Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Mở Đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1- Lí do khoa học
Trẻ em lớn lên trong tiếng ru dịu ngọt. Chính những lời ru được cất lên
từ những người bà, người mẹ ấy đã nuôi dưỡng và mở rộng dần đôi cánh của
tâm hồn các em. Thơ ca là nguồn suối mát, là làn gió thơm góp phần nuôi
dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, trí tưởng tượng cũng như ngôn ngữ cho các
em. Có thể nói, thơ ca có khả năng giáo dục rất lớn i vi mọi lứa tuổi.
" Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ ca chúng ta. Có
lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh,
nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn
được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy." (3. Tr 207)
Xuân Quỳnh có một tuổi thơ dữ dội, cuộc sống sau này cũng đầy những
bất hạnh, cực nhọc nhưng chị đã vượt qua tất cả để sống cho ra sống, sống để
mà làm thơ, để yêu con. Xuân Quỳnh đến với thơ như một định mệnh và đến
với thơ thiếu nhi như một thiên chức. Nó như một tất yếu trong cuộc đời Xuân
Quỳnh: chị sinh ra, yêu, làm thơ, làm mẹ và viết thơ cho con. Những ai đã
từng đọc thơ Xuân Quỳnh hẳn sẽ thấy đây là món quà vừa quen vừa lạ dành
cho thiếu nhi: nó đằm thắm yêu thương như một cái hôn; dịu dàng, thanh tao
như một đóa hoa; ngọt ngào, ngát thơm như một chiếc bánh...
Theo Vân Thanh nhận xét, thơ viết cho thiếu nhi là bộ phận quan trọng
làm nên sự nghiệp của nhà thơ nữ đặc sắc Xuân Quỳnh, một sự nghiệp thơ chỉ
trên 25 năm: "Trong tư cách người phụ nữ, người yêu và người vợ, Xuân
Quỳnh đã để lại một di sản thơ tình yêu đằm thắm và da diết đến khắc khoải...
Trong tư cách người mẹ, Xuân Quỳnh đã để lại một gia tài thơ viết cho con,
cũng là viết cho các thế hệ trẻ thơ, thật dồi dào và trong trẻo, thật ngộ nghĩnh
và dễ thương" (7. Tr 29). Nhờ những bài thơ ngộ nghĩnh, trong trẻo ấy mà các
K32A GDTH
-1-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
em nhận thấy thế giới xung quanh mình quả là phong phú, hấp dẫn. Đọc thơ
Xuân Quỳnh các em sẽ tìm thấy những cách cắt nghĩa cho những câu hỏi ở
đâu?, như thế nào?, vì sao?,... của các em. Đó là những câu trả lời ngộ
nghĩnh như chính suy nghĩ của các em vậy. Đáng quý hơn, từ những điều ấy,
nhà thơ đã khơi gợi cho các em nghĩ đến cuộc sống, cung cấp cho các em một
cách lí giải độc đáo, mới lạ, có thể là " không bình thường" , là " phi lí" nhưng
trở thành " có lí" với các em và được các em đón nhận với niềm vui, sự thích
thú.
1.2 - Lí do sư phạm
Mặc dù số lượng tác phẩm không nhiều nhưng các tác phẩm của Xuân
Quỳnh được tuyển chọn vào chương trình Tiểu học chiếm vị trí khá quan
trọng v ó thc s lụi cun vi thiu nhi. Phải chăng, Xuân Quỳnh đã tìm
được cái mới lạ, bất ngờ, ngộ nghĩnh từ chính cuộc sống hàng ngày để viết lên
những trang sách quý báu cho trẻ em, đem lại cho thiếu nhi một niềm say mê
mới lạ.
Xuất phát từ niềm say mê, cảm phục trước một nữ sĩ tài hoa mà bạc
mệnh, xuất phát từ yêu cầu của thực tế giảng dạy chỳng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật những bài thơ viết cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh (Qua phần tuyển thơ trong tập Bầu trời trong quả trứng). Điều
này giúp tôi hiểu rõ hơn về thơ Xuân Quỳnh đặc biệt là mảng thơ viết cho
thiếu nhi, đồng thời đề tài này cũng giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nếu như nhắc đến nhà thơ nữ Việt Nam chắc rằng không ai là không
nhắc đến Xuân Quỳnh. Xuõn Qunh cú một cuộc đời ngắn ngủi 46 năm, một
sự nghiệp thơ chỉ trên 25 năm, số lượng tác phẩm tuy không nhiều nhưng cũng
đủ khắc nên một dấu ấn đậm nét trong nền thơ ca Việt Nam. Là một hiện
tượng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, nên đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ,
K32A GDTH
-2-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
nhà nghiên cứu, phê bình đã bàn về con người và tác phẩm của Xuân Quỳnh
nói chung, các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh nói riêng.
Về những đóng góp của Xuân Quỳnh trong nền văn học Việt Nam hiện
đại, Phạm Tiến Duật ã nhận xét:" Kể từ năm 1945 trở lại đây, Xuân Quỳnh là
nhà thơ nữ được coi là một trong những tài năng nổi bật, mới mẻ và phong
phú nhất trong những cây bút nữ làm thơ."
Nguyễn Duy thì cho rằng:" Xuân Quỳnh - một trong tài sắc hiếm hoi
của làng văn Việt Nam hiện đại - đã để lại cho đời ngót nghét 10 tập thơ với
giọng điệu rất riêng, bóng dáng rất riêng trong rừng văn rậm rạp. Nếu lập
bảng danh sách những nhà thơ tiêu biểu nhất của thời nay theo tôi Xuân
Quỳnh là một trong vài ba cái tên được xếp ở hàng đầu."
Đồng tình với Phạm Tiến Duật, Anh Ngọc nhận xét:" Thơ Xuân Quỳnh
đã khẳng định một tài năng phong phú, sắc sảo với những đóng góp có vị trí
đặc biệt trong nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung và theo tôi là xuất sắc
nhất trong giới thơ nữ nói riêng."
Bàn về thế giới giọng điệu thơ Xuân Quỳnh, trong bài " Cảm nhận về
thơ Xuân Quỳnh", Lưu Khánh Thơ viết : " Điểm đặc sắc hơn trong nghệ
thuật thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ. Thơ chị có một giọng điệu riêng
rất dễ nhận ra. Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là
giọng điệu của tâm hồn. Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng mà
luôn tự nhiên, phóng khoáng. Chị thường hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng
từ lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình. Với những lời ru, Xuân Quỳnh
đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hồn chị; tâm
hồn một người mẹ nhân hậu, một người yêu đằm thắm và giàu đức hi sinh. Sử
dụng biện pháp nghệ thuật này có lẽ chị muốn thơ mình là những lời ru ngọt
ngào, sâu lặng, chân thành." ( 5. Tr 253)
K32A GDTH
-3-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Trong bài : " Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh ", Lê Thị
Ngọc Quỳnh viết : " Xuân Quỳnh được nhớ nhiều nhất có lẽ ở một phong
cách, một giọng điệu giàu nữ tính : nhạy cảm và rất tha thiết trước cuộc đời...
Đọc thơ chị tôi cứ lạ ! Chị làm thơ mà cứ như người ta nói, kể, như chuyện trò.
Mà chị kể lại rất có duyên về thứ tưởng như không có gì đáng nói. "
(3. Tr 22- 23).
Bàn về ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh qua bài viết : "Nhớ chị " Lê
Minh Khuê đã viết : "Vẫn tiếp tục khám phá những cái đẹp của thế giới xung
quanh, và nói bằng ngôn ngữ thơ lạ lùng chỉ riêng chị có được, thứ ngôn ngữ
cuốn hút, thấm đượm chất dân gian, mới mẻ ... " (5. Tr 180 -181 )
Nhận xét về đặc trưng thơ Xuân Quỳnh, trong bài "Con người và nhà
thơ ", Lại Nguyên Ân khẳng định : " Và chị đã văn chương hóa không ít, hơn
nữa, đã cùng các nhà thơ cùng lứa tạo ra một kiểu " văn chương hóa " mới,
một kiểu trang sức mới. Nhưng cốt cách thơ Xuân Quỳnh qua mọi biến thái
vẫn gắn bó với những gì đã có nơi chị từ điểm xuất phát. ấy là giọng thơ ưng
phô bày, kể lể, nhắn nhủ, tự tình, ví von, một giọng thơ dù biến hóa vẫn còn
lại cái phần gắn bó với li nói, lối nghĩ, lối cảm thông thường có thể là xa xưa
nữa của người Việt, của tiếng Việt ". (5. Tr 145 )
Trong bài viết : " Xuân Quỳnh ", Mai Hương đã nhận xét : " Tiếng thơ
Xuân Quỳnh là tiếng thơ có nhiều nét đặc sắc. Tiếng thơ chị thường tâm tình,
thủ thỉ, dễ gần, dễ yêu, dễ cảm. Giọng thơ chị thường là giọng bình thản, nhẹ
nhàng, thoải mái, dễ nghe, dễ lọt. Câu thơ chị, thường là những câu thơ giản
dị, tâm tình, do thấu hiểu và chân thành mà có được. Với một tiếng thơ như
thế, chúng ta hoàn toàn dễ hiểu trong nhiều bài thơ của chị, Xuân Quỳnh đã
dùng điệu hát ru như một phương tiện biểu đạt tình cảm của mình. Hoặc nữa,
cũng bắt nguồn từ cảm hứng lời ru, chất thơ thường mượt mà, đậm màu sắc ca
dao, dân ca ". ( 3.Tr 59 - 60 )
K32A GDTH
-4-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Còn trong " Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc ", Chu Nga đã lý giải
nguyên nhân nào khiến chị yêu thơ Xuân Quỳnh : " Tôi yêu thơ Xuân Quỳnh
trước tiên vì cái nét trẻ trung, tươi tắn, cái vẻ hồn nhiên, cởi m ca người
làm thơ, yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm, không cần làm duyên mà vẫn có
duyên cầm bút. Chính nó cũng là điểm phân biệt giữa Xuân Quỳnh với một vài
nhà thơ nữ khác ... Xuân Quỳnh đến với thơ một cách hồn nhiên, không chút
cố tình, gượng ép, trong chị thực sự có hồn thơ - đó là điều đáng quý nhất đối
với những ai được gọi là thi sĩ ". (12)
Vương Trí Nhàn trong bài " Cuộc đời để lại " cho rằng : " Người ta
thường nói trong những người viết văn như mãi mãi có một đứa trẻ con, bỡ
ngỡ trước cuộc đời. Trong Xuân Quỳnh cũng có một đứa trẻ ấy, đôn hậu, cởi
mở, nhưng cũng ngỗ nghịch, ham hố, liều lĩnh và đặc biệt là rất cảm tính
trong nhận xét và đối xử ". (5. Tr 209 )
Cụ thể về mảng thơ Xuân Quỳnh, Vân Thanh trong bài " Xuân Quỳnh
với thơ thiếu nhi " đã đánh giá : " Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh
nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách nghĩ của trẻ thơ. Rồi lại có thể tách ra khỏi trẻ
thơ, để ngụ vào đấy một triết lí hồn nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi
lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. ở đây, không có sự cao đạo, lên giọng,
mà cũng không phải là lối nhại mượn, bắt chước, cưa sừng làm nghé, khoác áo
hoặc đeo băng trẻ em. Đọc Xuân Quỳnh, thấy chị làm thơ thật dễ dàng. Cứ
như mạch nước ngọt tuôn ra từ một mạch nguồn trong trẻo.(7. Tr 33)
Trong tác phẩm " Xuân Quỳnh, cuộc đời và tác phẩm " do Lưu
Khánh Thơ và Đông Mai tuyển chọn có đoạn : " Xuân Quỳnh đã dành cho các
em một gia tài thơ như là sự kết tinh trải nghiệm của đời mình. Có một điều lạ
là những câu thơ được viết ra từ ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, sớm xa cha,
mất mẹ, lại mang đậm chất trữ tình, trong sáng và hết sức ngọt ngào. Chị đã
K32A GDTH
-5-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
tạo được sự thích thú cho các em và cho cả người lớn bằng những xét đoán
thông minh và trí tưởng tượng phong phú."(8. Tr 50)
Lý giải những nét đặc sắc trong thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh, Đông Mai chị gái Xuân Quỳnh cũng viết trong "Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi" :
"Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, cần
thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh dồn
tất cả tâm hồn và sức lực cho con. Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật
thiết tha, sâu đậm. Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của
Quỳnh. Những bài thơ nói về con, viết cho con chiếm số lượng lớn trong thơ
Xuân Quỳnh. V vỡ vậy, ta cũng hiểu tại sao văn Quỳnh viết cho thiếu nhi lại
dí dỏm, nồng ấm tình người như vậy " (5. Tr 118 -119)
Trong khuôn khổ một khóa luận, thụng qua ti: Ngh thut nhng
bi th vit cho thiu nhi ca Xuõn Qunh (Qua phn tuyn th trong
tp Bầu tri trong qu trng) chỳng tôi chỉ mong muốn góp một phần nhỏ
của mình vào việc nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm thơ Xuân Quỳnh viết
cho thiếu nhi được tuyển tập trong Bầu trời trong quả trứng để thấy được nét
đặc sắc, nổi bật trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, đồng thời sẽ giúp ích cho
bản thân tôi trong quá trình giảng dạy cho học sinh Tiểu học.
3.Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật những bài thơ viết
cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh (Qua phần tuyển thơ trong tập Bầu trời
trong quả trứng) với mục đích thấy được nét đc sắc, nổi bật trong nghệ thuật
thơ Xuân Quỳnh đặc biệt là trong tập thơ viết cho thiếu nhi Bầu trời trong
quả trứng. Từ đó, chúng tôi thiết kế một giáo án giảng dạy chính khoá thơ
Xuân Quỳnh ở Tiểu học.
K32A GDTH
-6-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Xuân Quỳnh bước vào sự nghiệp sáng tác văn chương như một sự tất
nhiên, sự nghiệp thơ của chị được ấn định với tập thơ Tơ tằm- Chồi biếc (in
chung với Cẩm Lai) năm 1963 được đánh giá khá cao và kết thúc sự nghiệp
bằng tập thơ Hoa cỏ may đạt giải thưởng văn học 1990 của Hội Nhà văn.
Trong khoảng trên 25 năm sự nghiệp thơ Xuân Quỳnh đã để lại không ít tác
phẩm hay cho độc giả, trong đó chúng ta không thể không nhắc tới mảng đề
tài viết cho thiếu nhi được cả người lớn và trẻ em đón nhận và yêu thích. Các
tác phẩm tiêu biểu Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi là:
- Tập thơ Cây trong phố - Chờ trăng ( In chung với ý Nhi).
- Tập thơ Bầu trời trong quả trứng ( Giải thưởng văn học năm 19821983 của Hội Nhà văn).
- Truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn.
Ngoài ra, Xuân Quỳnh còn viết 5 tập truyện cho thiếu nhi được in rải
rác và đến năm 1995, NXB Phụ nữ đã tập hợp và cho ra mắt bạn đọc cuốn
Tuyển tập truyện thiếu nhi của Xuân Quỳnh.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp tôi không thể khảo sát tất cả
các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà thơ mà chỉ có thể khảo sát được những
bài thơ được in trong tập Bầu trời trong quả trứng qua đó thấy được nét độc
đáo, đặc sắc, mới lạ trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh nói chung, thơ Xuân
Quỳnh viết cho thiếu nhi nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này ngoài việc thu thập tài liệu tham khảo chỳng tôi
còn sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.
K32A GDTH
-7-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Nội dung
Chương 1
Xuân Quỳnh trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại
1.1- Xuân Quỳnh thơ và đời
Nữ sĩ Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày
06 tháng 10 năm 1942, tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay là
Hà Nội), trong một gia đình công chức nhỏ, cha lấy vợ hai và chuyển vào Sài
Gòn sinh sống nên Xuân Quỳnh và chị gái Đông Mai ở với bà nội. Tuổi thơ
Xuân Quỳnh thiếu thốn tình cảm của cả cha lẫn mẹ.
Tháng 02 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào đoàn văn công Trung
ương ( lúc đó trụ sở ở 66 phố Quán Sứ) và được đào tạo thành diễn viên múa.
Xuân Quỳnh đã đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới và dự Đại hội Sinh viên
thế giới năm 1959 tại Viên (o). Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ từ khoảng
1959-1960, đến năm 1962-1963 được học ở trường bồi dưỡng những nhà viết
văn trẻ ( khóa I) của Hội Nhà văn. Năm 1963, sau khi đi thực tế ở đảo Cô Tô
về, Xuân Quỳnh quyết tâm đi vào con đường văn học. Lúc mới chuyển công
tác, chị làm ở báo Phụ nữ Việt Nam, rồi về Tỉnh hội Phụ nữ Vĩnh Phú. Từ năm
1964, Xuân Quỳnh trở thành biên tập viên Báo Văn nghệ, Nhà xuất bản Tác
phẩm mới. Tại Đại hội các nhà văn Việt Nam lần thứ ba, Xuân Quỳnh được
bầu vào ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Một số bài thơ của chị được
dịch và in tại Liên Xô, CHDC Đức, Pháp...
Cuộc sống nghèo túng, vất vả, lại mang trong mình bệnh tim nhưng
không làm chị lùi bước. Chị có niềm tin vững chắc và mãnh liệt vào cuộc đời,
nhưng số phận nghiệt ngã đã cướp đi nữ thi sĩ tài hoa của chúng ta vào ngày
29 tháng 8 năm 1988. Xuân Quỳnh đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 46 - khi tài năng
K32A GDTH
-8-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
văn học đang ở độ chín. Sự ra đi của nhà thơ trẻ Xuân Quỳnh là sự mất mát to
lớn của người thân, bạn bè và độc giả nhưng thơ Xuân Quỳnh, tình yêu Xuân
Quỳnh tôn thờ lại trở thành bất tử như nhà thơ đã từng viết:
Lá vàng rụng xuống
Cho đất thêm màu
Có mất đi đâu
Nhựa lên chồi biếc.
Cô gái mồ côi - Xuân Quỳnh, thiếu thốn tình cảm từ lúc chào đời lại lớn
lên giữa thời kì đất nước khó khăn về mọi mặt, vì vậy cuộc sống của Xuân
Quỳnh chồng chất khó khăn vất vả:
Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở
Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu.
Nhưng Xuân Quỳnh khác nào một cây xương rồng kiên cường trên sa
mạc quyết giành sự sống và vắt kiệt sức mình để nở những bông hoa - tặng
phẩm cho đời. Trong khoảng hơn hai chục năm Xuân Quỳnh đã cho ra đời 7
tập thơ cho người lớn ( Tơ tằm - Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát
trắng, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may) và
nhiều sáng tác cho thiếu nhi ( gồm cả thơ và truyện ngắn). Con đường thơ ca
của Xuân Quỳnh tăng lên theo thời gian nhờ vào sự nỗ lực lao động hết mình
của chị. "Cứ đều đều vài ba năm lại có một tập thơ ra đời. Trong khi nhiều
người già đi, cũ đi, tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh
vẫn giữ được cái duyên riêng, và có được cái hơi thở trẻ trung, tươi tắn."
(5.Tr 210)
Xuân Quỳnh đã nỗ lực không ít viết về cuộc sống xung quanh song
thành công nhiều nhất là vit v cuộc đời chị. Gần như chị trở thành nhân vật
văn học của chính thơ chị. Chị đam mê sống, đam mê yêu, đam mê trong
thiên chức làm vợ, làm mẹ - những điều ấy nhân vật văn học của thơ chị đã
K32A GDTH
-9-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
nói lên giúp chị. Mọi sự vẫn như thế nhưng đã chuyển sang một thế giới khác,
dịu nhẹ hơn, có thể thêu dệt thêm màu vẻ cho cả khổ đau lẫn hạnh phúc.
Ngòi bút Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại
chủ đề khác nhau nhưng nhắc đến Xuân Quỳnh hẳn là không ai không ai nhắc
đến mảng đề tài tình yêu trong thơ chị. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh cháy
bỏng, tha thiết và nồng nàn nhưng cũng đầy lo âu, e ngại. Tất cả được diễn đạt
bằng thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng như chính cuộc đời chị. Người đọc tìm
thấy nhà thơ trong các bài thơ, và cũng tìm thấy chính mình, tâm trạng mình,
cuộc đời mình trong đó. Đấy chính là sức truyền cảm và đồng cảm của thơ
Xuân Quỳnh, khiến thơ chị được bạn đọc yêu thích. Thơ tình Xuân Quỳnh
được đánh giá rất cao:" Xuân Quỳnh từ con người có nhu cầu tự ca hát về tình
yêu và cuộc săn đuổi hạnh phúc của mình thành một nhà thơ viết về tình yêu
vào loại phong phú nhất trong số các nhà thơ cùng thế hệ". (5. Tr 142)
Trong mảng thơ ca kháng chiến, Xuân Quỳnh đã để lại dấu ấn là hai tập
thơ: Hoa dọc chiến hào và Gió Lào cát trắng góp phần làm phong phú cho
thơ kháng chiến đồng thời cũng khẳng định ý chí về sự phấn đấu của lớp
người trẻ tuổi những năm chống Mĩ của đất nước:
Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi
Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa.
Trong sự nghiệp văn học của Xuân Quỳnh, nếu như không nhắc tới
mảng đề tài Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi thì quả là một thiếu sót rất lớn.
Trong đời thơ không dài, Xuân Quỳnh đã để lại một gia tài những sáng tác
cho thiếu nhi, đó là sự kết tinh của mọi trải nghiệm đời mình. Nếu mảng thơ
về tình yêu là lời nói của trái tim: "Em trở về đúng nghĩa trái tim em" thì trong
thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh đã một lần nữa từ tuổi thơ của mình mà
đến với tuổi thơ của các em. Ngoài thơ, Xuân Quỳnh còn kể chuyện cho các
em. Những mẩu chuyện gọn, ngắn và xinh xắn như đời thường hiện tại mà đẹp
K32A GDTH
-10-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
như cổ tích, đầy hứng thú và bất ngờ. Những mẩu chuyện được viết với thứ
ngôn ngữ giản dị mà trong sáng.
Đời thơ Xuân Quỳnh ngẳn ngủi nhưng số lượng tác phẩm Xuân Quỳnh
để lại đã góp phần đáng kể vào nền văn học hiện đại Việt Nam. " Thơ Xuân
Quỳnh tiêu biểu cho phong cách của lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Nó vẫn giữ được nét đẹp cổ điển trong thơ ca dân tộc,
đồng thời lại có những khám phá sáng tạo hết sức mới lạ và độc đáo."
( 3. Tr 184)
1.2- Thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi trong thành tựu văn học viết cho
thiếu nhi.
Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công nền văn học thiếu nhi Việt
Nam hiện đại được hình thành và ngày càng phát triển, phong phú về đề tài,
thể loại; đa dạng về phong cách và là một bộ phận của nền văn học Việt Nam
hiện đại. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, đặc biệt là từ khi Nhà xuất bản Kim
Đồng được thành lập (1957), ta thấy thơ cho thiếu nhi có những bước phát
triển vững chắc và đang đi lên cùng với sự phát triển chung của văn học thiếu
nhi. Thơ thiếu nhi trong những năm qua đã có nhiều thành tựu đáng kể, đóng
góp vào việc nuôi dưỡng tâm hn các em. Ngày càng có nhiều tập thơ, nhiều
bài thơ có nội dung sâu sắc, có giá trị nghệ thuật cao, không những được thiếu
nhi yêu thích mà cả người lớn cũng yêu thích.
Nhắc đến thơ viết cho thiếu nhi hẳn không ai không nhắc tới Xuân
Quỳnh. Xuân Quỳnh đến với thơ như một định mệnh và đến với thơ thiếu nhi
như một thiên chức. Nó như một tất yếu trong cuộc đời Xuân Quỳnh: chị sinh
ra, yêu, làm thơ, làm mẹ và viết thơ cho con. Xuân Quỳnh không viết gì ngoài
kinh nghiệm sống của mình như có lần nhà thơ nói: Thơ - đó là "món quà của
một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ".
Cuộc đời mồ côi khiến cho Xuân Quỳnh hiểu tình mẫu tử thiêng liêng,
cần thiết và quý giá như thế nào đối với trẻ thơ, nên khi làm mẹ, Xuân Quỳnh
K32A GDTH
-11-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
dồn tất cả tâm hồn và sức lực cho con, tựa như để bù đắp cho những thiếu hụt
và trống trải của chính đời mình. Trong thơ Xuân Quỳnh, tình mẹ con thật
thiết tha, sâu đậm. Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của
Xuân Quỳnh.
Tình mẹ con vốn là tình cảm quen thuộc trong đời sống và thơ ca Xuân
Quỳnh vẫn mang lại cho người đọc những điều mới mẻ và xúc động. Ngoài
tình yêu thương con vô bờ như những người mẹ khác, Xuân Quỳnh còn có tấm
lòng độ lượng, bao dung, trí tuệ thông minh, sắc sảo của riêng mình. Chính đó
là chiếc chìa khóa giúp nhà thơ đến được, nhìn thấu được và phát hiện được
nhiều ở thế giới vốn đẹp, lung linh và rất động trong tâm hồn tuổi thơ. Từ đó,
tạo nên vẻ đẹp, nét đặc sắc riêng trong những bài thơ Xuân Quỳnh viết cho
con, cũng là viết cho thiu nhi nói chung.
Là người mẹ, Xuân Quỳnh đã nói được cái mênh mang của tình mẹ một
cách thấm thía và giản dị:
Dẫu con đi đến suốt đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru.
Những nhận xét thích hợp với tâm lí tuổi thơ, những cảm xúc tràn đầy
của một tâm hồn tinh tế đã nói lên được cái ngây thơ của trẻ:
-à mẹ ơi! có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế.
Chúng ta còn gặp trong thơ Xuân Quỳnh lối nói quen thuộc, những so
sánh ngộ nghĩnh, dễ thương của các em. Bằng xét đoán thông minh và tưởng
tượng phong phú, Xuân Quỳnh đã làm cho các em và cả người lớn cũng thấy
thú vị:
Thế mà nắng cũng sợ rét
Nắng chui vào chăn cùng em
K32A GDTH
-12-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Các bạn để ý mà xem
Trong chăn bao nhiêu là nắng
Mà nắng cũng hay làm nũng
ở trong lòng mẹ rất nhiều
Mỗi lần ôm em, mẹ yêu
Em thấy ấm ơi là ấm.
Đáng yêu và có ý nghĩa nhất là bài Cái ngoan của Mí. Em bé của Mí bị
ốm nên phải tiêm nhưng không khóc. Mí đã thưởng phiếu bé ngoan của mình
cho em. Các bạn bảo Mí: "Cho thế thì mình mất ngoan"... Nỗi băn khoăn của
Mí thật ngây thơ, và Mí cũng thật hóm hỉnh khi nghĩ rằng:
Cái ngoan đâu có mất
Như bài hát Mí học
Cô dạy cô vẫn còn
Như cái chữ bố xem
Chữ vẫn luôn trong sách
Trước triết lí nhận và cho của Mí, bà đã giải thích như một chân lí v
chõn lớ y cũng li rt t nhiờn:
Cái ngoan mà đem cho
Thì lại ngoan hơn nữa.
Lời thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Xuân Quỳnh đã tạo ra những lời khuyên
bổ ích một cách giản dị, dễ nhớ và thấm sâu, đặc biệt phù hợp với tâm lí trẻ
thơ.
Bản năng của người mẹ, những cảm xúc tinh tế và cái nhìn sự vật bằng
con mắt trẻ thơ đã tạo nên nét đáng yêu ở các bài thơ viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh. Trong khi đi thật sâu vào những trải nghiệm của bản thân, qua
một lối cảm, nghĩ và nhận xét tinh tế, thông minh, Xuân Quỳnh đã gặp tất cả
K32A GDTH
-13-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
những bậc làm cha làm mẹ, đã biểu đạt hộ cho họ những chân lí thông thường
mà không dễ ai cũng nói được tỏ tường, với biết bao rung động và xúc động.
Xuân Quỳnh đã phải dừng lại sự nghiệp làm thơ của mình ở tuổi 46
nhưng gia tài thơ chị để lại cho thế hệ trẻ thơ thật dồi dào và trong trẻo. Nhờ
những bài thơ ngộ nghĩnh, trong trẻo ấy mà các em nhận thấy thế giới xung
quanh mình quả là phong phú, hấp dẫn. Nhà thơ đã khơi gợi các em nghĩ đến
cuộc sống, cung cấp cho các em một cách lí giải độc đáo, mới lạ và giáo dục
các em bằng những triết lí nhẹ nhàng, hồn nhiên như chính các em đồng thời
cũng chứa đầy tình cảm yêu thương thiêng liêng.
K32A GDTH
-14-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Chương 2
Nghệ thuật những bài thơ viết cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh (qua phần tuyển thơ trong tập Bầu trời
trong quả trứng).
2.1- Thể thơ
Do đặc điểm tư duy của trẻ em còn hạn chế nên những câu thơ ngắn và
hay sẽ giúp các em dễ đọc và dễ thuộc.
Hiểu được đặc tính đó của trẻ nên trong mảng thơ viết cho thiếu nhi,
Xuân Quỳnh thường sử dụng những thể thơ ngắn như: thể thơ 4 tiếng, thơ 5
tiếng, thơ 6 tiếng và thơ lục bát. Có thể nhận thấy, Xuân Quỳnh đã vận dụng
một cách linh hoạt các thể thơ mới và thể thơ truyền thống vào những trang
thơ viết cho các em.
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói mới của thơ dân tộc. Trong các sáng tác
cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh sử dụng chủ yếu các thể thơ truyền thống của ca
dao Việt Nam, đó là thể thơ lục bát và thơ 5 tiếng. Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ
khi còn rất nhỏ, được lớn lên trong vòng tay chăm sóc của bà nội, được nghe
những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà. Tuổi thơ với những câu
hát đồng dao; những trò chơi dân gian là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn nhà
thơ. Những lời ru ngọt ngào, trong sáng và những bài ca vần vè, dễ đọc, dễ
thuộc ấy đã theo Xuân Quỳnh suốt cả tuổi thơ, để đến khi làm mẹ, nhà thơ lại
dồn cả tình cảm và những cái "vốn" dân gian ấy vào những trang thơ viết cho
con, cho tuổi thơ.
Những câu đồng dao vần vè đi vào thơ Xuân Quỳnh rất tự nhiên như cái
vốn sẵn có. Với tinh thần thấm đẫm chất dân gian ấy lại được thể hiện bằng
thể thơ lục bát truyền thống trong bài Chờ trăng thể hiện tình cảm của trẻ thơ
đối với thiên nhiên, một tình cảm cũng mang màu sắc dân gian:
K32A GDTH
-15-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Lạy trời trong sáng cho ông trăng về
Dẫu xa xin chớ ngại gì
Có cơn gió mát đưa đi dẫn đường.
Cũng bằng thể thơ lục bát Xuân Quỳnh đã truyền hơi thở dân gian hòa
vào dòng cảm xúc của người mẹ trẻ trên tuyến lửa Vĩnh Linh đầy khốc liệt
những năm chống Mĩ:
Những điều mẹ nghĩ hôm nay
Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ
Ngày mai trọn vẹn ước mơ
Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình.
Tuổi thơ con là khúc ca dịu nhẹ, ru vỗ cất lên từ trái tim dịu dàng của
người mẹ. Nhờ thể thơ lục bát mà khúc ca ấy trở nên ngọt ngào, sâu lắng và
chân thành.
Điểm nổi bật trong mảng thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh đó là
thể thơ 5 tiếng. Khảo sát 22 bài thơ trong tập Bầu trời trong quả trứng, có tới
15 bài viết bằng thể thơ quen thuộc này.
Bằng thể thơ 5 tiếng, Xuân Quỳnh nói lên rất hay sự tinh nghịch, háo
hức của trẻ thơ hệt như chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng dù sợ
nhưng niềm thích thú, sự háo hức khám phá thế giới xung quanh vẫn thắng:
Còn nỗi nhớ gắt gao
Màu trời xanh này nữa
Nhớ anh em nhớ mẹ
Tôi nhớ vui nhớ buồn . . .
Biết bao điều lớn hơn
Nỗi lo và nỗi sợ.
Trong vai trò người dẫn chuyện, Xuân Quỳnh đem đến cho người đọc
lời kể nhịp nhàng, tự nhiên. Nhà thơ đã dẫn người đọc vào thế giới cổ tích
K32A GDTH
-16-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
đáng yêu và trẻ thơ, đem đến cho trẻ niềm thích thú về sự "có lí" của một
chuỗi những điều "phi lí".
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con . . .
Câu chuyện kể được dẫn dắt đều đều trong thể thơ 5 tiếng cho tới kết
thúc:
Chuyện loài người trước nhất
tạo nên niềm thích thú, bất ngờ cho người đọc.
Những câu hỏi ngây thơ, tò mò của đứa con nhỏ cũng được Xuân Quỳnh
"cắt nghĩa" thành công bằng thể thơ 5 tiếng với vẻ tự nhiên, dí dỏm riêng của
một người mẹ thông minh, sắc sảo:
Ban ngày làm bằng nắng
Màu xanh làm bằng cây
Quả ớt làm bằng cay
Tiếng ồn sinh tàu điện.
Cũng với thể thơ 5 tiếng, Tiếng gà trưa là bài thơ gây được niềm xúc
động lớn trong lòng người đọc, không thể không trào nước mắt khi đọc những
câu thơ đầy cảm xúc:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ :
Cục... cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ...
Những câu thơ không có ẩn ý, hoàn toàn giản dị như những bài hát đồng
dao. Nhưng nó làm tim ta thắt lại vì nó trong trắng, sinh động và thiết tha. ở
bất kể một vùng quê nào đấy trên miền Bắc cũng có giếng nước trong, có sân
K32A GDTH
-17-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
gạch, có bụi dong riềng trước ngõ, có ổ trứng gà treo trên chái bếp, và tiếng gà
xao xác buổi trưa. Xuân Quỳnh có biệt tài gợi lại trong ta những kỉ niệm mà
nếu vô tình, ta dễ bỏ qua. Từ một tiếng gà trưa, anh lính đang trên đường hành
quân bỗng nhớ về tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc bên người bà hiền từ. Bài thơ là
một dòng tâm sự, một mạch cảm xúc không hề o ép, bắt vần, cũng không hề
rập khuôn, cứng nhắc.
Tìm đến với hơi thở dân gian qua thể thơ 5 tiếng, Xuân Quỳnh còn rất
tài tình khi xen vào đầu mỗi khổ thơ một câu 3 tiếng "Tiếng gà trưa". "Tiếng
gà trưa" được lặp lại bốn lần ở mỗi khổ thơ vừa là điểm nhấn nổi lên nhan đề
bài thơ, vừa là khởi nguồn dòng cảm xúc của anh lính trẻ. Bốn câu thơ "Tiếng
gà trưa" khụng hề làm giảm đi vẻ hấp dẫn của bài thơ, không làm cho câu thơ
bị lạc nhịp mà làm cho câu thơ chùng xuống, diễn tả cảm giác lặng đi của anh
lính trẻ khi nghe kỉ niệm tuổi thơ gọi về.
Không phải ngẫu nhiên mà đồng dao của dân tộc ta hàng ngàn năm nay
cũng ngắn gọn, thường chỉ có 4, 5 tiếng trong một câu. Chính tâm lí, sinh lí và
tư duy của các em đòi hỏi kiểu tổ chức câu thơ như vậy. Vì vậy bên cạnh thể
thơ 5 tiếng được sử dụng rất thành công, Xuân Quỳnh còn sử dụng thể thơ 4
tiếng.
Bằng thể thơ 4 tiếng, Xuân Quỳnh đã miêu tả hình ảnh Cây bàng rất tự
nhiên, rất "thật" mà lại phù hợp với ngôn ngữ của trẻ em:
Khi vào mùa nóng
Tán lá xòe ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong.
K32A GDTH
-18-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Những câu thơ ngắn gọn, những lời thơ giản dị và hoàn toàn không có
ẩn ý nhưng ở đó có sự chọn lọc ngôn từ và chứa đựng lượng thông tin vừa đủ,
phù hợp với cách cảm, cách hiểu của trẻ em về thế giới xung quanh.
Thể thơ 6 tiếng cũng được Xuân Quỳnh thể hiện khá thành công trong
các bài: Mùa đông nắng ở đâu?, Con yêu mẹ, Cô giáo của em hay Cái địa
bàn của chú Điền. Bằng trí tuệ của một người mẹ thông minh, sắc sảo, Xuân
Quỳnh đã tạo thành một cuộc đối thoi sinh động, vui nhộn và cũng đậm chất
trong sáng, trữ tình:
Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết...
Từ "Con yêu mẹ bằng ông trời", cho đến "Con yêu mẹ bằng Hà Nội",
rồi đến "Con yêu mẹ bằng trường học" và cuối cùng là: "Con yêu mẹ bằng con
dế". Mạch thơ vẫn trôi chảy, đều đều trong thể thơ 6 tiếng nhưng tình cảm của
bé đối với mẹ lại đọng lại trong một hình ảnh rất đỗi bé nhỏ nhưng gần gũi,
thân thương và chỉ có trong suy nghĩ của bé: Con dế.
Có thể nói, với hai thể thơ: thơ 4 tiếng và thơ 6 tiếng, Xuân Quỳnh đã
nói lên tiếng nói thiêng liêng về tình mẫu tử, đã lí giải tự nhiên bằng con mắt
trẻ thơ. Chính vì vậy những bài thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi không chỉ
được các em yêu thích bởi nó dễ đọc, dễ tiếp nhận mà con thu hút với cả người
lớn.
Không chỉ thông minh, tài tình trong ý thơ, Xuân Quỳnh còn hết sức
khôn khéo trong việc vận dụng linh hoạt các thể thơ. Với mỗi thể thơ khác
nhau, Xuân Quỳnh đều có một dụng ý nghệ thuật, một cách thể hiện tình cảm
riêng. Và ngay trong một thể thơ, Xuân Quỳnh cũng diễn tả nhiều loại tình
cảm một cách sinh động và sâu sắc. Dù ở thể thơ nào thì Xuân Quỳnh vẫn giữ
được vẻ tự nhiên , nồng ấm cho ting nói của thơ mình. Đó là một trong những
yếu tố tạo nên sức sống lâu bền của thơ Xuân Quỳnh trong lòng người đọc.
K32A GDTH
-19-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
2.2- Giọng điệu
Trái tim có thứ ngôn ngữ riêng của nó và trái tim cất lên thứ ngôn ngữ
ấy bằng một giọng điệu cũng rất riêng. Đúng như Lưu Khánh Thơ đã nói:
"Giọng điệu ở đây không phải là cách nói mà là cảm xúc, là giọng điệu của
tâm hồn". (5. Tr 253)
Nếu chúng ta ví những điều tác giả muốn gửi gắm, nhắn nhủ đến các em
qua bài thơ là một dòng sông chở nặng phù sa thì giọng điệu là lớp sóng-phần
nổi và luôn đồng hành cùng lớp phù sa ấy. Chính những nhịp sóng này khi
nhanh khi chậm, khi khoan thai, khi dồn dập sẽ nâng đỡ, tạo đà cho các em
thỏa sức ngụp lặn trong làn nước mát mà kiếm tìm từng hạt phù sa. Bước chân
lên bờ rồi, những hạt nước rồi cũng bốc hơi đi lại túi gấm phù sa thu nhặt
được và dư âm dềnh dàng, tròng trành của từng nhịp sóng.
Mã Giang Lân có viết: Thơ Xuân Quỳnh "lúc thủ thỉ, lúc tâm tình, khi
dạt dào mạnh mẽ, nhưng cái chính là chân thành dịu nhẹ và điệu hát ru
thường trở về". Bởi theo Mai Hương: "Bắt nguồn từ cảm hứng lời ru, chất thơ
thường mượt mà, đậm màu sắc ca dao, dân ca".
Tuổi thơ Xuân Quỳnh được đắm mình, được nuôi dưỡng bằng những lời
hát ru, những câu chuyện thần tiên của bà và khi lớn lên rồi làm mẹ Xuân
Quỳnh càng thấm đượm những điệu ru con. Những âm điệu du dương ấy đã
ngấm vào từng nhịp tim, từng hơi thở của người mẹ - Xuân Quỳnh. Xuân
Quỳnh đã lấy đúng cái âm điệu ấy để lên tiếng, để làm thơ.
Tuy có màu sắc chung nhưng trong 22 bài thơ của tập Bầu trời trong
quả trứng, giọng điệu thơ Xuân Quỳnh lại vô cùng biến ảo.
Trong bài Cắt nghĩa viết tặng Minh Vũ một loạt câu hỏi được đặt ra:
... Má ơi ai sinh cá
Ai làm ra cái kem
Đêm sao lại màu đen
Ban ngày sao màu trắng?
K32A GDTH
-20-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Nếu là người mẹ, trước những câu hỏi như vậy bạn sẽ trả lời như thế
nào? Quả là rất khó khăn.Thế mà Xuân Quỳnh có ngay câu trả lời rất thông
minh, ngây thơ, đáng yêu và hết sức "có lí":
Ban ngày làm bắng nắng
Màu xanh làm bằng cây
Quả ớt làm bằng cay
Tiếng ồn sinh tàu điện
Gió trong con ốc biển
Ghé tai nghe mà xem...
A, lại còn cái kem
Thì làm bằng mùa rét
Bông hoa làm bằng Tết
Tt lm cho hng thm
Con làm bằng yêu thương.
Đọc bài thơ ta thấy như một cuộc trò chuyện giữa hai má con Xuân
Quỳnh. Đó chính là cái tài của nhà thơ.
Cũng có lúc giọng thơ Xuân Quỳnh lại ngọt ngào, đằm thắm:
Nắng vào quả cam nắng ngọt
Trong suốt mùa đông vườn em
Nắng lặn vào trong mùi thơm
Cả trăm ngàn bông hoa cúc.
( Mùa đông nắng ở đâu?)
Những điều mẹ nghĩ hôm nay
Ghi cho con nhớ những ngày còn thơ
Ngày mai trọn vẹn ước mơ
Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình.
(Tuổi thơ con)
K32A GDTH
-21-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Khi thì nhí nhảnh ngây thơ như giọng một đứa trẻ:
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát
( Cây bàng)
Trong bài Chuyện cổ tích về loài người Xuân Quỳnh laị sử dụng giọng
kể như của bà, của mẹ dẫn c gi vào một thế giới hoàn toàn mới lạ:
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác...
Bài thơ không đơn thuần là câu chuyện kể mà còn mang ý nghĩa sâu sắc
hơn: Tất cả mọi thứ sinh ra đều vì trẻ em. Thế giới mà chúng ta đang hướng
tới l một thế giới vì trẻ thơ, trong thế giới ấy trẻ em được quan tâm và chăm
sóc.
Nhân vật trong câu chuyện của Xuân Quỳnh được gọi là "trẻ con". Xuân
Quỳnh không gọi là trẻ em, không gọi là thiếu nhi mà chỉ gọi bằng cái tên rất
đời thường "trẻ con". Đọc bài thơ ta thấy sự gần gũi, bình dị, dễ dàng lôi cuốn
người đọc vào câu chuyện hấp dẫn. Một chuỗi những sự phi lí trong bài thơ đã
được người đọc chấp nhận một cách lí thú, đầy bất ngờ: "Chuyện loài người
trước nhất".
K32A GDTH
-22-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Khi quan sát chú gà mái, Xuân Quỳnh lại có một phát hiện thú vị. Trong
bài Tại sao gà con sinh ra?, Xuân Quỳnh viết:
Thấy gà mẹ khổ quá
Cứ nằm liền ổ rơm
Thân xác xơ gầy mòn
Không ăn mà mãi thức
Thương mẹ, đạp vỏ trứng
Thế là gà sinh ra.
Bài thơ vừa mang giọng kể lại vừa mang giọng tả. Xuân Quỳnh phải
quan sát tỉ mỉ lắm mới có cái nhìn tinh tế đến vậy. Nhà thơ đã kể cả quá trình
ấp trứng của chú gà mái rất chi tiết, tỉ mỉ, chân thật, từ cái nhìn ấy đã khiến
Xuân Quỳnh thấy "gà mẹ khổ quá".
Gà mẹ đã hi sinh hết mình vì con: nằm liền ổ rơm, không ăn mà mãi
thức vì thế thân xác gầy mòn. Nó không ăn, không ngủ mà thức mãi để ấp ủ
cho đàn con. Những chú gà con dường như cũng hiểu lòng gà mẹ nên đạp vỡ
vỏ trứng chui ra.
Một hiện tượng hết sức bình thường có thể lí giải cho các em là gà mẹ
ấp ủ gà con đã đủ ngày đủ tháng nên gà con mổ vỏ trứng chui ra. Nhưng đối
với Xuân Quỳnh - một người mẹ yêu con tha thiết, suốt đời hi sinh vì chồng vì
con lại lí giải một cách hoàn toàn khác:
Vì gà mẹ mong chờ
Nên có gà con đó.
Xuân Quỳnh không lí giải theo khoa học mà lí giải theo một cách riêng
mà có lẽ chỉ mình nhà thơ mới có: Gà con sinh ra chỉ bởi gà mẹ yêu thương,
che chở, ấp ủ và hi sinh tất cả chỉ để mong chờ những chú gà con ra đời.
K32A GDTH
-23-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Cũng là câu chuyện kể nhưng Mùa xuân mừng con thêm một tuổi lại
không giống với Chuyện cổ tích về loài người. Trong vai trò người mẹ, Xuân
Quỳnh say sưa kể về đứa con mình:
Bài toán làm tuy khó
Con cũng giải được mà
Con biết nhân biết chia
Biết trừ và biết cộng
Con đóng sổ lao động
Ghi việc con giúp bà
Nào dọn cơm quét nhà
Nào nhặt rau, lấy muối...
Con cười nhăn cả mũi
Hở cái răng mới thay
Giống viên gạch mới xây
Phố mình - to cồ cộ!
Đọc bài thơ ta thấy toát lên niềm tự hào, hãnh diện của người mẹ về đứa
con yêu. Xuân Quỳnh thật sự cảm thấy hạnh phúc khi thấy các con mình ngày
một khôn lớn và ngoan ngoãn, chăm chỉ. Nhà thơ kể về đứa con với giọng thơ
tự nhiên, giản dị. Những điều Xuân Quỳnh kể về con hết sức bình dị với ngôn
từ đời thường, giản đơn như một lời kể, lời tâm sự chứ không phải trau chuốt,
gọt giũa để thành thơ.
Trong bài Muốn trăng luôn luôn tròn thì không chỉ có lời kể của Xuân
Quỳnh nữa mà lại là lời thủ thỉ tâm tình đối đáp giữa hai mẹ con:
Mẹ ơi mẹ có biết
Sao trăng khuyết, trăng đầy?
Trăng khuyết là trăng gầy
Lúc buồn trăng khuyết thế.
K32A GDTH
-24-
Niên khóa: 2006 -2010
Khóa luận tốt nghiệp
Lê Thị Liên
Với sự biến ảo, nhập vai xuất sắc này, ta không hề thấy một sự lặp lại
đơn điệu, nhàm chán nào trong suốt 22 bài thơ của Bầu trời trong quả trứng.
Giọng mẹ không hề lẫn với giọng con. Nét tinh nghịch hồn nhiên của trẻ thơ
được giữ lại nguyên vẹn, nét ngọt ngào sâu sắc của người mẹ cũng nguyên
phần đằm thắm.
Trong bài Chuyện về những dòng nước thì từng câu thơ cứ lần lượt nối
tiếp nhau, trôi đi băng băng như chính đó là dòng nước đang ào tìm về biển.
Say sưa cùng chuyện kể, người ta không còn chú ý gì đến thế giới ồn ào, náo
nhiệt thực tại nữa, chỉ còn biết thả hồn phiêu bạt theo lời kể khi rì rầm, khi ào
ạt, khi khẩn thiết xin dừng, khi hừng hực khát khao khám phá; đó là lời của
"ngàn đá", lời của "rong rêu"; lời của "những hòn cuội", những "hạt phù sa":
Đó là nơi dòng sông
òa vui khi gặp biển
Những câu thơ cuối cùng vang lên, người đọc như thở phào nhẹ nhõm
với cảm giác vừa hoàn thành xong một hành trình dài tìm về với biển. Đọc thơ
mà thấy "mệt", thế mới biết Chuyện về những dòng nước đã cuốn hút tâm
hồn người đọc tới nhường nào.
Giọng điệu mang đậm dấu ấn của thơ ca truyền thống, có xu hướng trở
về thơ ca truyền thống, một phần là do nội dung thơ chị chọn: Chờ trăng,
Chuyện cổ tích về loài người, Chuyện về những dòng nước... Và vì thế
trong thơ chị, ta thấy phấp phới cánh cò, vằng vặc ánh trăng, vẳng đưa lại
những bài vè, những khúc đồng dao.
Nhưng dường như cái giọng điệu rất riêng ấy không phải là kết quả của
một quá trình trăn trở suy tư, chọn lọc, định hướng đi gì cả; mà nó là một
phong cách rất bản năng ở Xuân Quỳnh. Dường như chị cứ cầm bút lên là
những con chữ xô lại với nhau theo đúng giọng điệu ấy, mà chị phải viết
nhanh, viết vội thì mới kịp được những suy nghĩ tràn ra trong tâm trí. Vì thế
giọng điệu du dương mang âm hưởng dân ca là nét dấu ấn cá nhân rất riêng
K32A GDTH
-25-
Niên khóa: 2006 -2010