Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 155 trang )

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà – Phó Khoa Công tác Thanh niên –
Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.

Tác giả luận văn

1


Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn cao học này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học – Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, người đã tận tình
dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến
hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn cao học này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo
và các em học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên thuộc 03 trường: THPT Việt
Yên 1, THPT Việt Yên 2 và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là những người đã tạo
điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi
có được những số liệu quý báu để góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân
trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn
thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong


nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Tòng

2


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................... 1
Lời cảm ơn ...................................................................................................... 2
Mục lục ............................................................................................................ 3
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ............................................................. 5
Danh mục các bảng ......................................................................................... 6
Danh mục các đồ thị ........................................................................................ 9
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 10
Chƣơng 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 14
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................... 14
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở
nước ngoài. .................................................................................................... 14
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở nước ngoài ...................... 14
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở nước
ngoài .............................................................................................................. 19
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở
trong nước. .................................................................................................... 21
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở trong nước ....................... 21
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở trong

nước ............................................................................................................... 23
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài........................................................ 25
1.2.1. Khái niệm chung về động cơ và động cơ lựa chọn nghề .................... 25
1.2.1.1. Khái niệm chung về động cơ ........................................................... 25
1.2.1.2. Khái niệm chung về động cơ lựa chọn nghề nghiệp ........................ 34
1.2.1.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT ............................................... 45
Chƣơng 2.TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 52
2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ....................... 52
3


2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 52
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ......................................................... 52
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 54
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý thuyết .................................................. 54
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn .................................................. 54
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 55
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu......................................................... 55
2.3.2. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 55
2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................... 55
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn. ..................................................................... 57
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ............................ 58
Chƣơng 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 62
3.1. Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện
Việt Yên, tỉnh Bắc Giang hiện nay. .............................................................. 62
3.1.1.Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp .................................. 62
3.1.2. Mức độ hiểu biết về nghề lựa chọn ..................................................... 64
3.1.3. Những vấn đề liên quan đến thực trạng chọn nghề ............................ 67
3.1.4. Khó khăn khi chọn nghề .................................................................... 72
3.2. Động cơ thúc đẩy việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ................... 80

3.2.1. Xác định và phân loại động cơ chọn nghề .......................................... 80
3.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các loại động cơ chọn nghề ................ 83
3.2.3. Độ mạnh của động cơ chọn nghề ........................................................ 86
3.2.4. Mối quan hệ giữa động cơ chọn nghề với việc tìm hiểu các thông tin
liên quan đến nghề ....................................................................................... .89
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh..91
3.3.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng và độ mạnh của động cơ chọn nghề..91
3.3.2. Tính bền vững của động cơ chọn nghề ............................................... 95
4


3.4. Giải pháp giúp học sinh có được động cơ lựa chọn nghề đúng đắn ...... 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 100
1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 100
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 107
PHỤ LỤC .................................................................................................... 110

5


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

HS

Học sinh

TLH

Tâm lý học

ĐH

Đại học



Cao đẳng

ĐC

Động cơ

ĐCCN

Động cơ chọn nghề

VY1


Việt Yên 1

VY2

Việt Yên 2

NBK

Nguyễn Bỉnh Khiêm

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn

6


Danh mục các bảng
STT

Tên bảng

Trang

2.1


Mẫu nghiên cứu

53

3.1

Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp

63

3.2

Mức độ tìm hiểu về việc chọn nghề của học sinh

64

3.3

Lựa chọn nghề nghiệp theo quyết định của học sinh

67

3.4

Lĩnh vực nghề nghiệp theo lựa chọn của học sinh

69

3.5


Lựa chọn bậc đào tạo của học sinh
Những khó khăn học sinh gặp phải khi chọn nghề

71
73

3.6
3.7

Những khó khăn học sinh gặp phải khi chọn nghề theo đánh giá
của giáo viên

75

3.8

Những hoạt động để khắc phục khó khăn

77

3.9

Vấn đề quan tâm khi quyết định chọn nghề

78

3.10 Bảng hệ số KMO nhân tố thúc đẩy
3.11 Các động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh

80

81-82

3.12 Mối tương quan giữa các nhóm động cơ

83

3.13 Độ mạnh của động cơ chọn nghề theo giới tính

86

3.14 Độ mạnh của động cơ chọn nghề theo trường

87

3.15 Các động cơ lựa chọn nghề nghiệp theo giáo viên

88

3.16

Mối quan hệ giữa ĐC chọn nghề với việc tìm hiểu các thông tin
liên quan đến nghề

90

3.17 Hệ số KMO - xác định những nhân tố ảnh hưởng đến chọn nghề

91

3.18 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng hành vi chọn nghề


91

3.19 Độ mạnh của các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành động cơ
chọn nghề
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh
3.20
theo đánh giá của giáo viên
3.21 Những việc làm khi ra trường xin việc gặp khó khăn
7

93
94
95


STT

Tên bảng

3.22 Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề cho học
sinh
Những biện pháp giúp hình thành động cơ chọn nghề đúng đắn
3.23
cho học sinh theo ý kiến của giáo viên

8

Trang
97

99


Danh mục các đồ thị

STT
3.1

Tên biểu đồ
Khó khăn trong lựa chọn nghề theo trường

9

Trang
72


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, nghề nghiệp được coi như là một phương tiện để đảm bảo
sự phát triển bền vững và hạnh phúc của con người. Sự nghiệp của một cá nhân có
thể thành đạt hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách cá nhân đó có chọn được
một nghề phù hợp với bản thân hay không. Thành đạt ở đây không chỉ được đo đếm
vào địa vị xã hội, danh tiếng, tiền bạc mà cá nhân đạt được mà đó còn là sự thỏa
mãn, niềm hạnh phúc của cá nhân khi nghĩ về kết quả mình đã làm cho bản thân,
cộng đồng và xã hội.
Với thế hệ trẻ hiện nay, trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thì
việc trang bị cho mình một nghề với chuyên môn vững vàng lại càng quan trọng bởi
điều đó giúp họ tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành
kinh tế, CNH – HĐH hiện nay, để lựa chọn cho mình có một nghề nghiệp ổn định

và phù hợp là một việc không hề dễ dàng. Trên thực tế số người thất nghiệp hay
phải làm việc không đúng với chuyên môn, sở thích, tính cách khá phổ biến. Trong
công việc, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của nghề.
Nghề nghiệp không làm họ có hứng thú, thiếu hẳn động cơ gắn bó với nghề… và hệ
quả của nó đó là năng suất lao động giảm sút, sự thỏa mãn lao động thấp, tỷ lệ tai
nạn lao động tăng lên, lãng phí thời gian và kinh phí để đào tạo và đào tạo lại. Để
hạn chế được những hệ quả không mong muốn trên, giáo dục nhà trường phải tập
trung hình thành động cơ chọn nghề đúng đắn cho các em học sinh, đặc biệt là các
em học sinh lớp 12 trước khi tốt nghiệp ra trường. Chúng tôi cho rằng nếu các em
học sinh có động cơ lựa chọn nghề dựa trên năng lực, sở trường và hứng thú của cá
nhân, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội sẽ giúp các em có được định hướng
đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu động
cơ chọn nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh
THPT là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu động cơ
chọn nghề của các em học sinh sẽ giúp các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo, gia
đình có biện pháp hỗ trợ phù hợp để từ đó các em lựa chọn được cho bản thân mình

10


một nghề nghiệp để lao động và đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12
trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang” với mong muốn kết quả nghiên cứu
góp phần giúp đỡ các em học sinh, gia đình và các thầy cô giáo có biện pháp trong
định hướng nghề nghiệp phù hợp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng những động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu
hiện của những động cơ này ở học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở
đó, đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp giúp học sinh hình thành được
động cơ chọn nghề đúng đắn qua đó giúp các em lựa chọn được nghề phù hợp với

bản thân và nhu cầu xã hội.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Động cơ lựa chọn nghề nghiệp và mức độ biểu hiện động cơ lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh lớp 12.
4. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: Học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên,
bao gồm: 300 học sinh lớp 12 chia đều cho 03 trường là THPT Việt Yên 1, THPT
Việt Yên 2 và trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Khách thể nghiên cứu bổ sung: Giáo viên lớp 12 trên địa bàn huyện Việt
Yên, bao gồm: 45 giáo viên chia đều cho 03 trường.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Có nhiều động cơ thúc đẩy tới hành vi chọn nghề của học sinh lớp 12 trong
đó động cơ kinh tế là động cơ thúc đẩy lớn nhất tới hành vi chọn nghề của các em
học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài như vấn đề động cơ, biểu hiện
của động cơ chọn nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề.

11


6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng, xác định các loại động cơ thúc đẩy và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trên địa bàn nghiên cứu
hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho học sinh có được động cơ lựa chọn
nghề đúng đắn.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về đối tượng

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số loại động cơ
thúc đẩy nhiều tới việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh và những yếu tố ảnh
hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12. Trong đó, chúng tôi tập trung
vào 5 động cơ chính: động cơ kinh tế, động cơ tự khẳng định, động cơ trách nhiệm
xã hội, Động cơ phát triển năng lực, động cơ thụ động.
7.2. Giới hạn về khách thể
Học sinh THPT đang theo học lớp 12 và 45 giáo viên THPT trên địa bàn
huyện Việt Yên.
7.3. Giới hạn về địa bàn
Số liệu được thu thập trên 300 học sinh + 45 giáo viên tại 03 trường:
- THPT Việt Yên số 1
- THPT Việt Yên số 2
- THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu.
8.1.1. Quan điểm hoạt động.
Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động
sống, học tập của học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Thông qua
hoạt động quyết định chọn nghề của học sinh lớp 12 sẽ phản ánh một cách cụ thể và
chính xác kết quả nghiên cứu.

12


8.1.2. Quan điểm hệ thống - cấu trúc.
Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt,
trong nhiều mối quan hệ với các hiện tượng tâm lý khác.
8.1.3. Quan điểm thực tiễn.
Nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa
thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.

8.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (trò chuyện).
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
9. Đóng góp mới của đề tài
Trong lĩnh vực tâm lý đã có những nghiên cứu nhất định về động cơ chọn
nghề của học sinh THPT nói chung và động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 nói
riêng nhưng xét một cách toàn diện, xã hội thay đổi hàng ngày và có tác động
không nhỏ đến động cơ chọn nghề của học sinh THPT. Xác định được động cơ
chọn nghề nổi bật của học sinh lớp 12 hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nói chung cả trong lý luận
và thực tiễn.
+ Nêu lên được thực trạng về động cơ lựa chọn nghề và mức độ biểu hiện,
mối tương quan của các động cơ khác nhau trong việc lựa chọn nghề của học sinh
lớp 12 trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
động cơ lựa chọn nghề nghiệp và thông tin nghề cho học sinh lớp 12 sống trong
những điều kiện, môi trường khác nhau trên địa bàn huyện.
+ Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động định hướng nghề, công tác
hướng nghiệp có hiệu quả.

13


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Động cơ trong tâm lý học là một vấn đề khá phức tạp và thu hút được nhiều

sự quan tâm, nghiên cứu cả ở trên thế giới và Việt Nam. Với các cách tiếp cận khác
nhau, những đặc thù chuyên môn nên có nhiều các quan điểm khác nhau khi nghiên
cứu động cơ. Trong nghiên cứu của mình, tôi xin đi sâu vào động cơ lựa chọn nghề
của học sinh THPT.
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề
nghiệp ở nƣớc ngoài.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở nước ngoài
a. Những nghiên cứu của Tâm lý học Hành vi về động cơ
Tâm ý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ do J.Watson (1878 – 1958)
khởi xướng và các nhà tâm lý B.Skiner, E.Tolmal…phát triển tư tưởng của ông. Khi
nghiên cứu hoạt động của con người, tâm lý học hành vi không đi nghiên cứu
những đặc điểm tâm lý ở những tầng bậc sâu của con người mà họ chủ trương
nghiên cứu những sự kiện có thể quan sát bằng mắt của cơ thể hiện thực, những
biểu hiện, phản ứng bên ngoài khi có kích thích tác động từ môi trường.
J.Watson cho rằng, phải lấy hành vi để đi tìm mô hình động cơ và những quy
luật của nó trong việc nghiên cứu động vật và sử dụng những kết quả thu được để
giải thích hành vi con người đã đưa đến lý giải hành vi của con người theo công
thức: S  R (Kích thích – Phản ứng). Cứ kích thích vào cơ thể thì sẽ tạo ra hành vi,
phản ứng nhất định. Theo quan điểm này thì không thể tìm thấy bản chất và động
lực của hành vi con người.
Không hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên, E.Tolman, K.Hull đưa yếu tố
tâm lý, sinh lý, động cơ vào giữa kích thích, phản ứng. Tolman coi hành vi tổng thể
có các thông số trung gian, là ý định, là nhận thức nhằm đạt tới các khách thể có lợi,
tránh khách thể bất lợi cho cơ thể.

14


Chủ nghĩa hành vi mới nghiên cứu yếu tố xảy ra giữa S và R khiến cho nhiều
khi kích thích và phản ứng diễn ra không tương ứng nhau. Họ cho rằng yếu tố trung

gian này bao gồm: Kỹ xảo, ý định, lý lẽ, mong muốn… Nhưng đó chỉ là yếu tố
trung gian tham gia vào quá trình tạo ra phản ứng. Còn cái quy định (động cơ) của
phản ứng vẫn là kích thích vật lý từ bên ngoài và nhu cầu của cơ thể tiếp tục nhận
kích thích đó.
Như vậy, các nhà Tâm lý học hành vi chỉ xem xét hành vi và động cơ của
con người một cách máy móc hóa, sinh vật hóa, bỏ qua yếu tố xã hội, tính đối
tượng, tính ý thức. Vì vậy, họ cũng chưa xác định cụ thể được bản chất của động
cơ, cái thúc đẩy hành vi của con người.
b. Những nghiên cứu của học thuyết Phân tâm về động cơ
Người sáng lập ra trường phái này là S.Freud (1856 – 1939) nhà Tâm lý học
người Áo. Một số tác giả tiêu biểu (S. Freud, A.Adler, K.Horney…) Trường phái
này đã tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố bản năng, sinh vật vô thức, coi đó là động lực
cơ bản của hành vi con người.
Theo Freud, xung năng tính dục (năng lượng libido) và những biến thể của
nó là cội nguồn động lực thúc đẩy mọi hành vi cá nhân xảy ra trong những hoàn
cảnh, môi trường khác nhau. Ông đã xem xét con người nói chung và vấn đề động
cơ nói riêng nhìn dưới góc độ sinh vật thuần túy mà chưa chú ý đến bản chất xã hội
của nó.
Với Adler – đại diện của Phân tâm học mới lại khẳng định ý chí quyền lực là
động lực cho mọi hoạt động của con người. Adler đã thay yếu tố tính dục trong
quan niệm của Freud bắng ý chí quyền lực.
Còn với K.Horney, bà cho rằng con người có sức mạnh bẩm sinh, cơ sở của
nó nằm trong sự cô đơn thời kỳ thơ ấu. K.Horney đã nói nhiều đến ảnh hưởng của
văn hóa xã hội đối với sự phát triển của con người, nhưng luận điểm chủ yếu của bà
vẫn khẳng định bản năng vô thức quy định động cơ của con người trong đời sống
hiện thực.

15



Nhìn chung, Phân tâm học cũ hay mới đều coi yếu tố bản năng vẫn bộc lộ vai
trò chủ đạo đối với việc thúc đẩy hành vi con người, nó quy định hành vi của con
người trong đời sống xã hội, nó thể hiện những nhu cầu, nguyện vọng bị che đậy,
kìm nén.
c. Những nghiên cứu của Tâm lý học cấu trúc về động cơ.
Các nhà Tâm lý học cấu trúc (K.Lewin, V.Kohler, A.Karsten…) không đi
nghiên cứu mối quan hệ biện chứng qua lại giữa hiện thực khách quan với tâm lý
người mà chủ yếu đi xem xét nội lực ở bên trong và trường lực ở bên ngoài. Người
đại diện cho trường phái tâm lý học cấu trúc – K.Lewin đưa ra khái niệm “trường
lực” để từ đó giải thích sự biến đổi nhân cách của cá nhân trong quá trình sinh sống.
Khi nghiên cứu, ông chú ý đến khái niệm “nhu cầu”, ông đưa vào khái niệm này
một số điểm mới so với cách giải thích sinh vật hóa mà nhiều công trình nghiên cứu
khác đã kết luận. Ông cho rằng con người ngoài những nhu cầu bản năng, nhu cầu
sinh vật thì còn có những nhu cầu mang tính xã hội.
Các nhà Tâm lý học cấu trúc hiểu tâm lý người như là một trường lực nào đó
và tất cả sự thay đổi của động cơ được họ hiểu như là sự biến đổi của bản thân cá
nhân trong trường lực này. Có thể nói, khi xem xét tâm lý con người, tâm lý học cấu
trúc đã phủ nhận mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường sống, không coi trọng
kinh nghiệm con người cũng như đánh giá thấp đặc điểm nhân cách của họ.
Nhìn chung các nhà Tâm lý học Phương Tây đã đứng trên bình diện của
khoa học tự nhiên để xem xét vấn đề tâm lý con người nói chung và động cơ hoạt
động người nói riêng. Họ coi hệ thống động cơ chủ yếu dựa trên những bản năng
sinh học được tạo ra một cách bẩm sinh. Những yếu tố xã hội trong động cơ con
người ít được quan tâm nghiên cứu.
d. Những nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Mác xít về động cơ
Dòng phái Tâm lý học Mác xít do các nhà Tâm lý học Liên Xô ( cũ) sáng lập
với những đại diện nổi tiếng như: L.X. Vưgôtski, X.l. Rubinstein, A.N.Lêônchiev,
A.R.Luria… Dòng phái Tâm lý học này lấy triết học chủ nghĩa Mác – Lênin làm
nền tảng cơ sở cho mình và sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch


16


sử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình nghiên cứu tâm lý người. Các nhà tâm lý
học Mác xít đồng ý với quan điểm quan trọng đó là phải nghiên cứu con người với
tư cách là một cơ thể sống trong môi trường cụ thể mà cá nhân đó tồn tại. Con
người và môi trường không bao giờ tách khỏi nhau, chúng luôn có mối quan hệ qua
lại, biện chứng với nhau và với các yếu tố còn lại. Từ đây, hàng loạt yếu tố tâm lý
cơ bản của con người, trong đó có cả động cơ được các nhà Tâm lý học Mác xít
nghiên cứu xem xét dưới cái nhìn mới khác hẳn với Tâm lý học Phương Tây.
L.X.Vưgôtski chủ trương cho rằng phải xây dựng một khoa học về hành vi
của con người trong xã hội, con người với mối quan hệ không thể tách rời với môi
trường thực tại xung quanh cá nhân đó.
X.L.Rubinstein (1946) đã xây dựng những luận điểm chung về động cơ hoạt
động thông qua việc phân tích những dạng hoạt động cụ thể. Ông nhận định: “Động
cơ của con người được tạo ra từ những nhu cầu, hứng thú và được hình thành ở con
người trong quá trình sống” [dẫn theo 27, tr.22]. Ông khẳng định tiếp: Động cơ là
sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con người bởi thế giới, sự quy định này
được thực hiện gián tiếp bằng quá trình phản ánh thế giới đó.
V.G.Axeev không nêu lên một định nghĩa cụ thể, mà chỉ đưa ra vai trò của
động cơ trong hoạt động của con người. Ông chỉ ra rằng: “Động cơ với tư cách là
động lực của hành vi con người xuyên qua tất cả những thành phần cơ bản tạo
thành cấu trúc nhân cách: xu hướng, tính cách, năng lực, cảm xúc, hoạt động tâm
lý và các quá trình tâm lý của nhân cách” [dẫn theo 29, tr.22]. Trong quá trình
nghiên cứu, ông còn phát hiện ra hai loại động cơ: Động cơ quá trình và động cơ kết
quả. Ông chỉ ra mối quan hệ biện chứng, không thể tách rời giữa nhu cầu và động
cơ, ông viết: “Trước khi được thỏa mãn lần đầu tiên thì nhu cầu “chưa biết đến” đối
tượng này cần phải được phát lộ ra. Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ như vậy nhu
cầu mới có được tính vật thể (đối tượng) của nó, còn cái vật được nhận biết (được
hình dung, được tư duy ra) ấy thì có chức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn

hoạt động, tức là trở thành động cơ” [20, tr.220].

17


Tuy nhiên A.N. Leonchiev lại nghiên cứu lý luận động cơ trên cơ sở lý
thuyết hoạt động theo phương pháp tiếp cận hoạt động. Lêônchiev cho thấy, động
cơ không phải là một hiện tượng tâm lý dễ dàng nắm bắt mà nó còn được thể hiện
ra bên ngoài dưới những hình thức khác nhau: “Cái nghịch lý là ở chỗ: Các động cơ
chỉ được lộ ra trước ý thức một cách khách quan, bằng cách phận tích hoạt động,
phân tích động thái của hoạt động. Còn trong chủ quan thì các động cơ chỉ thể hiện
dưới dạng giao tiếp của nó mà thôi, tức là dưới hình thức những trải nghiệm như
mong muốn, ý muốn, nguyện vọng đạt tới mục tiêu” [20, tr.238].
Động cơ là đặc trưng chủ yếu của tâm lý người bởi chúng thực hiện chức
năng quan trọng: Một là: Thúc đẩy và hướng dẫn hoạt động. Hai là: Tạo ra cho hoạt
động có ý của chủ thể. Như vậy, Những luận điểm của Lêônchiev đưa ra khi nghiên
cứu về động cơ tuy mới chỉ giải quyết trên bình diện lý luận song đây được coi là
kim chỉ nam cho các công trình nghiên cứu thực tiễn sau này.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học Mác xít thống nhất cho rằng động cơ con
người bao gồm hai thành phần cơ bản: Phần nội dung và phần lực của động cơ. Tuy
đây là hai khía cạnh riêng biệt của động cơ song trong tính chủ thể, chúng luôn có
mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau.
Khác với Tâm lý học Phương Tây, Tâm lý học Mác xít nghiên cứu con
người trong mối quan hệ mật thiết với hiện thực khách quan nơi họ đang sinh sống
và hoạt động. Dưới đây là một số yếu tố mà trong những điều kiện nhất định biến
thành những yếu tố thúc đẩy hành động:
1) Lý tưởng chính trị, đạo đức, các biểu tượng và tương lai…nếu tương đối
bền vững có thể ảnh hưởng tới hành vi, tới hệ thống các hành động.
2) Các hứng thú đối với thể thao, nghệ thuật, học tập, vui chơi, lao động…
3) Khát vọng đối với cuộc sống tinh thần và vật chất, đối với hoạt động sáng

tạo, với cuộc sống gia đình…
4) Nhu cầu về một cái gì đó (vật chất, tinh thần).
5) Các tình cảm mạnh: Tình yêu, nỗi khiếp sợ, sự biết ơn…

18


6) Các quan niệm đạo đức về sự cần thiết phải ứng xử phù hợp với hoàn
cảnh.
7) Các thói quen, phong tục tập quán, truyền thống.
8) Sự bắt chước (bắt chước mang tính chất xã hội, bắt chước mang tính hành
vi cá thể) [dẫn theo 27, tr.24 - 25].
Từ những quan điểm trên đây của các nhà Tâm lý học Mác xít về vấn đề
động cơ hoạt động của con người, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
a. Các nhà Tâm lý học Mác xít đều nghiên cứu Tâm lý con người trong đó có
động cơ cá nhân trong mối quan hệ biện chứng không tách rời hiện thực khách
quan.
b. Nhu cầu và động cơ là hai mặt không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt
động của con người, có sự chuyển hóa từ nhu cầu thành động cơ. Động cơ thực hiện
các chức năng thúc đẩy, hướng dẫn, điều chỉnh làm cho hoạt động đạt được mục
đích mong muốn.
c. Động cơ không tồn tại riêng lẻ mà chúng tạo thành một hệ thống động cơ
được sắp xếp theo cấu trúc thứ bậc. Động cơ ở bậc cao nhất, trung tâm là động cơ
giữ vai trò chủ đạo quy định xu hướng phát triển nhân cách con người.
Kế thừa và phát huy hai trường phái tâm lý học lớn phát triển trên thế giới,
tâm lý học tại Việt Nam đã tiếp thu, chắt lọc tinh hoa của cả hai dòng phái, bên cạnh
đó các nhà Tâm lý học Việt Nam cũng có sự nhìn nhận đúng đắn những thiếu sót,
hạn chế còn tồn tại của hai trường phái tâm lý học trên. Tuy vậy, xét trên bình diện
vĩ mô, ngành khoa học Tâm lý học tại Việt nam sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng cách tiếp cận hoạt

động – nhân cách của Tâm lý học Mác xít, Tâm lý học hoạt động.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở nước
ngoài
Vấn đề lựa chọn nghề, hướng nghiệp là đối tượng được nhiều nhà tâm lý học
trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm qua những nghiên cứu tiêu
biểu từ trước đển nay về vấn đề này.

19


Năm 1849, ở Pháp đã cho ra đời cuốn chỉ dẫn về chọn nghề, trong đó có
phân tích các nghề và những năng lực cần thiết để nắm vững nghề.
Năm 1908, Giáo sư của trường Đại học Harvard (Mỹ) là F.Parsons đã thành
lập hội đồng hướng nghiệp ở Boston. Năm 1910, một hội đồng hướng nghiệp tương
tự ở Newyork cũng được thành lập. Nhiệm vụ của các hội đồng hướng nghiệp này
là nghiên cứu các yêu cầu của nghề đối với con người, tìm hiểu một cách chi tiết về
năng lực của học sinh từ đó giúp cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông
có được sự lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và hứng thú cá nhân.
Từ sau Hội nghị quốc tế về hướng nghiệp tổ chức tại Baceona (Tây Ban
Nha) năm 1921, chọn nghề, hướng nghiệp và tư vấn nghề bắt đầu trở thành xu thế
chung rộng rãi trên thế giới.
Hiện nay, ở các nước tư bản trọng tâm của vấn đề nghiên cứu về nghề nghiệp
đó là động cơ lựa chọn nghề, xu hướng chọn nghề, nhu cầu hướng nghiệp nhằm
mục đích hướng học sinh tìm thấy cho mình được một nghề nghiệp phù hợp với bản
thân.
Năm 1964, nhà tâm lý học Victor Vroom đã đưa ra “Thuyết kỳ vọng” - đây
là một lý thuyết rất quan trọng trong lý thuyết tạo động cơ làm việc trong tổ chức.
Lý thuyết này sau đó được sửa đổi, bổ sung bởi một vài người khác, như Porter và
Lawler. Tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu kết quả. Ông nghiên cứu tách biệt
giữa sự nỗ lực, hành động và kết quả. Ông cho rằng, mỗi cá nhân trong tổ chức sẽ

hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó
hay sự hấp dẫn của kết quả đó sẽ đến với họ, tức là những kỳ vọng trong tương lai.
Thuyết kỳ vọng của V. Vroom được xây dựng theo công thức:
Hấp lực x Mong đợi x Công cụ = Sự động viên
Trong đó, hấp lực là sự hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó; mong đợi là niềm
tin của mỗi cá nhân rằng nếu họ nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hoàn
thành; công cụ là niềm tin của mỗi cá nhân rằng nếu họ làm việc đạt kết quả tốt họ
sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

20


Kết quả của ba yếu tố này là sự động viên. Đây chính là sức mạnh mà người
quản lý có thể sử dụng để lãnh đạo tổ chức hoàn thành mục tiêu đề ra. Nếu một cá
nhân tin rằng khi mình làm việc tốt, hoàn thành nhiệm vụ sẽ được tổ chức đánh giá
nghĩa là cá nhân này có mức độ mong đợi cao. Khi một cá nhân nào đó muốn thăng
tiến trong công việc thì việc thăng tiến đó có sức hấp dẫn cao đối với cá nhân đó.
Tuy nhiên, nếu cá nhân đó biết rằng tổ chức sẽ tuyển dụng người từ bên ngoài chứ
không đề bạt người trong tổ chức thì cá nhân đó sẽ mất niềm tin và việc này khó có
thể khuyến khích cá nhân này làm việc tốt hơn bình thường. Vì thuyết kỳ vọng
được xây dựng dựa trên nhận thức của mỗi cá nhân nên có thể trong cùng một cơ
quan, đơn vị, động cơ làm việc của mỗi người khác nhau do sự kỳ vọng của mỗi
người khác nhau. Một nhân viên muốn thăng tiến trong công việc thì việc thăng
chức có hấp lực cao đối với nhân viên đó. Một nhân viên tin rằng mình làm việc tốt
sẽ được đánh giá cao thì nhân viên này có mức mong đợi cao, ngược lại một nhân
việ sẽ không có sự mong đợi nếu anh ta tin rằng kết quả công việc của mình sẽ
không được lãnh đạo ghi nhận. Có thể nói đây là một nghiên cứu rất quan trọng
đóng góp cho ngành khoa học nói chung về nghiên cứu động cơ chọn nghề, động cơ
làm việc.
Trong những năm 1970, nhà tâm lý học lao động người Liên Xô E.A.Klimốp

đưa ra trắc nghiệm: “Xác định kiểu nghề cần chọn lựa trên cơ sở tự đánh giá, với 30
câu hỏi. Trong khoảng thời gian này, A.E.Côlômtốc cũng đưa ra trắc nghiệm đo
hứng thú nghề nghiệp với 78 câu hỏi.
Nhìn chung những nghiên cứu trên về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp
ở nước ngoài cũng đã có từ khá lâu và ngày càng đa dạng hơn về số lượng cũng như
các khía cạnh nghiên cứu….
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu về động cơ, động cơ lựa chọn nghề
nghiệp ở trong nƣớc.
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở trong nước
Nghiên cứu về động cơ cũng là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu Việt Nam:

21


Tác giả Lê Xuân Tiến “Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 5” (1997),
đã cho thấy hệ thống động cơ học tập của học sinh lớp 5 có nội dung phong phú, đa
dạng. Những động cơ đó không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà chúng được sắp xếp
theo một thứ bậc nhất định, có động cơ chủ đạo và những động cơ thứ yếu.
Tác giả Nguyễn Hồi Loan trong nghiên cứu: “Động cơ học tập của sinh viên
Trường ĐHKHXH&NV” (1999 - 2001) đã kết luận: Sự hình thành nhân cách của
mỗi người phụ thuộc vào chính hoạt động của họ, thông qua nội dung hoạt động mà
những thuộc tính, phẩm chất nhân cách được hình thành và phát triển. Sự phát triển
theo chiều hướng nào và mức độ phát triển ra sao lại phụ thuộc rất nhiều vào động
cơ hoạt động mà cá nhân đó tham gia với tư cách là chủ thể hành động.
Trần Thị Thơm với nghiên cứu: “Động cơ học tập chuyên ngành Tâm lý học
của sinh viên khoa tâm lý học, trường Đại học KHXH&NV” (2006) đã cho thấy,
nhóm động cơ học tập của sinh viên được sắp xếp theo một cấu trúc thứ bậc nhất
định và chúng có sự biến đổi qua các năm học, tuy nhiên sự biến đổi này không
đáng kể.

Dương Thị Kim Oanh với bài viết: “Nghiên cứu động cơ học tập của sinh
viên Khoa Sư phạm Kỹ Thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội” cũng cho thấy
có mối quan hệ giữa động cơ học tập với kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên có
kết quả học tập khá thì động cơ nhận thức chiếm ưu thế hơn động cơ quan hệ xã hội
và ngược lại sinh viên có kết quả học tập trung bình và yếu thì động cơ quan hệ xã
hội chiếm ưu thế hơn.
Trong tác phẩm “Cơ sở tâm lý học ứng dụng”, Đặng Phương Kiệt đã xem xét
động cơ dưới góc độ tâm lý học lâm sàng. Theo ông, “động cơ là một khái niệm
tổng quát cắt nghĩa các quá trình liên quan đến việc khởi sự, hướng dẫn, duy trì và
ngừng ứng xử” [18, tr.363]. Bên cạnh đó một số tác giả khác đề cập tới những vấn
đề động cơ trong công việc như Văn Thị Kim Cúc: “Động cơ làm việc của chủ
doanh nghiệp kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học số 3/
2006; Lê Văn Hảo: “Động lực làm việc bên trong và bên ngoài của cán bộ nghiên
cứu Viện Khoa Học xã Hội Việt Nam và Viện Khoa Học & Công nghệ Việt Nam”,

22


Tạp chí Tâm lý học số 6/ 2006. Lê Thanh Hương và Trần Anh Châu: “Động cơ
thành đạt của con người và mối tương quan của nó với một số đặc điểm nhân
cách”, Đề tài cấp viện, 2003.
Nhìn chung, những nghiên cứu về động cơ của các nhà Tâm lý học Việt Nam
chưa nhiều nhưng đây là những nghiên cứu thực tiễn về sự phong phú của động cơ
con người trong thời kỳ đổi mới của đất nước Việt Nam. Những nghiên cứu đó
phần nào đã và đang đặt ra cho ngành khoa học Tâm lý Việt Nam các vấn đề mới
nảy sinh trong hoạt động Tâm lý người nói chung và động cơ nói riêng, yêu cầu
phải được giải quyết trên bình diện lý luận và thực tiễn.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về động cơ lựa chọn nghề nghiệp ở
trong nước
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích với đề tài: “Động cơ chọn nghề của thanh thiếu

niên” ( Luận án Phó Tiến Sĩ – 1979) đã đưa ra những nhận xét sau: Ở thanh niên
học sinh động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài, nam thanh niên xếp việc
thực hiện được khả năng của mình là động cơ đầu tiên trong chọn nghề, thứ hai là
tính chất quan trọng của nghề và thứ ba là hoạt động hứng thú. Ở nữ thanh niên thì
thứ nhất là yêu cầu của nhà nước, thứ hai là vị trí xã hội của nghề, ba là thực hiện
được khả năng của mình. Theo tác giả thì sự lựa chọn ngành nghề của nam và nữ
khác nhau cũng như của thanh niên Việt Nam khác thanh niên Tiệp Khắc. Nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Bích chỉ đưa ra một số động cơ tiêu biểu có liên quan
đến sự lựa chọn nghề của học sinh, sinh viên và đánh giá những động cơ nào quan
trọng đối với họ.
Cũng nghiên cứu về động cơ chọn nghề, tác giả Kham Phan Kham – On với
đề tài: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học
sinh Lào” ( Luận án Phó Tiến Sỹ khoa Tâm lý – sư phạm – 1994) tiến hành khảo
sát 80 học sinh phổ thông trung học Lào và 235 lưu học sinh Lào học ở các trường
đại học Việt Nam, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Anket, phỏng
vấn, quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và toán học thống kê trong việc thực
hiện đề tài của mình nhằm trả lời các câu hỏi:

23


- Vì sao một số học sinh có kết quả học tập trung bình, kém, sau khi thi tốt
nghiệp phổ thông trung học không vào học được ở các trường đại học, trung học
chuyên nghiệp, họ chưa có nghề nghiệp?
- Số học sinh thi được vào các trường đại học cũng chưa thỏa mãn nhu cầu
nghề nghiệp nên đã phải chuyển trường hoặc thôi học?
- Yếu tố nào thúc đẩy, chi phối việc học tập và chọn nghề của các em học
sinh?
Kết quả cho thấy nhóm động cơ: học nắm tri thức khoa học, học để phục vụ
nhân dân và học vì trách nhiệm nghĩa vụ tác động mạnh nhất đến học sinh, trong đó

học sinh giỏi chiếm 70,0%, khá là 88,37%, còn với các học sinh trung bình là do
quan hệ người và xã hội kích thích cao hơn. Và nguyện vọng chọn nghề của các em
được phân chia ra các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật chiếm 34,60%, đối tượng là con
người chiếm 27,93%, nghệ thuật 15,55%, tự nhiên 12,38%, có dấu hiệu là 9,52%.
Từ đó, tác giả đi đến kết luận:
- Động cơ thuộc nhóm A ( học nắm tri thức khoa học, học để phục vụ nhân
dân và học vì trách nhiệm nghĩa vụ) do học sinh nhận thức rõ mức độ thúc đẩy
mạnh mẽ của chúng đối với cá nhân trong quá trình học tập chiếm ưu thế.
- Động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập học sinh
- Nguyện vọng và thực tế chọn nghề có chênh lệch
- Động cơ học tập gắn bó chặt chẽ với nguyện vọng chọn nghề.
Tuy có bàn đến các động cơ của việc chọn nghề nhưng các tác giả chưa đưa
ra một cấu trúc thứ bậc động cơ lựa chọn nghề của học sinh cũng như sự quan tâm
của tác giả đến vấn đề nhận thức nghề nghiệp sẽ đóng vai trò gì đối với việc chọn
nghề mà theo chứng tỏ trong quá trình lựa chọn nghề không thể thiếu thành phần
nhận thức nghề.

24


1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm chung về động cơ và động cơ lựa chọn nghề
1.2.1.1. Khái niệm chung về động cơ
a. Định nghĩa động cơ
Động cơ là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Trong
tâm lý học, để giải quyết vấn đề nghiên cứu cơ bản và xác định những thành phần
tâm lý thúc đẩy hành động của con người trong việc giải quyết những nhiệm vụ đối
với thực tiễn thì vấn đề động cơ luôn được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau.
- Quan điểm của các nhà tâm lý học Xô Viết về động cơ:

A.N. Leonchiev chỉ rõ: “Cái gì được phản ánh trong đầu óc con người, thúc
đẩy con người hành động nhằm thoả mãn một nhu cầu nhất định thì được gọi là
động cơ thúc đẩy của hoạt động ấy” [ dẫn theo 30, tr.33]. Theo Leonchiev, nói đến
động cơ thì nhất thiết phải nói đến nhu cầu, hay nói cách khác, nghiên cứu động cơ
không thể tách rời khỏi nhu cầu.
Theo X.L.Rubinstein thì: “Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi
của con người bởi thế giới, sự quy định này được thực hiện gián tiếp bằng quá trình
phản ánh động cơ đó. Thông qua động cơ của mình con người liên hệ với bối cảnh
của hiện thực”.
Theo B.Ph. Lomov, động cơ là mặt chủ quan của nhu cầu, nó là một hiện
tượng tinh thần thúc đẩy con người hành động. Lomov cho rằng, bước đầu tiên trên
con đường giải thích hiện tượng động cơ của con người một cách duy vật gắn với
những nghiên cứu về nhu cầu sinh lý (cảm giác đói, khát… của cơ thể) [22, tr.651].
- Quan điểm của các nhà tâm lý học Phương Tây về động cơ:
J. Watson, người khởi xướng trường phái tâm lý học hành vi cho rằng cái
thúc đẩy hành vi, nguyên nhân khởi phát hành vi là cái đồng thời vừa là kích thích,
vừa là phản ứng. Nói cách khác, động cơ của hành vi chính là những hành vi kích
thích.

25


×