Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

đình trong không gian văn hóa làng xã nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 72 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1


Từ xa xưa ngôi đình đã trở thành một biểu tượng về tín ngưỡng, văn hóa
của làng xã Việt Nam. Đình luôn gắn liền với làng, và có đôi khi đình trở thành một
cơ sở quan trọng để người ta có thể đánh giá về sự lâu đời, sự sung túc, giàu có của
một làng nào đó. Đình là một biểu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của
làng xã Việt Nam và là trung tâm diễn ra các hoạt động chủ yếu của cộng đồng
làng xã. Chính vì thế khi nghiên cứu về làng xã Việt Nam nói chung, người ta không
thể nào bỏ qua “đình làng”, nó như một kho tàng quan trọng để hiểu hơn về văn
hóa, tín ngưỡng của cộng đồng trong suốt dòng chảy của lịch sử đã qua.
Nam Bộ là một vùng khá mới mẻ, được khai khẩn và sát nhập vào lãnh thổ
Việt Nam trong những năm từ thế kỉ XVII – XVIII. Chính vì thế, vùng đất này vẫn
còn chất chứa nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ. Trong đó có những vấn đề
quan trọng liên quan trọng liên quan đến việc tổ chức sinh hoạt, đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội,…của cộng động làng xã tại khu vực này.
Khi tìm hiểu về quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ của những lưu dân
người Việt xưa, chúng ta có thể thấy rằng đa phần những lưu dân đó đều xuất phát
từ vùng đất miền Trung của đất nước, một vùng đất khô cằn và luôn phải hứng
chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Chính do những biến động của thời thế, họ đã
quyết tâm ra đi đến một vùng đất xa lạ và bắt đầu một cuộc sống mới. Họ đã rời bỏ
“quê cha đất tổ” để tiến xuống phía Nam mà không thể lường trước được những
khó khăn đang chờ đợi trước mắt. Họ là những vị quan, những binh lính, người
nông dân nghèo, những tù nhân,…, với một tinh thần gạn dạ, hiếu kì, cần cù chịu
khó đã góp một phần quan trọng trong việc mở mang lãnh thổ của đất nước. Khi ra
đi ngoài những hành trang về vật chất, họ cũng mang theo cả một truyền thống về
văn hóa của cha ông đã được hun đúc qua hàng ngàn năm. Đó là những tín ngưỡng


xa xưa, những phong tục tập quán quen thuộc, những quy định trong việc tổ chức
đời sống, sinh hoạt của cộng đồng làng xã,…, tất cả đã trở thành một nền tảng quan
trọng để họ có thể gầy dựng một sự nghiệp mới tại vùng đất phương Nam ngày ấy.
Cùng với những nét văn hóa truyền thống của cha ông, khi tiến hành khai khẩn đất
đai và lập làng, lập xã, những lưu dân người Việt đó là tiếp thu và dung hòa những
nét văn hóa của những cư dân thuộc các dân tộc khác, đã sinh sống từ trước ở Nam
2


Bộ. Chính vì thế, đời sống văn hóa của cộng đồng làng xã ở Nam Bộ nói chung mang
trong mình sự đa dạng và phong phú nhất định, nhưng luôn thống nhất trong nền
văn hóa chung của toàn dân tộc.
Như đã đề cập ở trên, hình ảnh ngôi đình luôn gắn liền và trở thành một
phần không thể thiếu trong cộng đồng làng xã Việt Nam. Ở Nam Bộ, hình ảnh đó
cũng không hề mất đi, bởi lẽ những cư dân ở đây đều là những người con của đất
Việt, mang trong mình những truyền thống văn hóa của người Việt. Có thể thấy
rằng sự xuất hiện của những ngôi đình ở Nam Bộ cũng gắn liền với sự hình thành
của làng xã tại đây. Dựa trên nền tảng văn hóa của cha ông, cùng với đó là sự tiếp
nhận những nét văn hóa đến từ nhiều dân tộc khác, cộng đồng người Việt đã tạo ra
cho mình những nét văn hóa riêng, tạo nên tính độc đáo cho văn hóa miền đất Nam
Bộ. Và ngôi đình trong làng xã Nam Bộ cũng mang những màu sắc riêng như thế.
Ngoài những yếu tố giống với các ngôi đình ở miền Bắc và miền Trung, ngôi đình ở
Nam Bộ còn có nhiều điểm khác biệt, tạo nên những nét đặc sặc riêng cho ngôi đình
trong cộng đồng làng xã ở vùng đất này.
Chính vì thế, sau khi được trang bị những thông tin cần thiết, cùng những
phương pháp và kỹ năng tiếp cận với làng xã Việt Nam nói chung và làng xã Nam
Bộ nói riêng, trong đó có những đặc điểm về đời sống văn hóa, chúng tôi quyết định
lựa chọn đề tài “Đình trong không gian văn hóa làng xã Nam Bộ” để tiến hành
nghiên cứu. Qua đó có những hiểu biết sâu sắc hơn về ngôi đình tại vùng đất này,
đồng thời góp phần nâng cao tinh thần quê hương đất nước, yêu những giá trị

truyền thống của ông cha ta đã gầy dựng từ xa xưa.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu chính của mình là
ngôi đình trong làng xã Nam Bộ. Đình chính là nét đặc trưng nổi bật cho làng xã, nó
mang trong mình những giá trị về vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ từ
khi làng xã được thành lập cho đến này.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Chúng tôi sẽ chủ yếu tìm hiểu những đặc trưng nổi bật
của ngôi đình trong làng xã Nam Bộ như: kiến trúc và cách bài trí, đối tượng thờ
3


tự, lễ hội và nghi thức cúng tế của đình, bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu về
bộ máy quản lý, tổ chức trong đình Nam Bộ và dẫn ra thông tin của một số ngôi
đình tiêu biểu trong vùng này.
Phạm vi thời gian: Sự xuất hiện của ngôi đình gắn liền với sự ra đời của làng
xã Nam Bộ, tức vào khoảng thế kỉ XVII, chính vì thế chúng tôi xác định phạm vi thời
gian nghiên cứu là từ thế kỉ XVII cho đến nay. Tuy nhiên chúng tôi cũng chỉ tập
trung chủ yếu vào những đặc điểm của đình Nam Bộ ở thời điểm hiện tại và có một
vài so sánh với ngôi đình trong quá khứ.
Phạm vi không gian: khu vực Nam Bộ, tức vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là phương pháp lịch sử. Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tổng
hợp, phân tích và so sánh, để từ đó có thể làm rõ phần nào những đặc trưng, giá trị
của ngôi đình trong không gian văn hóa làng xã Nam Bộ.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về Nam Bộ nói chung đang được đầu tư
và mở rộng đến nhiều khía cạnh hơn. Tuy nhiên, vấn đề về đình Nam Bộ vẫn chưa

được quan tâm nhiều và cần được tập trung nghiên cứu hơn nữa. Ở đây chúng tôi
xin khái quát một số công trình, bài viết tiêu biểu về đình trong làng xã Nam Bộ mà
chúng tôi đã sưu tầm được trong quá trình thực hiện:
Trong tác phẩm Đình Nam Bộ xưa và nay, hai tác giả Huỳnh Ngọc Trảng và
Trương Ngọc Tường đã trình bày về sự hình thành và biến đổi của đình Nam Bộ
trong lịch sử. Đồng thời cũng tập trung làm rõ các đối tượng thờ tự cũng như
những nghi thức cúng tế và những ngày lễ trong năm của đình Nam Bộ. Những nội
dung này cũng được trình bày trong tác phẩm Đình Nam Bộ tín ngưỡng và nghi lễ
của tác giả Huỳnh Ngọc Trảng. Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả đã khái quát
thêm về phần kiến trúc và cách bài trí trong đình Nam Bộ nói chung.
Tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng trong công trình Lễ hội dân gian ở Nam Bộ cũng
dành một phần nhỏ để nói đến lễ hội thờ cúng thần Thành Hoàng của cư dân Nam
4


Bộ. Trong đó tác giả cũng đã đề cập đến nguồn gốc thần Thành Hoàng và các đối
tường thờ tự khác trong đình Nam Bộ. Hơn nữa tác giả cũng nói đến đặc điểm kiến
trúc và tín ngưỡng gắn với ngôi đình Nam Bộ, cùng nội dung lễ thức trong hội đình
Nam Bộ.
Những thông tin về nguồn gốc, đối tượng thờ tự, lễ hội và nghi thức cúng tế
trong đình Nam Bộ cũng được nhà nghiên cứu Sơn Nam trình bày khá chi tiết
trong tác phẩm Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam.
Giáo sư Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Cư trong công trình nghiên cứu khá đồ
sộ Đình Việt Nam cũng có nhiều phần viết về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trong
các ngôi đình ở Nam Bộ. Đồng thời các tác giả cũng giới thiệu về nhiều ngôi đình
nổi tiếng trên khắp các tỉnh vùng Nam Bộ hiện nay.
Trong bài viết “Đình Nam Bộ” của tác giả Bùi Thụy Đào Nguyên đăng trên
trang namkyluctinh.org, một bức tranh khái quát về đình Nam Bộ đã được vẽ lên,
dựa trên một số nội dung như: Kiểu thức, bày trí, lễ tế, ban quí tế, ý nghĩa và thực
trạng của những ngôi đình ở Nam Bộ hiện nay.

Tác giả Trần Ngọc Khánh trong bài viết “Đình làng Nam Bộ và các giải pháp
tồn sinh trong quá trình đô thị hóa Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên
trang vanhoahoc.vn, cũng đã đưa ra thực trạng của những ngôi đình ở Nam Bộ nói
chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trên những thực trạng đó tác giả đã
đưa ra một số biện pháp cụ thể để làm tăng giá trị cho những ngôi đình còn tồn tại
trên địa bàn thành phố hiện nay.
Những công trình nghiên cứu, những tác phẩm và bài viết về đình Nam Bộ
mà chúng tôi vừa dẫn trên đây, đã cung cấp một lượng thông tin cần thiết giúp
chúng tôi có nhiều thuận lợi hơn trong việc hoàn thành bài nghiên cứu của mình.
Từ việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi sẽ tổng hợp, phân tích và
đưa ra những nhận định riêng của bản thân về ngôi đình trong đời sống văn hóa
của động đồng làng xã Nam Bộ.

5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG XÃ NAM BỘ1
1.1.

Lịch sử hình thành làng xã Nam Bộ
Nam Bộ là một vùng đất mới khai phá và được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam

khoảng hơn 300 trở lại đây chính vì thế làng xã Nam Bộ có độ tuổi ngắn hơn nhiều so
với làng xã tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Hình thành trên cơ sở khai phá, sinh sống giữa
dân tộc Việt và các dân tộc anh em như: Khmer, Hoa, Mạ, Stiêng,...Chính điều đó đã
tạo nên nét riêng của làng Việt Nam Bộ, khiến nó khác làng Việt trên đồng bằng sông
Hồng. Nếu như làng Viêt ở miền Bắc xuất hiện từ sự tan rã dần của của công xã nông
thôn thì làng Việt trên đồng bằng sông Cửu Long ra đời do nhu cầu cấp tốc khai phá
đất mới, từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.

Có làng do dân cư nhiều nguồn tụ tập lại lập nên trong quá trình khai phá, có
làng vốn là đồn của các chúa Nguyễn, của nhà Nguyễn, chẳng hạn: Thạnh Phước
thuộc huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) là vốn là một đồn canh của nhà Nguyễn, nên
không có gì lạ nếu bắt gốc từ một đồn điền mà thành làng. Trong khi ấy, làng Thới
Thuận cạnh bên, mà vị trí sát mép biển, lại xuất hiện từ sau cuộc “lên bờ” của một
nhóm dân làm nghề chài lưới ở vùng duyên hải miền Trung. Dù sao, nhìn mặt cắt dân
cư của nhiều làng Việt Nam Bộ, ta đều thấy được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau,
nhiều dòng họ khác nhau. Đó là chưa tính đến việc các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn
cho phép những người có vật lực ở miền trung được mua người, mua “nô tì” ở quê
mình đưa vào Nam Bộ khai phá đất hoang, như Lê Qúy Đôn từng ghi trong Phủ biên
tạp lục. Vì thế, ở những tỉnh như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, thường xuất hiện
những họ là lạ, không thấy ở đồng bằng sông Hồng như họ Ma, Trà, Ung…, mà ta có
quyền ngờ là biến dạng của những họ người Chăm trước kia.
Nói về làng trong cộng đồng cư dân Nam Bộ, vùng nông thôn ở khu vực Nam
Bộ cũng được tổ chức thành những làng xã, nhưng tên gọi “làng” không được phổ
biến như ở phía Bắc mà thay vào đó là phương ngữ mang đậm tính chất Nam Bộ
đó là “thôn ấp”. Nếu như làng xã ở miền Bắc mang tính chất cổ truyền, khép kín sau
lũy tre làng, cây đa, bến nước, con đò, trong một phạm vi không gian cố định, đã
1 Chúng tôi xin phép được sử dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài “So sánh sự khác nhau giữa làng xã
Bắc Bộ và Nam Bộ”.

6


được phân định rạch ròi biên giới lãnh thổ địa phương, phần nhiều các thôn xóm
cách biệt nhau qua một khoảng trống là ruộng, hay ít nhất cũng bằng một con
đường phân ranh giới rõ rệt, thì nét đặc trưng của thôn ấp Nam Bộ lại mang tính
chất mở rộng, làng Nam Bộ không có lũy tre bao quanh với các cổng làng đặc
trưng của từng địa phương, sáng mở tối đóng, mà làng thường được định vị ở
vùng đất cao, có nơi gọi là miệt giồng, phần nhiều các thôn ấp đồng ruộng mênh

mông thẳng cánh cò bay, ở rời rạc cách xa nhau, không quy tụ chen chúc, không có
những lũy tre xanh bao bọc xung quanh mà bờ tre chỉ là một biểu trưng để phân
biệt ranh giới giữa các thôn, ấp với nhau. Ở Nam Bộ đặc trưng là vùng sông nước,
còn gọi miệt sông, kênh rạch chằng chịt, hoạt động đi lại thường diễn ra trên sông
nước, do đó các thôn ấp đều trải dài theo các bờ kênh rạch. Quanh miệt sông, nhà
cửa san sát, ghe xuồng tấp nập ngang dọc. Mỗi bờ tre thường là địa đầu của một
thôn ấp trải dài theo triền kênh. Từ xa xưa về “tình làng nghĩa xóm”, thì cư dân ở
các thôn ấp Nam Bộ thường hay có sự biến động, người dân không bị gắn chặt với
quê hương, không bị bó hẹp trong thôn ấp của mình, do đó tính cách của người cư
dân Nam Bộ theo đó cũng trở nên phóng khoáng hơn, tự do hơn.
Thời gian định cư của các “kiến họ” (tức dòng họ, theo cách gọi Nam Bộ) trên
đất của các làng Việt ở đây diễn ra tính cho đến ngày nay mới chừng hơn 10 thế hệ.
Kiến họ Nguyễn ở xã Định Thủy, thuộc huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre), theo gia phả,
mới định cư ở đây chưa đây 9 đời. Phổ hệ của gia đình ông Nguyễn Văn Liền (69 tuổi
vào năm 1985) ở xã Phú Thuận thuộc huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) cũng chỉ gồm có
6 đời. Năm 1983, khảo sát trên địa bàn cả tỉnh Bến Tre, các cán bộ làm địa chí đã thu
được 261 gia phả, trong số này có 25 bản ghi rằng người của kiến họ đến Bến Tre vào
thế kỉ XVII, 176 bản khác lại ghi mới đến từ thế kỉ XIX. Khảo sát 88 gia đình các
dòng họ ở Long An, người ta có kết quả: 4,5% số gia phả ghi rằng họ đã có người đến
đây từ thế kỉ XVII; 29,5% lại trong thế kỉ XVIII, 69,5% là thế kỉ XIX. Như vậy, làng
Việt Nam Bộ là làng khai phá. Đặc điểm ấy chi phối làng ở đây ít nhất vùng trên hai
mặt. Một là, trong lối sống của nông dân Nam Bộ, không có sự phân biệt giữa dân
chính cư và dân ngụ cư như làng Việt ở Bắc Bộ. Hại là, làng Việt Nam Bộ không có
cảnh “ba họ chín đời” như ở Bắc Bộ, do đó tính cố kết trong quan hệ dòng họ là
không chặt chẽ. Trong hoàn cảnh chung ấy, mối gắn bó giữa người và người trong
7


cùng một làng không phải là quan hệ dòng họ, thậm chí cũng không phải là quan hê
láng giềng lâu đời nữa. Cùng chung cảnh ngộ, cùng rời bỏ quê hương đến làm ăn nơi

đất lạ, khi quan hệ thân tộc không còn chặt chẽ nữa, dây liên kết gắn bó con người với
con người chỉ còn là nghĩa tình giữa họ với nhau. Chất dân chủ và quan hệ bình đẳng
trong cách đối xử của từng người với mọi người, trong từng làng Việt Nam Bộ có cội
nguồn sâu xa là thế. Thái độ trọng nghĩa khinh tài “thấy việc nghĩa không làm là đồ
bỏ” mà người dân vùng sông nước Nam Bộ biểu lộ trong lề thói sống, không phải
không có căn nguyên rõ ràng.
Làng Việt Nam Bộ là làng do người Việt khai phá nhưng nó lại được tạo lập
trong quá trình người Việt cùng khai phá miền Nam Bộ này với người Khmer, người
Chăm, người Hoa, thậm chí cả người Mạ, người Mnông, người Stiêng nữa. Trong quá
trình khai phá không diễn ra sự loại trừ lẫn nhau giữa người Việt và các dân tộc khác.
Không khí chung còn cảm thấy được qua điều tra hồi cố là sự hòa hợp, tình đoàn kết
thân ái. Càng thế, khi đất chưa khai phá ở Nam Bộ vẫn còn nhiều có thể nói là mãi
cho đến khi người Pháp hoàn thành công cuộc khai thác của họ trên quy mô lớn.
Chính vì lí do đó mà không thể xảy ra việc lấn chiếm đất canh tác bằng bạo lực giữa
người mới đến và người đã đến từ lâu. Sự hòa hợp ấy mang cho làng Việt Nam Bộ
mang một số nét khác, so với làng trên đồng bằng sông Hồng, nơi chỉ thuần có người
Việt trên vùng châu thổ khá rộng. Ở các vùng nông thôn Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Tri Tôn, cạnh những nếp nhà, những làng của người Việt còn có những phum,
sóc của người Khmer. Ở An Giang cạnh người Việt là người Chăm. Tại đây, làng Việt
đương nhiên đã tiếp nhận một số đặc điểm văn hóa của các tộc người khác.
Tóm lại, có thể nói làng Việt ở Nam Bộ được hình thành gắn bó chặt với lịch
sử khai phá vùng đất Nam Bộ, gồm dân cư nhiều vùng miền khác nhau cùng khai phá
và sinh sống với nhau và tuổi đời ngắn hơn so với làng ở miền Bắc Việt Nam (khoảng
thế kỉ XVI – XVII trở lại đây).
1.2.

Cơ cấu kinh tế làng xã Nam Bộ
Do được thành lập trên cơ sở khai phát một cách tự phát, nên trong kinh tế,

làng xã ở Nam Bộ cũng mang những nét riêng, được thể hiện qua hình thức sở hữu

ruộng đất và việc tổ chức các ngành nghề trong xã hội.

8


Sở hữu ruộng đất của làng xã Nam Bộ trong thời kỳ khẩn hoang đầu tiên khi
những người lưu dân liều mình vượt biển tự đi tìm đất sống ở mảnh đất hoang vu
mà chính quyền phong kiến chưa thật sự với tay tới kiểm soát thì đất khai phá
được thuộc quyền sở hữu của họ. Với lực lượng cư dân còn ít ỏi giữa vùng đất
hoang rộng lớn năng lượng và sức lực chủ yếu của ngư dân là để chiến đấu với
đầm lầy và thú dữ cỏ dại và sự cô đơn của bản thân mình để khai phá đất đai, nhóm
họp làng xã. Với trình độ sản xuất còn thấp kém, những mảnh đất khai khẩn lúc
ban đầu chỉ tạo ra dủ sản vật nuôi sống họ và gia đình . Đến năm 1698 tức là trước
khi có tổ chức chính quyền chúa Nguyễn thì đất đai khai phá được đều thuộc quyền
sở hữu của lưu dân khai hoang dưới hình thức sở hữu nhỏ tư nhân. Sự dễ dãi của
chính quyền chúa Nguyễn đối với việc sở hữu ruộng đất tại Nam Bộ đã góp phần
quan trọng vào việc mở rộng diện tích đất đai, những cư dân có thêm nguồn động
lực để tiến hành công cuộc khai hoang, lập làng, lập ấp. Sau đó, khi vương triều
Nguyễn được thiết lập, chế độ sở hữu ruộng đất ở khu vực này bắt đầu được siết
chặt quản lý hơn, đặc biệt là vào thời Minh Mạng. Nhưng nhìn chung, “Làng Nam
Bộ cho đến thế kỉ XIX đã phát triển mạnh chế độ ruộng đất tư, với sự hữu của tư
nhân ngày càng cao. Cho đến đầu thế kỉ XIX khi Gia Long lên ngôi cũng không thiết
lập chế độ công điền công thổ ở vùng đất Nam Bộ cho đến thời Minh Mạng không
muốn để Nam Bộ phát triển sở hữu ruộng đất tự do như trước nữa, muốn can
thiệp và áp đặt vào chế độ sở hữu ruộng đất ở Nam Bộ. Vào năm 1836 chế độ công
điền công thổ được thiết lập tại Nam Bộ”2.
Làng xã Nam Bộ không hình thành trên cơ sở công điền công thổ nhưng đã
quần tụ sống chung trên một địa bàn tất nhiên phải có công quỹ để chi tiêu vào
những việc lợi ích chung. Làng xã hoặc chung tiền mua một số tư điền, hoặc nhận
hiến điền của người hảo tâm, hoặc chung sức nhau khai hoang một thửa ruộng đất

để làm ruộng đất chung cho cả làng được gọi là “bổn thôn điền, bổn thôn thổ”. Loại
ruộng đất bổn thôn điền bổn thôn thổ này của làng nào thì lệ thuộc quyền làng ấy
sử dụng theo lệ của làng sở hữu. Bổn thôn điền thổ là đặc trưng của xã thôn miền
2 Trần Thị Thu Lương (1993), Bước đầu tìm hiểu sở hữu và canh tác ruộng đất ở Làng Việt Nam Bộ nửa
đầu thế kỉ XIX qua địa bạ, Luận án Phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Tr. 60.

9


Nam, nó xuất hiện trước khi có chế độ công điền công thổ, gần đồng thời với khi
thành lập làng.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước nước ta làng ở Nam Bộ chịu tác động
mạnh mẽ của các chính sách về ruộng đất của thực dân Pháp, thực dân Pháp tăng
cường cướp đoạt ruộng đất của làng xã phá vỡ cấu trúc làng xã truyền thống của
Việt Nam. Để tránh cho nông dân thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp, chính quyền
Pháp cố gắng cột chặt nông dân nông dân vào ruộng đất. Đối với Nam Kỳ thực dân
Pháp chủ trương “phát triển chế độ sở hữu lớn ở về ruộng đất, chính quyền thực
dân đã ra nghị định bán rẻ nhiều vùng dất đai rộng lớn, chiếm đoạt đất bỏ hoang,
đất công để sang nhượng cho thực dân và địa chủ người Việt” 3. Có thể nói từ khi
thực dân Pháp xâm lược nước ta đến trước cách mạng tháng Tám 1945 thực dân
Pháp đã can thiệp sâu sắc vào ruộng đất của làng xã Nam Bộ. Từ các chính sách về
ruộng đất đã làm phá vỡ kết cấu làng xã. Tuy nhiên, Nam Bộ vốn từ khi mới thành
lập làng, ruộng đất tư đã phát triển tương đối nên kết cấu kinh tế làng xã không
bền chặt như ở miền Bắc. Sau Cách mạng Tháng Tám đến 1975 với những biến
động của lịch sử dân tộc chế độ ruộng đất lại có những biến động cùng với các
chính sách về ruộng đất của ta và địch. Từ sau năm 1975 khi đất nước thống nhất,
cả nước chung tay xây dựng đất nước, xây dựng nông thôn Việt Nam vững mạnh,
đặc biệt là từ năm 1986 đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới vấn đề ruộng đất
mới được thống nhất trên cả nước. Cùng với những biến đổi, thăng trầm của lịch
sử Làng xã Nam Bộ vẫn tồn tại cùng dân tộc Việt Nam là một yếu tố để cấu tạo nên

nông thôn Việt Nam đa dạng, kết cấu chặt chẽ hơn. Làng Nam Bộ mang trong mình
những đặc trưng riêng về quá trình hình thành và phát triển, kết cấu kinh tế cũng
như kết cấu về xã hội.
Nam bộ kinh tế đến cuối thế kỉ XVIIII nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đã
khá phát triển trên một địa bàn rộng lớn, không chỉ ở những nới giồng đất cao mà
còn tỏa ra các vùng đất trũng ven sông. Hầu hết những nơi lưu dân đến đều có
trồng lúa. Ngoài canh điền, ở Nam Bộ còn phổ biến hình thức canh viên trồng cây
3 Nguyễn Văn Khánh, Về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam, tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học

Xã hội và Nhân Văn, tập 29, số 1 (2013)

10


ăn quả và các loại nông sản khác, cau là loại được trồng nhiều và cau sớm trở
thành nông sản xuất khẩu sang trung quốc, Mã Lai, bên cạnh cau nông dân còn
trồng một số hoa màu như mè, đậu, bí, bắp.
Đối với làng xã Nam Bộ được hình thành trong quá trình Nam tiến, với sự
khai hoang lập ấp của những cư dân người Việt. Ban đầu việc lập làng ở Nam Bộ
dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Làng ở Nam Bộ được thành lập
không chặt chẽ, khép kín, và không mang tính tự trị cao. Cùng với đó là những điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, kinh tế chủ yếu ở các làng Nam Bộ
vẫn chủ yếu là lúa nước, tuy nhiên ở làng Nam Bộ do có tính mở nhiều hơn nên ở
đây sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa song song với việc phát triển kinh tế nông
nghiệp. Làng Nam Bộ tuy mới thành lập nhưng nền kinh tế hàng hóa sớm phát
triển sớm hình thành các trung tâm mua bán lớn ở vùng đất Gia Định, thương cảng
Sài Gòn, Bãi Xàu… Với hình thức sở hữu ruộng đất tư nhân phần nào đã thúc đẩy
nền kinh tế hàng hóa ở Nam Bộ phát triển, cùng với đó những xã thôn ở Nam Bộ
còn xuất hiện các nghề thủ công, các làng nghề sản xuất như gốm, chiếu, các làng
đan lát….

Như vậy cư dân trong làng xã Nam Bộ ngoài việc làm nông nghiệp, họ còn
tham gia một cách tích cực vào các hoạt động như sản xuất thủ công nghiệp và đặc
biệt là buôn bán, tạo nên một bức tranh kinh tế nhộn nhịp trong suốt một giai đoạn
trong lịch sử.
1.3.

Cơ cấu xã hội làng xã Nam Bộ
Vùng nông thôn ở khu vực Nam bộ cũng được tổ chức thành những làng xã,

nhưng với tên gọi “làng” không được phổ biến như ở phía Bắc mà thay vào đó là
phương ngữ mang đậm tính chất Nam bộ đó là thôn ấp. Nó không được gọi một
cách truyền thống như làng ở Bắc Bộ và nếu nói một cách công bằng thì nó thoáng
hơn.
Các làng xã Nam Bộ là các làng khai phá ngay từ khi hình thành đã thể hiện vai
trò của mình. Mặt khác các thành viên của các làng Việt Nam Bộ được tập hợp từ các
vùng khác nhau, nên mối quan hệ thân tộc không có cơ sở để thể hiện vai trò của
mình, các nghiên cứu trước đây cũng như các công trình gần đây không thấy có làng
11


nào có giáp. Và vì những lý do đó các tổ chức phi quan phương không có điều kiện
phát triển ở làng xã Nam Bộ.
Các làng xã Nam Bộ thường không có hương ước, không có các tổ chức phi
quan phương, ngay từ khi mới hình thành làng xã đã sớm chịu sự quản lý trực tiếp của
nhà nước. Tuy vậy sự quản lý này khá lỏng lẻo và thường mang tính hình thức. Bởi lẽ
ở buổi đầu khai phá, nếu nhà nước siết chặt quản lý thì những lưu dâng người Việt,
người Hoa,…sẽ không có nhiều động lực để mở rộng diện tích đất hoang. Chính
quyền chúa Nguyễn chỉ quản lý dựa trên việc khai báo từ người nông dân, đồng thời
dựa vào đó để đánh thuế mà thôi.
Cũng cần phải nhấn mạnh thêm do làng xã Nam Bộ không được thiết lập trên

nền tảng ruộng công nên vai trò của làng có phần nào bị hạ thấp so với làng xã phía
Bắc. Bởi vì ở đây, làng không phải làm chức năng kiểm soát, phân chia việc khai thác
đất đai và đương nhiên cũng không có chức năng điều hòa sử dụng các nguồn
nước. Những công việc đó không theo thể chế của làng và thường do những tư nhân
trực tiếp canh tác giải quyết.
Ban đầu, tại Nam bộ, việc khai khẩn đất đai chưa nhiều, cư dân chưa đông, nên
số lượng hương chức trong Hội đồng kỳ mục của các làng xã rất đơn giản, vì vậy việc
quản lý còn lỏng lẻo, chưa bao quát được hết các việc của làng.
Việc cai quản làng xã do Hội đồng kỳ mục (còn gọi là Hội đồng hương chức,
Hương chức hội tề, …) đảm trách. Việc lựa chọn người vào Hội đồng dựa trên
những tiêu chuẩn chung về lý lịch, đạo đức, học lực, gia sản, độ tuổi … để công cử
cho phù hợp với mỗi chức danh. Tuy nhiên, dựa trên thực tế, số lượng người được
đề cử vào Hội đồng nhiều hay ít tùy theo cư dân của từng làng xã.
Trong Hội đồng hương chức, thôn trưởng (xã trưởng) là người chịu trách
nhiệm trước nhà nước về mọi việc thi hành trong làng. Thôn trưởng do dân trong
thôn bầu ra. Thôn trưởng là người trực tiếp đảm trách và thực thi việc lập ra các
loại sổ sách trong làng xã để quản lý về con người, tài sản, thuế khóa; báo cáo và
nộp lên cấp trên theo định kỳ hàng năm.
Dưới triều Nguyễn, bộ máy tổ chức hành chính cấp làng xã tại Nam bộ
được xây dựng thiết chế quản lý càng ngày càng hoàn chỉnh, có quy củ, tổ chức bộ
12


máy ở các làng xã như một xã hội mang tính chất tự trị và tự quản. Từ năm 1863
đến trước năm 1887, trong thời kỳ này thực dân Pháp chưa trực tiếp can thiệp vào
tổ chức hành chính cấp làng xã, do tổ chức làng xã nhà Nguyễn có nhiều điểm
thuận lợi hỗ trợ cho việc cai trị của chính quyền thực dân. Tuy nhiên, với mô hình tổ
chức Hội đồng Hương chức Hội tề năm 1904, thực dân Pháp đã trực tiếp đào tạo
được một lớp cường hào ở nông thôn. Những cường hào này vẫn do làng xã tự
công cử dựa theo tiêu chuẩn đã định, nhưng đặt dưới sự giám sát gắt gao của

chính quyền thuộc địa. Kể từ thời gian này, việc quản trị mỗi làng xã đều do một tổ
chức mang tên là Hội đồng Đại kỳ mục điều hành. Tất cả các thành viên trong Hội
đồng Đại kỳ mục đều phải ký tên dưới các văn bản, sổ sách và chịu trách nhiệm
trước chính quyền thực dân.
Làng ở đồng bằng Nam Bộ có nét đặc thù riêng biệt là các làng Nam bộ rộng
mở nhiều hơn, không bị bao vây bởi lũy tre bọc kín. Làng ở đây thường vươn dài
theo dọc bờ sông, hay hai bên đường lớn. Làng Nam bộ hình thành sự tập hợp tự
nhiên những người phiêu tán. Do vậy làng xã tại đây như một tổ chức tương trợ
phóng khoáng. Nếu thuận, dễ làm ăn thì họ ở lại, khi có nhiều khó khăn thì bà con
lại chuyển đi nơi khác. Ở đây không có sự khác biệt giữa dân chính cư và dân ngụ
cư. Lối sống hào hiệp cởi mở sẵn sàng giúp đỡ nhau là đặc điểm nổi bật của nông
dân ở các làng xã Nam bộ.
Từ xa xưa “tình làng nghĩa xóm”, thì cư dân ở các thôn ấp Nam bộ thường
hay có sự biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương, không bị bó hẹp
trong thôn ấp của mình, do đó tính cách của người cư dân Nam bộ theo đó cũng trở
nên phóng khoáng hơn, tự do hơn.
Làng xã Nam bộ thường là không có ruộng đất công để ban cấp cho người
dân, ai có sức khai phá thì biến thành của riêng, mua đi bán lại, người không có đất
thì đi làm thuê, làm mướn, nay đây mai đó, khác hẳn với chế độ ruộng đất công của
cư dân phía Bắc là có ruộng công, được chia theo đầu người và chịu sự cai quản
của Nhà nước, hàng năm phải đóng tiền thuế theo số lượng ruộng đất được giao...

13


Bởi thế quan hệ làng xóm của người Nam Bộ mang tính cộng đồng không
được mạnh mẽ, chủ yếu là quan hệ theo cá nhân. Họ họp nhau, tương trợ, đùm bọc
lẫn nhau, nương tựa vào nhau để mà sinh sống.
Tuy nhiên, dù có sự biến động như thế nào đi chăng nữa thì người dân Nam
bộ vẫn sống quy tụ thành từng làng ấp của mình với thấp thoáng bóng tre, mỗi

làng cũng có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng. Hàng năm, người
dân nơi đây đều tụ hội ở những lễ hội.
Dù tính cách phóng khoáng, làm ăn dễ dãi, người nông dân Nam bộ vẫn giữ
nếp cần cù, chịu thương chịu khó “một nắng hai sương”, vẫn thể hiện phong cách
của “Anh hai Nam bộ” rõ nét. Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, người nông dân
Nam bộ vẫn rất coi trọng tính cộng đồng, yếu tố hàng xóm vẫn được xếp vào hàng
thứ hai trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú.
1.4.

Văn hóa làng xã Nam Bộ
Trong quá trình phát triển về phương Nam những người lưu dân Việt vừa

mang theo một hành trang văn hóa truyền thống vốn có cội nguồn ngàn năm từ
thuở vua Hùng dựng nước hoặc các ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc phía Bắc
tràn xuống, vừa tiếp tục mở cửa tiếp thu nhiều nền văn hóa khác từ phương Nam
lên hoặc từ phương Tây đưa lại thông qua con đường trực tiếp hay gián tiếp trong
đó gồm cả các mối quan hệ mới mẻ với các nền văn hóa, các tộc người bản địa hoặc
vừa nhập cư trên đất Nam Bộ. Bên cạnh những nhân tố truyền thống được bảo lưu
và kế thừa mang dấu ấn đặc trưng chung của nền văn hóa dân tộc còn có những
nhân tố mới phát sinh với những nét đặc thù riêng thể hiện bước phát triển mới
của chính nền văn hóa Nam Bộ.
Nam Bộ “là vùng tụ cư của dân “tứ chiếng” từ nhiều địa phương trên cả
nước (…) quá trình hòa hợp dân tộc, hỗn dung văn hóa tộc người đã sớm diễn ra,
tạo nên sự chung sống thuận hòa giữa các lớp cư dân tại đây (…) Xuất phát từ sự
đã dạng tộc người, từ đặc tính mở của vùng về cả tự nhiên và xã hội cộng với
những thách thức từ điều kiện tự nhiên và xã hội trong thời kỳ khai phá vùng đất
mơi, người dân Nam Bộ có truyền thống dung hòa tôn giáo, dễ tiếp nhận những
luồng tư tưởng, tôn giáo từ bên ngoài vào cũng như khả năng sáng tạo những tín
14



ngưỡng riêng trên cơ sở chọn lọc tinh hòa từ các tôn giáo đã có từ trước” 4. Qua
nhận định trên của tác giả Trần Thị Mai, chúng ta có thể phần nào giải thích được
những sự sáng tạo riêng của cư dân Nam Bộ trong khía cạnh văn hóa. Đặc biệt nếu
xét trong không gian văn hóa làng xã, những cư dân Nam Bộ cũng tạo ra được
nhiều điểm nổi bật mang đậm dấu ấn của con người nơi đây.
Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, “tính cách của văn hóa Nam Bộ là
sản phẩm tổng hợp của ba nhân tố chính: truyền thống văn hóa Việt Nam tiếp biến
với văn hóa phương Tây trong bối cảnh tự nhiên xã hội Nam Bộ” 5. Trong đó, đáng
chú ý là nhân tố bối cảnh tự nhiên xã hội ở Nam Bộ đã chi phối mạnh mẽ đến sự
phát triển của nền văn hóa nơi đây. Nhân tố này được tạo nên bởi bốn hằng số: nơi
gặp gỡ của điều kiện tự nhiên thuận tiện, nơi gặp gỡ của các tuyến đường giao
thông đường biển quốc tế, nơi gặp gỡ của cư dân nhiều tộc người đến từ khắp mọi
miền đất nước và cuối cùng, văn hóa Nam Bộ là sản phẩm của quá trình dương
tính hóa trong không gian và thời gian.
Trong những cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây hồi cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, Nam Bộ cũng là nơi đi trước cả nước. Chính nhờ việc được tiếp xúc giao
thoa với văn hóa phương Tây mà Nam Bộ nhanh chóng có tư duy hiện đại bắt kịp
với những thay đổi đương thời. Nhờ có điều kiện tự nhiên và môi trường ưu đãi đã
tạo cho Nam Bộ những sắc thái văn hóa tiêu biểu những tính cách riêng của con
người ở vùng đất này. Văn hóa Nam Bộ đã biết kết hợp giữa văn hóa truyền thống
và văn hóa hiện đại, từ đó làm nảy sinh các yếu tố văn hóa riêng biệt. Tất cả các yếu
tố trên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của cộng đồng làng xã Nam Bộ,
cả trong văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần.
Về văn hóa tinh thần, trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng làng xã Nam Bộ là
sự đa dạng của các hình thức tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần của
người Việt, Chăm, Khmer,…; và cũng như sự tồn tại của nhiều tôn giáo khác nhau
4 Trần Thị Mai (2009), “Một số đặc điểm kinh tế xã hội ở vùng đất Nam Bộ trước khi thực dân Pháp xâm lược”,
Một số vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ thời kỳ cận đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cần Thơ ngày 4/3/2008,
Nxb. Thế giới, Hà Nội, Tr. 77.

5 Trần Ngọc Thêm (2009), “Tính cách văn hóa Nam Bộ như một hệ thống”, Một số vấn đề lịch sử vùng đất
Nam Bộ thời kỳ cận đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học Cần Thơ ngày 4 tháng 3 năm 2008, Nxb. Thể giới, Hà Nội,
Tr. 205.

15


như: Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Nhất Quán
đạo,…Chính sự đa dạng này đã góp phần vẽ nên một bức tranh nhiều màu sắc trong
sinh hoạt của các cư dân Nam Bộ, được thể hiện qua các dịp ma chay, cưới hỏi, các
lễ hội được tổ chức trong năm,…
Đặc biệt trong nghệ thuật âm nhạc ở Nam Bộ, người ta thấy ở đây từ lâu đã
có một diện mạo văn hóa hết sức phong phú đó là bên cạnh những làn điệu cải
lương hay những câu hò, điệu lý còn có điệu múa Roămvông bản sắc của người
Khmer, hát đối đáp Aday hay điệu nhảy theo nhịp trống Chay dăm. Nếu như người
Chăm có những hoạt động nghệ thuật sôi động trong những ngày kết thúc tháng
Ramadan, sinh nhật thánh Muhamed hoặc các nhịp hôn nhân, cưới hỏi, thì người
Hoa lại góp phần vào đời sống văn hóa làng xã Nam Bộ những câu hát Tiều, hát
Quảng. Những đặc điểm văn hóa riêng với nhiều sắc thái của mỗi dân tộc cùng sinh
sống trên mảnh đất Phương Nam đang ngày một đan xen, phát triển, đan xen hội
nhập vào nhau để hình thành nên nét đặc trưng không dễ bị trộn lẫn của văn hóa
làng xã vùng Nam Bộ.
Về văn hóa vật chất, có thể thấy rằng sự dung hòa trong văn hóa đã thúc đẩy
sự sáng tạo của những người dân Nam Bộ trong việc ăn mặc, xây dựng nhà ở, đặc
biệt là các công trình kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo. Mỗi
dân tộc sinh sống ở Nam Bộ đều có những nét riêng trong việc xây dựng nhà cửa,
chùa chiền, đình miếu,…Nhưng đa phần chúng ta đều bắt gặp được sự trộn lẫn của
nhiều nét văn hóa khác nhau trong từng công trình đó.
Như đã đề cập ở trên, khi người dân Việt khai khẩn đất đai và hình thành
các làng xã, thì đồng thời với nó là sự xuất hiện của các ngôi đình. Việc xây dựng

đình trong làng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của họ.
Bên cạnh những yếu tố trong kiến trúc, đối tượng thờ tự, việc tổ chức các lễ hội,…
được cư dân ở đây mang từ quê hương phía Bắc của họ vào, thì những yếu tố mới
tiếp nhận từ các dân tộc khác nhau đã sinh sống từ trước ở Nam Bộ, bên cạnh đó là
sự thích nghi với điều kiện tự nhiên, đã tạo nên một diện mạo mới cho hệ thống
đình trong làng xã Nam Bộ. Nó đã góp phần tạo nên những giá trị đặc sặc cho

16


không gian văn hóa làng xã Nam Bộ. Và đình cũng trở thành một trung tâm văn
hóa, tín ngưỡng của cư dân địa phương.
Tóm lại trên thực tế, từ khi khai mở đến nay, Nam Bộ với vị trí địa lý và hệ
sinh thái tự nhiên kinh tế - xã hội đặc thù, đã là nơi giao lưu của nhiều lớp, nhiều
nền văn hóa khác nhau. Ảnh hưởng của những nền văn hóa cổ truyền tuy có làm
cho sắc diện của mỗi nền văn hóa gặp gỡ giao thoa trên đất này đều có những biến
dị to nhỏ, song nhìn chung nơi đây (cũng như trên cả nước) chưa có nền văn hóa
nào vượt khỏi giới hạn cố hữu phong kiến, nông nghiệp cổ truyền mãi cho đến khi
sự mở rộng giao tiếp văn hóa với phương Tây, tương ứng với quá trình mở rộng sự
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

17


CHƯƠNG 2: ĐÌNH TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG XÃ NAM BỘ
.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngôi đình ở Nam Bộ
Trước khi đi vào lịch sử của ngôi đình tại các làng xã Nam Bộ, chúng ta nên
điểm qua một vài chi tiết về nguồn gốc của ngôi đình trong làng xã Việt Nam. Có
nhiều ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của ngôi đình trong lịch sử Việt Nam, trong
đó hầu hết các nhà nghiên cứu đều lựa chọn khoảng thời gian từ khoảng thế kỉ XV

– XVI làm thời gian xuất hiện của ngôi đình. Theo giáo sư Hà Văn Tấn, rất có thể từ
trước đó bóng dáng của ngôi đình đã xuất hiện rồi những vẫn chưa có đầy đủ tư
liệu để khẳng định một cách dứt khoát mà thôi6.
Đi sâu vào sự ra đời của ngôi đình, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường đưa ra
nhận định: “Ngôi đình có lịch sử của nó, quả thực có sắc thái riêng biệt của một xã
hội bản xứ, nhưng không phải là khởi điểm – hay gắn liền với khởi điểm của làng
xã Việt Nam, mà chỉ là một khâu giữa chừng trong dòng tiến triển của xã hội Việt
Nam. Nó phải mang những dạng hình phức tạp của một cơ cấu thỏa hợp rồi từ tính
chất biểu tượng của một lề lối thờ cúng lại thành nơi thu hút quây quần sinh hoạt
trong một tập họp dân chúng và do đó phối hợp với những điều kiện lịch sử khác,
tạo nên bản sắc cho một tập họp để người đời sau có thể khẳng định về một sự tự
trị của làng xã, về một tính “dân chủ” mang ý thức tự tôn biện giải hơn là đúng với
thực tế Việt Nam”7. Và ông cũng cho rằng: “…đình trạm, đình quán là tình trạng
tiền thân của đình làng cho nên tiền sử, sơ sử của đình làng phải tìm trong sự tiến
triển công năng của đình quán, đình trạm 8”. Như vậy sự xuất hiện của ngôi đình
không phải là một sự kiện mang tính nhất thời mà là của một quá trình mang tính
chất riêng của nó. Dựa vào một số tư liệu trong tác phẩm Lục bộ tập kinh của
Khang Tăng Hội, nhiều người cho rằng đình trạm – tiền thân của ngôi đình – đã
xuất hiện từ khoảng thế kỉ thứ II và tiếp tục được duy trì trong các thời đại sau này.
Đặc biệt trong thời Lý – Trần, những ghi chép về đình trạm lại càng tăng lên, chứng
tỏ sự phát triển của loại hình “nhà dừng chân” này. Với nhiều chức năng khác nhau
6 Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Cự (2014). Đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr.14.
7 Tạ Chí Đại Trường (2014), Những bài dã sử Việt, Nxb. Tri thức, Tr. 18-19.
8 Tạ Chí Đại Trường (2014), Những bài dã sử Việt, Nxb. Tri thức, Tr. 22.

18


được ghi nhận như: làm nơi dừng chân cho các đoàn sứ giả, những người đưa tin
của triều đình, nơi nghỉ chân của những người khách thập phương, hành cung của

nhà vua,…, dần dần đình, trạm nguyên thủy được đưa vào hệ thống thờ phụng của
xã hội, bước đầu là nơi thờ Phật (thời Trần), sau đó trở thành nơi thờ thần Thành
Hoàng và các vị thần linh khác. “Từ cuối thể kỷ XV đến thế kỉ XVI, XVII là giai đoạn
đình biến đối từ chức năng là đình trạm, là đình tư nhân đảm nhận dịch vụ hậu
thần thành cơ sở tín ngưỡng thờ thần của thôn xã, và theo đó tính chất đa chức
năng của đình cũng dần được hình thành trong giai đoạn này” 9.
Tóm lại, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng sự xuất hiện của ngôi đình
với chức năng chính là nơi thờ thần, một thiết chế tín ngưỡng văn hóa của người
Việt, là cả một quá trình biến đổi và phát triển lâu dài trong lịch sử. Và cho thế kỉ
XVI, XVII, đình đã định hình được chỗ đứng của nó trong đời sống của những cư
dần trong cộng đồng làng xã Việt Nam.
Trở lại vấn đề lịch sử của ngôi đình ở Nam Bộ, chúng ta không khỏi bàn về
quá trình những lưu dân người Việt tiến xuống phía Nam và tiến hành công cuộc
khai khẩn đất đai, thiết lập các cộng đồng, tổ chức dân cư, bởi lẽ sự xuất hiện của
ngôi đình tại đây phải được gắn liền với sự ra đời của làng xã, đó là sự tiếp nối
truyền thống làng xã ở miền Trung và miền Bắc, nơi xuất phát của họ. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Đình Đầu trong tác phẩm Chế độ công điều công thổ trong lịch sử khai
hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh đã ghi nhận sự xuất hiện của cư dân Việt tại vùng
đất Nam Bộ từ khoảng giữa thế kỉ thứ XVI, nhưng rất có thể khi đó mức độ tập
trung của họ chưa cao, việc khai khẩn và tổ chức dân cư còn mang tính tự phát và
lẻ tẻ, chính vì thế đình làng vẫn chưa xuất hiện trong thời gian này. Cho đến năm
1698, tức thời điểm Nguyễn Hữu Cảnh tiến vào kinh lược vùng đất mới phía Nam,
tiến hành đặt các đơn vị hành chính trực thuộc vào chính quyền chúa Nguyễn, thì
sự tập trung dân cư mới được phản ánh một cách khá đầy đủ, khi đó số dân trong
hai huyện Tân Bình và Phước Long thuộc hai dinh Phiên Trấn và Trấn Biên khoảng
200.000 người10, có lẽ cư dân Việt cùng những dân tộc khác đã hình thành các tụ
9 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), Đình Nam Bộ xưa và nay, Nxb. Đồng Nai, Tr.11.
10 Theo Gia Định thành thông chí khi đó số hộ dân ước chừng 40.000 hộ. Nếu ta tính trung bình mỗi hộ có 5
nhân khẩu thì khi đó số dân tại đây khoảng 200.000.


19


điểm dân cư giống như các làng xã truyền thống ở miền Trung và miền Bắc. Và
theo quy chế của nhà Nguyễn, bấy giờ làng nhỏ (tiểu thôn) gọi là ấp, lân, trang,
trại,…(nếu ở đô thị thì gọi là phố hay phường); làng trung bình (trung thôn) thì gọi
là thôn, làng lớn (đại thôn) thì gọi là xã 11. Thay vì gọi là làng thì các tổ chức của
cộng đồng người Việt ở Nam Bộ được gọi thành ấp, thôn, xã tùy theo quy mô và số
lượng nhân khẩu trong vùng đó.
Đã số những lưu dân đến Đồng Nai, Gia Định xưa đều là dân Thuận – Quảng,
điều này chỉ ra rằng văn hóa Thuận – Quảng là những hạt giống đầu tiên được gieo
trồng tại vùng đất mới này. Mặt khác, “lưu dân Thuận Quảng (…) đa số là người
nghèo nên hành trang văn hóa được mang theo đến vùng đất mới chủ yếu là văn
hóa dân gian, bao gồm câu hò, điệu lý cũng như loại hình diễn xướng, tập tục sinh
hoạt cùng thế chế văn hóa tín ngưỡng từ làng xã của quê hương bản quán” 12, và
trong những hành trang đó hình ảnh của ngôi đình cũng được mang theo và được
xây dựng tại các làng xã Nam Bộ, nơi mà họ bắt đầu một cuộc sống mới với nhiều
yếu tố mới.
Khi đời sống cộng đồng được củng cổ hơn, tức khi đó làng xã đã được định
hình một cách rõ ràng thì “xây dựng đình làng là nhu cầu tinh thần, có đình thì mới
tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ, bằng không
thì chỉ là lục bình trôi sông, việc gạch rời rạc, một dạng “lưu dân tập thể”, mặc dầu
làng lắm gạo nhiều tiền” 13 . Đình trở thành một biểu tượng không thể thiếu đối với
làng xã, là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho những người dân tha phương, là nơi giải quyết những công việc chung của
cộng đồng. Và theo tác giả Trần Ngọc Thêm, làng ở Nam Bộ mang tính chất mở,
thoáng chứ không co cụm như ở Trung Bộ và Bắc Bộ, do vậy tính cộng đồng ở đây
thấp hơn hẳn so với tính cộng đồng làng xã ở Trung Bộ và Bắc Bộ. Chính vì tính
cộng đồng ở thông ấp ở Nam Bộ thấp cho nên người Việt ở đây lại càng có nhu cầu


11 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 36.
12 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 31.
13 Sơn Nam (2004), Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, Nxb. Trẻ, Tr. 28.

20


dựng đình để củng cố cái tình cộng đồng yếu ớt ấy 14. Sự ra đời của ngôi đình ở Nam
Bộ được ghi nhận nhiều từ sau năm 1698, nghĩa là sau khi tổ chức đời sống của cư
dân ở đây được dần ổn định theo những quy chế của chính quyền Đàng Trong. Còn
trước đó vẫn chưa có đầy đủ chứng cứ để xác nhận sự xuất hiện của ngôi đình
trong làng xã Nam Bộ.
Dựa trên những biến động của lịch sử tại vùng đất Nam Bộ từ sau năm 1698,
chúng ta có thể khái quát sự phát triển của ngôi đình tại làng xã thành những giai
đoạn chủ yếu như sau.
Giai đoạn từ sau năm 1698 đến khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771, trong giai
đoạn này “với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, đình thần (…) được lập ra để thờ
phụng các vị tiền hiền có công mở đất phương Nam như: Đình Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh (1700 – Biên Hòa), đình Lễ Thành Hầu (1701 – An Giang), đình
Mạc Thiên Tứ (cuối thế kỉ XVIII – Hà Tiên), đình Long Thanh (1754 – Vĩnh Long),
đình Tân Lân, thờ Trần Thượng Xuyên (cuối thế kỉ XVII – Biên Hòa)…” 15. Nhìn
chung, đây là giai đoạn chính quyền Đàng Trong vẫn còn ổn định, nên rất có thể các
ngôi đình được xây dựng ngày một nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu về tín
ngưỡng của cư dân Nam Bộ.
Từ sau năm 1771 đến năm 1802, tình hình cả nước nói chung, và tình hình
Nam Bộ nói riêng trở nên khủng hoảng do các cuộc chiến tranh của nhiều thế lực
khác nhau. Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, Nam Bộ chính là mặt trận chính
diễn ra các cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, các thế lực thay phiên nhau
chiếm giữ và quản lí, mãi đến năm 1788 khi Nguyễn Ánh đánh đuổi hoàn toàn thế
lực Tây Sơn ở đây thì Nam Bộ mới trở về tình trạng yên ổn như trước đó. Do tình

trạng bất ổn như thế, nên các công trình kiến trúc đình làng ở các thế kỷ trước dần
dần bị hư hại do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, chúng đã bị mai một gần
hết do thiếu người chăm sóc. Chúng ta chỉ ghi nhận được một vài ngôi đình được
xây dựng trong giai đoạn này như: đình Minh Hương Gia Thạnh (1789) và đình
Hiển Trung (1795) ở thành phố Hồ Chí Minh.
14 Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb. Văn hóa – nghệ thuật,
TpHCM, Tr. 217
15 Phạm Anh Dũng (2013), Kiến trúc đình chùa Nam Bộ, Nxb. Xây dựng, Hà Nội, Tr. 27.

21


Giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1858, trong giai đoạn này chính quyền nhà
Nguyễn bắt đầu củng cố tình hình trong nước, thực hiện một số chính sách nhằm
phát triển đời sống kinh tế, văn hóa ở các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, nhà
Nguyễn cũng có nhiều chính sách khắt khe trong việc xây dựng đình, chính vì thế
“…ở Nam Bộ không có ngôi đình nào có quy mô. Đại khái chỉ có một ngôi chánh
điện, một võ ca, võ qui và một vài ngôi nhà phụ bán kiên cố. Thủa đó đình còn lợp
lá. Đặc biệt chỉ có một vài nơi lợp ngói âm dương” 16. Bên cạnh đó việc sắc phong
các thần cũng gặp nhiều khó khăn đòi hỏi nhiều thủ tục, đút lót như tác giả Sơn
Nam nhận xét: “lúc hưng thịnh, vua quan nhà Nguyễn thận trọng, đợi ba năm mới
ban sắc một loạt, lựa ngày lành, vận hội tốt…” 17. Nhưng đến năm Tự Đức thứ 5 tức
năm 1852, không rõ vì lý do gì, có người cho rằng vua Tự Đức dự đoán trước được
nguy cơ mất nước, nên vội vã cấp hàng loạt sắc thần cho hầu hết các đình ở Nam
Bộ, như để xác định chủ quyền về mặt tinh thần trên vùng đất mới, trong đợt này,
phần lớn các sắc phong cấp cho các xã, thôn còn sót lại đều là sắc Bổn Cảnh Thành
Hoàng. Chúng ra cũng ghi nhận được một số ngôi đình được xây dựng trong thời
gian này, chẳng hạn đình Bình Hòa (1818 – thành phố Hồ Chí Minh), đình Thắng
Tam (1820 – Bà Rịa - Vũng Tàu), đình Mỹ Phước (1832 – An Giang)…
Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1945, đây là giai đoạn thực dân Pháp nổ

súng xâm lược và dần biến Việt Nam trở thành thuộc địa của mình (năm 1874 vùng
đất Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp và đến năm 1884 toàn bộ Việt Nam cũng
chính thức thuộc Pháp) và mãi đến năm 1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
được thành lập, nước ta bước vào một giai đoạn mới. Trong giai đoạn này, đình
chùa ở Nam Bộ có nhiều biến động do chính sách cai trị của chính quyền thực dân.
Nhìn chung trong thời gian nửa sau thế kỉ XIX, kiến trúc đình chùa của
người Việt ở Nam Bộ bị tàn phá nhiều do chiến tranh hoặc bỏ phế, hoang tàn do
loạn lạc. Suốt giai đoạn này chỉ thấy xuất hiện vài ngôi đình được xây dựng mới
như: Đình Phong Phú, đình Chí Hòa xây dựng khoảng cuối thế kỉ XIX ở thành phố
Hồ Chí Minh, đình Hiệp Ninh – Tây Ninh, đình Vĩnh Phong ở Long An,…Đồng thời
16 Huỳnh Ngọc Trảng – Trương Ngọc Tường (1998), sđd, Tr. 47.
17 Sơn Nam (2004), sđd, Tr. 29.

22


một số đình cũng được sửa chữa lại nhưng phần nhiều bị ảnh hưởng bới các mô típ
nghệ thuận và kiểu thức phương Tây.
Sang đầu thế kỉ XX, các ngôi đình dần dược khôi phục. Đình vừa là nơi thờ tự
thần Thành Hoàng truyền thống, vừa để đáp ứng nhu cầu làm trụ sở của Ban hội tề
làng mà pháp đặt ra vào năm 1904. Nhiều sinh hoạt cũ trong đình cũng được tổ
chức lại, xuất phát từ chính sách mị dân của Pháp. Đình xây mới trong giai đoạn
này có thể kể đến như: Đình Phước Hòa ở Bà Rịa – Vũng Tàu, đình Mỹ Lộc ở Long
An, đình Tân Hưng ở Cà Mau, đình Lương Khế ở Kon Tum,…Cũng có nhiều đình
được tu sửa lại khang trang hơn trước.
Từ năm 1920 trở đi, cùng với sự phát triển của tư bản dân tộc tại miền Nam,
nhiều đình mới được xây cất, đa phần đã được cách tân theo kết cấu và mỹ thuật
hiện đại đương thời, phong cách kiến trúc lúc này phóng khoáng hơn, hình thức
mặt đứng được chú trọng nhiều hơn, có thể đơn cử một số đình như: đình Phú Lâm,
đình Bình Chánh ở thành phố Hồ Chí Minh,…Sang giữa thế kỉ XX, tuy số lượng đình

được xây dựng mới khá ít, nhưng mặt khác chất lượng lại được tăng lên, chẳng
hạn như đình Trần Hưng Đạo, đình Đông Phú ở thành phố Hồ Chí Minh, đình Tú Tề
ở An Giang,…
Sau ngày 02/09/1945, tình hình chiến sự ở Nam Bộ có phần bớt gay gắt hơn
trước, kiến trúc đình chùa trong giai đoạn này gần như không phát triển do sinh
hoạt thường kỳ của các hương chức làng không còn. Điều này cũng xuất phát từ
chính sách bài trừ các hoạt động “mê tín dị đoan” của của chính quyền mới do chưa
nhận thức được về các hoạt động tín ngưỡng truyền thống của dân cư trong các
địa phương ở Nam Bộ nói riêng và trên cả nước nói chung.
Từ năm 1946 – 1954, cuộc kháng chiến chống sự xâm lược trở lại của thực
dân Pháp diễn ra quyết liệt, tình hình đó làm cho đình trong các làng xã Nam Bộ
tiếp tục rơi vào tình trạng suy thóai và không có sự phát triển thêm nào.
Giai đoạn từ năm 1954 – 1975, Nam Bộ trở thành lãnh thổ của chính phủ
Việt Nam cộng hòa. Đời sống và sinh hoạt của các làng xã bị hạn chế do chính sách
khắc nghiệt của chính quyền Sài Gòn, do vậy vị thế của ngôi đình hầu như mất hẳn.
Thêm vào đó, các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên cũng tác động mạnh mẽ đến sự
23


phát triển của đình làng. Sinh hoạt đình, nếu có, cũng chỉ được tổ chức sơ sài để noi
theo “mỹ tục” tiền nhân qua lễ Kỳ Yên hoặc giỗ Thành Hoàng mà thôi. Các ngôi đình
bị phế bỏ rất nhiều, một vùng chỉ còn duy trì vài ngôi đình có giá trị lịch sử và nổi
tiếng. Không có ngôi đình nào được xây mới, chỉ vài đình được sửa chữa lại mà
thôi.
Sau khi đất nước thống nhất, Nam – Bắc sum họp một nhà, và đặc biệt là sau
công cuộc đổi mới đất nước, các ngôi đình ở Nam Bộ được dần hồi phục và xây mới,
các sinh hoạt lễ hội cũng được tổ chức thường xuyên hơn với sự tham gia của nhiều
tầng lớp dân cư. Tuy nhiên việc xây dựng và sửa chữa những ngôi đình chỉ nhằm
đáp ứng nhu cầu hướng về văn hóa cội nguồn của nhân dân trong nước và Việt
kiều trong thời đại mới, phần lớn cũng chỉ dừng lại ở tính hình thức. Hiện nay, mặc

dù chính sách của Đảng và Nhà nước đối với văn hóa là xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có nhiều chính sách trong việc tu sửa, xây
dựng lại các ngôi đình, tổ chức các lễ hội lớn nhằm truyền bá và giáo dục các giá trị
văn hóa dân tộc cho nhân dân. Tuy nhiên, ở nhiều nơi chính sách đó chỉ nằm trên
giấy tờ, nhiều ngôi đình vẫn bị bỏ hoang không được ai quan tâm, ở các thành phố
lớn đình dần trở thành nơi để cử hành các hoạt động mê tín dị đoan, và hầu hết
giới trẻ ngày này vẫn không hề chú ý đến sự tồn tại của những ngôi đình đó – một
biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền thống.
Và để tóm lại vấn đề lịch sử của ngôi đình ở Nam Bộ chúng ta có thể dẫn ra
đây nhận định của tác giả Bùi Thụy Đào Nguyên trong một bài viết như sau: “Nhìn
chung ở Nam Bộ, sau khi mỗi làng xã được hình thành và tương đối ổn định, thì tùy
theo cuộc đất, tiền bạc và công sức đóng góp của cư dân, mà tiến hành xây dựng
một ngôi đình. Từ đó ngôi đình tồn tại, phát triển, biến đổi qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau của cộng đồng ấy”18.
.2. Chức năng của đình trong đời sống của cư dân làng xã Nam Bộ
Đã từ rất lâu trong quá khứ, người nông dân Việt Nam dành cho đình làng
những tình cảm tốt đẹp nhất. Dân làng dùng chính tài sản mà mình làm ra hoặc có
được để xây dựng cho làng một ngôi đình có kiến trúc lớn nhất. Qua đó ta thấy
18 Bùi Thụy Đào Nguyên, “Đình làng Nam Bộ”, nguồn: namkyluctinh.org, Tr.1.

24


được sự gắn bó mật thiết với nhau giữa con người và ngôi đình. “Trí tuệ con người
làm ra ngôi đình, ngôi đình lại ghi nhận cuộc sống và tình cảm của con người, một
cách trung thực nhất (…) đình đã trở thành một hình ảnh của quên hương, làng
nào cũng có đình, người dân nào cũng tự hào về ngôi đình của làng mình” 19. Nếu
xét trong tổng thể đời sống của cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung và làng xã
Nam Bộ nói riêng, đình đều đóng một vai trò và chức năng quan trọng mà không
một công trình nào có thể thay thế được.

Theo giáo sư Hà Văn Tấn, “đình là ngôi nhà công cộng của cộng đồng làng xã
Việt Nam. Nơi đây ba chức năng được thực hiện hành chính, tôn giáo và văn hóa.
Về chức năng hành chính, đình là chỗ để họp bàn các “việc làng”, để xử kiện, phạt
vạ,…theo những quy ước của làng. Về chức năng tôn giáo, đình là nơi thờ thần của
làng, thường là một vị, những cũng có khi nhiều vị, được gọi là “Thành Hoàng”
làng. Về chức năng văn hóa, đình là nơi biểu diễn các kịch hát, như chèo, hay hát
cửa đình – tức ca trù, một hình thức đã phát triển trong các thế kỉ trước, nơi tiến
hành các lễ hội các trò chơi. Thực ra các chức năng trên không bao giờ được tách
bạch, mà đan xen, hòa quyện với nhau” 20, đó chính là ba đặc trưng chính và xuyên
suốt nhất của ngôi đình trong làng xã Việt Nam. Tuy nhiên, đối với làng xã Nam Bộ
nội dung cụ thể của từng chức năng trên có thể rất khác so với làng xã ở Bắc Bộ và
Trung Bộ. Chính vì vậy việc tìm hiểu các chức năng của đình Nam Bộ cần được đặt
cụ thể trong không gian làng xã Nam Bộ và xem xét nó trong cả một quá trình lịch
sử, để có thể đưa ra những kết luận khách quan nhất.
.2.1. Chức năng tín ngưỡng21
Khi nói đến vấn đề tín ngưỡng nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh có đưa ra
quan điểm sau: “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó
thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái
thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có
nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái
19 Nguyễn Quốc Chính (2005), “Đình Nam Bộ một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc”, Nam Bộ
đất và người, tập III, Nxb. Trẻ, TpHCM, Tr. 404.
20 Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự (2014), sđd, Tr. 13.
21 Theo chúng tôi nói đình có chức năng tín ngưỡng phù hợp hơn chức năng tôn giáo.

25


×