Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.8 KB, 44 trang )

Trường Đại học sư phạm hà nội 2
Khoa giáo dục tiểu học
******&*&*&******

Đỗ Thị Hoàn

Hướng dẫn hình thành biểu tượng
định hướng trong không gian
cho trẻ mầm non

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Năng Tâm

Hà nội - 2010


Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDTH và các
cô giáo ở Trường Mầm non Ngô Quyền - Vĩnh yên - Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em
hoàn thành bài tập nghiên cứu này. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy
giáo Nguyễn Năng Tâm người thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp những tri
thức, kinh nghiệm quý báu, động viên khích lệ giúp đỡ em hoàn thành khoá
luận này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên


Đỗ Thị Hoàn


Lời cam đoan

Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của bản thân mình, chưa
được công bố ở bất cứ ở nơi nào khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Đỗ Thị Hoàn


Mục lục
Tiêu đề

Trang

A. mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

2

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài


2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu

2

6. Cấu trúc đề tài

3

B. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận
1. Đặc điểm nhận thức của trẻ 3 đến 4 tuổi về định hướng trong không gian

5

2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 đến 5 tuổi về định hướng trong không gian

5

3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 đến 6 tuổi về định hướng trong không gian
Chương 2. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong
không gian cho trẻ Mầm non
1. Hướng dẫn hình thành định hướng trong không gian cho trẻ Mẫu giáo bé

6


1.1. Nội dung

7

1.2. Phương pháp

7

1.2.1. Hướng dẫn trên giờ học

7

1.2.1.1. Dạy trẻ xác định phía trên - dưới, trước - sau của bản thân

8

1.2.1.2. Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bản thân

9

1.2.2. Hướng dẫn ngoài giờ học

9

1.3. Đồ dùng dạy học

10

1.4. Hệ thống bài tập


10

1.5. Giáo án

11

7


2. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian
cho trẻ Mẫu giáo nhỡ
2.1. Nội dung

15

2.2. Phương pháp

16

2.2.1. Hướng dẫn trên giờ học

16

2.2.1.1. Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân

16

2.2.1.2. Dạy trẻ xác định phía trên - dưới, trước - sau của bạn khác


17

2.2.1.3. Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bạn khác

18

2.2.2. Hướng dẫn ngoài giờ học

19

2.3. Đồ dùng dạy học

20

2.4. Hệ thống bài tập

20

2.5. Giáo án
3. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian
cho trẻ Mẫu giáo lớn
3.1. Nội dung

22

3.2. Phương pháp

25

3.2.1. Hướng dẫn trên giờ học


25

3.2.1.1. Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bạn khác

26

3.2.1.2. Dạy trẻ xác định vị trí của các đối tượng so với nhau

27

3.2.2. Dạy trẻ ngoài giờ học

28

3.3. Đồ dùng dạy học

28

3.4. Hệ thống bài tập

28

3.5. Giáo án

30

25

Chương 3. Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp

1. Thuận lợi và khó khăn

34

2. Những giải pháp

35

C. Kết luận và kiến nghị

37


A. Mở đầu
1) Lý do chọn đề tài:
Hiện nay nền giáo dục của thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng bao gồm rất nhiều bậc học: Từ bậc học Mầm non đến Tiểu học rồi tới
THCS, THPT, Cao đẳng, Đại học...bậc học nào cũng đóng một vai trò to lớn
trong việc giáo dục hoàn thiện con người hiện nay. Trong đó phải kể tới bậc
học Mầm non, mặc dù là bậc học thấp nhất nhưng phải khẳng định rằng nó
gần như là bậc học quan trọng nhất bởi: Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên
của quá trình đào tạo nhân cách của con người Việt nam, với mục tiêu là
Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Có thể
nói rằng so với tất cả các bậc học, ngành học, các loại hình giáo dục thì giáo
dục Mầm non đòi hỏi có sự chăm lo về thể chất và tinh thần của gia đình, nhà
trường, các cấp và các ngành trong xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì khả năng nhận thức của
trẻ cũng phát triển nhanh hơn, trẻ thông minh hơn, sáng tạo hơn. Vì vậy, nhu
cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ ngày càng cao song những kiến

thức mà thực tiễn cuộc sống đem lại cho trẻ lại chưa chính xác và đầy đủ nên
chưa thoả mãn được nhu cầu của trẻ. Do đó, Nhà nước ta đã xây dựng hệ
thống nội dung chương trình giáo dục Mầm non gồm các môn: Cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học, cho trẻ làm quen với chữ cái, môi trường xung
quanh, âm nhạc trong đó còn có môn cho trẻ làm quen với toán, nó bao
gồm các mặt: Hình thành biểu tượng về tập hợp, con số, phép đếm; Hình
thành biểu tượng về hình dạng; Hình thành biểu tượng về định hướng trong
không gian; Hình thành biểu tượng về kích thước; Hình thành biểu tượng về
định hướng thời gian. Biểu tượng định hướng trong không gian là một trong
năm nội dung cơ bản quan trọng. Vì vậy, việc dạy nội dung này nhằm cung
cấp cho trẻ những biểu tượng về không gian (Trên - dưới, trước - sau, trái phải) của bản thân trẻ hay của một đối tượng nào đó. Thực tế hiện nay cho
thấy việc dạy môn học này trong trường Mầm non còn gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết những vấn đề đó việc nghiên cứu đề tài: Hướng dẫn hình thành
biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non là rất cần thiết.

1


Bản thân là một sinh viên ngành giáo dục Mầm non - một giáo viên
mầm non trong tương lai. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài Hướng dẫn
hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non sẽ giúp
tôi có thêm kiến thức, những kiến thức mới về môn học này, cũng như có
thêm nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài Hướng dẫn
hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non
2) Mục đích nghiên cứu:
Nhằm làm rõ thực tế của việc hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng
trong không gian cho trẻ Mầm non, từ đó đề ra một số giải pháp góp phần
nâng cao chất lượng dạy học và khả năng tiếp thu kiến thức cho trẻ.
3) Nội dung nghiên cứu của đề tài:

- Nghiên cứu một số nội dung hình thành biểu tượng định hướng trong không
gian cho trẻ Mầm non.
- Nghiên cứu những phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng định
hướng trong không gian cho trẻ Mầm non.
- Nghiên cứu một số bài tập về định hướng trong không gian cho trẻ.
- Thiết kế bài giảng nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu của trẻ.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hướng dẫn hình thành biểu
tượng định hướng trong không gian cho trẻ.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc hình thành biểu tượng định
hướng trong không gian cho trẻ.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu việc hướng dẫn hình thành biểu tượng
định hướng trong không gian cho trẻ Mầm non.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu việc hình thành biểu tượng định hướng
trong không gian cho trẻ 3 đến 6 tuổi.
5) Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

2


- Phương pháp điều tra, quan sát.
6) Cấu trúc của đề tài:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
1. Đặc điểm nhận thức của trẻ 3 đến 4 tuổi về định hướng trong không gian
2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 đến 5 tuổi về định hướng trong không gian
3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 đến 6 tuổi về định hướng trong không gian

Chương 2: Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng
trong không gian cho trẻ Mầm non
1. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho
trẻ 3 đến 4 tuổi
1.1. Nội dung
1.2. Phương pháp
1.3. Đồ dùng dạy học
1.4. Hệ thống bài tập
1.5. Giáo án
2. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho
trẻ 4 đến 5 tuổi
2.1. Nội dung
2.2. Phương pháp
2.3. Đồ dùng dạy học
2.4. Hệ thống bài tập
2.5. Giáo án
3. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho
trẻ 5 đến 6 tuổi
3.1. Nội dung
3.2. Phương pháp
3.3. Đồ dùng dạy học

3


3.4. Hệ thống bài tập
3.5. Giáo án
Chương 3: Thuận lợi, khó khăn và những giải pháp hướng dẫn
hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ
Mầm non

1. Thuận lợi và khó khăn
2. Giải pháp
Phần 3. Kết luận và kiến nghị

4


B. Nội dung

Chương 1
Cơ sở lí luậN
1. Đặc điểm nhận thức của trẻ 3 đến 4 tuổi về định hướng trong không gian
Trẻ lên ba thì những biểu tượng đầu tiên về các hướng trong không
gian bắt đầu được hình thành. Những biểu tượng này gắn liền với những hiểu
biết của trẻ về cấu trúc của cơ thể mình như: Phía trên là phía có đầu, phía
dưới là phía có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía có tay
phải. Đối với trẻ thì cơ thể trẻ là trung tâm, là điểm xuất phát để dựa vào đó
mà trẻ xác định hướng trong không gian, ví dụ: Bạn búp bê ở phía trước trẻ,
quả bóng ở phía trên trẻ. Dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ bắt đầu phân
biệt đúng tay phải, tay trái dựa theo các chức năng của nó: Tay phải cầm bàn
chải, tay trái cầm cốc đánh răng,.
ở độ tuổi này trẻ thực hiện sự định hướng trên cơ sở tiếp xúc gần với
đối tượng, vì vậy không gian mà trẻ định hướng thường rất hẹp. Trẻ chỉ coi
những vật nằm sát cạnh trẻ mới là những vật nằm ở phía trước, phía sau của
trẻ.
Trẻ 3 đến 4 tuổi thường tri giác các vật xung quanh một cách riêng biệt
mà không nhận biết được mối quan hệ không gian tồn tại qua lại giữa chúng,
tức trẻ chỉ xác định được vị trí của đối tượng nào đó so với bản thân mình chứ
không xác định được mối quan hệ không gian của đối tượng đó với đối tượng
khác.

2. Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 đến 5 tuổi về định hướng trong không
gian
ở độ tuổi này trẻ lĩnh hội hệ toạ độ bằng lời nói diễn đạt các hướng
trong không gian cơ bản như: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía
bên phải - phía bên trái. Sự lĩnh hội hệ toạ độ này ở trẻ phụ thuộc vào mức độ
định hướng trên mình của trẻ, đó chính là mức độ lĩnh hội hệ toạ độ cảm
giác của trẻ.

5


Với ba cặp phương hướng chính tương ứng với ba trục khác nhau của cơ
thể con người. Đầu tiên trẻ chỉ phân biệt được hướng phía trên, tiếp theo là
hướng phía dưới và muộn hơn nữa là các hướng thuộc mặt phẳng nằm ngang.
Trong từng cặp phương hướng, đầu tiên trẻ lĩnh hội một hướng trong cặp như:
Phía trên, phía trước, phía phải. Dựa vào những kiến thức về một hướng trong
từng cặp phương hướng mà trẻ nắm được hướng đối lập như: Phía dưới, phía
sau, phía trái.
ở trẻ 4 đến 5 tuổi thì vùng không gian mà trẻ định hướng ngày càng
được mở rộng dần ra theo các trục của cơ thể trẻ.
Trẻ 4 đến 5 tuổi đã diễn ra sự chuyển tiếp từ sự tri giác các vật trong
không gian một cách rời rạc tới sự phản ánh các mối quan hệ không gian giữa
chúng. Tuy nhiên, trẻ còn rất khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian
giữa các vật. Nguyên nhân là trẻ rất khó chấp nhận khi chuẩn không phải là
bản thân trẻ mà là vật bất kỳ, nên trẻ thường nhầm lẫn khi xác định các hướng
từ các vật khác. Hơn nữa trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ
không gian giữa các vật ở khoảng cách quá xa hay rất gần với vật chuẩn.
3. Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 đến 6 tuổi về định hướng trong không
gian
Trẻ 5 đến 6 tuổi thì số các thao tác thực hành định hướng của trẻ được

rút bớt và dần dần trẻ dùng mắt để xác định vị trí của các vật. Nhờ vậy, không
gian định hướng của trẻ ngày càng được mở rộng ra xa trẻ.
ở trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu hình thành biểu tượng về một không gian
thống nhất với sự chuyển tiếp giữa các vùng không gian. Nhờ vậy mà trẻ đã
xác định được vị trí của vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian
giữa hai vùng. Trẻ mẫu giáo lớn đã bắt đầu hình thành biểu tượng về một
không gian thống nhất và trẻ nhận biết được các hướng chính của nó.
Như vậy, cuối tuổi mẫu giáo phần lớn trẻ đã thực hiện được sự định
hướng trong không gian mà không phụ thuộc vào vị trí của bản thân trẻ, trẻ đã
biết thay đổi điểm chuẩn trong quá trình định hướng.

6


Chương 2
Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong
không gian cho trẻ Mầm non
1. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho
trẻ Mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi)
1.1. Nội dung (Xem [1] tr. 173 - 174, [2] tr. 108)
Trẻ mẫu giáo bé đã có những kiến thức nhất định về sự sắp đặt của các
bộ phận trên cơ thể mình: Đầu, lưng, chân...Từ các bộ phận đó trẻ bắt đầu xác
định được các hướng trong không gian bằng cách thiết lập các mối quan hệ
như: Phía có đầu là phía trên, phía có chân là phía dưới, phía có mặt là phía
trước, phía có lưng là phía sau. ở độ tuổi này thì trẻ còn gặp khó khăn khi
phân biệt phía phải - phía trái của bản thân trẻ. Theo chương trình giáo dục
hiện nay thì nội dung hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong
không gian cho trẻ mẫu giáo bé gồm những vấn đề sau:
- Dạy trẻ xác định các hướng: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía
sau khi trẻ lấy mình làm chuẩn.

- Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ.
1.2. Phương pháp
1.2.1. Hướng dẫn trên giờ học:
Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ
mẫu giáo bé đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, trong mỗi giờ học cô giáo phải
chuẩn bị giáo án, nội dung kiến thức cần dạy cho trẻ, đồ dùng trực quan phù hợp,
đảm bảo được tính thẩm mĩ, an toàn cho trẻ. Giờ học diễn ra dưới sự hướng dẫn,
tổ chức của cô giáo, mọi trẻ đều được tham gia vào hoạt động. Hơn nữa dạy trẻ
trên giờ học thì giáo viên dễ quan sát, nhận xét được sự nhận thức của trẻ. Từ đó
cô có sự động viên, khuyến khích cũng như sửa sai kịp thời cho trẻ giúp trẻ nhận
thức tốt hơn.
Bố cục của giáo án gồm 3 bước:
+ Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu nội dung bài mới.
+ Bước 2: Hình thành biểu tượng mới.

7


+ Bước 3: Củng cố, mở rộng hiểu biết.
Tuy nhiên, do đặc thù riêng của bậc học Mầm non cho nên trong quá
trình dạy học không cần tiến hành theo từng bước mà có thể đan xen giữa các
bước đó, mỗi tiết học của trẻ mẫu giáo bé với thời gian khoảng 15 đến 20
phút. Tùy thuộc vào tâm lí và sự hứng thú của trẻ mà giáo viên có thể kéo dài
thêm từ 3 đến 5 phút.
1.2.1.1 Dạy trẻ xác định phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của bản thân
- Để trẻ xác định đúng các hướng thì trước tiên cho trẻ ôn lại một số bộ phận
trên cơ thể trẻ: Đầu, chân, tay...
- Cô giáo đưa ra các tình huống cho trẻ quan sát, tìm hiểu, đặt ra các câu hỏi
gợi ý để trẻ suy nghĩ. Từ đó giúp trẻ đưa ra được nhận xét về vị trí của các đối
tượng ở các phía.

Ví dụ: + Cô có một chùm bóng rất đẹp, chúng mình hãy nhìn xem chùm bóng
đó ở đâu?
+ Khi nhìn chùm bóng chúng mình phải ngẩng đầu nhìn lên hay cúi đầu xuống?
+ Vì sao chúng mình phải ngẩng đầu?
Trẻ: Cháu phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy chùm bóng vì chùm bóng ở
phía trên.
Tương tự: + Cháu phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy hộp quà vì hộp quà ở
phía dưới.
+ Cháu nhìn thấy bạn búp bê vì bạn búp bê ở phía trước cháu.
+ Cháu nghe thấy cô Lan hát rất hay nhưng cháu không nhìn thấy
cô Lan vì cô Lan ở phía sau cháu.
- Sau khi trẻ trả lời, cô phải đưa những nhận xét của trẻ về dạng chung và
hướng dẫn trẻ nói đủ vật chuẩn. Ví dụ trẻ nói Lọ hoa ở phía trước, cô phải
hướng dẫn trẻ nói đủ Lọ hoa ở phía trước cháu
Ôn luyện về: Xác định phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của trẻ
+ Tìm xem phía trên đầu, phía dưới của cháu có cái gì? (Phía trên có
quạt trần, bóng điện, phía dưới có bông hoa). Hỏi nhiều trẻ, từ đó cô kết luận
cho trẻ thấy: Phía trên, phía dưới của trẻ cũng là phía trên, phía dưới của các
bạn khác.

8


+ Cho trẻ xác định vị trí của mình khi xếp hàng: Con ngồi trước bạn
nào? ngồi sau bạn nào?
+ Lăn bóng theo yêu cầu: Lăn về phía trước, phía sau, tung lên trên.
1.2.1.2. Dạy trẻ phân biệt tay phải, tay trái của bản thân
- Cô cho trẻ làm động tác mô phỏng việc sử dụng tay phải, tay trái qua các
công việc: Đánh răng, ăn cơm, vẽ...qua chức năng hoạt động của từng tay, cô
xác định vị trí của từng tay.

Khi đã cho trẻ làm động tác mô phỏng xong. Cô hỏi trẻ:
+ Tay nào của chúng mình cầm bàn chải khi đánh răng? cầm thìa khi
ăn? cầm bút khi vẽ nào? (Trẻ giơ tay)
+ Cô kết luận: Tay cầm bàn chải, cầm thìa, cầm bút.gọi là tay phải
(Cho trẻ giơ tay phải và nói to từ tay phải vài lần)
+ Tay nào cầm cốc khi đánh răng? bưng bát khi ăn? giữ vở khi vẽ nào?
+ Cô kết luận lại: Tay trái (Cho trẻ giơ tay trái và phát âm vài lần)
- Cô chú ý xen kẽ các công việc với nhau và khi đó nhấn mạnh việc xác định
tay phải, tay trái cho trẻ.
Chú ý: Khi dạy trẻ xác định tay phải, tay trái cô cần chú ý ở lứa tuổi này trẻ
chỉ nắm được chức năng của từng tay, chưa biết vị trí của từng tay. Chẳng hạn,
trẻ chỉ biết đây là tay cầm thìa, cầm bút... chứ trẻ không biết đây là tay phải
hay tay trái. Vì vậy, cô không nên hỏi Tay phải cháu làm gì? khi hình thành
biểu tượng mới.
1.2.2. Hướng dẫn ngoài giờ học:
Trong sinh hoạt, trong hoạt động hằng ngày và trong các giờ học khác
cô chú ý cho trẻ được tập luyện và sử dụng các từ chỉ sự định hướng trong
không gian như:
+ Trong thời gian lau rửa hay mặc quần áo cho trẻ, giáo viên cần trò
chuyện với trẻ, dạy trẻ biết các bộ phận cơ thể: Đầu, tay phải, tay trái, chân phải,
chân trái, khi trẻ về cô yêu cầu trẻ đội mũ lên đầu, đi dép vào chân, đeo ba lô
phía sau lưng

9


+ Khi trẻ ăn: Giáo viên yêu cầu trẻ để bát trên bàn, tay phải cầm thìa, tay trái
giữ bát. Cần nhắc trẻ thường xuyên như vậy trong các bữa ăn sẽ giúp trẻ xác
định được vị trí của tay phải, tay trái.
+ Thông qua các tiết học tạo hình, âm nhạc, thể dụcgiáo viên cần đưa ra

yêu cầu để trẻ thực hiện định hướng trong không gian như: Tay phải cầm bút
màu, tay trái giữ giấy, tay phải giơ sang ngang, tay trái giơ lên đầu, chân phải
bước lên trước, chân trái giữ nguyên, tay phải phía trước, tay trái phía sau (múa)
+ Thông qua các trò chơi học tập: Tắm cho búp bê , Mặc áo cho búp
bê. Thông qua các hoạt động chơi này trẻ không chỉ có các thao tác với búp
bê mà trẻ được củng cố những kiến thức về các bộ phận của cơ thể như: Đây
là đầu búp bê, đầu ở phía trên, con chải tóc cho em, đội mũ lên đầu cho em;
Đây là mặt búp bê, con rửa mặt cho em đi; Đây là chân búp bê, con đi giày
cho búp bê đi....
1.3. Đồ dùng dạy học
Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé là tư duy trực quan hành động do
vậy đồ dùng dạy học là rất quan trọng.
Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo cho các tiết học, đồ dùng phải
đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho trẻ. Đồ dùng của cô là các đồ vật được sắp
xếp ở các vị trí về các phía trên - dưới, trước - sau ở các hướng chính diện so
với trẻ. Đồ dùng của trẻ thì tuỳ vào nội dung ôn luyện mà giáo viên cần chuẩn
bị như: Chơi lăn bóng theo yêu cầu thì cô cần chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 bóng,...
1.4. Hệ thống bài tập
Bài 1: Trò chơi: Giấu tay. Cô hô giấu tay, giấu tay thì trẻ hỏi ở đâu? ở đâu?
Cô nói ở đâu thì trẻ đưa tay lên phía đó: trên đầu, sau lưng, dưới chân, trước bụng.
Giúp trẻ ôn luyện, nhận biết các phía của bản thân: Trên - dưới, trước - sau.
Bài 2: Trò chơi Pha nước chanh cho trẻ dùng tay mô tả hành động
pha nước chanh theo hiệu lệch của cô.
Cô nói: + Tay trái cầm cốc.
+ Tay phải rót nước, xúc đường, vắt chanh, đập đá.
+ Khuấy đều, cùng uống, zô zô zô, ái chà chà ngon quá.

10



Giúp trẻ ôn luyện tay phải tay trái của bản thân.
Bài 3: Trò chơi Nhanh mắt Cô trưng bày một số đồ chơi trong lớp
(Cây nấm, cây hoa trên nền nhà, bóng bay ở trên trần nhà.) và hỏi trẻ: Phía
trước con có gì? Phía sau con có gì? Phía trên con có gì? Phía dưới con có gì?
(Cô nên thay đổi hướng đứng của trẻ sau đó hỏi lại trẻ về vị trí của các đối
tượng đó)
Giúp trẻ ôn luyện nhận biết các phía của bản thân: Trên - dưới, trước - sau.
Bài4: Trò chơi Một ngày của bé
Cô hô trời tối, trời tối.
Trẻ nói: Đi ngủ, đi ngủ thôi.
Cô hô: Trời sáng, trời sáng rồi. Trẻ hô: ò ó o
Trời sáng rồi chúng mình phải dậy thôi, trước khi ăn sáng chúng mình phải
làm gì? à! Đúng rồi chúng mình phải đánh răng thật sạch sẽ nhé!
+ Nào chúng mình hãy cầm bàn chải và cầm cốc để đánh răng nào! Tay phải
cầm bàn chải tay trái cầm cốc thật nhanh nào. (Cô và trẻ cùng làm mô phỏng
động tác đánh răng)
+ Đánh răng xong rồi giờ chúng mình cùng cầm bát và thìa để ăn sáng nhé.
Tay phải cầm thìa tay trái giữ bát, nào chúng mình cùng ăn (Cô và trẻ cùng
làm mô phỏng)
+ Ăn sáng xong rồi giờ chúng mình đi học thôi, ôi cô giáo dạy vẽ đấy nào
chúng mình hãy cầm bút bằng tay phải và giữ giấy bằng tay trái nào. (Cô và
trẻ mô phỏng động tác vẽ)
Chúng mình chơi rất giỏi cô khen cả lớp.
Giúp trẻ ôn luyện tay phải, tay trái của trẻ.
1.5. Giáo án
Bài: Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bản thân
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi)
Thời gian: 15 đến 20 phút

11



I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Trẻ phân biệt được tay phải, tay trái của bản thân dựa vào chức
năng của nó.
2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Giáo dục: - Trẻ hứng thú trong giờ học, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, vệ sinh trong khi ăn...
II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 rổ gồm hình 1 vuông, 1 tròn, 1 bông hoa, 1 chiếc lá.
- Nhạc bài: Tay thơm tay ngoan
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: ổn định tổ chức
- Để bắt đầu một ngày học mới, cô sẽ bắt nhịp bài hát
Tay thơm tay ngoan chúng mình cùng hát vang bài
hát này nhé!
- Trẻ hát
+ Chúng mình hát rất hay, cô khen cả lớp.
+ Vậy bạn nào biết bài hát chúng mình vừa hát có tên - Trẻ trả lời
là gì?
à! Đó chính là bài Tay thơm tay ngoan đấy.
Vậy tay thơm tay ngoan của chúng mình đâu? Chúng - Trẻ xoè tay ra.
mình hãy xoè hai bàn tay ra phía trước cô xem nào?
+ Cô thấy tay bạn nào cũng sạch đẹp đấy! Vậy hàng - Trả lời
ngày chúng mình phải vệ sinh bàn tay như thế nào?
à đúng rồi! Chúng mình phải rửa tay hàng ngày và - Vâng ạ

không nghịch bẩn nhé!
- Hai bàn tay của chúng mình còn giúp chúng mình - Trẻ nghe
làm được rất nhiều việc đấy: Đánh răng, ăn cơm, vẽ....
- Bây giờ cô có một trò chơi rất thú vị, chúng mình có
muốn chơi với cô không? Trò chơi ấy có tên Bé tài ba

12


+ Khi nào cô hô tới công việc gì thì chúng mình hãy
giả làm động tác của công việc đó nhé!
+ Đánh răng, đánh răng: Nào chúng mình hãy đánh
răng nào, một tay cầm cốc, một tay cầm bàn chải (Cô
và trẻ cùng làm động tác mô phỏng)

- Trẻ làm

+ ăn cơm, ăn cơm: Một tay giữ bát một tay cầm thìa,
nào chúng mình cùng làm thật khéo nào.
- Trẻ làm
+ Tập vẽ, tập vẽ nào! (Cô và trẻ cùng làm mô phỏng)
Trò chơi đã hết, chúng mình thấy trò chơi của cô có
thú vị không?
* Hoạt động 2: Bài mới
Vậy cô vừa cho chúng mình làm các động tác
mô phỏng những công việc gì?
à! Đúng rồi, đó là việc đánh răng, ăn cơm, tập vẽ đấy.
- Trẻ trả lời
+ Vậy tay nào khi đánh răng thì cầm bàn chải, nào
chúng mình hãy giơ tay đó lên nào?

à! Đúng rồi tay này gọi là tay phải đấy. Chúng - Trẻ giơ tay
mình cùng nói tay phải, tay phải nào!
+ Vậy tay nào cầm cốc khi đánh răng, nào chúng mình - Trẻ nói
hãy giơ tay cầm cốc lên nào?
à! Tay cầm cốc này được gọi là tay trái đấy. Chúng - Trẻ giơ tay
mình cùng nói tay trái, tay trái nào! (Trẻ nói và giơ tay
trái)
+ Vậy có bạn nào biết chúng mình phải đánh răng
hàng ngày để làm gì không?
Chúng mình phải đánh răng hàng ngày để răng
- Trả lời
không bị sâu. Hàng ngày chúng mình phải đánh răng
vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ nhé!
+ Bây giờ bạn nào giỏi hãy cho cô biết khi ăn cơm
chúng mình cầm thìa tay nào, nào chúng mình hãy giơ
cao tay cầm thìa lên nào? Đây chính là tay gì mà cầm

13


bàn chải đánh răng nhỉ?
A! Đúng rồi, đây là tay phải. Chúng mình cùng nói - Trẻ trả lời
tay phải, tay phải nào!
- Vậy, Tay cầm bát của chúng mình ở đâu?

- Trẻ nói

Tay cầm bát được gọi là tay trái đấy. Chúng mình - Trẻ trả lời
cùng nói tay trái, tay trái nào!
+ Khi ăn chúng mình phải giữ vệ sinh như thế nào?

à! Đúng rồi, khi ăn chúng mình phải ăn gọn - Trẻ trả lời
ngàng không để đổ thức ăn ra bàn nhé!
+ Khi tô màu chúng mình cầm bút tay nào? Tay đó
gọi là tay gì? Chúng mình cùng nói tay phải, tay phải.
(Trẻ nói và giơ tay phải lên)
+ Vậy, Tay chúng mình giữ giấy là tay nào? Tay đó
gọi là tay gì? (Tay trái - trẻ phát âm hai lần)
Vậy là tay phải của chúng mình là tay cầm bàn
chải khi đánh răng, cầm bút khi viết, cầm thìa khi ăn,
còn tay trái là tay cầm cốc khi đánh răng, giữ bát khi - Trẻ nghe
ăn và giữ giấy khi vẽ đấy!
* Hoạt động 3: Củng cố
Lớp mình học rất giỏi, giờ chúng mình có muốn chơi
trò chơi không? Trò chơi của cô mang tên Tìm tay
khi cô hô tay nào thì chúng mình hãy giơ tay đẹp đó - Trẻ nghe
lên nhé!
- Tìm tay, tìm tay!

- Tay nào? tay
+ Tay phải, tay phải (Cô kiểm tra xem trẻ giơ tay đúng nào?
chưa, sửa sai)
- Trẻ giơ
- Tìm tay, tìm tay!

- Tay nào? tay nào?

+ Tay trái, tay trái!

- Trẻ giơ


- Tìm tay, tìm tay!

- Tay nào,tay nào?

+ Tay cầm bàn chải, cầm bút vẽ!

- Trẻ giơ

14


- Tìm tay, tìm tay!
+ Tay cầm cốc, giữ giấy!
* Cô thấy lớp mình chơi rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho
mỗi bạn một rổ đồ chơi..
- Chúng mình hãy nhìn xem chúng mình có quà gì
trong rổ đồ chơi nào? (Hình vuông , tròn, hoa, lá)
- Trả lời
Chúng mình có muốn chơi trò chơi với các món quà
này không?
- Trò chơi của cô mang tên Chọn quà Khi cô hô
Chọn quà, chọn quà thì chúng mình hãy hỏi Quà
gì, quà gì và cô nói chọn quà gì thì chúng mình chọn
nhanh và giơ lên nhé!
+ Chọn quà, chọn quà!

- Quà gì, quà gì?

Chọn mỗi tay 1 quà tuỳ ý.
Cô hỏi: Tay phải con có quà gì?


- Trả lời

Tay trái con có quà gì?
+ Chọn quà ,chọn quà!
Tay phải chọn hình vuông, tay trái chọn hình tròn.
(Cô kiểm tra trẻ làm)

- Quà gì, quà gì?

+Tương tự
2. Hướng dẫn hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho
trẻ mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi)
2.1. Nội dung (Xem [1], tr. 174 - 175, [2], tr.108 - 109)
So với lứa tuổi trước, ở độ tuổi này trẻ đã có những hiểu biết nhất định
về định hướng trong không gian, trẻ đã phân biệt được các hướng trong không
gian như: Phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới của bản thân. Trẻ đã có
khả năng đánh giá bằng mắt các vật có vị trí gần trẻ. Vậy, nội dung dạy trẻ
mẫu giáo nhỡ định hướng trong không gian bao gồm:
- Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân trẻ.

15


- Dạy trẻ xác định các hướng phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau
của người khác.
- Dạy trẻ phân biệt tay phải - tay trái của bạn khác.
2.2. Phương pháp hướng dẫn
2.2.1. Hướng dẫn trẻ định hướng trên giờ học:
Cũng như ở trẻ mẫu giáo bé, hướng dẫn trẻ định hướng trong không

gian trên giờ học đóng vai trò rất quan trọng.Vì vậy, trong các tiết học thì giáo
viên phải đưa ra mục đích, yêu cầu, nội dung kiến thức rõ ràng, phù hợp với
trẻ, giáo viên phải chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học phù hợp.
Bố cụ giáo án gồm 3 bước:
Bước 1: Ôn kiến thức cũ, giới thiệu bài mới.
Bước 2: Hình thành biểu tượng mới.
Bước 3: Củng cố, mở rộng hiểu biết.
Do trẻ đã có những kiến thức nhất định về các hướng cho nên ở độ tuổi
này thì mục đích bài dạy cần được mở rộng hơn, thời gian một tiết khoảng 20
đến 25 phút. Mở rộng mục đích của bài tức giúp trẻ biết xác định các hướng:
Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau của đối tượng khác trên cơ sở định
hướng của bản thân trẻ và qua việc xác định tay phải - tay trái của trẻ thì giúp
trẻ thiết lập mối liên hệ phía phải là phía có tay phải, phía trái là phía có tay trái.
2.2.1.1. Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của bản thân trẻ dựa vào việc
xác định tay phải, tay trái của trẻ (Xem [2], tr. 113 - 114)
- Cô cho trẻ xác định tay phải tay trái của trẻ.
- Cô cho trẻ xác định vị trí của các bộ phận trên cơ thể trẻ như: Tay phải, tay
trái, chân phải, chân trái, mắt phải, mắt trái...sau đó cho trẻ làm một số động
tác mô phỏng: Vẫy tay phải, vẫy tay trái, nghiêng đầu sang phải, sang trái.
- Cho trẻ tập xác định vị trí của các đồ vật ở vùng không gian bên tay phải và
tay trái của trẻ: Ban đầu cho trẻ xác định vị trí của các đồ vật ở gần trẻ, sau đó
là các đồ vật ở xa hơn. Qua các bài tập đó cô cho trẻ thấy được vùng không gian
phía bên tay phải là phía phải, vùng không gian phía bên tay trái là phía trái.
Khi trẻ đã xác định được phía phải, phía trái cô cho trẻ xác định vị trí
của đồ vật trong lớp ở phía nào so với trẻ.

16


Ví dụ: Cho trẻ ngồi theo hàng ngang, chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đồ

chơi có các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và một số đồ
dùng để xung quanh lớp: Búp bê, thỏ, gấu...
- Cô thấy lớp mình đi học ngoan, cô tặng mỗi bạn 1 rổ đồ chơi.
- Bây giờ chúng mình cùng chơi trò chơi với rổ đồ chơi này nhé!
+ Chúng mình cầm hình vuông bằng tay phải giơ lên nào!
+ Chúng mình cầm hình tròn bằng tay trái giơ lên nào! (Cô cho trẻ làm vài
lần, sau đó cất rổ đồ chơi đi)
- Chúng mình chơi rất giỏi, vậy bây giờ chúng mình hãy cho cô biết:
+ ở bên tay phải con có bạn nào ngồi nhỉ? Phía bên tay trái có bạn nào
ngồi cạnh?
+ Chúng mình trả lời rất đúng, vậy ngoài các bạn ngồi sát cạnh mình thì
chúng mình hãy quay đầu sang phía tay trái (phía tay phải) xem có những bạn
nào nữa nhé?
- à vậy là phía có tay phải gọi là phía phải, phía có tay trái thì gọi là
phía trái đấy!
- Chúng mình rất thông minh. Vậy chúng mình hãy nghe cô nói tên một
số đồ vật và trả lời xem đồ vật đó ở phía bên nào của mình nhé!
- Bạn búp bê ở phía bên nào của cháu? Bạn gấu ở phía bên nào của
cháu?
2.2.1.2. Dạy trẻ xác định phía trên phía dưới, phía trước phía sau của bạn
khác (Xem [2], tr. 114)
- Trước hết cô cho trẻ biết các bộ phận trên cơ thể bạn: Đầu, mặt, chân,
tay.để từ đó biết xác định hướng từ bạn thông qua việc dựa vào các bộ phận
trên cơ thể bạn: ở trước mặt là phía trước, ở trên đầu bạn là phía trên
- Cô hướng cho trẻ xác định vị trí một số đồ vật nào đó và di chuyển đồ vật đó
tới những hướng cần dạy cho trẻ. Cô có thể đưa ra tình huống: Cùng một vật ở
một vị trí nhưng có hai hướng khác nhau.
Ví dụ : Chú mèo ở phía sau bạn Ly nhưng lại ở phía trước bạn Lan.

17



- Sau khi cho trẻ tìm xem ở từng phía của bạn có gì, cô cho trẻ xác định xem
một đồ vật bất kì ở phía nào của bạn
Chú ý: Khi dạy bài này cô cần di chuyển và đặt đồ vật vào đúng hướng
chính diện không đặt vật khoảng giữa hai hướng (Phía trên về đằng sau họặc
về đằng trước).
Ví dụ: Cô có một bạn búp bê có đội mũ, đeo ba lô, đi dép, đeo kính. Cô
đưa trẻ vào tình huống rồi hỏi:
+ Mũ được đội ở đâu trên cơ thể bạn búp bê?
+ Ba lô được đeo ở đâu của bạn búp bê?
+ Dép được đi ở đâu trên cơ thể bạn búp bê?
+ Kính được đeo ở đâu trên cơ thể bạn búp bê?
Vậy, Mũ ở phía nào so với bạn búp bê?
Ba lô ở phía nào so với bạn búp bê?
Dép ở phía nào so với bạn búp bê?
Kính ở phía nào so với bạn búp bê?
Luyện tập: Cô dùng mô hình một con bướm (Một tay cầm búp bê, một tay
cầm con bướm) và hỏi:
+ Bướm ở đâu so với búp bê? (Trên đầu)
+ Bướm ở đâu so với búp bê? (Phía trước)
+ Bướm ở đâu so với búp bê? (Phía sau)
+ Bướm ở đâu so với búp bê? (Phía dưới)
2.2.1.3. Dạy trẻ phân biệt tay phải tay trái của bạn
- Đầu tiên cô cho trẻ ôn lại tay phải - tay trái của bản thân.
- Sau đó cho bạn đứng cùng chiều với trẻ, rồi đổi hướng để bạn đứng ngược
chiều với trẻ. Qua các bài tập để trẻ nhận ra rằng: Nếu bạn đứng cùng chiều
với trẻ thì tay phải - tay trái của trẻ cũng là tay phải - tay trái của bạn; Nếu bạn
đứng đối diện với trẻ thì tay phải trẻ là tay trái của bạn còn tay trái trẻ là tay
phải của bạn.

Ví dụ: Xếp lớp thành 2 hàng ngang: Nào chúng mình cùng quay về phía
cô nào!

18


Trò chơi: tìm tay, tìm tay
Chúng mình hãy giơ cho cô tay phải lên nào!
Chúng mình giơ đúng chưa? Vậy chúng mình hãy nhìn xem khi chúng
mình đứng cùng chiều với nhau thì tay phải của mình có cùng phía với tay
phải của bạn không?
Tìm tay, tìm tay
+ Chúng mình hãy giơ cho cô tay trái của mình lên nào!
Chúng mình hãy nhìn tay trái của bạn có cùng phía với tay trái của
mình không?
à! Vậy là khi chúng mình đứng cùng chiều với nhau thì tay phải - tay trái
của mình cũng là tay phải - tay trái của bạn đấy.
Nào! bây giờ 2 hàng chúng mình quay mặt vào nhau nào! (Trẻ tạo thành từng cặp)
+ Chúng mình hãy giơ tay phải của chúng mình lên! Vậy, khi đứng ngược
chiều nhau thì tay phải của chúng mình có cùng bên tay phải của bạn không?
à! đúng rồi, khi đứng ngược chiều thì tay phải của mình sẽ là tay trái của
bạn đấy! (Chúng mình hãy đặt tay phải lên tay trái của bạn nào)
- nào chúng mình giơ tay trái lên nào!
Vậy, tay trái của chúng mình có cùng bên tay trái của bạn không? à!
Khi đứng ngược chiều thì tay trái của mình lại là tay phải của bạn đấy.
cô kết luận lại: Chúng mình nhớ nhé! Khi đứng cùng chiều thì tay phải - tay
trái của mình cũng là tay phải - tay trái của bạn, còn khi đứng ngược chiều thì tay
phải của mình là tay trái của bạn và tay trái của mình là tay phải của bạn.
- Nào chúng mình cùng bắt tay nhau nào! (Dùng tay phải bắt tay nhau)
2.2.2. Hướng dẫn trẻ ngoài giờ học:

- Trong sinh hoạt và trong hoạt động của trẻ hằng ngày cô chú ý sử dụng các
từ chỉ vị trí trong không gian để trẻ nắm chắc hơn về định hướng trong không
gian: Khi trẻ nằm ngủ cô có thể hỏi ai nằm phía bên phải (Bên trái của cháu)?
Khi trẻ chơi với búp bê, cô hỏi: Trên đầu búp bê có gì? Dưới chân búp bê có

19


gì? (giày) Sau lưng búp bê có gì? (ba lô) Tay phải búp bê đâu? Tay trái búp bê
đâu?
- Trong tiết học tạo hình cô yêu cầu trẻ hãy:
+ Dán bông hoa vào phía dưới bạn nhỏ trong tranh.
+ Dán bạn bướm ở phía trên bạn nhỏ.
+ Dán bạn Cún con, Thỏ con ở phía trái (Phía phải) của bạn nhỏ.
- Trong tiết học âm nhạc cô yêu cầu trẻ: Hát tới câu ..... thì quay người sang
phía bên trái (Phía bên phải)
- Trong tiết học thể dục cô yêu cầu trẻ quay theo các hướng Bên trái quay,
bên phải quay, đằng sau quay (Một trẻ làm các trẻ khác nhận xét)
2.3. Đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thu hút được trẻ, không
gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng.
Cô cần chuẩn bị một số đồ dùng chung cho cả lớp sắp xếp ở các phía:
Phía trên - dưới, phải - trái, trước - sau so với trẻ và một số đồ dùng di
chuyển được khi dạy trẻ xác định phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới
của bạn khác.
2.4. Hệ thống bài tập
Bài 1: Trò chơi Tìm bạn
Cô hô: Tìm bạn, tìm bạn
Trẻ hỏi: Bạn nào, bạn nào?
Cô nói: Bạn ở phía bên phải (trái) của cháu? Bạn ở phía trước (sau) của cháu?

(ở trò chơi này cô chỉ cần yêu cầu trẻ kể tên các bạn cần tìm, trẻ được
đứng theo các hàng ngang thẳng nhau)
Giúp trẻ ôn luyện các phía: Trước - sau, trái - phải của bản thân trẻ.
Bài 2: Trò chơi Người tài xế giỏi
Cô đứng cùng phía với trẻ, vừa ra hiệu lệnh vừa làm nhanh cho trẻ xem:
+ phía phải, phía phải, phía phải: Cô đưa tay nhanh sang bên phải vẫy vẫy.
+ Phía trên, phía trên, phía trên: Cô đưa tay nhanh lên phía trên vẫy vẫy.

20


×