Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Phân tích nguyên nhân làm cho việc sử dụng đất không bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.19 KB, 12 trang )

1. Mở đầu
Ngày nay, vấn đề sử dụng đất theo hướng bền vững được coi là mục tiêu
không chỉ ở mỗi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu, đặc biệt ở những nước đang
phát triển, dựa vào sản xuất nông nghiệp như nước ta, bởi vì tài nguyên đất vô cùng
quý giá, đất là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, là cơ sở lãnh thổ để phân
bố các ngành kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, tài nguyên đất là có hạn và đất có khả
năng canh tác ngày càng thu hẹp, diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu
người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp
hóa và các hạ tầng kỹ thuât, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con
người, hậu quả của chiến tranh… nên một phần đáng diện tích đất đã, đang và sẽ
còn bị thoái hóa hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và
nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Bài tiểu luận này sẽ phân tích “nguyên nhân làm cho việc sử dụng đất không
bền vững” để biết được những lý do và việc làm nào của con người làm cho việc
sử dụng đất không bền vững và đưa ra một số giải pháp khắc phục nhằm quản lý và
sử dụng đất hiệu quả.
2. Nội dung
2.1. Sử dụng đất bền vững và sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững,
hiệu quả
Đất đai mà chúng ta có được hôm nay không chỉ là “tài nguyên thiên nhiên
cho không con người” như C.Mác đã nói, mà còn là thành quả của nhiều thế hệ
trước để lại. Đến lượt mình, chúng ta phải để lại nguồn sống này cho thế hệ con
cháu mai sau và phải làm cho nó phì nhiêu hơn, trù phú hơn, bởi chúng ta đang sử
dụng “tài sản vay mượn của con cháu”.
Sử dụng đất bền vững là khái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, hiện tại và tương lai. Sử dụng đất bền
vững là giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng
cách sử dụng thông các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý
phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống
canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và thức đẩy phát triển nông thôn.


1


Các thuộc tính chính của sử dụng đất bền vững là:
- Sử dụng các tài nguyên đất đai trên một cơ sở dài hạn;
- Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng tương lai;
- Tăng cường sản xuất trên đầu người;
- Duy trì/tăng cường chất lượng môi trường;
- Phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh thái
bị suy thoái và nghèo nàn.
Mục tiêu chính của một hệ thống sử dụng đất bền vững là duy trì một sức sản
xuất ở mức cao, duy trì hay cải thiện các thuộc tính môi trường và thẩm mỹ cảnh
quan và tăng cường chất lượng đất.
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm, hiệu quả đã trở thành chiến lược
quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá: đất là tư liệu sản xuất nông - lâm
nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm
quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người Mỹ đều có cách
ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh
“...đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô-ni-a, người Thổ Nhĩ
Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi
tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP khẳng
định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn
phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất
phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi: toàn lục địa
trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu ha) chỉ có 13.340 triệu ha. Trong đó
phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng,
hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do

bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu
ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu ha đất canh tác.
Ba là, diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm
do áp lực tăng dân số, do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa mang lại: bình
quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới là 0,23 ha, nhiều quốc gia
châu Á, Thái Bình dương là 0,15 ha, Việt Nam là 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ
2


chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay, để có
đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc
ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác: trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó
1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu
ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng mỏng và độ phì
thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa,
mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,
chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất
độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời
sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất,
thoái hóa lý, hóa học đất...
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên
đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho
canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì
vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân
nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.
2.2. Những nguyên nhân làm cho việc sử dụng đất không bền vững
2.2.1. Áp lực của sự gia tăng dân số

Ngày 11/7/1987, con người thứ 5 tỷ trên Trái đất chào đời, Liên Hiệp Quốc đã
chọn ngày này là ngày dân số Thế giới để báo động và cảnh tỉnh loài người nên
kiềm hãm sự gia tăng dân số. Ngày 12/10/1999, dân số Thế giới là 6 tỷ người (tăng
1 tỷ người sau 12 năm) và cũng 12 năm tiếp theo dân số Thế giới lại tăng thêm 1 tỷ
người nữa, đạt mức 7 tỷ người vào ngày 31/10/2011.
Nếu tỷ suất sinh hiện nay tiếp diễn, năm 2050 tổng dân số thế giới sẽ là 11 tỷ
người, với 169 triệu người tăng thêm mỗi năm. Tuy nhiên, tỷ suất sinh đã giảm
trong nhiều thập kỷ, và các con số cập nhật của Liên hiệp quốc dự đoán dân số thế
giới sẽ đạt 9.2 tỷ người khoảng năm 2050. Đây là con số trung bình với giả thiết
mức giảm tỷ suất sinh từ 2.5 xuống còn 2.

3


Những nhu cầu cần thiết cơ bản của con người như lương thực, nguyên liệu,
dầu khí, quần áo và nhà cửa đều được lấy từ các nguồn tài nguyên đất đai có giới
hạn. Loài người sử dụng đất để sản xuất nông – lâm nghiệp và nhiều mục đích khác
như làm nhà ở, đường giao thông, kho tàng và các mặt bằng sản xuất công nghiệp.
Khi dân số tăng đòi hỏi lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều, con người phải áp
dụng những biện pháp để tăng mức sản xuất và tăng cường khai thác độ phì đất.
Những biện pháp phổ biến là:
- Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông – lâm nghiệp như phân
bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bùn thải công nghiệp, bùn thải đô thị.
- Sử dụng các chất điều khiển bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu
hoạch.
- Sử dụng công cụ nặng và kỹ thuật hiện đại khác để làm đất, thu hoạch.
- Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.
Tất cả những biện pháp trên đều tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái đất trong
nhiều trường hợp làm ô nhiễm môi trường đất. Tất cả các biện pháp này đều tác
động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường đất:

- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.
- Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu.
- Làm mất cân bằng dinh dưỡng.
- Làm xói mòn và thoái hóa đất.
- Phá hủy cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các
thiết bị, máy móc nặng.
- Làm mặn hóa hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý.
- Ô nhiễm kim loại nặng do tưới và bón các loại nước thải, bùn thải công
nghiệp, đô thị vào đất.
2.2.2. Do các hoạt động nông nghiệp
2.2.2.1. Nông nghiệp du canh
Ngày nay, tình trạng du canh tuy không phổ biến tuy nhiên nhiều nơi trên Trái
đất, nhất là vùng núi lạc hậu vẫn còn tình trạng chặt phá rừng, phát đốt nương rẫy
để gieo trồng cây nông nghiệp. Sau một thời gian ngắn, khi năng suất giảm, vùng
đất đó sẽ bị bỏ hoang và người ta lại tiếp tục phát đốt những vùng đất mới để gieo
trồng. Ở Mộc Châu – Sơn La, khi mới khai hoang năm 1959 năng suất cây trồng
4


đạt 25 tạ/ha, năm 1960 năng xuất là 18 tạ/ha, đến năm 1962 không thể canh tác
được nữa.
Hậu quả của việc du canh trong nông nghiệp là tài nguyên rừng bị phá hủy,
xói mòn nghiêm trọng, mất độ ẩm của đất, không giữ được nước ngầm, gây hạn
hán và lụt lội… Ở Việt Nam, lượng đất xói mòn khoảng 100 – 200 tấn/ha/năm
trong đó có 6 tấn mùn và đang gia tăng nhanh chóng.
Nền nông nghiệp du canh là một nền nông nghiệp cho năng suất thấp, không
đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm khi dân số tăng, đây là một hình thức
sử dụng đất không bền vững, cần phải bị lên án và chấm dứt.
2.2.2.2. Sử dụng các kỹ thuật trong trồng trọt để tăng năng suất cây trồng
Nếu như nền du canh là một hình thức sử dụng đất không bền vững thì việc áp

dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng trọt cũng làm suy thoái, biến đổi tính chất
đất và ô nhiễm đất.
Tăng vụ trồng cây chuyên canh như lúa, bắp… sẽ làm mất độ phì nhiêu của
đất vì không có thời gian cho đất hồi phục độ màu. Sau một thời gian canh tác
không đạt năng suất cao, người nông dân tăng cường sử dụng phân hoá học để
cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Việc sử dụng nhiều phân hoá học làm cho đất
bị nén chặt, không tơi xốp mà người nông dân gọi là đất trở nên “chai cứng”.
Thu hoạch sản phẩm hay cày bừa bằng máy có bánh to sẽ làm cho đất bị nén
chặt, kết cấu đất vững chắc, kém tơi xốp.
* Sử dụng phân bón
Việc sử dụng phân tươi và phân hóa học đều gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh
thái môi trường và cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
Bón phân tươi làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng cho môi
trường đất, môi trường không khí và nước vì phần lớn nông dân bón phân hữu cơ
chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật nên giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các
mầm bệnh khác trong phân có điều kiện sinh sôi nảy nở, lan truyền môi trường
xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất. Bón phân hữu cơ quá nhiều
trong điều kiện yếm khí sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế; sản phẩm của nó chứa
nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua, đồng thời chứa nhiều chất độc
như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất dạng phân hóa học sẽ gây hại cho
5


môi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất nén chặt , độ trương co kém, không
tơi xốp, tính thoáng khí kém, vi sinh vật cũng ít đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật.
Theo điều tra của Viện thổ nhưỡng - nông hóa (1993 – 1994), tại một số vùng trồng
rau, nông dân chủ yếu sử dụng phân bắc tươi với liều lượng khoảng 7 – 12 tấn/ha.
Do vậy, trong 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.coli; ở giếng nước
công cộng là 20, còn trong đất lên tới 2.10 5/100g đất. Chính vì thế khi điều tra sức
khỏe người trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi thấy có tới 60% số

người tiếp xúc với phân bắc từ 5 – 20 năm, 26,7% tiếp xúc với phân bắc trên 20
năm và trong số những người này thì có 53,3% có triệu chứng thiếu máu, 60% số
người bị bệnh ngoài da.
Phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K 2SO4, (NH4)2SO4, KCl, NH4Cl,
super photphat…) đã làm đất chua dẫn đến nghèo kiệt các ion bazơ và làm xuất
hiện nhiều chất độc mà chủ yếu là Al 3+, Fe2+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng,
làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Ngoài ra bón nhiều đạm và bón phân đạm
muộn cho rau, quả đã làm tăng đáng kể lượng NO3 trong rau.
* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Bản chất của nó là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây
ô nhiễm môi trường đất. Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định,
khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích
luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con
người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán
tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng
ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi
trường giống như thuốc trừ sâu.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, không đúng quy cách, không đúng
chủng loại, các loại thuốc bị cấm sẽ tăng thêm tác động có hại cho hệ sinh thái và
môi trường đất. Điển hình là lượng thuốc tồn dư sẽ gây trở ngại hay tiêu diệt động
thực vật trong đất, dẫn đến khả năng phân hủy chất hữu cơ kém. Kết quả sẽ là mất
vệ sinh đồng ruộng, vườn tược và làm giảm độ màu mỡ, tơi xốp của đất.

6


2.2.2.3. Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản
Chất thải chăn nuôi bao gồm chất khí như: mùi khai (NH 3), mùi thối (SH2);
các vi sinh vật độc hại, chất thải rắn như phân và các chất độn chuồng, đang là một
vấn đề khá bức xúc trong tất cả các phương án phát triển chăn nuôi từ quy mô nông

hộ vừa đến chăn nuôi công nghiệp trang trại lớn. Chất thải chăn nuôi có thể làm
nguy hại tới độ phì đất, nếu không quản lý tốt có thể gây ô nhiễm đất do nhiễm các
kim loại nặng, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm; chất thải chăn nuôi còn phát thải vào
khí quyển nhiều khí nhà kính như CO2, NH3, N2...
Chuồng trại chăn nuôi không có bể chứa chất thải bằng xi măng, chất thải
ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Ngoài ra, các vi sinh vật có hại
còn tiêu diệt các vi sinh vật có ích khác (các nhóm phân hủy chất hữu cơ mạnh).
Việc mở kênh dẫn nước mặn nuôi tôm ở những vùng còn khả năng canh tác
nông nghiệp sẽ làm cho đất ở khu vực xung quanh bị nhiễm mặn, chai cứng, mất độ
màu của đất. Làm giảm hoặc làm mất khả năng canh tác trong một thời gian dài sau
khi không còn nuôi tôm.
2.2.3. Phát triển công nghiệp và đô thị
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị ảnh hưởng đến các tính chất vật lý
và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ
cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác mỏ, làm đập thủy điện.
Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được
tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm là chất thải xây
dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ.
- Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,...
trong đất rất khó bị phân huỷ.
- Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Ni
ken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các
kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước
uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.

7


- Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các

khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ
cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
- Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da,
công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh
thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản
xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
2.2.4. Rừng bị tàn phá
Như chúng ta đã biết, tán rừng là nơi ngăn giữ, phân phối lại mưa rơi và lượng
bốc hơi nước từ mặt đất. Sự có mặt của lớp phủ rừng trên mặt đất còn có tác dụng
điều hòa dòng chảy (theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng ), làm thay đổi
mực nước ngầm trong đất, tích tụ ẩm cho đất khi đất thiếu nước. Rừng còn làm
tăng lượng giáng thủy trên một lãnh thỗ có rừng phân bố, điều hòa dòng chảy, cố
định đất và chống lại sự dịch chuyển đất do gió và mưa... Nếu không có lớp phủ
thực vật trên mặt đất, đất có thể bị bào mòn đến tầng mẫu chất. Do đó, rừng là nhân
tố tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành đất và ngăn chặn sự phá
hủy đất dưới ảnh hưởng của xói mòn do gió và nước.
Không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, tài nguyên rừng ngày càng bị thu
hẹp về diện tích vì bị tàn phá nặng nề. Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm họa
khổng lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ
khan hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên...
Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…
làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả năng cản dòng chảy
kém, lũ tập trung nhanh hơn, mất độ che phủ của đất vì thế tình trạng xói mòn, rửa
trôi, mất chất dinh dưỡng tại các vùng đất dốc ngày càng tăng.
2.2.5. Do các tác động của tự nhiên đặc biệt là tình trạng biến đổi khí hậu
toàn cầu
Khí hậu trái đất đang biến đổi do nhiều nguyên nhân, trong khi những nguyên
nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự
tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển

hay hiệu ứng nhà kính.Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái
8


đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng
nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm
nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO 2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác
dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với
khí CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NO x,
CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử
dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các nhà khoa học
cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4 oC đến 5,8oC từ 1990 đến 2100 và vì
vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất lượng sống của con
người.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện
rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện
tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài…
tất cả những điều này đều tác động tiêu cực đến đất đai như nước biển dâng làm
diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm chua tăng lên nhanh chóng; mưa bão, động đất, hạn
hán diễn ra nhiều hơn, cường độ mạnh hơn đã phá hủy tính chất đất, xói mòn, rửa
trôi đất, đất bị sa mạc hóa…
2.2.6. Do quản lý và quy hoạch sử dụng đất chưa hiệu quả
Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta,
tài nguyên đất đai vẫn chưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí và
kém hiệu quả, ở nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm, phá hoại đến mức báo
động; tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn là vấn đề nóng; đóng góp vào tổng thu
nhập GDP của cả nước chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất sẵn có...
Quy hoạch sử dụng đất chưa thực sự được coi là cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất...
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai còn mang tính hình thức, chưa phù

hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời công
tác quy hoạch chưa lồng ghép được sự tác động của môi trường, biến đổi khí hậu
đến việc sử dụng đất. Nhiều địa phương do buông lỏng quản lý đã để tự phát
chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra tình hình rối loạn trong sử dụng đất và tác động
xấu đến môi trường. Một số nơi nôn nóng trong phát triển công nghiệp, muốn tranh
thủ các nhà đầu tư nên đã cho phép thu hồi, san lấp mặt bằng một lượng lớn đất
nông nghiệp để lập khu công nghiệp, sau đó do thiếu vốn nên các dự án thực hiện
9


cầm chừng, đất đai lại bị bỏ hoang trở thành “dự án treo”, người bị thu hồi đất mất
việc làm dẫn đến lãng phí nguồn lao động và tài nguyên đất đai... Việc chấp hành
các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa nghiêm, vẫn
còn tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng với
quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.
2.3. Giải pháp
Duy trì xu thế giảm sinh một cách hợp lý để giảm sức ép của việc gia tăng dân
số đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Điều hòa giữa áp lực
tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững.
Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất
thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm đảm
bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát
triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và
dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông
- lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp... Quản lý lưu vực để
bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự
tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. Phát triển các cây lâu
năm có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất trên vùng đất dốc
như: chè, cà-phê, cao-su, cây ăn quả. Áp dụng quy trình và công nghệ canh tác

thích hợp theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát
triển ngành công nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thông
qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ
sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của
cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh
liên tục và theo chiều sâu.
Chống nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rãy, tích cực trồng và bảo vệ
rừng. Thực hiện một số chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, giao đất
giao rừng, các chính sách hưởng lợi từ rừng cho người dân miền núi và các chính
sách hỗ trợ khác như: tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản
lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm
10


kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản... Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành
lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
Nhanh chóng xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào
cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất
lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người
dân vào các hoạt động quản lý và bảo vệ rừng.
Có các phương pháp và chế tài để quản chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, công
nghiệp và thủ công nghiệp để các chất thải nguy hại được xử lý trước khi xả thải
vào môi trường đất, nước, không khí, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe
con người.
Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài
của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh
tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây
dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Hoàn thiện hê thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ

thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa
đói, giảm nghèo và bảo đảm an toàn lương thực. Phát động quần chúng làm công
tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế
trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động
bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
3. Kết luận
Đất đai là tài sản hàng đầu của một quốc gia, đó là tài sản của chúng ta hôm
nay và của các thế hệ mai sau. Con người đã và đang sử dụng đất chưa hiệu quả, có
nhiều tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, việc sử dụng đất theo hướng bền
vững, hiệu quả, sử dụng đi đôi với cải tạo đang là một mục tiêu của mỗi quốc gia
và là chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Tuy vẫn còn nhiều tác động gây hại
cho đất đai nhưng hiện nay con người đã có sự cảnh tỉnh và đang tìm ra các biện
pháp để sử dụng đất tốt hơn, hiệu quả hơn và bền vững.

MỤC LỤC
11


12



×