Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần hóa chất quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 77 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra những
thách thức mới trong kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải
tham gia vào một cuộc chạy đua thực sự, cuộc chạy đua đem lại những lợi thế trong
kinh doanh.Chính vì vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng
trở nên gay gắt và quyết liệt, chất lượng sản phẩm đang trở thành một yếu tố cơ bản
quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói
chung.
Có thể khẳng định, chất lượng đang là vấn đề mang tầm quan trọng vĩmô
nhưng để nâng cao chất lượng đạt mức tối ưu nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa
chất lượng vào nội dung quản lý trong hệ thống hoạt động của mình. Đây chính là
chiến lược hàng đầu để các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực phấn đấu trong quá
trình tìm kiếm, phát huy những phương án khả thi nhất cho việc sản xuất và cung ứng
những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và vượt kỳ vọng của khách hàng với giá
thành hợp lý nhất. Do đó, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu
khách quan thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên trong doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường.
Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi là một đơn vị sản xuất, kinh doanh các
loại sản phẩm phân bón NPK hiệu Con ngựa. Thị trường tiêu thụ của công ty là khu
vực Miền Trung và Tây Nguyên.Đây khu vực vốn phụ thuộc vào nông nghiệp là
chính, có diện tích đất rộng lớn, rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây lượng thực
và cây công nghiệp.Vì thế muốn đứng vững trên thị trường, muốn thành công trong


kinh doanh, Công ty cần chú trọng vào nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, xem
đây là một giải pháp quan trọng nhất để không ngừng thỏa mãn nhu cầu thay đổi liên
tục của con người.Vì lý do đó, mà em đã chọn “Giải pháp nâng cao chất lượng sản
phẩm tại Công ty cổ phần hóa chất Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu.
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý
chất lượng sản phẩm của công ty trong xu thế hội nhập.Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu định tính, tiến hành phân tích tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng chất lượng
sản phẩm phân bón và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác nâng cao
chất lượng sản phẩm tại Công ty.

1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác nâng cao chất lượng và các biện
pháp nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón tại Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng
Ngãi.

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng sản phẩm các loại phân bón
NPK và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của Công ty Cổ Phần Hóa
Chất Quảng Ngãi.
Đề tài được thực hiện với các số liệu thuthập tại Công ty trong khoảng thời

gian từ năm 2009 đến nay.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, mô
tả, so sánh, phân tích, đánh giá, quan sát thực tế và thu thập thông tin của công ty.
Việc sử dụng các phương pháp này đã làm cho hệ thống số liệu, kiến nghị của đề
tài chính xác và khả thi hơn. Bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp
cận đến các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực phân bón ở tỉnh Quảng Ngãi là
có giới hạn nên đề tài chỉ có thể nghiên cứu sâu vào sản phẩm chính của công ty là
phân NPK các loại.

1.6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Chương 1: Giới thiệu tổng quan của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản
phẩm
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Hóa
chất Quảng Ngãi
Chương 5: Kết luận và các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công
ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

CHƯƠNG 2:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với
nhau trên mọi phương diện nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Việc cạnh tranh này thành
công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Do
vậy, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nghiêm túc đến chất lượng sản phẩm và sử
dụng yếu tố này làm thứ vũ khí lợi hại để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị
trường là điều tất yếu.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm đang được chú trọng nghiên cứu và được đưa vào
giảng dạy như một môn học chính trong các trường Đại học, Trung cấp.... Điều này
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của sinh viên, người tiêu dùng nói riêng và trong
ngành khoa học kinh tế nước ta nói chung.

2.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một phạm trù rộng và phức tạp mà con người thường hay gặp trong
các lĩnh vực hoạt động của mình, nhất là lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói
quen của con người. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản
phẩm tuỳ thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn
phát triển kinh tế xã hội nhất định và nhằm những mục đích riêng biệt. Nhưng nhìn
chung mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và ý nghĩa thực tiễn khác nhau,

đều có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng
hoàn thiện và phát triển. Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp:
(1) “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người
tiêu dùng” (European Organization for Quality Control).
(2) “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby).
(3) “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể
đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn”. (thực thể trong
định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng).
Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian. Vì thế, cần xem xét định kỳ
các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra
cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Nhu cầu có thể bao gồm tính
năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng
trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ và các tác động đến môi trường.
Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau: “Chất lượng sản phẩm là tổng
hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu
cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định.Quan niệm này tập trung chủ yếu vào
việc nghiên cứu, tìm hiểu khách hàng.Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật phản ánh chất
lượng sản phẩm khi chúng thỏa mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng.Chỉ có
những đặc tính đáp ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm.Còn
mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt
được.Đây là quan niệm đặc trưng và phổ biến trong giới kinh doanh hiện đại.

2.1.2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua một hệ thống các chỉ tiêu cụ
thể.Những chỉ tiêu chất lượng đó chính là các thông số kinh tế - kỹ thuật và các đặc
tính riêng có của sản phẩm, phản ánh tính hữu ích của sản phẩm.Các chỉ tiêu này
không tồn tại một cách độc lập mà có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Mỗi loại sản phẩm cụ thể có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn
những chỉ tiêu khác.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải quyết định lựa chọn những chỉ
tiêu nào quan trọng nhất để sản phẩm của mình mang được sắc thái riêng, dễ dàng
phân biệt với những sản phẩm khác đồng loại trên thị trường. Có rất nhiều các chỉ tiêu
phản ánh chất lượng sản phẩm, sau đây là một số nhóm chỉ tiêu cụ thể:
• Các chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc tính
cơ bản của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu ích
của chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng.
• Các chỉ tiêu về độ tin cậy: Đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm, giữ được
khả năng làm việc chính xác, tin cậy trong một khoảng thời gian xác định.
• Các chỉ tiêu về tuổi thọ: Thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm trong
quá trình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
• Các chỉ tiêu lao động học: Đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm
trong hoàn cảnh thuận lợi nhất định.
• Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hấp dẫn về hình thức và sự
hài hoà về kết cấu sản phẩm.
• Chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quá trình chế tạo, bảo đảm tiết kiệm lớn
nhất các chi phí.
• Chỉ tiêu sinh thái: Thể hiện mức độ độc hại của việc sản xuất sản phẩm tác
động đến môi trường.
• Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng cho mức độ sử dụng sản phẩm, các bộ phận
được tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá và mức độ thống nhất với các sản phẩm khác.
• Chỉ tiêu an toàn: Đặc trưng cho tính bảo đảm an toàn về sức khoẻ cũng như

tính mạng của người sản xuất và người tiêu dùng.
• Chỉ tiêu chi phí, giá cả: Đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo nên sản
phẩm.
Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập tách rời mà có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau, mỗi loại sản phẩm cụ thể có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

những chỉ tiêu khác.Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu
quan trọng nhất cho sản phẩm của mình và mang sắc thái riêng phân biệt với sản phẩm
đồng loại khác trên thị trường. Ngoài ra các chỉ tiêu an toàn đối với người sử dụng và
xã hội, môi trường ngày càng quan trọng và trở thành bắt buộc đối với các doanh
nghiệp. Đặc biệt là đối với những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
cuộc sống của con người.

2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
2.2.1. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế xã hội
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế xã hội, công nghệ tổng hợp luôn
thay đổi theothời gian và không gian phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường và điều kiện
kinh tế cụ thể trong từng thời kỳ.
2.2.2. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu có thể đo lường
Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt bên trong
của bản thân sản phẩm đó.Những đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm
thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu

thị các chỉ tiêu cơ lý hóa nhất định có thể đo lường đánh giá được.Vì vậy nói đến chất
lượng phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Đặc điểm này
khẳng định những sai lầm cho rằng chất lượng sản phẩm là các chỉ tiêu không thể đo
lường, đánh giá được.

2.2.3. Chất lượng sản phẩm mang tính dân tộc
Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc thể hiện ở truyền thống tiêu
dùng.Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và mỗi vùng đều có thị hiếu tiêu dùng khác nhau.Mỗi
sản phẩm có thể được xem là tốt ở nơi này nhưng lại được coi là không tốt ở nơi khác.
Trong kinh doanh không thể có một chất lượng như nhau ở tất cả các vùng mà phải
cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra các phương án về chất lượng phù hợp.Chất
lượng chính là sự phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng.

2.3. PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Để hiểu biết đầy đủ và có biện pháp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm. Theo hệ thống
chất lượng ISO 9000 người ta phân các loại chất lượng sau:

2.3.1. Chất lượng thiết kế

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Là giá trị riêng của các thuộc tính được phát thảo ra trên cơ sở nghiên cứu trắc

nghiệm của sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời có so sánh với các hàng hóa tương tự
của nhiều nước.Chất lượng thiết kế được hình thành ở giai đoạn đầu của quá trình
quản lý chất lượng.

2.3.2. Chất lượng tiêu chuẩn
Là giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm đã được thừa nhận, phê chuẩn
trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là nội dung tiêu chuẩn một
loại hàng hóa. Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm
chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng.
Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN).

2.3.3. Chất lượng thực tế
Thể hiện mức độ thực tế áp dụng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm, bao gồm chất
lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế trong tiêu dùng.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

2.3.4. Chất lượng cho phép
Là dung sai cho phép chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng
cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành
nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dung sai cho phép
thì hàng hóa sẽ trở thành hàng hóa phế phẩm.


2.3.5. Chất lượng tối ưu
Biểu thị khả năng thỏa mãn toàn diện nhu cầu của thị trường trong những điều
kiện xác định với chi phí xã hội thấp nhất.Thường người ta phải giải quyết mối quan
hệ chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo có như
vậy doanh nghiệp mới có lợi thế cạnh tranh và được sức cạnh tranh.

2.4. TẦM QUAN TRỌNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM
2.4.1. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm
Cơ chế thị trường tạo động lực mạnh mẽ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh
nghiệp và nền kinh tế.Đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với các doanh
nghiệp. Thế mạnh của kinh tế thị trường là hàng hóa phong phú đa dạng, cạnh tranh
gay gắt, người tiêu dùng được các sản phẩm theo nhu cầu, sở thích, khả năng mua của
họ. Chất lượng sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược
Marketing, mở rộng thị trường, tạo uy tín, danh tiếng cho sản phẩm của doanh nghiệp
và khẳng định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường.Từ đó làm cơ sở cho sự tồn tại và
phát triển lâu bền của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được nâng cao giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh
doanh của mình đó là lợi nhuận.Đồng thời cũng đảm bảo và kích thích tiêu dùng.

2.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm
2.4.2.1. Do yếu tố cạnh tranh
Hội nhập vào kinh tế thị trường thế giới, nghĩa là chấp nhận sự cạnh tranh, chịu
sự tác động của quy luật cạnh tranh. Với chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại các
nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm của họ phải mang tính
cạnh tranh cao nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại thì việc liên tục hạ giá thành và không ngừng hoàn thiện
chất lượng là một trong những mục tiêu quan trọng trong các hoạt động của mình.
2.4.2.2. Do yêu cầu của người tiêu dùng

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng có vai trò quyết định trong việc lựa
chọn sản phẩm tiêu dùng. Các sản phẩm muốn thỏa mãn yêu cầu người tiêu dùng,
được người tiêu dùng tín nhiệm phải phù hợp với kiểu dáng, hiệu suất cao khi sử dụng,
giá cả, sự an toàn, dịch vụ sau khi bán hàng…
2.4.2.3. Do yêu cầu tiết kiệm
Hiệu quả kinh tế, sự phồn thịnh của một công ty không chỉ phụ thuộc vào sự
phát triển của nền sản xuất có năng suất cao, sự hùng hậu của lao động mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào sự tiết kiệm. Tiết kiệm kinh tế là tìm giải pháp sản xuất kinh doanh
hợp lý cho phép hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng, đủ sức cạnh tranh
với giá cả sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài.
2.4.2.4. Do đòi hỏi của một hệ thống quản lý kinh tế thống nhất
Thực tế chứng minh rằng ở bất kỳ nền sản xuất nào, dù phát triển đến đâu đi nữa
người ta vẫn còn thấy có những vấn đề liên quan đến chất lượng cần phải giải quyết
nhằm nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả chung của
nền sản xuất xã hội (vấn đề thị trường, nguyên liệu, trao đổi quốc tế, vấn đề ô nhiễm
môi trường…). Vì vậy, vấn đề chất lượng luôn được xem xét, cân nhắc trong các
chương trình phát triển chung của các doanh nghiệp và các quốc gia.

2.5. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC
CHẤT LƯỢNG
2.5.1. Khái niệm quản lý chất lượng sản phẩm hiện đại

Cũng như các khái niệm về chất lượng sản phẩm, hiện nay có rất nhiều quan
niệm khác nhau về quản lý chất lượng, nhưng tuy vậy những định nghĩa này có rất
nhiều điểm tương đồng và phản ánh được bản chất của quản lý chất lượng hiện đại.
Theo quan điểm của người Nhật: Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp
công nghệ sản xuất tạo điều kiện cho những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng thỏa
mãn yêu cầu của người tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
Quan điểm phương tây cho rằng: Quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động
thống nhất, có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong những tổ chức trên một
đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm triển khai các thông số chất lượng, duy trì chất lượng
đã đạt được và nâng cao mức chất lượng thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của người tiêu
dùng.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Một quan niệm khác do tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đưa ra khá
toàn diện và được chấp nhận rộng rãi hiện nay: “Quản lý chất lượng là một tập hợp
những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng,
mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như: lập kế hoạch
điều khiển chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất
lượng”.

2.5.2. Quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng
2.5.2.1. Quá trình hình thành chất lượng

Chất lượng là vấn đề tổng hợp, nó được hình thành qua giai đoạn và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Chất lượng được tao ra ở tất cả các giai đoạn trong
chu trình sản phẩm. Chu trình sản phẩm có thể được chia thành các giai đoạn chính:
thiết kế, sản xuất, lưu thông và sử dụng sản phẩm. Các giai đoạn trong chu trình sản
phẩm đều có ý nghĩa đối với sự hình thành chất lượng:
• Giai đoạn nghiên cứu, thiết kế - là giai đoạn giải quyết về mặt lý thuyết phương
án thỏa mãn nhu cầu. Chất lượng thiết kế giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng sản
phẩm. Chất lượng của thiết kế phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thị trường, nghiên
cứu các yêu cầu của người tiêu dùng.
• Giai đoạn sản xuất – là giai đoạn thể hiện các ý đồ, yêu cầu của thiết kế, tiêu
chuẩn lên sản phẩm. Chất lượng ở khâu sản xuất kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng sản phẩm. Do đó, cần phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khâu sản
xuấttheo định hướng phòng ngừa sai sót.
• Giai đoạn lưu thông và sử dụng sản phẩm – Quá trình này cũng có ảnh hưởng
lớn đến chất lượng.
2.5.2.2. Quá trình phát triển của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng được phát triển và hoàn thiện liên tục thể hiện ngày càng đầy
đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng và phản ánh sự thích ứng
với điều kiện và môi trường kinh doanh mới.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Chúng ta có thể tóm tắt các giai đoạn của quản trị chất lượng như sau:


Kiểm soát chất lượng

Đảm bảo chất lượng

Quản lý chất lượng

Quản trị chất lượng toàn diện (TQM)
Vào những năm đầu thế kỷ 20, chưa có khái niệm quản lý chất lượng toàn diện
mà chỉ có khái niệm kiểm tra chất lượng.Toàn bộ hoạt động quản lý chất lượng được
bó hẹp trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất của các
phân xưởng.Sự phát triển của thị trường cùng với việc sản xuất ngày càng nhiều sản
phẩm, hàng hóa, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Theo
quan điểm của nhiều chuyên gia thì có thể nói, cho tới thời điểm hiện nay, Quản lý
chất lượng đã phát triển qua các giai đoạn sau:
• Hình thức kiểm tra chất lượng (KCS): với hình thức này, doanh nghiệp hay tổ
chức đặt ra các yêu cầu của sản phẩm hay dịch vụ, sau đó sẽ kiểm tra chất lượng của
sản phẩm hay dịch vụ này tại khâu cuối cùng trước khi cung cấp cho khách hàng. Hình
thức phát triển hơn của hình thức này là kiểm tra chất lượng tại các công đoạn trước
khi chuyển giai đoạn. Hình thức này được áp dụng nhiều ở Việt Nam vào thập kỷ
trước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước.
• Hình thức kiểm soát chất lượng(QC): Tiến bộ hơn hình thức trên, hình thức
này có hoạt động tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ các lỗi, khắc phục và phòng ngừa các
các lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Hình thức này được áp
dụng nhiều trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp
sản xuất.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 11



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

• Hình thức đảm bảo chất lượng (QA): Hình thức này huy động sự đóng góp
của mọi thành viên tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng, chuẩn hóa các hoạt
động nhằm ổn định chất lượng và đào tạo áp dụng. Điểm hạn chế của hình thức này là
các yêu cầu chất lượng, môi trường luôn luôn thay đổi, do đó, phải cải tiến liên tục hệ
thống nhằm đảm bảo được sự thỏa mãn của sản phẩm hay dịch vụ so với các yêu cầu.
Để hạn chế điểm này, phải có thêm các hoạt động cải tiến liên tục hệ thống. Hình thức
này đang được áp dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam.
• Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC): là một hệ thống nhằm huy động sự nỗ
lực hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong một tổ chức vào các quá trình có liên
quan đến chất lượng từ nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm đến dịch vụ sau bán
nhằm thỏa mãn nhu cầu khách một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm
chi phí không chất lượng, tối ưu hóa cơ cấu chi phí chất lượng.
• Đỉnh cao của quản lý chất lượng hiện nay là hình thức quản lý chất lượng toàn
diện (TQM): đây được coi là một triết lý quản lý chất lượng hiện đại, TQM là hình
thức huy động tối đa sự đóng góp của nhân viên trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm tối đa hóa lợi ích, giảm thiểu tối đa chi phí. Hình thức này được áp dụng
hiệu quả tại Nhật, Việt Nam cũng đã bắt đầu được quan tâm và triển khai áp dụng, tuy
nhiên, phần lớn chưa mang lại hiệu quả cao vì thiếu 2 yếu tố: sự cam kết của lãnh đạo,
sự tham gia tích cực của toàn thể nhân viên cũng như trình độ của doanh nghiệp chưa
đạt đến mức có thể tạo ra nền tảng tốt cho việc triển khai.

2.6. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, chỉ trên cơ sở
xác định đầy đủ các yếu tố thì mới đề xuất được các biện pháp để không ngừng nâng

cao chất lượng sản phẩm và tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh.
Mỗi một ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm riêng tuy nhiên có thể chia
thành hai nhóm nhân tố chủ yếu: nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài
doanh nghiệp.

2.6.1. Nhóm nhân tố bên trong
− Lực lượng lao động của một doanh nghiệp: là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết
định đến chất lượng sản phẩm. Được thể hiện ở các mặt:
+ Trình độ chuyên môn và ý thức kỹ thuật, tinh thần lao động hợp tác của đội
ngũ lao động trực tiếp đến khả năng có thể tự mình sáng tạo ra sản phẩm, kỹ thuật
công nghệ với chất lượng ngày càng tốt hơn không?
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

+ Có thể làm chủ được công nghệ ngoại nhập để sản xuất ra sản phẩm với chất
lượng mà kỹ thuật công nghệ quy định hay không?
+ Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí kinh
doanh chấp nhận được hay không?
− Khả năng về kỹ thuật công nghệ: Kỹ thuật công nghệ quy định giới hạn tối đa
của chất lượng sản phẩm: kỹ thuật công nghệ nào thì sẽ cho chất lượng sản phẩm
tương ứng. Chất lượng và tính đồng bộ của máy móc thiết bị sản xuất ảnh hưởng đến
tính ổn định của chất lượng sản phẩm do máy móc thiết bị đó sản xuất ra.
− Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là nhân
tố trực tiếp cấu thành sản phẩm, tính chất của nguyên vật liệu quyết định trực tiếp đến

tính chất của sản phẩm. Nên chú ý rằng không phải là từng loại mà là tính đồng bộ về
chất lượng của các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đều tác
động đến tiêu thức chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc nghiên cứu, phát hiện và chế
tạo các nguyên vật liệu mới ở từng doanh nghiệp dẫn đến những thay đổi quan trọng
về chất lượng sản phẩm.
− Trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: Đây là nhân tố tác động trực
tiếp, liên tục đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể nói dù có đầy đủ các
nhân tố trên nhưng nhà quản lý, đặc biệt là quản lý sản xuất không tốt sẽ dẫn đến làm
giảm hiệu lực của cả ba nhân tố đã nêu trên, làm gián đoạn sản xuất, giảm chất lượng
nguyên vật liệu và làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Cũng vì có vai trò như
vậy nên tổ chức quốc tế đã tập hợp, tổng kết và tiêu chuẩn hóa, định hướng những
thành tựu và kinh nghiệm quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp thành bộ ISO 9000.

2.6.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
− Nhu cầu và cầu về chất lượng sản phẩm: là xuất phát điểm của quản lý chất
lượng vì nó là một trong các căn cứ quan trọng để xác định các tiêu thức chất lượng cụ
thể. Cầu về chất lượng sản phẩm cụ thể phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó có nhân
tố thu thập của người tiêu dùng: người tiêu dùng có thu nhập cao thường yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm và ngược lại, khi thu nhập của người tiêu dùng thấp thì họ
không mấy nhạy cảm với chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, do tập quán, đặc tính tiêu
dùng khác nhau mà người tiêu dùng ở từng địa phương, từng vùng, từng nước có nhu
cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau. Mặt khác, cầu về chất lượng sản phẩm là phạm
trù phát triển theo thời gian.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

− Trình độ phát triển của kỹ thuật công nghệ sản xuất: Nó phản ánh đòi hỏi
khách quan về chất lượng sản phẩm. Trong quá trình phát triển kinh tếtheohướng hội
nhập với khu vực và quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và mang tính “Quốc tế
hóa” và ngày càng phát triển. Chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng quy
định lợi thế cạnh tranh, trình độ chất lượng sản phẩm cũng được “Quốc tế hóa” và
ngày càng phát triển. Nếu doanh nghiệp không nghiên cứu kỹ và tính toán nhân tố này,
sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị bất lợi về chất lượng và do đó giảm sức cạnh tranh
của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật
công nghệ lạc hậu hiện nay ở nước ta là ví dụ điển hình về vấn đề này.
− Cơ cấu quản lý kinh tế: Đây là một nhân tố bên ngoài tác động mạnh mẽ đến
phạm trù chất lượng sản phẩm. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quy định tính thống
nhất của chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện đó, chất lượng sản phẩm hầu như chỉ
phản ánh đặc trưng kinh tế - kỹ thuật của sản xuất mà không chú ý đến cầu và nhu cầu
của người tiêu dùng. Với cơ chế đóng, chất lượng sản phẩm là một phạm trù chỉ gắn
liền với các điều kiện kinh tế kỹ thuật của một nước, ít và hầu như không chịu ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quốc tế. Vì vậy đòi hỏi chất
lượng sản phẩm mang tính “Quốc tế hóa”.
− Vai trò quản lý kinh tếvĩ mô: Trong cơ chế kinh tế thị trường hoạt động quản
lý vĩ mô của nhà nước trước hết là hoạt động xác lập các cơ chế pháp lý cần thiết về
chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm. Pháp lệnh chất lượng hàng hóa
quy định các vấn đề pháp lý liên quan đến cơ quan quản lý chất lượng ban hành và áp
dụng tiêu chuẩn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và quyền của người
tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Với nhiệm vụ đó quản lý vĩ mô đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm phù hợp với lợi ích của người
tiêu dùng, của xã hội.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phân bón dùng cho sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhập
khẩu.Trong lĩnh vực sản xuất phân bón NPK, Công ty cổ phần hóa chất Quảng Ngãi là
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

một trong những công ty hàng đầu tại thị trường Việt Nam.Thực tế chứng minh rằng ở
bất kỳ nền sản xuất nào, dù phát triển đến đâu đi nữa người ta vẫn còn thấy có những
vấn đề liên quan đến chất lượng cần phải giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa tính cạnh
tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả chung của nền sản xuất xã hội. Phân bón là một
trong các yếu tố quyết định năng suất, chất lượng cây trồng.Với nhu cầu sử dụng phân
bón như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng phân bón là vô cùng cần thiết. Để biết
được phân bón NPK hiệu con ngựa có đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng hay
không, chúng ta tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua khách hàng là các cô bác
nông dân và các nhân viên trong công ty cùng với các dữ liệu thu thập được qua các
phương tiện truyền thông.Từ đó xem xét nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm nhiều nhất và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng phân bón.

3.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
có m t ti n trình nghiên c u phù h p v i n i dung c n nghiên c u c a
tài
“Gi i pháp nâng ch t l n g phân bón t i Công ty C ph n Hóa ch t
Qu n g Ngãi” , tr c h t i vào xem xét các v n

m u ch t có liên quan c a m t
quá trình s n xu t, ch bi n phân bón c a doanh nghi p, n g th i nghiên c u các y u
t làm nh h n g n nh ng r i ro trong ho t n g kinh doanh s n xu t phân bón c a
doanh nghi p. Sau khi tìm hi u và nghiên c u c các v n
m u ch t có liên quan
n các y u t nh h n g n ch t l n g. Ti p t c tìm ki m và tóm t t các tài li u có
liên quan nh tìm hi u ngành phân bón th gi i, ngành phân bón Vi t Nam, quá trình
s n xu t phân bón c a Công tyC ph n Hóa ch t Qu ng Ngãi.
n i dung các v n
c n nghiên c u c a
tài c logíc và các tài li u tóm
t t có
tin c y,
chính xác cao. Ta ti n hành thi t k các câu h i kh o sát tình hình
tiêu th và m c
quan tâm c a khách hàng v ch t l n g phân bón c a doanh
nghi p .Từ đó, chúng ta có thể biết được mong muốn của khách hàng, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phù
hợp với nhu cầu của người sử dụng phân bón.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Hoá chất Quảng Ngãi để thu thập
và xử lý những dữ liệu phù hợp phục vụ cho quá trình hoàn thành đề tài, do đó tiến
trình nghiên cứu được thực hiện qua bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tìm hiểu sơ lược về Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi
Trong giai đoạn này, cần thu thập những tài liệu như: Lịch sử hình thành và
phát triển, ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, định
hướng phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 15



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

- Giai đoạn 2: Tìm hiểu chất lượng sản phẩm NPK hiệu Con ngựa tại Công ty
Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi
Để hiểu rõ tình trạng chất lượng phân NPK hiệu Con ngựa cần thu thập những
thông tin như:
• Thông tin thứ cấp: tình hình tiêu thụ, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh từ năm 2009 đến năm 2011.
• Thông tin sơ cấp: Thiết kế bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát các đối tượng
nghiên cứu.
- Giai đoạn 3:Xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi kết thúc giai đoạn hai, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh và bảng câu hỏi bắt đầu xử lý và đánh giá khái quát chất lượng sản phẩm tại
công ty. Sau đó tiến hành phân tích thực trạng của doanh nghiệp thông qua các dữ
liệu thu thập được và xử lý dữ liệu sơ cấp.
- Giai đoạn 4: Phát hiện vấn đề và nêu ra các giải pháp khắc phục vấn đề
Thông qua giai đoạn phân tích dữ liệu, từ đó phát hiện ra những nhân tố ảnh
hưởngđến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và những thuận lợi, khó khăn mà
doanh nghiệp gặp phải.Sau đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm NPK hiệu Con ngựa của công ty.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Sơ đồ 3.1.Tiến trình nghiên cứu
Tìm hiểu về Công ty
Tìm hiểu và tóm tắt tài liệu có liên quan
Tìm hiểu về sản phẩm phân bón của Công ty
Tìm hiểu nhu cầu về phân bón hiện nay
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thị trường phân NPK
Phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các bác nông dân
Đánh giá chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phân NPK

3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Là các dữ liệu mà công ty cung cấp như Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của những năm qua, tình hình mua nguyên vật liệu…Bên cạnh đó còn có các dữ
liệu thu thập từ các nguồn bên ngoài như Mạng Internet, các luận án của sinh viên thực
tập trước đó và tham khảo giáo trình Quản trị chất lượng.

3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Lập bảng câu hỏi khảo sát khách hàng và các nhân viên KCS trong công ty.
3.3.2.1. Cách thức tiến hành:
Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân NPK và dựa vào đó tiến
hành lập bảng câu hỏi khảo sát thị trường. Từ đó xem xét, đánh giá mức độ quan tâm
của khách hàng đối với chất lượng phân NPK cũng như biết được nhu cầu của khách
hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
3.3.2.2. Nội dung câu hỏi điều tra khảo sát (xem phụ lục )
Bảng câu hỏi khảo sát các đối tượng nghiên cứu, chủ yếu khảo sát mức độ ảnh
hưởng các nhân tố đến chất lượng sản phẩm: NVL đầu vào, dây chuyền sản xuất, công


SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

tác bảo quản NVL, …vànhững khó khăn gặp phải trong công tác quản lý chất lượng
sản phẩm.
3.3.2.3. Đối tượng được điều tra khảo sát
Phỏng vấn trực tiếp khách hàng, ở đây là các bác nông dân là đối tượng chủ yếu
sử dụng phân bón và các nhân viên KCS trong công ty để từ đó đưa ra các giải pháp
nâng cao chất lượng phân bón NPK hiệu Con ngựa của Công ty cổ phần Hóa chất
Quảng Ngãi.
3.3.2.4. Phát phiếu điều tra khảo sát:
Số lượng phiếu: 100 phiếu.
Thời gian phát phiếu và thu thập phiếu: Từ ngày 06 tháng 05 năm 2012 đến ngày
10 tháng 05 năm 2012.
Thời gian xử lý thông tin: Sau khi thu thập phiếu, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ
của các tờ phiếu và tiến hành xử lý thông tin.
3.3.2.5. Xác định nội dung phân tích
- Do đặc điểm của đề tài nên ta chỉ cần phân tích bảng tần suất thông qua bảng
câu hỏi khảo sát thu thập được.Nội dung phân tích là xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm, mức độ quan tâm của khách hàng đối với các tính năng, giá
của NPK hiệu con ngựa và cảm nhận của nhân viên trong công tác quản lý chất lượng
sản phẩm. Qua bảng tần suất, biết được tần suất xuất hiện của các mẫuđể đánh giá một
cách khách quan và chính xác tình hình chất lượng hiện tại của sản phẩm.


SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI
4.1. PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỨ CẤP
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng
Ngãi
Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi là một doanh nghiệp hình thành rất sớm.
Tiền thân của công ty là xí nghiệp hóa chất Nghĩa Bình thành lập 11/12/1979 là điểm
nghiền Apatic phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhưng do sản phẩm sản xuất không tiêu
thụ được, doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản. Để tận dụng cơ sở vật chất vừa được
xây dựng, Tổng cục Hóa chất (nay thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam) đã giúp
vật tư kỹ thuật giúp công ty sản xuất phân bón, xà phòng, thuốc trừ sâu, Graphit…
Sau khi tỉnh Nghĩa Bình được chia tách thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định,
xí nghiệp đổi tên thành Công ty Công nghiệp hóa chất Quảng Ngãi ngày 13/02/1993.
Trong quá trình phát triển công ty không ngừng phấn đấu trở thành doanh nghiệp
sản xuất phân bón NPK hàng đầu của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Tiếp theo
tiến trình Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng
Ngãi mạnh dạn đăng ký với Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam để cổ phần hóa doanh
nghiệp mình và được sự phê chuẩn của công ty. Cho nên ngày 25/12/2003, Công ty
Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi được thành lập và tiến hành Đại hội đồng Cổ đông.
Đây là một trong những đơn vị tiên phong tiến hành việc cổ phần hóa của Tổng Công

ty Hóa chất Việt Nam. Được sở kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi cấp giấy phép kinh
doanh số 340300018 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Là một dây
chuyền sản xuất kinh doanh phân bón NPK được tổ chức độc lập với:
Tên công ty
: CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT QUẢNG NGÃI
Tên viết tắt
: QUACHEMCO
Địa chỉ
: Thị trấn Sông Vệ - Tư Nghĩa – Quảng Ngãi
Điện thoại
: (055)- 3848243- 3848936-3848280-3848353
Fax
: (055)-348279
Văn phòng đại diện
: 307 Đại lộ Hùng Vương
Khu hành chính
: Thuận Hòa- Hành Phước- Nghĩa Hành- Quảng Ngãi
Khu sản xuất
: Thuận Hòa- Hành Phước- Ngiã Hành- Quảng Ngãi
Số vốn điều lệ
: 45000000000 đồng
Tổng số cổ đông sáng lập: 158 cổ đông
Hội đồng quản trị
: 05 người
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Ban kiểm soát
: 03 người
Qua nhiều năm phấn đấu và trưởng thành công ty Cổ phần hóa chất Quảng Ngãi
đã ghi nhận về thành tích như:
− Tháng 7/2002, Công ty đạt chứng chỉ về quản lý chất lượng ISO 9001:2000 cho
sản phẩm phân NPK hiệu Con ngựa do công ty sản xuất. Hiện nay công ty đang áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
− Công ty đạt được một số thành tích như: Huân chương lao động hạng Ba, Bằng
khen của Bộ Công nghiệp nặng: năm 1997, Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động
Việt Nam năm 1998, Bằng khen của UBND Tỉnh Quảng Ngãi: năm 1992, 2002, 2003,
2004, 2008, 2009.
− Sản phẩm và dịch vụ của Công ty nhiều năm đạt nhiều giải thưởng cao quý:
Top ten ngành hàng Việt Nam, Quả cầu vàng, Tinh hoa Việt Nam, Cúp vàng sản phẩm
dịch vụ xuất sắc, Huy chương vàng hội chợ, Cúp vàng hàng Việt Nam chất lượng cao,
Sản phẩm được nhiều người ưa thích…
Công nhân viên trong Công ty chiếm giữ 80% cổ phần, nhà nước giữ 10% cổ
phần, số còn lại bán cho một số cá nhân tổ chức khác. Đến năm 2006, nhà nước bán lại
toàn bộ 10% cổ phần cho công ty. Hiện nay, sản phẩm phân bón NPK hiệu Con Ngựa
của Công ty có mặt trên khắp thị trường Miền Trung và Tây Nguyên.

4.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
4.1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Hóa chất Quảng Ngãi là một đơn vị sản xuất thuộc khối Công
nghiệp có các chức năng cơ bản sau:
− Sản xuất và kinh doanh các loại phân bón NPK hiệu Con Ngựa.
− Nhập khẩu các loại phân đơn dùng làm nguyên liệu sản xuất phân NPK và tiêu
thụ ra thị trường.

− Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về sản phẩm phân bón đảm bảo chất lượng cho
nông nghiệp.
− Sản xuất kinh doanh các lĩnh vực sản phẩm khác thuộc lĩnh vực hóa chất
− Tham gia mua, bán trên thị trường chứng khoán.
4.1.2.2. Nhiệm vụ
Công ty có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Công ty sản xuất ra nhiều loại phân bón đảm bảo chất lượng, phù hợp cho từng
loại cây trồng, từng loại đất, phù hợp khí hậu từng mùa.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

- Trong quá trình phát triển công ty đảm bảo mọi nhân viên được đào tạo thích
hợp và có kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao, đảm bảo tốt nhất
các yêu cầu từ khách hàng.
- Trang bị máy móc thiết bị hiện đại, bảo hộlaođộng an toàn cho công nhân, đào
tạo cán bộ, nâng cao năng suất lao động.
- Quản lý, khai thác, sử sụng có hiêu quả các nguồn vốn của công ty.
- Tích lũy thu nhập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, không ngừng nâng
cao cơ sở vật chất, tinh thần cán bộ và công nhân viên công ty.
- Xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn nhằm cung
cấp những sản phẩm phân bón tốt nhất cho thị trường với giá cả hợp lý nhằm góp phần
đưa ngành Nông nghiệp ngày càng phát triển.


4.1.3. Đặc điểm sản phẩm chính và tình hình tiêu thụ
4.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm chính
Sản phẩm chính của công ty là phân bón NPK các loại, đây là loại phân phối trộn
2 hoặc 3 loại phân đạm, lân, kali nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc sử dụng
phân bón của người nông dân, nhằm hạn chế sử dụng phân đơn một cách thiếu kế
hoạch. Dùng hỗn hợp NPK phải căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có ghi trên vỏ bao.
Ví dụ: loại phân NPK 16-16-8 nghĩa là trong phân có 16% đạm, 16% lân, 8% kali.
Phân NPK cần được bảo quản nơi khô ráo để tránh hiện tượng vón cục, không
dùng móc trong quá trình bốc xếp để hạn chế rách và hao hụt.Mặt khác, phân NPK
không thể để tồn qua lâu vì thành phần của nó có nhiều chất khác nhau, nếu để lâu sẽ
bị vón cục, chảy rửa làm ảnh hưởng đến chất lượng của phân.
Hiện có các loại sản phẩm của công ty được chia làm 3 nhóm chính là:
- Phân NPK cao cấp như: 20-20-15+TE, 20-20-15, 16-16-16+MG+B+Zn,…Đặc
điểm của loại phân này chủ yếu bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng các loại tùy theo
nhu cầu các loại cây.
- Phân NPK trung cấp như: 15-10-15, 16-16-8-3S, 16-8-16-10S…các loại phân
này cũng cung cấp dinh dưỡng cho cây nhưng chất lượng và giá có thấp hơn so với
loại phân trên.
- Phân NPK thứ cấp như: DAVICO, 3-3-2, 3-5-2…các loại phân này chủ yếu sử
dụng cải tạo đất.

SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy


Tùy theo nhu cầu mỗi loại cây, mỗi loại đất, khí hậu từng mùa mà công ty đưa ra
thị trường những loại phân thích hợp.Mỗi loại cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, ở
mỗi thời kỳ phát triển cũng cần bổ sung các loại phân khác nhau. Nên việc cung cấp
đủ cho cây là điều rất quan trọng để đạt được hiệu quả tối đa.Nắm bắt được yêu cầu
này công ty đưa ra những loại phân bón đáp ứng cho từng loại cây. Chẳng hạn như
phân bón NPK dùng cho cây công nghiệp lâu năm như Cà Phê, Ca Cao, Chè, Cao
Su…Riêng đối với các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày công ty cũng đưa ra
các loại phân bón phù hợp cho các loại cây này.
Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên có khí hậu khắc nghiệt, việc chăm bón cho
cây trồng cũng rất khó khăn. Mùa mưa kéo dài còn mùa khô thì hạn hán, xuất phát từ
yêu cầu thị trường công ty đã đưa ra sản phẩm phân bón mùa khô và phân bón mùa
mưa, chủ yếu phục vụ cho cây công nghiệp lâu năm, có chất lượng được nhiều người
tin tưởng sử dụng. Đối với mỗi loại đất khác nhau thì việc bổ sung dinh dưỡng cho cây
trồng cũng khác nhau. Do đặc điểm địa hình khu vực là trung du miền núi nên xuất
hiện nhiều loại đất như: đất chua, đất mặn, đất đồi núi. Xuất phát từ thực tế thị trường
công ty đưa ra sản phẩm phù hợp cho các loại đất này.Đặc điểm của mỗi loại phân này
là chỉ sử dụng cho một loại đất, cải thiện tối đa năng suất tại các vùng đất này.
4.1.3.2. Đặc điểm sản xuất sản phẩm chính
Về sản xuất thì công ty sản xuất 45 loại, trong đó có một số loại thường xuyên, là
sản phẩm chủ đạo của công ty, bao gồm: NPK 20-20-15(Tr), NPK 20-20-15+TE, NPK
16-16-8-13S, NPK 16-8-16-10S(MM), NPK 16-8-16-10S(BM), NPK 16-10-14-13S,
NPK 20-0-10, NPK 10-10-5(BM), NPK 10-10-5(BM), NPK 3-6-8, NPK 2-105+TE(25kg). Các loại còn lại công ty sản xuất theo đơn đặt hàng. Hàng năm, công ty
nghiên cứu và đưa ra các loại phân có chất lượng khác nhau với nhiều chủng loại sản
phẩm.
Và quy trình công nghệ sản xuất NPK như sau:
Sơ đồ 4.1: Quy trình công nghệ sản xuất phân NPK
Nguyên
liệu

Máy

vo viên

Máy
sấy

Sàn phân
loại hạt
Bán thành
phẩm

Nhập
Đóng
SVTH:
Trần Thị Ngọc Huệ
kho
bao

Máy
trộn

NL bổ
sung

Trang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy


Nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất phân NPK là các loại phân đơn như Urê, phân
Lân, Kali, DAP và một số chất khác như Lưu huỳnh, Kẽm… tùy theo các loại phân.
Nguyên liệu sẽ được định lượng các thành phần cần thiết để sản xuất phân nhất định.
Máy vo viên: Nguyên liệu được đưa vào máy vo viên dưới dạng hạt nhỏ, khi vào
máy vo viên chúng sẽ được tạo thành viên nhỏ và trộn lẫn vào nhau.
Máy sấy: trong quá trình vo viên một lượng nước gây ẩm được phun vào nguyên
liệu nên sau khi vo thành viên thì chúng sẽ được sang công đoạn sấy khô.
Sàng phân loại hạt: Thành phẩm sau khi được sấy khô sẽ được đưa sang máy
sang, tại đây phân sẽ được sàn lọc chỉ chọn những sản phẩm vừa mức quy định không
quá nhỏ và cũng không quá lớn.
Bán thành phẩm: Sau khi sản phẩm được chọn lọc đạt tiêu chuẩn sẽ kiểm tra
thành phần của sản phẩm mới hoàn thành để kiểm tra hàm lượng của các loại phân
đơn. Sau khi bán thành phẩm sẽ được bổ sung nguyên liệu cho phù hợp với các loại
phân cần sản xuất và đưa vào máy trộn.
Máy trộn: Làm nhiệm vụ trộn lẫn nguyên liệu vừa được bổ sung với bán thành
phẩm, đây là khâu cuối cùng để sản xuất phân NPK.
Đóng bao: Thành phẩm cuối cùng được đóng bao, mỗi bao khoảng 50kg.
Nhập kho: Là khâu cuối cùng hoàn tất sản xuất sản phẩm, phân được nhập kho
và bảo quản đúng quy định.
4.1.3.3. Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh Miền Trung và Tây
Nguyên, hình thức phân phối chủ yếu thông qua các đại lý, cụ thể:
+ Khu vực Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên có 90 đại lý
+ Khu vực Daklak có 20 đại lý
+ Khu vực Gia Lai-Kon Tum có 30 đại lý
+ Khu vực Quảng Nam-Đà Nẵng-Huế-Quảng Trị-Hà Tĩnh có 58 đại lý
Mỗi khu vực đề có nhân viên của phòng KH-TT phụ trách, chịu trách nhiệm theo
dõi biến động của thi trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phân phối sản phẩm.
Công ty luôn cố gắng củng cố thị trường cũ và mở ra những thị trường mới, phấn đấu


SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

trở thành công ty chuyên sản xuất và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phân
bón tốt nhất, có giá thành phù hợp.
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009-2011
Chỉ tiêu
Giá trị tổng sản lượng
Sản lượng hiện vật
Thu nhập bình quân
Nộp ngân sách
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Chi phí bán hàng
Lợi nhuận
Cổ tức

Đvt
Tr.đ/năm
Tấn/năm
Tr.đ/tháng
Tr.đ/năm
Tr.đ/năm

Tr.đ/năm
Tr.đ/năm
Tr.đ/năm
Tr.đ/năm
%/năm

2009
2010
2011
32.180
33.400
33.693
18.695
19.000
19.677
3,300
3,850
4,800
284
550
370
103.826
115.000
155.296
9384,945122
9545,967800 9764,954280
94441,05488
105454,0322 145531,0457
252,668076
280,423077

298,356042
94188,386804 105173,609123 145232,6897
20
20
20
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)

Thông qua một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy tình hình
hoạt động kinh doanh có những biến động đáng kể:
• Giá trị sản lượng: năm 2010 tăng 1.220 tr.đ so với năm 2009 tương ứng tăng
3,79%. Năm 2011 tăng 293 tr.đ so với năm 2010 tương ứng 0,87%.
• Thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng qua các năm cụ thể: năm
2010 tăng 550 tr.đ/tháng so với năm 2009 tương ứng 16,67%. Năm tăng 2011tăng
950 tr.đ/tháng so với năm 2010 tương ứng 24,67%.
• Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, cụ thể như: năm 2010 tăng
11.174 tr.đ so với năm 2009, tương ứng 10,76%. Năm 2011 tăng 40.296 tr.đ so với
năm 2010, tương ứng 35,04%. Điều này chứng tỏ công ty không ngừng phát triển thị
trường tiêu thụ.
• Giá vốn hàng bán của công ty: năm 2010 tăng 161,022678 tr.đ so với năm
2009, tương ứng 1,7%. Năm 2011 tăng 218,98648 tr.đ tương ứng 2,3%.
• Chi phí bán hàng: Năm 2010 tăng 27,75 tr.đ tương ứng 10,98%. Năm 2011
tăng 17,93 tr.đ tương ứng 6,39%. Chi phí bán hàng giảm qua các năm chứng tỏ trình
độ quản lý của công ty đạt hiệu quả cao.
• Lợi nhuận của công ty cũng tăng một cách rõ rệt qua từ năm 2009 đến năm
2011 tăng 51044,3029 tr.đ, tương ứng 54,19%.
• Chia cổ tức công ty hàng năm là 16% nhưng do làm ăn có hiệu quả nên từ
năm 2009 công ty đã tăng tỷ lệ nay lên 20% nhằm tạo lòng tin với cổ đông. Tạo điều
kiện tốt khi công ty phát hành cổ phiếu đầu tư cho dây chuyền sản xuất mới trong
tương lai.
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ


Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Bùi Thị Thanh Thúy

Điều này cho thấy công ty đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động
kinh doanh. Lợi nhuận tăng chủ yếu do tiết liệm được chi phí vật tư, nguyên liệu, từ
đó giảm tỷ trọng giá vốn sản phẩm. Do đó, công ty cần phải đặc biệt quan tâm đến
các nhân tố giảm lợi nhuận, để có những chính sách đúng đắn nhằm giữ vững hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty.

4.1.4. Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty
4.1.4.1. Một số vấn đề chung về chất lượng sản phẩm phân bón trong Công ty
Nền kinh tế thị trường với sự tồn tại của khách quan của quy luật cạnh tranh đã
trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và Công ty Cổ
phần Hóa chất Quảng Ngãi nói riêng. Công ty dù mốn hay không cũng đều chịu sự chi
phối của quy luật cạnh tranh. Nó đòi hỏi công ty muốn tồn tại và phát triển phải tìm
cách thích ứng với thị trường cả về không gian và thời gian, cả về số lượng và chất
lượng.Cạnh tranh là động cơ buộc công ty phải tìm hiểu các giải pháp nâng cao chất
lượng sản phẩm.Vì nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín của công ty, giữ được
khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển
lâu dài của công ty. Đồng thời khắc phục được tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ
được dẫn đến trì trệ sản xuất.
Công ty đã dựa vào một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm sau đây để
nghiên cứu, xác định chất lượng sản phẩm trong chiến lược phát triển của công ty.
+ Chỉ tiêu sử dụng: Đặc trưng cho các tiêu chuẩn xác định các chức năng chủ yếu
của sản phẩm như giá trị dinh dưỡng, độ bền, thời gian sử dụng và quy định lĩnh vực

sử dụng sản phẩm.
+ Chỉ tiêu độ tin cậy của sản phẩm: được coi là một trong những yếu tố quan
trọng nhất phản ánh chất lượng của một sản phẩm, đặc trưng cho tính chất của sản
phẩm, đảm bảo các thông số kỹ thuật làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Chỉ tiêu về lao động học: đặc trưng cho quan hệ giữa người với sản phẩm trong
hoàn cảnh có lợi nhất.
+ Chỉ tiêu an toàn của sản phẩm: đảm bảo cho tính an toàn trong sản xuất cũng
như khi sử dụng sản phẩm, đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người tiêu dùng. Đây
là chỉ tiêu đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm phân bón của công ty.
+ Chỉ tiêu công nghệ: đặc trưng cho quy trình chế tạo sản phẩm có chất lượng
cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí, hạ giá thành.
+ Chỉ tiêu về thẩm mỹ: đặc trưng cho hình thức mẫu mã của sản phẩm.
SVTH: Trần Thị Ngọc Huệ

Trang 25


×