Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Không gian văn hóa làng Đại Mỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.33 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN




NGÔ THỊ THANH HUYỀN



KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học




Hà Nội – 2013




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SƯ PHẠM







KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:






Giáo viên hƣớng dẫn
:
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN




NGÔ THỊ THANH HUYỀN




KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Việt Nam học








Hà Nội - 2013




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN



NGÔ THỊ THANH HUYỀN



KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 1


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân



Hà Nội - 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SƯ PHẠM






KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:







Giáo viên hƣớng dẫn
:
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN




NGÔ THỊ THANH HUYỀN



KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân





Hà Nội - 2013



Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Viện Việt
Nam học và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Viện Việt Nam
học và khoa học phát triển, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho
tôi suốt thời gian học tập tại Viện.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Văn Quân đã dành
nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn, nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận
văn này.


1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn 4

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 11
6. Bố cục luận văn 11
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG ĐẠI MỖ 12
1.1 Giới thuyết khái niệm 12
1.1.1 Khái niệm văn hóa 12
1.1.2.Khái niệm không gian văn hóa 14
1.2. Những nhân tố cấu thành không gian văn hóa làng Đại Mỗ 15
1.2.1. Vị trí địa lý 15
1.2.2. Điều kiện tự nhiên 16
1.2.3. Điều kiện lịch sử, địa chính, dân cư 17
1.2.4. Điều kiện kinh tế xã hội 25
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ 31
2.1. Văn hóa vật chất 31
2.1.1. Tổ chức không gian sống 31
2.1.1.1. Cấu trúc ngõ, xóm 31
2.1.1.2. Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng 32
2.1.1.3. Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa tâm linh 34
2.1.1.4. Tổ chức văn hóa mưu sinh 40
2.1.2. Văn hóa đảm bảo đời sống 49
2.1.2.1. Ăn – Uống 49
2.1.2.2. Mặc 55


2
2.1.2.3. Ở 56
2.2. Văn hóa tinh thần 61
2.2.1. Hội làng 61
2.2.2. Văn hóa ứng xử của người dân làng Đại Mỗ 63

2.2.2.1. Văn hóa ứng xử giữa người dân với nhau 63
2.2.2.2. Văn hóa ứng xử trong gia đình 64
2.2.2.3. Văn hóa ứng xử với người nhập cư 65
2.3. Phong tục tập quán 66
2.3.1. Lễ tục 66
2.3.2. Tôn giáo tín ngưỡng 73
CHƢƠNG 3. ĐÔ THỊ HÓA VÀ VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, BẢO TỒN KHÔNG
GIAN VĂN HÓA LÀNG ĐẠI MỖ 76
3.1. Khái niệm 76
3.2. Những tác động của quá trình đô thị hóa đến làng Đại Mỗ 78
3.3. Phương hướng bảo tồn, gìn giữ không gian văn hóa làng Đại Mỗ 92
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 3



DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Số lượng hội viên của các đoàn thể chính trị xã hội của xã Đại Mỗ
năm 2012 28
Bảng 3.1. Dân số xã Đại Mỗ 77
Bảng 3.2. Đánh giá chất lượng an ninh ở làng Đại Mỗ hiện nay 81
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của người dân làng Đại Mỗ 40
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế xã Đại Mỗ 44
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động các ngành kinh tế xã Đại Mỗ 48
Biểu đồ 2.4. Loại hình nhà ở làng Đại Mỗ hiện nay 59
Biểu đồ 2.5. Đồ nội thất trong gia đình người dân làng Đại Mỗ 59
Biểu đồ 2.6. Các điểm thờ tự người dân thường đến trên địa bàn làng 73
Biểu đồ 3.1. Suy nghĩ của dân làng Đại Mỗ về vần đề diện tích đất nông

nghiệp ngày càng bị thu hẹp 80
Biểu đồ 3.2. Đánh giá chất lượng an ninh trật tự ở làng Đại Mỗ hiện nay 82









BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH XÃ ĐẠI MỖ 2013




3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một quốc gia nông nghiệp, tỉ lệ dân số sinh sống ở nông thôn
chiếm đa số. Vì vậy, những nghiên cứu về làng xã nông thôn Việt Nam là một
đề tài được nhiều học giả sớm quan tâm.
Nghiên cứu về làng xã nông thôn hiện nay còn có ý nghĩa tích cực trong
việc xây dựng nông thôn mới, khi mà cơn “bão” đô thị hóa đang “quét” qua
tất cả những làng quê tưởng như yên bình nhất. Vấn đề đặt ra là làm sao để
nông thôn có thể phát triển kinh tế mà không đánh mất những giá trị văn hóa
tốt đẹp.
Những làng ven đô hiện nay đều chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của quá
trình đô thị hóa, đều đang mang vẻ mặt vừa cũ vừa mới. Cái cũ chưa mất đi
nhưng đã bị thay đổi nhiều, và người nông dân thì chưa đủ tâm thế để đón

nhận cái mới, cũng như bản lĩnh để giữ lại những bản sắc truyền thống. Vậy
làm sao để người nông dân có thể tăng “sức đề kháng” cho chính ngôi làng
của mình, làm sao để trong sự tiếp nhận cái mới mà không phủ định các giá
trị truyền thống?
Nghiên cứu về làng xã nông thôn Việt Nam là một đề tài không mới,
nhưng mỗi tác giả lại có sự lựa chọn riêng. Đó có thể là một không gian cụ
thể, thậm chí là chính ngôi làng quê hương mình. Trong sâu thẳm mỗi người
đều ẩn chứa lòng tự hào về nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Với sự giúp đỡ, gợi
ý của các thầy cô giáo, với mong muốn làm được điều gì đó đóng góp cho sự
phát triển của quê hương, tôi đã lựa chọn đề tài Không gian văn hóa làng Đại
Mỗ - ngôi làng ven đô, nơi tôi sinh ra và lớn lên, một trong tứ danh hương (“
Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót”) làm đề tài luận văn của mình.
Đại Mỗ là ngôi làng ven đô tiêu biểu cho quá trình chuyển mình mạnh
mẽ khi bước vào quá trình đô thị hóa. Đại Mỗ hôm nay đã mang nhiều nét


4
mới, nhiều sự thay đổi về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trước sự
biến đổi đó, việc nghiên cứu về không gian văn hóa làng Đại Mỗ là một nhu
cầu bức thiết, vì mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới mà vẫn
gìn giữ được những nét văn hóa làng Việt truyền thống.
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
Trong bối cảnh tình hình đất nước ta hiện nay, nông nghiệp vẫn rất quan
trọng, dân số làm nghề nông vẫn chiếm tỉ lệ lớn, vì vậy việc xây dựng được
một nền nông nghiệp phát triển bền vững và nông thôn mới văn minh, hiện
đại luôn là mục tiêu lớn được Đảng, Nhà nước đặt ra, được các cấp, các ngành
quan tâm chú trọng.
Nông thôn nước ta hiện nay có sự phát triển không đồng đều, phần do
điều kiện lịch sử, kinh tế xã hội của vùng, phần do quá trình đô thị hóa tác
động. Bản thân quá trình đô thị hóa diễn ra cũng không đồng đều giữa các

vùng, thiếu tính qui hoạch khoa học, bền vững khiến bộ mặt nông thôn thay
đổi một cách mất cân đối, lệch lạc. Do vậy, việc nghiên cứu về không gian
văn hóa của một vùng nông thôn sẽ góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện, có
hệ thống và khoa học, để từ đó có thể đưa ra những chiến lược hợp lý, thúc
đẩy kinh tế nông thôn phát triển mà không làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có.
Việc nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa
phương nhằm kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa làng Đại Mỗ trong
quá trình hiện đại hóa nông thôn hiện nay.
Nghiên cứu về Không gian văn hóa làng Đại Mỗ, tôi mong muốn luận
văn sẽ góp phần cung cấp cái nhìn tổng quan về một ngôi làng ven đô trong
cái nhìn từ truyền thống đến đổi mới. Luận văn sẽ giúp chính những người
dân làng Đại Mỗ thực sự hiểu về làng mình một cách toàn diện và sâu sắc
hơn.



5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam, đặc biệt là làng xã vùng châu thổ Bắc
Bộ đã sớm được các học giả trong và ngoài nước quan tâm. Nhất là từ khi
thực dân Pháp sang xâm lược và thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ. Người
Pháp đã nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam
để phục vụ cho công cuộc cai trị. Thời đó, dân ta chủ yếu là nông dân, và
phần lớn đều sống trong các làng xã. Vì vậy, muốn hiểu được văn hóa Việt
Nam, họ phải bắt đầu nghiên cứu từ làng xã nông thôn Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu đứng từ nhiều điểm nhìn khác nhau và đi từ những
ngành khoa học khác nhau: lịch sử, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học,
nhân học…cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thể và bộ phận về làng xã
nông thôn Việt Nam trên mọi phương diện.
3.1. Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của học giả trong

nước
Các học giả trong nước nghiên cứu về làng xã - nông thôn Việt Nam với
nhiều cách tiếp cận, cả ở tầm vĩ mô và vi mô, cả tổng quát và cụ thể. Có
những tác phẩm nghiên cứu tổng thể như của tác giả Phan Kế Bính trong cuốn
Việt Nam phong tục ( NXB VHTT, 2005) cũng nhắc nhiều đến phong tục của
làng xã xưa, Đào Duy Anh viết Việt Nam văn hóa sử cương ( NXB VHTT,
2003) đề cập tới tổ chức xã thôn, sinh hoạt xã thôn, tín ngưỡng tế tự ở làng…
Tác giả Toan Ánh Nếp cũ hội hè đình đám (quyển thượng và hạ); Tín
ngưỡng Việt Nam ( quyển thượng và hạ); Con người Việt Nam và làng xóm
Việt Nam
Trong số các nhà nghiên cứu hàng đầu về làng xã Việt Nam không thể
không kể tới Phan Đại Doãn. Trong cuốn Làng xã Việt Nam, một số vấn đề
kinh tế- văn hóa – xã hội tác giả đã trình bày về kết cấu kinh tế, kết cấu xã
hội và kết cấu văn hóa của làng xã Việt Nam một cách tổng quan nhất, cung


6
cấp cho người đọc cái nhìn tổng thể về kết cấu của làng Việt cổ truyền ở Bắc
Bộ. Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu khác chủ biên
hoặc đồng chủ biên về tổ chức quản lý nông thôn ( Kinh nghiệm tổ chức
quản lý nông thôn ở một số khu vực Đông Á và Đông Nam Á; Kinh nghiệm
tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử); về kết cấu làng xã cổ
truyền, trong đó công trình Làng Việt Nam đa nguyên và chặt là một tác
phẩm tiêu biểu. Trong tác phẩm này, tác giả nhắc tới làng như một cộng đồng
đa chức năng, mối quan hệ làng – dòng họ, những thiết chế tổ chức trong làng
xã xưa… Phan Đại Doãn cũng tham gia một số công trình nghiên cứu khác
như cuốn Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại nghiên cứu về vấn
đề sử dụng đất nông nghiệp và phương thức canh tác, công cuộc khẩn hoang
thời cận đại Việt Nam và một số nghề thủ công, dân số ở vùng nông thôn Việt
Nam trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nghiên cứu về địa danh làng xã Bắc Kỳ có cuốn Địa danh và tài liệu
lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ của tác giả Vũ Thị Minh Hương, là sự hệ thống
các địa danh làng xã, tổng, huyện, châu, phủ, tỉnh của Bắc Kỳ nửa đầu thế kỉ
XX cùng với bản đồ và danh mục hồ sơ làng, xã thời kì đó.
Làng xã ngoại thành Hà Nội của tác giả Bùi Thiết nghiên cứu tên gọi,
lịch sử hình thành của 292 xã và cấp tương đương ở ngoại thành Hà Nội.
Nhóm tác giả Phan Huy Lê, Từ Chi, Phan Đại Doãn cùng một số nhà
nghiên cứu khác đã cho ra đời công trình viết bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp
The traditional village in Vietnam / Le village traditionnel au Vietnam là sự
tập hợp các bài viết về đặc điểm văn hoá truyền thống của làng thôn Việt
Nam: Cơ cấu tổ chức chế độ ruộng đất, thị trường, quan hệ xã hội, sinh hoạt
văn hoá Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền Bắc Bộ của tác giả Trần
Từ là một công trình nghiên cứu tầm cỡ, mang nhiều ý nghĩa lớn lao, cung
cấp cho độc giả cái nhìn khoa học và tổng quát về làng Việt cổ truyền, từ chế


7
độ sản xuất, phương thức sản xuất, đến các giai cấp, tầng lớp dân cư trong xã
hội phong kiến xưa, các loại hình tổ chức làng xã…
Tác giả Đỗ Long trong cuốn Tâm lý cộng đồng làng và di sản đã đề cập
tới cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử hình thành và biểu hiện của tâm lý
cộng đồng làng, di sản và diễn biến của tâm lý cộng đồng làng: tâm lý nông
dân, nhu cầu, tình cảm, năng lực và tính cách nông dân, dư luận của làng và
cách ứng xử, phong tục tập quán ở làng xã nông thôn.
Bên cạnh đó, có rất nhiều luận văn tốt nghiệp cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ
cũng lựa chọn mảng đề tài làng xã. Mỗi tác giả chọn cho mình một khía cạnh:
có thể là văn hóa làng nghề, văn hóa dòng họ, làng Việt truyền thống và hiện
đại, hay những công trình nghiên cứu về hương ước, gia phả của nhiều dòng
họ, về sự biến đổi đời sống tinh thần, tâm lý cộng đồng làng trong giai đoạn
hiện nay, những biến đổi về xã hội và văn hóa ở những làng quê đang trong

quá trình đô thị hóa, hoặc đã được đô thị hóa…Tất cả đều đóng góp cho việc
nghiên cứu làng xã Việt Nam trong cái nhìn từ truyền thống đến hiện đại.
3.2. Các công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của học giả nước
ngoài
Nổi tiếng có cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ của tác giả Pierre
Gourou, nghiên cứu địa lý nhân văn của châu thổ sông Hồng, một châu thổ
vào loại đông dân nhất trên thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam. Có
thể nói Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ là công trình nghiên cứu đầu tiên
về về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về hệ thống nông nghiệp.
GS Yu Insun là nhà Việt Nam học hàng đầu Hàn Quốc, đã dành nhiều
tâm huyết nghiên cứu về Việt Nam, nổi tiếng với cuốn Luật và xã hội Việt
Nam thế kỉ XVII, XVIII.
GS Sakurai Yumio là nhà nghiên cứu về Việt Nam hàng đầu tại Nhật
Bản, nổi tiếng với chương trình nghiên cứu về làng Bách Cốc (huyện Vụ


8
Bản, tỉnh Nam Định), có thể coi là một nghiên cứu mẫu mực về làng xã Việt
Nam
Ngoài ra còn rất nhiều nhà Việt Nam học trên thế giới dành nhiều tâm
huyết nghiên cứu về Việt Nam nói chung và về làng xã Việt Nam nói riêng.
3.3. Các công trình nghiên cứu về không gian văn hóa
Nhiều học giả đã chọn hướng nghiên cứu về không gian văn hóa. GS.
Ngô Đức Thịnh trong công trình Văn hóa và phân vùng văn hóa đã đưa ra
những lý thuyết mang tính tiền đề khi nghiên cứu về không gian văn hóa.
Trên cơ sở đó, tác giả đã phân chia các vùng văn hóa ở nước ta và trình bày
một số vùng văn hóa tiêu biểu, trong đó nêu bật được những đặc tính , bản sắc
văn hóa của từng vùng.
Trần Quốc Vượng có công trình nghiên cứu Việt Nam cái nhìn địa văn
hóa, bao gồm những bài viết về văn hóa các vùng miền: Phú Thọ, Vĩnh Phú,

Sơn Tây, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm, xứ Bắc – Kinh Bắc, lưu vực sông
Hồng, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Hà, núi Đọi, xứ Thanh, miền
Trung…đến Cà Mau, Côn Đảo. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều công trình
nghiên cứu khác về văn hóa.
Tác giả Lê Văn Hảo có công trình nghiên cứu chủ yếu về không gian văn
hóa các vùng thuộc Nam Bộ. Tác giả chia miền Đông ra làm 6 vùng : Bình
Phước – Bình Dương; Bà Rịa-Vũng Tàu-Côn Đảo; Đồng Nai – Biên Hòa;
Tây Ninh; Long An, Tân An. Miền Tây thành 11 vùng : Tiền Giang – Mỹ
Tho; Bến Tre; Vĩnh Long, Đồng Tháp; An Giang-Long Xuyên-Châu Đốc;
Kiên Giang-Hà Tiên-Phú Quốc; Cần Thơ; Trà Vinh; Bạc Liêu; Sóc Trăng đến
Cà Mau; và “hòn ngọc Viễn Đông” giữ vùng văn hóa Nam Bộ là Gia Định,
Bến Nghé, Sài Gòn. Với mỗi tiểu vùng, tác giả lại có sự miêu tả, lý giải về
lịch sử hình thành, đặc điểm tự nhiên, xã hội – những nhân tố tạo nên diện
mạo văn hóa của vùng.


9
Nguyễn Quang Ngọc trong công trình Một số vấn đề làng xã Việt Nam
đã nhắc tới làng Đan Loan từ khi hình thành, phát triển, biến đổi từ xưa đến
nay trên mọi phương diện: lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Nguyễn Hải Kế với công trình Một làng Việt cổ truyền ở Đồng Bằng
Bắc Bộ đã nghiên cứu làng Dục Tú và phát hiện ra nhiều vấn đề xung quanh
sở hữu ruộng đất, kết cấu kinh tế, tổ chức dân cư, văn hóa tín ngưỡng….
Ngoài ra còn nhiều luận văn cũng đề cập tới việc nghiên cứu vùng văn
hóa. Như công trình Những sinh hoạt văn hóa của làng ven đô của hai tác
giả Lê Hồng Lý và Phạm Thị Thủy Chung. Tác giả đã cho chúng ta cái nhìn
tổng quát về làng Đăm, từ phong tục, di tích, đến lề thói sinh hoạt văn hóa
tinh thần, kinh tế và văn hóa trong thời kì phát triển mới…
Công trình Không gian văn hóa làng Keo – Thái Bình của Trần Thị Lệ
Thủy đã nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển làng Keo và nghiên

cứu không gian văn hóa làng dưới góc độ đời sống kinh tế xã hội và sinh hoạt
văn hóa.
Luận văn thạc sỹ Không gian văn hóa làng Vạn Phúc của tác giả Bùi
Thị Hương đã sử dụng phương pháp nghiên cứu khu vực học kết hợp với việc
thu thập tài liệu, điều tra khảo sát thực địa, phương pháp liên ngành…để làm
rõ được những nét đặc trưng tiêu biểu của không gian văn hóa làng Vạn Phúc.
3.4. Các công trình nghiên cứu về làng Đại Mỗ
Các học giả nghiên cứu riêng về làng Đại Mỗ không nhiều, phần lớn địa
danh làng Đại Mỗ được xuất hiện trong một số cuốn sách viết về Địa bạ cổ
Hà Đông, Làng xã ngoại thành Hà Nội…trong những nghiên cứu đó, làng
Đại Mỗ chưa được coi như một đối tượng nghiên cứu cụ thể, mà đó chỉ là sự
khái quát nhất về lịch sử địa danh này.
Trong công trình Tổng tập 1000 năm văn hiến Thăng Long của nhiều
học giả, làng Đại Mỗ được nhắc tới như một bộ phận của Thăng Long Hà


10
Nội, với nhiều danh nhân, di tích lịch sử, các lễ hội…Công trình này mang tới
cho người đọc những thông tin cơ bản và tổng quan về làng Đại Mỗ.
Đại Mỗ còn vinh dự có tên trong cuốn Các làng khoa bảng Thăng Long
Hà Nội của Phan Đại Doãn chủ biên. Công trình đã khảo sát và thu thập
những thông tin về lịch sử khoa bảng làng Đại Mỗ. Có nhiều danh nhân lịch
sử của Đại Mỗ được nhắc tới như Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân,
Nguyễn Quý Kính…giúp chúng ta có một cái nhìn khái quát nhất về truyền
thống khoa cử làng Đại Mỗ.
Đình làng và chùa Trùng Quang làng Đại Mỗ được nghiên cứu, tìm hiểu
trong cốn Hà Nội – danh thắng và di tích- tập 1 của Lưu Minh Trị (chủ
biên). Trong công trình này, tác giả chỉ dừng lại ở mức liệt kê và khảo tả các
di tích, đình và chùa ở Đại Mỗ chỉ là một trong số các di tích đó. Tác giả chưa
coi Đại Mỗ là một đối tượng nghiên cứu.

Trong cuốn Lịch sử cách mạng xã Đại Mỗ được Ban chấp hành Đảng
bộ xã Đại Mỗ tổ chức biên soạn đã ghi lại những vấn đề cơ bản về đặc điểm
tự nhiên, địa chí hành chính và lịch sử dân cư, truyền thống tốt đẹp của bản
làng cổ xưa, cũng như truyền thống cách mạng hơn nửa thế kỉ đấu tranh giành
độc lập, tự do và kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng xã hội mới ở
làng Đại Mỗ. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu tổng quan nhất về
làng Đại Mỗ tính đến thời điểm hiện nay.
Học giả Han Do Hyun – nhà nghiên cứu Hàn Quốc học cũng dành tâm
sức nghiên cứu nhiều về làng xã Việt Nam, đặc biệt ông đã chọn một dòng họ
tiêu biểu nhất của làng Đại Mỗ để khái quát lên lí thuyết về làng – dòng họ ở
Việt Nam. Bài nghiên cứu được đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Việt
Nam Học lần thứ 3. Dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ đã được Han Do
Hyun chọn làm một trường hợp điển hình. Nghiên cứu này có ý nghĩa để
minh chứng cho sự tồn tại làng dòng họ trong xã hội nông thôn Việt Nam.


11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là không gian văn hóa làng Đại Mỗ
(xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội), trong đó bao gồm tất cả các nhân tố
: vị trí địa lý, cảnh quan, lịch sử hình thành, dân cư, kinh tế, văn hóa, tôn giáo
tín ngưỡng…Tất cả các yếu tố này hình thành nên không gian văn hóa làng
Đại Mỗ. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian văn hóa làng Đại Mỗ trong cái
nhìn từ truyền thống đến hiện đại. Luận văn nghiên cứu trong phạm vi làng
Đại Mỗ bao gồm các thôn cổ: thôn Chợ, thôn Tháp, thôn Đình, thôn Ngang.
5. Mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
- Việc nghiên cứu nhằm xác định được tổ hợp các yếu tố vật thể và phi
vật thể tạo thành không gian văn hóa làng Đại Mỗ
- Nghiên cứu không gian văn hóa làng Đại Mỗ để thấy được nét đặc

trưng của văn hóa của một làng ven đô. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sẽ góp
một cái nhìn về sự biến đổi của không gian văn hóa làng Đại Mỗ từ truyền
thống đến hiện đại. Qua đó, có những giải pháp để bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa đặc sắc của làng.
b. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp liên ngành: kết hợp các chuyên ngành: lịch sử, văn
hóa học, xã hội học, ngôn ngữ học…, bên cạnh đó là các phương pháp : hồi
cố, phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, điều tra xã hội học.
6. Bố cục luận văn
Luận văn được chia làm 3 chương
Chương 1: Khái quát chung về làng Đại Mỗ
Chương 2: Tổ chức không gian văn hóa làng Đại Mỗ
Chương 3: Đô thị hóa và vấn đề gìn giữ, bảo tồn không gian văn hóa
làng Đại Mỗ


12
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG ĐẠI MỖ
1.1.Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm đặc biệt của con người, là hệ quả của sự tiến hóa
của nhân loại. Văn hóa bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều nhân tố. Vì vậy, tùy
từng điểm nhìn mà các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về văn
hóa.
Ở châu Âu, người đầu tiên đưa văn hóa vào trong khoa học là Pufendorf
– nhà nghiê cứu pháp luật người Đức. Ông hiểu văn hóa là toàn bộ những gì
do hoạt động xã hội của con người tạo ra. Kể từ thời Khai sáng ở Đức, nhà
triết hoc Herder cho rằng: văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người.
Theo ông, con người xuất hiện lần thứ nhất như một thực thể tự sinh vật tự

nhiên, lần thứ hai con người hình thành như một thực thể xã hội, tức là con
người văn hóa theo nghĩa toàn vẹn của từ này. Theo quan điểm này thì văn
hóa nhân loại như là kết quả của sự phát triển, kể từ khi trái đất mới hình
thành, cho đến khi các sinh vật xuất hiện và cuối cùng là co người văn hóa
phát triển theo hướng nhân bản hóa.
Đi từ tư tưởng của Mác và Ăng-ghen thì lao động sáng tạo chính là khởi
điểm của văn hóa. Hai ông quan niệm căn cứ vào mức độ tự nhiên được con
người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai
thác, cải tạo thì có thể xét được trình độ văn hóa chung của con người. Nếu
phương diện kinh tế của lao động là sự sản xuất ra của cải vật chất thì phương
diện văn hóa của lao động chính là sự sáng tạo.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa có sự thống nhất với tư
tưởng của của C.Mac và Ăng-ghen. Hồ Chí Minh cho rằng: “ Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra


13
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
[27;tr.41]. Như vậy, Hồ Chí Minh cũng xem lao động sáng tạo là cội nguồn
của văn hóa.
Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và
xã hội” [24;tr.10].
Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong Bản tuyên
bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ
ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mêhicô thì “ Văn hóa là
tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết

định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa
bao gồm nghệ thuật văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”[27;tr.41].
Như vậy, lao động sáng tạo được coi là cội nguồn, khởi điểm của văn
hóa, nhưng sáng tạo phải hướng về các giá trị nhân bản, nhằm hoàn thiện con
người thì mới trở thành văn hóa đích thực. Nói một cách chung nhất, văn hóa
là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm
mục đích phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng loài người. Văn
hóa được sáng tạo vì sự tiến bộ của loài người. Văn hóa vừa là khái niệm chỉ
thuộc tính loài người, vừa là khái niệm chỉ trình độ và chất lượng sống của
con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Văn hóa được biểu hiện sinh động
và đa dạng trong những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt biểu
hiện trong nhân cách, lối sống, nếp sống của cộng đồng xã hội, trong cách
ứng xử của con người với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình.


14
1.1.2. Khái niệm không gian văn hóa
Theo Trần Quốc Vượng thì một vùng văn hóa là một tổng thể - hệ thống,
một không gian văn hóa (cultural space) với một cấu trúc – hệ thống
(structure – system) bao gồm các hệ dưới – hay tiểu hệ (sub-system) theo lối
tiếp cận hệ thống (system – analysis)
1
Theo quan điểm của Ngô Đức Thịnh, không gian văn hóa được hiểu theo
hai nghĩa, cụ thể và trừu tượng: Theo ý nghĩa cụ thể, “không gian văn hóa là
không gian địa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay một tổ hợp hiện
tượng văn hóa nảy sinh, tồn
1
tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau như một
hệ thống. Trong đời sống xã hội của con người, ít khi một hiện tượng văn hóa

nảy sinh, tồn tại và biến đổi một cách độc lập, mà chúng thường liên kết với
nhau thành những tổ hợp. Có thể hiểu tổ hợp văn hóa như một hệ thống lớn
nhỏ khác nhau, bao gồm nhiều hiện tượng liên kết với nhau như một thực thể
hữu cơ…Với ý nghĩa như vậy, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa vùng,
văn hóa làng, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa đô thị, văn hóa nông thôn…đều
là những dạng khác nhau của tổ hợp văn hóa”[25;tr.6].
Theo nghĩa trừu tượng, không gian văn hóa là một “trường” để chỉ một
hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng (một nền văn hóa của tộc người, quốc
gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo cho nền
văn hóa đó một không gian (trường) văn hóa rộng hay hẹp khác nhau.
Cả hai nội dung không gian văn hóa trên đều tiếp cận văn hóa như một hệ
thống của nhiều tiểu hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ cả về thời gian và
không gian.
Không gian văn hóa làng Đại Mỗ chính là không gian sinh tồn của cư dân
làng Đại Mỗ, nó gắn với vùng lãnh thổ mà dân làng Đại Mỗ sinh sống. Nói


1
Trần Quốc Vượng, Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, 1998


15
cách khác, trong một không gian địa lý xác định, trong quá trình lịch sử lâu
dài, trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, trong các mối quan hệ và
giao lưu văn hóa đã hình thành nên những đặc trưng của không gian văn hóa
làng Đại Mỗ. Không gian văn hóa đó được hiểu như một tổ hợp văn hóa cấu
thành từ nhiều nhân tố, được biểu hiện rõ nét nhất thông qua những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể, trong chính tính cách, nếp sống của cộng đồng dân
cư làng Đại Mỗ.
Xác định không gian văn hóa làng đòi hỏi ta phải xét đến các yếu tố liên

quan đến tính trội văn hóa, vùng văn hóa. Tính trội văn hóa của một làng nằm
trong nếp sống, phong tục, trong tính cách của dân cư làng đó, trong cách ứng
xử của dân làng với nhau và với những làng xung quanh. Vùng văn hóa là
vùng lãnh thổ có những nét tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư có mối
quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, họ có sự tương đồng cả về trình độ phát
triển kinh tế, xã hội. Trong vùng có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, có sự tác
động qua lại, từ đó hình thành nên những nét đặc trưng chung, thể hiện trong
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, từ đó tạo nên sự khác biệt
so với những vùng văn hóa khác.
1.2. Những nhân tố cấu thành không gian văn hóa làng Đại Mỗ
1.2.1. Vị trí địa lý
Xã Đại Mỗ nằm ở phía Nam huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, tiếp
giáp 7 xã, phường: Tây Mỗ, Mễ Trì, Trung Văn (thuộc huyện Từ Liêm), Văn
Mỗ, Vạn Phúc, Dương Nội (thuộc quận Hà Đông). Từ điểm cực Bắc xuống
điểm cực Nam 3,7km, từ điểm cực Tây sang điểm cực Đông 3,5km. Diện tích
đất tự nhiên là 4,753km
2
.
Làng Đại Mỗ ngày nay là một trong bốn thôn (làng) của xã Đại Mỗ,
huyện Từ Liêm. Phía Bắc giáp làng Tây Mỗ và Phú Thứ, phía Đông giáp làng
An Thái và Ngọc Trục, cùng thuộc xã Đại Mỗ, phía Nam giáp làng La Cả


16
(thuộc phường Dương Nội, quận Hà Đông, phía Tây là làng La Dương
(phường Dương Nội, quận Hà Đông) và làng An Thọ (xã An Khánh, huyện
Hoài Đức).
Đại Mỗ có 2km sông Nhuệ chảy qua. Sông Nhuệ đóng vai trò quan trọng
trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân làng, đem lại nhiều
nguồn lợi: tưới, tiêu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, sông Nhuệ

đã gần như thành một dòng sông chết do ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mỹ quan và môi trường trong khu vực.
Đại Mỗ ở vào vị trí giao thông thủy bộ rất thuận lợi: có sông Nhuệ và
đường cổ Cầu Đôi – Cót ở phía Đông, Quốc lộ 72 từ Hà Đông đi Quốc Oai ở
phía Nam, và Quốc lộ 70 Mỗ- Nhổn, chia làng làm hai phần. Vòng ngoài làng
là các quốc lộ gồm đường 32 Hà Nội – Sơn Tây, đường Láng – Hòa Lạc mới
hoàn thành năm 1999, càng làm cho việc thông thương của làng thêm mở.
Làng cách trung tâm Hà Nội 15km, cách trung tâm quận Hà Đông 3 km.
1.2.3. Điều kiện tự nhiên
Đại Mỗ đã trải qua nhiều quá trình biến chuyển trong lịch sử mới trở
thành một vùng đất như hiện nay. Khoảng trên 3000 năm trước đây, vùng đất
Đại Mỗ và toàn bộ châu thổ sông Hồng còn ngập trong nước biển. Như vậy,
thời Hùng Vương xa xưa, Đại Mỗ chưa được khai phá, chưa có dân cư sinh
sống. Dần về sau, quá trình tiến thoái của mực nước biển, do cấu tạo địa chất,
do tác động của địa chấn và sự bồi đắp không đều của phù sa, địa hình xã Đại
Mỗ có xu hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
Đất đai xã Đại Mỗ có thể chia thành hai phần. Phần phía Bắc và Tây
Nam chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn xã, có địa thế cao, gồm ba làng An
Thái, Giao Quang và Đại Mỗ. Trong đó, Đại Mỗ bao gồm 4 thôn là khu vực
luận văn triển khai nghiên cứu. Với đặc điểm địa hình này, cư dân ở đây có


17
lợi thế cả về cư trú lẫn canh tác: làng xóm cao ráo, ruộng đồng ít bị úng ngập,
thuận lợi cho việc trồng lúa và hoa màu.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân làng Đại Mỗ đã cần cù trong
lao động, sáng tạo trong sản xuất để xây dựng quê hương trù phú như hiện
nay.
1.2.4. Điều kiện lịch sử, địa chính, dân cư
Đại Mỗ là vùng đất sớm có người Việt cổ đến sinh sống. Trên địa bàn xã,

người dân từng tìm được những mảnh gốm in hoa văn, bát đĩa có nước men
dại, những viên gạch cổ cỡ lớn. Như vậy có thể suy đoán Đại Mỗ là một trong
những nơi sớm có người Việt cổ đến sinh sống. Trên cơ sở đó, người dân Đại
Mỗ khai phá thiên nhiên, tụ cư, lập nên các xóm, làng.
Về thời điểm xuất hiện làng Đại Mỗ có hai giả thuyết được đưa ra: thứ
nhất nếu Đai Mỗ có từ khoảng cách đây 3000 năm thì có thể diễn ra một cuộc
di chuyển do biến cố của thiên nhiên; thứ hai căn cứ vào những di vật đã được
phát hiện thì Đại Mỗ đã tồn tại cách đây 2000 năm. Có thể suy luận, Đại Mỗ
đã tồn tại ít nhất khoảng 2000 năm.
2
Theo kết quả nghiên cứu từ các tài liệu lịch sử thì từ thời vua Hùng và An
Dương Vương, Đại Mỗ thuộc bộ Giao Chỉ, một trong các bộ của nhà nước
Văn Lang thời bấy giờ. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, Đại Mỗ lần lượt nằm
trong các quận Giao Chỉ, Gia
2
o Châu. Thời nhà Nguyễn, Đại Mỗ thuộc tổng
Thiên Mỗ, đến năm Tự Đức 1848 đổi thành tổng Đại Mỗ.

Đại Mỗ xưa có bốn thôn: Khế Ngang, Huyền Phố, An Thái và Phú Thứ.
Đến cuối thời Nguyễn, Phú Thứ được tách thành xã riêng, sau thành một làng
thuộc xã Tây Mỗ. Có một con ngòi chảy qua Đại Mỗ, ra sông Nhuệ, tên chữ
Tùng Khê, gọi nôm là khe Tùng. Chảy ngang giữa làng Đại Mỗ, hai bên Tùng


2
Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Mỗ, Lịch sử cách mạng xã Đại Mỗ, NXB Hà Nội, 2008


18
Khê có những gò đất đẹp. Sau này trở thành nơi được Nguyễn Quý Đức lựa

chọn để xây Lạc Thọ Đình (1717).

Trước Cách mạng, Đại Mỗ cùng với các làng Phú Thứ, An Thái, Giao
Quang nằm trong xã Đại Mỗ, thuộc tổng Đại Mỗ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địa chính Đại Mỗ có nhiều thay
đổi:
+ Tháng 9/1947 thuộc liên huyện IV (bao gồm huyện Hoài Đức, Đan
Phượng và quận IV Hà Nội)
+ Đầu năm 1848 thuộc huyện Liên Bắc (gồm huyện Hoài Đức và Đan
Phượng), tỉnh Hà Đông
Từ năm 1949, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, các thôn của xã Đại Mỗ
ngày nay (bao gồm cả làng Đại Mỗ) cùng với các thôn của Tây Mỗ hợp nhất
thành xã Hữu Hưng, lần lượt thuộc các đơn vị hành chính sau:
+ Tháng 4/1954 huyện Liên Bắc giải thế, Hữu Hưng thuộc huyện Hoài
Đức, tỉnh Hà Đông
+ 18/4/1954 huyện Liên Bắc tách thành huyện Hoài Đức và Đan Phượng,
Hữu Hưng lúc này thuộc huyện Hoài Đức
+ 31/5/1961 mở rộng thành phố Hà Nội, lập lại huyện Từ Liêm, xã Hữu
Hưng thuộc huyện này. Ngày 9/12/1964 chia xã Hữu Hưng; 4 thôn Đại Mỗ,
Giao Quang, An Thái, Ngọc Trục sáp nhập thành lập xã Đại Mỗ với diện tích
đất tự nhiên là 5,16km2, dân số 12.103 người (số liệu 2007). Đơn vị hành
chính này tồn tại đến nay.
Sau Cách mạng Tháng Tám , Đại Mỗ vẫn là một xã độc lập. Tháng 12
năm 1948, Đại Mỗ nhập với các làng Tây Mỗ, An Thái, Giao Quang, Phú Thứ,
Ngọc Trục thành xã Hữu Hưng. Xã này tồn tại đến tháng 12 năm 1964 thì tách
làm hai xã Tây Mỗ và Đại Mỗ. Xã Đại Mỗ gồm bốn thôn: Đại Mỗ, An Thái,
Giao Quang, Ngọc Trục. Năm 2000, do dân số phát triển, để đảm bảo yêu cầu


19

quản lý hành chính, một số xóm cũ của làng Đại Mỗ cùng một số khu tập thể
của công nhân, viên chức đóng trên địa bàn xã được nâng lên thành “thôn”.

Đại Mỗ hiện còn lưu giữ được nhiều tư liệu quý : sắc phong (24 tấm) của
các triều ghi nhận công lao của các vị Thành hoàng; ảnh truyền thần từ thế kỉ
XVIII; bia ghi công tích của các vị Đại vương do các nhà khoa bảng đời Lê
biên soạn…Ngoài ra còn các hoành phi, câu đối, văn bia…
Điều thứ 15 trong phần Phong tục của Hương ước làng Đại Mỗ năm
1936 ghi rõ: “làng từ xưa có 4 xóm bản gốc: là xóm Ngõ Ngoài, xóm Ngõ Cả,
xóm Đình, xóm Ngang”. Đó là 4 xóm tiền thân của bốn xóm hiện tại của làng
(thuộc xã Đại Mỗ) bao gồm: xóm Chợ, xóm Đình, xóm Ngang, xóm Tháp.
Tên gọi mỗi thôn đều gắn với một sự tích nào đó. Thôn Chợ bởi trung tâm
thôn là nơi họp chợ của người dân từ thời xa xưa, cho tới ngày nay, vẫn là
trung tâm của cả làng, là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất nhất. Gọi thôn
Tháp là bởi nơi đây có cầu Tháp, goi thôn Đình là bởi nơi đây có đình của
làng, gọi thôn Ngang vì có cầu Ngang.
Đại Mỗ - làng có truyền thống khoa cử
Nhân dân Đại Mỗ có truyền thống hiếu học, là một trong tứ danh hương
“Mỗ, La, Canh, Cót”. Khi Nho giáo thịnh hành, chính quyền phong kiến áp
dụng việc tuyển chọn nhân tài bằng con đường thi cử, việc học chữ Nho trở
thành nhu cầu khá phổ biến của người dân. Làng Đại Mỗ cũng không nằm
ngoài xu thế chung đó. Trong làng có Nho sĩ mở các lớp dạy học, nhiều gia
đình nghèo cũng cố gắng cho con em theo học. Hương ước của làng cũng có
những điều khoản khuyến khích việc học. Làng có phe Tư văn ( là tổ chức
của những người có trình độ từ biết chữ đến những người đỗ đạt). Phe Tư văn
còn được cấp ruộng. Các hoc trò cùng học một thầy lập thành Hội đồng môn
nhằm thi đua, khuyến khích nhau học tập và cùng tổ chức thăm hỏi, lễ tết, giỗ
chạp cho thầy.

×