Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM NGUYỆT MINH

NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG
MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN HÀN
LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM NGUYỆT MINH

NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG
MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Đắc Hiến



Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ....................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 6
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 12
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 13
5. Mẫu khảo sát .................................................................................................................. 13
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 13
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................... 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 14
9. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 14
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 15
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................... 15
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................................. 15
1.1.1. Khái niệm thương mại hóa..................................................................................... 15
1.1.2. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu ..................................................... 17
1.1.3. Khái niệm rào cản .................................................................................................. 18
1.1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 18
1.1.3.2. Các loại rào cản ............................................................................................. 19
1.1.4. Khái niệm khoa học, công nghệ............................................................................. 19
1.1.4.1. Khái niệm khoa học ........................................................................................ 19
1.1.4.2. Khái niệm công nghệ ...................................................................................... 20

1.2. Khái quát về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu................................................... 21
1.2.1. Vai trị của thương mại hóa kết quả nghiên cứu .................................................... 21
1.2.2. Điều kiện để thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................. 22
1.2.3. Các yếu tố tác động đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................... 23
1.2.4. Các hình thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu ............................................... 27
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................................. 29
CHƢƠNG 2
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ RÀO CẢN ....................... 30
2.1. Các quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu .......................................................................................................................... 30
2.1.1. Quy định pháp luật về thương mại hóa kết quả nghiên cứu .................................. 30
2.1.2. Các Chương trình, Đề án liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu ...... 34
2.1.2.1. Chương trình Hỗ trợ phát triển TSTT năm 2005 (Chương trình 68)..............34
2.1.2.2. Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020. ......................... 35
2.1.2.3. Đề án “Thương mại hóa cơng nghệ theo mơ hình mẫu Thung lũng Silicon tại
Việt Nam” .................................................................................................................... 35
2.1.2.4. Các dự án liên quan (IPP, FIRST, BIPP) ....................................................... 36
1


2.1.3. Các mơ hình và định chế hỗ trợ ............................................................................. 37
2.2. Thực trạng về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại các tổ chức KH&CN ở Việt
Nam ..................................................................................................................................... 40
2.3. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam ............................................................................................................................. 43
2.3.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam .......................... 43
2.3.2. Thực trạng hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam ............................................................................................ 47
2.3.2.1. Về kết quả nghiên cứu KH&CN ....................................................................... 47

2.3.2.2. Về cơng trình khoa học công bố, văn bằng SHTT .......................................... 52
2.3.2.3. Về hoạt động đào tạo ...................................................................................... 53
2.4. Một số rào cản trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn
lâm KHCNVN .................................................................................................................... 55
2.4.1. Rào cản về pháp lý ................................................................................................. 55
2.4.2. Rào cản về chính sách hỗ trợ ................................................................................. 56
2.4.2.1. Chính sách nhân lực, nhận thức của nhà khoa học ........................................ 57
2.4.2.2. Chính sách về SHTT ....................................................................................... 58
2.4.2.3. Thiếu sự liên kết với doanh nghiệp, thị trường ............................................... 59
2.4.3. Rào cản về tài chính ............................................................................................... 59
2.4.4. Rào cản về thị trường ............................................................................................. 61
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................................. 62
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM .............................................................................. 63
3.1. Kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại một số
nƣớc trên thế giới ............................................................................................................... 63
3.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ...................................................................................... 63
3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước châu Á................................................................... 64
3.2. Giải pháp về cơ sở pháp lý ......................................................................................... 66
3.3. Giải pháp về chính sách hỗ trợ .................................................................................. 71
3.3.1. Chính sách về nhân lực .......................................................................................... 71
3.3.2. Chính sách TSTT ................................................................................................... 73
3.3.3. Hỗ trợ gắn kết với doanh nghiệp, thị trường.......................................................... 74
3.4. Giải pháp về tài chính................................................................................................. 77
3.5. Giải pháp về thị trƣờng công nghệ ............................................................................ 83
Kết luận Chƣơng 3 ............................................................................................................. 85
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 88
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 911


2


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến Tiến sĩ Trần Đắc Hiến, giáo viên hướng dẫn của tơi, người đã ln tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Thầy đã dành cho tơi
nhiều thời gian q báu để bình luận, nhận xét và đưa ra những ý kiến xác đáng,
giúp tơi hồn thiện luận văn một cách đầy đủ và tốt nhất có thể.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, của Khoa Khoa học Quản lý, đặc biệt là Thầy Vũ
Cao Đàm, Thầy Trần Văn Hải và Thầy Đào Thanh Trường, đã trang bị cho tôi
những kiến thức chuyên môn quý giá và truyền cảm hứng cho tôi, giúp tôi lựa chọn
hướng đi phù hợp cho đề tài nghiên cứu của mình.
Lời cảm ơn của tôi xin được gửi đến Lãnh đạo của các Viện thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gồm: Viện Công nghệ sinh học, Viện Công
nghệ mơi trường, Viện Cơng nghệ vật liệu, Viện Hóa học, Viện Khoa học năng
lượng, Viện Công nghệ thông tin, cùng các nhà khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tơi
thực hiện điều tra, khảo sát và trao đổi nhiều kinh nghiệm thực tế.
Tơi cũng khó có thể hồn thành luận văn nếu thiếu sự giúp đỡ về tài liệu và
kinh nghiệm thực tế của TS. Nguyễn Quang Tuấn – Viện Chiến lược và Chính sách
Khoa học và Cơng nghệ; ThS. Phùng Ngọc Tuấn Anh, Ban Kế hoạch tài chính –
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, các đồng
nghiệp tại cơ quan công tác (Viện Công nghệ sinh học) đã luôn tạo điều kiện và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập chương trình cao học Quản lý Khoa học và
Cơng nghệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Cảm ơn gia đình đã ln ở bên, ủng hộ, và khích lệ tơi trong cuộc sống!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Phạm Nguyệt Minh

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CGCN:

Chuyển giao công nghệ

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NSNN:

Ngân sách Nhà nước

R&D:


Nghiên cứu và Triển khai

OECD:

Organization for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

TSTT:

Tài sản trí tuệ

Viện Hàn lâm KHCNVN:

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
TT

Tên Hình, Bảng

Trang


Hình 1.1.

Một số yếu tố tác động và thúc đẩy hoạt động thương mại
hóa kết quả nghiên cứu

24

Bảng 1.1.

Các hình thức thương mại hóa kết quả R&D

29

Hình 2.1.

Sơ đồ hoạt động KH&CN

41

Hình 2.2.

Sơ đồ tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN

45

Hình 2.3.

Biểu đồ cơ cấu nhân lực Viện Hàn lâm KHCNVN


46

Hình 2.4.

Biểu đồ phân bố lực lượng cán bộ khoa học của Viện Hàn
lâm KHCNVN trong giai đoạn khảo sát 2009 – 2013

46

Bảng 2.1.

Tổng hợp các hợp đồng KHCN thực hiện năm 2013

48

Bảng 2.2.

Tổng hợp số lượng các công bố khoa học, sáng chế, giải
pháp hữu ích của Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 20092013

52

Bảng 2.3.

Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học năm 2013

53

Hình 2.5.


Tở ng kinh phí Viê ̣n Hàn lâm KHCNVN giai đoa ̣n
2013

2009 –

61

Hình 3.1.

Quy trình giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả
nghiên cứu KH&CN

68

Hình 3.2.

Mơ hình tổ chức hoạt động của Văn phịng/ Trung tâm
CGCN

76

Bảng 3.1.

Tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2013

80

5



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, việc thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã được khẳng
định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng “Phát triển thị trường công
nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn các sản phẩm KH&CN (từ
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách
phát triển) trở thành hàng hóa”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
tiếp tục khẳng định “Phát triển mạnh thị trường KH&CN gắn với việc bảo hộ
quyền SHTT; có nhiều hình thức thơng tin giới thiệu các hoạt động và sản phẩm
KH&CN; hoàn thiện các định chế về mua bán các sản phẩm KH&CN trên thị
trường” góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta1.
Để thể chế hóa chủ trương trên, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều luật
và các văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam (Luật KH&CN, Luật SHTT,
Luật CGCN, Luật Công nghệ cao, các nghị định và thông tư hướng dẫn, v.v). Tuy
nhiên, hiệu quả của hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại các tổ chức
KH&CN nhìn chung chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Tại Nghị định số 108/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN do Thủ tướng Chính phủ ký ban
hành ngày 25/12/2012 có nêu rõ: “Viện Hàn lâm KHCNVN là cơ quan thuộc Chính
phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển
công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ
và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo
nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật”2. Viện
Hàn lâm KHCNVN có 51 đơn vị trực thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch
Viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập; 33 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa ho ̣c;
07 đơn vị sự nghiệp khác có chức năng phục vụ cơng tác quản lý và nghiên cứu
1


Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng,
/>daihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382
2
Nghị định số 108/2012/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2012

6


khoa học, 04 đơn vị tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên và 01 doanh
nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, Viện cịn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 17
Viện nghiên cứu chuyên ngành, phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu
hết các vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải
đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa
từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu,... Trong
nhiều năm qua, Viện Hàn lâm KHCNVN được Nhà nước từng bước đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ trong đó có 04 Phịng thí nghiệm
trọng điểm Quốc gia (PTNTĐ) cùng nhiều phịng thí nghiệm nghiên cứu cấp viện
khác. Nhiều Phịng thí nghiệm của Viện được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện
đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
của Viện. Viện có các khu sản xuất thử nghiệm nhằm trực tiếp phục vụ công tác
phát triển công nghệ, đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế. Tính đến tháng
12/2014, Viện Hàn lâm KHCNVN có tổng số trên 4000 cán bộ, trong đó có 2419 là
biên chế (2642 cán bộ trong chỉ tiêu biên chế được giao); 41 GS, 152 PGS, 31
TSKH, 707 TS, 846 ThS và 718 cán bộ, viên chức có trình độ đại học3.
Là một Viện Hàn lâm có nhiệm vụ đầu tầu trong hoạt động nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ của cả nước, với cơ sở, tiềm lực KH&CN như vậy và
được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ nhưng
hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vẫn chưa có những bước
đột phá thực sự, số lượng đề tài, dự án được ứng dụng vào thực tiễn phục vụ thiết
thực cho đời sống, phục vụ cho phát triển đất nước chưa nhiều, chưa xứng tầm với

nhiệm vụ được giao, kể cả một số kết quả nghiên cứu đã đăng ký bảo hộ sáng chế,
giải pháp hữu ích nhưng chưa thực sự phát huy được quyền SHTT đã được bảo hộ
và chưa được khai thác hiệu quả. Theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay, Viện
Hàn lâm KHCNVN đã được cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho 33
bằng sáng chế và 26 bằng giải pháp hữu ích trong tổng số trên 100 bằng SHTT của
Viện4. Tuy nhiên, số kết quả KHCN của Viện được ứng dụng, thương mại hóa vẫn
cịn hạn chế. Vấn đề làm thế nào để thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại hóa kết
3

Báo cáo hoạt động hàng năm của Viện Hàn lâm KHCNVN
Theo số liệu báo cáo tại Hội thảo “Chính sách thúc đẩy thương mại hóa TSTT ở các viện nghiên cứu” do
Viện Hàn lâm KHCNVN tổ chức ngày 27/01/2015 tại Nha Trang
4

7


quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN luôn được các bậc lãnh đạo Viện quan
tâm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại đơn vị đang công tác, tác giả định hướng
nghiên cứu và đề xuất đề tài: “Nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa
kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam” nhằm
phân tích thực trạng, nhận diện những rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết
quả nghiên cứu hiện tại. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp cơ sở
lý luận và thực tiễn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm
KHCNVN, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ rào
cản để các nhà quản lý có thể tham khảo, đưa ra các hành động cụ thể, phù hợp với
tình hình hiện tại của các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên thế giới

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu có thể nảy sinh ở mọi giai đoạn của quá
trình đổi mới: từ những ý tưởng ban đầu cho đến kết quả cuối cùng, theo Norman và
cộng sự (1997). Nó có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như mua bản quyền
cơng nghệ (licensing) hay như việc tạo ra các doanh nghiệp KH&CN từ các tổ chức
KH&CN mẹ để tự thương mại hóa kết quả nghiên cứu của chính tổ chức đó
(Koruna, 2004).
Việc thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu đang là trọng tâm của các
chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay từ những năm 80 của thế
kỷ trước, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã có những thay đổi to lớn trong chính
sách, chiến lược liên quan đến việc khai thác và thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu. Để thực hiện điều này, việc đầu tiên, Hoa Kỳ ban hành các điều luật nhằm hỗ
trợ các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ. Ví dụ, để thúc đẩy chuyển giao kết quả
nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp, năm 1980, Hoa Kỳ ban hành Luật
Bayh-Dole (Bayh-Dole Act 1980), quy định việc giao quyền sở hữu kết quả nghiên
cứu có nguồn gốc kinh phí từ NSNN cho tổ chức KH&CN. Cụ thể, đạo luật này
giao quyền sở hữu các sáng chế được tạo ra bằng kinh phí nhà nước cho các trường
đại học khai thác trong một thời hạn nhất định, nếu không khai thác được thì sau
8


thời gian đó trường đại học phải trả lại quyền sở hữu cho Nhà nước. Trong những
năm 90, các trường đại học Columbia, California và Stanford đã có nhiều thành tích
trong CGCN. Việc tác động của đạo luật này đến các nghiên cứu hàn lâm rất khiêm
tốn, mà chủ yếu là tác động đến việc tăng cường công tác sáng chế và cấp phép sử
dụng công nghệ (Mowery, 1998). Từ khi đạo luật này ra đời, các trường đại học của
Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức dịch vụ CGCN nhằm thương mại
hóa các kết quả nghiên cứu của họ. Theo Mowery và cộng sự (2001), bản thân sự ra
đời của Luật Bayh-Dole không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy chuyển giao kết quả
R&D từ các trường đại học vào doanh nghiệp, nhưng nó là yếu tố quan trọng thúc
đẩy q trình này. Cịn theo Markman và cộng sự (2009), cứ 1 đô la Mỹ đầu tư vào

tổ chức dịch vụ CGCN thì tổ chức đó nhận lại 6 đơ la thu nhập từ các dịch vụ
CGCN. Qua đó ta có thể thấy hiệu quả đầu tư thể hiện qua thu nhập hay lợi nhuận
từ hoạt động CGCN.
Nghiên cứu của Karlsson Magnus (2004) bàn về thương mại hóa kết quả nghiên
cứu ở Hoa Kỳ, cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động CGCN và những cải cách
trong luật và chính sách của Hoa Kỳ nhằm mục đích chỉ ra những điểm mạnh hay
ưu điểm của Hoa Kỳ có thể áp dụng tại Thụy Điển để thúc đẩy hoạt động thương
mại hóa kết quả nghiên cứu.
Einar Rasmussen (2008) có bài nghiên cứu về những giải pháp của chính phủ
để hỗ trợ hoạt động thương mại hóa nghiên cứu ở trường đại học: bài học kinh
nghiệm từ Canada. Nghiên cứu này xem xét cách hỗ trợ của chính phủ Canada
nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Các bài học được rút ra
từ trường hợp của Canada có liên quan đến việc các sáng kiến của chính phủ
khuyến khích cách tiếp cận từ dưới lên như thế nào. Điều này được thực hiện bằng
cách chính phủ cung cấp nguồn lực để sử dụng trực tiếp trong các dự án thương mại
hóa hoặc để phát triển chuyên môn trong hoạt động CGCN trong các trường đại
học, bằng việc thử nghiệm các sáng kiến mới, hoặc tạo thuận lợi cho sự hợp tác
giữa các tổ chức thương mại hóa.
Kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN có thể là đối tượng được bảo hộ
sở hữu công nghiệp hoặc không, nhưng tất cả đều là TSTT của tổ chức KH&CN đó.
Chính vì vậy, việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu cũng có thể được hiểu chính
9


là thương mại hóa TSTT. Nghiên cứu của Bruce P. Clayman và Adam Holbrook
(2003) về thương mại hóa TSTT coi đó như là một yếu tố chính có tầm quan trọng
đặc biệt đối với hoạt động đổi mới ở Canada.
2.2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã được Đảng và Nhà nước
quan tâm từ rất sớm. Nghị quyết TW2 khóa VIII về KH&CN đã coi việc tạo lập thị

trường cho KH&CN là một trong các giải pháp chủ yếu để phát triển KH&CN của
đất nước. Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản Luật, Nghị định, Thơng tư với
nhiều chính sách nhằm bảo vệ TSTT và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên
cứu như Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi năm 2009), Luật CGCN năm 2006, Luật
KH&CN năm 2000 (sửa đổi năm 2013), Luật Công nghệ cao năm 2008, Chương
trình Hỗ trợ phát triển TSTT năm 2005 (Chương trình 68), Chương trình phát triển
thị trường KH&CN đến năm 2020, v.v. Đã có khơng ít viện nghiên cứu, trường đại
học thành công trong việc CGCN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của mình
nhưng nhìn chung số lượng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của các tổ
chức KH&CN.
Đặng Duy Thịnh và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học
thương mại hóa các hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra hoạt
động KH&CN là quá trình chuyển hóa các nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu
khoa học thành sản phẩm có thể bán ra thị trường hoặc là các quy trình cơng nghệ
có thể áp dụng vào thực tế. Nghiên cứu của Đặng Duy Thịnh cũng đề xuất một số
biện pháp mang tính định hướng và những nguyên tắc chung nhằm thúc đẩy hoạt
động thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN ở nước ta như tăng cường xúc
tiến năng lực thương mại hóa, thúc đẩy bảo hộ SHTT hay khuyến khích thành lập
các doanh nghiệp KH&CN.
Năm 2013, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN đã nghiệm
thu đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây
dựng chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ của các tổ chức KH&CN Việt Nam”, do TS. Nguyễn Quang Tuấn
chủ trì. Nghiên cứu này đã chỉ ra cơ sở lý luận, thực trạng thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và phát triển cơng nghệ của các tổ chức KH&CN nói chung và một số
10


giải pháp vĩ mô. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đi sâu vào việc nhận diện những
rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các tổ chức

KH&CN.
Tạp chí Cộng sản số 810 (tháng 4/2010) có bài viết “Thúc đẩy thương mại hóa
kết quả R&D ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Tuấn. Thông qua việc phân
tích một số giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả R&D của một số nước trên
thế giới và đánh giá hiện trạng thương mại hóa kết quả R&D tại Việt Nam, tác giả
Nguyễn Quang Tuấn đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương
mại hóa kết quả R&D ở nước ta. Tuy nhiên, những giải pháp tác giả đề xuất còn
chung chung, chưa đưa ra giải pháp rõ ràng có thể thực hiện ngay (ví dụ tác giả đề
xuất giải pháp cần sớm hồn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
vào KH&CN nhưng vấn đề là cần hoàn thiện như thế nào?). Cũng như khơng chỉ ra
những khó khăn hay rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả R&D tại Việt
Nam.
Tác giả Nguyễn Vân Anh cũng có bài nghiên cứu trên Tạp chí Hoạt động Khoa
học số tháng 7 năm 2011 về thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhưng trên cơ sở
tiếp cận từ quá trình R&D. Bài viết đã trình bày những hình thức thương mại hóa
kết quả nghiên cứu từ q trình R&D theo chiều xi và ngược, và một số hình thức
khác (kể cả hình thức chưa có tại Việt Nam như: hình thành thị trường chứng
khoán, bảo hiểm rủi ro đối với kết quả nghiên cứu). Tác giả cũng chỉ ra một số giải
pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam,
nhưng nhìn chung đó vẫn là những giải pháp mang tính vĩ mơ, chưa có tính khả thi
cụ thể. Bài viết khơng đề cập đến những khó khăn tồn tại của hoạt động thương mại
hóa kết quả nghiên cứu R&D tại Việt Nam.
Bàn về q trình thương mại hóa các kết quả R&D, tác giả Trần Văn Hải
(Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) đã có bài viết “Thương mại hóa kết
quả nghiên cứu – Tiếp cận từ Quyền Sở hữu trí tuệ” trên Tạp chí Hoạt động khoa
học, số tháng 4 năm 2011. Tác giả tiếp cận từ hướng Luật SHTT, bàn về việc liệu
tất cả các kết quả R&D đều có thể thương mại hóa được hay khơng? Đồng thời đề
xuất giải pháp trực tiếp (Thành lập các doanh nghiệp khởi nguồn từ cơ sở nghiên
cứu hoặc từ các trường đại học) và gián tiếp (Đảm bảo khả năng thực thi quyền
11



SHTT) nhằm thúc đẩy hoạt động này. Tác giả cũng đã chỉ rõ được trách nhiệm thực
hiện những giải pháp này thuộc về ai, tuy nhiên, những khó khăn trong hoạt động
thương mại hóa kết quả R&D thì tác giả chưa đề cập/ bàn đến.
Xét số nhiệm vụ KH&CN các cấp hàng năm, các tổ chức KH&CN trong nước
thực hiện khoảng 20.000 nhiệm vụ KH&CN, đóng góp kết quả vào nguồn TSTT có
thể khai thác thương mại phục vụ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu,
chất lượng nghiên cứu theo tiêu chí ứng dụng vào khu vực doanh nghiệp sản xuất là
điều cần phải quan tâm. Theo thống kê của Cục phát triển thị trường và doanh
nghiệp KHCN, hiện Việt Nam có chưa đầy 10% kết quả nghiên cứu, tức là chỉ
khoảng 2.000 kết quả trong số 20.000 nhiệm vụ KH&CN là có khả năng ứng dụng
thực tế, số cịn lại là các nghiên cứu khơng phải nghiên cứu ứng dụng, hoặc những
nghiên cứu không thể ứng dụng được vào thực tế sản xuất trong nước. Đồng thời,
việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu từ các tổ chức KH&CN vào doanh nghiệp
còn rất hạn chế5.
Theo đánh giá của các cơ quan quản lý, các tổ chức KH&CN trong nước
thường nghiên cứu cái mình có, chứ khơng phải cái xã hội hay thị trường cần; hoặc
nghiên cứu tiếp nhận những thành tựu KH&CN của thế giới để vận dụng vào Việt
Nam, ít cơng trình sáng tạo.
Trên cơ sở tìm hiểu, kế thừa kết quả các nghiên cứu đi trước, Luận văn tập
trung vào việc phân tích và làm rõ những vấn đề mà các nghiên cứu đi trước chưa
thực hiện, đó là nhận diện những rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết
quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN. Từ đó đề xuất một số giải pháp cụ
thể nhằm khắc phục những rào cản này để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên
cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng và tại các cơ quan nghiên cứu, doanh
nghiệp KH&CN nói chung ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng, nhận diện rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả

nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN và đưa ra giải pháp tháo gỡ rào cản.
5

Phùng Văn Quân, Diễn đàn “Làm thế nào để thương mại hóa các đề tài nghiên cứu khoa học”

12


Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực trạng thương mại hóa
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những rào cản
- Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ rào cản nhằm thúc đẩy hoạt động thương
mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi nội dung: những rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả

nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN.
-

Phạm vi thời gian: Luận văn khai khác các số liệu liên quan trong giai đoạn

2009 – 2013 (5 năm)
-

Phạm vi không gian: Các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN

5. Mẫu khảo sát
Tác giả thực hiện khảo sát 06 Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN

gồm: Viện Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ sinh học, Viện Công nghệ
thông tin, Viện Hóa học, Viện Khoa học năng lượng, Viện Khoa học vật liệu.
Việc chọn mẫu khảo sát dựa trên tiêu chí là những Viện có kết quả nghiên cứu
ứng dụng được vào thực tế.
6. Câu hỏi nghiên cứu
-

Yếu tố nào là rào cản trong hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại

Viện Hàn lâm KHCNVN?
-

Để khắc phục những rào cản đó cần có những giải pháp nào?

7. Giả thuyết nghiên cứu
-

Cơ sở pháp lý, chính sách hỗ trợ, sự hạn chế về tài chính và thị trường cơng

nghệ chưa phát triển là rào cản chủ yếu trong hoạt động thương mại hóa kết quả
nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN.
-

Để tháo gỡ những rào cản đối với hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên

cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN cần có cơ sở pháp lý, chính sách hỗ trợ phù hợp,
13


giải pháp về tài chính cho các Viện nghiên cứu và hỗ trợ thị trường công nghệ phát

triển.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật và
các văn bản liên quan đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đồng thời nghiên
cứu các cơng trình khoa học, báo cáo, tạp chí, giáo trình, v.v. để kế thừa kết quả đã
được nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tài liệu, dữ liệu,
báo cáo về việc quản lý và thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các Viện được
chọn khảo sát từ năm 2009 đến năm 2013 (giai đoạn 05 năm), tổng hợp và phân tích
dữ liệu đã thu thập được.
- Phương pháp trắc nghiệm: phỏng vấn, khảo sát thực tế. Phỏng vấn một số cán
bộ quản lý, nhà khoa học của các Viện được khảo sát và một số ở các đơn vị liên
quan. Thực hiện điều tra khảo sát thực tế về tình hình hoạt động thương mại hóa kết
quả nghiên cứu và thực trạng hiện nay tại các Viện được khảo sát.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Chương 2. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN,
thực trạng và rào cản
Chương 3. Giải pháp tháo gỡ rào cản trong thương mại hóa kết quả nghiên
cứu tại Viện Hàn lâm KHCNVN

14


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thương mại hóa

Thuật ngữ thương mại ban đầu được dùng để chỉ các hoạt động buôn bán của
các thương gia. Chính vì thế, theo nghĩa hẹp khái niệm thương mại được hiểu là
hoạt động mua bán hàng hóa với mục đích kiếm lời. Cùng với q trình phát triển
kinh tế thị trường, khái niệm thương mại được mở rộng dần sang các lĩnh vực liên
quan đến mua bán hàng hóa, ban đầu là các dịch vụ kèm theo như vận tải, bảo hiểm,
thanh toán… Ngày nay, khái niệm thương mại được hiểu theo nghĩa rất rộng, là tất
cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi từ đầu tư, sản xuất đến phân phối và cả
dịch vụ sau bán hàng. Do sự phát triển của thương mại trên phạm vi toàn cầu mà đã
nảy sinh nhiều cách hiểu về khái niệm thương mại của nhiều nước. Nhằm mục đích
giảm bớt sự khác biệt, từng bước nhất thể hóa cách hiểu về pháp luật thương mại
trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngày 21/6/1985 Ủy ban Pháp luật thương mại Liên
hợp quốc (UNCITRAL: United Nations Commission on International Trade Law)
đã thông qua Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế trong đó đưa ra khái niệm
về thương mại, theo đó thuật ngữ “thương mại” cần được giải thích theo nghĩa rộng
liên quan đến tất cả các mối quan hệ có bản chất thương mại, dù là quan hệ hợp
đồng hay không phải hợp đồng. Những mối quan hệ thương mại gồm, nhưng không
giới hạn ở các giao dịch: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy
thác hoa hồng (factoring), cho th (leasing); xây dựng các cơng trình; tư vấn; kỹ
thuật (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác
hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường hàng không,
đường sắt hoặc đường bộ6.
Theo Jobber (2007) và Dibb (2012), thương mại hóa là q trình (hoặc chu
trình) giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một phương pháp mới ra thị trường.
6

Nguyễn Thúy Vi (2009), Luận văn “Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế”

15



Từ điển Free Dictionary đưa ra khái niệm thương mại hóa là sự áp dụng các
phương pháp hoặc các hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận.
Từ điển Oxford lại đưa ra khái niệm thương mại hóa là quá trình đưa một sản
phẩm hoặc dịch vụ vào trạng thái sẵn sàng có thể bán được ra thị trường.
Từ điển Cambridge Advanced có đưa ra khái niệm thương mại hóa là việc tổ
chức cái gì đó để tạo ra lợi nhuận, cịn cơng nghệ là nghiên cứu và tri thức thực
nghiệm, đặc biệt là tri thức công nghiệp, sử dụng các phát hiện khoa học.
Pháp lệnh trọng tài thương mại ra đời và có hiệu lực ngày 01/7/2003 nêu rõ:
“Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá
nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân
phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư
vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dị, khai thác;
vận chuyển hàng hố, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt,
đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”7.
Ở Việt Nam, khơng có nhiều văn bản đưa ra khái niệm về thương mại hóa.
Tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu trong giới hạn một số loại văn bản liên quan nhưng
có rất ít thơng tin về khái niệm này.
Tại Điều 3, Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại hóa theo
được định nghĩa: “Hoạt động thương mại hóa là hoạt động sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác”8.
Theo tác giả Nguyễn Quang Tuấn đưa ra khái niệm “Thương mại hóa có thể
được hiểu một cách ngắn gọn là một quá trình sinh lợi” [16, tr.12].
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan khái niệm thương mại hóa ở phạm vi quốc
tế và trong nước, kết hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả nhận định khái
niệm thương mại hóa được đề cập trong Luật Thương mại năm 2005 là phù hợp và
sẽ sử dụng khái niệm này xuyên suốt luận văn. Như vậy, tác giả sử dụng khái niệm
về thương mại hóa như sau: “Hoạt động thương mại hóa là hoạt động sinh lợi,

7
8

Lê Hồng Oanh (2004), Khái niệm thương mại theo pháp luật Việt Nam, tạp chí Khoa học pháp luật 3/2004
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005

16


bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
1.1.2. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trong các tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ thương mại hóa kết quả R&D
thường được sử dụng đan xen với các thuật ngữ khác như: “thương mại hóa cơng
nghệ”, “thương mại hóa kết quả nghiên cứu”, hay “thương mại hóa hoạt động
KH&CN”. Ở đây, trong giới hạn nội dung của luận văn, tác giả không bàn luận về
việc các thuật ngữ có sự khác nhau hay khơng, hay phân biệt như thế nào. Luận văn
chỉ tập trung vào vấn đề thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có khả năng ứng
dụng vào thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, trong luận văn này, tác giả
sử dụng thuật ngữ “thương mại hóa kết quả nghiên cứu”, “thương mại hóa cơng
nghệ” đồng nhất nghĩa với thuật ngữ “thương mại hóa kết quả R&D”.
Theo Siegel và cộng sự (1995), thương mại hóa cơng nghệ được hiểu theo
nghĩa hẹp là sự chuyển hóa cơng nghệ thành lợi nhuận. Ở đây, khái niệm thương
mại hóa cơng nghệ theo nghĩa hẹp là việc Siegel và cộng sự chỉ nhấn mạnh vào yếu
tố lợi nhuận tài chính mà khơng phải là lợi ích giữa nói chung. Trong tiếng Anh có
sự phân biệt nghĩa rõ ràng giữa “profit” và “benefit”, [38, pg.18].
Cịn theo nghiên cứu thương mại hóa cơng nghệ mới một cách nhanh chóng
và có lợi nhuận của Goyal Jay (2006, Commercializing new technology profittably
and quickly), thương mại hóa kết quả R&D là hoạt động đưa các ý tưởng, khái niệm
vào sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, các nghiên cứu của Isabelle (2004) lại xem việc thương mại
hóa kết quả R&D là một q trình chuyển hóa tri thức nghiên cứu thành các sản
phẩm mới (hoặc cải tiến), các quá trình hoặc dịch vụ và giới thiệu chúng ra thị
trường để tạo ra các lợi ích kinh tế. McCoy (2007) là tác giả có khái niệm tương đối
giống với Isabelle, định nghĩa thương mại hóa kết quả R&D là quá trình phát hiện
tri thức, phát triển các tri thức đó thành cơng nghệ và chuyển hóa cơng nghệ thành
các sản phẩm mới hoặc các quy trình, dịch vụ được sử dụng hoặc bán ra thị trường9.

9

Isabelle, Diane A (2004), S&T commercialization of federal research laboratories and university research,
Carleton University.

17


Ở Scotland, thương mại hoá kết quả nghiên cứu được định nghĩa là q
trình chuyển hố các nghiên cứu thành các sản phẩm bán ở thị trường và các qui
trình công nghệ công nghiệp và người ta cho rằng con đường thương mại hố là
q trình gồm 2 thành phần (Scottish Enteprise, The Royal Society of
Edinburgh, 1996):
 Các hoạt động thương mại của các trường đại học và các viện nghiên cứu,
bao gồm "bán" các hoạt động đào tạo, hợp đồng nghiên cứu và cộng tác
nghiên cứu và SHTT. Các hoạt động này tạo ra thu nhập cho viện,
trường.
 Các hoạt động chuyển hoá nghiên cứu khoa học và tri thức khoa học
thành sản phẩm thương mại và qui trình cơng nghệ sản xuất. Kết quả của
q trình này có ý nghĩa tác động lâu dài đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu

tuy nhiên khơng có nhiều khái niệm chính xác về thương mại hóa kết quả nghiên
cứu được đưa ra mà chủ yếu chú trọng bàn về vai trị của thương mại hóa. Nguyễn
Quang Tuấn (2013) đưa ra nhận định thương mại hóa kết quả nghiên cứu là một q
trình chuyển hóa các ý tưởng nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, đời sống hoặc bất
kỳ hoạt động tạo ra lợi ích kinh tế nào khác.
Từ tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế, tác giả đưa ra khái niệm
thương mại hóa kết quả R&D của mình như sau: “Thương mại hóa kết quả nghiên
cứu là sự ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đời sống xã hội và đem lại lợi ích
cho xã hội”. Ở đây “lợi ích” trong khái niệm của tác giả bao gồm nhưng khơng giới
hạn lợi ích về mặt ứng dụng KH&CN và lợi nhuận về mặt kinh tế.
1.1.3. Khái niệm rào cản
1.1.3.1. Khái niệm

McCoy Andrew Patton (2007), Estaclishing a commercialization model for innovative products in the
residential construction industry, State University of Virginia.

18


Rào cản theo từ điển Oxford và từ điển Tiếng Việt là rào chắn hoặc một
chướng ngại vật để ngăn, khơng cho vượt qua, dùng để ví sự trở ngại lớn khiến
ngăn cách, cản trở trong việc giao lưu, thông thương10.
Theo nhận định của tác giả, rào cản là những tác động gây cản trở đối với
việc/ hoạt động nào đó. Do vậy, có thể hiểu, rào cản trong hoạt động thương mại
hóa kết quả nghiên cứu là những tác động gây cản trở đối với hoạt động thương mại
kết quả nghiên cứu.
1.1.3.2. Các loại rào cản
Có thể phân loại rào cản dựa trên các yếu tố tạo ra rào cản đó, cụ thể như
sau:
Rào cản do yếu tố khách quan: là những rào cản dựng lên do tác động, ảnh

hưởng của mơi trường bên ngồi mà ta khơng lường trước được.
Rào cản do yếu tố chủ quan: là những rào cản do con người và cơ chế do con
người đặt ra nảy sinh trong q trình thực hiện cơng việc.
Trong hai loại rào cản này, rào cản do yếu tố khách quan là loại rào cản khó
khắc phục vì loại rào cản này chúng ta không thể lường trước được, khó chi phối,
chỉ có thể cố gắng khắc phục phần nào khi rào cản đã hiện hữu. Còn đối với loại rào
cản do yếu tố chủ quan, chúng ta có thể dễ dàng khắc phục hơn khi chính mình đã
nhìn nhận nó.
1.1.4. Khái niệm khoa học, cơng nghệ
1.1.4.1. Khái niệm khoa học
Theo từ điển Bách khoa tồn thư thì khoa học là các nỗ lực thực hiện phát
minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế
giới vật chất xung quanh. Tri thức trong khoa học là tồn bộ lượng thơng tin mà các
nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng
khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.

10

và theo Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển
Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

19


Luật KH&CN 2013 định nghĩa: “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất,
quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”.
1.1.4.2. Khái niệm công nghệ
Khái niệm về công nghệ được bàn nhiều trong phạm vi trong nước và quốc
tế. Có thể điểm qua một số khái niệm tiêu biểu như sau:
Theo tác giả F.R.Root, “Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp dụng được

vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm mới”. Theo khái
niệm này, bản chất của công nghệ là dạng kiến thức và mục tiêu sử dụng công nghệ
là áp dụng vào sản xuất và tạo ra sản phẩm mới.
Cịn theo E.M. Graham (1988), Cơng nghệ là kiến thức khơng sờ mó được và
khơng phân chia được, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản
phẩm và dịch vụ. Với cách hiểu của Graham thì cơng nghệ chính là thứ hàng hóa vơ
hình, người có được cơng nghệ là người nắm được lợi thế trong việc sản xuất ra sản
phẩm, dịch vụ nhờ áp dụng cơng nghệ đó.
Theo OECD, cơng nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản than
chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn
việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt
được một kết quả định trước trong hoàn cảnh cụ thể nhất định11.
Theo tác giả Vũ Cao Đàm, công nghệ là một trật tự nghiêm ngặt các thao tác
của quá trình chế biến vật chất/ thơng tin, [07, tr.3].
Cịn theo Luật Chuyển giao cơng nghệ (2006) và Luật KH&CN (2013):
“Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm
theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”12.
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả xin sử dụng khái niệm Khoa học,
Công nghệ như trong Luật KH&CN 2013 bởi đây là khái niệm được sử dụng xuyên
suốt trong các văn bản pháp quy của Nhà nước liên quan đến hoạt động KH&CN.

11

Xin tham khảo thêm Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (2003), Công nghệ và Phát triển thị trường
công nghệ ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr. 3-4.
12
Xin tham khảo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 và Luật Khoa học và Công nghệ 2013

20



1.2. Khái quát về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu
1.2.1. Vai trị của thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Ngày nay, KH&CN đã trở thành nguồn động lực trực tiếp, một nhân tố quyết
định sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy, thương mại hóa kết
quả nghiên cứu – một trong những hướng đi tích cực góp phần thúc đẩy phát triển
thị trường cơng nghệ và đẩy nhanh ứng dụng kết quả nghiên cứu vào cuộc sống đã
được nhiều tác giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu bởi vai trò kinh tế của
nó đối với xã hội.
Thu nhập từ hoạt động thương mại hóa TSTT của các trường đại học và viện
nghiên cứu có sự khác nhau đáng kể ở mỗi nước. Theo thống kê của OECD năm
2003, một tổ chức KH&CN trong một năm có thể tạo ra thu nhập từ hoạt động
thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ vài nghìn EUR đến vài triệu EUR. Cũng theo
báo cáo này, thu nhập bình quân của một trường đại học ở Hoa Kỳ từ hoạt động
thương mại hóa kết quả nghiên cứu là 1,24 triệu EUR/ năm13.
Ngồi những lợi ích trực tiếp về mặt kinh tế từ hoạt động thương mại hóa kết
quả nghiên cứu, việc các doanh nghiệp KH&CN được thành lập và một số doanh
nghiệp thành cơng sau đó đem lại lợi ích khó có thể đong đếm được. Nó khơng chỉ
tạo ra cơng ăn việc làm cho nhiều người trong doanh nghiệp mà quan trọng hơn là
còn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, cho xã
hội.
Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN ở nước ta hiện nay được cấu thành
từ ba nguồn chính: NSNN, vốn của doanh nghiệp và vốn của nước ngồi. Trong đó,
kinh phí NSNN từ năm 2000 đến nay gần đạt 2% tổng chi ngân sách, tương đương
0,52% GDP cả nước. Trong đó, chi cho đầu tư cho hoạt động phát triển khoảng
43%, còn lại chi cho sự nghiệp khoa học khoảng 57% (Hồ Ngọc Luật, 2010). Do
đó, vấn đề làm thế nào để thu hồi vốn tối đa có thể, tái đầu tư, đem lại lợi ích cho xã
hội theo nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau; đánh giá hiệu quả đầu tư hoạt động
KH&CN là việc Nhà nước rất quan tâm.


13

Báo cáo của OECD năm 2003

21


Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg về việc Phê
duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020 với quan điểm phát
triển KH&CN: Phát triển thị trường công nghệ gắn với thực thi pháp luật về SHTT
nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng
nghệ, khuyến khích sáng tạo KH&CN. Cùng với đó là các giải pháp mang tính định
hướng được đưa ra: Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi
tối đa cho các sản phẩm KH&CN trong nước và nước ngoài được trao đổi, mua bán
trên thị trường; Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu
cơng nghệ hiện đại, trước hết đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn để
nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia
tăng cao; Nhà nước đầu tư xây dựng một số trung tâm dịch vụ KH&CN, CGCN làm
nòng cốt cho hệ thống tổ chức dịch vụ môi giới, chuyển giao, tư vấn, đánh giá, định
giá, thẩm định, giám định công nghệ; Đẩy mạnh thực thi pháp luật về SHTT, xây
dựng Chương trình quốc gia về SHTT; Nghiên cứu bổ sung các định chế liên quan
đến SHTT và xây dựng hệ thống các tịa án hành chính và dân sự về SHTT. Tất cả
những điều này đều nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu,
phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Điều này thể hiện quan điểm
của Nhà nước, Chính phủ về vai trị quan trọng của hoạt động thương mại hóa kết
quả R&D đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
1.2.2. Điều kiện để thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Khi đề cập đến vấn đề thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tồn tại ít nhất
ba khía cạnh cốt lõi chúng ta cần quan tâm, đó là:
- Thương mại hóa cái gì?

- Thương mại hóa cho ai?
- Thương mại hóa như thế nào/ bằng cách nào?
Trả lời cho ba câu hỏi trên chính là những yếu tố cơ bản để có thể thương
mại hóa kết quả R&D, đồng thời chỉ ra được những khó khăn thách thức, đó
chính là:
- Thương mại hóa cái xã hội cần, ở đây chính là những kết quả nghiên
cứu, những cơng nghệ có khả năng ứng dụng thực tế, đáp ứng nhu cầu của một
22


bộ phận/ nhóm đối tượng trong xã hội. Vấn đề đặt ra là trong rất nhiều kết quả
nghiên cứu, làm sao lựa chọn ra kết quả nào có giá trị sử dụng nhất, có khả năng
thương mại hóa nhất?
- Thương mại hóa cho đúng đối tượng cần. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao
xác định được chính xác nhóm đối tượng có nhu cầu thực sự? Có thể qua đây,
một yếu tố nữa không kém phần quan trọng trong hoạt động thương mại hóa cần
được nhắc đến, đó là các định chế trung gian, là cầu nối cho các viện nghiên cứu
và đối tượng cần/ hay doanh nghiệp đầu tư. Xác định được thị trường phù hợp.
- Câu hỏi thứ ba có nhiều cách khác nhau để trả lời, tùy thuộc vào từng
nhà nghiên cứu/ quản lý/ đầu tư hay sản xuất. Khơng có một câu trả lời cụ thể
chính xác hay cách làm cụ thể nào cho câu hỏi này được, bởi nó tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, và đây cũng là một trong những vấn đề khó khăn phải đối mặt khi
thương mại hóa kết quả R&D.
Ba khía cạnh đề cập phía trên chính là những điều kiện cần tối thiểu để có
thể thương mại hóa một kết quả nghiên cứu. Do đó, nói một cách khác, điều
kiện cần thiết để có thể thương mại hóa kết quả nghiên cứu đó là:
- Có đối tượng để thương mại hóa (kết quả nghiên cứu)
- Có thị trường tiêu thụ
- Có cơ chế, phương pháp phù hợp để nhanh chóng đưa đối tượng được
thương mại hóa đến đúng nơi cần

Việc lựa chọn kết quả nghiên cứu nào để thương mại hóa chính là vấn đề
then chốt đầu tiên để đảm bảo cho bài tốn thương mại hóa thành cơng. Theo Mc
Adam và cộng sự (2004) thì lựa chọn sai lầm về công nghệ và khả năng thị trường
dẫn đến sự gia tăng con số của các spin-off có chất lượng thấp, là nguyên nhân tạo
ra sự yếu kém và không bền vững.
1.2.3. Các yếu tố tác động đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu
Trên thực tế, để đưa kết quả của nghiên cứu vào thực tiễn, tức thương mại
hóa được kết quả, sản phẩm đó, tồn tại một khoảng cách gồm nhiều yếu tố tác động
vào hoạt động thương mại hóa này. Theo Quỹ nghiên cứu của Trường Đại học
23


×