Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non qua bộ phận văn học dành cho trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.84 KB, 37 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Mục lục
Trang
Phần 1. mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử nghiên cứu khoa học
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

3
4
4
4
4

Phần 2. nội dung
Chương 1. Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học

5

1. Khái niệm thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ
5
2. Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non
5
2.1 Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non 5
2.2 Khả năng của văn học trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mầm non


6
3. Một số đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ mầm non
7
3.1 Sự hồn nhiên ngây thơ
7
3.2 Sự ngắn gọn và rõ ràng
8
3.3 Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu
9
3.4 Sử dụng từ ngữ chọn lọc trong sáng và dễ hiểu
10
3.5 Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
11
3.6 ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
12
4. Vai trò của văn học đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
12
Chương 2. Văn học dành cho trẻ em và chức năng giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ mầm non
18
1. Tổng quan về loại tự sự dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của một số thể loại
tự sự dân gian đối với trẻ mần non
18
1.1. Thần thoại
20
a. Khái niệm`
20
b. Đề tài và giá trị xã hội của thần thoại
20
c. Chức năng giáo dục thẩm mỹ của thần thoại đối với trẻ mầm non 22


Đỗ Thị Mi

1

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.2. Truyện cổ tích
22
a. Khái niệm
22
b. Đề tài và giá trị xã hội của truyện cổ tích
22
c. Chức năng giáo dục thẩm mỹ của truyện cổ tích đối với trẻ
mầm non.
24
2. Tổng quan về loại trữ tình dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của một số thể
loại trữ tình dân gian đối với trẻ mần non
24
2.1. Ca dao dân ca
29
a. Khái niệm
29
b. Đề tài và giá trị xã hội của ca dao - dân ca
29

2.2. Hát ru
30
a. Khái niệm
30
b. Đề tài và giá trị xã hội của hát ru
31
2.3. Chức năng giáo dục thẩm mỹ của ca dao hát ru đối với trẻ
mầm non
31

Đỗ Thị Mi

kết luận

33

Tài liệu tham khảo

37

2

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần 1: Mở Đầu

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em.
Điều 21, 22 Luật Giáo dục (2005) xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo
dục Mầm non : Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Đối với trẻ mầm non các môn học trong nhà trường như toán, văn học,
các tiết học làm quen, khám phá, hình thành biểu tượng đã góp phần giúp
trẻ xây đắp những ước mơ lớn lao cho tương lai của mình, đặc biệt là môn văn
học. Ngoài những đặc tính chung của nghệ thuật, văn học cho trẻ em còn
mang những đặc tính rất riêng do tâm lý tiếp nhận của lứa tuổi quy định. Văn
học sáng tác cho trẻ em xuất phát từ sự hồn nhiên, ngây thơ trong sáng của trẻ.
Trẻ mầm non rất giàu xúc cảm tình cảm, đây là nét tâm lý nổi bật của trẻ. Trẻ
luôn có nhu cầu được người khác quan tâm, luôn bày tỏ tình cảm với mọi
người xung quanh. Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự thay đổi của thế
giới thiên nhiên, trẻ xúc động ngỡ ngàng trước những điều rất đơn giản.
Có thể nói để tiếp nhận thế giới của cái đẹp được xây dựng trong văn
học nghệ thuật thì không ai có lợi thế bằng trẻ em. Văn học có tầm quan trọng
đặc biệt, đảm nhiệm các chức năng giáo dục: chức năng nhận thức, chức năng
thẩm mỹ, chức năng thông tin, chức năng giải trí và xây dựng trí tưởng tượng
phong phú cho trẻ. Giáo dục thẩm mỹ là nội dung quan trọng của giáo dục
toàn diện đối với trẻ và là việc cần tiến hành nghiêm túc từ tuổi mẫu giáo. Có
thể coi trẻ mẫu giáo là thời kì hoàng kim của giáo dục thẩm mỹ. Do vậy, năng
khiếu nghệ thuật cũng được nảy sinh từ lứa tuổi này.
Khi nói đến giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, người ta coi đó là nhiệm vụ của
trường mầm non trong các tiết học: tạo hình, âm nhạc, đóng kịch dựa trên
các tác phẩm văn học. Qua đó trẻ được làm quen, tiếp xúc với văn học. Văn
học là nghệ thuật phổ biến và có tác dụng giáo dục thẩm mỹ mạnh mẽ nhất.

Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện hay, kèm theo những bức tranh sinh
động. Đọc cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, đưa trẻ vào thế giới bí ẩn
đầy huyền ảo và giàu trí tưởng tượng. Thêm vào đó ngôn ngữ, giọng điệu của
người đọc người kể dẫn trẻ đến với văn học một cách hứng thú, say mê.

Đỗ Thị Mi

3

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trẻ nhận thấy trong văn học luôn là điều hay, cái đẹp, cái thần kì nhiệm
màu. Qua đó giáo dục trẻ chân, thiện, mỹ của con người. Vì vậy, là giáo viên
tương lai tôi chọn đề tài này để tìm hiểu thêm về cái hay, cái đẹp cần giáo dục
trẻ qua văn học.

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu bộ phận văn học dành cho trẻ em, qua đó thấy được vai trò
của văn học dành cho trẻ em trong việc giáo dục thẩm mỹ cho tre mầm non.

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
PGS.TS. Nguyễn Thị Bình. Sức hấp dẫn văn học viết thiếu nhi qua hình
tượng nhóc Nicolas. Tạp chí văn học 6/2008
TS. Hồ Thị Hạnh. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thông qua việc tiếp xúc
với các loại hình nghệ thuật. Báo Giáo Dục Mần Non

Lê Phương Liên. Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai. Những ảnh
hưởng của Văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kì
đổi mới 9/2009

4. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp và thời gian nghiên cứu không dài,
trong khi văn học dành cho trẻ em là một kho tàng rộng lớn. Với đề tài này tôi
chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non qua bộ phân văn
học dành cho trẻ em. Dựa trên thể loại tự sự dân gian (thần thoại; truyện cổ
tích) và trữ tình dân gian (ca dao; hát ru).

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân loại

Đỗ Thị Mi

4

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần 2: Nội Dung
Chương 1: Chức năng giáo dục thẩm mỹ
trong văn học
1. Khái niệm thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ

Nói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Cái đẹp
là cái hài hoà, sự cân đối cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Cái đẹp là sự
kết hợp của các quan niệm cả khách quan lẫn chủ quan.
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển
toàn diện đối với trẻ và cần được tiến hành ngay từ tuổi mẫu giáo.
Giáo dục thẩm mỹ là một quá trình tác động có mục đích và có hệ
thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết
cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, đặc biệt là trong văn học để đưa cái
đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo.

2. Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm
non
2.1. Chức năng giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ mầm non
Văn học là sách giáo khoa về cuộc sống (những quan hệ thẩm mỹ giữa
nghệ thuật và hiện thực). Nói như vậy là muốn đề cập đến chức năng của văn
học đối với cuộc sống tinh thần của con người.
Lý luận văn học truyền thống thường nói đến chân thiện mỹ của văn
học. Sau này người ta coi văn học có ba chức năng gắn bó mật thiết với nhau
là: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Gần đây người ta còn nêu thêm nhiều
chức năng khác nhau nữa của văn học như: chức năng giao tiếp, chức năng
giải trí, chức năng dự báo Việc nêu thêm những chức năng cho văn học, xét
ở những góc độ khác nhau đều có những lý lẽ xác đáng của nó. Song ở góc độ
nào cũng đều phải nhìn nhận các chức năng trong một chỉnh thể thống nhất,
nhằm làm rõ đặc trưng của văn học. Đề tài này tôi chỉ đề cập đến chức năng
giáo dục thẩm mỹ trong văn học dành cho trẻ em.
Khi phản ánh cuộc sống, văn học có chức năng góp phần làm thoả mãn
các nhu cầu về cái đẹp, trau dồi năng lực và thị hiếu thẩm mỹ cho con
người.Văn học làm thỏa mãn những nhu cầu về cái đẹp bằng cách tạo cho con
người những rung động sâu sắc về tình cảm, được nếm trải những giây phút lo
âu, hồi hộp, vui sướng, ước vọng qua những bước thăng trầm, biến đổi của


Đỗ Thị Mi

5

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cuộc đời. Cái đẹp do văn học tạo ra là cái đẹp được chọn lọc có tính chất điển
hình, khái quát, có chất lượng cao và mới mẻ hơn cái đẹp trong đời thường.
Nó có khả năng nuôi dưỡng những xúc cảm thẩm mỹ cho con người và giúp
con người phát triển những phẩm chất nghệ sĩ vốn có của mình.
2.2. Khả năng của văn học trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Đối với trẻ mầm non, giáo dục đạo đức cần phải gắn chặt với giáo dục
thẩm mỹ. Giáo dục cho trẻ cảm nhận cái hay cái đẹp trong xã hội, trong tự
nhiên đồng thời phải giáo dục trẻ biết làm theo các tấm gương tốt, biết trân
trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên. Văn học phản ánh hiện thực hay nói khác
đi văn học là cái phản ánh và hiện thực là cái được phản ánh. Giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ làm cho trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong hiện thực (cái
được phản ánh) và cái đẹp của chính ngôn ngữ tác phẩm (cái phản ánh). Cái
đẹp trong xã hội mà tác phẩm văn học đem đến cho trẻ chính là cái đẹp trong
quan hệ giữa con người với con người (tình cảm đối với những người ruột thịt,
tình cảm với bạn bè)
Cái đẹp trong tự nhiên đem lại cho trẻ những xúc cảm thẩm mỹ lành
mạnh. Đáng yêu sao chú gà con mới nở:
Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
Đẹp biết bao những chiếc nấm :
ở rừng mỗi bận mưa xong
Bao nhiêu nấm trắng, nấm hồng, nấm nâu
Nấm đi trước nấm đi sau
Nấm nào cũng đội trên đầu chiếc ô
(Nguyễn Châu Nấm rừng)
Cây dưới ngòi bút của các nhà thơ đem lại cho trẻ cái nhìn mới mẻ. Cây
không phải là khúc gỗ đâu nhé, cây cũng có tâm hồn, có quan hệ với các bạn
cây khác, với gió, với chim. Bốn mùa trong thiên nhiên cũng đi vào tác phẩm
văn học, trẻ cảm thấy không khí trong lành, ấm áp của mùa xuân qua các bài
thơ: cây đào, mùa xuân; không khí mùa thu mát mẻ dưới ánh trăng: trăng
ơitừ đâu đến; những ngày hè nóng nực: trưa hè và những cơn mưa mùa hạ
ngọt ngào: mưa; mưa làm nũng; mùa đông lạnh với bài thơ: mùa đông; chiếc
lá bàng, Khi nghe đọc thơ, kể chuyện trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên
nhiên, của các con vật, đồ vật đã được thơ, truyện phản ánh. Tình yêu thiên

Đỗ Thị Mi

6

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


nhiên là khởi điểm của tình yêu đất nước (đọc và kể chuyện văn học ở vườn
trẻ). Nếu trẻ có tình yêu và lòng nhân hậu đối với thiên nhiên, gần gũi với
thiên nhiên thì trẻ sẽ có tình yêu nồng nàn với Tổ quốc và con người.
Bên cạnh việc đem lại cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ, các tác phẩm luôn
nhắc nhở trẻ phải biết bảo vệ thiên nhiên, biết chăm sóc các con vật, giữ gìn
và sử dụng tiết kiệm đồ dùng, đồ chơi(trồng cây, tưới rau, nuôi gà, hoa kết
trái,)
Cái đẹp trong ngôn ngữ tác phẩm cũng đa dạng như nội dung phản ánh.
để miêu tả thiên nhiên, các con vật các nhà thơ thường sử dụng lối nói ví von,
sự so sánh kết hợp với lối nói ẩn dụ và hoán dụ:
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
(Trăng ơi từ đâu đến - Trần Đăng Khoa)
Cũng có khi sử dụng lối nói nhân cách hoá:
Cây có ngàn mắt lá
Mắt nào cũng tươi xanh
Cây có trăm tay cành
Cùng vươn ra đón gió
Tâm hồn cây rất ngỏ
Chim thường đến tâm tình
( Thy Ngọc Cây)
Trong các câu văn, câu thơ, các tác giả thường sử dụng các từ tượng
hình, tượng thanh: ù ù như xay lúa; lộp bộp, lộp bộp rơi; bụi bay cuồn cuộn;
cơn mưa sầm sập; suối chảy rì rào trong kẽ đá Các từ láy đôi, láy ba: cầu
Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ/ Nước dưới hồ xanh, xanh, xanh; hoa cà tim tím/ hoa
mướp vàng vàng
Tính thẩm mỹ biểu hiện cả trong những sự vật và hiện tượng tự nhiên.
Trong bản thân con người (từ dáng vẻ, hoạt động, hành vi, ứng xử). Những

đồ vật do con người sáng tạo ra trong các tác phẩm nghệ thuật khác.

3. Một số đặc trưng cơ bản của văn học dành cho trẻ mầm non
3.1. Sự hồn nhiên ngây thơ
Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ. Vì thế, yêu cầu đầu
tiên của văn học dành cho các em cũng chính là sự hồn nhiên ngây thơ.

Đỗ Thị Mi

7

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Những sáng tác do các em viết thực sự cuốn hút người đọc bởi sự hồn nhiên
ngây thơ, trong sáng của các em :
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
(Phan Thị Vàng Anh)
Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ,
phải thực sự hoá thân sống cùng trẻ thì tác phẩm mới hy vọng đem lại sự
thành công.
3.2. Ngắn gọn và rõ ràng
Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng của tác phẩm mà còn thể

hiện trong cả câu văn, câu thơ. Văn xuôi thường được thể hiện bằng câu đơn
ngắn gọn, ít khi dùng câu phức hợp. Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ
thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc
một câu hỏi mang tính định hướng: Bó hoa tặng cô; Cái bát xinh xinh; Ai
đáng khen nhiều hơn; Bài học tốt Truyện thường có kết cấu theo kiểu đối
lập, tương phản rõ ràng, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý
nghĩa của câu chuyện và trẻ có thể kể lại một cách dễ dàng: Chú dê đen; Ba cô
gái; Bác gấu đen và hai chú thỏ
Dạng phổ biến của thơ viết cho trẻ em là thể thơ ba chữ, bốn chữ, năm
chữ, rất gần với đồng dao một thể loại của văn học dân gian phù hợp với trẻ
thơ. Câu thơ ngắn vui nhộn, các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc dễ nhớ:
Cây dây leo
Bé tẻo teo

ở trong nhà
Lại bò ra
Ngoài cửa sổ
Và nghển cổ
Lên trời cao
Hỏi: vì sao?
Cây trả lời:
- Ra ngoài trời
Cho dễ thở
(Xuân Tiến Cây dây leo)
Hoặc:

Đỗ Thị Mi

8


K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hay nói ầm ĩ
Là con vịt bầu
Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện
Hay chăng dây điện
Là con nhện con
Ăn no quay tròn
Là cối xay lúa
(Trần Đăng Khoa Kể cho bé nghe)
Sự rõ ràng của văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non còn được thể
hiện ở ý nghĩa của từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ
thể dễ hiểu:
Vàng tươi hoa cúc áo
Đỏ rực nụ dong riềng
Tim tím hoa bìm bìm
Dây tơ hồng em quấn
Thành một bó vừa xinh
(Ngô Quân Miện Bó hoa tặng cô)
Hay như đoạn văn sau:
Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay xuống mặt biển, rồi
chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ
nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dòng sông lấp lánh sáng như bạc. Xế chiều,
ông mặt trời tỏa những tia nắng chói chang hơn lúc sáng

(Giọt nước Tí Xíu )
Với cách tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ
các sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó, truyện
thường có kết cấu đối lập tương phản với hai loại nhân vật thiện - ác; tốt - xấu
(kiểu kết cấu của cổ tích) phù hợp với lối tư duy cụ thể của trẻ, giúp trẻ nắm
được cốt truyện, hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một
cách dễ dàng: chú dê đen; Bác Hồ kính yêu; chú thỏ tinh khôn
3.3. Giàu hình ảnh, vần điệu và nhạc điệu
Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm
cho tác phẩm thêm sinh động, có sức hẫp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Có
thể nói vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho trẻ em. Thơ không
chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ:

Đỗ Thị Mi

9

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bắp cải xanh
Xanh mát mắt
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa

(Phạm Hổ Bắp cải xanh )
Chữ cuối của câu thơ thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu
thơ thứ hai; chữ cuối của câu thơ thứ ba được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư
gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ cuộn vòng tròn.
Bài thơ Mời vào của Võ Quảng như một hoạt cảnh vui không chỉ vì sự xuất
hiện của các nhân vật cùng với các sự kiện mà còn kết hợp bởi các thanh trắc,
thanh bằng tạo nên tính nhạc của bài thơ:
- Cốc, cốc,cốc !
- Ai gọi đó ?
- Tôi là thỏ.
- Nếu là thỏ
Cho xem tai.
- Cốc, cốc, cốc !
- Ai gọi đó ?
- Tôi là nai.
- Thật là nai
Cho xem gạc
3.4. Sử dụng từ ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
Văn học cho trẻ em đặc biệt có nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều
động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc tạo nên sắc thái vui tươi, vừa
khêu gợi, kích thích trí tượng sáng tạo của trẻ và tác động mạnh đến nhận thức
tư tưởng tình cảm của trẻ:
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió


Đỗ Thị Mi

10

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

(Thu Hà - Hoa kết trái)
Nhờ hàng loạt tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh ), các từ
tượng hình (đốm lửa, rung rinh) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng
vàng, đỏ, trắng tinh), bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về
mảnh vườn, giúp trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những màu sắc và
hình dáng thật cụ thể.
3.5. Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa
tuổi mầm non. Khác với thơ viết cho người lớn, hầu hết là thơ tâm trạng, bao
gồm hệ thống những cảm xúc, nỗi niềm, suy tưởng thơ cho trẻ em có thể kể
lại được. Ngoài những truyện thơ như: Mèo đi câu cá; Nàng tiên ốc; Bồ câu và
ngan những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc một hiện tượng : Đoá
hoa tặng mẹ; Chiếc cầu mới; Chú bò tìm bạn; Xe chữa cháy
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe hát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai
Bò chào: kìa anh bạn

Lại gặp anh ở đây!
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
ậm ò tìm gọi mãi
(Phạm Hổ Chú bò tìm bạn)
Bài thơ là một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện kể rằng có một chú bò khi
ra sông uống nước, thấy bóng của mình dưới dòng nước trong xanh đã nhầm
tưởng là có một anh bò nào khác cũng ra sông uống nước như mình. Bò cất
tiếng chào, mặt nước rung rinh xao động làm bóng của bò tan biến. Bò ngạc
nhiên không hiểu bạn đi đâu nên cứ ậm ò tìm gọi.
Nếu yếu tố truyện trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt
được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của
thiên nhiên và cuộc sống, thì yếu tố thơ trong truyện lại như một chất xúc tác
làm cho câu chuyện có thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ. Mỗi câu chuyện
viết cho trẻ em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của truyện sẽ

Đỗ Thị Mi

11

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


làm cho những bài học ấy không bị khô khan, cứng nhắc. Những truyện như:
Giọng hót chim sơn ca; Hoa mào gà; Chú đỗ con; Bồ nông có hiếu; Cây gạo
Chẳng khác gì những bài thơ bằng văn xuôi, những bài thơ ca ngợi cuộc sống,
ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và ca ngợi những tình cảm cao đẹp của con
người. Cùng với chất thơ bay bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo
các em suốt cả cuộc đời.
3.6. ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng mà sâu lắng
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục.
Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng tác động mạnh mẽ đến
tâm hồn và nhận thức của con người. Nhất là với lứa tuổi mầm non thì văn
học, đặc biệt là thơ càng có sự tác động nhanh, nhạy. Tuy nhiên, lứa tuổi này
chỉ có thể đọc tác phẩm văn học một cách gián tiếp, tư duy lôgic chưa phát
triển nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi
một tác phẩm văn học đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.

4. Vai trò của văn học với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Trẻ em như búp trên cành non tơ và trong trắng. Sự nhận thức của trẻ
thường thông qua con đường cụ thể, trực tiếp cảm tính, gắn liền với những
cảm xúc về cái đẹp, vì thế có thể thông qua giáo dục thẩm mỹ mà giáo dục
các mặt khác cho trẻ đặc biệt là giáo dục đạo đức. Đối với trẻ mầm non thì cái
đẹp và cái tốt chỉ là một, khó có thể chia cắt rạch ròi. Đặc biệt ở tuổi mẫu giáo
là thời kỳ phát triển của những xúc cảm thẩm mỹ. Tức là xúc cảm tích cực
được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp. Khiến trẻ thấy gắn bó tha
thiết với mọi người và thế giới xung quanh. Chính vì thế, đây là thời điểm vô
cùng thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ và chính giáo dục thẩm mỹ lại có
thể mang đến một hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách
của trẻ. Về phương diện này, văn học đặc biệt là văn học cho trẻ em lứa tuổi
mầm non có khả năng chiếm ưu thế.
Trước hết, văn học đem đến cho trẻ những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng;
gợi mở trong các em những xúc cảm thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ. Các tác

phẩm văn học nói chung, văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng
như một khung cửa sổ rộng lớn đưa trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Từ
những tác phẩm văn học này trẻ thấy được một thế giới bao la cùng với những
hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Đặc biệt những nội dung vô cùng phong phú, đa
dạng với những hình ảnh đẹp đẽ tươi sáng lại được thể hiện bởi hệ thống ngôn
ngữ hết sức đơn giản với các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tạo nên những
bức tranh muôn màu muôn vẻ về thiên nhiên và cuộc sống. Trẻ mầm non với

Đỗ Thị Mi

12

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tâm hồn ngây thơ chưa có trải nghiệm cá nhân, sự nhận thức về thế giới xung
quanh mới ở mức cảm tính gắn với những cái cụ thể trước mắt. Vẻ đẹp lấp
lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn
học gặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và
cảm nhận được ý nghĩa giáo dục trong tác phẩm này.
Trẻ em được gặp trong thơ ca những hình ảnh so sánh thật sinh động và
hẫp dẫn, những hình ảnh nhân hoá đầy phóng khoáng mà lại hết sức gần gũi:
Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi

Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi
(Nhược Thuỷ Trăng sáng)
Hay :
Trăng ơitừ đâu đến
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơitừ đâu đến
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơitừ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
(Trần Đăng Khoa - Trăng ơi từ đâu đến)
Những hình ảnh miêu tả trong thơ thường rất sinh động, trong trẻo, giúp
các em không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống. Bài thơ Trăng sáng của Nhược Thuỷ và Trăng ơitừ
đâu đến của Trần Đăng Khoa với lối so sánh độc đáo và những ảnh đẹp, ngộ
nghĩnh không chỉ kích thích trí tưởng tượng của trẻ thơ mà còn góp phần khơi
gợi trong các em tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tự hào về quê hương đất
nước mình:

Đỗ Thị Mi

13


K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em!
Với bài thơ Cánh hoa nở bằng cách so sánh những ngón tay bé như
những cánh hoa trong vườn hoa mùa xuân trắng hồng đẹp đẽ:
Năm ngón tay đẹp
Như năm cánh hoa
Mười ngón tay đẹp
Như mười cánh hoa
Tác giả còn nhắc nhở trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ:
Bé không nghịch bẩn
Tay bé trắng hồng
Như cánh hoa nở
Trong vườn mùa xuân
(Phạm Đình Ân)
Bài thơ Em yêu nhà em giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm, đầm ấm
của những cảnh vật gần gũi, gắn bó với ngôi nhà của mình:
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ

Có ao muống với cá cờ
Có đầm ngào ngạt hương sen
ếch con đọc nhạc dế mèn ngâm thơ
Và điều quan trọng nhất là bài thơ đã gợi ở trẻ niềm tự hào, tình cảm
yêu mến đối với ngôi nhà của mình, nơi đã sinh ra và lớn lên để sau này:
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em
( Đoàn Thị Lam Luyến)
Trong các tác phẩm văn xuôi, trẻ em càng thích thú khi được gặp những
yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích, lối nhân hoá và sự tưởng tượng phong phú
của thần thoại. Những hình tượng văn chương tốt đẹp đầy lòng nhân ái sẽ giúp
các em tự rút ra các khái niệm về thẩm mỹ, tự phân biệt cái đẹp - cái xấu; cái
đáng yêu - cái không đáng yêu và không chỉ cung cấp cho các em những
hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ, văn học cho trẻ lứa tuổi mầm non còn giúp trẻ phát

Đỗ Thị Mi

14

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

huy trí tưởng tượng phong phú, bay bổng để tự tạo ra cái đẹp hoặc tìm đến và
thưởng ngoạn cái đẹp.
Với các giá trị thẩm mỹ độc đáo văn học làm thoả mãn những nhu cầu
thẩm mỹ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm mỹ của con người. Với trẻ mầm

non nhờ tiếp xúc với tác phẩm văn học, tâm hồn trẻ cũng trở nên nhạy cảm
hơn, có khả năng cảm thụ tốt hơn các tác phẩm văn học. Để có thể nhận ra cái
hay cái đẹp của tác phẩm văn học, biết khám phá ra cái đẹp của thế giới xung
quanh và chính vì thế mà trẻ cảm nhận cuộc sống một cách nhạy cảm, mẫn
cảm hơn. Có thể nói, về phương diện này văn học nghệ thuật chính là nơi nuôi
dưỡng cảm xúc thẩm mỹ của con người, nơi gìn giữ và phát triển chất nghệ sỹ
vốn có trong mỗi tâm hồn. Như Mác từng nói: bản thân mỗi con người bẩm
sinh đã là một nghệ sỹ, văn học chính là nơi khơi dậy và tiếp sức cho nhưng
rung động về cái đẹp, nơi giữ cho tâm hồn không bị chai sạn đi mà luôn luôn
mới mẻ, nhạy cảm với cái đẹp của từng chiếc lá, giọt sương, một ánh trăng,
một tia nắng và do đó cũng không bao giờ nguội lạnh thờ ơ với số phận con
người. Luôn căm phẫn đau đớn, xót xa vì cái xấu, cái ác và thiết tha yêu
thương, hướng về cái đẹp
Khi được thường xuyên thưởng thức các tác phẩm văn học trẻ sẽ say
mê, thích thú các tác phẩm đó. Trẻ em lứa tuổi mầm non còn có thể biết tự
mình sáng tạo ra cái đẹp. Sự sáng tạo này rất phong phú, vì vậy các cô giáo
mầm non cần động viên và gợi ý để trẻ có thể phát huy được hết thế mạnh của
mình.
Trong quá trình kể lại truyện hoặc kể chuyện theo tranh trẻ có thể kể
sáng tạo thêm những chi tiết, hình ảnh và ngôn ngữ mới. Ví dụ: khi trẻ kể lại
truyện Cây khế trẻ đã tự ý thêm vào chi tiết:
Thấy người em khóc, chim Phượng hoàng bảo:
Người em nín đi , ta ăn một quả trả một cục vàng (trong khi cô giáo
chỉ kể là: chim Phượng hoàng bảo: ăn một quả, trả một cục vàng
Khi được hỏi tại sao trẻ lại kể là người em nín đi trẻ đã trả lời: tại vì người em
khóc nên chim Phượng hoàng phải dỗ. Đó chính là cái lý của trẻ em. Trẻ vừa
được nghe cô kể chuyện, vừa nhớ lại những lần mình khóc được ông bà, bố
mẹ dỗ dành, nên đã tưởng tượng ra chuyện chim Phượng hoàng dỗ người em
nín đi.
Thêm vào đó, trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học là quá trình trẻ

được nhập vai, sống cùng các nhân vật trong tác phẩm. Nếu biết cách tổ chức
tốt ta có thể kích thích sự say mê sáng tạo của trẻ. Thêm vào đó hoạt động tạo
hình (vẽ tranh, xé dán, nặn theo các hình tượng và nhân vật trong tác phẩm

Đỗ Thị Mi

15

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

văn học). Trẻ có cơ hội phát huy trí tưởng tượng phong phú bay bổng của
mình. Trẻ nghe truyện, ấn tượng về một chi tiết nào đó trẻ cũng có thể tự vẽ
tranh theo trí tưởng tượng của mình. Ví dụ: khi nghe chuyện Tấm cám trẻ có
thể vẽ những bức tranh bụt hiện lên trong vầng hào quang chói sáng; cô Tấm
đang ngồi khóc; cô Tấm đang vớt tép; con gà đang bới đất.Xem những bức
tranh trẻ tự vẽ (theo tác phẩm văn học) mới thấy trí tưởng tượng của trẻ thật vô
bờ bến, và khả năng khơi gợi những cảm xúc thẩm mỹ trong văn học đối với
trẻ thật lớn lao. Vì vậy, trong những giờ vẽ tranh tự do hoặc theo chủ đề cô
nên gợi ý trẻ để trẻ nhớ lại những câu chuyện đã được nghe. Điều này không
chỉ giúp trẻ nhớ lại truyện mà còn phát huy trí tưởng tượng phong phú, bồi
dưỡng những rung động thẩm mỹ cũng như khả năng sáng tạo nghệ thuật của
trẻ thơ.
Khả năng sáng tạo tuyệt vời của trẻ cộng với những ảnh hưởng lớn lao
của tác phẩm văn học đã dẫn đến hiện tượng có một số trẻ biết làm thơ khi
chưa biết chữ (chưa vào lớp 1): Hoàng Dạ Thi và Ngô Thị Bích Hiền

Hoàng Dạ Thi mới lên năm tuổi đã có thơ:
Con thương mẹ như cái lá
Con thương chị Líp to bằng cái nhà
Con thương ba như ông trời
Trời là đi mô cũng có
Trời là đi mô hắn cũng đi theo
Và bài thơ Cái chuông vú thật nổi tiếng
Hai cái vú của mẹ là hai cái chuông
Con sờ vào
Nó kêu: kreng, kreng, kreng
Con mượn hai cái chuông vú
Con đi bán kem
Ai nghe tiếng chuông vú cũng đến mua
Kem vú ngọt lắm
Kreng, kreng, kreng
Ngô Thị Bích Hiền có những bài thơ thật hay khi năm tuổi:
Cầu Thê Húc đỏ, đỏ, đỏ
Cây bên cầu xanh, xanh, xanh
Nước dưới cầu trắng, trắng, trắng
Nhìn xuống dưới sợ, sợ, sợ
Đi trên cầu thích, thích, thích
(Cầu Thê Húc)

Đỗ Thị Mi

16

K32MN - GDTH



Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hay như bài thơ: Ông mặt trời
Ông mặt trời óng ánh
Toả nắng hai mẹ con
Bóng con và bóng mẹ
Dắt nhau đi trên đường
Em nhíu mắt nhìn ông
Ông nhíu mắt nhìn em
Ông ở trên trời nhé
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười đi bên cạnh
Ông mặt trời óng ánh

Đỗ Thị Mi

17

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Chương 2: văn học dành cho trẻ em và chức
năng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

1. Tổng quan về loại tự sự dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của một
số thể loại tự sự dân gian đối với trẻ mần non
Văn tự sự dân gian chủ yếu gồm có truyện và vè. Truyện dân gian
thường là văn xuôi nhưng cũng có khi là văn vần. Còn vè thì bao giờ cũng là
văn vần. Kho tàng truyện dan gian Việt Nam rất phong phú với nhiều loại
truyện: thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười không phải
các loại truyện ấy cùng xuất hiện trong lịch sử như nhau. Thần thoại xuất hiện
từ thời nguyên thuỷ. Đến thời Văn Lang, Âu Lạc khi có hình thức sơ khai của
nhà nước, khi dần dần có sự kết hợp giữa các thị tộc, bộ lạc thì những thần
thoại ở các địa phương khác nhau cũng dần kết hợp lại với nhau thành hệ
thống phản ánh sự phôi thai của dân tộc. Thời kì mà chế độ phong kiến thống
trị ở nước ta là thời kì phát triển của truyện cổ tích. Cũng có những truyện cổ
tích bắt nguồn từ thần thoại. Nhưng dù có nguồn gốc thế nào đi chăng nữa thì
truyện cổ tích ở nước ta vẫn chủ yếu phản ánh xã hội phong kiến và cuộc đấu
tranh của nhân dân dưới chế độ phong kiến. Nếu như thần thoại có hình thức
văn vần trong buổi thịnh thời của nó thì truyện cổ tích thường là văn xuôi dân
gian.
Truyện cổ tích lưu hành trong xã hội với tính chất là tác phẩm văn nghệ.
Nếu như một số truyện nào đó có ý nghĩa như một phương tiện của của tôn
giáo thì đó không phải là những phương tiện phổ biến.
Truyện ngụ ngôn phát triển đồng thời với truyện cổ tích, khi tư duy đã
đạt đến trình độ phân biệt được ý niệm trừu tượng ẩn ở đằng sau sự tích cụ thể,
khi nhân dân cần đến một thứ vũ khí thích hợp để có thể tiến công vào giai cấp
thống trị mà lại vừa bảo vệ được người sử dụng vũ khí ấy.
Đến thời kì giai cấp phong kiến suy vong, bản chất xấu xa của nó ngày
càng lộ liễu thì nhân dân bèn sáng tác nhiều truyện cười để vạch rõ hơn bản
chất xấu xa ấy. Không có lý do gì để khẳng định rằng những truyện cười đầu
tiên phải ra đời sau thần thoại. Nhưng chắc chắn rằng mùa nở rộ của truyện
cười phải là thời kỳ của chế độ phong kiến. Đó cũng chính là mùa nở rộ của
vè. Sự trùng hợp này không phải ngẫu nhiên: vè cũng như truyện cười đều là

những loại vũ khí sắc bén của nhân dân trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ chế
độ phong kiến đang lung lay tận gốc.

Đỗ Thị Mi

18

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khi nói đến các thể loại tự sự dân gian, có người còn dùng các danh từ
như: truyền thuyết, dã sử Truyền thuyết vốn có nghĩa là những điều được
truyền lại từ đời trước qua cửa miệng các thế hệ. Danh từ truyền thuyết bao
hàm ý cho rằng vì truyền miệng cho nên không chính xác. Nhưng khi mà các
điều truyền thuyết được sắp xếp, liên hệ theo một mạch lạc nào đó thì có thể
hình thành một truyện có đầu có đuôi. Đó thường là truyện cổ tích lịch sử.
Nhưng bản thân những điều truyền thuyết thì chưa phải là tác phẩm văn học,
nhất là vì đại đa số các điều truyền thuyết thường lưu hành trong dân gian một
cách tản mạn, vụn vặt. Nhà sử học rất quý những điều truyền thuyết vì chúng
phản ánh những sự kiện lịch sử ở những khía cạnh mà sử gia phong kiến ngày
xưa không thể thấy rõ và ghi chép hết được. Nhưng nhà sử học lại phải luôn
luôn dè chừng sự khúc xạ của việc phản ánh ấy qua trí tưởng tượng quá phong
phú của nhân dân. Ngoài những điều còn đang rời rạc, nhà sử học còn chú ý
cả đến thần thoại, truyện cổ tích lịch sử mà họ cũng gọi dưới cái tên là truyền
thuyết vẫn với hàm ý cho rằng đó là những tài liệu mà khoa sử học cần tham
khảo nhưng không thể tin theo một cách dễ dàng. Danh từ dã sử có ý nghĩa

tương tự như danh từ truyền thuyết nhưng không bao hàm sự bình giá về mức
độ chính xác của sự phản ánh hiện thực. Nhà sử học dùng danh từ dã sử để chỉ
các tài liệu sử học lưu hành trong dân dã khác với tài liệu được ghi lại chính
xác trong thư tịch của nhà nước phong kiến. Các danh từ truyền thuyết và dã
sử như vậy không bao hàm giới thuyết về một thể loại văn học nhất định.
Những danh từ ấy nên coi như thuật ngữ sử học không nên coi như thuật ngữ
văn học dân gian.
Khi nói đến các thể loại tự sự dân gian bằng văn vần, thì ngoài vè ra,
người ta còn nói đến sử thi, anh hùng ca, tráng sĩ ca, diễn ca. Diễn ca là đem
sự việc diễn thành lời ca. Danh từ này được dùng với một ý nghĩa rộng: có thể
dùng cho văn học dân gian mà cũng có thể dùng cho văn học thành văn, có thể
dùng để nói về việc diễn thành lời ca những sự việc của mọi thời kỳ lịch sử.
Các thể loại tự sự dân gian trước hết chú trọng đến việc miêu tả hành động của
nhân vật và bối cảnh xã hội của hành động ấy mà ít chú trọng đến việc miêu tả
nội tâm của nhân vật. Tuy nhiên, nếu tác phẩm tự sự dân gian được đặt ra dưới
dạng thơ ca, thì yếu tố trữ tình thường chen vào giữa yếu tố tự sự và có tỉ trọng
không nhỏ. Giữa các tác phẩm tự sự văn vần và tác phẩm tự sự văn xuôi lại có
sự khác nhau rất rõ nếu xét đến vấn đề ngôn ngữ văn học. Có vần, có nhịp
điệu, có phối hợp thanh âm thì sự liên kết các từ trong câu, các câu trong
bàithường chặt chẽ. Và ngôn ngữ của tác phẩm vì thế mà thường được định
hình trở nên kiên cố. Đó chắc chắn là sử thi và anh hùng ca xưa kia và là

Đỗ Thị Mi

19

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

trường hợp của vè ngày nay. Vè không phải bao giờ cũng là thơ, hơn nữa vè ít
khi muốn là thơ. Nhưng vè bao giờ cũng bao gồm những lời nói có vần vè có
nhịp điệu có khuôn khổ nhất định. Sau một quá trình lưu hành lâu dài trong
dân gian hình thức ngôn ngữ của một bài vè có thay đổi. Những thay đổi đó
chỉ rất nhỏ hơn những phần được xác định vững trắc. Do đó trong vè có vấn đề
ngôn ngữ văn học, ít nhất thì cũng cần nói rằng trong vè chúng ta phải và có
thể nghiên cứu ngôn ngữ văn học nhiều hơn là trong các thể loại tự sự văn
xuôi. Đã là văn xuôi truyền miệng thì làm sao lại có được một hình thức ngôn
ngữ xác định? Chỉ từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác, hình
thức ấy đã thay đổi rồi. Tất nhiên, trong tác phẩm tự sự bằng văn xuôi truyền
miệng cũng có những khẩu ngữ hoặc những lời nói có nhịp có vần. Những lời
nói đúc kết ấy thường có ngôn ngữ vững trắc. Dù sao trong các thể loại tự sự
bằng văn xuôi truyền miệng, vấn đề ngôn ngữ văn học cũng lui xuống hàng
thứ yếu so với các vấn đề về hình tượng văn học, kết cấu tác phẩm, chức năng
giáo dục của văn học.
1.1. Thần thoại
a. Khái niệm
Thần thoại là truyện kể về sự tích các thần. Truyện do người xưa tưởng
tượng ra nhằm giải thích nguồn gốc, ý nghĩa của một số sự vật, hiện tượng tự
nhiên và xã hội có quan hệ gần gũi với con người (như sông, núi, mặt trăng,
mặt trời, mưa lũ đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng lao động). Đối với tập thể thị
tộc, bộ lạc, thần thoại mang ý nghĩa của một tín ngưỡng, của một pho sử gốc,
kể chuyện thần thoại tức là kể lịch sử tổ tiên là cuộc trình diễn có nghi lễ.
b. Đề tài và giá trị xã hội của thần thoại
* Thần thoại khởi nguyên
Thần thoại khởi nguyên là những thần thoại nói về việc sinh ra vũ trụ và
cảnh quan địa lý, sinh ra muôn vật và sinh ra loài người (Thần trụ trời; Thần

sét; Thần mưa; Thần biển; Thần gió)
Người xưa tưởng tượng rằng vũ trụ lúc sơ khai là một không gian hỗn
độn, mờ mịt, trời đất còn dính liền nhau. Bắt đầu là công cuộc đẻ đất đẻ nước,
đất trời tách ra tạo một không gian cho muôn loài sinh sống, tiếp đến là việc
kiến tạo sông núi ao hồ Mỗi dân tộc có một cách quan niệm và cách hình
dung các hiện tượng thiên nhiên khác nhau nhưng tất cả vẫn thể hiện một lối
tư duy thống nhất: thế giới được hình thành thông qua lao động sáng tạo (các
vị thần bằng sức vóc và đôi tay đã chống trời lên, xếp đặt đất đai, trồng mọi
thứ cây cỏ).

Đỗ Thị Mi

20

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Người xưa nhận thức về mình bằng cách tưởng tượng cho mình một
nguồn gốc. Con người được sinh ra từ cây bí, quả bầu, từ giống tiên rồng
(chim, rắn). Hình tượng quả bầu mẹ, bọc trứng trăm quả, thể hiện ước vọng
đồng cảm giữa người với người, thể hiện tinh thần thống nhất các dân tộc
trong một cộng đồng chung: Tổ Quốc.
* Thần thoại sáng tạo văn hóa
Là truyện kể về những vị thần khai phá thiên nhiên, sáng lập các nghề.
Các vị Tổ sư đó dạy dân làm nương rẫy, chăn tằm dệt vải, chống lũ lụt, xây
thành, làm nhà(truyện Sơn tinh Thủy tinh; Lạc Long Quân). Thần thoại

nhiều dân tộc khác trên thế giới còn kể ra cả việc tìm ra lửa, sáng lập ra nghề
mộc, nghề rèn Thần lúc này là những sáng tạo ra anh hùng, sáng tạo ra nền
văn hóa vật chất sau buổi khai thiên lập địa. Đời sống định cư của nhân dân
bắt đầu. Một xã hội đã tồn tại trên cơ sở phát triển sản xuất. Có thể coi từ đây
đã xuất hiện trên đất nước ta một nền văn hóa khá cao, một nền văn minh
nông nghiệp rực rỡ (Lịch sử Việt Nam tập 1), trong quá trình lao động sáng
tạo ra văn hóa vật chất, nhân dân đã để lại cho đời sau một kho thần thoại
những sáng tạo tinh thần đẹp đẽ ca ngợi khả năng kỳ diệu của con người trong
buổi đầu chinh phục thiên nhiên.
* Thần thoại chiến trận
Thần thoại chiến trận phản ánh giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh xã hội
trên hai bình diện: đấu tranh giai cấp và đấu tranh chống ngoại xâm.
Khi đối diện với kẻ thù bên ngoài, các bộ lạc phát triển thành cộng
đồng dân tộc. Biên giới hình thành, việc giữ nước trở thành vấn đề sống còn
của một dân tộc đang phát triển. Nhân vật chính của thần thoại lúc này là
những anh hùng dũng sỹ trên chiến trận (Truyện Ông Gióng; chàng Trăng;
Gươm Ông Tú và những thần tích ghi lại những chiến công của các tướng tá
vua Hùng chống giặc phương Bắc). Tiêu biểu cho nhóm này là thần thoại Ông
Gióng, một hình tượng thể hiện sự vươn mình mạnh mẽ của một nhà nước mới
hình thành trước nhu cầu chống ngoại tộc. Gióng biểu tượng cho sức mạnh
một đất nước, một giống nòi với tư cách một dân tộc.
Thần thoại trong cuộc đấu tranh xã hội là bài ca ca ngợi những anh
hùng trận mạc đầy quả cảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ cuộc sống thanh bình
cho nhân dân. Thần thoại chiến trận như một bước chuyển tiếp tới truyền
thuyết và cổ tích bởi đã mang trong mình nhiều mối quan hệ xã hội.
Khi sáng tạo thần thoại, người nguyên thủy chưa có ý thức làm nghệ
thuật. Họ chỉ thể hiện nhu cầu giải thích các hiện tượng thiên nhiên và mơ ước
muốn chế ngự các sức mạnh tự nhiên. Thần thoại diễn tả nhu cầu và mơ ước

Đỗ Thị Mi


21

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đó bằng những truyện kể tưởng tượng rất giàu tính thẩm mỹ. Với âm điệu lãng
mạn, các hiện tượng đầy bí ẩn đối với người cổ đại đã biến thành các hình
tượng thần kỳ có tầm vóc hoành tráng, mỹ lệ, đồng thời rất gần gũi chân thực.
Cái đẹp cái cao thượng và cái chân thực từ thần thoại gợi lên những rung động
thẩm mỹ đầy ý nghĩa giáo dục.
c. Chức năng giáo dục thẩm mỹ của thần thoại đối với trẻ mầm non
Trong hệ thống truyện kể dân gian, thần thoại nằm trong những thể loại
phù hợp nhất đối với trẻ. Đặc biệt là trẻ 3 - 4 tuổi. Gọi là truyện nhưng thật ra
phần lớn thần thoại chỉ là những biểu tượng và những mẩu chuyện. Nhiều bản
kể hầu như không có cốt truyện, kết cấu. Nội dung cơ bản thường kể về việc
thần được sinh ra, miêu tả hình dạng các thần và kể về công việc của các thần.
Từ ngữ hình ảnh trong thần thoại giản dị, trong sáng, rất hiếm lối nói ẩn dụ
hoa mỹ, đa nghĩa. Diễn biến truyện ít có những tình huống, những mâu thuẫn,
những xung đột phức tạp Do vậy, những biểu tượng và những mẩu chuyện
thần thoại đến với trẻ một cách trọn vẹn.
Trẻ yêu thần thoại còn do chính thần thoại đưa trẻ vào thế giới bay bổng
của trí tưởng tượng. Trẻ cảm nhận được qua sức mạnh kỳ diệu của lao động
sáng tạo. Trẻ ý thức được khả năng và quyền lực của mình trước thế giới tự
nhiên và cũng từ đó trí tuệ, ước mơ được chắp cánh.
1.2. Truyện cổ tích

a. Khái niệm
Truyện cổ tích là truyện kể về sinh hoạt gia đình và những mối quan hệ
xã hội thời cổ.
Khác với thần thoại hướng vào thế giới tự nhiên, cổ tích là truyện về con
người. Cùng đề tài xã hội, nhưng thần thoại thiên về các sự kiện và nhân vật
lịch sử với chủ đề chính là chống ngoại xâm, còn cổ tích đề cập đến vấn đề đời
sống tình cảm và sinh hoạt vật chất hàng ngày của nhân dân, phản ánh những
tập tục, tín ngưỡng, lý giải những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội đã phân
chia giai cấp.
Truyện cổ tích là kho tàng kinh nghiệm sống của nhân dân, vừa để kể
chuyện đời, vừa có chức năng răn dạy. Vì vậy, truyện thường được kể trong
sinh hoạt gia đình và kể cho trẻ nhỏ.
b. Đề tài và giá trị xã hội của truyện cổ tích
Hệ thống truyện cổ tích được chia làm ba phần
* Truyện cổ tích loài vật
Truyện cổ tích loài vật là vốn hiểu biết và kinh nghiệm của người thời
cổ về thế giới loài vật được đúc kết thành truyện. Truyện cổ tích loài vật có

Đỗ Thị Mi

22

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nguồn gốc từ xa xưa, khi con người còn quan niệm về thế giới loài vật cũng

giống thế giới loài người. Nên gán cho loài vật những phẩm chất, thuộc tính
riêng của con người. Vì vậy, loài vật trong truyện cũng suy nghĩ, nói năng như
người. Truyện thường khắc họa mỗi giống loài bằng một đặc điểm hình thức
hoặc tính nết nào đó: bộ lông đẹp của con công; màu lông đen của quạ; hàm
răng của con trâu; sự nhút nhát của thỏ; sự nhanh nhẹn khôn ngoan của cáo
Những đặc điểm phẩm chất dần trở thành tính cách điển hình của loài vật.
Trong xã hội có giai cấp, truyện cổ tích loài vật dần dần mang nội dung xã
hội, có ý nghĩa ngụ ý. Truyện cổ tích loài vật trở thành phương tiện răn dạy
đạo đức, nó gần gũi với truyện ngụ ngôn.
Truyện cổ tích loài vật chứa đựng những tri thức về hình dáng, đặc tính,
phẩm chất của muông thú, giúp người nông dân truyền dạy cho nhau kinh
nghiệm để chăn nuôi, săn bắn, trồng trọt được thuận lợi hơn. Khi chuyển hóa
thành ngụ ngôn, truyện là bài học về lòng dũng cảm, gan dạ, trí thông minh,
tình nhân áiĐồng thời truyện phê phán thói lười biếng, ích kỷ, tham
lamTruyện cổ tích loài vật lúc này ngụ ý về lối sống và những mối quan hệ
xã hội, cần thiết cho cuộc sống tinh thần của con người.
* Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thần kỳ phản ánh những mâu thuẫn trong lòng xã hội có
giai cấp và thể hiện ý tưởng của quần chúng nhân dân bị áp bức trong xã hội
đó. Bằng những truyện kể vừa hiện thực, vừa chất chứa yếu tố kỳ lạ, siêu
nhiên
Đặc điểm của truyện cổ tích thần kỳ là cốt truyện ly kỳ, nhiều yếu tố
thần kỳ (như thần, phật, tiên, ma quái, phép màu). Nhân vật chính của
truyện đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người, thường phải
trải qua những thử thách ghê gớm tượng trưng cho những thế lực đen tối và
những gian khó trên đường đời, để giành thắng lợi.
Khi xã hội xuất hiện người giàu, kẻ nghèo, người có quyền lực và người
bị lép vế thì truyện cổ tích thần kỳ là tiếng nói bênh vực, khẳng định giá trị
của những con người bị áp bức trong gia đình và trong xã hội, bảo vệ quan
niệm đạo đức truyền thống thời cổ. Vì vậy, trong cuộc sống đấu tranh thiện ác, phe thiện thường là người lao động bị yếu thế: chàng trai mồ côi (Thạch

Sanh), người em út (cây khế) Phe ác là những kẻ giàu hơn, nắm quyền
hành: mụ gì ghẻ (Tấm Cám), Lý Thông (Thạch Sanh), Phú Ông (cây tre trăm
đốt) Sự chiến thắng của cái thiện là mơ ước đổi đời của tầng lớp dân nghèo.
Bởi vậy, cuộc chiến ở đây diễn ra gay gắt, quyết liệt, không khoan nhượng và
bao giờ cũng kết thúc tốt đẹp. Đó là cái hậu của mọi truyện cổ tích.

Đỗ Thị Mi

23

K32MN - GDTH


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Với cách giải quyết của truyện, khát vọng cao quý của nhân dân chỉ
được thực hiện nhờ những sức mạnh thần kỳ. Tuy vậy, truyện cổ tích thần kỳ
đã mang lại ước mơ về một xã hộ lý tưởng: công bằng, ấm no, hạnh phúc mà
con người mãi mãi vươn tới.
* Truyện cổ tích sinh hoạt
Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời khi xã hội phong kiến bước sang giai
đoạn suy tàn. Truyện cổ tích sinh hoạt chủ yếu phản ánh những sinh hoạt xã
hội với tinh thần phê phán. Do nhận thức sâu sắc hơn về con người và những
mối quan hệ xã hội, mà truyện giàu tính hiện thực và ít chất lãng mạn hơn.
Con người không quá hy vọng vào các nhân tố thần kỳ như thần, phật để giải
quyết mâu thuẫn nữa. Nhân dân phê phán tầng lớp thống trị phong kiến và
những thói xấu xã hội bằng trí tuệ sắc sảo của mình (cán cân thủy ngân; Nghĩa
cũ tình nay; chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng; cùng hệ thống truyện trạng).

Đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau trong sinh hoạt bình thường hàng ngày
của đời sống nhân dân. Truyện cổ tích sinh hoạt có giá trị về mặt kinh nghiệm
ứng xử xã hội.
c. Chức năng giáo dục thẩm mỹ của truyện cổ tích đối với trẻ mầm non
Nhìn chung truyện cổ tích có cốt truyện phức tạp hơn so với các thể loại
truyện cổ khác. Truyện có tình tiết phú với nhiều tuyến nhân vật với các mối
quan hệ xã hội đa dạng. Vì vậy truyện phù hợp hơn với trẻ mẫu giáo lớn. Tuy
nhiên mọi trẻ em đều yêu thích truyện cổ tích bởi vì truyện cổ tích chứa đầy
những phép màu, những vật linh thiêng những sức mạnh thần kỳ. Những sản
phẩm khác thường mạnh hơn bình thường, đẹp đẽ lộng lẫy đó vô cùng hấp dẫn
trẻ. Thêm vào đó là một thế giới vừa thực, vừa ảo làm cho trẻ thích thú. Đồng
thời góp phần nuôi dưỡng những khát vọng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.

2. Tổng quan về loại trữ tình dân gian và sức hấp dẫn đặc biệt của
một số thể loại trữ tình dân gian đối với trẻ mần non
Ca dao dân ca Việt Nam cũng như các loại hình nghệ thuật khác được
sáng tạo nên do nhu cầu của hiện thực đời sống lịch sử, xã hội của các thành
phần cư dân trên lãnh thổ Việt Nam qua các thời đại. Mặt khác nó cũng nằm
trong quỹ đạo sáng tạo nghệ thuật dân gian của loại trữ tình dân gian các dân
tộc trên thế giới.
Ca dao dân ca Việt Nam có: ca dao, dân ca gắn với nghi lễ phong tục.
Đây là loại ca dao, dân ca ra đời sớm nhất trong loại hình trữ tình dân gian,
lúc con người gửi gắm niềm tin lớn nhất vào các lực lượng siêu nhiên, vào các

Đỗ Thị Mi

24

K32MN - GDTH



Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

lời ca khẩn nguyện, cầu phúc, cầu yên. Hiện nay ở người Việt ta còn ghi được
những bài ca khẩn nguyện tồn tại dưới dạng đồng dao:
- Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
- Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi
Cho già bắt rận
Cho tôi đi cày
Bên cạnh những bài ca khẩn nguyện là những bài hát cầu chúc vào dịp
đầu xuân. Điển hình là hội Xéc bùa của người Việt, Mường. Trong hệ thống
dân ca nghi lễ của người Việt nổi lên những bài ca được hát trong lễ hội mùa
xuân như hát Xoan ở Phú Thọ, hát Dậm ở Hà Nam, hát Dô ở Hà Tâyngười
ta vẫn gọi đó là những bài hát tế thần. Nét đặc sắc của loại dân ca này đã định
hình thành những hình thức lĩnh xướng đặc biệt, có hệ thống lời ca phong phú.
Ca dao dân ca gắn với các hoạt động lao động sản xuất từ thô sơ đến
phức tạp. Những bài ca này tạo cho con người một niềm tin vào khả năng của
bản thân mình, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong quá
trình lao động. Đặc điểm quan trọng của dân ca lao động là sự kết hợp gắn bó
giữa nhịp điệu lao động và xúc cảm của con người trong lao động.
Như vậy cả trong dân ca nghi lễ, phong tục cũng như dân ca lao động,
yếu tố trữ tình luôn luôn xen vào, giãn nở dần và có khi lấn át các chức năng
ban đầu của các loại dân ca ấy. Điều đó nói lên sức mạnh của những gì thuộc
về nhân bản, thuộc về tâm tư và khát vọng đích thực của con người. Điều này

thể hiện rõ ràng nhất trong dân ca trữ tình sinh hoạt
Ca dao dân ca trữ tình sinh hoạt thể hiện quan hệ giao lưu tình cảm giữa
các thành viên trong cộng đồng (gia đình và xã hội). Loại đơn giản nhất là hát
ví của người Việt; Sli của người Nùng; Lượn của người Tày; Khắp báo sao của
người Thái; Oát của người Vân Kiều; hát ví giao duyên ở đồng bằng và trung
du Bắc Bộ mà đỉnh cao là phát triển dân ca trữ tình Quan họ Bắc Ninh.
Sinh hoạt lao động, sinh hoạt gia đình và sinh hoạt xã hội là cơ sở chính
cho sự phát triển của dân ca Việt Nam. Nhiều hình thức sinh hoạt ca hát và thể
loại dân ca trữ tình có tính chất phổ biến đã hình thành và phát triển trên cơ sở
những sinh hoạt gia đình và xã hội mang tính chất phong tục tập quán. Một
trong những tập quán chung cho cả nước và thường để lại những kỉ niệm sâu

Đỗ Thị Mi

25

K32MN - GDTH


×