Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

tội làm nhục người khác trong bộ luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 37 (2011-2015)
ĐỀ TÀI:

TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Văn Beo

Lâm Thị Trinh Nhân
MSSV: 5115915
Lớp: Luật tư pháp 2 – Khóa 37

CẦN THƠ - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong gần bốn năm đại học, mang bên mình những tình cảm gia đình, người thân
và bên cạnh đó là những tình yêu thương của quý Thầy Cô và bạn bè, đó là nghị lực giúp
em vượt qua những khó khăn trong thời gian hoàn thành khóa học.
Quan trọng hơn hết, trong khoảng thời gian học tập ở dưới mái trường Đại học
Cần Thơ và dưới ngôi nhà chung Khoa Luật em đã có những kiến thức vô cùng quý giá


mà Thầy Cô đã tận tình truyền đạt lại cho em, giúp em trao dồi những kiến thức cho bản
thân. Đầu tiên, em xin cảm ơn quý Thầy Cô trong Ban lãnh đạo khoa cũng như tất cả
Thầy Cô Khoa Luật- Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng giảng dạy, chỉ dẫn em qua
từng môn học, đã giúp em lĩnh hội những kiến thức, chính sự hết lòng của Thầy Cô đã
cho em thêm nhiều quyết tâm trong việc học tập. Và sự tận tụy ấy đã mang đến cho em
những hành trang vô giá cho em thêm vững bước vào đời và vững vàng trên con đường
sự nghiệp ở tương lai. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy
Phạm Văn Beo đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Cuối
cùng, em xin gửi lời cảm ơn các anh chị và các bạn cùng khóa đã cùng em chia sẻ những
khó khăn trong học tập, cũng như chia sẻ cho em những kiến thức học được, giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài và kiến thức bản thân có hạn nên luận
văn người viết không tránh khỏi những thiếu sót. Nhưng với sự cố gắng và nổ lực của
người viết, hi vọng luận văn sẽ góp một phần tích cực trong thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự. Người viết mong nhận được sự góp ý kiến từ phía Thầy Cô và các bạn để người
viết hoàn thành đề tài đầy đủ hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Người viết

Lâm Thị Trinh Nhân


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Hội đồng phản biện


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
CQĐT: Cơ quan điều tra
CSĐT: Cảnh sát điều tra
CTTP: Cấu thành tội phạm
TAND: Tòa án nhân dân


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................................. 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 2
5. Bố cục của luận văn ........................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI
KHÁC.............................................................................................................................. 3
1.1 Khái quát chung về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người .................. 3
1.1.1 Khái niệm chung về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác ..... 3
1.1.1.1 Khái niệm về nhân phẩm, danh dự............................................................... 3
1.1.1.2 Khái niệm về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người ................ 5
1.1.1.3 Đặc điểm của tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người ...................... 6
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ... 9
1.1.2.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác…..9
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác.... 9
1.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ..... 10
1.1.2.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác ........ 11
1.2 Khái chung về tội làm nhục người khác ...................................................................... 13
1.2.1 Khái niệm về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam hiện
hành ........................................................................................................................... 13
1.2.1.1 Khái niệm hành vi làm nhục người khác.................................................... 13

1.2.1.2 Khái niệm tội làm nhục người khác ........................................................... 13
1.2.2 Đặc điểm của tội làm nhục người khác .......................................................... 14
1.2.3 Nguyên nhân của tội làm nhục người khác ................................................... 16
1.3 Lịch sử của pháp luật Việt Nam về tội làm nhục người khác............................ 18
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng tám năm 1945 ........................................ 18
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời ...... 20
1.3.3 Giai đoạn 1985 đến nay ................................................................................... 21
1.4 Ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt
Nam ............................................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC............................................................................................27

2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội làm nhục người khác............................................ 27


2.1.1 Mặt khách thể của tội làm nhục người khác................................................. 29
2.1.2. Mặt khách quan của tội làm nhục người khác............................................. 30
2.1.3 Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác.................................................. 35
2.1.4 Mặt chủ thể của tội làm nhục người khác..................................................... 36
2.2 Hình phạt đối với tội làm nhục người khác ............................................................ 38
2.2.1 Hình phạt chính của tội làm nhục .................................................................. 38
2.2.1.1 Phạm tội làm nhục người khác có tình tiết định khung hình phạt theo
khoản 1, Điều 121 BLHS ....................................................................................... 39
2.2.1.2 Phạm tội làm nhục người khác trong trường hợp quy định tại khoản 2, điều
121 BLHS ............................................................................................................... 39
2.2.2 Hình phạt bổ sung của tội làm nhục được quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ
luật hình sự hiện hành.............................................................................................. 44
2.3 So sánh tội làm nhục người khác với một số tội khác trong Bộ luật hình sự
Việt Nam ....................................................................................................................... 45
2.3.1 So sánh tội làm nhục người khác với tội vu khống người khác ................... 45

2.3.2 So sánh tội làm nhục người khác với tội hành hạ người khác..................... 46
2.3.3 So sánh tội làm nhục người khác với tội bức tử............................................ 48
2.3.4 So sánh tội làm nhục người khác với các tội: tội làm nhục người chỉ huy
hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội............................. 49
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI
LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC………………………………………………………………..51

3.1 Tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam ................................................. 51
3.2 Bất cập trong việc xử lý tội làm nhục người khác .............................................. 55
3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật hình sự..................................................... 55
3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật hình sự ..................................................... 57
3.2.3 Những bất cập khác ......................................................................................... 62
3.2.3.1 Bất cập về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức................................................ 62
3.2.3.2 Bất cập về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ................ 63
3.2.3.3 Bất cập về công tác hoà giải ở cơ sở .......................................................... 65
3.2.3.4 Bất cập từ các cơ quan bảo vệ pháp luật .................................................... 65
3.3 Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ..................... 66
3.3.1 Giải pháp về pháp luật hình sự ....................................................................... 66
3.3.2 Giải pháp áp dụng luật hình sự....................................................................... 69
3.3.3 Các giải pháp khác........................................................................................... 70
3.3.3.1 Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối
sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người ....................................... 70


3.3.3.2 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con
người và tội làm nhục người khác ......................................................................... 72
3.3.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở ............................................. 73
3.3.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa
án về tội làm nhục người khác................................................................................ 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp
luật nói chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của họ; vì đó là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu
đối với con người.
Trong những năm qua, đất nước ta đang trên đà phát triển và đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, cải thiện đáng kể
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất mà nước ta đạt được
trong quá trình hội nhập là nền kinh tế từng bước tăng vọt; công nghiệp hóa, hiện đại
hóa được đẩy mạnh; quan hệ quốc tế được mở rộng; vị thế đất nước trên trường quốc tế
không ngừng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được; trong thời gian qua đã nảy
sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội. Trong đó có nhiều vấn đề phát sinh gây nhức
nhói trong xã hội liên quan đến việc xâm phạm nghiêm trọng quyền con người. Tình
hình tội phạm diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là các tội xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác. Trong đó có tội làm nhục người
khác. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề
vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải nghiên cứu để giải quyết như khái niệm,
những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện
của tội làm nhục người khác… Về mặt lý luận, xung quanh vấn đề đấu tranh, phòng
chống tội phạm làm nhục người khác vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tội làm nhục người khác trong luật hình sự
Việt Nam” mang tính cấp thiết, không những về lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn
hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nội dung của đề tài là về mặt lý luận của tội làm nhục người khác là một trong
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Người viết
chọn đề tài này với mục tiêu là nhằm hiểu sâu hơn về tội làm nhục người khác, từ đó
giúp ta tìm ra những bất cập và đóng góp xây dựng những bất cập đó. Đề ra những giải
pháp nhằm đấu tranh có hiệu quả trên thực tế và những giải pháp hoàn thiện hơn quy
định của pháp luật.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

1

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở hai góc độ là những quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng những quy định của tội làm nhục người
khác.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và pháp luật đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu như chứng minh vận dụng để đối chiếu với các quy
định của pháp luật có liên quan. Cùng với các phương pháp phân tích luật viết, so sánh,
tổng hợp, thống kê để trình bày các vấn đề hệ thống hơn và chính xác dễ hiểu.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần muc lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, người viết đã chia

luận văm làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác.
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội làm nhục người
khác.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục
người khác.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

2

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI LÀM NHỤC
NGƯỜI KHÁC
Ngày nay tình hình về xâm hại danh dự, nhân phẩm con người, đặc biệt là làm
nhục người khác xảy ra trên hầu hết mọi vùng, miền của đất nước với mức độ ngày một
nghiêm trọng. Đó là tội phạm ít nghiêm trọng nhưng vấn đề xâm hại danh dự, nhân
phẩm con người và nhất là hành vi làm nhục người khác ngày nay phổ biến với nhiều
đối tượng mà ta khó có thể dự đoán trước được, chúng xâm hại bằng nhiều hình thức và
nhiều con đường như thông qua mạng xã hội, báo chí… Người phạm tội xâm hại không
chỉ đến chính người bị hại mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình, người thân của
họ, hậu quả để lại không chỉ ở thời điểm người bị hại bị làm nhục mà còn tồn tại mãi
trong đời của họ và họ có đủ mạnh mẽ để đứng lên hay mặc cảm dẫn đến lẫn trách cuộc
sống, đó là một vấn đề không nhỏ. Do đó, để tìm hiểu tội làm nhục người khác, trước
hết phải có cái nhìn tổng thể về loại tội phạm này, những khái niệm cùng những nguyên

nhân dẫn đến tội phạm và con đường mà loại tội phạm này phát triển cũng như lịch sử
từ khi được pháp luật điều chỉnh đến ngày nay.
1.1 Khái quát chung về tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
1.1.1 Khái niệm chung về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
1.1.1.1 Khái niệm về nhân phẩm, danh dự
Nhân cách, đạo đức, danh dự của một con người gọi chung là “nhân phẩm”.
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác,
nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người, còn được gọi là phẩm giá. Người
có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn
thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy
tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Người có nhân phẩm được mọi người đánh giá cao và
được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh
giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ, bị tố cáo và lên án.
Mỗi con người chúng ta luôn có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất
này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. Một tự điển định nghĩa nhân phẩm là
“phẩm chất và giá trị con người”. Vì vậy, nhân phẩm bao hàm cách chúng ta nghĩ về
mình và cách người khác đối xử với chúng ta. Có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến
cảm nghĩ của chúng ta về bản thân. Trong đó, cách người khác suy nghĩ hoặc đối xử
với chúng ta tác động lớn đến cảm nhận của chúng ta về giá trị của mình trong đời sống
hằng ngày.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

3

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Trong cuộc sống, đa số mọi người đều ý thức quan tâm, giữ gìn nhân phẩm của

mình nhưng cũng có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, của người khác,
có suy nghĩ và hành vi ngược lại với lợi ích công cộng. Trong khi nhân cách là tư cách
và phẩm chất con người; thì đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã
hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
Và danh dự, là sự coi trọng dư luận xã hội dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp.
Danh dự con người là yếu tố về tinh thần bao gồm phẩm giá, giá trị, sự kính
trọng của những người xung quanh, của xã hội đối với người đó. Danh dự của một con
người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và
thành tích mà người đó có được qua những năm tháng của cuộc đời và được xã hội
đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Và danh dự
của con người còn là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của các cá
nhân, vì một con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân phải
biết làm cho nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hoạt động cống
hiến không mệt mỏi của cá nhân cho xã hội.
Danh dự là một khái niệm rộng gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức nhất
định. Danh dự của một cá nhân bao gồm các yếu tố sau:
- Lòng tự trọng: tức là sự tự đánh giá mình, tự ý thức về giá trị, vị trí của mình
trong xã hội (chà đạp lên lòng tự trọng của người khác chính là xúc phạm đến danh dự
của người đó).
- Uy tín: chính là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá
nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức,
một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo. Trong danh dự có uy tín, phá
hoại uy tín cũng chính là phá hoại danh dự.
Ngoài ra có thể hiểu danh dự bao gồm cả nhân phẩm. Nhân phẩm là phẩm giá
con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. Chà đạp
lên nhân phẩm của người khác cũng là xúc phạm đến danh dự người đó.
Mặc dù nhân phẩm cũng là một yếu tố của danh dự, song giữa danh dự và nhân
phẩm cũng có những điểm khác nhau nhất định:
Nếu danh dự được hình thành qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được xã hội
đánh giá theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa thì nhân phẩm

lại có từ khi con người mới sinh ra. Danh dự có thể của một cá nhân hay tổ chức, nhưng
nhân phẩm chỉ là một khái niệm được áp dụng đối với cá nhân. Mặc dù danh dự của
một con người được hình thành từ những hành vi và cách cư xử, từ công lao và thành
tích của người đó có được qua nhiều năm tháng của cuộc đời và được thừa nhận, nhưng
GVHD: TS.Phạm Văn Beo

4

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
mọi người dân đều có quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm như nhau không phân
biệt vào công lao, công tác và những đặc điểm riêng của người có quyền; những người
không có năng lực hành vi dân sự, những người mất năng lực hành vi dân sự cũng có
quyền bảo vệ danh dự và nhân phẩm như mọi cá nhân khác. Khi biết giữ gìn danh dự
của mình, các cá nhân có được sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều
xấu. Đó chính là ý nghĩa quan trọng của danh dự.1
Cũng giống như những quyền khác của con người, quyền được bảo vệ danh dự
và nhân phẩm của cá nhân chấm dứt khi cá nhân đó chết. Tuy nhiên, cũng có trường
hợp vì lợi ích của xã hội đòi hỏi phải phục hồi danh dự và nhân phẩm cho một cá nhân
mặc dù cá nhân đó đã chết.
Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm thường thể hiện bằng cách: Dùng những
lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để làm nhục người khác hoặc gán
một sự kiện xấu xa cho người khác làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về
người đó. Sự đánh giá sai sự thật không phụ thuộc vào việc người đưa ra những tin tức
đó vô tình hay cố ý. Tiêu chuẩn để đánh giá những sự việc nêu ra là xấu xa hay không
xấu xa là những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính chất nghiêm
trọng của những tin tức đưa ra có thể khác nhau tùy theo nhân thân của người bị hại. Và
xã hội cũng như pháp luật cần có những biện pháp để bảo vệ nhân phẩm và danh dự

con người.
1.1.1.2 Khái niệm về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người
Khái niệm tội phạm là một trong hai vấn đề quan trọng của luật hình sự. Bởi vì
khi nói đến luật hình sự là nói đến tội phạm và hình phạt. Thiếu một trong hai nội dung
đó thì không còn là luật hình sự nữa. Trong hai nội dung cơ bản đó, tội phạm là chế
định trung tâm phản ánh đậm nét bản chất của một chế độ, một Nhà nước.
Khái niệm tội phạm lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985
và được hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 1999. Khoản 1, Điều 8 BLHS năm 1999
quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân

1

Phạm Kim Anh, Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong Bộ luật dân
sựu Việt Nam và hướng hoàn thiện. Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, 2001.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

5

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh
vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.2
Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả

xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm
phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm”.3 Để thể chế hóa quy định của Hiến
pháp, Bộ luật hình sự năm 1999 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã xây
dựng một chương quy định những hành vi phạm tội cụ thể trên cơ sở kế thừa những
quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, có sự phát triển về mặt kỹ thuật lập pháp và
tổng kết thực tiễn đấu tranh chống các tội phạm. Các quy định của tội phạm được xây
dựng với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, rõ ràng, các điều kiện cụ thể phù hợp với cách
phân loại tội phạm và tương ứng với mức và loại hình phạt thích đáng khi có sự xâm
phạm đến quyền được sống, quyền được bảo vệ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
công dân.
Như vậy có thể hiểu, các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền được tôn
trọng về nhân phẩm, danh dự của con người.
1.1.1.3 Đặc điểm của tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Cũng như những nhóm tội khác, nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của
con người cũng có những đặc điểm của tội phạm như:
- Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những
dấu hiệu khác của tội phạm.
Nguy hiểm cho xã hội với nội dung đầy đủ còn có nghĩa người có hành vi gây
thiệt hại hoặc đe doa gây thiệt hại cho danh dự, nhân phẩm của công dân phải có lỗi.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của con người không
những là căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với những hành vi vi phạm khác mà
còn là cơ sở để đánh gía mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi phạm tội và qua
đó giúp cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự được chính xác.
-

2

3

Tính có lỗi

Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Điều 8, khoản 1.
Hiến pháp năm 2013, Điều 20.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

6

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Theo quan niệm thống nhất của lý luận hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một
người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó thể
hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.4
Trong nhóm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm của công dân, thì lỗi là thái độ
chủ quan của con người đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dư, nhân phẩm
của người khác, đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi đó
thường thể hiện dưới dạng cố ý. Người bị coi là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi
gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của
chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Xử sự của người bình thường bao giờ cũng là sự thống nhất của yếu tố khách
quan và chủ quan. Hai mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Không thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không có lỗi của người
phạm tội. Chính vì tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúc phạm danh dự và nhân
phẩm của công dân đã bao gồm cả tính có lỗi cho nên có ý kiến cho rằng không thể coi
tính có lỗi độc lập với dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội.5

- Tính trái pháp luật hình sự
Việc quy định tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu của tội phạm không những
là cơ sở đảm bảo cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất, đảm
bảo quyền dân chủ của công dân khỏi bị xâm phạm bởi hành vi xử lý tùy tiện mà còn là
dộng lực thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời bổ sung, sửa đổi luật theo sát sự thay đổi
của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Tính trái pháp luật hình sự tuy chỉ là dấu hiệu về
mặt hình thức pháp lí nhưng vẫn có tính độc lập tương đối và có ý nghĩa quan trọng.
Nếu bỏ qua tính trái pháp luật hình sự vì chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn
đến việc tùy tiện trong việc định danh tội phạm. Nhưng nếu quá coi trọng tính trái pháp
luật hình sự sẽ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc. Hai
dấu hiệu, tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự có mối quan hệ biện
chứng của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Kết hợp tính nguy hiểm cho xã hội
và tính trái pháp luật hình sự mới có thể nhận thức được tính trái pháp luật hình sự một
cách đầy đủ.
- Tính phải chịu hình phạt
Tính chịu hình phạt được coi là dấu hiệu của tội phạm vì nó được xác định bởi
chính những thuộc tính khách quan bên trong tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới
4

TS, Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam quyển 1 (phần chung), Nxb Chính chị quốc gia, Hà Nội, 2009,
tr.121.
5
Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, NXb CAND, Hà Nội, 1991, tr.12

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

7

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân



Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt; không có tội phạm thì cũng không có hình
phạt.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được coi là một trong những
mục tiêu quan trọng của Bộ luật Hình sự. Những quyền con người được pháp luật nói
chung và luật hình sự nói riêng bảo vệ là quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì vậy, Bộ luật Hình sự đã quy định một
phần riêng biệt gồm 30 điều quy định các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm của con người tại Chương 12. Về thứ tự, Chương 12 chỉ nằm sau
Chương quy định các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong Phần Các tội phạm
của Bộ luật Hình sự chứng tỏ tính chất quan trọng của khách thể mà luật bảo vệ. 6
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành vi cố ý
xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của con người.
Nhóm tội xâm phạm nhân phẩm và danh dự:
-

Tội hiếp dâm;

-

Tội hiếp dâm trẻ em;

-

Tội cưỡng dâm;

-

Tội cưỡng dâm trẻ em;


-

Tội giao cấu với trẻ em;

-

Tội dâm ô đối với trẻ em;

-

Tội lây truyền HIV cho người khác;

-

Tội cố ý truyền HIV cho người khác;

-

Tội mua bán phụ nữ;

-

Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em;

-

Tội làm nhục người khác;

-


Tội vu khống.

Do đối tượng tác động của tội phạm là con người và tầm quan trọng của các
quan hệ xã hội cần bảo vệ, nên chính sách hình sự và đường lối xử lý của Nhà nước đối
với các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người là rất nghiêm khắc. Trong 12
tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người được quy định tại chương XII Bộ luật
6

Công ty luật Minh Khuê, Một số vấn đề cần lưu ý khi bào chữa các vụ án về tính mạng sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm,
[truy cập ngày 25/7/2014]

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

8

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
hình sự năm 1999, thì có năm tội ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng có mức cao nhất của
khung hình phạt từ trên 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (trong đó có
hai tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình ở Điều 111 và Điều 112; có ba tội có mức
tối đa là tù chung thân ở Điều 114, 118 và 120). Có hai tội rất nghiêm trọng có hình
phạt từ 7 năm đến 15 năm ở Điều 115 và Điều 116. Có một tội có mức hình phạt cao
nhất là 03 năm tù thuộc tội ít nghiêm trọng ở điều 121. Đặc biệt có một tội vừa có thể là
tội nghiêm trọng nhưng cũng có thể là tội rất nghiêm trọng vì có khung hình phạt cao
nhất từ 7 năm đến 18 năm tù thuộc tội quy định ở điều 113. Và có một tội vừa là tội
nghiêm trọng nhưng cũng có thể là tội đặc biệt nghiêm trọng vì có khung hình phạt cao

nhất từ 5 năm đến 20 năm.
1.1.2 Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
1.1.2.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách
thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định trong điều 8
BLHS. Tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người đều gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại đến danh dự và nhân phẩm người khác nhưng nội dung của sự gây
thiệt hại này hoàn toàn không giống nhau.7
Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng nhất trong
số các nhóm khách thể được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền được bảo vệ và tôn trọng
về danh dự, nhân phẩm. Mà đối tượng tác động ở đây là con người (đang sống). Có
nghĩa là con người đã bắt đầu sự sống: là thời điểm đứa trẻ được sinh ra và tồn tại độc
lập với người mẹ tiếp nhận những yếu tố vật chất (oxi, thức ăn…); thời điểm kết thúc
sự sống là thời điểm xảy ra cái chết về mặt sinh học (tắt thở, tim ngừng đập). Như vậy,
thai nhi và tử thi không phải là đối tượng tác động. Thai nhi gắn với sức khỏe của người
mẹ còn tử thi thì gắn với trật tự công cộng. Nếu đối tượng là người đã chết thì bị can, bị
cáo có thể phạm tội chưa đạt. Một số điều luật thì nhà làm luật còn mô tả độ tuổi đối
tượng tác động.
Ví dụ: giao cấu với tử thi không phải là tội hiếp dâm mà là tội xâm phạm trật tự
công cộng.
1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Bất cứ tội phạm nào kể cả tội phạm xâm phạm danh dự nhân phẩm con người
cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực
7

Nguyễn Ngọc Hòa, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội, 2003, tr.62.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo


9

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
tiếp nhận biết được. Đó là: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy
hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện
bên ngoài của hành vi phạm tội. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên
ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên
ngoài thế giới khách quan.
Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được phản ánh là dấu
hiệu của cấu thành tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của
tội phạm, không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và
do vậy cũng không có tội phạm.
Trong mặt khách quan của tội xâm phạm danh dự nhân phẩm con người, hành
vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Hành vi khách quan của tội phạm xâm phạm danh
dự nhân phẩm được thực hiện qua hành động. Hành động là hình thức của hành vi
khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm,
gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật
cấm.
Hành động có thể là tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm
thông qua ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) hoặc thông qua phương tiện, công cụ phạm tội.
Đây là nhóm tội phạm cấu thành hình thức. Hành vi khách quan là hành vi kép. Trên
thực tế hành vi phạm tội diễn ra hết sức đa dạng và phong phú phù hợp với từng loại tội
phạm. Nhưng nhìn chung đó là hành vi có khả năng xâm phạm trực tiếp đến nhân
phẩm, danh dự con người.
Hậu quả của những hành vi phạm tội là những thiệt hại gây ra cho danh dự, nhân
phẩm của con người thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần. Những thiệt hại về tinh
thần hay lợi ích phi vật chất thì không thể định lượng như thiệt hại về vật chất. Hậu quả

này không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm của nhóm tội này
nên không bắt buộc hậu quả xảy ra.
Các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm không
là dấu hiệu bắt buộc trong các cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm danh dự, nhân
phẩm, các dấu hiệu này thường được xác định làm dấu hiệu định khung tăng nặng của
những tội phạm cụ thể.
1.1.2.3 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Lỗi của cấu thành tội phạm của tất cả các cấu thành tội phạm của nhóm tội này
đều là lỗi cố ý (trực tiếp). Lỗi cố ý là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

10

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nguy hiểm của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS). Từ định
nghĩa này có thể rút ra những dấu hiệu sau của lỗi cố ý trực tiếp:
- Về lí trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó.
- Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh.
Ở các nhóm tội khác có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu
hiệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức được tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình mà ngay khi thực hiện hành vi cũng đã
thấy trước hậu quả của nó. Việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã
thấy trước là điều cần thiết để cá thể khẳng định được có cố ý trực tiếp hay không.
Ở nhóm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm thuộc nhóm tội có cấu thành tội

phạm hình thức nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho
nên việc xác định ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra. Muốn
xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó đã nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó. Do vậy
vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khi xem xét lí trí
của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.
Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, Bộ luật hình sự quy định
động cơ và mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một số
cấu thành tăng nặng như: động cơ đê hèn; vì mục đích mại dâm, để đưa ra nước ngoài
(điểm a, điểm đ khoản 2 điều 119 tội mua bán phụ nữ); vì mục đích vô nhân đạo (điểm
g, khoản 2 điều 120 tội mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em).
1.1.2.4 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam hiện hành chỉ có thể là con
người cụ thể, ở nhóm tội xâm phạm danh dự nhân phẩm cũng không ngoại lệ. Quan
niệm về chủ thể của tội phạm như vậy mới phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc
trách nhiệm cá nhân của luật hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải
tạo của việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự. Pháp nhân không thể là chủ thể
của tội phạm.8 Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi
thực hiện hành vi được quy định trong luật hình sự. Tội phạm theo luật hình sự Việt
Nam phải có lỗi. Do vậy, chỉ những người có điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm.

8

Lê Cảm, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3,
2000.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

11


SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
Người có đủ điều kiện để có lỗi, để có thể trở thành của thể của tội phạm phải là
người có năng lực trách nhiệm hình sự. Đó là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội
của hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội.
Chủ thể của tội xâm phạm danh dự nhân phẩm công dân là người có năng lực
trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội xúc phạm
danh dự nhân phẩm công dân.
- Năng lực trách nhiệm hình sự
Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là người đã
đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 BLHS) và không thuộc trường hợp ở
trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 BLHS).
Nhưng vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự trong tình trạng say rượu hoặc chất
kích thích mạnh khác thì pháp luật hình sự quy định: “Người phạm tội trong tình trạng
say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Như vậy, ta có thể thấy được tính nghiêm minh của pháp luật, người phạm tội
không thể lợi dụng tình trạng say mà xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác để
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Con người không phải bẩm sinh đã có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực
trách nhiệm hình sự là năng lực của tự ý thức được hình thành trong quá trình phát triển
của cá thể về mặt tự nhiên và xã hội. “Chỉ trong tự ý thức, con người mới tách mình và
tự độc lập với thế giới xung quanh, xác định vị trí của mình trong quan hệ tự nhiên và
xã hội. Từ đó hình thành nên những cá nhân, chịu trách nhiệm về hành vi của mình”.9
Ở Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở
tham khảo kinh nghiệm của các nước khác, Nhà nước ta đã xác định trong BLHS tuổi
14 là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi 16 là tuổi năng lực trách

nhiệm hình sự đầy đủ. Điều 12 BLHS quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chua đủ 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng”.
Chủ thể của tội phạm trong nhóm tội này nhìn chung là chủ thể thường. Về độ
tuổi, thì tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm thì mới xác định chính xác tuổi
chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Ngoài hai dấu hiệu trên, chủ thể của một
tội phạm ở nhóm tội này đòi hỏi phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ khi
9

Nhóm tác giả, Triết học Mác- Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nxb.Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội,
1983, Tr.75.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

12

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
có những dấu hiệu đó chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội của những
tội này. Những dấu hiệu này khi được quy định trong cấu thành tội phạm thì trở thành
dấu hiệu bắt buộc và có ý nghĩa trong việc định tội.
Ví dụ: Các đặc điểm về tuổi, ở tôi giao cấu với trẻ em (Điều 115, BLHS)
1.2 Khái quát chung về tội làm nhục người khác
1.2.1 Khái niệm về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam hiện
hành
1.2.1.1 Khái niệm hành vi làm nhục người khác
Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục

người khác vì hành vi đó xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Nếu chỉ là
những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ
nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau thì
không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính. Nhưng hành
vi đó còn phát triển mạnh hơn, làm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm danh dự
của đối phương thì có thể sẽ trở thành tội phạm của tội làm nhục người khác.
Như vậy, làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người khác bằng lời nói, bằng hành động, sức mạnh, uy quyền.
1.2.1.2 Khái niệm tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác có mối quan hệ chặt chẽ với danh dự, nhân phẩm con
người. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người là vốn quý nhất. Đối với con người,
chẳng những tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự, nhân phẩm cũng không kém
phần quan trọng. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người đều rất thân thiết đối với con người và là những quyền quan trọng nhất trong các
quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Điều 20 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm.” “Danh dự là phạm trù đạo đức chỉ lòng tôn trọng của con người trong mọi
cử chỉ, hành vi của mình”.10 Nhân phẩm là giá trị của mỗi con người. Đây là thuộc tính
chung của tất cả các cá nhân trong cộng đồng nhân loại, không dựa trên bất kỳ sự phân
biệt hay khác biệt nào về địa vị xã hội, kinh tế, chính trị, chủng tộc, tôn giáo, dân tộc,
giới tính… Nhân phẩm và danh dự của con người chính là những cái làm nên sự khác
biệt và cũng là bước tiến vượt bậc của con người với phần còn lại của giới tự nhiên. Vì
10

Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển
bách khoa, 2011, tr.647.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo


13

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
chúng là những giá trị chỉ thuộc tính chung của con người, do vậy, tôn trọng danh dự,
nhân phẩm của mỗi cá nhân con người là sự tôn trọng đối với chính mình, đối với đồng
loại. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người là tôn trọng những giá trị của con
người nhờ đó con người thực hiện được sự công bằng và bình đẳng.
Tội làm nhục người khác phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu tội phạm, mà theo
PGS.TSKH Lê Cảm phải thể hiện ba bình diện của nó là: a) bình diện khách quan: tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái
pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi.
Trong khoa học pháp lý hình sự, các nhà hình sự hoc đã đưa ra khái niệm tội làm
nhục người khác. Các tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng, “Tội làm nhục người khác là hành vi
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.11
Tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), khoa Luật,
trường Đại học Cần Thơ cũng cho rằng, “Tội làm nhục người khác là hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.12
Từ sự phân tích các quan điểm được trình bày ở trên, người viết xin đưa ra khái
niệm tội làm nhục người khác như sau: Tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi
trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người khác.
1.2.2 Đặc điểm của tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác được quy định ở BLHS Việt Nam hiện hành thuộc

nhóm tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của con người. Các tội xâm phạm danh dự
nhân phẩm là hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh
dự. Những tội này được quy định từ Điều 93 đến Điều 122 thuộc chương XII, BLHS
năm 1999. Trong đó tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 121. Ngoài những
đặc điểm chung như tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi
và tính chịu hình phạt thì tội làm nhục người khác có những đặc điểm riêng sau:
- Hành vi của tội làm nhục đều được thể hiện dưới dạng hành động hoặc cụ thể
hơn là qua hành vi bất kỳ có tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng nhằm

11

Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần riêng), Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội.
12
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2- phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia- sự thật, Hà Nội,
2012, trang 174.

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

14

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
nhục mạ người khác. Thế giới quan vật chất của chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định:
“Lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất”. C.Mác cũng từng
viết: “ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đối với pháp luật, hoàn
toàn không phải là đối tượng của nó. Trên cơ sở đó, Luật hình sự Việt Nam từ trước
đến nay đã thừa nhận “nguyên tắc hành vi”. Chỉ bằng hành vi, con người mới có thể

phạm tội. Tức là, chỉ có thể thông qua hành vi, con người mới có thể “gây ra hoặc đe
dọa gây ra” những sự “nguy hiểm đấng kể” cho xã hội. Những ý nghĩ, tư tưởng của con
người dù lệch lạc đến đâu thì cũng chưa phải là tội phạm nếu nó chưa được thể hiện ra
thế giới khách quan bằng hành vi. Vì vậy, người phạm tội làm nhục phải thông qua
hành động để xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại.
- Tội làm nhục người khác là tội được thực hiện do lỗi cố ý của người phạm tội.
Người phạm tội trước khi thực hiện hành vi phạm tội đã có ý thức nghĩ đến hậu quả về
tinh thần mà người bị hại phải gánh chịu. Không những người phạm tội nghĩ tới hậu
quả mà trong suy nghĩ, tâm lý phạm tội luôn mong muốn hậu quả đó xảy ra, nhằm thỏa
mãn cơn tức giận, hận thù của cá nhân.
- Tội làm nhục người khác là loại tội phạm phải gây ra hậu quả nghiêm trọng
đến danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Hậu quả nghiêm trọng là căn cứ để xác định
có hay không có trách nhiệm hình sự. Và trách nhiệm hình sự của tội này chỉ xảy ra khi
người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Tội làm nhục mang những đặc điểm hình sự của tội phạm nói chung, tuy nhiên
do đối tượng của tội phạm là những con người cụ thể, có thể ở mọi lứa tuổi và kèm theo
đó là giá trị nhân phẩm, danh dự và cả sự đánh giá của những người khác xung quanh
đối tượng bị phạm tội và quá trình phạm tội diễn ra gây nên tiếng xấu cho người bị hại
nên nó có những đặc điểm riêng biệt. Dấu vết tội phạm có thể xác định được thông qua
những hình ảnh hoặc tin nhắn. Nếu tội phạm thực hiện trực tiếp ở nơi công cộng thì
thường là xảy ra ban ngày để dễ bêu xấu người bị hại trước đám đông, trường hợp này
có thể có nhân chứng của vụ việc. Trường hợp, tội phạm thông qua internet, giấy tờ…
để phát tán thì có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm và ở trường hợp này thì rất khó có
được nhân chứng cụ thể.
- Do tin tức trình báo tố giác ít, cơ sở ban đầu cho hoạt động điều tra là không
nhiều. Điều này cũng nói lên vì sao tội phạm về tội làm nhục đến nhân phẩm, danh dự
phát hiện được ít, tội phạm ẩn cao.
Nắm chắc các đặc điểm của tội phạm về làm nhục không chỉ giúp các cơ quan
điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng có phương pháp phù hợp trọng việc áp dụng các quy
định của Bộ luật hình sự vào việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về làm nhục mà còn

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

15

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
có tác dụng vận động nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh, phòng chống hành vi làm
nhục người khác trong tình hình hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy lùi hành vi này.
1.2.3 Nguyên nhân của tội làm nhục người khác
Việc làm nhục người khác đã xuất hiện và tồn tại rất lâu trong lịch sử. Qua các
giai đoạn của lịch sử, giai cấp bị trị thường là đối tượng của hành vi làm nhục người
khác, vì trong giai đoạn này pháp luật chủ yếu là bảo vệ giai cấp thống trị. Trong xã
hội, giá trị của những thường dân rất thấp. Họ thường bị làm nhục do giai cấp thống trị.
Quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm của giai cấp bị trị gần như không có. Hiện
nay giá trị con người đang được nâng cao, giá trị nhân phẩm và danh dự con người
đang được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người có những hành vi làm
nhục người khác một cách tàn bạo và nhẫn tâm. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng từ tư tưởng của các giai đoạn lịch sử trước một số người
vẫn có suy nghĩ trả thù tinh thần người khác bằng những hành vi làm nhục như lột quần
áo, tung hình ảnh bêu xấu… là không phạm tội, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, thêm vào đó là từ ý thức cái tôi của mỗi người trong cuộc sống hiện nay
là rất lớn. Khi có một yếu tố tác động đến ý thức và vật chất của họ thì cái tôi ấy lại trỗi
dậy vô cùng mạnh mẽ. Con người vô tình để cái tôi to lớn đó khống chế, có những hành
vi trả thù người khác trở nên lạnh lùng hơn. Không đến mức phạm tội giết người nhưng
họ muốn đối phương trở thành một người sống dở chết dở bởi hành vi bị làm nhục
trước đám đông. Người thực hiện hành vi làm nhục đó ngoài mục đích trả thù người

khác, còn nhằm thể hiện bản lĩnh với bạn bè, để chứng tỏ bản thân không là người dễ bị
ức hiếp.
Thứ ba, một nguyên nhân từ giới trẻ hiện nay là do bạn bè rủ rê, lôi kéo vào
những vụ trả thù lẫn nhau mặc dù cá nhân họ không hề có thù quán với người bị hại,
nhưng vì a dua, lôi kéo nhưng lại không từ chối nên vô tình trở thành người thực hiện
hành vi làm nhục. Do tâm lý đặt mục tiêu lợi ích cá nhân lên trên hết, một số người sẵn
sàng thực hiện hành vi làm nhục một người mà mình không quen biết nhằm mục đích
nhận được tiền thuê của người khác.
 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tội phạm học liệt kê nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội,
nhưng nguyên nhân khách quan chính của hành vi phạm tội nói chung và của tội làm
nhục người khác là bắt nguồn từ môi trường sống. Môi trường sống tác động tích cực

GVHD: TS.Phạm Văn Beo

16

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


Luận văn tốt nghiệp: Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam
vào hoạt động của con người khi nó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát huy
tính chủ động của con người. Ngược lại nó cũng tác động tiêu cực vào con người khi
tạo ra nhũng tệ nạn trong xã hội, ảnh hưởng đến suy nghĩ và đạo đức con người. Nền
kinh tế thị trường mang lại nhiều lợi ích cho đất nước tạo nhiều chuyển biến cho đời
sống xã hội. Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng mang nhiều tiêu cực như môi trường
cạnh tranh khốc liệt khiến đạo đức dần mất đi. Kinh tế phát triển kéo theo sự phân biệt
giàu nghèo càng lớn. Một bộ phận dân cư kém hiểu biết pháp luật bị xúc phạm đến giá
trị bản thân nhưng do tâm lý lo sợ, hoang mang khi bị hành vi làm nhục gây thiệt hại
nhưng lại không có sức phản kháng cao nên họ thường bị xâm hại bởi hành vi làm

nhục.
Thứ hai, hành vi làm nhục người khác trong xã hội đang diễn ra ngày càng phức
tạp theo hướng tha hóa đạo đức, ảnh hưởng đến nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng
xử giữa người với người. Không ít ý kiến cho rằng, sự gia tăng tội phạm nói chung và
tội làm nhục người khác nói riêng do nguyên nhân xã hội là mặt trái của nền kinh tế thị
trường, con người chạy theo đồng tiền vật chất mà bỏ quên giá trị nhân phẩm danh dự
của mình cũng như của người khác. Cách nhìn nhận này dễ nảy sinh tâm lý chấp nhận ở
một mức độ nào đó những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay và khó tìm được
giải pháp khả thi để khắc phục. Thật ra nền kinh tế thị trường không trực tiếp tạo ra tội
phạm, mà chính những người sống trong môi trường đó, khi không được rèn luyện để
có kỹ năng ứng phó hiệu quả với những tình huống phức tạp, dễ gây căng thẳng và nảy
sinh hành vi phạm tội.13
Ngoài ra áp lực của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xã
hội. Một số người vì áp lực của sự thù hằn, giận dữ đã giải tỏa căng thẳng của mình
theo hướng tiêu cực như trả thù bằng cách lột quần áo kẻ đó giữa đám đông rồi chụp lại
ảnh, tung lên mạng xã hội nhằm bêu xấu.
Thứ ba, cùng với xu hướng hòa nhập quốc tế, các văn hóa phẩm có nội dung
xấu, các trò chơi bạo lực được du nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau
nhưng chúng mang lại cùng một ảnh hưởng đối với người dân đó là tính bạo lực, thích
nhục mạ người khác, ý thức xem thường pháp luật tăng cao. Truyền thống nhân đạo
luôn là niềm tự hào dân tộc đang dần bị mai một bởi ý chí coi trọng giá trị vật chất hơn
giá trị tinh thần của một số bộ phận người hiện nay. Giới trẻ hiện nay đã và đang quay
lưng với những truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp, đua đòi theo lối sống hiện đại
cũng là một nguyên nhân dẫn đến tội phạm gia tăng.
13

Lê Thanh Hương, Hành vi phạm tội nhìn từ nguyên nhân xã hội,
[truy cập ngày
12/8/2014]


GVHD: TS.Phạm Văn Beo

17

SVTH: Lâm Thị Trinh Nhân


×