Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy nhu
cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển dân số
là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi trường và các
nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được. Do đó, việc
đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý, hiệu quả và
phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan
tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi mục
đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa
chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện
đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những
quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và
bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển
sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng
lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết.
Tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều
bất cập. Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu.
Ngoài ra, việc canh tác cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm
cho chất lượng đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu
đánh giá hiện trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản
xuất hàng hóa đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng.
Trong quá trình phát triển con người và đất đai ngày càng gắn liền với nhau
một cách chặt chẽ hơn. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con
người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuôi sống mình, nuôi sống xã hội. Đất đai
luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất
đai thì không thể có bất kì một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao
động sản xuất nào diễn ra và cũng không thể tồn tại loài người.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-1-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên toàn cầu, cũng như trên từng
vùng, trên từng lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất, khí hậu cũng
trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân khác nhau của tự nhiên, hoặc do
tác động của con người. Trong quá trình chinh phục, cải tạo tự nhiên, con người
ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên, biến đổi của khí hậu có tác
động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, nhất là đối với cây trồng.
Hiện nay, một nền nông nghiệp đảm bảo được hiệu quả cao và lâu bền,
không làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái và hủy hoại môi trường, không tạo ra
khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo, không làm bần cùng hóa người
nông dân là khái niệm về nền nông nghiệp bền vững.
Một trong những vấn đề về nông nghiệp bền vững là việc khai thác và sử
dụng hợp lý đất đai, tránh các chất thải và ô nhiễm nước ngấm xuống đất, tránh các
hóa chất thuốc trừ sâu sử dụng và thẩm thấu xuống đất quá ngưỡng cho phép, đấy
cũng là vấn đề cần quan tâm khi xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền
vững.
Nhưng khi khai thác và sử dụng tài nguyên đất đai không đúng làm cho môi
trường sống bị hủy hoại, sức khỏe bị ảnh hưởng, kiệt quệ tài nguyên và trồng trọt
không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài tiểu luận xin trình bày “một số nguyên
nhân làm cho việc sử dụng đất không bền vững.”
PHẦN NỘI DUNG
1.
Khái niệm sử dụng đất bền vững
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-2-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp liên qua đến các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường hiện tại và tương lai. Sử dụng đất bền
vững là làm giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất
bằng cách sử dụng thông các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản
lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống
canh tác cụ thể nhằm nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và thúc đẩy phát triển nông thôn.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững trở thành chiến lược quan trọng, có tính
toàn cầu bởi vì:
Tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản xuất
nông- lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân.
Cho dù khoa học kỹ thuật có hiện đại đến đâu thì con người vẫn phải sống dựa vào
đất.
Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục địa chỉ
có 13.340 triệu hec-ta (trừ 1.360 ha đóng băng vĩnh cửu); trong đó phần lớn có
nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá
mặn, bị phèn, ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc bom đạn chiến
tranh. Hiện diện tích đất có khả năng canh tác là 3.030 triệu héc ta.
Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp
lực tăng dân số, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mang lại. Bình quan diện
tích đất canh tác trên đầu người của thế giới là 0,23 ha, nhiều quốc gia châu Á,
Thái Bình dương là 0,15 ha, Việt Nam là 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức
Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay, để có đủ
lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến
tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm
đãn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng
khác.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-3-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
(Nguồn Internet)
2.
Nguyên nhân làm cho việc sử dụng đất không bền vững
2.1 Đất bị suy thoái
Đất bị suy thoái do xói mòn và rửa trôi. Xói mòn (erosion) là sự chuyển dời
vật lý lớp đất mặt do nhiều tác nhân khác
nhau như: lực của giọt nước mưa, dòng
chảy trên bề mặt và qua chiều sâu của phẩu
diện đất, tốc độ gió và sức kéo của trọng
lực. quá trình mang đi lớp đất mặt do nước
chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất
khác, bao gồm cả các quá trình sạt lở do
trọng lực, quá trình di chuyển lớp đất do
nước đều kéo theo các vật liệu tan và không tan . Quá trình xói mòn sẽ làm mất đất
do đó rất nguy hiểm cho phát triển nông lâm nghiệp, xói mòn đất làm thoái hóa đất
làm giảm tính năng sản xuất của đất.
Rửa trôi làm cho hàm lượng muối dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi vào môi
trường nước gây sự biến đổi về tính chất của đất, cấu trúc đất, đất trơ, chua, nghèo
chất dinh dưỡng. Đất bị rửa trôi mạnh, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở tầng canh
tác bị xuống sâu, tầng rửa trôi dày trong phẩu diện đất, làm các tầng đất mặt ngày
càng kiệt màu, hàm lượng nước hữu dụng cung cấp cho cây trồng thấp.
Có 2 loại hình bạc màu vật lý chính trên các vùng thâm canh lúa là sự nén và
sự suy thoái cấu trúc đất. Thâm canh lúa liên tục trong thời gian dài, gia tăng cơ
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-4-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
giới hóa trong khâu chuẩn bị đất cùng với quá trình rửa trôi và tích tụ của các hạt
sét xuống các tầng bên dưới tạo nên sự nén. Sự suy giảm chất hữu cơ và việc cày
ướt sẽ khiến cấu trúc đất bị suy thoái. Giảm khả năng thấm nước và sức chứa ẩm
của đất
2.2 Ô nhiễm môi trường
Hàng năm, ở vùng thượng nguồn của
ĐBSCL có mùa nước nổi và vùng gần biển
có triều cường, vào mùa này nước tràn lên
đồng ruộng rửa độc chất ra khỏi vùng sản
xuất. Đây là một yếu tố tự nhiên rất có lợi
cho vùng đất thấp như ĐBSCL để làm sạch
môi trường. Bao đê để trồng lúa 3 vụ đã
ngăn chặn không cho các độc chất này
thoát ra khỏi ruộng. Theo khảo sát của Hứa
Chu Khem (2001) tại tỉnh Sóc Trăng thì khi bao đê có cải thiện điều kiện sản xuất
nông nghiệp, nhưng độ phèn trong nước sông tăng lên và ô nhiễm môi trường khá
nghiêm trọng. Nông dân sống trong vùng đê bao ở thượng nguồn ĐBSCL cũng đã
nhận diện được sự ô nhiễm của nguồn nước trong kênh rạch. Như vậy, nếu không
có nước nổi hay triều cường rửa được độc chất ra khỏi vùng sản xuất thì không
những gây hại cho môi trường đất mà còn làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ảnh
hưởng đến sức khoẻ của người dân.Làm đất bị chua trồng lúa không đạt hiệu quả
cao.
Nông nghiệp việc sử dụng quá nhiều phân hóa học và phân hữu cơ, thuốc trừ
sâu, và thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất.
Phân bón hóa học: Khi bón một lượng thích hợp sẽ có tác động tích cực
nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì một lượng lớn còn lưu lại trong đất, qua phân giải
chuyển hoá, biến thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm
và các dòng sông. Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu
và độ rộng của loại ô nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Sự tích lũy cao các chất
hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho MTST đất về mặt cơ lý tính. Khi bón
nhiều phân hóa học làm đất hở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc,
không tơi xốp mà nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”, tính thoáng khí kém hơn
đi, vi sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-5-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Phân hữu cơ: Phần lớn nông dân bón phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng
kĩ thuật nên gây nguy hại cho môi trường đất.nguyên nhân là do trong phân chứa
nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác..khi bón vào
đất, chúng có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường xung quanh, diệt
một số vi sinh vật có lợi trong đất Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm
khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ
làm môi trường sinh thái đất chua, đồng thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4,
CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học sẽ gây hại cho môi trường
sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt , độ trương co kém, không tơi xốp,
tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật.
Thuốc trừ sâu: Nông dược chiếm một vị trí nổi bật trong các ô nhiễm môi
trường. Khác với các chất ô nhiễm khác, nông dược được rải một cách tự nguyện
vào môi trường tự nhiên nhằm tiêu diệt các ký sinh của động vật nuôi và con người
hay để triệt hạ các loài phá hại mùa màng Bản chất của nó là những chất hóa học
diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc tính của thuốc
trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất,
sau khi xâm nhập vào môi trường, thời kì “nằm” lại đó, các nhà môi trường gọi là
“thời gian bán phân giải”. “nữa cuộc đời này”được xác định như là cả thời gian nó
trốn vào trong các dạng cấu trúc sinh hóa khác nhau hoặc các dạng hợp chất liên
kết trong môi trường sinh thái đất. Mà các hợp chất mới này thường có độc tính
cao hơn nó. Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa
trôi xuống thủy vực làm hại các động vật thủy sinh như ếch, nhái…Như vậy vô
tình chúng ta làm tăng thêm số lượng sâu hại vì đã diệt mất thiên địch của chúng
,vì vậy nó làm cho hoạt tính sinh học đất bị giảm sút.
Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng với
sự xuất hiện nhiều làng ung thư, các con sông chết, các giá trị tốt đẹp của văn hóa
truyền thống ngày càng bị mai một, tệ nạn xã hội nông thôn ngày càng gia tăng…
2.3 Khai thác rừng
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-6-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Việc đốt rừng làm nương rẫy khiến đất bị phô ra trần trụi dưới sức nóng của
mặt trời nhiệt đới và những cơn mưa lũ
liên tục và bất tận. Việc này làm cho đất bị
chai hơn, độ màu mỡ và phì nhiêu của đất
bị giảm đi, trong khi lượng độc chất
aliminium lại gia tăng, tất cả các yếu tố
này làm cho đất khô cằn hơn và khó trồng
trọt hơn. Trong những vùng rừng khô,
hiện tượng đất đai bị suy thoái đang ngày
càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng,
tạo ra hiện tượng đất đai bị suy thoái ngày càng trở nên nghiêm trọng, tạo ra hiện
tượng sa mạc hóa. Tại Việt Nam, người ta cũng thấy hiện tượng này tại một số
vùng ở miền Trung, nơi được mệnh danh là vùng dất cày lên sỏi đá, khi cát phủ
dần dần một số đất đai trồng trọt và nhà cửa. Hiện tượng sa mạc hóa là hậu quả của
sự thay đổi khí hậu và việc sử dụng đất đai.
2.4 Do hệ thống canh tác
Do tập quán du canh, du cư: Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp
lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt
Nam mà thường xuất hiện tại các cùng
đồi núi và cao nguyên, nơi nhằm ổn định
sản xuất và đời sống trong phạm vi lãnh
thổ cố định. Vào mùa khô và thường là
cuối đông, người dân thường vào sâu
trong rừng tìm một khoảng đất rừng phù
hợp, đốt cháy mảnh diện tích đủ rộng theo ý muốn, thường là không thể điều khiển
theo mục đích người đốt vì lữa rừng bị tác động của gió và độ ẩm, nhiệt độ tại
khoảng rừng. Và đến đầu mùa mưa, người ta tra hạt, hoặc ươm sắn, lợi dụng lượng
nước ẩm do mưa, hạt giống sẻ nảy mầm, cây sinh trưởng tốt do đất dưới tán rừng
có hàm lượng dinh dưỡng cao và nhờ có than tro của việc đốt rừng tiến hành.
Người dân canh tác ít tác động tới cây trồng mà chủ yếu là thoái mặc chúng cho tự
nhiên và tới mùa thì thu hoạch. Thông thường chỉ sau 3-4 mùa rẫy, do nước mưa
rửa trôi và xói mòn, lại không được bổ sung các chất dinh dưỡng nên đất rẫy sẽ
nghèo chất dinh dưỡng, cây trồng phát triển kém. Lúc này, người dân sẽ bỏ rẫy củ
tìm kiếm một khoảng rừng mới và lại đốt rừng làm rẫy. Và đây chính là tập quán
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-7-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
du canh du cư, là một tập tục cũ, lạc hậu, năng suất cây trồng thấp, cuộc sống
người dân bấp bênh gây thoái hóa đất, mất rừng.
Hệ thống canh tác chỉ quan tâm tới lợi nhuận về mặt kinh tế có nhiều khả
năng gây ra các vấn đề suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi trường làm tác
động trực tiếp tới sản xuất và ảnh hưởng lâu dài cho thế hệ sau. Tuy nhiên, các hệ
thống canh tác mang lại hiệu quả tích cực bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và
cải thiện môi trường thì khó có thể được nông dân chấp nhận và áp dụng nếu hệ
thống không đảm bảo nhu cầu kinh tế và lương thực của họ.
Nông nghiệp nước ta phát triển manh mún về đất sản xuất. Theo số liệu của
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 95 triệu mảnh đất
nông nghiệp với tổng diện tích 9,4 triệu ha. Sự manh mún ở từng địa phương có
khác nhau, có hộ ở tỉnh Vĩnh Phúc có đến 47 mảnh, tỉnh Hà Nam 37 mảnh. Đất
manh mún nên đầu tư vào nông nghiệp gặp rất nhiều trở ngại và hiệu quả sử dụng
đất thấp. Một hộ có bình quân 0,57ha đất, hàng năm đầu tư chủ yếu vào thủy lợi.
Đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp cũng không tương xứng và ngày càng giảm.
Ngoài ra, còn có sự manh mún từ quy hoạch, từ chủ trương đầu tư đã chia cắt
chuỗi giá trị ngành hàng vụn ra theo địa phương. Không khó nhận ra ở nhiều công
trình, chẳng hạn một con đường đi bao nhiêu địa phương thì vốn đầu tư được chia
ra chừng ấy phần. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận xét: “Ở Việt
Nam hiện đang tồn tại 63 vùng kinh tế tương ứng với 63 tỉnh, thành”. Vì thế sản
xuất nông nghiệp không phát huy được “lợi thế dùng chung” nên giá thành sản
phẩm luôn bị đẩy lên xuống.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân làm cho việc sử dụng đất không bền
vững là Định hướng phát triển vùng chưa phù hợp. Định hướng phát triển vùng
chưa phù hợp tức là ở vùng đất thích hợp cho việc phát triển loại hình sử dụng đất
này thì lại áp dụng loại hình sử dụng đất khác làm cho hiệu quả sử dụng đất không
có mà ngược lại làm cho đất bị mất chất dinh dưỡng, phá vỡ kết cấu đất. Các
ngành phát triển riêng rẻ. mô hình nông – lâm- ngư ít được thực cùng lúc.
Quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Lấy đất tốt giàu chất dinh dưỡng
chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp và để đất xấu, khó canh tác
làm đất nông nghiệp.
3.
Đề xuất một số giải pháp
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-8-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Tưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản
xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực gia tăng dân số
và tăng trưởng về kinh tế. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm bảo đảm có sản
phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất. Bảo đảm phát triển
tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân
dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất.
Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài
của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho ngành kinh tế
quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây
dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế so sánh,
không áp đặt thiên nhiên theo ý muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn kém nhưng
không hiệu quả. Ví dụ việc tăng diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên; ngọt hóa đất
ven biển đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa... cần được tính toán thận trọng vì
chi phí cao và làm suy thoái đa dạng sinh học.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu:
nông - lâm kết hợp, nông - lâm - ngư, nông - lâm và du lịch sinh thái... Quản lý lưu
vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái. Phát
triển cây lâu năm có giá trị thương mại cao. Áp dụng quy trình và công nghệ canh
tác thích hợp theo từng vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát triển
công nghiệp phân bón và thâm canh theo chiều sâu.
Phương án kết hợp giữa nông nghiệp với lâm nghiệp (Agroforestry) được
xem là giải pháp nông nghiệp bền vững cho tương lai. Bởi rễ cây có tác dụng liên
kết đất và giữ nước. Ngoài ra, cây trồng còn có nhiệm vụ bảo vệ các loại cây khác
trước nguy cơ tàn phá của ánh sáng mặt trời, bảo vệ vật nuôi và tạo ra nhiều sản
phẩm hữu ích khác. Tại một số quốc gia châu Phi, kỹ thuật này đã được ứng dụng
thành công, mang lại màu mỡ cho hàng triệu hecta đất canh tác đã bạc màu, hạn
chế tình trạng di dân và nhiều lợi ích vô hình khác.
Một loại hình nữa là luân canh xen vụ. Trồng xen, luân canh vụ cây trồng, ví
dụ trồng xen ngô với đậu tương hoặc các cây tán lá cao với cây tán lá thấp sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế. Có thể trồng các loại rau với các loại cây trồng ngũ cốc, nhằm
khai thác tối đa dưỡng chất trong đất, giúp đất thu hồi chất đạm nhờ quá trình phân
hủy lá cây và các chất thải nông nghiệp.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
-9-
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Giảm bớt quá trình làm đất: Thông thường cây trồng "hít" carbon dioxide
(CO2) và "nhả" carbon. Khi cây chết phân hủy và carbon được hoàn trả cho đất.
Cày bừa, làm đất quá sâu, quá kỹ sẽ làm tăng quá trình nhả carbon, thủ phạm gây
hiệu ứng khí nhà kính và đẩy nhanh quá trình xói mòn đất. Theo số liệu thống kê
của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì đất canh tác tại quốc gia này lưu giữ khoảng 12- 14%
tổng lượng carbon phát tán vào không khí, vì vậy khâu làm đất, xử lý đất vừa đủ
vừa tiết kiệm đất sẽ có nhiều tác dụng về mặt môi trường.
Hạn chế sử dụng hóa chất: Do tối ưu hóa lợi nhuận nên gần đây việc sử dụng
phân bón hóa học, thuốc trừ sâu (gọi chung là các loại hóa chất) đang có chiều
hướng gia tăng, làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu hóa thạch, thải ra nhiều chất
nitrons oxides gây biến đổi khí hậu. Để hạn chế tác hại này và đảm bảo cho nông
nghiệp phát triển bền vững, nên hạn chế dùng các loại hóa chất cho nông nghiệp,
áp dụng phương pháp canh tác và sử dụng các loại phân bón hữu cơ thân thiện, kể
cả những chế phẩm từ nông nghiệp để làm giàu đất và cung cấp chất dinh dưỡng
hữu ích cho cây trồng.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, chuyển giao công
nghệ, khoa học kỹ thuật, giao đất, giao rừng, xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh hợp
tác khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và
kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Có các biện pháp chống xói mòn, suy thoái đất.
PHẦN KẾT LUẬN
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 10 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Việc sử dụng đất nông nghiệp là một vấn đề quan trọng khi mà diện tích đất
nông nghiệp ngày một giảm dần và chất lượng đất ngày càng giảm. Do chínhnhững
nguyên nhân trên mà con người đang tự tay mình mất đi tính bền vững của môi
trường tự nhiên. Đất đai ngày càng khan hiếm chính vì vậy cần phải có các biện
pháp sản xuất hợp lý để phục vụ cho việc sản xuất hiện tại mà đồng thời phải giữ
gìn cho các thế hệ mai sau. Nhà nước cần có các chính sách sát sao hơn nữa về quy
hoạch cũng như có các chính sách để bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
Sản xuất không chỉ nên biết đến lợi ích kinh tế mà còn phải đảm bảo các vấn đề xã
hội. Đưa ra các biện pháp nông lâm kết hợp, trồng xen canh, gối vụ mang lại hiệu
quả kinh tế, đảm bảo lương thực mà lại làm tăng độ phì cho đất. Có các biện pháp
chống xói mòn rửa trôi đất ở vùng cao, hiểu biết của người dân vùng cao còn nhiều
hạn chế, sản xuất theo hướng khai thác tự nhiên do đó hiệu quả kinh tế trong sử
dụng đất chưa cao. Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả
cao trong sử dụng đất bền vững.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu:
nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông lâm - ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp... Quản lý lưu vực
để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì
sự tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. Phát triển các cây lâu
năm có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất trên vùng đất dốc
như: chè, cà-phê, cao-su, cây ăn quả. Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác
thích hợp theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát
triển ngành công nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông
qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ
sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của
cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh
liên tục và theo chiều sâu.
Hoàn thiện hê thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên
đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm
xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. Phát động quần chúng làm
công tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 11 -
Môn: Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững
quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành
động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
GVHD: TS. Lê Thanh Bồn
Học viên: Đinh Công Nhân _Cao học QLĐĐ_K20B
- 12 -