên, ở một số tội
phạm như làm chết người khi thi hành công vụ Điều 97 thì động cơ của hành vi
khiến chủ thể phạm tội được làm rõ và xác định. Động cơ ở đây phải nhằm bảo vệ
lợi ích của nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.1.2.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe
con người.
Đa số các chủ thể phạm tội đều có dấu hiệu chủ thể bình thường. Những người

có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả
năng trở thành chủ thể của tội phạm thuộc nhóm này.

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

7


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

1.1.3 Những quy định cụ thể về các tội xâm phạm đến tính mạng sức
khỏe trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xây
dựng một chương riêng biệt nhằm quy định về những hành vi xâm phạm đến tính
mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm con người. Trên cơ sở kế thừa những quy định
của Bộ luật hình sự năm 1985, có sự phát triển về kỹ thuật lập pháp và tổng hợp
thực tiễn đấu tranh chống các tội về nhân thân, bóc tách những hành vi phạm tội
trong Bộ luật hình sự năm 1985 quy định gộp nhiều dạng hành vi trong cùng một
điều luật thành từng điều luật cụ thể. Ví dụ: Tội giết người trong Điều 101 Bộ luật
hình sự 1985 thành Điều 93, 94, 95 Bộ luật hình sự năm 1999. Các tội này được
xây dựng với dấu hiệu đặc trưng rõ ràng. Bộ luật hình sự năm 1999 xây dựng các
điều khoản cụ thể phù hợp với cách phân loại tội phạm và tương ứng là mức và loại
hình phạt thích đáng khi có sự xâm phạm đến quyền sống, quyền được bảo vệ sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Cụ thể như sau: Các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe được quy định trong
Chương XII của Bộ luật hình sự năm 1999 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, bao gồm 17 tội:

Điều 93. Tội giết người.
Điều 94. Tội giết con mới đẻ.
Điều 95. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Điều 96. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Điều 97. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.
Điều 98. Tội vô ý làm chết người.
Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy
tắc hành chính.
Điều 100. Tội bức tử.
Điều 101. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát.
Điều 102. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng.
Điều 103. Tội đe dọa giết người.

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

8


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác.
Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Điều 107. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác trong khi thi hành công vụ.
Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.
Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác do hành vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

1.2 Khái niệm về tội đe dọa giết người.
Như đã nói ở phần trên “Con người là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng
đầu được pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ đặc biệt. Bảo vệ con
người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tự do của
họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với bất kỳ một con người nào”.
Vì vậy bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người đều được
xem là hành vi phạm tội. Ngay cả hành vi đe dọa tước đoạt tính mạng của người
khác mặc dù hậu quả chưa thật sự xảy ra nhưng vẫn được xem là hành vi vi phạm
pháp luật. Đây là hành vi đe dọa giết người được quy định tại Điều 103 Bộ luật
hình sự năm 1999. Như vậy thế nào là đe dọa giết người: “Đe dọa giết người được
hiểu là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho người bị đe dọa biết được khả
năng tính mạng của mình bị đe dọa một cách chắc chắn, gây ảnh hưởng đến tinh
thần, sức khỏe, làm đảo lộn cuộc sống bình thường một cách trầm trọng. Người bị
đe dọa lo sợ rằng tính mạng của mình sẽ bị xâm phạm”. Hay nói một cách khác đe
dọa giết người là “Hành vi của một người bằng lời nói hành động hoặc những thủ
đoạn khác làm cho người bị đe dọa lo lắng rằng mình sẽ bị giết chết”.

1.3 Đặc điểm tội đe dọa giết người.
Như đã biết Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đã thừa nhận nguyên tắc
hành vi. Chỉ bằng hành vi thì con người mới có thể phạm tội được. Tức là, chỉ có
thể thông qua hành vi con người mới có thể đe dọa gây ra những sự nguy hiểm
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273


9


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

đáng kể cho người khác và cho xã hội. Đe dọa giết người chỉ được xem là tội phạm
khi hành vi đe dọa của người đó thể hiện ra ngoài thế giới khách quan. Theo Luật
hình sự Việt Nam một hành vi đe dọa giết người được xem là tội phạm khi có đầy
đủ bốn dấu hiệu sau:
-

Tính nguy hiểm cho xã hội đây là đặc điểm cơ bản nhất quan trọng nhất.

-

Tính có lỗi là lỗi cố ý do người thực hiện hành vi phạm tội gây nên.

-

Tính trái pháp luật hình sự tức là hành vi đó phải được quy định trong BLHS

năm 1999, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ.
-

Tính chịu hình phạt.

Như vậy khi tiến hành nghiên cứu tội đe dọa giết người thì cần phải làm rõ các

đặc điểm nói trên như sau:
 Tính nguy hiểm cho xã hội.
Nguy hiểm cho xã hội là đe dọa gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp
luật hình sự bảo vệ. Đó là những quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích nhà nước, lợi
ích công dân và xã hội có tính tương đối quan trọng và một khi có sự xâm hại có
thể gây ra thiệt hại hoặc ảnh hưởng đáng kể cho điều kiện tồn tại và phát triển của
xã hội. Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam xác định những quan hệ xã hội đó là độc
lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa. Hành vi bị đe dọa giết người được coi là tội phạm theo luật hình sự
Việt Nam phải là hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội được xác định này.
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa giết người hoàn toàn có tính
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cơ quan lập pháp cũng như
cơ quan giải thích và áp dụng pháp luật. Tính nguy hiểm cho xã hội là căn cứ phân
biệt hành vi phạm tội đe dọa giết người với các hành vi phạm tội khác và cũng là
cơ sở đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội khi xác định
trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội. Với ý nghĩa là đặc điểm
khách quan của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có thể nhận thức
được và nhận thức đúng. Do vậy, khi khẳng định một hành vi đe dọa giết người là
nguy hiểm cho xã hội thì đó không phải là sự áp đặt chủ quan của con người mà chỉ

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

10


Tội đe dọa giết người


GVHD: TS.Phạm Văn Beo

là sự xác nhận thực tế khách quan đã được nhận thức và thông qua sự nhận thức đó
để đánh giá nhiều tình tiết khác nhau của hành vi đe dọa hoặc có liên quan đến
hành vi đe dọa giết người đó. Những tình tiết đó có thể là:
- Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại: mỗi một
quan hệ xã hội điều đóng một vai trò nhất định trong việc duy trì và phát triển xã
hội. Vì thế hành vi đe dọa giết người được xem hành vi xâm hại đến các quan hệ xã
hội, nếu các quan hệ xã hội này càng quan trọng thì hành vi đe dọa giết người ở
càng bị trừng trị nghiêm khắc bởi những quy định trong Bộ luật hình sự.
- Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại:
thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại thực tế hay khả năng gây ra thiệt hại, có thể là thiệt
hại về vật chất như xác định ở trọng lượng phần trăm… Hoặc thiệt hại phi vật chất
như các lợi ích về tinh thần… Hành vi đe dọa giết người gây thiệt hại càng lớn bao
nhiêu thì tính nguy hiểm cho xã hội càng cao bấy nhiêu.
Ngoài ra, khi đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa giết người
phải đặt tính chất và mức độ của thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra trong sự thống
nhất với các tình tiết khác có liên quan đến các hành vi phạm tội như sau:
- Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả tính chất của
phương pháp, thủ đoạn, của công cụ và phương tiện thực hiện hành vi phạm tội,
đây cũng là một yếu tố quan trọng quy định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
đe dọa giết người. Thông qua diễn biến của hành vi đe dọa giết người chúng ta có
thể thấy được trạng thái tâm lý của kẻ phạm tội khi thực hiện hành vi đó. Phương
thức thực hiện hành vi đe dọa càng nguy hiểm, thủ đoạn đe dọa càng tinh vi, xảo
quyệt, công cụ phương tiện càng hiện đại thì tính nguy hiểm cho xã hội càng cao.
- Tính chất và mức độ lỗi của hành vi phạm tội: Hành vi đe dọa giết người là
hành vi của lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý này là do tính tích cực chủ động trong ý thức
của chủ thể phạm tội khi thực hiện hành vi đe dọa cho nên tính nguy hiểm của hành
vi đe dọa này là rất cao.

- Mục đích, động cơ của người có hành vi phạm tội: mục đích, động cơ của
hành vi đe dọa giết người cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi đe dọa đó. Động cơ, mục đích của hành vi đe dọa càng đê hèn, xấu
xa thì tính nguy hiểm của hành vi càng cao.
- Hoàn cảnh chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra: điều kiện
khách quan hoặc chủ quan khi thực hiện hành vi đe dọa giết người càng dễ dàng thì
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

11


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

tính nguy hiểm của hành vi đe dọa đó càng cao. Bởi vì trong những điều kiện ấy
thiệt hại sẽ dễ dàng đạt đến mức tối đa.
- Nhân thân của người có hành vi phạm tội: hành vi của con người luôn có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Chính vì vậy, tính nguy hiểm của hành vi đe dọa
giết người phụ thuộc một phần vào đặc tính xã hội của người thực hiện hành vi.
Cùng một hành vi đe dọa nhưng có thể ở người này là biểu hiện nhất thời, đột xuất
nhưng ở người kia là kết quả của một quá trình nhận thức và tính toán sâu sắc. Điều
này có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi
đe dọa cũng như quyết tâm thực hiện hành vi đe dọa đó đến cùng. Nhân thân càng
xấu thì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa đó càng cao. Chẳng hạn hành
vi đe dọa giết người của một người có trình độ học vấn lớp 3 sẽ nguy hiểm hơn
nhiều so với một người có trình độ học vấn Đại học. Vì vậy phải đánh giá đúng đắn
nhân thân khi xử lý thì việc áp dụng hình phạt mới đạt hiệu quả cao.
- Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Các tình tiết tăng nặng

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết thuộc yếu tố chủ quan hoặc khách
quan có tác dụng làm tăng hoặc giảm tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa
giết người. Đây là những tình tiết xuất phát từ ý chí chủ quan của người phạm tội
hoặc khách quan ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa giết
người. Chẳng hạn vì cuộc sống khó khăn một người phải cần tiền gấp để trị bệnh
cho Vợ nên mới có hành vi đe dọa giết người để tống tiền. Chính điều này đã làm
giảm đi phần nào tính nguy hiểm của người đó cho xã hội Những tình tiết trên đây
không những có ý nghĩa đối với cơ quan áp dụng luật hình sự mà trước hết là cơ sở
để cơ quan lập pháp xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi đe dọa giết
người là tội phạm được quy định trong BLHS.
 Tính trái pháp luật hình sự
Tính trái pháp luật hình sự tức là hành vi đe dọa giết người đó phải được quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1999. Khẳng định hành vi phạm tội phải có đặc
điểm “Được quy định trong Bộ luật hình sự” là cơ sở chính thống trong đấu tranh
phòng chống tội phạm và đảm bảo quyền công dân không bị xâm phạm bởi hành vi
vi phạm nói trên. Đây là một biểu hiện quan trọng của nguyên tắc pháp chế trong
luật hình sự. Đặc điểm này của tội phạm đòi hỏi cơ quan xây dựng pháp luật phải
xác định và mô tả trong luật hình sự các hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi bị coi
là tội phạm do tính nguy hiểm đáng kể và yêu cầu cần thiết đấu tranh phòng chống
bằng biện pháp hình sự. Sự mô tả tội phạm ở đây bao gồm mô tả các dấu hiệu
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

12


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo


khách quan và chủ quan của các hành vi phạm tội, xác định độ tuổi của người thực
hiện hành vi đó. Các dấu hiệu được mô tả phải cho phép phân biệt giữa loại tội
phạm này với loại tội phạm khác cũng như cho phép phân biệt giữa trường hợp là
tội phạm với trường hợp chưa là tội phạm mà chỉ là vi phạm đáng kể do chưa có
tính nguy hiểm đáng kể.
Đặc điểm trái pháp luật hình sự có nghĩa: Các hành vi đe dọa giết người chỉ có
thể là hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định
trong Bộ luật hình sự. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm là những dấu hiệu có tính
đặc trưng, điển hình, vừa phản ánh đầy đủ bản chất xã hội của hành vi phạm tội. Do
vậy, hành vi phạm tội khi đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm thì
cũng có nghĩa hành vi đó có tính nguy hiểm và tính có lỗi của tội phạm. Tính trái
pháp luật hình sự của hành vi phạm tội là đặc điểm về hình thức, phản ánh tính
nguy hiểm cho xã hội và tính có lỗi là đặc điểm về nội dung của tội phạm nhưng
đặc điểm này vẫn có tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là
đối với cơ quan áp dụng pháp luật.
Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, khi xác định hành vi đe dọa giết người có
phải là tội phạm hay không đều bắt đầu từ khâu kiểm tra tính trái pháp luật hay nói
cách khác là kiểm tra xem hành vi đó có thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm
hay chưa. Như vậy tính trái pháp luật hình sự là đồng nhất với sự thỏa mãn các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm. Từ đó có thể hiểu rằng cấu thành tội phạm là cơ sở
pháp lý của trách nhiệm hình sự, sự thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm
là điều kiện cần và đủ để khẳng định hành vi đe dọa giết người đó có phải là hành
vi phạm tội hay không. Trong một hành vi đe dọa giết người thì tính nguy hiểm cho
xã hội và tính trái pháp luật hình sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tính nguy
hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan biểu hiện bản chất chính trị xã hội. Tính
trái pháp luật hình sự là dấu hiệu kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội của hành
vi đe dọa.
 Tính có lỗi
Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Như

vậy, hành vi như thế nào thì được xem là lỗi? Hành vi được xem là có lỗi nếu hành
vi đó là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong điều kiện lựa chọn
và quyết định xử sự một cách không phù hợp với yêu cầu xã hội đã đặc ra.

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

13


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

Riêng đối với hành vi đe dọa giết người thì đặc điểm lỗi ở đây là lỗi cố ý trực
tiếp. Hành vi đe dọa giết người chỉ có thể là tội phạm trong trường hợp người thực
hiện có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội này là kết
quả của sự tự lựa chọn và tự quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện lựa
chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi xã hội. Sự thừa nhận tính có lỗi
của hành vi phạm tội này là nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLHS. Tính có
lỗi trong hành vi phạm tội được xác định nhằm mục đích giáo dục, cải tạo người
phạm tội.
 Tính chịu hình phạt.
Theo dấu hiệu của hình thức xem tính chịu hình phạt là một dấu hiệu cơ bản của
hành vi phạm tội. Về bản chất hành vi đe dọa giết người được xem là tội phạm khi
hành vi đó có tính nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó trái pháp luật hình sự và có
tính có lỗi. Vì chính hành vi này là tội phạm nên phải chịu hình phạt. Nhưng theo
một số quan điểm thì không coi tính chịu hình phạt là đặc điểm của hành vi phạm
tội nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng. Bởi vì, không phải lúc nào người
phạm tội cũng chịu hình phạt và tính chịu hình phạt không phải là dấu hiệu cấu

thành nên tội phạm. Tuy tính chịu hình phạt không phải là dấu hiệu bên trong của
tội phạm nhưng nó là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội, chỉ có tội phạm mới
phải chịu hình phạt và ngược lại. Tóm lại, hình phạt là dấu hiệu của tội phạm bởi
nó là thuộc tính khách quan của hành vi phạm tội, hình phạt luôn gắn liền với hành
vi phạm tội và chỉ có thể áp dụng hình phạt khi có hành vi phạm tội xảy ra.

1.4 Nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội đe dọa giết người.
Nguyên nhân và điều kiện là hai yếu tố cấu thành góp phần rất lớn cho hành vi
tội phạm được thực hiện. Nếu không có nguyên nhân và điều kiện để tội phạm phát
sinh, thì tình hình tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng sẽ không
xảy ra.
Nguyên nhân là những yếu tố trực tiếp làm phát sinh tội phạm. Điều kiện là
những yếu tố tuy không trực tiếp làm phát sinh tội phạm nhưng lại tạo điều kiện
cho tội phạm xảy ra một cách thuận lợi.
Tội phạm học liệt kê nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội nhưng
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hành vi phạm tội nói chung và tội đe dọa giết người
nói riêng là bắt nguồn từ môi trường xã hội, sự giáo dục tư cách và gia đình. Như
không khí gia đình không bình thường, giáo dục gia đình sai trái, trong gia đình có
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

14


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

tư tưởng tham lam, ích kỷ… Trong trường học thì kỷ luật không nghiêm, dạy chữ
và dạy đạo đức tách rời nhau, không quan tâm đến vấn đề giáo dục công dân,

không phát huy tôn trọng sáng kiến của học sinh. Còn trong cơ quan xí nghiệp thì
kỷ luật lao động lỏng lẻo, không công bằng, không dân chủ trong tập thể lao động.
Trong xã hội thì phát hiện xử lý vi phạm không kịp thời, không nghiêm minh.
Chính những mặt tiêu cực này là nguyên nhân, là điều kiện, là môi trường làm phát
sinh tội phạm.
Theo tội phạm học môi trường có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân
cách con người, vì vậy môi trường sống có tác động rất lớn đến tính cách của người
phạm tội. Phẩm chất cơ cấu xã hội, của các quan hệ xã hội có tính chất quyết định
làm tội phạm phát sinh. Tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng
đương nhiên sẽ xảy ra ở những nơi tồn tại những quan hệ tự phát, thiếu kỷ luật, thói
ích kỷ, coi thường lợi ích của người khác, lợi ích chung của tội phạm. Trong đó
những đứa trẻ lớn lên thiếu sự quam tâm của gia đình, hưởng nền giáo dục không
chú trọng nhân nghĩa đạo lý. Khi lớn lên những chủ thể này bước ra xã hội đang
trong quá trình chuyển biến, có nhiều tệ nạn xã hội, chú trọng vật chất, ích kỷ, thiếu
tính kỷ luật. Đó là những nguyên nhân chính góp phần dẫn đến tội phạm nói chung
và tội đe dọa giết người nói riêng.
Sau đây chúng ta tiến hành nghiên cứu cụ thể các nguyên nhân và điều kiện
phát sinh trên để hiểu rõ hơn về bản chất của tội phạm nói chung và tội đe dọa giết
người nói riêng. Từ đó rút ra được biện pháp phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả
cao.
Trong hoạt động của con người thì vấn đề môi trường tâm lý xã hội là một động
lực thúc đẩy hành động của con người. Môi trường tâm lý xã hội đều xuất phát từ
các điều kiện kinh tế xã hội, nhưng nó lại được hình thành từ các yếu tố tâm lý xã
hội như thực trạng xã hội, tình cảm, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa, đạo
đức. Môi trường tâm lý xã hội có tác động tích cực đến hoạt động của con người
khi nó tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực của
chủ thể hoạt động. Ngược lại, môi trường tâm lý xã hội cũng có những tác động
tiêu cực đến hoạt động của con người khi nó tạo ra các trạng thái tâm lý tiêu cực
như mất niềm tin vào con người vào công lý... Nền kinh tế thị trường đã tạo nên
những vấn đề tâm lý xã hội mang tính đặc thù và có tác động lớn đến con người nói

chung và vấn đề tội phạm nói riêng. Tâm lý tư hữu, thói tham lam ích kỷ, vô tổ
chức coi thường pháp luật vốn là bạn đồng hành của nền sản xuất nhỏ. Nhưng hiện
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

15


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

nay, khi bước chân vào nền kinh tế thị trường chúng ta lại càng có nhiều điều kiện
phát triển. Bản chất của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận.
Cùng với những kích thích của lợi nhuận thì tâm lý làm giàu ngày càng ngự trị
trong đời sống xã hội. Có nhiều người làm giàu bằng con đường chính đáng, tuân
thủ pháp luật, nhưng cũng có những người tìm cách làm giàu bằng mọi giá bất chấp
pháp luật. Sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để có tiền tiêu sài mà không cần thiết đến
tính mạng sức khỏe của cá nhân khác. Vì vậy con đường dẫn đến tội phạm nói
chung và tội đe dọa giết người nói riêng là một tất yếu. Có 70% số đối tượng phạm
tội: phạm tội với mục đích kiếm tiền tiêu sài bản thân, xung đột mâu thuẫn cá nhân.
Vì vậy, theo tiếng gọi của đồng tiền người phạm tội sẵn sàng làm mọi việc bất chấp
đạo lý pháp luật để mưu cầu lợi ích cho bản thân.
Hành vi dẫn đến phạm tội nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng là một
hiện tượng xã hội, nó bị tác động rất lớn bởi ý thức đạo đức. Ý thức đạo đức là sự
thể hiện những nguyên tắc, những chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh đánh giá các
hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội. Khác với ý
thức pháp quyền ý thức đạo đức xã hội điều chỉnh hành vi của con người bằng sức
mạnh của dư luận xã hội. Nhằm hướng hoạt động của con người vào những nguyên
tắc chuẩn mực đã được hình thành trong xã hội theo chiều hướng tích cực. Ý thức

đạo đức được hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời nó cũng vận
động và biến đổi cùng với sự vận động của tồn tại xã hội. Các chuẩn mực đạo đức
thang giá trị đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đối với mức độ tăng giảm tội phạm nói
chung và tội đe dọa giết người nói riêng. Ngược lại tội phạm sẽ gia tăng khi chuẩn
mực đạo đức bị thay đổi. Các hành vi vi phạm chuẩn mực không bị dư luận xã hội
lên án mạnh mẽ. Ở nước ta khi bước vào nền kinh tế thị trường thì ý thức đạo đức
xã hội cũng có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây những hành vi suy đồi về đạo
đức như trai gái, gian dối, giết người bị xã hội lên án mạnh mẽ thì hiện nay với
ruồng xoay của nền kinh tế thị trường thì sự phản ứng của dư luận xã hội không
còn nữa, chỉ ở một mức độ nào đó nhất định dẫn đến tội phạm ngày càng tăng cao.
Nhiều giá trị đạo đức truyền thống như quan hệ vợ chồng, cha con, tình cảm
bạn bè bị biến dạng một cách trầm trọng. Những hành vi lệch chuẩn trở nên phổ
biến, vì lợi ích riêng của bản thân, vì lợi ích của đồng tiền thì chuẩn mực đạo đức
cũng thay đổi theo một cách rõ rệt. Chính những thay đổi về chuẩn mực đạo đức
trên dẫn đến tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng tăng. Sự phát triển mạnh
mẽ của các loại tệ nạn xã hội và sự gia tăng tội phạm nói chung, tội đe dọa giết

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

16


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

người nói riêng trong những năm qua một phần là do ảnh hưởng bởi sự thay đổi
của ý thức đạo đức xã hội.
Ví dụ: Trong trường hợp phạm tội sau đây thì nguyên nhân phạm tội cũng xuất

phát từ sự ích kỉ ghen tuông mà bị cáo phải sa vào vòng lao lý. Anh Trần Anh Vũ
kết hôn cùng với chị Vũ Kim Oanh vào năm 2007 cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo
dài được 2 năm thì gia đình chị Oanh và anh Vũ nảy sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân
là trong thời gian chị Oanh mang thai thì anh Vũ có quan hệ qua lại bất chính với
người tình cũ là Nguyễn Kim Hoa. Do không chấp nhận được chuyện bị anh Vũ
phản bội hai người đã ra tòa ly dị. Chị Oanh dành quyền nuôi con, anh Vũ có quyền
thăm con và chu cấp số tiền nuôi con hàng tháng. Anh Vũ về chung sống với người
yêu cũ là Nguyễn Kim Hoa. Vì thương con nên anh Vũ thường xuyên lui tới nhà
chị Oanh hàng tuần, chính điều này đã làm cho Nguyễn Kim Hoa nghi ngờ ghen
tuông bệnh hoạn. Nguyễn Kim Hoa nổi điên vì biết anh Vũ rất thương con nhưng
không thể ngăn cấm bèn trút giận vào chị Oanh. Sau mỗi lần anh Vũ về thăm con
thì chị Oanh nhận được rất nhiều tin nhắn từ Kim Hoa với nội dung chửi rủa, hăm
dọa giết chết nếu còn lấy con ra để dụ dỗ anh Vũ. Nuyễn Kim Hoa còn đe dọa sẽ
giết chết con của chị Oanh nếu còn tiếp cận anh Vũ, cho người tạt sơn vào cửa nhà
chị Oanh với mục đích hù dọa. Chị Oanh rất lo lắng cho tính mạng của mình và
con, chị không dám bước ra khỏi nhà vì sợ sẽ bị giết thật. Chị Oanh biết Kim Hoa
có quan hệ với một số tay anh chị, chính vì điều này mà lúc trước anh Vũ không
dám bỏ cô ta. Sau đó vì sự an toàn của con, chị Oanh đã đến trình báo toàn bộ sự
việc với công an. Với những chứng cứ không thể chối cãi Nguyễn Kim Hoa đã thừa
nhận hành vi phạm tội của mình và sẽ bị truy tố theo Điều 103 Bộ luật hình sự.
Như vậy chỉ vì một phút ghen tuông mù quáng mà Nguyễn Kim Hoa phải trả một
giá đắt cho hành vi của mình. Đây cũng là một bài học cho cho những người như
anh Vũ, cần phải trân trọng hạnh phúc đã có để không phải hối tiếc về một gia đình
bị đổ vỡ, người tình phải sa vào vòng lao lý.
Môi trường hoàn cảnh xã hội và các điều kiện khác tác động lên làm sai lệch
nhân cách cá nhân, chuẩn mực của từng chủ thể cụ thể. Xã hội hiện nay phát triển
nóng và đa dạng nên sẽ kéo theo nhiều mầm móng tội phạm phát sinh. Ở đây hành
vi phạm tội cũng giống như các hành vi khác của con người suy cho cùng cũng là
sự tác động giữa cá nhân và hoàn cảnh sống bên ngoài. Thêm vào đó là sự phát
triển của kinh tế, diện mạo đô thị khởi sắc phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.

Quá trình công nghiệp hóa lôi kéo một tầng lớp khá lớn thanh niên ở nông thôn

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

17


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

chưa được học nghề bị lôi cuốn vào cuộc sống phồn hoa đô thị, tiếp xúc với mặt
trái của nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi đồng tiền dẫn đến hành vi phạm tội.
Đây là dạng phạm tội do thiếu kiến thức và ấu trĩ về nhận thức bản thân.
Ví dụ: Trong trường hợp sau người có hành vi phạm tội vì lợi ích của đồng tiền,
môi trường hoàn cảnh xã hội và các điều kiện khác tác động đến đã làm sai lệch
nhân cách của người phạm tội. Ngày 25/02/2006 tin từ cơ quan cảnh sát điều tra
công an huyện Củ Chi cho biết đã tạm giữ hình sự đối với tên Nguyễn Văn Cường
sinh năm 1972 trú ngụ huyện Củ Chi, để lập hồ sơ xử lý về hành vi đe dọa giết
người. Qua lời khai của tên Cường như sau: do có người cháu làm trong công ty
may mặc Vinh Thanh thuộc địa bàn huyện Củ Chi. Trong quá trình làm việc ở đây
anh Nguyễn Quang Thanh cháu của tên Cường có xảy ra mâu thuẩn với một đồng
nghiệp cấp trên khác là chị Nguyễn Thị Lụa. Anh Thanh buồn bực tâm sự với
Nguyễn Văn Cường trong lúc hai chú cháu nhậu chung. Thấy cháu buồn bực
Nguyễn Văn Cường liền xin số điện thoại của chị Lụa và nói sẽ giúp Thanh giải
quyết tốt chuyện này. Từ số điện thoại mà Thanh cung cấp tên Cường đã nhiều lần
gọi điện thoại cho chị Lụa với nội dung đe dọa giết, hành hung nếu chị Lụa còn
ngoan cố gây khó khăn cho người khác. Ngoài ra trong quá trình tìm hiểu thực hiện
hành vi đe dọa giết tên Cường biết được chị Lụa có rất nhiều tiền vì vậy đến ngày

6/3/2006 cường liên lạc với chị Lụa ra giá phải nộp cho hắn 10 triệu đồng nếu
không sẽ bị giết chết. Sau đó nhiều lần tên Cường chặn đường chị Lụa với tay lăm
le dao đe dọa sẽ giết chết nếu không nghe lời Cường. Thêm vào đó giờ giấc sinh
hoạt hàng ngày của chị Lụa tên Cường điều biết rất rõ. Chính điều này đã làm cho
chị Lụa vô cùng sợ hãi. Đến ngày 10/3 trong lúc nhận tiền từ tay chị Lụa tên Cường
đã bị bắt. Như vậy với hành vi đe dọa giết người của mình tên Cường đã thật sự
gây hoang mang lo sợ thật sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và năng xuất
làm việc của chị Lụa, gây hoang mang trong cộng đồng dư luận. Mà nguyên nhân ở
đây lại xuất phát từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày như mâu thuẩn,
tranh cãi…và thêm vào đó chính là sức mạnh của đồng tiền đã lôi cuốn người khác
phạm tội.
Trong quá trình khủng hoảng kinh tế không chỉ làm suy giảm tốc độ phát triển
của nền kinh tế mà kèm theo đó là sự phá sản của các doanh nghiệp dẫn tới đời
sống của công nhân khốn đốn, trụ cột của gia đình mất công việc dẫn đến gia đình
lục đục con cái không được chăm sóc, cuộc sống lâm vào túng quẫn dẫn đến hành
vi phạm tội phát sinh.

SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

18


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến phạm tội đe dọa giết người thường bột phát. Bản
chất của bột phát là sự biến dạng trong quan điểm của cá nhân. Đôi khi nó được
hình thành do yếu tố tiêu cực trong môi trường sống hoặc hoàn cảnh giao tiếp cụ

thể thì bột phát ra. Tội phạm mang tính bột phát này với chủ thể thường đề cao cái
tôi của mình, thổi phòng sự đối kháng cũng cố động lực xui khiến việc thực hiện
hành vi phạm tội. Tính nguy hiểm của xu hướng này là hành vi bột phát tức thì,
thiếu hẳn sự kiểm soát, điều chỉnh vốn có của một người bình thường. Vì thế nó
diễn biến khôn lường có thể xảy ra ở bất cứ môi trường điều kiện thời điểm nào và
hậu quả rất khó kiểm soát được.
Trong một chừng mực nào đó, ngoài các yếu tố hoàn cảnh, trạng thái tâm lý có
một phần do thiếu sự thận trọng của nạn nhân. Có thể họ trong tình trạng say rượu,
do vô ý hoặc quá tự tin về sự an toàn của bản thân mình.
Trong những vụ đe dọa giết người gần đây cũng trong tình trạng bột phát không
chỉ đe dọa giết người để cướp của mà còn nhiều vụ đe dọa giết người để thỏa mãn
nhu cầu sinh lý. Chồng, người yêu, đe dọa giết người nếu không cho quan hệ. Đây
là một biến dạng mới liên quan mật thiết đến vấn đề yếu tố sinh học của tội phạm
được coi như là một hiện tượng xã hội.
Ví dụ: Vào lúc 21h ngày 21 tháng 04 năm 2008 sau khi uống rượu cùng một số
bạn bè quê ở Thanh Chương Nghệ An ở quán anh Khoa ( xóm 16, xã Sơn Tiến,
huyện Hương Sơn Hà Tĩnh) Phan Văn Quí (sinh ngày 6/7/1985 quê quán ở xóm 19
xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn) không về nhà mà đi lang thang ngoài đường một
mình. Sau khi phát hiện thấy chị Nguyễn Thị Tuyến (sinh năm 1968, quê quán xóm
3, xã Thanh Mai huyện Thanh Chương, Nghệ An) từ nhà anh Trần Văn Duẩn (xóm
16, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn) trở về nhà một mình trong đêm tối. Phan Văn
Quí đã bí mật theo dõi chị Tuyến, tới chỗ giáp ranh đường biên giới liên thôn với
đường Hồ Chí Minh (xóm 3, Sơn Lễ), thấy ở đây vắng vẻ, tên Quí đã dở trò đồi bại
đối với chị Võ Thị Tuyến. Bị chị Tuyến chống trả quyết liệt hắn liền dở thói côn
đồ, kéo chị Tuyến xuống hồ kề dao vào cổ đe dọa sẽ giết nếu chống cự làm chị
Tuyến lo sợ đành buông xuôi. Sau khi thực hiện xong hành vi đồi bại với chị Tuyến
hắn đã lấy đi một điện thoại di động Nokia, một đồng hồ nữ đeo tay, một ví da
trong đó có 500 ngàn đồng, hắn đã bỏ trốn. Ngày 22/4/2008 Phan Văn Quí đã bị
lực lượng công an bắt. Hiện tại Công an huyện Hương sơn phối hợp với các nghành
chức năng, bắt tạm giam, khởi tố bị can Phan Văn Quí về hành vi đe dọa giết người

hiếp dâm. Như vậy nguyên nhân của hành vi phạm tội có thể xuất phát từ nhiều
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

19


Tội đe dọa giết người

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

phía khác nhau làm phai mờ các giá trị đạo đức truyền thống, hành vi phạm tội của
Phan Văn Quí cũng vậy xuất phát từ sự sai lệch các giá trị chuẩn mực, vì lợi ích
của bản thân, vì đồng tiền hắn sẳn sàng ra tay vời một người đáng tuổi mẹ, chị của
mình, ở đây nguyên nhân phạm tội được hình thành từ sự dạy dỗ giáo dục của gia
đình người phạm tội không được chu đáo gián tiếp ảnh hưởng đến hành vi phạm tội
đe dọa giết người của bị cáo.
Hiện nay có nhiều quan điểm coi đặc điểm sinh học, quan hệ tâm sinh lý là yếu
tố quyết định đến tính chất nội dung của người phạm tội.
Tội phạm nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng là một hiện tượng xã hội
mang tính chất hình sự pháp lý, bởi thế nó chịu sự tác động sâu sắc của ý thức pháp
quyền. Ý thức pháp quyền thể hiện ý chí của giai cấp thống trị xã hội, được thể
hiện bằng pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của cá nhân. Trong cộng đồng xã hội
nhất định sự điều chỉnh đó luôn mang tính cưỡng chế thông qua hệ thống pháp luật
của nhà nước. Trong một xã hội nếu có một hệ thống pháp luật đầy đủ, pháp luật
được thực hiện nghiêm minh mọi công dân đều có ý thức tuân thủ pháp luật thì sẽ
hạn chế được các hành vi phạm tội nói chung và tội đe dọa giết người nói riêng.
Ngược lại, pháp luật không đầy đủ thiếu đồng bộ, không được người dân tôn trọng
và thực hiện không nghiêm minh thì sẽ có nguy cơ làm tăng tình hình tội phạm.
Tội phạm là một hiện tượng xã hội có nguồn gốc từ xã hội, bởi thế nó chịu ảnh

hưởng trực tiếp của những nhân tố thuộc tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Sự thay đổi
của tồn tại xã hội và ý thức xã hội sẽ làm cho tình hình tội phạm biến đổi cả về tình
trạng lẫn trạng thái.
Theo tội phạm học môi trường sống có tác động rất lớn đến việc hình thành
nhân cách con người. Vì vậy môi trường sống có tác động rất lớn đến tính cách của
người phạm tội. Do đó, phẩm chất của cơ cấu xã hội của các quan hệ xã hội có tính
chất quyết định đến việc tội phạm có thể xảy ra hay không. Theo đó, nghiên cứu sự
tác động của ý thức xã hội đối với vấn đề phạm tội không chỉ giúp chúng ta tìm ra
được nguyên nhân xã hội của vấn đề tội phạm mà còn là cơ sở khoa học giúp chúng
ta đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn nguyên nhân phát sinh và phát triển của tội
phạm. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm đó
là thiếu các nghiên cứu khoa học về tội phạm, khoa học hình sự, khoa học điều tra
tội phạm. Nên không có những dự đoán khoa học về tội phạm, không có dự đoán
dài hạn và dự đoán ngắn hạn trên cơ sở kết quả nghiên cứu về tội phạm. Ở bất cứ
xã hội nào và đối với bất kỳ loại tội phạm nào, dự đoán dài hạn là cơ sở quyết định
SVTH: Trần Thị Như
MSSV: 5062273

20


×