Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 18000 tấn sản phẩm/năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 85 trang )

Đồ án tốt nghiệp

- Trang 1 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực thực phẩm là
vấn đề được quan tâm hàng đầu, trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa…không
ngừng tăng lên. Vấn đề đặt ra ở đây là sản phẩm chăn nuôi phải đạt chất lượng tốt, đáp
ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, nên việc sản xuất ra các loại thức ăn
có giá trị dinh dưỡng cao là vấn đề cần thiết.
Trong những năm gần đây nhu cầu về thức ăn gia súc đang tăng mạnh, công
nghiệp sản xuất thức ăn gia súc có nhiều hứa hẹn về khả năng mang lại lợi nhuận cao
và ổn định.
Ở nước ta hiện nay, nguồn thức ăn gia súc, gia cầm chủ yếu được sản xuất từ
các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm phía Nam và phía Bắc. Bên cạnh đó thì
còn nhiều hộ nông dân tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi. Tuy
nhiên các phụ phẩm này thường nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng xơ cao, tỉ lệ tiêu
hoá thấp nên chất lượng chăn nuôi không cao. Hơn nữa ở khu vực Miền Trung, Tây
Nguyên có điều kiện sinh thái tự nhiên phù hợp với việc phát triển chăn nuôi kết hợp
với chế biến thức ăn gia súc, nguồn nguyên liệu sử dụng rẻ và ổn định nhưng chưa
được đầu tư thích đáng.
Trước thực tế đó việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi với
dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng tốt đủ sức cạnh tranh ở khu
vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ đáp ứng yêu cầu về chăn nuôi ngày càng phát triển,
tạo việc làm cho người lao động, tận dụng phế thải của nhiều ngành công nghiệp khác,
giải quyết vấn đề môi trường và tăng ngân sách.
Với hi vọng sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đảm bảo chất lượng, giá cả
hợp lí, đáp ứng đủ nhu cầu của người chăn nuôi, tôi được nhận đồ án tốt nghiệp với
nhiệm vụ: “Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi năng suất 18000 tấn sản


phẩm/ năm”.

SVTH

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1.

- Trang 2 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

LẬP LUẬN KINH TẾ K Ỹ THUẬT

1.1. Vị trí xây dựng nhà máy
Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Tây Bắc-Đồng Hới, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình. Tôi chọn nhà máy đặt tại đây vì nó có những lợi thế cần thiết. Đây là một
khu đất có địa hình bằng phẳng, rộng, đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, một
mối lo ngại thường xuyên của tỉnh, thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy. Khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới là một trong những khu kinh tế quan trọng nhất của Quảng
Bình nằm ở phía Tây Bắc TP Đồng Hới cách Trung tâm TP Đồng Hới 3km, cách quốc
lộ 1A 2km, cách đường Hồ Chí Minh 1,5km, cách đường sắt Bắc Nam 1km, cách sân
bay Đồng Hới 2,5km. Khu công nghiệp này có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh
tế đa dạng, thuận lợi cho giao thông, thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, trang thiết
bị, sản phẩm....
1.2. Đặc điểm thiên nhiên
Nhà máy được đặt trong vùng gần nguồn cung cấp nguyên liệu, ở cự li 50 đến 80

km đều có những sản phẩm nông nghiệp do người dân trồng có thể cung cấp cho nhà
máy khi cần thiết.
Khí hậu Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp của 2 miền Nam Bắc:
mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) đặc trưng có gió mùa Đông Bắc, lượng
mưa trung bình hàng năm từ 2.000mm – 2.300mm/năm. Mùa khô (từ tháng 4 đến
tháng 8) có ảnh hưởng của gió Tây Nam tạo nắng nóng khô, tuy nhiên do được điều
hoà bởi Biển Đông nên khí hậu Quảng Bình về đêm khá mát mẻ. Nhiệt độ trung bình
của mùa khô là 24oC – 25oC; các tháng nóng nhất của mùa khô là tháng 6,7 và 8 nhiệt
độ có thể lên đến trên 38oC – 39oC.
Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc-Tây Nam
Nhiệt độ chung của khu vực là 24,50C, độ ẩm tương đối trung bình là 86 %.
1.3. Vùng nguyên liệu
Các nông sản như sắn, ngô rất dồi dào và phong phú ở hai huyện Tuyên Hóa và
Minh Hóa, ngoài ra còn có thể thu mua từ các huyện lân cận như Cam Lộ, Hải Lăng,
Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị), A Lưới (Huế).
Các nguyên liệu mịn như cám, thu mua từ các nhà máy xay xát chế biến gạo, chủ
yếu từ đồng bằng sông Cửu Long, khô dầu từ các nhà máy chế biến dầu.
Bột cá, bột xương thu mua từ nhà máy chế biến bột cá ở tỉnh Quảng Bình.
Rỉ đường thu mua từ nhà máy chế biến đường ở Quảng Ngãi.

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 3 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Khoáng, vitamin, các phụ liệu khác có thể nhập khẩu từ Thái Lan hoặc thu mua

trong nước.
1.4. Hợp tác hoá
Nhà máy được xây dựng gần nhà máy bia, nhà máy chế biến thủy sản nên tận dụng
được các chế phẩm, phế liệu của các nhà máy đó.
Địa điểm xây dựng nhà máy nằm trong hku công nghiệp nên đã tăng cường sử
dụng chung những công trình cung cấp điện, nước, công trình giao thông vận tải...có
tác dụng giảm thời gian xây dựng, vốn đầu tư, hạ giá thành sản phẩm.
1.5. Nguồn cung cấp điện
Nguồn điện được lấy từ trạm biến áp của khu công nghiệp. Ngoài ra còn có máy
phát điện dự phòng để đảm bảo sản xuất liên tục.
1.6. Nguồn cung cấp hơi
Hơi chủ yếu cung cấp cho cho công đoạn tạo viên, hơi được lấy từ lò hơi, nhiên
liệu dùng cung cấp nhiệt cho lò hơi là dầu DO.
1.7. Nhiên liệu
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất và khả năng cung cấp nhiệt của nhiên liệu, ta chọn
nhiên liệu là dầu DO.
1.8. Nguồn cung cấp nước và vấn đề xử lý nước
Sử dụng nguồn nước từ hệ thống nước sạch của thành phố. Nước phục vụ chủ yếu
cho công đoạn ép và cho sinh hoạt trong nhà máy.
1.9. Thoát nước
Nước thải của nhà máy chủ yếu là nước sinh hoạt nên không nhất thiết phải có hệ
thống xử lý nước thải riêng. Nước thải trước khi ra ngoài có thể qua hệ thống xử lý
chung của khu công nghiệp.
1.10. Giao thông vận tải
Nhà máy được xây dựng gần đường quốc lộ 1A, có mạng lưới giao thông đường bộ
rộng khắp, đồng thời gần biển nên thuận lợi cho giao thông đường thủy và cho vấn đề
cấp thoát nước.
1.11. Năng suất nhà máy
Dựa vào nhu cầu tiêu thụ, khả năng cung cấp nguyên liệu, việc xây dựng nhà máy
chế biến thức ăn gia súc, gia cầm năng suất 18000 tấn sản phẩm/năm.


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 4 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

1.12. Cung cấp nhân lực
Nhân lực sẽ được ưu tiên cho địa phương nơi xây dựng nhà máy nhằm giải quyết
việc làm, ngoài ra còn sử dụng nhân lực là kỹ sư các trường Bách khoa Đà Nẵng,
trường Nông lâm Huế, Đại học Khoa học Huế, sinh viên các trường dạy nghề trong
tỉnh.
1.13. Thị trường tiêu thụ
Nhà máy sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh nhà cũng
như các tỉnh miền trung.

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 5 -

CHƯƠNG 2.

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật


TỔNG QUAN

Các loại nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi:
2.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật [3, tr 126-139]
2.1.1. Thức ăn xanh
Chia làm 2 nhóm chính gồm cây cỏ tự nhiên và gieo trồng. Nhóm cây hoà thảo
như ở bãi chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô,...Nhóm cây họ đậu như cỏ stylo, lá điền
thanh, bèo dâu,...và các loại rau như bèo cái, bèo Nhật bản, thân chuối, rau lang, rau
muống,...
Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80-90%,
tỷ lệ xơ trung bình ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành 6-8%.
Thức ăn xanh giàu vitamin, nhiều nhất là tiền vitamin A, vitamin B, đặc biệt là
B12 và vitamin E, vitamin D rất thấp có khoảng 550mg caroten/1kg cỏ.
Hàm lượng Lipit có trong thức ăn xanh dưới 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu
là các axit béo chưa no.
2.1.2. Thức ăn rễ, củ và quả:
Hàm lượng nước cao 75-92%, protein thấp 5-11% (tính theo vật chất khô), dẫn
xuất nitrogen tự do cao. Đây là loại thức ăn giàu tinh bột (ở củ) và đường dễ tan (ở
quả), đường chủ yếu là saccarose, nghèo khoáng, Ca, P thấp, giàu Kali, vitamin thấp,
hàm lượng xơ thấp.
2.1.3. Thức ăn ngũ cốc và sản phẩm phụ:
Có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm đa phần trong thực đơn ăn cho lợn. Hạt ngũ
cốc gồm: lúa, ngô, đại mạch,…Sản phẩm phụ của hạt ngũ cốc gồm: cám, tấm,...
Thành phần chủ yếu của hạt ngũ cốc là tinh bột, trong đó có 25% amyloza, 75%
amylopectin. Protein khoảng 8÷12%, nhiều nhất là ở lúa mì khoảng 22%. Lipit từ
2÷5%, nhiều nhất là ở ngô và lúa mạch. Lượng xơ thô từ 7÷14%, nghèo khoáng đặc
biệt là Ca, nghèo vitamin A, D, B2, giàu vitamin E, B1.
2.1.4. Hạt họ đậu và khô dầu:
Đậu tương và khô dầu tương:
Đây là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và cân đối. Trong đậu tương hàm

lượng protein chiếm 30 – 38%, giàu lizin nhưng nghèo methyonin, năng lượng 3350 –
3400 kCal.ME/kg.

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 6 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Lạc và khô dầu lạc:
Hàm lượng các chất dinh dưỡng gồm: protein 42 – 45%, khoáng 5%, lyzin
1,63%, methionin 0,55%. Các loại khô dầu này có mùi thơm, ngon, lợn thích ăn nhiều,
cho năng lượng lớn 2800 – 2900 kCal.ME/kg.
.2.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật
Gồm các sản phẩm phụ được thu nhận từ các ngành sản xuất và chế biến thịt,
cá, sữa…như: bột cá, bột đầu tôm, bột xương, bột thịt, bột huyết.
Các loại thức ăn này có giá trị dinh dưỡng khá cao, hàm lượng protein khoảng
50%, có đầy đủ các axit amin không thay thế, là loại thức ăn cân đối nhất đối với gia
súc gia cầm.
2.3. Thức ăn bổ sung: [4, tr 60 – 66]
2.3.1. Thức ăn bổ sung protein
Người ta thường sử dụng 2 dạng nấm men: nấm men gia súc khô và men ủ.
Nấm men gia súc khô là sinh khối khô của chủng nấm men bia Saccharomyces, các
chủng nấm men gia súc thuần túy như: Torula Utilis, Torula Lipolitica, Candida
Utilis.
Thành phần dinh dưỡng của nấm men gia súc nói chung là rất cao và rất hoàn
chỉnh, là loại thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất tốt cho gia súc gia cầm.

Men ủ có 2 dạng: men ủ tươi và men ủ khô. Sản xuất men ủ tươi bằng cách sử
dụng chủng nấm men Saccharomyces Cerevisiae được nuôi cấy thuần khiết hoặc được
phát triển trên môi trường cơ bản là tinh bột sống và các chất hỗ trợ khác. Nếu đem cả
khối thức ăn ủ men này sấy khô thì ta được men ủ khô.
2.3.2. Thức ăn bổ sung khoáng
Gồm các loại nguyên liệu cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng. Đó là
các loại: bột vỏ sò, bột vôi chết , bột xương, muối ăn...
2.3.3. Thức ăn bổ sung vitamin
Các loại vitamin B1, B2, B3, D, A hoặc premix vitamin.
2.3.4. Các loại thức ăn bổ sung khác
Các chất kháng sinh, chất tạo mùi, màu, chất kích thích sinh trưởng, các chất
phụ gia chống oxy hóa, các chất nhũ hóa...

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 7 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

2.4. Vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn [ 3, tr 7-27]
2.4.1. Protein
-Protein là thành phần của các chất xúc tác enzym.
-Là thành phần của các chất vận chuyển như hemoglobin, vận chuyển oxi và
khí cacbonic trong quá trình hô hấp.
-Tham gia chức năng cơ học như colagen trong xương, răng, chức năng vận
động như co cơ.
-Tham gia chức năng bảo vệ trong thành phần của các kháng thể.

-Tham gia chức năng thông tin trong các protein thị giác.
-Protein cũng là nguồn năng lượng của cơ thể, 1g protein khi oxi hóa cho ra 4,5
kcal.
Do giữ những vai trò quan trọng như vậy nên nếu thiếu protein trong thời gian
dài thì quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể phát triển không bình thường, giảm
sức sản xuất mà không chất nào có thể thay thế. Tuy nhiên thừa protein cũng không có
lợi. Thiếu hay thừa protein thường do thiếu hay thừa về số lượng và mất cân đối về
axit amin trong khẩu phần. Khẩu phần thiếu một hay hai axit amin thiết yếu sẽ dẫn đến
những rối loạn như thiếu protein và đặc biệt làm giảm hiệu quả sử dụng protein.
2.4.2. Cacbohidrat
Là một hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, chiếm tới trên 70% chất khô của thực
vật, trong cơ thể động vật cacbohidrat chỉ chiếm dưới 1% khối lượng cơ thể.
2.4.2.1. Phân loại:
Cacbohidrat được phân chia gồm:
-Monosaccarit: bao gồm các loại đường 5C và 6C
-Disaccarit: gồm các loại đường đôi như: glucose, fructose,...
-Trisaccarit: như đường rafinoza
-Polysaccarit: gồm pentozan, hexozan (tinh bột, xenlulose, insulin)
-Polisaccarit hỗn hợp: gồm:
+Hemixenlulose: polime chứa đường pentose và hexose
+Pectin: hỗn hợp của đường pentose và hexose cùng với muối của các axit
+Nhựa cây: hỗn hợp pentose và hexose (một phần đã bị oxi hóa thành axit)
2.4.2.2. Vai trò dinh dưỡng:
-Đường và tinh bột: các đường đơn trong thức ăn khi vào ruột non sẽ được hấp
thu qua vách ruột vào máu. Tinh bột chỉ sau khi được các enzym tiêu hóa phân giải

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp


- Trang 8 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

thành đường đơn thì mới được hấp thu. Đường và tinh bột là nguồn năng lượng quan
trọng của động vật.
-Chất xơ: là nguồn năng lượng cho động vật dạ dày kép. Ở các loài động vật
này, vi sinh vật dạ cỏ có thể sản sinh enzym cellulase để phân giải cellulose thành
đường glucose, đường này được lên men thành các axit béo rồi được hấp thu vào máu.
Chất xơ trong khẩu phần còn có những ưu điểm sau: tạo độ thô của thức ăn, kích thích
sự nhu động của hệ tiêu hóa, chống táo bón.
2.4.3. Lipit
Lipit là nhóm chất hữu cơ phổ biến trong cơ thể động vật cũng như thực vật,
được đặc trưng bởi sự có mặt trong phân tử có chức este của axit béo cao phân tử và
rượu.
Lipit được chia thành 2 nhóm: nhóm chứa glyxerol và không chứa glyxerol.
Trong nhóm lipit chứa glyxerol người ta lại phân thành 2 nhóm nhỏ: lipit đơn giản và
lipit phức tạp.
+Lipit đơn giản (triglixerit): là lipit khi thủy phân cho ra glixerol và axit béo;
dầu mỡ động vật thuộc nhóm này.
+Lipit phức tạp: là những lipit có chứa những nhóm chất khác như photpholipit,
glucolipit, galactolipit.
Lipit có vai trò chung như sau: Cung cấp năng lượng 1g lipit giải phóng 9,3
kcal. Lipit là dung môi hòa tan các vitamin hòa tan trong mỡ, cung cấp các axit béo
quan trọng là những axit béo chưa no, cơ thể động vật không tự tổng hợp được.
Lipit giữ những vai trò quan trọng như vậy nên khẩu phần ăn phải chứa một
lượng lipit nhất định. Hỗn hợp thức ăn cho lợn, gà hàm lượng lipit phải có 4-6%.
2.4.4. Chất khoáng
Chất khoáng được chia làm hai loại: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

2.4.4.1. Các chất khoáng đa lượng:
Canxi và phospho (Ca, P):
Có một vai trò chung là cấu tạo bộ xương. Nếu thiếu Ca, P lợn sẽ bị còi xương,
xương xốp dễ gãy, lợn nái kém sữa, bại liệt, co giật. Nếu đầy đủ Ca thì giúp cân bằng
hệ thần kinh, điều hoà hoạt động của cơ thể, giúp đông máu, đông sữa, giúp hấp thụ
chất sắt, điều chỉnh các muối vô cơ: Na +, K+, Mg2+... Chất Ca có nhiều trong bột vôi,
đá vôi, bột sò, bột cá, bột xương, đá phấn...

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 9 -

GVHD: TS. Đặng Minh Nhật

Natri, Kali và Clo (Na, K, Cl):
Là các chất điện giải, khi mất nước, sẽ mất chất điện giải, cân bằng áp suất
thẩm thấu trong và ngoài tế bào bị rối loạn, con vật có thể chết. Clo là chất liệu tạo
HCl trong dạ dày, có tác dụng hoạt hóa pepsinogen thành pepsin để tiêu hóa protein.
Na và K là hệ đệm của cơ thể, giúp giữ cân bằng axit-bazơ dịch cơ thể.
2.4.4.2. Các chất khoáng vi lượng:
Vai trò của các chất khoáng vi lượng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Vai trò dinh dưỡng của một số nguyên tố khoáng vi lượng
Nguyên

Chức năng chính

tố


Triệu chứng

Độc tính

thiếu

Nguồn cung
cấp

khoáng
Coban

Thành phần của

Giảm ăn, chậm Không thấy có

Khô đỗ

(Co)

vitamin B12,

lớn, gầy yếu,

tương, mật rỉ,

thiếu máu, có

cám gạo, Co


thể chết

sunfat, Co

Đồng

Cùng với Fe và

Lông thô, mất

cacbonat
Thừa Cu gây Gan, lách

(Cu)

vitamin B12, Cu

màu, gầy yếu,

độc: tích lũy

cần cho việc hình

thiếu máu,

nhiều ở gan

thành hemoglobin.


sưng khớp gối, con vật có thể

thành phần của các

dễ gãy xương,

enzym có liên quan

cừu mới sinh

đến sự phát triển

dễ võng lưng

chết

của lông, màu lông,
xương, sinh sản và
tiết sữa
Tạo độ chắc của

Răng bị bệnh

xương và răng

vân đá, khoáng xương to

Flo

Nhiều F làm


bổ sung Ca, P

mềm, răng

nếu có

mòn không

>0,45%F gây

đều, lông thô

Thành phần của

độc
Bướu cổ,

Thức ăn họ cải Bột thịt, phụ

hoormon thiroxin,

chậm lớn, lợn

chứa chất

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

phẩm hải



Đồ án tốt nghiệp
Nhật
Iot

- Trang 10 -

GVHD: TS. Đặng Minh

điều khiển tốc độ

mới sinh bị

kháng thiroxin

sản, mật rỉ,

chuyển hóa và sinh

trụi lông, gia

gây bướu cổ

muối bổ sung

nhiệt của cơ thể

cầm chậm mọc

iot


lông, giảm sản
ượng trứng và
Thành phần của

tỉ lệ nở
Thiếu máu

hemoglobin và một
Sắt (Fe) số enzym chuyển
hóa

Quá nhiều Fe

Lá cây cỏ,

làm giảm hấp

bột thịt, hạt

thu P do hình

họ đậu, hạt

thành phosphat cốc, mật rỉ,
sắt không hòa

primix

tan


khoáng chứa

Quan hệ đến sự tạo

Giả sinh

Nhiều Ca và P

Fe
Gạo, lúa mì,

xương và mô liên

trưởng, xương

làm giảm hấp

cỏ khô, mật

Mangan kết, hoạt hóa hệ

chân ngắn và

thu Mn,

rỉ

(Mn)


enzym cacbohidrat,

cong, khớp

lipit, protein, axit

sưng

nucleic
Thành phần của hệ

Thừa phổ biến

Khẩu phần

enzym cacbohidrat,

hơn là thiếu,

nhiều Mo gây

Molipd

lipit, axit amin chứa độc gây ỉa

en (Mo) S, axit nucleic, kích
thích hoạt động của

nhu cầu Cu,


chảy trầm

đất nhiều Mo,

trọng

cây cỏ nhiều

vi sinh vật dạ cỏ

Mo gây độc
cho động vật

Thành phần chủa

Mất sự thèm

ăn cỏ
Thừa Ca làm

nhiều enzym

ăn, lông kém

giảm hấp thu

thịt, gluten

Kẽm


(phosphataza,

phát triển

Zn, thừa Zn

ngô, Zn

(Zn)

peptidaza, DNA,

can thiệp vào

cacbonat, Zn

RNA..) quan hệ đến

sự chuyển hóa

oxit

sự tổng hợp insulin,

Cu gây mất

sự sinh trưởng của

máu


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Bột cá, bột


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 11 -

GVHD: TS. Đặng Minh

xương, da và lông.
Thành phần của

Bệnh teo cơ ở

Thừa Se con

Dùng mức tố

enzym Glutathion

bê, tiết dịch rỉ

vật gầy yếu,

đa trong hỗn

Selen


peroxidaza, bảo vệ

ở gia cầm,

thiếu máu, đau

hợp thức ăn

(Se)

màng tế bào

hoại tử gan ở

móng mù rồi

là 0,3%

lợn

chết, giảm sản
lượng trứng và
tỉ lệ nở, phôi
biến dạng

2.4.5. Vitamin
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có phân tử lượng tương đối nhỏ và có bản
chất lí hoá khác nhau. Nhu cầu vitamin của cơ thể rất ít nhưng nó đóng vai trò rất quan
trọng trong việc trao đổi chất, xúc tác các phản ứng sinh học trong cơ thể. Vitamin có

hai loại: loại tan trong nước và loại tan trong dầu mỡ.
2.4.5.1. Các loại Vitamin tan trong dầu mỡ:
Vitamin A:
Có trong dầu cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng, gan, cà rốt,... các quả có màu vàng, đỏ
có ở dạng tiền Vitamin A là Caroten. Những lá cây xanh đậm cũng chứa nhiều vitamin
A. Vitamin A có những vai trò sau:
-Vai trò sinh học: vitamin A cùng với rodopsin tạo nên kích thích thần kinh gây
phản xạ nhìn.
-Vai trò với niêm mạc thượng bì: khi thiếu vitamin A thì sự tái tạo lớp thượng bì
bị ngăn cản, gây sừng hóa.
-Vai trò liên quan đến sức đề kháng của cơ thể: khi thiếu vitamin A sự sản sinh
kháng thể bị giảm thấp.
Trong thực tiễn chăn nuôi, cách bổ sung vitamin A cho động vật là cung cấp đủ
rau cỏ xanh.
Vitamin D:
Có nhiều trong dầu gan cá thu, bơ, lòng đỏ trứng, gan, mỡ, các hạt có dầu. Hai
loại vitamin D2 và D3 giúp cho cơ thể hấp thụ Ca, P, đồng thời điều hòa lượng Ca và
P theo tỷ lệ nhất định. Thiếu vitamin D thì xương phát triển kém, xương cong, mềm,
động vật trưởng thành bị xốp xương, loãng xương, dễ gãy, lợn sinh sản sẽ bị kém, rối
loạn tiêu hoá. Gà đẻ trứng thiếu vitamin D dẫn đến vỏ trứng mỏng, dễ vỡ.
Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 12 -

GVHD: TS. Đặng Minh


Vitamin E (tocopherol):
Có nhiều trong lá xanh, mầm hạt, tuy nhiên khi sấy lá cỏ, khi nghiền hạt thì sẽ
phá hủy tocoferon. Vitamin E có vai trò chống oxi hóa sinh học, chống vô sinh.
2.4.5.2. Các Vitamin tan trong nước:
Vitamin B2 (riboflavin):
Có trong nấm men, gan, cỏ xanh. Thành phần coenzym FMN và FAD trong
chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu Vitamin B2 giảm sinh trưởng ở các loài, lợn chậm
lớn, thiếu máu, ỉa chảy, mắt bị mờ đục, gà bị cong queo chân.
Vitamin B1 (thiamin):
Có trong cám gạo, nấm men, dầu bông. Vitamin B1 là Coenzym cho quá trình
chuyển hóa cacbohydrat, tham gia vào hoạt động của chức năng thần kinh ngoại biên,
duy trì tính ham ăn. Nếu thiếu Vitamin B1 giảm sự ham ăn, giảm trọng, rối loạn tim
mạch, gà con bị viêm thần kinh đa phát, gà mái giảm sản lượng trứng.
Vitamin B6 (pyridoxine):
Có trong bột thịt, bột cá, phụ phẩm lúa mì, cỏ xanh, men bia, mầm lúa...Đóng
vai trò là Coenzym pyridoxal phosphate cho sự chuyển hóa protein. Thiếu Vitamin B6
lợn giảm ăn, chậm lớn, co giật, gà con chậm sinh trưởng, lông phát triển kém, gà mái
giảm sức đẻ trứng và tỉ lệ nở của trứng.
Vitamin B12:
Có trong protetin nguồn gốc động vật, sản phẩm lên men. Đóng vai trò là
Coenzym Cobamide trong sự hình thành máu đỏ và duy trì sự phát triển bình thường
của mô thần kinh. Nếu thiếu vitamin B12 làm giảm sinh trưởng, lợn nái giảm khả năng
sinh sản, giảm tỉ lệ nở của trứng gà.
Vitamin H (biotin):
Có trong gan, sữa, đậu nành, lòng đỏ trứng, do một số vi khuẩn ở ruột có thể tự
tổng hợp được. Thiếu vitamin này sẽ bị viêm da, rụng tóc, lông, ăn kém ngon, đau bắp
thịt, tuyến mỡ tiết nhiều mỡ, ảnh hưởng đến chuyển hoá bột đường, ảnh hưởng đến
thần kinh, rối loạn tiêu hóa, viêm lưỡi, thiếu máu, hư khớp. Vitamin B12 có nhiều
trong gan, thịt cá. Vitamin B12 trị thiếu máu, rối loạn thần kinh, viêm dây thần kinh,
suy nhược, bại liệt.

Vitamin C (axit ascorbic):

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 13 -

GVHD: TS. Đặng Minh

Có trong chanh, bã chanh, cỏ xanh. Tham gia vào quá trình hình thành colagen,
chuyển hóa tyrosine và tryptophan, chuyển hóa mỡ và kiểm soát cholesteron, hấp thu
và vận chuyển sắt, làm bền mao mạch, có vai trò là một chất chống oxy hoá.
2.4.6. Nước
Tuy không mang lại giá trị năng lượng nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng
trong quá trình sống. Đó là:
Giúp cho việc tích hoá và hấp thụ thức ăn. Chất dinh dưỡng tiêu hoá và hấp thụ
được đều phải ở dạng hoà tan và dạng nhũ tương hoá, do đó cần phải có nước dịch tiêu
hoá.
Tham gia vào việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và bài xuất các chất cặn bã
ra ngoài bằng đường máu (trong máu nước chiếm 90%).
Tham gia vào các phản ứng sinh hoá của cơ thể: Hầu hết các phản ứng sinh hóa
xảy ra trong cơ thể như oxy hoá khử sinh học, phân giải và tổng hợp các chất dinh
dưỡng, trao đổi khí oxy và cacbonic,...đều xảy ra trong môi trường nước.
Tạo nên hình thể của động vật, nước có trong cấu trúc của tế bào, tạo nên mô
nâng đỡ (xương), mô đệm, mô che chở (biểu bì). Nước là chất đệm chống sự va chạm
bên ngoài và là chất bôi trơn giữa các khớp xương.
Điều tiết thân nhiệt cơ thể: Nước bay hơi sẽ thu nhiệt, 1kg nước biến thành hơi

phải cần 580Kcal nhiệt lượng, nước lại có tỷ trọng cao hơn các chất khác nên nó làm
nhiệt độ của cơ thể được điều hoà, không bị thay đổi đột ngột không quá nóng hoặc
quá lạnh.
2.5. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn vật nuôi [4, tr 4749]
2.5.1. Khái niệm
Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cụ thể nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn hàng ngày của
gia súc, gia cầm.
Nếu biểu thị các loại thành phần thức ăn theo tỷ lệ % trong khẩu phần gọi là thực
đơn
2.5.2. Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần
Muốn xây dựng khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm một cách khoa học và hợp lý
chúng ta cần biết:

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 14 -

GVHD: TS. Đặng Minh

Nhu cầu của gia súc, gia cầm về các chất dinh dưỡng: Năng lượng, protein, axit
amin, hàm lượng xơ, canxi, photpho. Biết thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
dự kiến sẽ sử dụng trong khẩu phần.
Xây dựng theo hai nguyên tắc:
2.5.2.1. Nguyên tắc khoa học:
Căn cứ vào tiêu chuẩn ăn đã được quy định để phối hợp khẩu phần.Cho nên:
Phải nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn dự trữ,

phẩm chất và giá trị trức ăn, điều kiện chăm sóc và đặc tính từng con vật nuôi.
Phải phù hợp với toàn bộ yêu cầu chăn nuôi, rẻ tiền, chất lượng.
Trong thời gian con vật sử dụng khẩu phần ăn, cần theo dõi thường xuyên ảnh
hưởng của khẩu phần ăn đến sức khỏe và sức sản xuất của nó để xử lý kịp thời.
Phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý của vật nuôi cụ thể là đặc điểm tiêu hoá của mỗi
loài gia súc, gia cầm.
Khi phối hợp khẩu phần cần đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng.
Khẩu phần phải ngon và không chứa các chất độc hại.
Khi phối hợp cần chú ý đến sinh lý và chức năng của các cơ quan sống của vật
nuôi đặc biệt là sức chứa của dạ dày.
2.5.2.2. Nguyên tắc kinh tế:
Phải hết sức tận dụng thức ăn có sẵn ở địa phương và tổ chức sản xuất, dự trữ thức
ăn tại cơ sở chăn nuôi.
Phối hợp nhiều loại thức ăn và sử dụng thức ăn hỗn hợp được sản xuất công
nghiệp để dần dần cơ giới hoá và kế hoạch hóa ngành chăn nuôi.
Khẩu phần phải rẻ tiền với nguồn cung cấp vững chắc và rẻ tiền.
Trong khi xây dựng khẩu phần cần chú ý giới hạn tối đa của từng loại nguyên liệu
dùng trong hỗn hợp. Ví dụ bột sắn là loại thức ăn được dùng rộng rãi trong chăn nuôi
ở các nước nhiệt đới, chúng thường chứa một lượng nhất định cyanoglucoside (sẽ giải
phóng ra HCN) làm ảnh hưởng đến năng suất của gia súc, do đó nhiều kết quả nghiên
cứu trong và ngoài nước đã xác định chỉ nên sử dụng sắn với tỷ lệ 30÷ 40% cho lợn vỗ
béo, 20÷25% cho lợn nuôi con, 10 ÷ 20% cho gia cầm.
2.5.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần [4, tr 238]
Muốn xây dựng một khẩu phần thông thường phải trải qua các bước sau đây:
Bước 1: Xác định nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn cho gia súc, gia cầm. Nhu cầu
dinh dưỡng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ), NRC (MỸ), ARC (Anh)... phù hợp

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi



Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 15 -

GVHD: TS. Đặng Minh

với các vùng khí hậu và sinh thái khác nhau, phù hợp với các giống gia súc, gia cầm,
giai đoạn sinh trưởng, phát triển...
Bước 2: Chọn lựa các loại thức ăn để lập khẩu phần ăn, kèm theo thành phần hoá
học, giá trị dinh dưỡng và giá thành của các loại thức ăn.
Bước 3: Tiến hành lập khẩu phần ăn
Các phương pháp thông dụng hiện nay để lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm là:
Phương pháp hình vuông Pearson.
Phương pháp lập phương trình đại số.
Lập khẩu phần ăn trên máy vi tính.
Bước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn ăn.
2.6. Nguyên liệu chính trong quy trình sản xuất tại nhà máy [3]
2.6.1. Sắn
Là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm dạng
bột và viên. Sắn thu mua về nhà máy là sắn lát khô đã qua công đoạn nghiền sơ bộ.
Sắn hay khoai mì có tên khoa học là Manihot esculenta.
Cây sắn cao 2 ÷ 3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và
tích lũy tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 ÷ 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ
trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Sắn tươi có 65% là nước, 350g chất khô/kg. Trung bình trong 1kg chất khô có
22-28g protein, 3-4g chất béo và 650g tinh bột trong sắn ngọt và 850g trong sắn đắng.
Lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Trong lá và củ sắn chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Hàm lượng HCN trong củ
sắn biến động từ 10-490mg/kg củ, có lúc lên đến 785mg. Hàm lượng HCN trong sắn

đắng >280mg/kg vật chất khô cao hơn trong sắn ngọt <280mg/kg vật chất khô. Liều
gây độc cho người là 1mg/kg khối lượng cơ thể, còn đối với bò là 2mg/kg khối lượng
cơ thể. Tuy nhiên khi ngâm, luộc, phơi khô, ủ chua sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng
HCN.
2.6.2. Cám gạo
Là phụ phẩm chính của ngành xay xát và chế biến gạo, là nguồn thức ăn cho gia
súc, gia cầm. Cám được thu hồi dưới hai dạng là cám khô và cám ướt. Cám khô sẽ
được sấy thêm lần nữa để bảo quản được lâu hơn, còn cám ướt thường được bán cho
các cơ sở nuôi cá da trơn sử dụng ngay. Cám gạo thường có dạng bột, mềm và mịn.
Cám là hỗn hợp của lớp vỏ ngoài của hạt gạo và lớp alơron. Trong cám gạo chứa 12-

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 16 -

GVHD: TS. Đặng Minh

14% protein thô, 14-18% dầu. Trong cám gạo còn có nhiều vitamin nhóm B, nhất là
B1, trong 1kg cám gạo có khoảng 22,2mg vitamin B1, 13,1mg vitamin B6 và 0,43mg
biotin.
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của cám gạo trong 100 gam
Thành phần
Calori
Lipit tổng số
Chất xơ tiêu hóa được
Cacbohidrat

Đường
Protein
Vitamin E
Vitamin B6
Canxi
Chất béo bão hòa
2.6.3. Bắp

Đơn vị
316kJ
21g
21g
28g
0,9g
13,3g
4,9g
4,1g
57mg
4g

Bắp là loại thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm. Bắp sử
dụng trong nhà máy là loại bắp vàng.
Trong bắp có 730g tinh bột/kg vật chất khô, xơ thấp, có giá trị năng lượng ME
cao, có 40-60g dầu/kg vật chất khô và hàm lượng axit linoleic cao. Đây là nhân tố
quan trọng trong khẩu phần có ảnh hưởng đến chất lượng của trứng ở gà mái đẻ. Hàm
lượng protein thô biến động nhiều và thường khoảng 80-140g/kg vật chất khô. Ở các
nhà máy sản xuất tinh bột và glucose từ bắp có một lượng phụ phẩm làm thức ăn cho
gia súc rất tốt đó là mầm bắp, cám bắp và gluten.
Bảng 2.3: Thành phần hoá học của bắp
Thành phần hoá học

Protein
Lipid
Cenlulose
Tro
Tinh bột
Đường

Vỏ hạt (%)
3,7
1
86,7
0,8
7,3
0,34

Nội nhủ (%)
8
0,8
2,7
0,3
87,6
0,62

Phôi (%)
18,2
33,2
8,8
10,5
8,3
10,8


2.6.4. Bột cá
Là nguồn thức ăn protein tuyệt vời chứa đầy đủ các acid amin cần thiết, đặc biệt
là lizin và methionin, là thành phần không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi. Bột cá
được chế biến từ cá tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp. Trong
protein bột cá có đầy đủ axit amin không thay thế: Lyzin 7,5%, methionin 3%,
Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 17 -

GVHD: TS. Đặng Minh

izolơxin 4,8%... Protein bột cá sản xuất ở nước ta biến động từ 35÷60%, khoáng tổng
số biến động từ 19,6%÷34,5% trong đó muối: 0,5÷10%, canxi 5,5÷8,7%, phốt pho
3,5÷4,8%, các chất hữu cơ trong bột cá được gia súc, gia cầm tiêu hoá và hấp thu với
tỷ lệ cao 85÷90%. Bột cá đắt tiền, để đảm bảo giá thành của khẩu phần ăn, cần tính
toán, sử dụng bột cá hợp lí đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và giá thành.
2.6.5. Khô dầu lạc
Là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu lạc. Là một nguồn protein thực
vật có giá trị dinh dưỡng tốt. Khô dầu lạc có hàm lượng protein cao khoảng 42 – 45%
theo vật chất khô, năng lượng chuyển hoá 2250 – 2400 kcal ME/ kg.
Do thành phần không cân đối, dễ bị ôi hoá, dễ nhiễm độc tố nên chúng cần được
bảo quản tốt và phải đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.
Hiện nay khô dầu đậu tương được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất thức ăn
gia súc công nghiệp. Hàng năm Việt Nam thường nhập một lượng lớn khô dầu đậu
tương của Ấn Độ, Achentina, Mỹ...

Hàm lượng aflatoxin tối đa cho phép của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn nước ta ghi ở bảng 2.4 (QĐ số 104/2001/BNN)
Bảng 2.4 : Hàm lượng aflatoxin tối đa cho phép trong thức ăn
(Theo quyết định Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn 2001)
Loại vật nuôi
Gà con 1-28 ngày tuổi

Aflatoxin B1
≤20

Aflatoxin tổng số
≤30

Nhóm gà còn lại
Vịt con từ 1-28 ngày

≤30
Không có

≤50
≤10

Nhóm vịt confl lại
Lợn con từ 1-28 ngày

≤10
≤10

≤20
≤30


Lợn thịt
Bò nuôi lấy sữa

≤100
≤20

≤300
≤50

2.6.6. Bột thịt xương
Chế biến từ thịt, xương của động vật hoặc từ các phụ phẩm của lò mổ, cung cấp
protein, canxi, khoáng và các nguyên tố vi lượng khác. Thành phần dinh dưỡng của
bột thịt xương thường không ổn định, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chế biến.
Tỉ lệ protein trong bột thịt xương từ 30÷50%, khoáng 12÷35%, mỡ 3÷13%. Bột thịt
xương rất giàu vitamin B1.
2.6.7. Muối
Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 18 -

GVHD: TS. Đặng Minh

Sử dụng muối ăn ở dạng bột.
2.6.8. Premix khoáng - vitamin
Thức ăn bổ sung khoáng: Thường dùng các phức hợp muối có chứa canxi, phốt

pho, muối amoni, muối ăn, muối của một số khoáng vi lượng.
Thức ăn bổ sung vitamin: Dưới dạng Premix vitamin và hỗn hợp đồng nhất các
loại vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, PP, kháng sinh phòng bệnh và chất chống oxy hoá.
Việc bổ sung khoáng, vitamin nếu thừa sẽ không tốt, lại tốn kém, nếu thiếu thì không
đảm bảo về dinh dưỡng cho vật nuôi, do đó việc xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi
là vô cùng cần thiết.
2.7. Đánh giá chất lượng thức ăn hỗn hợp:
- Không có vị đắng.
- Không bị mốc, có màu sắc tương tự với các nguyên liệu chính trong thực đơn.
- Hạt nhỏ mịn, đồng đều.
- Độ ẩm không vượt quá 14%.
- Tỷ lệ tạp chất cơ học (đất, cát, sỏi, kim loại…) không vượt quá 1%.
- Sâu mọt không quá 20 con trong 1 tấn thức ăn hỗn hợp.
- Yêu cầu viên thức ăn có độ ẩm < 13% và kích thước của viên thức ăn là 2mm.
- Công thức (thực đơn) của thức ăn hỗn hợp phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng
của vật nuôi theo loại giống, giai đoạn phát triển.
- Thực đơn phải qua các bước thí nghiệm nhỏ, vừa, lớn trước khi đưa vào sản xuất.
- Thức ăn hỗn hợp phải để được lâu mà không bị hỏng, bảo quản mà không thay
đổi chất lượng.
- Thức ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho vật nuôi.

CHƯƠNG 3.

CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUI TRÌNH
CÔNG NGHỆ

Mỗi nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đều có trang thiết bị, dây chuyền sản
xuất riêng, song chúng đều có các đặc điểm chung của hai kiểu công nghệ: nghiền
trước, định lượng sau hoặc định lượng trước, nghiền sau. [11, 12]
Tôi chọn quy trình công nghệ sản xuất theo kiểu định lượng trước, nghiền sau

bởi dạng sơ đồ này đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta và có nhiều ưu điểm:

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp
Nhật

- Trang 19 -

GVHD: TS. Đặng Minh

- Thùng chứa nguyên liệu nghiền cũng là thùng chờ phối nguyên liệu nên giảm
thiểu được số lượng thùng, giảm chi phí cho đầu tư thiết bị.
- Thùng chứa bột, hạt tính lưu động tự chảy của nguyên liệu tốt, giảm được sự
phát sinh hiện tượng vón cục và bám dính của nguyên liệu vào thành thùng.
- Thiết bị bố trí thực hiện công nghệ phát triển theo chiều ngang nên đầu tư nhà
xưởng ban đầu theo diện tích bề ngang sẽ đơn giản và giảm chi phí hơn theo chiều cao.
- Máy nghiền làm việc ổn định với một loại nguyên liệu đồng nhất. Các nguyên
liệu dễ nghiền phụ trợ cho những nguyên liệu khó nghiền làm tăng khả năng nghiền và
đối với nghiền hỗn hợp nguyên liệu sẽ gây ít bụi hơn.

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 20 -

GVHD: TS.Đặng Minh Nhật


3.1. Sơ đồ công nghệ
Cấp nguyên liệu thô

Cấp nguyên liệu mịn

Tách kim loại

Tách kim loại

Sàng tạp chất

Sàng tạp chất

Chứa nguyên liệu

Chứa nguyên liệu

Định lượng tự động

Định lượng tự động

.

Tách kim loại
Nghiền mịn
Chứa bột
Thức ăn bổ sung

Chứa bột

Phối trộn

Chứa chờ ép viên

Rỉ đường

Chứa sp bột

Tạo viên
Làm nguội viên, bẻ
viên
Phân loại viên

Cân, đóng bao

Chứa sp viên

Nhập kho

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

SVTH: Lê Thị Băng Tâm


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 21 -

GVHD: TS.Đặng Minh Nhật


3.2. Thuyết minh qui trình công nghệ
3.2.1. Cấp nguyên liệu
Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất.
Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho
nhà máy.
Bắp, sắn lát khô, khô dầu dạng mảnh được thu mua từ các cơ sở sản xuất. Xe vận
chuyển nguyên liệu chạy qua cân, sau đó tháo liệu và chạy ngược ra cân để xác định
khối lượng nguyên liệu thu mua. Nguyên liệu cho vào kho hoặc được nạp vào xilô
chứa nhờ gàu tải. Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm tra trước.
Qui trình vận chuyển nguyên liệu mịn: cám, bột cá, bột xương giống với nguyên
liệu thô.
3.2.2. Tách kim loại
Nguyên liệu được gàu tải vận chuyển đến máy sàng, phía trên máy sàng có gắn
nam châm vĩnh cửu nhằm tách kim loại có trong nguyên liệu hoặc kim loại là các mạt
sắt sinh ra trong quá trình vận chuyển nguyên liệu khi có sự cọ xát giữa nguyên liệu và
thành các ống thiết bị.
Nguyên liệu sau khi đi qua nam châm tách kim loại thì tiếp tục qua sàng khí động
để làm sạch.
3.2.3. Sàng tạp chất
Nhằm tách các tạp chất như rơm, rác, lá, đất, đá.... có trong nguyên liệu thô, nhất
là ở bắp và sắn khi nguyên liệu thu mua từ người nông dân, có hình thức chế biến,
phơi sấy thủ công.
Đối với nguyên liệu mịn nhằm tách các cục bột bị vón cục, các mảnh xương, hay
các tạp chất như rơm, rác, sạn...khi thu mua từ các đơn vị chế biến thủ công.
3.2.4. Chứa nguyên liệu
Các loại nguyên liệu sau khi được làm sạch thì được đưa vào các xilô riêng để
chuẩn bị cho công đoạn định lượng, nghiền.
3.2.5. Định lượng tự động
Định lượng là một trong những khâu rất quan trọng khi sản xuất thức ăn hỗn hợp.
Công đoạn định lượng được thực hiện nhờ cân định lượng và chu trình vận chuyển của

các băng tải liệu, sao cho lượng nguyên liệu định lượng đủ cho mẻ sản xuất. Máy định
mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại
hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác
Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

SVTH: Lê Thị Băng Tâm


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 22 -

GVHD: TS.Đặng Minh Nhật

càng tốt. Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đòi hỏi độ
chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể
vật nuôi.
Thiết bị định lượng: dùng cân tự động tự trút tải khi đủ khối lượng, làm việc
gián đoạn, định lượng theo mẻ, có độ chính xác cao được dùng phổ biến.
Tất cả các quá trình đều được điều khiển tự động theo hình thức gián đoạn hoặc
liên tục.
Sau khi định lượng, nguyên liệu mịn được vận chuyển vào thùng chứa bột chờ
phối trộn còn nguyên liệu thô tiếp tục được tách kim loại lần hai trước khi đi vào máy
nghiền.
3.2.6. Tách kim loại
Mục đích nhằm loại bỏ hoàn toàn kim loại trong nguyên liệu trước khi đi vào máy
nghiền tránh làm hỏng máy và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như an toàn
lao động.
3.2.7. Nghiền mịn
Các loại nguyên liệu thô được đem đi nghiền mịn để đạt được kích thước theo yêu

cầu, tạo điều kiện cho quá trình đảo trộn được đồng đều giữa các cấu tử và tăng khả
năng tiêu hoá. Mặt khác, nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo
viên.
Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh
hưởng lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.
Sử dụng loại máy nghiền búa. Nguyên liệu thô được đưa vào máy nghiền, dưới tác
dụng va đập giữa búa nghiền và nguyên liệu, giữa nguyên liệu và thành thiết bị, và
giữa các hạt với nhau làm cho các hạt vỡ mịn. Bột nghiền khi đạt kích thước yêu cầu
sẽ lọt qua lưới sàng ra ngoài và đến xilô chứa bột chờ đảo trộn.
Các phụ liệu khác cũng chuẩn bị sẵn chờ phối trộn.
3.2.8. Phối trộn
* Mục đích của phối trộn là khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức
thành một hỗn hợp đồng đều, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
* Bột từ thùng chứa cùng với nguyên liệu bổ sung gồm premix khoáng-vitamin,
muối ăn được cho vào thùng phối trộn. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi
mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

SVTH: Lê Thị Băng Tâm


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 23 -

GVHD: TS.Đặng Minh Nhật

hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng
độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng.

Ngoài nhiệm vụ đảo trộn đều các thành phần trong hỗn hợp, máy trộn còn có
nhiệm vụ tăng cường phản ứng hoá học hay sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường
quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm nguội, hòa tan muối, đường với các chất
khác
Có rất nhiều loại thiết bị phối trộn, tuy nhiên ở đây ta chỉ dùng thiết bị phối
trộn kiểu nằm ngang có hai trục đảo trộn.
3.2.9. Tạo viên, làm nguội, bẻ viên, phân loại
* Mục đích:
- Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên.
- Tạo viên để làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng và thể tích, làm giảm
khả năng hút ẩm và oxy hóa thức ăn trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng.
- Thức ăn hỗn hợp dạng viên bảo quản được lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng
hơn, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản.
* Bột sau đảo trộn được gàu tải đưa vào xilo chứa. Từ xilo này bột được nạp vào
bộ phận tiếp liệu của máy ép hạt, bổ sung thêm một lượng hơi nước cần thiết tạo cho
sản phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu công nghệ. Nhiệt độ của hơi nước đưa
vào khoảng 70-80oC. Sau khi trộn và làm nóng, bột được đưa vào bộ phận tạo viên.
Thường độ ẩm sẽ tăng từ 13% lên 18%.
Viên thức ăn khi ra khỏi khuôn ép có to = 50÷80oC sẽ được đưa đi làm nguội và
làm khô bằng không khí ở máy làm nguội, lúc đó độ ẩm sẽ giảm xuống còn khoảng
14%.
Máy bẻ viên có nhiệm vụ cắt viên dài thành những viên có kích thước phù hợp.
Sau đó những viên này sẽ đến máy sàng viên, viên có kích thước quá nhỏ được đưa trở
lại máy tạo viên, những viên có kích thước quá lớn được đưa trở lại máy bẻ viên,
những viên có kích thước đạt yêu cầu được đưa xuống xilo chứa sản phẩm.
3.2.10. Cân, đóng bao sản phẩm
Sản phẩm của nhà máy gồm hai dạng: dạng viên và dạng bột. Hỗn hợp sau đảo
trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo
viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Thông thường sản phẩm được đóng bao 30 – 50 kg
nhờ cân và đóng bao tự động.


Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

SVTH: Lê Thị Băng Tâm


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 24 -

CHƯƠNG 4.

GVHD: TS.Đặng Minh Nhật

TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT

4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy
Nhà máy làm việc ngày 2 ca, 1 ca 8 tiếng, chủ nhật và các ngày lễ trong năm được
nghỉ.
- Các ngày nghỉ trong năm:
+ Tết dương lịch nghỉ 1 ngày.
+ Tết âm lịch nghỉ 4 ngày.
+ Giỗ tổ Hùng Vương nghỉ 1 ngày.
+ Ngày chiến thắng 30/4 nghỉ 1 ngày.
+ Ngày quốc tế lao động 1/5 nghỉ 1 ngày.
+ Ngày quốc khánh 2/9 nghỉ 1 ngày.
Tháng 10 do mùa mưa, thời tiết xấu, nguyên liệu ít và nhu cầu thị trường ít, nghỉ để
sửa chữa và vệ sinh thiết bị máy móc.
Bảng 4.1: Biểu đồ sản xuất của nhà máy
Tháng


Số ngày

Số ca

Số giờ

1

25

50

400

2

22

44

352

3

27

54

432


4

24

48

384

5

25

50

400

6

26

52

416

7

27

54


432

8

26

52

416

9

25

50

400

11

26

52

416

12

27


54

432

Tổng số giờ làm việc trong 1 năm là 4480 giờ. Năng suất của nhà máy là 18000 tấn
sản phẩm năm tương ứng 18000 tấn sản phẩm/280 ngày, tương ứng với 18000 tấn sản
phẩm/4480h. Vậy trong 1 ngày sản xuất được 64,28 tấn, trong 1h nhà máy sản xuất
được 4,0178 tấn.

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

SVTH: Lê Thị Băng Tâm


Đồ án tốt nghiệp

- Trang 25 -

GVHD: TS.Đặng Minh Nhật

4.2. Số liệu ban đầu
- Tổng sản phẩm: 4,0178 tấn/h.

+ Sản phẩm bột : 4,0178 tấn/h.
+ Sản phẩm viên: 4,0178 tấn/h.

4.3. Lập khẩu phần thức ăn đối với heo và gà
Tuỳ thuộc vào từng thời vụ, mức độ sẵn có, giá cả các loại nguyên liệu trên thị
trường mà nhà máy cần cân đối giữa nguyên tắc khoa học và nguyên tắc kinh tế để xây

dựng công thức phối trộn tối ưu nhất ở từng thời điểm để đảm bảo sản phẩm có giá
thành hợp lý có thể cạnh tranh trên thị trường.
Dựa vào thành phần nguyên liệu, nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và sử dụng
phần mềm Freedsoft Pro310.exe để xây dựng khẩu phần thức ăn cho heo và gà.
Bảng 4.2: Thành phần nguyên liệu sử dụng [14]
N.liệu

Bắp

D.dưỡng
Năng
lượng

Khô

Cám

Sắn

Bột

dầu

gạo

mảnh



3050


2830

950

-

-

1920

309

Bột

Khoáng

xương vitamin

Muối

Rỉ
đường

3350

3000

86


90,1

88

88

86

93

86

86

55

9

47

12

2,5

45

6

-


-

-

Xơ thô (%)

2,2

33

4,1

4

0,5

-

-

-

-

Lysine (%)

0,26

0,48


0,57

0,09

3,28

-

-

-

-

0,18

0,1

0,22

0,03

1,0

-

-

-


-

0,36

0,31

0,32

0,06

1,66

-

-

-

-

0,29

0,1

0,4

0,07

1,35


-

-

-

-

0,06

0,1

0,13

0,07

0,51

-

-

-

-

(kcal/kg)
Hàm lượng
chất khô
(%)

Protein thô
(%)

Methionine
(%)
Met+Cys
(%)
Threonine
(%)
Tryptophan
(%)

0

Thiết kế nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

SVTH: Lê Thị Băng Tâm


×